Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

tiểu luận ô nhiễm môi trường từ nhà máy tinh bột sắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 27 trang )

PHẦN I. LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môi trường sống đã và đang trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhất
và cũng trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Bởi lẽ, môi trường sống gắn bó
hữu cơ với cuộc sống con người cũng như sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Môi trường sống đó không chỉ là bầu không khí trong lành hay là nguồn nước sạch,
đó còn là những tác động từ phía gia đình và cộng đồng xung quanh.
Trong môi trường chúng ta, để phát triển toàn diện thì ngoài những yếu tố tri thức,
có điều kiện sống tốt, chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn nữa vấn đề về môi trường,
vì đó cũng là nhân tố và đồng thời là điều kiện thiết yếu quy định sự sống còn của nhân
loại nói chung và sự phát triển của từng người nói riêng Vì vậy, chúng ta phải tạo ra
môi trường sống trong lành. Khi sống, học tập và làm việc trong môi trường tốt, bầu
không khí mát mẻ thì ta sẽ thấy thư giãn, thoải mái hơn sau những giờ học tập, lao động
ở cơ quan, đồng ruộng,…vì chúng ta được ở trong bầu không khì trong lành và hít thở
không khí trong lành.
Nhưng có thể nói hiện nay, con người đang dần cướp đi sự sống của mình. Mỗi
người đã vô tình làm cho môi trường sống của chúng ta ngày một ô nhiễm. Chúng ta
đều biết rằng, bảo vệ môi trường không phải là một nhiệm vụ hay một công trình mà đó
là ý thức và trách nhiệm của từng người, từng cá nhân. Mỗi chúng ta phải biết giữ gìn
nguồn sống của mình, vẫn còn khó khăn khi phải đối mặt với câu hỏi: “ Cuộc sống sẽ
như thế nào khi môi trường bị ô nhiễm nặng? ”
Trước tiên hãy nghĩ về nguyên nhân của vấn đề này, rác thải là nguyên nhân chính
dẫn đến ô nhiễm không khí, nguồn nước. Các rác thải chưa qua xử lý đổ ồ ạc ra sông
hồ, làm ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt, mất vẻ mĩ quan, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến xã hội nói chung và đời sống sinh hoạt của người dân nói riêng. Khí thải là nguyên
quan trọng không kém đã góp phần làm cho môi trường suy thoái. Nhu cầu cuộc sống
ngày càng cao, đồng nghĩa với việc nhiều công ty, xí nghiệp, nhà máy ra đời và dĩ
nhiên chính điều này đã gây ra bao nỗi phiền toái cho người dân. Các chất thải không
1
qua xử lý, thải trực tiếp vào môi trường, như chúng ta đã biết, các loại khí thải đều chất
độc, khí hút vào sẽ gây ra nguy hiểm đến sức khỏe và có khi cả tính mạng. Điều này


ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và môi trường làm việc của tất cả chúng
ta.
Với lòng đam mê muốn tìm hiểu hệ sinh thái môi trường, tôi luôn tìm kiếm và hoàn
thiện kiến thức cho bản thân, phục vụ quá trình học tập. Mặt khác tại địa phương tôi,
tình trạng rác thải ngày càng trở nên ô nhiễm nghiêm trọng, nhà máy tinh bột vẫn hoạt
động ngày đêm song song với sự tồn tại của nhiều trường học,bệnh viên nằm trên tuyến
đường quốc lộ 1A. Nơi đây đang cần một tiếng nói chung của cá nhân, tập thể để chống
lại sự ô nhiêm môi trường. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Hiện trạng môi trường
xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ
2.1. Mục tiêu
- Tìm hiểu hiện trạng môi trường Xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
2.2. Nhiệm vụ
Để hoàn thành mục tiêu đặt ra, tôi phải có nhiệm vụ:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm ở xã nói
riêng.
- Hiện trạng môi trường ở khu vực Xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
- Từ đó đề xuất cách giải quyết để cơ quan ban ngành tham khảo đồng thời đặt tra
nhiệm vụ cho bản thân và tất cả người dân cần phải làm gì để chống chế lại tình trạng ô
nhiễm môi trường ở nông thôn và bảo vệ nó.
3. Đối tượng và phạm vi
Môi trường xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài tôi chọn phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp khảo sát thực địa, thu thập tài liệu từ các nguồn khác nhau liên
quan các vấn đề nghiên cứu( Internet, sách báo, các báo cáo khoa học liên quan,…)
- Phương pháp kế thừa, phát triển có chọn lọc các tài liệu thu thập nghiên cứu.

