Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

Kiểm Toán Trách Nhiệm Kinh Tế Của Cán Bộ Quản Lý Do Kiểm Toán Nhà Nước Việt Nam Thực Hiện.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 201 trang )

Trờng đại học kinh tế quốc dân

!

#$ %& '()*+)+,

Ngời hớng dÉn khoa häc:
1. TS. MAI VINH
2. PGS.TS. NGUY N TH PHƯƠNG HOA

H

Néi 2017

"


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật.
Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng sự nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và
không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả Luận án

Phạm Tiến Dũng

năm 2017



LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới Người hướng dẫn khoa học, đã tận tình
hướng dẫn Tác giả trong suốt quá trình thực hiện Luận án.
Tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn tới các thầy cô Trường Đại học Kinh tế quốc dân
trong thời gian qua đã giúp đỡ Tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo, đồng nghiệp tại cơ quan, các nhà
quản lý nhà nước đã ủng hộ, giúp đỡ Tác giả trong quá trình nghiên cứu, thu thập tài
liệu, phiếu điều tra.
Cuối cùng, Tác giả bày tỏ sự cám ơn tới những người thân trong gia đình đã
động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Đề tài.
Tác giả Luận án

Phạm Tiến Dũng


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC SƠ ĐỒ
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của Đề tài .................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.3. Câu hỏi quản lý, câu hỏi nghiên cứu ............................................................... 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4

1.5.1. Khái quát chung về phương pháp nghiên cứu................................................. 4
1.5.2. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 4
1.5.3. Dữ liệu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu ..................................... 5
1.5.4. Thiết kế bảng hỏi đối với việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát
triển kiểm toán trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý............................................ 7
1.5.5. Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu và trình bày kết quả nghiên cứu ......... 11
1.6. Đóng góp mới của đề tài ................................................................................. 12
1.7. Kết cấu của Luận án ...................................................................................... 12
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................... 13
2.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi ....................................................... 13
2.2. Các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam ......................................................... 15
CHƯƠNG 3 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN TRÁCH
NHIỆM KINH TẾ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ ....................................................... 19
3.1. Cán bộ quản lý và trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý ......................... 19
3.1.1. Cán bộ quản lý ............................................................................................. 19
3.1.2. Trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý ....................................................... 20
3.2. Kiểm toán trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý ...................................... 24
3.2.1. Khái quát chung về kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ quản lý .......... 24
3.2.2. Sự cần thiết kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ quản lý ............... 28
3.2.3. Chủ thể kiểm toán trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý ........................... 31


3.2.4. Đối tượng, mục tiêu và nội dung kiểm toán trách nhiệm kinh tế của cán bộ
quản lý .................................................................................................................. 32
3.2.5. Thời điểm kiểm toán trách nhiệm kinh tế ..................................................... 33
3.2.6. Loại hình kiểm tốn trách nhiệm kinh tế ...................................................... 33
3.2.7. Quy trình kiểm tốn trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ quản lý................... 33
3.3. Bài học kinh nghiệm kiểm toán trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý .... 35
3.3.1. Kinh nghiệm các kiểm toán nhà nước trên thế giới đối với đánh giá trách
nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý ........................................................................... 35

3.3.2. Kiểm toán trách nhiệm kinh tế tại Kiểm toán Nhà nước Trung Quốc ........... 37
3.3.3. Bài học kinh nghiệm về kiểm toán trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý do
Kiểm toán Nhà nước thực hiện cho Việt Nam ....................................................... 42
3.4. Mơ hình nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kiểm
toán trách nhiệm kinh tế ....................................................................................... 45
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................... 46
CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN TRÁCH NHIỆM KINH TẾ CỦA
CÁN BỘ QUẢN LÝ DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN .................... 47
4.1. Kiểm toán Nhà nước Việt Nam và các nội dung kiểm toán do Kiểm tốn
Nhà nước Việt Nam thực hiện .............................................................................. 47
4.1.1. Vai trị, chức năng, nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam với kiểm
toán trách nhiệm kinh tế ........................................................................................ 47
4.1.2. Các loại hình kiểm tốn do Kiểm tốn Nhà nước Việt Nam thực hiện với
kiểm toán trách nhiệm kinh tế ................................................................................ 50
4.2. Thực trạng kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ quản lý do Kiểm
toán Nhà nước thực hiện ....................................................................................... 52
4.2.1. Thực trạng pháp lý và các quy trình, hướng dẫn của Kiểm tốn Nhà nước về
trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý hiện nay .................................................... 52
4.2.2. Thực trạng kiểm toán trách nhiệm kinh tế qua kết quả kiểm toán giai đoạn
2011-2015 ............................................................................................................. 61
4.2.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kiểm toán trách nhiệm
kinh tế của cán bộ kinh tế do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam thực hiện ................ 67
4.3. Đánh giá thực trạng kiểm toán trách nhiệm của cán bộ quản lý trong các tổ
chức cơng do Kiểm tốn Nhà nước thực hiện ...................................................... 90
4.3.1. Đánh giá thực trạng việc kiểm toán trách nhiệm kinh tế người đứng đầu qua
các buổi kết luận kiểm toán ................................................................................... 90
4.3.2. Đánh giá thực trạng việc thực hiện kiến nghị kiểm toán và tái diễn các sai
phạm sau kiểm toán ............................................................................................... 92



