Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Hình ảnh người mẹ trong thơ xuân quỳnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (762.73 KB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC

HÌNH ẢNH NGƢỜI MẸ
TRONG THƠ XUÂN QUỲNH
PHẠM NGỌC THIỆN

Hậu Giang, 2013

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC

HÌNH ẢNH NGƢỜI MẸ
TRONG THƠ XUÂN QUỲNH
Giảng viên hƣớng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN LÂM ĐIỀN


PHẠM NGỌC THIỆN

Hậu Giang, 2013

2


LỜI CẢM TẠ

Trong quá trình thực hiện luận văn, người viết gặp khơng ít những khó khăn,
vướng mắc nhưng nhờ vào sự giúp đỡ của thầy, cô, bạn bè và bằng tất cả sự cố gắng
của bản thân mình, người viết đã vượt qua những khó khăn đó.
Đặc biệt, người viết xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Lâm Điền đã hướng
dẫn người viết tìm được hướng giải quyết, phương pháp cụ thể trong quá trình nghiên
cứu đề tài luận văn. Người viết xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô đã
truyền đạt những kiến thức nền tảng giúp người viết hoàn thành tốt luận văn. Người
viết cũng các anh chị em ở Thư viện Cần thơ, Trung tâm học liệu Cần thơ, Thư viện
trường Đại học Võ Trường Toản đã cung cấp dữ liệu, thông tin cho người viết hoàn
thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình. Một lần nữa xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia
đình, Thầy, cơ, bạn bè đã ln nhiệt tình ủng hộ, động viên, giúp đỡ tơi hồn thành
luận văn này.

Sinh viên thực hiện
PHẠM NGỌC THIỆN

3


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đề tài này là do chính tơi thực hiện. Đây là một đề tài hồn
tồn mới khơng trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Tơi hồn tồn chịu
trách nhiệm nội dung của đề tài.

Sinh viên thực hiện

PHẠM NGỌC THIỆN

4


PHIẾU ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
(Giảng viên hướng dẫn)
---------------------------1. GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Nguyễn Lâm Điền ..............................................
2. SINH VIÊN THỰC HIỆN: Phạm Ngọc Thiện .....................................................
MSSV: 0956010593…………………..KHÓA: II .................................................
3. TÊN ĐỀ TÀI: Hình ảnh người mẹ trong thơ Xuân Quỳnh . .................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
1. Đánh giá chung quá trình làm luận văn tốt nghiệp:
1.1.Chuyên cần: .........................................................................................................
1.2. Thái độ: ..............................................................................................................
1.3. Khác: ..................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
2. Đánh giá luận văn:
2.1. Đặt vấn đề (theo 5 bước): ...................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
2.2. Nội dung chính: .................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

5


.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
2.3. Chú thích, thư mục: ............................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
6


2.4. Hình thức trình bày: ...........................................................................................
2.4.1. Dung lượng (trang): .....................................................................................
2.4.2. Khn khổ: ...................................................................................................
2.4.3. In ấn: .............................................................................................................
2.4.4. Trình bày: .....................................................................................................
2.4.5. Chính tả, ngữ pháp: ......................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
3. Đánh giá, xếp loại: .......................................................................................................
Đánh giá: ................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Xếp loại: .................................................................................................................
.................................................................................................................................
………, ngày

tháng

năm 20

Giảng viên hướng dẫn
(Kí và ghi rõ họ tên)

7



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
1.
2.
3.
4.
5.

Lí do chọn đề tài ........................................................................................................ 1
Lịch sử vấn đề nghiên cứu ........................................................................................ 3
Mục đích nghiên cứu ................................................................................................. 6
Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 6
Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 6

Chƣơng 1: Những nét chính về cuộc đời và con đƣờng thơ của Xuân Quỳnh
1.1.

1.2

Những nét chính về cuộc đời Xuân Quỳnh ........................................................ 8
1.1.1

Tiểu sử …………………………………………………………………..8

1.1.2

Con người ……...………………………………………………………...9


Con đường thơ của Xuân Quỳnh………...…………………………………….16
1.2.1

Thơ Xuân Quỳnh trước 1975…………...………………………………16

1.2.2

Thơ Xuân Quỳnh sau 1975…………...………………………………...24

Chƣơng 2: Vẻ đẹp của ngƣời mẹ trong thơ Xuân Quỳnh
2.1.

Sự tảo tần và đức hi sinh của người mẹ trong thơ Xuân Quỳnh ...................... 26

2.1.1. Sự tảo tần ................................................................................................... 26
2.1.2. Đức hi sinh................................................................................................. 31
2.2. Tình yêu thương con của người mẹ ................................................................... 34
2.2.1. Hết lịng chăm sóc con .............................................................................. 34
2.2.2. Chỉ bảo, dạy dỗ con chu đáo ..................................................................... 37
2.3. Niềm tin ở người mẹ về tương lai của con ........................................................ 41
2.3.1 Niềm tin vào sự trưởng thành của con ..................................................... 41
2.3.2. Niềm tin vào tương lai hạnh phúc của con .............................................. 43
Chƣơng 3: Nghệ thuật thể hiện hình ảnh ngƣời mẹ trong thơ Xuân Quỳnh
3.1
Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ thể hiện người mẹ.............................................. 45
3.1.1. Từ ngữ viết về mẹ mộc mạc, giản dị......................................................... 45
3.1.2. Sử dụng nhiều từ láy để diễn tả tấm lòng người mẹ ................................. 50
3.2 . Nghệ thuật so sánh ............................................................................................. 57
3.2.1 So sánh hình ảnh người mẹ với những điều lớn lao ................................. 57

3.2.2. So sánh hình ảnh người mẹ với những điều giản dị ................................. 59
8


3.3.

Nghệ thuật sử dụng hình ảnh ẩn dụ ................................................................... 61

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 69

MỞ ĐẦU
9


1.