- Phỏng vấn, điều tra, tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu thu thập được để
rút ra kết luận và kiến nghị.
.
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ NGHIÊN CỨU
2
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.Một số khái niệm liên quan
1.1. Khái niệm môi trường và ô nhiễm môi trường
1.1.1. Khái niệm môi trường
Để có thể tồn tại và phát triển, con người phải xây dựng cho mình hệ thống kinh tế,
một hệ thống cung cấp cho chúng ta mọi thứ của cải và dịch vụ cần thiết cho cuộc sống.
Song hệ thống này không thể hoạt động nếu không có sự hỗ trợ của các hệ thống
sinh thái gồm cây cỏ thự vật và các mối quan hệ tương hỗ của chúng, tức là hệ thống
kinh tế được đặt trên nền tảng môi trường _ (Theo: Con người và môi trường)
Vậy môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có mối
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất,
sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
1.1.2. Ô nhiễm môi trường
Khi có nhân tố môi trường tham gia thì hệ thống kinh tế được xem là một hệ thống
mở. Điều này có nghĩa rằng, để hoạt động thì nền kinh tế phải khai thác tài nguyên môi
trường, chế biến những tài nguyên này và thải trở laị môi trường xung quanh một khối
lượng lớn những tài nguyên bị hao mòn hoặc đã qua quá trình biến đổi hoá học( thành
những chất thải). Do đó, càng nhiều tài nguyên bị hút vào nền kinh tế thì càng có nhiều
chất thải bị đẩy trở lại môi trường xung quanh. Điều này tạo ra những áp lực lên khả
năng có hạn của môi trường thiên nhiên trong việc xử lý những chất thải mà không gây
hại đến con người, thú vật, cây cỏ. Bởi vì, môi trường thiên nhiên chỉ có thể tự tổ chức
và tự điều chỉnh trong một giới hạn cho phép khi mà có quá nhiều chất thải không đúng
chỗ, không đúng lúc hoặc kéo dài quá lâu sẽ gây ra những thay đổi về sinh học cũng
như những thay đổi khác trong môi trường(gọi là nhiễm độc). Chính những sự thay đổi
này có thể làm hại đến súc vật, cây cỏ, hệ sinh thái và sức khoẻ con người. Đây chính là

sự ô nhiễm môi trường_(Nguồn: www.thuviensinhhoc.com.vn)
1.1.3. Các dạng ô nhiễm môi trường
Có 4 dạng ô nhiễm môi trường cơ bản: ô nhiễm môi trường đất, không khí, nước và
ô nhiễm môi trường rác. Mỗi loại ô nhiễm đều có mỗi kiểu biểu hiện và tác động khác
nhau nhưng chung quy lại thì kết quả cuối cùng chúng vẫn là yếu tố quyết định chất
lượng cuộc sống và sự tồn tại của mọi sinh vật.
Hai trong bốn môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng đang xảy ra ở xã Phong An đó
là ô nhiễm môi trường nước và không khí.
3
1.2. Ô nhiễm môi trường nước
1.2.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi các tính chất vật lý, hóa
học, sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước
trở nên độc hại đối với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong
nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo
ngại hơn ô nhiễm đất. Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh
hoạt, rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất rồi thấm xuống nước ngầm.
1.2.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm
Sự ô nhiễm nguồn nước có thể xảy ra do tự nhiên và nhân tạo:
- Ô nhiễm tự nhiên là do quá trình phát triển và chết đi của các loài thực vật, động vật
có trong nguồn nước, hoặc là do mưa rửa trôi các chất gây ô nhiễm từ trên mặt đất chảy
vào nguồn nước.
- Ô nhiễm nhân tạo chủ yếu là do xả nước thải sinh hoạt và công nghệp vào nguồn
nước.
1.2.3. Biểu hiện
- Có sự xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm xuống đáy
nguồn.
- Thay đổi tính chất lý học ( độ trong, màu , mùi, nhiệt độ … )
- Thay đổi thành phần hóa học ( pH, hàm lượng của các chất hữa cơ và vô cơ, xuất
hiện các chất độc hại … )

- Lượng oxy hòa tan (DO) trong nước giảm.
1.2.4. Vai trò của nước
Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong đời sống con
người. Trong quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất thì nước và môi trường nước
đóng vai trò quan trọng. Nước tham gia vào vai trò tái sinh thế giới hữu cơ (tham gia
vào quá trình quang hợp). Trong qúa trình trao đổi chất, nước đóng vai trò trung tâm.
Trong khu dân cư, nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt, nâng cao đời sông tinh thần
cho dân “một ngôi nhà hiện đại không có nước khác nào một cơ thể không có máu”.
Nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Đối với
cây trồng là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh
sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất …
4
Tóm lại, nước có vai trò cực kỳ quan trọng, do đó bảo vệ nguồn nước là rất cần thiết
cho cuộc sống con người hôm nay và mai sau.
1.3. Ô nhiễm môi trường không khí
1.3.1. Khái niệm ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc có mặt của
một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho
không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn ảnh
hưởng đến cuộc sống của con người và sinh vật.
1.3.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm
Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí, có thể chia thành nguồn tự nhiên và nguồn
nhân tạo
- Nguồn tự nhiên: do núi lửa, động đất, cháy rừng sinh ra các chất khói bụi chứa hàm
lượng SO
4
, CH
4
, NO, CO
2

cao trong không khí, bão bụi, các quá trình phân hủy, thối
rửa xác động, thực vật.
- Nguồn nhân tạo: rất đa dạng nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy
hay chế biến lương thực, thực phẩm, chất thải chưa qua xử lý đổ thẳng ra môi trường.
Hoạt động giao thông, chất thải sinh hoạt( bao bì nilon,vỏ nhựa,…), hoạt động nông
nghiệp(phân bón, thuốc trừ sâu…)vv,…
1.3.3. Biểu hiện
- Không khí bị hòa trộn với chất độc làm biến đổi màu sắc, mùi vị
- Chất độc đi vào cơ thể con người và gây ra một số bệnh lý nghiêm trọng: viêm
tai, mũi, họng, ung thư phổi,…
- Với hàm lượng cao các chất độc tồn tại trong không khí có thể gây tỏa mùi khó
chịu hay giảm tầm nhìn.
- Một số cây trồng, vât nuôi có thể bị chết hoăc héo đi do trong quá trình quang
hợp, hô hấp các chất độc xâm nhập làm phá hủy các bộ phận.
1.3.4. Vai trò của không khí
Không khí đóng vai trò thiết yếu đối với sự sống:
- Không khí cung cấp nguồn O
2
dồi dào cho quá trình hô hấp ở con người và sinh
vật.
5
- Hô hấp gắn liền với sự sống còn của cơ thể người và sinh vật, chúng song song
tồn tại và không tách rời
- Không khí chứa nhiều nguyên tố quan trọng cho hoạt động nông, công nghiệp:
O
2
duy trì sự cháy, N
2
là thành phần chính của phân đạm và đồng hóa ở thực vật,…
2. Tình trạng ô nhiễm nước và không khí trên Thế giới, Việt Nam và ở tỉnh Thừa