4.4. Nguyên nhân của những hạn chế trong kiểm toán trách nhiệm cá nhân qua
kết quả kiểm toán .................................................................................................. 94
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4......................................................................................... 97
CHƯƠNG 5 HỒN THIỆN KIỂM TỐN TRÁCH NHIỆM KINH TẾ CỦA
CÁN BỘ QUẢN LÝ DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN .................... 98
5.1. Quan điểm định hướng về kiểm toán trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản
lý do Kiểm toán Nhà nước thực hiện .................................................................... 98
5.2. Một số giải pháp hồn thiện kiểm tốn trách nhiệm kinh tế đối cán bộ quản
lý do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam thực hiện ................................................... 99
5.2.1. Nâng cao chất lượng, năng lực kiểm toán viên thực hiện kiểm toán trách
nhiệm kinh tế đối với cán bộ quản lý ..................................................................... 99
5.2.2. Tăng cường khả năng triển khai kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ
quản lý trong các tổ chức công ............................................................................ 101
5.2.3. Tăng cường yêu cầu Kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ quản lý
trong các tổ chức công ......................................................................................... 106
5.2.4. Xây dựng chiến lược phát triển Kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ
quản lý trong các tổ chức công ............................................................................ 107
5.3. Kiến nghị thực hiện các giải pháp ............................................................... 108
5.4. Các kiến nghị với Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan
có liên quan .......................................................................................................... 116
5.4.1. Đối với Quốc hội ....................................................................................... 116
5.4.2. Đối với Chính phủ và các cơ quan khác có liên quan ................................. 116
5.4.3. Kiến nghị đối với Tổng Kiểm toán Nhà nước............................................. 117
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5....................................................................................... 124
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 125
DANH MỤC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ........................... 127
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 129
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 137
PHỤ LỤC 01 .......................................................................................................... 138
PHỤ LỤC 02 .......................................................................................................... 142

PHỤ LỤC 03 .......................................................................................................... 146
PHỤ LỤC 04 .......................................................................................................... 147
PHỤ LỤC 05 .......................................................................................................... 152
PHỤ LỤC 06 .......................................................................................................... 173


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASOSAI

Asian Organization of Supreme Audit Institutions (Cơ quan Kiểm toán
Tối cao Châu Á)

BCTC

Báo cáo tài chính

CNAO

The National Audit Office of the People's Republic of China (Kiểm
tốn Nhà nước Trung Quốc)

CQHC

Cơ quan hành chính

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

HĐND


Hội đồng nhân dân

INTOSAI

International Organization of Supreme Audit Institutions (Tổ chức
Quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao)

KHKT

Kế hoạch kiểm toán

KTNN

Kiểm toán nhà nước

KTTNKT

Kiểm toán trách nhiệm kinh tế

KTV

Kiểm toán viên

NS

Ngân sách

NSĐP


Ngân sách địa phương

NSNN

Ngân sách nhà nước

SAI

Supreme Audit Institution (Kiểm toán tối cao)

SAV

Kiểm toán Nhà nước Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân

VBQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.


Các cuộc kiểm toán do KTNN thực hiện giai đoạn 2011-2015 ..................... 61

Bảng 4.2.

Tổng số kiến nghị xử lý tài chính giai đoạn 2011-2015 của KTNN .............. 62

Bảng 4.3.

Tổng hợp các kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm giai đoạn 2011-2015 của
KTNN ............................................................................................................. 64

Bảng 4.4.