Lí do chọn đề tài
Xuân Quỳnh là nữ nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ sinh ở thập kỉ 40 và

trưởng thành với những tác phẩm trẻ ở thập kỉ 60. Có thể nói, thế hệ các nhà thơ, nhà
văn trẻ này là lực lượng sáng tác quan trọng của văn học Việt Nam suốt bốn thập kỉ
qua. Chắc có lẽ phải trải qua một thời gian rất lâu nữa thì nền văn học Việt Nam mới
có thể sản sinh được một cặp đôi tài hoa xuất chúng như Xuân Quỳnh và Lưu Quang
Vũ. Xuân Quỳnh làm thơ cốt để diễn tả cuộc sống của chính mình về tất cả các phương
diện: Những khát khao, những tình cảm, những suy nghĩ của con người. Vì thế, thơ của
bà được đơng đảo cơng chúng đón nhận nồng nhiệt.
Bà là một người giàu tình cảm, trí tuệ sáng suốt và có sức mạnh tinh thần khá
vững chắc. Chính những yếu tố đó đã đưa bà vượt qua những khó khăn trong cuộc
sống và làm cho tài năng thêm thăng hoa. Bà đã bước qua mọi khó khăn, trở ngại để

đạt được hạnh phúc trong cuộc sống và thành công trong sự nghiệp.
Chủ đề thơ Xuân Quỳnh thường là những vấn đề nội tâm: Kỷ niệm tuổi thơ, tình
yêu gia đình, tình u đơi lứa… Hiện thực đời sống, bối cảnh xã hội được hiện lên khá
đầy đủ, rõ nét trong thơ với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Đó chính là thực trạng
của đất nước ta trong những năm chiến tranh khốc liệt. Có những bài thơ bề bộn chi
tiết như một ký sự. Vào những năm ấy, đúng là một ký sự về đời sống Hà Nội những
năm chống Mĩ. Xuân Quỳnh có năng khiếu quan sát. Những sự việc rất bình thường
nhưng khi đi vào trí tưởng tượng của bà đều hóa thành thơ. Đây là điều mà khơng phải
nhà thơ nào cũng có được. Có lẽ, vì có tài quan sát mà trong nhiều bài thơ bà lại kể, lại
tả quá nhiều nhưng vẫn không làm lỗng chất thơ. Có những bài thơ bà viết rất dài và
thường thì có rất nhiều chi tiết.
Xn Quỳnh được mệnh danh là bà hồng thơ tình. Từ nhỏ, bà đã thiếu vắng
vịng tay u thương, chăm sóc của mẹ lại không được sống kề cận bên cha trong lứa
tuổi ấu thơ nên dường như trong tâm hồn bà có một khoảng trống rất lớn. Bà luôn khao
khát được yêu thương nên khi đã được u thì u vơ cùng mãnh liệt. Chắc hẳn, mọi
người đã khơng cịn xa lạ gì với những bài thơ tình của bà. Khơng chỉ thành công với
10


thơ tình, các sáng tác về thiếu nhi của bà cũng được rất nhiều người yêu mến và đặc
biệt là những sáng tác về mẹ cũng đáng được đánh giá rất cao . Xuân Quỳnh có được
một tâm hồn nghệ sĩ đa sầu, đa cảm và biết yêu thương, khát khao tình u một cách
mãnh liệt. Bà có một trái tim nhân hậu và bao dung. Bà góp nhặt cái đẹp của đời
thường để làm nên cái đẹp của thơ ca. Người mẹ trong thơ bà được miêu tả bằng những
ngơn từ bình dị, gần gũi đời thường nhưng lại làm bật lên những nét đẹp vô cùng cao
quý.
Những tác phẩm viết về mẹ của Xuân Quỳnh không tha thướt mĩ từ nên thật gần
gũi với mọi người. Các hình ảnh con cò con vạc từ ca dao, dân ca đi vào thơ bà một
cách tự nhiên đã làm toát lên những đức tính tơn q của người mẹ.
Khơng q nhiều ưu sầu phiền não như trong thơ Huy Cận; khơng lẻ loi, cơ đơn

như trong thơ Hồng Long, Sương Mai; người mẹ trong thơ Xuân Quỳnh tuy có buồn
nhưng lúc nào cũng vui vẻ chuyện trò cùng các con, dạy dỗ các con đủ điều. Người mẹ
trong thơ Xuân Quỳnh cịn biết kể chuyện cổ tích, biết làm thơ riêng tặng cho các con
và sẵn sàng giải đáp tất cả các câu hỏi ngơ nghê, con nít của các con. Xuân Quỳnh đã
xuất hiện và thổi vào thơ ca một làn gió đồng q với những cánh cị, cánh vạc trắng
muốt, với những bông hoa dại ven đường và cả cái nắng cháy da của miền gió Lào khơ
hạn.
Với giọng điệu nhẹ nhàng, vui tươi, trong sáng, những tác phẩm viết về mẹ của
Xuân Quỳnh đã đi vào lòng người đọc thật nhẹ nhàng nhưng để lại những ấn tượng thật
sâu sắc. Có thể nói sự thành cơng của bà ở mảng đề tài này khơng thua kém gì so với
mảng thơ viết về tình u đơi lứa. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào nghiên cứu sâu và
tồn diện về mảng đề tài này trong thơ bà. Có chăng cũng chỉ là phân tích một vài tác
phẩm tiêu biểu nào đó. Nếu chỉ nghiên cứu trên một vài tác phẩm riêng lẽ như thế sẽ
không thể đánh giá toàn diện những cái hay, cái đẹp trong thơ bà ở mảng đề tài này.
Với những lí do trên tơi quyết định chọn đề tài Hình ảnh người mẹ trong thơ
Xuân Quỳnh làm đề tài luận văn tốt nghiệp và nghiên cứu nó bằng tất cả sự cố gắng và
nhiệt tâm của bản thân mình.

2.

