Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Hình ảnh người lính trong thơ ca thời kháng chiến chống Pháp pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.75 KB, 5 trang )

Hình ảnh người lính trong thơ ca thời kháng chiến chống Pháp.



BÀI THAM KHẢO
Trong chín năm kháng chiến chống Pháp, hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ thường
được phản ánh rất đậm nét trong thơ ca. Đó là hình tượng những người lính có những
vẻ đẹp khác nhau. Có khi hình tượng đó được xây dựng theo bút pháp lãng mạn, có
khi lại được xây dựng theo bút pháp hiện thực. Nhưng dù được xây dựng theo bút
pháp nào, tất cả đều có nét đẹp chung rất cơ bản. Ấy là những con người dũng cảm,
anh hùng, sẵn sàng hi sinh cả tính mạng của mình cho Tổ quốc và có sức động viên
lớn đối với nhân dân ta trong chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng gian khổ và ác
liệt.
Tuy nhiên, mỗi hình tượng lại có những nét đẹp riêng. Tinh thần chiến đấu hi
sinh và chất anh hùng ở mỗi hình tượng lại có những biểu hiện rất khác nhau.
Đọc Tây Tiến – bài thơ được viết theo bút pháp lãng mạn nên hình ảnh người
lính trong Tây Tiến xuất hiện trong một bối cảnh hoang vu, hiểm trở, vừa hùng vĩ, vừa
dữ dội khác thường:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trởi
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Một hình thể gập ghềnh, cheo leo của dốc núi được tạo ra bởi những thanh trắc
và cách dùng chữ rất bạo; nào là “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”, “súng ngửi
trời”… Rồi đột nhiên, dòng thơ như bị bẻ đôi để vẽ ra hai dốc núi vút lên và đổ xuống
gần như thẳng đứng: “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”, rồi bỗng dưng, dòng
thơ như bay ngang lưng trời bởi một câu thơ độc đáo toàn thanh bằng “ “Nhà ai Pha
Luông mưa xa khơi”. Trong khung cảnh đó, ta tưởng tượng những người lính đang
tạm dừng chân nơi những sườn núi chênh vênh, phóng tầm mắt ra xa, thấy nhà ai thấp
thoáng ẩn hiện qua một không gian mịt mù sương rừng, mưa núi… Và bất chợt, trên
cái nền hiểm trở và hùng vĩ đó, những người línhTây Tiến xuất hiện cũng thật oai


phong và dữ dội khác thường:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Từ một thực tế gian khổ của người lính do thiếu thốn và bệnh sốt rét rừng hành
hạ, da dẻ xanh xao, đầu trụi cả tóc, nhưng bằng ngòi bút lãng mạn, nhà thơ đã biến
thành bức chân dung lẫm liệt oai hùng. Đặc biệt, hình tượng người lính trong Tây
Tiến phảng phất bóng dáng của người anh hùng theo kiểu hình tượng các chinh phu,
tráng sĩ cưỡi ngựa vung gươm, áo bào đỏ thắm, phong độ hào hoa, ra đi không hẹn
ngày về trong thơ ca lãng mạn trước năm 1945. Vâng, nhà thơ Quang Dũng đã khắc
họa hình tượng người lính trong Tây Tiến như vậy.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Những người lính Tây Tiến sinh hoạt và chiến đấu trong hoàn cảnh rất thiếu
thốn, ngay cả lúc chết vẫn không có manh chiếu che thân. Nhưng dù thế, hình tượng
người chiến sĩ trong Tây Tiến còn có thêm vẻ đẹp khác. Đó là nét hào hoa thanh lịch,
chất thơ mộng lãng mạn:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Một tiếng reo thầm đầy vui sướng trước người đẹp trong xiêm áo độc đáo của
vũ nữ dân tộc Lào. Vẻ đẹp đó càng rực rỡ hơn trong đêm liên hoan…
Khác với Tây Tiến, hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
được miêu tả dưới một bút pháp hiện thực. Người lính xuất hiện trong bài thơ trên một
bối cảnh khác thường, mà đặc biệt xuất hiện trong một môi trường quen thuộc, bình dị
thường thấy ở các làng quê còn đói nghèo xơ xác hồi ấy:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Mà làng quê Việt Nam xưa nơi nào chẳng có giếng nước gốc đa, nơi người dân

quê gặp gỡ nhau hằng ngày. Đó còn là nơi “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”. Ở
đây, tác giả cũng không che giấu mà trái lại còn nhấn mạnh đến cái nghèo đói và lam
lũ của họ:
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Nhưng vẻ đẹp của người lính ở đây là tình đồng chí, tình đồng đội, gắn với tình
giai cấp giữa những người nông dân mặc áo lính. Họ gần gũi với nhau vì cùng ra đi từ
một làng quê đói nghèo. Trong kỉ niệm của họ, cũng cảnh đồng ruộng, cũng những
túp lều tranh “gió lung lay”… Và khi trở thành người lính, họ lại gặp nhau trong hoàn
cảnh thiếu thốn lam lũ của người lính, cũng chẳng khác hoàn cảnh của những người
dân cày bao nhiêu. Cái gần gũi, cái giống nhau, cái thống nhất là điều được nhấn
mạnh hơn là cái đặc biệt, cái phi thường. Và sự thống nhất cao hơn cả là tình đồng
chí. Đây là tình cảm lớn khiến cho những người “xa lạ”, từ những phương trời “chẳng
hẹn quen nhau”, bỗng chốc thành thân thiết, thậm chí thành đôi tri kỉ. Đó cũng chính
là sức mạnh tinh thần to lớn khiến họ rời bỏ ruộng nương, gia đình, coi thường mọi
gian khổ, hi sinh. Vâng, với họ, chỉ cần ‘thương nhau tay nắm lấy bàn tay” là đủ hơi
ấm để chống chọi với những cơn sốt run người, với những ngày buốt giá và với cả
giặc thù.
Rồi còn đó với những chiến sĩ “Lên Cấm Sơn” (Thôi Hữu), là những người
luôn vươn lên để chiến thắng. Chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng bệnh tật, chiến
thắng quân thù. Sống kham khổ nơi rừng núi hiu quạnh nhưng vẫn vui và luôn đem lại
ánh sáng, nhịp sống mới cho bản làng. Vậy đó, ở đâu có người lính là ở đó có niềm
vui. Còn bài Nhớ của Hồng Nguyên miêu tả những chiến sĩ trẻ, cuộc đời lưu động
nhưng đầy lạc quan, trong sáng. Những ngày đầu kháng chiến, bộ đội ta rất nghèo
thiếu thốn đủ thứ. Về văn hóa thì “chưa biết chữ”, về quân sự thì “súng bắn chưa
quen”… nhưng lòng vẫn cười vui.
Hình ảnh anh bộ đội trong thơ lúc bấy giờ thật đẹp. Họ thật sự là những người
anh hùng nhưng không có vẻ gì là anh hùng, là oai phong lẫm liệt cả. Sức mạnh lớn

nhất của họ là tình đồng chí, là lòng yêu nước. Nhờ vậy mà khi có giặc khi cần thiết là
họ lại “đứng bên nhau chờ giặc tới”…

×