Kết quả phỏng vấn theo mẫu độ tuổi về các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát
triển kiểm toán trách nhiệm cán bộ quản lý ................................................... 67

Bảng 4.5.

Kết quả khảo sát theo mẫu nghiên cứu trình độ học vấn của cán bộ kiểm tốn
tại Kiểm toán Nhà nước về các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển kiểm toán
trách nhiệm quản lý ........................................................................................ 68

Bảng 4.6.

Kết quả nghiên cứu theo ngạch công chức về các nhân tố ảnh hưởng tới kiểm
toán trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý .................................................. 69

Bảng 4.7.

Mẫu nghiên cứu theo hệ số lương tại Kiểm toán Nhà nước về các nhân tố ảnh

hưởng tới sự phát triển kiểm toán trách nhiệm của cán bộ quản lý................ 70

Bảng 4.8.

Kết quả khảo sát các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển kiểm toán trách
nhiệm kinh tế của các cán bộ quản lý theo mẫu thời gian công tác ............... 71

Bảng 4.9.

Thống kê mơ tả các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội .................................... 72

Bảng 4.10. Các nhân tố thuộc về năng lực của Kiểm toán Nhà nước .............................. 74
Bảng 4.11. Các nhân tố thuộc về đối tượng kiểm toán ..................................................... 76
Bảng 4.12. Các nhân tố thuộc về kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ quản lý
do Kiểm toán Nhà nước thực hiện.................................................................. 77
Bảng 4.13. Độ tin cậy của thang đo kinh tế, chính trị, xã hội ........................................... 78
Bảng 4.14. Độ tin cậy của thang đo năng lực kiểm toán .................................................. 80
Bảng 4.15. Độ tin cậy của thang đo đặc điểm đối tượng kiểm toán ................................. 82
Bảng 4.16. Độ tin cậy của thang đo kiểm toán trách nhiệm ............................................. 83
Bảng 4.17. Kết quả kiểm định KMO ................................................................................ 84
Bảng 4.18. Phương sai trích .............................................................................................. 84
Bảng 4.19. Ma trận nhân tố xoay ...................................................................................... 85
Bảng 4.20. Kết quả phân tích ANOVA ............................................................................ 89
Bảng 4.21. Tổng hợp tình hình thực hiện kết luận kiểm toán giai đoạn 2011-2015 của
KTNN ............................................................................................................. 92


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Số lượng các cuộc kiểm toán (theo lĩnh vực) giai đoạn 2011-2015 ............ 62
Biểu đồ 4.2. Tổng số kiến nghị xử lý tài chính giai đoạn 2011-2015 của KTNN ........... 63

Biểu đồ 4.3. Cơ cấu các kiến nghị xử lý tài chính giai đoạn 2011-2015 của KTNN...... 63
Biểu đồ 4.4. Kết quả phỏng vấn theo mẫu độ tuổi về các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát
triển kiểm toán trách nhiệm cán bộ quản lý ................................................. 67
Biểu đồ 4.5. Kết quả khảo sát theo mẫu nghiên cứu trình độ học vấn của các KTV tại
Kiểm toán Nhà nước về các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển kiểm toán
trách nhiệm quản lý...................................................................................... 68
Biểu đồ 4.6. Kết quả nghiên cứu theo ngạch công chức về các nhân tố ảnh hưởng tới
kiểm toán trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý ...................................... 69
Biểu đồ 4.7. Mẫu nghiên cứu theo hệ số lương tại Kiểm toán Nhà nước về các nhân tố
ảnh hưởng tới sự phát triển kiểm toán trách nhiệm của cán bộ quản lý ...... 70
Biểu đồ 4.8. Kết quả khảo sát các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển kiểm toán trách
nhiệm kinh tế của các cán bộ quản lý theo mẫu thời gian công tác............. 71


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Quá trình nghiên cứu của Luận án ................................................................... 4
Sơ đồ 1.2. Mơ hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................. 5
Sơ đồ 1.3. Khung phân tích mơ hình đầu vào, đầu ra...................................................... 15
Sơ đồ 3.1. Quy trình kiểm tốn trách nhiệm kinh tế cán bộ quản lý ............................... 34
Sơ đồ 3.2. Mơ hình hiệu chỉnh các nhân tố ảnh hưởng tới KTTNKT đối với cán bộ quản
lý tại các tổ chức công do KTNN thực hiện ................................................... 88