Lịch sử vấn đề
11


Cho đến nay, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về Xuân Quỳnh và thơ Xuân
Quỳnh. Trong đó, các tác giả ít nhiều có đề cập đến hình ảnh người mẹ. Tuy nhiên,
chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách tồn diện về hình ảnh người mẹ trong
thơ Xuân Quỳnh. Có chăng cũng chỉ là những nhận xét chung chung hay riêng lẻ dành
cho một tập hay một tác phẩm tiêu biểu nào đó.
Vương Trí Nhàn trong “Xn Quỳnh – Những buồn vui của kiếp hoa dại” đã

nhận xét một cách khái quát về người phụ nữ trong các tác phẩm văn học Việt Nam:
“Họ thường yêu sâu sắc hơn nam giới. Họ không ngại mang tiếng là yêu trước và sau
đó lại chung thủy đến cùng, kể cả vì thế mà bị lừa lọc phản bội, rồi thân tàn ma dại và
suốt đời mang tiếng là khờ khạo, nhẹ dạ….Đó là vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ Việt
Nam… Một trong những trường hợp đó là nhà thơ Xuân Quỳnh” [13; tr 159]. Đúng
vậy, trong tình yêu, người phụ nữ luôn là người chịu nhiều cay đắng, khổ đau và thiệt
thòi nhiều nhất.
Nguyễn Xuân Nam trong tác phầm “Vẻ đẹp trong thơ Xuân Quỳnh” đã nhận
xét về người phụ nữ trong thời chiến tranh: “ Tình cảm người phụ nữ mới thể hiện rất
rõ trong thơ. Người mẹ trẻ từ chiến trường Vĩnh Linh ở miền Bắc, đã viết những lời thơ
đậm đà tình thương con và đậm đà ý chí chiến đấu”[11; tr 208]. Đó là thứ tình cảm vơ
cùng cao q của những người phụ nữ yêu nước, những người mẹ anh hùng đã hy sinh
những gì quý báo nhất, hy sinh cả bản thân mình để che chở cho các anh bộ đội. Tất cả
những việc làm ấy đều vì độc lập cho đất nước, bình yên cho quê hương. Cũng trong
tác phẩm này ơng viết: “ Lời ru trên mặt đất nói lên nguyện vọng sâu xa của người phụ
nữ sau những cuộc chiến tranh lâu dài, ác liệt”[11; tr 210]. Đúng vậy, dù không ai
mong muốn những mất mát, đau thương sẽ xảy ra trong chiến tranh nhưng có cuộc
chiến nào đi qua mà không để lại những nỗi đau chẳng thể lành theo năm tháng? Có
những người phải mất chồng, mất con, mất đi những người thân yêu nhất. Nói thế
khơng có nghĩa là người đàn ơng khơng biết đau, không biết thương, không biết rung
động. Đàn ông sống thiên về lí trí cịn phụ nữ, họ lại thiên về tình cảm. Hơn nữa, họ đã
trải qua “chín tháng cưu mang”, từng ngày chăm sóc, ẵm bồng, thương u, chìu
chuộng. Đứa con đối với họ là máu thịt, là tinh thần, là sự sống. Vậy mà chiến tranh đã
lần lượt cướp đi tất cả những gì mà họ có. Người phụ nữ Việt Nam dù sống trong đau
12


thương nhưng không hề bi lụy. Họ sẽ vượt qua mọi nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần để
vươn lên, sống và tiếp tục chăm sóc những người mà họ yêu thương. Đó cũng là bản
chất truyền thống của người phụ nữ Việt.

Nguyễn Hịa Bình trong tác phẩm “Những tình cảm trắc ẩn trong thơ Xuân
Quỳnh” đã viết: “ Người đàn bà trong tình yêu nơi chị là người đàn bà truyền thống tự
xa xưa: Người yêu, người vợ, người mẹ. Người đàn bà với những thiên chức muôn đời
với đức tính cao cả vị tha rộng lượng vơ cùng lớn”[1; tr 220]. Đúng vậy, đó là mơt
người phụ nữ luôn bận rộn với những nghĩ suy, lo âu, trăn trở. Trong đầu lúc nào cũng
hiện lên hàng tá câu hỏi: Giúp gì cho chồng? Làm gì cho con? Lo cho gia đình như thế
nào? Có thể đối với người đàn ông, những việc ấy vô cùng nhỏ nhặt nhưng thử một
ngày khơng có ai lo những việc nhỏ nhặt ấy thì sẽ thế nào?
Nguyễn Trọng Hồn trong tác phẩm “Xuân Quỳnh – Thơ và tác phẩm trong
trường phổ thông” đã viết lại lời kể của nhà giáo Đông Mai, chị gái của Xuân Quỳnh:
“Trong thơ Quỳnh, tình mẹ con thật là tha thiết , sâu đậm”[3;tr 182]. Từ bé đã thiếu
vắng vòng tay mẹ hiền nên bà khát khao tình mẫu tử đến cháy lịng. Xn Quỳnh ln
khát khao tình thương đó, một thứ tình thương mà suốt đời Xn Quỳnh khơng thể
nhận được nên đành lịng cứ mãi cho đi. Khơng có mẹ nên bà cảm nhận tình cảm u
thương, chăm sóc của mẹ thơng qua những “người mẹ” trong cuộc sống. Bà đã cảm
thấy hạnh phúc khi có được một người mẹ, dù đó chỉ là “Mẹ của anh”.
Qua bài “Mẹ của anh - Hiểu thêm về Xuân Quỳnh”, tác giả Nguyễn Thị Mai đã
viết: “Đó là bà mẹ tảo tần, lam lũ vì con “ chợ xa gánh nặng mẹ lên mấy lần” . Mẹ
cũng là bà mẹ nông thôn Việt Nam đã dạy con yêu quê hương làng xóm từ những lời
hát ru ngọt ngào và từ những câu chuyện cổ tích xưa dạt dào tình nghĩa”[10;tr 296].
Đúng vậy, người mẹ trong thơ Xuân Quỳnh dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống đời
thường. Một người mẹ tảo tần, một người mẹ luôn hy sinh vì hạnh phúc của con. Mẹ
chính là người thầy đầu tiên dạy con biết thế nào là tình yêu quê hương, u đất nước
thơng qua những gì gần gũi và thân thuộc nhất.
Trong quyển “Xuân Quỳnh tác phẩm và lời bình”, Nguyễn Thị Minh Thái đã
viết : “Trong nỗi nhớ cha, thương mẹ cháy lòng. Cha bị bắt giữa đường làng, giữa hai
bờ hoa râm bụt đỏ chói như màu máu mà không trở về. Màu hoa ấy vĩnh viễn nung đỏ
13