Thiên Huế
2.1. Tình trạng ô nhiễm trên thế giới
Có thể bạn chưa biết, mỗi năm con người thải vào môi trường Trái đất 1,53 triệu
tấn SiO
2
, 1 triệu tấn Niken, 20 tỉ tấn CO
2
, 700 triệu tấn bụi, 900 tấn Coban, 1,5 triệu tấn
asen, 600 ngàn tấn khói độc. Mỗi ngày ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết trên
toàn thế giới, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. 130 năm qua, nhiệt
độ Trái đất tăng 0,40
0
C, dự báo đến năm 2050 nhiệt độ Trái đất sẽ tăng thêm 1.5-
4.50
0
C nếu như con người không có biện pháp khắc phục.
Hiện nay ô nhiễm môi trường đang là một vấn nạn lớn ở rất nhiều thành phố trên
thế giới. Đó là một mối đe dọa nghiêm trọng cho môi trường của tất cả các nước phát
triển, một vài thành phố nằm trong top 10 thành phố bẩn nhất thế giới như:
+ Thành phố bat-da, Irắc: Bat-da đang là thành phố gặp khó khăn và dễ ô nhiễm nhất
của thế giới vì tại nước này chiến tranh vẫn không ngừng xảy ra, những vụ đánh bom
với sức tàn phá lớn và thường xuyên đang là nguyên nhân làm gia tăng mức độ ô nhiễm
môi trường.
+ Thành phố Dhaka, bangladesh: thành phố này đang phải chiến đấu với vấn nạn ô
nhiễm nguồn nước, bề mặt nguồn nước bị ô nhiễm nặng bởi rác thải nhưng nguy hiểm
hơn sâu bên trong đó là lượng chất độc bởi thuốc trừ sâu công nghiệp gây nên rất nhiều
bệnh tật nguy hiểm_(Nguồn: www.vtc.vn)
2.2.Tình trạng ô nhiễm ở Việt Nam
Việt Nam chúng ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước,hơn
nữa sự đô thị hóa cũng như giao thông vận tải chưa phát triển, vì thế sự ô nhiễm môi

trường nói chung chưa xảy ra trên diện rộng, nhưng ô nhiễm môi trường đã xảy ra cục
bộ, từng lúc, từng nơi. Có thể nêu ra như sau:
- Ô nhiễm môi trường nước: Mặc dù nước chúng ta nền công nghiệp chưa phát triển,
các khu công nghiệp và các đô thị chưa đông lắm nhưng tình trạng ô nhiễm nguồn nước
đã xảy ra ở nhiều nơi với mức độ khác nhau. Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước
nhất dùng tưới lúa và hoa màu, chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng.
6
Việc sử dụng nông dược và phân bón hóa học càng góp thêm phần ô nhiễm môi trường
nông thôn .
Công nghiệp là ngành ô nhiễm nước nghiêm trọng, mỗi ngành có một loại nước thải
khác nhau. Khu công ghiệp Thái Nguyên thải nước biến sông Cầu thành màu đen, mặt
nước sủi bọt đen trên chiều dài hàng chục cây số.
- Ô nhiễm không khí: Ở Hà Nội, tại khu vực nhà máy dệt 8-3, nhà máy cơ khí Mai
Động. Khu công nghiệp Thượng Bình, khu công nghiệp Văn Điển, nhà máy rượu,…
không khí đều đã bị ô nhiễm nặng. Ở Hải Phòng, ô nhiễm nặng ở khu nhà máy xi măng,
nhà máy thủy tinh và sắt tráng men…_(Nguồn: www.vtc.vn)
2.3.Tình trạng ô nhiễm ở Thừa Thiên Huế
Sự phát triển của các khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu tái định cư với quy mô
hàng trăm ha đã làm cho hệ thống sông, kênh, hồ của Huế vừa có chức năng làm đẹp
cảnh quan, vừa có chức năng tiêu thoát nước đang bị thu hẹp dần.
Hầu hết các nguồn thải chưa được xử lý đều đổ vào hệ thống sông, hồ qua 119 điểm
thải. Ven sông Hương sông Đông Ba có khoảng 56 điểm thải lớn và xả thải ra với tải
lượng lớn các chất gây ô nhiễm. Khoảng 40% nước thải sinh hoạt tại Huế có thể kiểm
soát được. Lượng nước thải còn lại là các nguồn thải không kiểm soát được.
Nhiều năm qua, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang đã bị ô nhiễm môi trường từ các
hộ kinh doanh bã bia trên địa bàn xã. Các điểm tập trung buôn bán bã bia nằm ở hai bên
đường Nguyễn Sinh Cung, đường liên xã và các điểm rải rác ngược lên Huế, không khí
bị ô nhiễm bởi mùi hôi bốc lên, đến nay tình hình càng trở nên nghiêm trọng. Nhà máy
gạch Tuy- nen xây cạnh trường THPT Đặng Huy Trứ - Huyện Hương Trà chỉ cách
trường một lối đi, học sinh bị ảnh hưởng bởi nguồn khí thải từ lò gạch.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều cơ sở sản xuất không chú trọng đến vấn đề xử lý rác thải
và chất thải công nghiệp, gây ô nhiễm môi trường. Tại nhà máy sản xuất mủ cao su ở
Hương Vân(Hương Trà) nước thải tràn ra môi trường xung quanh gây mùi khó chịu.
Hay tại nhà máy tinh bột sắn Phong An, vấn đề ô nhiễm môi trường cũng rất nghiêm
trọng. Tại mỏ đá ngã ba Đá Dầm(huyện Phú Lộc) vấn đề ô nhiễm môi trường có thể
quan sát được từ xa, khi cả vùng sản xuất tung bụi mù
mịt_(Nguồn:www.baothuathienhue.com.vn)
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI XÃ PHONG AN,
HUYỆN PHONG ĐIỀN
1. Thực trạng môi trường của xã và tìm hiểu nhân tố gây ô nhiễm
7
1.1. Đặc điểm chung của Xã Phong An
Xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là một xã trọng điểm, vị trí
địa lý thuận lợi ( gần tuyến đường Quốc lộ 1A ), có tỉ lệ dân khá cao, là nơi tập trung
nhiều trường học, đặc biệt là bệnh viện Trung Ương đang chuẩn bị đi vào hoạt động.
Tuy hiện tại, đây là một xã còn nhiều khó khăn nhưng với những tiềm năng sẵn có thì
tương lai đây sẽ là một điểm trọng yếu trong sự phát triển kinh tế, xã hội.
1.2. Hiện trạng môi trường trong Xã
Hiện nay ở đây đang xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước và rác thải nghiêm
trọng.
- Những bao rác, thùng rác sau một ngày hoạt động nhộn nhịp từ chợ An Lỗ thì ban
đêm được “thu” vào bụi cây, ngày qua ngày rác chất thành đống nhưng thủ phạm là ai,
nó cũng “chẳng nhớ” . Mặt khác, rác thải của nhiều hộ dân sinh sống tại đây, các quán
nhậu ven sông, khiến nước sông thêm phần ô nhiễm, các đống rác tấp ven sông, dưới
gầm cầu cả một đoạn dài.
- Sông An Lỗ là nơi tập trung rất nhiều cư dân vạn đò, chiếm gần 1/3 dân trong xã.
Việc người dân sống trên sông đã trực tiếp xả chất thải xuống dòng sông làm nước của
dòng sông đổi màu ô nhiễm.
- Đặc biệt là việc Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế đã xả nước thải vô tội vạ ra
môi trường khiến không khí và nguồn nước ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng…