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của Đề tài
Từ khi có Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI), các cấp uỷ đảng, lãnh đạo các
bộ, ban, ngành Trung ương đã chỉ đạo, triển khai công tác đánh giá cán bộ, đạt được

một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, đánh giá cán bộ vẫn còn nhiều
bất cập, chưa sát thực tế do công tác đánh giá của một số cấp ủy đảng cịn nể nang vì
là người trong nội bộ đơn vị khó đánh giá. Cơng tác đánh giá cán bộ chỉ thực sự hiệu
quả khi được thực hiện bởi một cơ quan độc lập, có chun mơn tồn diện do KTNN
chủ trì.
Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020 là phát triển KTNN thành công cụ
trọng yếu và hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý và
sử dụng tài chính cơng, tài sản cơng; hỗ trợ, phục vụ đắc lực cho hoạt động của Quốc
hội, HĐND các cấp trong thực hiện chức năng giám sát và quyết định các vấn đề quan
trọng của đất nước, của các địa phương. Nâng cao năng lực hoạt động, hiệu lực pháp
lý, chất lượng và hiệu quả hoạt động của KTNN như một công cụ hữu hiệu của Nhà
nước trong kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng tài chính cơng, tài sản cơng; xây
dựng KTNN có trình độ chuyên nghiệp cao, từng bước hiện đại, trở thành cơ quan
kiểm tra tài chính cơng có trách nhiệm và uy tín, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Theo kinh nghiệm quốc tế, KTTNKT đối với cán bộ lãnh đạo các cấp, các
DNNN là một biện pháp quan trọng để kiểm tra, đánh giá một cách xác đáng nhất
trách nhiệm kinh tế người đứng đầu đơn vị; đồng thời đây cũng là một biện pháp tốt để
làm tốt công tác bảo vệ cán bộ. Qua nghiên cứu các vấn đề lý luận, nhất là nghiên cứu
về KTTNKT đối với cán bộ lãnh đạo ở Trung Quốc cũng như tình hình thực tiễn của
nước ta hiện nay trong công tác cán bộ và cơng tác đấu tranh phịng, chống tham
nhũng, thất thốt, lãng phí cho thấy kinh nghiệm của Trung Quốc có thể giúp chúng ta
tiếp thu có chọn lọc để áp dụng phù hợp với thực tiễn và yêu cầu của Việt Nam (tại
Trung Quốc, KTTNKT của các nhà quản lý đã và đang phát triển rất mạnh. Theo quy
định của Luật KTNN Trung Quốc thì KTNN thực hiện KTTNKT của các nhà lãnh đạo
ở cấp tỉnh, cấp bộ và người phụ trách của đơn vị thuộc đối tượng giám sát của KTNN
Trung Quốc (CNAO) (Kiểm toán nhà nước, 2015). Bên cạnh thực hiện các cuộc kiểm
toán tuân thủ, kiểm toán BCTC và kiểm toán hoạt động, CNAO thường tổ chức các
cuộc KTTNKT của các cán bộ quản lý; đồng thời tiến hành bàn giao hồ sơ truy tố cho