hồn thơ của Xuân Quỳnh. Và mẹ, người mẹ sớm khuất núi mà Xuân Quỳnh chỉ biết thật
thà lấy lại những câu thơ dân gian đưa vào giữa thơ mình để tả nỗi lòng thương mẹ Người như ở xa lắm, cách trùng trùng những con sóng đồng chiêm ngập lụt, dẫu có
thương mẹ cách chi, cũng khơng thể gửi ai về cho mẹ “ bát canh cần”… Và từ trong
sâu xa nữa, là niềm thương cảm dành cho chính bản thân mình, thương thân, thân gái
như hạt mưa sa”[25; tr 145]. Người con gái mà mồ cơi mẹ thì đó là một thiệt thịi
khơng gì có thể bù đắp được.
Lê Nhật Kí trong “Những vần thơ nồng ấm tình mẫu tử” đã rất tinh tế khi nhận
ra tình mẫu tử thiêng liêng được diễn tả dưới hình ảnh gà mẹ: “ Như chuyện chú gà con
ra đời, chị cũng tìm thấy ở đó cái lí do tình mẹ con: Gà mẹ vì thương con, cứ ấm iu
suốt ngày khiến cho thân thể gầy xác xơ; gà con vì thương mẹ mà đạp vỏ trứng ra tự
mình đi kiếm ăn ( Vì sao gà con sinh ra). Cái trịn khuyết của vầng trăng cũng được chị
cắt nghĩa bằng tình mẹ con: Trăng khuyết là mẹ hao gầy vì con chưa ngoan”[4;tr 306].
Có thể nói, tât cả những sự vật, sự việc trong đời sống thường ngày khi đi vào thơ bà
điều có hồn và đầm ấm tình mẫu tử.
Nguyễn Xn Nam trong tác phẩm Vẻ đẹp trong thơ Xuân Quỳnh đã nhận định:
“Hình bóng cuộc đời thực đã được lọc qua tâm trạng người mẹ. Trong giây phút hiểm
nguy, nhắn nhủ với chính mình niềm tự hào cũng như niềm đau, nỗi khổ của dân tộc.
Lời ru là một trong số những bài đặc sắc nhất của Xuân Quỳnh”[10;tr 204]. Đúng vậy,
người mẹ nào cũng sẵn sàng hi sinh bản thân mình vì sự bình yên, hạnh phúc của con
trẻ. Khi người mẹ hát ru con, cái nhịp điệu êm êm là để dỗ cho con dễ dàng đi vào giấc
ngủ cịn lời hát chính là để tự nói với lịng mình, tự nhắc nhở với bản thân mình về nỗi
thống khổ của dân tộc. Khi đứa con đến tuổi trưởng thành, những bà mẹ đều để cho
con đi theo đoàn quân cứu nước. Dù đã lường trước những hiểm nguy nhưng chẳng có
người mẹ nào cam lịng để con sống trong nỗi nhục mất nước, nỗi nhục làm nô lệ.
Chiến tranh đã đi qua và để lại trong lòng người mẹ bao nhiêu hồi ức. Đó là
những đau thương, mất mát và cả niềm hạnh phúc sau mỗi trận đánh lại thấy con ngủ
ngon giấc. Chiến tranh lùi xa, trong giấc ngủ đầu nơi đã khơng cịn tiếng gầm rú của
máy bay, tiếng đổ xào xạc của cây lá, tiếng nổ rung chuyển đất trời của những quả bom
mà chỉ có những cánh cị, cánh vạc trắng muốt.
14



Có lẽ chính cuộc sống mồ cơi đã khiến Xn Quỳnh hiểu tình mẫu tử là thiêng
liêng cần thiết thế nào đối với trẻ thơ. Cho đến khi xây dựng hạnh phúc với Lưu Quang
Vũ, bà luôn dành cho các con một tình u thương vơ bờ bến, khơng cần biết đó là con
chung hay con riêng của chồng. Xuân Quỳnh yêu thương, chăm chút cho các con, làm
thơ cho các con với những lời lẽ chân thành, thiết tha và dạt dào tình cảm.
3.

Mục đích nghiên cứu
Hình ảnh người mẹ trong thơ Xuân Quỳnh là một đề tài mới, chưa có cơng trình

nào đi vào nghiên cứu một cách cụ thể. Nghiên cứu đền tài Hình ảnh người mẹ trong
thơ Xuân Quỳnh tôi hi vọng đạt được những mục đích sau:
_ Góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu thơ của nhà thơ Xuân Quỳnh.
_ Khám phá, phân tích, lí giải những vẻ đẹp của người mẹ trong thơ Xuân
Quỳnh.
_ Chỉ ra được tài năng nghệ thuật của Xuân Quỳnh trong viêc xây dựng hình
tượng người mẹ.
4.