1.3 Đặc điểm nước thải tinh bột sắn
- Các thành phần hữu cơ như tinh bột, protein, xenluloza, pectin, đường có trong
nguyên liệu củ sắn tươi là nguyên nhân gây ô nhiễm cao cho các dòng nước thải của
nhà máy sản xuất tinh bột sắn. Nước thải sinh ra từ dây chuyền sản xuất tinh bột sắn có
các thông số đặc trưng: pH thấp, hàm lượng chất hữu cơ và vô cơ cao, thể hiện qua hàm
lượng chất rắn lơ lửng (SS), TSS rất cao, các chất dinh dưỡng chứa N, P, các chỉ số về
nhu cầu oxy sinh học (BOD5), nhu cầu oxy hoá học (COD), …với nồng độ rất cao và
trong thành phần của vỏ sắn và lõi củ sắn có chứa Cyanua (CN-) một trong những chất
độc hại có khả năng gây ung thư_( Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ môi trường)
Bảng 1. Nồng độ ô nhiễm của nước thải tinh bột
8
STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị
QCVN 24:2
Cột B
1 pH - 4,5 - 5,3 5,5 – 9
2 COD Mg/l 10.000 50
3 BOD
5
Mg/l 8.000 100
4 Cặn lơ lửng(SS) Mg/l 2.300 100
5 Nitơ tổng Mg/l 170 30
6 Photpho tổng Mg/l 30 6
7 Xianua (CN
-
) Mg/l 20 0,1
Tính chất nước thải sản xuất tinh bột sắn
Bảng 2. Chất lượng nước thải sản xuất bột sắn
ST
T

Chỉ tiêu Đơn vị
Bể rửa, bốc vỏ
và băm nhỏ
Sàng , lọc
Tổng
hợp
1 pH - 4.9 4.5 4.7
2 SS Mg/l 1300 3300 2300
3 BOD
5
Mg/l
3500 9500 7000
4 COD
Mg/l
6300 11500 8900
5 Nitơ tổng
Mg/l
90 250 170
6 Photpho tổng
Mg/l
15 45 30
7 CN

Mg/l
25 15 20
Theo Biên bản kết luận của chi cục Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế khi lấy mẫu
nước thải ra môi trường tự nhiên của nhà máy. Các chỉ số mẫu nước thải của Focosev ở
cống cuối cùng thải ra môi trường đo được như sau:
9
Bảng 3. Bảng mức độ ô nhiễm nước thải tinh bột ở Xã Phong An

Chỉ số Tiêu chuẩn BYT
Chỉ số nước thải của
nhà máy
Ô nhiễm vượt mức
N-NH
4
+
3 mg/l 3,67 mg/l 1,23lần
Sắt 0,5 mg/l 12,52 mg/l 25,04 lần
pH 6 mg/l 6.54 mg/l 1.09 lần
Coliform 80 mg/l 111.5 mg/l 1.39 lần
Màu nước 50 mg/l 314,3 mg/l 6,29 lần