2

cơ quan tư pháp và hồ sơ kỷ luật cho các cơ quan kỷ luật của Đảng Cộng sản Trung
Quốc). Biện pháp này nếu được thực hiện sẽ tạo ra một bước đột phá trong công tác
kiểm tra, đánh giá cán bộ để ngăn ngừa, răn đe và đấu tranh chống tham nhũng;... chắc
chắn sẽ được các tầng lớp nhân dân đồng tình, ủng hộ, đồng thời là căn cứ quan trọng
trong đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ được đúng đắn. KTTNKT đối với cán bộ lãnh
đạo là một bổ sung quan trọng cho phương pháp đánh giá cán bộ nhằm đánh giá đúng
cán bộ làm cơ sở và góp phần nâng cao chất lượng cơng tác quy hoạch, luân chuyển và
đào tạo cán bộ đáp ứng yêu cầu thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Ngày 8/03/2008, KTNN đã ban hành Hướng dẫn Số 165/HĐ-KTNN Hướng
dẫn đánh giá, kết luận về trách nhiệm và kiến nghị xử lý vi phạm theo kết luận kiểm
toán qua kết quả kiểm tốn. Tuy nhiên KTNN chưa có quy trình KTTNKT của cán bộ
quản lý do KTNN thực hiện. Mặt khác qua khảo sát sơ bộ cho thấy công tác KTTNKT
của cán bộ quản lý (được lồng ghép thực hiện tại các cuộc kiểm tốn tài chính, kiểm
tốn hoạt động, kiểm tốn chun đề…) cịn chưa được quan tâm đúng mức hoặc đã
được quan tâm nhưng chưa có tác động lớn đến xã hội. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến
KTTNKT của cán bộ quản lý nhưng chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về nội dung này.
Qua thực tế công tác cho thấy các chủ tài khoản, người đứng đầu các đơn vị
được kiểm toán rất sợ các kết luận có liên quan đến đánh giá trách nhiệm kinh tế đối
với người đứng đầu (các đơn vị sẵn sàng thực hiện thu hồi nộp NSNN hoặc giảm chi
theo kiến nghị của KTNN đối với các sai phạm nhưng đều đề xuất KTNN không kiến
nghị kiểm điểm trách nhiệm kinh tế người đứng đầu). Qua thực tế theo dõi việc kiểm
tra, thực hiện kiến nghị kiểm tốn thì những nơi KTNN đã có kiến nghị kiểm điểm
trách nhiệm kinh tế người đứng đầu thì việc tái diễn các sai phạm thường khơng xảy ra
hoặc nếu có thì việc tái diễn khơng nhiều. Việc thực hiện kiến nghị kiểm tốn tại các
đơn vị KTNN đã có kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm kinh tế người đứng đầu thì có
kết quả cao hơn những nơi khơng có kiến nghị kiểm điểm.
Mặt khác công tác KTTNKT của cán bộ quản lý hiện nay đã được kiểm toán

nhưng chưa thực sự tốt, các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến KTTNKT của
cán bộ quản lý còn chưa nhiều, đặc biệt trong phạm vi KTNN.
Là một KTV nhà nước, bản thân Tác giả đã nhiều năm nghiên cứu thực hiện Đề
tài: “Kiểm toán trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý do Kiểm toán Nhà nước Việt
Nam thực hiện” với mục tiêu sử dụng những kiến thức đã được nghiên cứu góp phần
nâng cao vị thế, vai trị của KTNN, nâng cao tính minh bạch, hiệu quả trong việc quản
lý tài chính cơng, tài sản cơng.


3

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của Đề tài là phát triển lý luận về KTTNKT của các nhà
quản lý, xác định các nhân tố ảnh hưởng sự phát triển KTTNKT và đưa các giải pháp
hồn thiện cơng tác KTTNKT của cán bộ quản lý do KTNN Việt Nam thực hiện. Các
mục tiêu cụ thể gồm:
Thứ nhất, Phát triển, phân tích làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về
KTTNKT) của cán bộ quản lý; xác định các nhân tố ảnh hưởng sự phát triển KTTNKT
của cán bộ quản lý;
Thứ hai, Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về KTTNKT của cán bộ quản lý, đặc
biệt tại KTNN Trung Quốc để rút ra bài học kinh nghiệm có giá trị tốt cho KTTNKT
của cán bộ quản lý do KTNN Việt Nam thực hiện;
Thứ ba, Nghiên cứu thực trạng công tác KTTNKT của cán bộ quản lý do
KTNN Việt Nam thực hiện trên khía cạnh pháp lý, các quy định, hướng dẫn hiện hành
cũng như thực tế công tác KTNNKT hiện nay; nghiên cứu, khảo sát để xác định được
các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển công tác KTTNKT của cán bộ quản lý.
Thứ tư, Đề xuất các giải pháp hồn thiện cơng tác KTTNKT của cán bộ quản lý
do KTNN thực hiện và đề xuất hồn thiện quy trình, hướng dẫn KTTNKT của cán bộ
quản lý do KTNN Việt Nam thực hiện;
Thứ năm, Đề xuất một số kiến nghị với Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính

phủ, Tổng KTNN và các cơ quan liên quan để triển khai và phát triển công tác
KTTNKT của cán bộ quản lý do KTNN thực hiện.