Phạm vi nghiên cứu
Hình ảnh người mẹ trong thơ Xuân Quỳnh là một đề tài mới và có ý nghĩa thiết

thực với cuộc sống. Nghiên cứu đề tài này tơi tìm hiểu về phẩm chất cao đẹp của người
mẹ và nghệ thuật thể hiện hình ảnh người mẹ trong thơ Xuân Quỳnh trong tuyển thơ:
Xuân Quỳnh_ không bao giờ là cuối và những tác phẩm được in sau năm 1975. Trong
các nội dung trên tôi sẽ cố gắng đi sâu nghiên cứu, làm rõ từng khía cạnh để đề tài
thêm sâu sắc và hồn thiện. Trong q trình làm rõ nội dung của đề tài tơi sẽ có liên hệ,
so sánh với các sáng tác của một số nhà thơ khác để làm nổi bật hơn nội dung của đề

tài.
5.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hồn thành đề tài Hình ảnh người mẹ trong thơ Xuân Quỳnh tôi sử dụng các

phương pháp sau:
_ Trước hết là phương pháp thống kê, người viết sẽ thấy được sự phong phú, đa
dạng về hình ảnh người mẹ trong thơ Xuân Quỳnh.
_ Với phương pháp so sánh người viết sẽ thấy được những nét riêng của hình
ảnh người mẹ trong thơ Xuân Quỳnh so với các nhà thơ khác trước đó và cùng thời.
15


_ Ngồi ra, cịn sử dụng các thao tác phân tích, bình giảng, chứng minh để làm
nổi bật hình ảnh người mẹ trong thơ Xuân Quỳnh.

CHƢƠNG 1
16


NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ CUỘC ĐỜI
VÀ CON ĐƢỜNG THƠ CỦA XUÂN QUỲNH

1.3

Những nét chính về cuộc đời Xuân Quỳnh

1.3.1 Tiểu sử
Xuân Quỳnh tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942_1988) tại làng La Khê

(Hoài Đức – Hà Tây), một làng có nghề truyền thống dệt the, dệt lụa nổi tiếng bên
dịng sơng Nhuệ thơ mộng hiền hịa, trong một gia đình cơng chức. Xn Quỳnh mồ
cơi mẹ từ rất sớm, bố thường xuyên công tác xa nhà, bà được bà nội nuôi dạy từ nhỏ
đến khi trưởng thành.
Tháng 2 năm 1955, Xn Quỳnh được tuyển vào Đồn Văn cơng nhân dân
Trung Ương và được đào tạo thành diễn viên múa. Bà đã nhiều lần đi diễn ở nước
ngoài và dự Đại hội Thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Vien (Áo). Nhưng
không thỏa mãn với nghề múa, trong tâm thức bà luôn thôi thúc được viết, được trang
trải những suy nghĩ dồn nén của mình ra giấy.
Sau khi có một số bài thơ xuất hiện trên báo, Xuân Quỳnh được cử học trường
Bồi dưỡng những Người viết văn trẻ khóa I (1962-1964) của Hội Nhà văn Việt Nam.
Học xong, làm việc tại báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt Nam, Xuân Quỳnh là hội viên
từ năm 1967, ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khóa III. Năm 1973, Xuân
Quỳnh kết hôn với nhà viết kịch, nhà thơ Lưu Quang Vũ. Từ năm 1978 đến lúc mất
Xuân Quỳnh làm biên tập Nhà xuất bản Tác phẩm mới.
Xuân Quỳnh được truy tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm
2001.
Tác phẩm chính:
Thơ
-

Tơ tằm – chồi biếc ( tập thơ, 1963)

-

Hoa dọc chiến hào (tập thơ, 1968)

-

Gió Lào cát trắng ( tập thơ, 1974)

17


-

Lời ru trên mặt đất ( tập thơ, 1978)

-

Sân ga chiều em đi ( tập thơ, 1984)

-

Tự hát (tập thơ, 1984)

-

Hoa cỏ may (Giải thưởng văn học năm 1990 của Hội Nhà văn)

Sáng tác cho thiếu nhi
-

Cây trong phố- chờ trăng (tập thơ)

-

Bầu trời trong quả trứng ( tập thơ – Giải thưởng Văn học năm 1982-1983 của

Hội Nhà văn)
-


Truyện Lưu Nguyễn ( truyện thơ, 1985)

-

Bao giờ con lớn ( tập truyện)

-

Chú gấu trong vòng đu quay ( tập truyện)

-

Mùa xuân trên cánh đồng ( tập truyện, 1981)

-

Bến tàu trong thành phố ( tập truyện, 1984)

-

Vẫn có ơng trăng khác (tập truyện, 1986)

1.3.2 Con ngƣời
1.3.2.1 Đối với thơ
Xuân Quỳnh (1942-1988) là nhà thơ nữ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ sinh ở thập
kỉ 40 và trưởng thành với những tác phẩm thơ “trẻ” ở thập kỉ 60 với những tác phẩm
ưu tú. Có lẽ, Xuân Quỳnh là một nhà thơ hạnh phúc khi trong đời bà đã trải qua khá
nhiều thăng trầm, vui buồn và cả sự thiếu thốn về tình cảm. Những buồn vui, những
đau khổ, những khát khao tình u đó đã chạm vào tâm hồn nhạy cảm của bà và trở

thành những tác phẩm bất hủ. Trong những năm qua, thơ Xuân Quỳnh đã đi vào lịng
người đọc, trở thành tiếng nói tâm tình về những ngọt bùi, cay đắng của cuộc đời, tiếng
nói về tình u và tình mẫu tử, tiếng nói hồn hậu, dung dị, chứa đựng sự sống đương
thời mà cũng in dấu nếp nghĩ , nếp cảm của tâm hồn người Việt từ xa xưa.
Thật khơng q khó khăn để tìm hiểu về con người của một nhà thơ khi chúng
ta đọc hết, hiểu hết những vần thơ của họ. Xuân Quỳnh cũng không phải là một trường
hợp ngoại lệ. Trong tác phẩm “Một giọng thơ tình ám ảnh” Nguyễn Thị Minh Thái đã
viết : “ Thật ra thơ với đời Quỳnh chỉ là một. Thơ và Quỳnh bao giờ cũng làm tôi liên
18