- Qua bảng phân tích cho thấy: Trong 2 chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá nguồn
nước có bị ô nhiễm là COD và BOD thì thành phần Coliform của COD nằm ở mức
111.5 mg/l. Trong khi mức tối đa cho phép là 80 mg/l. Về vấn đề màu nước thải, mẫu
nước của Focosev ở cống cuối cùng thải ra môi trường là 314.3 mg/l so với tiêu chuẩn
màu nước thải là 50 mg/l. Vì vậy, việc xả nước thải ra môi trường của nhà máy là trái
pháp luật.
1.4. Tình hình sản xuất của người dân
- Phỏng vấn ông Lê Thanh đội trưởng đội sản xuất thôn Thượng An cho biết: “Hiện
toàn xã có đến 5 ha lúa chịu ảnh hưởng của nguồn nước thải. Những cánh đồng mơn
mởn trước đây giờ trở thành cằn cỗi, vàng úa kẻ từ khi nhà máy đi vào hoạt động. Cây
lúa khi được gieo trồng và chăm sóc vẫn phát triển bình thường, nhưng đến kì trổ đồng
thì không chịu ra hạt.Trước đây năng suất lúa của bà con nơi đây đạt từ 3-4 tạ/sào thì
bây giờ mỗi sào chỉ có khoảng vài chục cân.
10
Mương thoát nước của Nhà máy CBTBSTTH nằm sát đồng ruộng gây ô nhiễm
- Nhà máy tinh bột sắn TT.Huế đi vào hoạt động vào ngày 30/4/2004, khuôn viên
nhà máy có xây dựng hệ thống xử lý nước thải nên nước thải được xử lý trước khi thải

ra môi trường. Nhưng vì lợi nhuận, nhà máy đã bất chấp nước thải chảy đến đâu, làm
hại ai, cứ mặc nhiên đẩy ra môi trường mỗi ngày 840m
3
nước thải và đầu độc hàng trăm
hộ dân bằng mùi hôi thối nồng nặc, hàng chục hecta lúa, hoa màu bị chết và giảm năng
suất.
- Qua thống kê tình hình sản xuất của bà con trong xã, sản lượng lúa trung các năm
giai đoạn 1999 – 2012 được thể hiện qua biểu đồ sau:
11
- Theo ghi nhận của người dân xã Phong An, Đông Lâm, nhà máy thường xả nước
thải vào ban đêm hay lợi dụng vào lúc trời mưa lớn. Nước thải từ cống bắc qua Quốc lộ
1A chảy thẳng ra ruộng. Những cánh đồng gần nguồn nước thải thì không cây nào
sống nổi, vàng úa, chết đứng trên diện rộng coi như mất trắng.
12
Cống nhà máy thải thẳng ra ruộng gần tuyến đường quốc lộ 1A, gây ô nhiễm
- Ông Nguyễn Văn Thành cũng cho biết: “Chi phí mỗi sào ruộng từ giống má, phân
bón, công cán gieo trồng lên đến cả triệu bạc mà giờ lúa thu về được vài chục cân, còn
lại phải bứt cho trâu ăn”
Cống nhà máy thải thẳng ra ruộng gần tuyến đường quốc lộ 1A, gây ô nhiễm
- Từ kết quả quan sát cho thấy nước thải từ nhà máy được xả thẳng ra mương, cống
với màu đen ngòm, bốc mùi hôi nồng nặc. Không chỉ ảnh hưởng tới mùa màng, mùi hôi
thối nồng nặc từ các hồ chứa nước thải của nhà máy tinh bột TT-Huế còn làm hàng
nghìn hộ dân “ nghẹt thở”. Nhiều giếng nước của dân nằm trong khu vực gần nhà máy
chuyển sang màu vàng đặc quánh không thể sử dụng được.
13
-Với tình trạng ô nhiễm môi trường như vậy thì sự ảnh hưởng của nó đến cuộc sống
của người dân là rất lớn, không chỉ là “hũ gạo” mà sức khỏe cũng ngày một hao mòn.

2. Nguyên nhân gây ô nhiễm
2.1. Nguyên nhân chủ quan

- Kết quả điều tra cho thấy: Ngoài nghề trồng lúa nước thì tỉ lệ người dân tham gia
vào các công việc khác để tăng thu nhập là khá cao, cứ 50 người thì có 14 người làm
nghề buôn bán, chiếm 28%; 15 người khai thác cát sạn, chiếm 30%; công nhân là 37%;
công nhân viên chức chiếm 4% với tỉ lệ là 4/50 và công nhân môi trường chiếm 1%.
Biểu đồ tỉ lệ phân phối nghề nghiệp xã Phong An
- Qua quan sát khu vực quanh chợ An Lỗ gần tuyến đường Quốc lộ 1A, tồn tại
nhiều đống rác lớn nhỏ khác nhau được tấp ở gốc cây hay ở dưới gầm cầu. Từ thực tiễn
và kết quả điều tra đó cho thấy ý thức của người dân chưa cao trong việc buôn bán, quy
hoạch xây dựng, cũng như quá trình khai thác cát sạn trái phép và thiếu khoa học hai
bên bờ đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng
14
Cửa xả nước thải số 1 ra Bàu Co Thượng An, Xã Phong An
- Phần lớn người dân vạn đò sinh hoạt trên sông cũng một phần gây nên tình trạng ô
nhiễm nước
- Đáng kể nhất là từ khi nhà máy tinh bột TT-Huế đi vào hoạt động đã tạo đầu ra cho
việc sản xuất sắn của người dân ở đây, đối với nông dân, có một đầu ra tin cậy để tăng
gia sản xuất là niềm vui lớn . Nhưng hoạt động chưa được bao lâu thì Nhà máy lại xem
nhẹ việc xử lý nước thải, mặc nhiên cho nước thải chưa qua xử lý “tràn” ra môi trường
gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước và không khí. Điều đó cho thấy lãnh đạo nhà
máy thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường cộng đồng.
Hoạt động thu mua sắn và xả nước thải của nhà máy TBSTTH
“ Ông Hồ Đôn, Chủ tịch UBND xã Phong An cho biết, lâu nay UBND xã nhiều lần
đề nghị Nhà máy CBTBSTTH đầu tư xây dựng kiên cố hệ thống kênh thoát nước thải
đảm bảo tránh ô nhiễm đồng ruộng của người dân, nhưng đến nay nhà máy vẫn chưa
xây dựng. Trước tình trạng trên, UBND xã cũng đã nhiều lần làm việc với Nhà máy
CBTBSTTH để có biện pháp khắc phục, đền bù thiệt hại cho dân nhưng nhà máy bất
hợp tác”_(Nguồn: www.baothuathienhue.com.vn)
15
Nước thải nhà máy đổ ồ ạt ra môi trường
- Tình trạng ô nhiễm kéo dài và ngày càng nghiêm trọng tuy nhiên vẫn còn sự buông