1.3. Câu hỏi quản lý, câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng KTTNKT đối với cán bộ quản lý tại các tổ chức công do Kiểm
tốn nhà nước Việt Nam thực hiện có gì hạn chế?
- Nhân tố nào tác động tới KTTNKT đối với cán bộ quản lý kinh tế tại các tổ
chức công do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam thực hiện?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là KTTNKT của cán bộ quản lý (tập trung vào
KTTNKT của các lãnh đạo chính quyền địa phương các cấp, lãnh đạo các DNNN
trong việc quản lý tài chính cơng, tài sản cơng) và các nhân tố ảnh hưởng sự phát triển
KTTNKT của cán bộ quản lý. Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong các cuộc kiểm
toán NS, tiền và tài sản nhà nước do KTNN thực hiện trong giai đoạn 2011-2015. Do
định nghĩa về cán bộ quản lý khá rộng nên Đề tài tập trung vào các cán bộ quản lý


4

chủ yếu bao gồm cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước và cán bộ lãnh đạo quản lý DNNN
có liên quan đến việc quản lý sử dụng tài chính công và tài sản công.

1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Khái quát chung về phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực hiện Luận án là phương pháp
nghiên cứu định lượng (để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển KTTNKT
của cán bộ quản lý) và định tính. Để thực hiện phương pháp này, tác giả tiến hành
khảo sát ý kiến các cán bộ làm cơng tác kiểm tốn tại KTNN, đầu tiên tác giả xây
dựng Bảng hỏi khảo sát sau đó sàng lọc ý kiến, thực hiện phân tích kết quả nghiên cứu

thơng qua phần mềm SPSS. Cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo cơng thức là n ≥
50 + 8*m (m: số biến độc lập) (Tabachnick và Fidell, 1996), Với m là số lượng nhân
tố độc lập, trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn là 300 Kiểm toán viên, với cỡ mẫu
300 người thỏa mãn công thức trên và đảm bảo được tính chính xác của nghiên cứu.
Chủ thể và khách thể nghiên cứu bao gồm những cán bộ quản lý, những KTV có thâm
niên cơng tác từ 3 năm trở lên đang công tác tại KTNN.

1.5.2. Thiết kế nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu được thể hiện trong Sơ đồ 1.1 dưới đây:
Tổng quan nghiên cứu

Khoảng trống nghiên cứu

Xây dựng cơ sở lý luận về kiểm toán trách nhiệm kinh
tế do Kiểm toán Nhà nước thực hiện

Thu thập dữ liệu

Xử lý và phân tích dữ liệu

Phát hiện

Đưa ra các kiến nghị về chính sách, xây dựng quy trình

Sơ đồ 1.1. Quá trình nghiên cứu của Luận án


5

Ngoài việc phát triển, làm rõ cơ sở lý luận về KTTNKT, bài học kinh nghiệm

về KTTNKT trên thế giới, Tác giả đánh giá thực trạng công tác KTTNKT đối với cán
bộ quản lý; xác định nguyên nhân và những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển
KTTNKT tại KTNN để đưa ra các kiến nghị, giải pháp trong thời gian sắp tới.
Đối với việc xác định các nhân tố ảnh hưởng sự phát triển KTTNKT đối với
cán bộ quản lý (nghiên cứu định lượng). Tác giả sử dụng mô hình lý thuyết của
Polltit & Cộng sự (1999), sử dụng mơ hình đầu vào - đầu ra (mơ hình logic) trong
nghiên cứu và kết quả nghiên cứu các đề tài trong nước để thiết lập mơ hình các
nhân tố tác động đến hoạt động KTTNKT đối với cán bộ quản lý trong các tổ chức
sử dụng tài chính cơng, tài sản cơng ở Việt Nam. Mơ hình nghiên cứu đề xuất xác
định các nhân tố ảnh hưởng sự phát triển KTTNKT của cán bộ quản lý là: Nhóm
nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội; nhóm nhân tố khả năng của KTNN; nhóm nhân tố
về các đối tượng, khách thể được kiểm tốn; nhóm nhân tố về quan điểm xây dựng
và phát triển kiểm tốn.

Sơ đồ 1.2. Mơ hình nghiên cứu đề xuất

1.5.3. Dữ liệu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu
Với dữ liệu thứ cấp: Tổ chức thu thập các thông tin cả về tài liệu và số liệu
chung có liên quan đến Đề tài, đặc biệt là các tài liệu, số liệu từ các báo cáo kiểm tốn
do KTNN phát hành và đã cơng bố theo quy định của Luật KTNN;
Với dữ liệu sơ cấp: thu thập theo các phương pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, Điều tra phỏng vấn các đối tượng, đơn vị được kiểm tốn, các lãnh
đạo đồn kiểm tốn và các KTV: Phỏng vấn sâu các nhà quản lý chính quyền địa