tưởng đến một người đàn bà yêu đến hết và đến chết – một phẩm chất thơ và phẩm
chất người ngày càng trở nên hiếm quý trong thế giới hôm nay phai bạc của chúng ta”
[25; tr 153]. Đúng vậy, Xn Quỳnh khơng chỉ u mà cịn u một cách nồng nhiệt,
thiết tha với cuộc sống. Bà đã cột chặt cuộc đời mình với thơ, với nghệ thuật. Bà sống
hết mình, cống hiến hết mình cho nghệ thuật. Vì thế, Xuân Quỳnh sống rất thật, bà
không cố gắng để giữ gìn hình tượng một con người hồn hảo trước mọi người. Bởi
trong cái thế giới của chúng ta, vốn dĩ chẵng có thứ gì là trịn vẹn, là hồn hảo.
Cũng như hầu hết các nhà thơ, Xuân Quỳnh làm thơ cốt để diễn tả cuộc sống
của mình về nhiều phương diện trong cuộc sống: Từ những khát khao cháy bổng của
tuồi trẻ, từ những hạnh phúc và khổ đau của tình yêu, từ những vui buồn của cuộc
sống… Vì thế hầu hết thơ của bà đều là thơ trữ tình.
Lưu Khánh Thơ trong “Cảm nhận về thơ Xuân Quỳnh” đã nhận định: “Thơ
Xuân Quỳnh giàu tâm trạng. Nếu thơ ca là sự tự thể hiện ở mức cao nhất cái tơi trữ
tình của nhà thơ, thì ở Xn Quỳnh đặc điểm bản chất này của thơ càng được bộc lộ
nổi bật. Nhiều bài thơ hay của chị là sự bộc lộ của một tâm trạng. Bắt đầu từ một sự
xao động nhẹ nhàng, kín đáo hoặc da diết, sơi”[ 27; tr 140]. Qua đó ta có thể thấy:
“Chị sống hồn nhiên, sống hết mình với những bài thơ của mình, hay nói đúng hơn,
thơ chính là đời sống của chị là những tâm trạng thật của chị trong mỗi bước vui buồn
của cuộc sống”. Thơ của bà như một quyển nhật kí ghi lại tất cả những gì mà bà đã trải

qua trong cuộc đời.
Để có một bài thơ hay, đòi hỏi nhà thơ phải viết bằng cảm xúc thật của mình,
viết bằng chính nhịp đập con tim mình. Xn Quỳnh đã làm thơ như thế. Nguyễn Thị
Như Trang đã viết: “ Những vần thơ xuất phát từ tấm lòng dễ rung cảm, rất nhuần nhị,
xuất phát từ chữ tâm mang nặng tình đời” [ 26; tr 373]. Quả vậy, những nhà thơ càng
nổi tiếng thì tâm hồn càng nhạy cảm và chính vì tâm hồn q nhạy cảm nên dễ xúc
động trước tình đời, đau trước cái sầu của thiên hạ.
Lại Nguyên Ân đã cho rằng: “ Tính chất tự truyện là nét đậm quán xuyến hàng
loạt bài thơ, tập thơ và cũng là nét khác biệt rõ rệt so với thơ của nhiều người cùng thế
hệ. Gần như chị trở thành nhân vật văn học của chính thơ chị”[2; tr 265]. Xuân Quỳnh
19


là một nhà thơ biết hóa thân vào những tác phẩm của mình, cùng vui, cùng buồn, cùng
đau khổ với những đứa con tinh thần mà mình đã tạo ra.
Trong bài “ Xuân Quỳnh”, Mai Hương đã viết: “ Thơ Xuân Quỳnh trước hết là
sự tự thể hiện, ngòi bút Xuân Quỳnh chủ yếu đi vào khai thác tâm trạng của chính bản
thân nhà thơ. Nét riêng của ngịi bút Xuân Quỳnh đậm hơn cả và phát huy được mặt
mạnh của nó khi chị vào khai thác những vấn đề của chính mình. Một người phụ nữ
Việt Nam”. [2; tr 265]. Xuân Quỳnh xem thơ như cuốn nhật kí ghi lại những gì mà
mình đã trải qua.
Mặc dù thơ là tiếng nói từ trái tim, nhưng Xn Quỳnh thật khơn khéo và tỉnh
táo để chẳng bị tình cảm của trái tim đánh lừa lí trí. Tình u lãng mạn nhưng cũng
khơng vì thế mà trở thành một thứ gì đó hão huyền và rời xa thực tế:
“ Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng
Trái tim em anh đã từng biết đấy
Anh là người coi thường của cải
Nên nếu cần anh bán nó đi ngay”
( Tự hát)
Đúng vậy, khi đã yêu thì hãy yêu những giá trị chân thực chứ khơng nên gán

ghép cho nó một cái giá trị “ảo” để rồi khi nhận ra nó khơng như mình tưởng thì lại đau
khổ, thất vọng.
Một điều nổi bật trong thơ Xuân Quỳnh là khi những giá trị thực đã chinh phục
được lí trí thì tình u ấy lại được đặt lên “ ngai vàng” của sự tôn thờ. Người chồng
trong mắt Xuân Quỳnh, lúc nào cũng là người được bà yêu say đắm và luôn lo sợ sẽ để
vụt mất khỏi tầm tay mình:
“ Anh, con đường xa ngái
Anh, bức vẽ khơng màu
Anh, nghìn nỗi lo âu
Anh, dịng thơ nổi gió….
Mà em người đời thường
Biết là anh có ở”
( Anh)
20