lỏng của chính quyền địa phương khi chưa có những chế tài xử phạt hợp lí những cá
nhân và tổ chức vi phạm. (35/50 người cho rằng việc bảo vệ môi trường là thuộc về
chính quyền và nhân viên môi trường, 5/50 người cho rằng việc tấp rác vào gốc cây là
đã gon gàng ).
- Quá trình quản lí môi trường thiếu chặt chẽ, không kiểm soát được, bên cạnh đó các
công ti môi trường vẫn chưa thực sự can thiệp sâu về vấn đề ô nhiễm môi trường nông
thôn, sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành chưa nghiêm túc nên chưa đưa ra một
giải pháp xác đáng cho người nông dân đang hàng ngày đối mặt với tình trạng cá chết,
ruộng bỏ hoang…
2. 2. Nguyên nhân khách quan
- Do thiên tai: Xã Phong An- một xã thuộc địa phận của thành phố Huế có điều kiện
khí hậu khắc nghiệt, tình hình lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra đã làm ngập úng gây
ô nhiễm sông hồ, nắng nóng làm không khí khô kèm theo bụi bẩn gây ô nhiễm không
khí.
- Do địa hình nông nghiệp với nhiều kênh mương thủy lợi nên một khi nguồn nước
bị ô nhiễm thì thường xảy ra trên diện rộng (99% người dân sống chủ yếu bằng nông
nghiệp).
- Mạng lưới kênh mương chằng chịt, kèm theo đó là khả năng lưu thông kém do
diện tích hẹp, bèo và cỏ dại tạo lực cản gây ứ động nước thải.
16
Bèo và cỏ dại tạo lực cản gây ứ động nước thải
3. Hậu quả
- Ô nhiễm môi trường ở nông thôn đang ảnh hưởng không tốt đến đời sống của người
dân, đặc biệt là làm cho chất lượng nước xấu đi, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
nông nghiệp của người dân.
+ Phỏng vấn trực tiếp, anh Lê Lũy- sống gần nhà máy cho biết: cả nhà anh luôn trong
tình trạng đau đầu do ngửi phải chất thải của nhà máy. 4 đứa con nhỏ của vợ chồng anh
ngày càng gầy guộc vì không chịu nổi hôi thối. "Đã mấy năm nay cả nhà tui mất ăn mất
ngủ vì chất thải của nhà máy. Tui thương mấy đứa nhỏ lắm, đứa mô cũng càng ngày
càng xanh xao"- Anh Lũy than thở.

+ Không chỉ gia đình anh Lũy và anh Mong, tất cả những hộ dân ở các thôn Đông
An, Đông Lâm, cây số 21, Phường Hóp, Vĩnh Hương đều phải sống chung với mùi hôi
thối nồng nặc này. Có chỗ cách nhà máy 5 cây số vẫn thấy mùi.
- Những gia đình sống gần nhà máy dù ở trong nhà nhưng cũng phải mang khẩu
trang bảo vệ.
17
Ô nhiễm không khí – Người dân ở trong nhà phải mang khẩu trang
-Trong nhà máy Chế biến Tinh bột, thành phần nước thải sinh ra chủ yếu từ bóc vỏ,
rửa củ, băm nhỏ và lắng lọc là các nguồn ô nhiễm chính. Trên cơ sở này việc lấy mẫu
và phân tích thành phần nước thải được thực hiện ở hai công đoạn riêng biệt và kết hợp
hai công đoạn này.

Cống nước thải chưa qua xử lý xả thẳng ra hồ Sen
-Tính chất nước thải ngành tinh bột sắn mang tính chất acid và có khả năng phân hủy
sinh học. Đặc biệt với loại nước thải này là trong khoai mì có chứa HCN là một acid có
18
tính độc hại. Khi ngâm khoai mì vào trong nước HCN sẽ tan vào trong nước và theo
nước thải ra ngoài dẫn đến khả năng mắc bệnh ung thư của người dân rất cao.
- Lượng nước thải này thải ra môi trường rất lớn (840 m
3
/ ngày) đã làm cho số hộ
dân mắc bệnh về đường hô hấp khá lớn, trung bình 100 người thì có 42 người mắc bệnh
về đường hô hấp.Trong đó, phần lớn tập trung ở người già và trẻ em - những người có
sức đề kháng yếu.
- Có nhiều tác nhân gây ô nhiễm môi trường, không phải như mọi công việc đi từ nhỏ
đến lớn mà vấn đề ô nhiễm môi trường ở đây mang tính cấp bách, cần được giải quyết
từ nguyên nhân từ lớn đến nhỏ, từ cái ảnh hưởng nhiều đến cái ảnh hưởng ít. Và mỗi
vấn đề sẽ có một hướng giải quyết khác nhau.
4. Giải pháp khắc phục
4.1. Đối với lãnh đạo và người dân

