Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Kỹ năng truyền thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.59 KB, 3 trang )

10 Kỹ năng sống dành cho thanh thiếu niên

KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG

I) MỤC ĐÍCH: Giúp trẻ hiểu rằng:
1. Truyền thông là trao đổi thông tin, ý nghó, cảm xúc với người khác bằng lời nói hay
không bằng lời nói (ánh mắt, nụ cười, cử chỉ…)
2. Truyền thông có hiệu quả là diễn đạt ước muốn của ta cũng như tìm sự tham vấn mỗi
khi cần.
3. Truyền thông có hiệu quả tạo mối quan hệ tốt với người xung quanh, qua đó giúp ta
sống hài hoà, hạnh phúc.
4. Truyền thông có hiệu quả giúp ta tự khẳng đònh được trước áp lực của nhóm và nói
không với cái xấu.
II) PHƯƠNG TIỆN
1. Giấy Ao, bút lông
2. Giấy nhỏ (A4 cắt làm 4 cho học viên)
3. Bút viết
III) THỜI GIAN : 150 phút
IV) TIẾN HÀNH:
1. Hoạt động 1: Truyền thông hết sức cần thiết (40 phút)
Bạn hãy đọc tình huống sau đây và thử đoán cảm xúc của Nguyên:
“Cả tuần nay bố và mẹ Nguyên giận nhau, không nói chuyện với nhau. Bố ăn cơm ngoài
và về tới nhà là lên thẳng buồng riêng. Mẹ buồn rầu nên ít nói, Nguyên cũng không dám nói
chuyện luôn. Ở trường có chuyện vui không dám kể, cần vài chục ngàn mua sách cũng làm
thinh luôn. Là con một Nguyên chỉ còn cách trao đổi qua loa với bà vú”
Trao đổi theo cặp:
a. Ở trong hoàn cảnh của Nguyên bạn sẽ nghó như thế nào?
b. Nếu tình trạng này kéo dài thì mọi sự sẽ ra sao?
HDV đúc kết:
Truyền thông là hết sức cần thiết cho cuộc sống, nó như hơi thở vậy. Ta không thể trải
qua một ngày mà không trao đổi với ai. Tình huống trên không có truyền thông sẽ dẫn đến bế


tắc.
2. Hoạt động 2: Không dễ nói lên điều ta nghó (40 phút)
HDV: “Mỗi chúng ta có rất nhiều điều cần trao đổi, chia sẻ với người thân. Ta có nhiều
mối bận tâm và ngại nói ra. Bạn có những bận tâm gì?”
10 Kỹ năng sống dành cho thanh thiếu niên

Phát cho mỗi học viên 1 tờ giấy nhỏ. Đề nghò mỗi em viết ra một điều bận tâm, một câu
hỏi, một thắc mắc. Các em nên hết sức thẳng thắn vì không có ghi tên.
HDV thu lại mấy câu hỏi và đọc cho lớp nghe với thái độ trân trọng, nghiêm túc, không
cho phép các em cười cợt về ý kiến của bạn mình.
Thảo luận nhóm (5-7 em): 20 phút
a. Vì sao ta ngại nói lên ý nghó hay nêu lên những câu hỏi cho người khác?
b. Nếu ta giữ mãi các ý nghó thầm kín trong lòng thì về lâu về dài chuyện gì sẽ xảy ra?
Các nhóm viết kết quả vào giấy A0 và đại diện nhóm trình bày.
HDV đúc kết:
Có thể những mối bận tâm đó là bình thường không có gì đáng xấu hổ, cha mẹ ngại trả
lời hay xem như cấm kỵ, có thể là vì uất ức nên các em không kiềm chế được cảm xúc nên
mâu thuẫn với cha mẹ …
Dù sao đi nữa, chúng ta nên nói lên những điều bận tâm với đúng người (cô thầy, nhà tư
vấn tâm lý…) và đúng lúc.
Các em cũng cần biết rõ mình (nhận thức bản thân) và thấu cảm với người khác để chọn
thái độ và lời lẽ mà bên kia chấp nhận được.

3. Hoạt động 3: Tự khẳng đònh mình để nói không với cái xấu (40 phút)
Xuân 18 tuổi, Thuận 20 tuổi quen nhau được 3 năm. Hai gia đình cũng biết rõ mối quan
hệ của họ. Tuy nhiên vì họ còn trẻ, còn phải học hành nên chưa tiến tới chuyện hôn nhân.
Thuận cũng thường chở Xuân đi chơi, xem cine, uống càphê…. Không ngờ một hôm Thuận chở
Xuân đến khách sạn.
Kết cục câu chuyện phụ thuộc vào bản lónh và khả năng truyền thông của Xuân. Việc gì
có thể xảy ra? Xuân sẽ có phản ứng như thế nào? Nếu biết truyền thông Xuân sẽ từ chối như

thế nào để không gây sứt mẻ giữa đôi bên?
Mời hai tình nguyện viên lên sắm vai Thuận và Xuân (khoảng 5 – 10 phút). Cả lớp lắng
nghe, quan sát kỹ và nhận xét.
HDV đúc kết.
V) TỔNG KẾT:
Ta không thể sống mà không có truyền thông, nhưng truyền thông không phải dễ. Có
những lời nói, thái độ phản ứng không kìm chế được. Có những điều tế nhò khó nói ra. Khi
không nói ra thì ta tự ức chế hay thiếu những thông tin cần thiết.
Nhận thức về bản thân (biết mình để làm chủ cảm xúc) và thấu cảm (biết người để lựa
lời nói, cách nói phù hợp) giúp ta truyền thông tốt.
10 Kỹ năng sống dành cho thanh thiếu niên

Truyền thông tốt giúp ta diễn đạt được ý muốn và từ chối điều không phù hợp mà không
gây mâu thuẫn.
Ta hãy mạnh dạn nói lên điều ta nghó vàø đi tìm sự tham vấn khi ta cần.
Tôn ti trong gia đình truyền thống cũng khiến cho người trẻ khó giãi bày tâm tư của
mình với người lớn. Các bạn phải tự chủ cao để nói lên ý nghó của mình với thái độ nhỏ nhẹ
nhất.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×