Có thể nói, thơ Xuân Quỳnh là thơ của một tấm lòng giàu yêu thương và xúc
cảm, tấm lòng đầy trắc ẩn sâu xa thương người và thương thân, trước những vất vả, bất
trắc của cuộc đời. Bà đã làm thơ bằng tất cả trái tim mình, mặc dù trong thơ bà, ta
khơng nhìn thấy một trái tim đầy máu me như những hình ảnh trong thơ Hàn Mạc Tử,
nhưng bà đã vắt cạn máu tim để viết nên những bài thơ đi cùng năm tháng. Nguyễn
Hịa Bình trong “Những tình cảm trắc ẩn trong thơ Xn Quỳnh” có đoạn viết lại
những lời tâm sự của bà: “Đối với người sáng tác, khơng có gì sợ bằng sự nghèo nàn.
Nghèo trong cảm xúc, nhận xét thì khơng thể tha thứ được”[1; tr 230]. Xuân Quỳnh đã
dùng thơ để thổ lộ cảm xúc của mình và dùng cảm xúc thật của mình để viết thành thơ.
Đó là một thứ thơ đạt đến tầm cao của nghệ thuật nhưng vẫn gần gũi với mọi người và
gây được nhiều xúc động trong lòng độc giả.
Ngay từ khi xuất hiện cho đến khi rời khỏi làng thơ, (vì số phận khắc nghiệt mà
tạo hóa đã ban tặng), Xuân Quỳnh vẫn giữ được một giọng thơ hồn nhiên, vui tươi,
ngọt ngào. Mặc dù trải qua nhiều biến đổi trong đời, trong tình yêu đã làm cho thơ

Xuân Quỳnh mang nhiều trải nghiệm với những trăn trở và âu lo nhưng giọng điệu ấy
vẫn còn mãi trong các tác phẩm viết tặng cho những người con thân yêu của mình.
1.1.2.2 Đối với mọi ngƣời
Từ bé đã thiếu vắng đi vòng tay che chở của mẹ nên khi lớn lên, có một mái
ấm gia đình, Xn Quỳnh đã dành tất cả tình yêu thương cho các con mà khơng hề có
sự phân biệt đối xử nào cả. Với tấm lòng người mẹ và những bài thơ mà Xuân Quỳnh
đã dành tặng riêng cho các con ta có thể khẳng định Xn Quỳnh có một tấm lịng bao
dung, dạt dào tình yêu thương và hết sức tha thiết với hạnh phúc gia đình. Bà đã dành
một khoảng thơ của mình để ngân nga khúc nhạc yêu thương. Trong thơ bà, ta có thể
dễ dàng bắt gặp những những lời ru ngọt ngào của người mẹ:
“ Ngủ nào ngủ ngoan
Mí u của mẹ

Nếu con khơng ngủ
Hoa chỉ là hoa”
21


( Ngủ nào ngủ ngoan)
Người đọc bắt gặp những cuộc trị chuyện tâm tình giữa con và mẹ, những
cuộc trị chuyện ngây thơ, trong sáng, những câu hỏi ngô nghê con nít. Bà cùng các con
lí giải những câu hỏi thật thú vị:
“ Mẹ ơi ai sinh cá
Ai làm ra cái kem
Đêm sao lại màu đen
Ban ngày sao màu trắng…?
Ban ngày làm bằng nắng
Màu xanh làm bằng cây

A lại còn cái kem

Thì làm bằng mùa rét”
( Cắt nghĩa)
Hay
“ Mùa hè nắng ở nhà ta
Mùa đông nắng đi đâu mất?”
(Mùa đông nắng ở đâu? )
Những lời giải đáp của bà cũng mang âm hưởng reo vui theo những hiếu kì của
con trẻ: nhẹ nhàng, hồn nhiên, trong sáng, ngây thơ… Chính là những gì bà thể hiện
trong những tác phẩm dành tặng các con.
Xuân Quỳnh đã kể chuyện cho con bằng thơ. Thơ của bà như một quyển nhật
kí viết lại tất cả những gì liên quan đến những người thân yêu nhất của bà. Bầu trời
trong quả trứng là câu trả lời về những khát vọng bé bỏng, về những tâm tình u
thương. Trong thơ bà, có những bài thơ mang rất nhiều câu hỏi, cũng có những bài thơ
chỉ tồn là những câu trả lời, giải thích, cắt nghĩa. Nhưng nhìn chung, những bài thơ ấy
là những cung bậc cảm xúc ấp ủ biết bao tình yêu thương của tình mẫu tử. Xuân
Quỳnh đã mang đến cho thế giới tuổi thơ những định nghĩa về tình yêu, tình cảm gia
đình. Tình u ấy, có từ mọi vật xung quanh mình, từ ơng trăng, từ chú gà con, từ chú
dế bé nhỏ trong bao diêm…Bà tự hào khi mình có những đứa con thật đáng yêu:
22


“ Của con đấy con ơi
Đều của con tất cả
Cái màu xanh trên cửa
Cái bông hoa cuối vườn…
…Là của con cả đó
Cả mẹ cũng của con”
(Mẹ và con)
Và bà cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi:
“ Ừ của con nhiều quá

Nhưng mẹ lại nhiều hơn
Vì tất cả của con
Mà con là của mẹ”
(Mẹ và con)
Đối với bà, con chính là niềm hạnh phúc lớn lao nhất. Nó là kết quả của tình
yêu ngọt ngào, là niềm hạnh phúc của tương lai.
Bà thấy mình khơng thể làm được việc gì khi chưa lo được cho chồng con bữa
ăn, giấc ngủ. Bà cảm thấy vui sao khi được làm những công việc ấy mỗi ngày. Và cho
dù đi đến nơi đâu lòng bà vẫn luôn hướng về chồng con với hi vọng mái gia đình bé
nhỏ của mình ln đơng đầy hạnh phúc:
“Bàn tay nhỏ che dưới trời nắng gắt
Những đàn chim bay tìm nơi đất ấm
Em muốn mang chút nắng tới quê nhà”
( Nghe rét đến, nhớ về Hà Nội)
Xuân Quỳnh khơng thích sự giả dối và ghê sợ những gì giả tạo. Vì thế, trong
thơ bà, ta bắt gặp những hình ảnh, những hành động chân thực và rất đỗi đời thường.
“ Trời mưa lạnh tay em khép cửa
Em phơi mền vá áo cho anh
Tay cắm hoa tay để treo tranh
Tay thắp sáng ngọn đèn đêm anh đọc
Năm tháng đi qua mái đầu cực nhọc
23