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân bằng cách thành lập các câu lạc
bộ tuyên truyền về bảo vệ môi trường cho cộng đồng và tham gia vào việc thu gom rác
thải vào dịp cuối tuần
- Thành lập các đội quản lí môi trường để kiểm tra và thu gom rác thải của các hộ
dân sống quanh khu vực quanh sông.
- Đưa ra những quy định xử phạt cho từng hành vi cụ thể, tránh việc làm mang tính
hình thức, thiếu chiều sâu, đặc biệt là cần xử mạnh tay đối với những tiểu thương trong
chợ, nghiêm cấm các hành vi đẩy rác xuống sông, tuyên truyền, vận động để người dân
tham gia bảo vệ môi trường.
- Chính quyền địa phương cần có những hỗ trợ cho những hộ gia đình khó khăn ở
ven sông, đặc biệt là trong vấn đề xây dựng nhà vệ sinh cho người dân vạn đò nhằm
hạn chế sự ô nhiễm của dòng sông.
+ Hội Liên hiệp Phụ nữ cần bồi dưỡng nâng cao kiến thức, nhận thức và từng bước
làm chuyển biến về hành vi của cán bộ, hội viên phụ nữ tự giác tham gia bảo vệ môi
trường. Xây dựng và nhân rộng các phong trào, mô hình phù hợp, thiết thực và hiệu quả
góp phần bảo vệ môi trường như: phong trào “Vì môi trường trong sạch, không đổ rác,
phế thải ra đường và nơi công cộng” , mô hình đoạn đường phụ nữ tự quản; nhóm liên
gia tự quản, xóm, cụm dân cư tự quản; phân loại, phân loại, xử lý rác thải tại gia đình;
câu lạc bộ “Phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường” ở thôn, xã.
19
+ Hội Nông dân cần tổ chức các lớp truyền thông về vệ sinh môi trường, luật bảo
vệ môi trường, quản lý môi trường nông thôn, thu gom, phân loại, xử lý rác thải, sử
dụng nguồn nước sạch cho nông dân. Phát triển các câu lạc bộ nông dân tự quản, phát
động hội viên nông dân thu gom, phân loại, xử lý, tái chế chất thải, khơi thông cống
rãnh quét dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm.
Khảo sát và tiến hành vệ sinh môi trường của Hội nông dân
-Xây dựng hệ thống cấp thoát nước một cách khoa học tránh tình trạng cống thoát
nước bị ứ đọng, không lưu thông được, khu công nghiệp, nhà máy…có liên quan.
-UBND Xã cần làm việc nghiêm túc hơn với nhà máy tinh bột, bằng mọi cách cần
giải quyết nhanh nghuyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường này. Nếu nhà máy vẫn

không chịu hợp tác thì cần đưa vụ việc lên cấp cao hơn để được giải quyết.
-Nhân dân cần có ý thức bảo vệ môi trường, đồng sức, đồng lòng để chống lại sự ô
nhiễm mang tính sống còn này.
4.2. Đối với học sinh và thanh niên
-Hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nói
riêng đã trở thành vấn đề thời sự cấp bách đối với mọi quốc gia, mọi cộng đồng trên
hành tinh. Đó là vấn đề sống còn của nhân loại. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức và ý
thức bảo vệ môi trường cho tầng lớp học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục ở nhà
trường là mục tiêu cần được chú ý và ưu tiên.
-Bảo vệ môi để phát triển bền vững đã trở thành một xu thế tất yếu của thời đại.
Việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng và học sinh, sinh viên là việc
20
làm có ý nghĩa thiết thực nhằm đảm bảo sự trường tồn của trái đất – ngôi nhà chung của
chúng ta.
-Chúng ta phải luôn tích cực học tập, tìm hiểu và nâng cao ý thức về môi trường, cố
gắng hết sức và không ngừng vươn lên, phải luôn có tinh thần trách nhiệm với cộng
đồng thì mới có thể xây dựng được môi trường xanh, sạch, đẹp. Nhưng chúng ta cũng
không nên chỉ chú ý làm đẹp trong nhà, đẹp bản thân mà quên rằng để đẹp nhà, dệp
người thì con đường đến ngôi nhà chúng ta đang sống cũng phải xanh - sạch - đẹp.
-Hãy cùng nhau, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, cùng có ý thức để tạo nên một môi
trường sống ngày càng trong sạch và tốt đẹp hơn.
-Xây dựng các mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường gắn với từng đối
tượng cụ thể.
- Đoàn Thanh niên trong thôn, xã triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường như thu
gom rác trên các địa bàn sinh sống; chiến dịch “Nghĩ xanh - sống xanh” kêu gọi xây
dựng ý thức công dân về bảo vệ môi trường; xây dựng các đội tình nguyện thanh niên
bảo vệ môi trường và tham gia tuyên truyền bảo vệ môi trường như câu lạc bộ xe đạp vì
môi trường.
21
Hoạt động của sinh viên tình nguyện

-Ngoài ra, chúng ta cần phát huy vai trò của các nhóm hoạt động tình nguyện môi
trường như học sinh, sinh viên, cán bộ, những người về hưu, Hội Cựu chiến binh, các tổ
chức xã hội, các phường, xã với nhiều hoạt động phong phú như dọn rác thải, trồng
cây xanh, “sống xanh”, “tiêu dùng xanh.
-Tổ chức các chiến dịch môi trường, hình thức chiến dịch không chỉ tác động đến
sinh viên mà tới cả cộng đồng. Chính trong các hoạt động này, học sinh, sinh viên có cơ
hội khẳng định mình trong cộng đồng, qua đó hình thành và phát triển ý thức “mình vì
mọi người, mọi người vì mình”. Các chiến dịch thường mang tính định hướng cao như:
Sống tiết kiệm vì môi trường bền vững, Hãy cùng mọi người dọn vệ sinh quang khu dân
cư, Bản em xanh, sạch, đẹp, Vì màu xanh bản làng…
Với những việc làm trên hi vọng sẽ mang nhiều ý nghĩa trong việc bảo vệ môi
trường nông thôn, đồng thời tác động được hành vi sai trái cũng như ý thức trách nhiệm
của các lãnh đạo, các cơ quan ban ngành để từ đó có được “đáp án” tốt nhất cho cuộc
sống người dân hôm nay và thế hệ mai sau.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau một thời gian nghiên cứu thực trạng môi trường xã Phong An, huyện Phong
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã giúp tôi biết thêm được nhiều vấn đề quan trọng mà qua
quá trình điều tra, khảo sát đã mang lại. Qua đó cũng cho thấy việc bắt tay vào nghiên
cứu một vấn đề đòi hỏi chúng ta phải có tính kiên trì, bền bỉ và suy nghĩ sáng tạo, đồng
thời phải biết vận dụng và phối hợp nhiều phương pháp để liên hệ với thực tiễn nhằm
xây dựng đề tài được phong phú và đa dạng hơn. Thực hiện xong đề tài, tôi thấy mình
được giáo dục một lần nữa về ý thức bảo vệ môi trường, xây dựng cho tôi một lý tưởng
mới của người thanh niên. Tôi ý thức, trách nhiệm được những vấn đề mình làm được
và quyết tâm thực hiện trong thời gian tới. Bởi vì, thực trạng môi trường xã Phong An,
huyện Phong Điền là một thực trạng đáng buồn cho không chỉ riêng cá nhân tôi mà
chung cho người dân trong Xã.
Tuy vấn đề ô nhiễm môi trường không còn xa lạ đối với xã hội hiện nay, đâu đó vẫn
còn nhiều địa phương nghèo bị ô nhiễm như địa phương tôi( Xã Phong An, huyện
Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế có 99% người dân làm nghề lúa nước) thì việc phụ

thuộc vào môi trường là rất lớn. Vì vậy, qua bài tiểu luận này tôi muốn kêu gọi tất cả
mọi người, lãnh đạo các cơ quan ban ngành hãy cùng nhau tái tạo và xây dựng lại môi
trường. Đảm bảo cho người dân có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
2. Kiến nghị
Làm “chuyện lớn” là cần thiết, tuy nhiên để thật sự có thể thay đổi thói quen, nhận
thức của người dân về bảo vệ môi trường, nhiều chuyện nhỏ hằng ngày cần phải được
quan tâm làm đến nơi đến chốn. Đã có bao nhiêu trường hợp người dân vứt rác ra
đường bị xử phạt? Có bao nhiêu tiệm sửa xe gây tiếng ồn, xả khói bụi, dầu nhớt ra khu
dân cư bị xử lý, nhiều nhà máy, xí nghiệp bị bồi thường do thải nước thải ra môi trường
chưa qua xử lý ? Và có bao nhiêu cán bộ môi trường bị kiểm điểm vì để xảy ra vi phạm
trên địa bàn mình quản lý?…Nhưng… sự thật, ô nhiễm vẫn cứ ô nhiễm. Mức đền bù
thiệt hại chỉ chiếm một con số lẻ so với chi phí nhs xản xuất mang ra xử lý nước thải.
Vì vậy đền bù thì đền bù nhưng xả vẫn cứ xả.
Chắc chắn là không có một thống kê nào để trả lời về những chuyện như thế! Nhưng
phải nhìn thẳng một thực tế là sẽ không thể hi vọng chất lượng môi trường có thể cải
thiện trong vài năm, thậm chí vài chục năm nếu người dân cứ thản nhiên vứt rác, nhà
máy cứ “đẩy” nước thải ra môi trường và nếu những người thực thi công vụ bảo vệ môi
trường vẫn cứ coi đó là chuyện nhỏ.
Về vấn đề chống ô nhiễm do các cơ sở sản xuất trong khu dân cư, xã hội cần nói lên
tiếng nói chung mạnh mẽ, và chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng cần có
những biên pháp quyết liệt để giải quyết ngay những “thảm họa môi trường” này, để
đảm bảo cuộc sống an lành cho mọi người dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Kiên, Hoàng Đức Nhuận, Mai Sỹ Tuấn, Sinh thái học và môi trường, NXBGD,
1999.
2. Hoàng Đức Nhuận, Đặng Hữu Lanh, Sinh học 11, NXBGD, 2004.
3. Cục Môi trường – Bộ khoa học và công nghệ môi trường, Các quy định pháp luật về
môi trường (tập 1). Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 1995.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Con người và môi trường. Tài liệu dùng trong các trường

Đại học, 1994.
6. Nguyễn Đăng Độ, Hóa học và sự ô nhiễm môi trường. Nhà xuất bản Giáo dục, 1997.
5. Website: www.baothuathienhue.com.vn
Website: www.vietbao.vn
Website: www.thuviensinhhoc.vn
Website: www.nongnghiep.vn


×