Tay em dừng trên vầng trán âu lo”
(Bàn tay em)
Tự trong thâm tâm bà hiểu rằng: Nếu cuộc đời là một cái gì quan trọng nhất với
mình thì thơ là cách duy nhất để mang lại cuộc sống đó.
Xuân Quỳnh đã từng tin rằng người ta sẽ có sức mạnh vơ cùng, vơ tận nếu có
tình u; tình u làm nên tất cả. Chính vì niềm tin này mà bà đã gặp rất nhiều đau khổ

trong tình yêu khi tình yêu gặp nhiều trắc trở. Mặc dù đau khổ nhưng bà vẫn “Yêu anh
dẫu ngàn lần cay đắng” vẫn sẽ thủy chung với tình u ấy.
Khơng chỉ bà đối với chồng con, mà ngay cả mọi người, mọi thứ xung quanh
bà cũng yêu thương tha thiết:
“Thành phố tuổi thơ gạch vỉa hè đã cũ
Thành phố tuổi thanh niên hầm hố mới đào
Còi báo động len vào từng ngõ nhỏ
Phút lặng n trên các nóc nhà cao
Người thủ đơ gặp nhau ít hỏi chào
Nhưng ai đó cũng đều quen biết cả
Với người này cùng xếp hàng mua cá
Với người kia cãi vã lúc đâm xe”
( Em có đem gì theo đâu)
Trong tác phẩm Nữ sĩ Xuân Quỳnh: Chân thành trước hết Võ Văn Trực đã
viết: “Tiếp xúc ngoài xã hội, người ta dễ nhầm tưởng rằng Xuân Quỳnh là một phụ nữ
ngổ ngáo, khơng thùy mị, ít chịu thương chịu khó. Chả thế mà bạn bè trêu chị: “Ở báo
Văn nghệ có anh Xuân Quỳnh”. Về nhà, chị là một người con dâu, một chị dâu, một
người mẹ, một người vợ rất mực đảm đang. Đến cơ quan, chị mang theo một bọc quần
áo của chồng con để giặt tranh thủ trong giờ giải lao. Nửa đêm, chị mang thùng ra vịi
nước cơng cộng ngồi hè phố để xếp hàng lấy nước. Ngày chủ nhật, chị đi chợ, nấu
nướng cho chồng con một bữa cơm ngon. Có lần, mải mê mua bán, bỏ quên xe đạp
ngoài chợ, về nhà một chốc mới chợt nhớ, quay ra thì xe đã mất. Đối với bạn bè thân
thiết, tin cẩn, chị cư xử rất tình cảm và thực lịng. Thiếu tiền mua rau, chị xin 5 đồng
10 đồng; nếu là vay thì một tuần sau chị trả. Bạn thiếu giấy chị cho giấy, thiếu bút bi
24


chị cho bút bi, mặc dầu chị túng thiếu. Đi công tác xa về, chị mang quà đến nhà cho
bạn. ở Đà Nẵng, ở Huế ra, chị biếu gói kẹo mè xửng; ở Vĩnh Linh ra, chị biếu vài cân
lạc, vài cân khoai lang, có kèm theo mấy dịng thư ngắn ngủi “một miếng khi đói bằng

một gói khi no... tình nghĩa nặng hơn của cải...”[36]. Xuân Quỳnh đã sống chân thành,
sống hịa nhập với mọi người và ln hết lịng với bạn bè. Thật hiếm có người nào có
được một cách sống như Xuân Quỳnh.
Qua đó, ta thấy Xuân Quỳnh là một người mạnh mẽ, tự tin và giàu lịng nhân
ái. Bà u hết mình, sống hết mình, khát khao hạnh phúc cháy bỏng, làm tất cả vì tình
yêu, vì hạnh phúc, vì gia đình nhưng lại phải hứng chịu một số phận bất hạnh và nhiều
đau khổ. Tuy thương cảm cho một cảnh đời với nhiều trái ngang của bà, nhưng ít kỷ
mà nói, chính vì thế mà chúng ta có được một Xuân Quỳnh tài năng với nhiều tác
phẩm bất tử như hôm nay.
1.4

Con đƣờng thơ của Xuân Quỳnh

1.4.1 Thơ Xuân Quỳnh trƣớc 1975
Trong giai đoạn 1945-1975, đất nước ta cùng lúc phải đối đầu với hai kẻ thù
lớn là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Nhiệm vụ của mỗi công dân Việt Nam trong lúc
này là phải giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, đưa đồng bào thốt khỏi áp bức, bóc
lột và xiềng xích của kẻ thù. Như một lẽ tự nhiên, vấn đề độc lập, dân tộc cũng được
văn học ưu tiên.
Trong thời đạn bom khốc liệt ấy, chỉ cho phép người ta nghĩ về cái chung cịn
những cái gì cá nhân, riêng tư tạm thời nén lại. Thơ trong giai đoạn này, đa số các tác
giả chỉ viết nhiều về tình yêu đất nước, sự mất mát, đau thương của cả dân tộc trước sự
tàn phá của quân thù, những cảm xúc trong tình u đơi lứa giai đoạn này không nhận
được sự ủng hộ từ công chúng. Thế nhưng thơ tình Xn Quỳnh lại được cơng chúng
đón nhận nồng nhiệt. Bà được mệnh danh là nữ hồng thơ tình. Một lí do để những bài
thơ tình của bà có được sự ủng hộ đó là bà ln viết về một tình u trong sáng, một
tình u khơng hề bi lụy, tình u đó là động lực để người lính chiến đấu hết mình,
quên mình vì đất nước. Nhà thơ Giang Nam đã từng viết:
“Xưa u q hương vì có chim, có bướm
Có những ngày trốn học bị địn roi

25


×