6

phương các cấp trong việc quản lý tài chính cơng, tài sản công giai đoạn 2011-2015 do
KTNN thực hiện (xác định những kiến nghị mà các nhà quản lý quan tâm nhất). Phỏng
vấn sâu một số lãnh đạo các đoàn kiểm tốn để xác định vai trị KTTNKT, đánh giá

thực trạng KTTNKT, tìm nguyên nhân. Phát phiếu điều tra các KTV để xác định các
nhân tố ảnh hưởng sự phát triển KTTNKT để củng cố vai trò của KTTNKT đối với
cán bộ kiểm toán trong thời gian sắp tới.
Về lựa chọn mẫu kiểm tốn
Khách thể điều tra gồm 3 nhóm: Một là, các nhà quản lý chính quyền địa
phương các cấp được kiểm tốn; Hai là, các trưởng đồn, phó đồn KTNN; Ba là các
KTV trong KTNN.
Quy mơ và cách chọn mẫu: Dự kiến thực hiện đề tài trên tài liệu thu thập được
từ 842 cuộc kiểm toán do KTNN thực hiện giai đoạn 2011-2015 (các cuộc kiểm tốn
đã có kết luận và đã được công khai theo quy định của Luật KTNN).
Khảo sát thực tế và thu thập thông tin ở các chính quyền địa phương trong q
trình kiểm toán. Nội dung khảo sát gồm đánh giá mức độ quan tâm của các nhà quản
lý trong các kết luận kiểm tốn có liên quan đến kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm, Tác
động của những kiến nghị đó đến cơng tác quản lý và liệu sau khi có kiến nghị kiểm
tốn thì địa phương có khắc phục kịp thời hoặc vẫn tái diễn các sai phạm đó. Khảo sát
các tổ trưởng, trưởng đồn kiểm tốn trong các kiến nghị kiểm toán thi chủ tài khoản,
lãnh đạo các đơn vị được kiểm toán quan tâm nhất là kiến nghị kiểm toán gì (kiến nghị
xử lý tài chính hay kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm cá nhân)? Các sai phạm liên quan
trách nhiệm cá nhân có được thực hiện kịp thời và các nhà quản lý có tiếp tục tái diễn
các sai phạm đó khơng?.
Phát phiếu phỏng vấn 300 KTV (chủ yếu các KTV có kinh nghiệm trên 3 năm)
trong tồn ngành tại các cơ quan KTNN chuyên ngành, KTNN khu vực và các cơ quan
tham mưu của KTNN (với số lượng KTV được phát phiếu phỏng vấn là 180 KTV);
phát phiểu phỏng vấn các lãnh đạo cấp phòng trở lên và các KTV đang theo học các
lớp bồi dưỡng đào tạo năm 2016 do Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ KTNN (tổ chức
trong năm 2016 tại Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An với số lượng KTV được phát phiếu
phỏng vấn là 120 KTV) để xác định các nhân tố ảnh hưởng sự phát triển KTTNKT của
cán bộ quản lý (đây là các lớp đào tạo có đủ số lượng KTV có kinh nghiệm và phù hợp
điều kiện phỏng vấn của tác giả, các KTV được phỏng vấn cung cấp thông tin tin cậy
do tác giả cũng tham dự các lớp đào tạo này với tư cách là học viên). Cụ thể;



7

TT

Tên đơn vị

Địa chỉ

1

KTNN Khu vực I

82, Ngọc Khánh Ba Đình, Hà Nội

2

KTNN Khu vực X

TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

3

KTNN Khu vực VII

TP Nhà Trang tỉnh Khánh Hòa

4


KTNN Khu vực XI

TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

5

KTNN Chuyên ngành II

68, Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội

6

KTNN Chuyên Ngành VI

68, Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội

7

Vụ Chế độ kiểm soát chất lượng kiểm toán

111 , Trần Duy Hưng

8

Vụ Tổng hợp

111 , Trần Duy Hưng

9


Vụ Pháp chế

111 , Trần Duy Hưng

10

Lớp bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng tại Cửa Lò Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An

11

Lớp bồi dưỡng KTV tại Cửa Lò

Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An

Thứ hai, trao đổi, tham khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán
NSĐP. Các chuyên gia trong nghiên cứu kế tốn, kiểm tốn, kinh tế lượng...để hồn
thiện Luận án theo quy định.

1.5.4. Thiết kế bảng hỏi đối với việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự
phát triển kiểm toán trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý
Bảng hỏi phục vụ nghiên cứu Luận án được thực hiện theo mơ hình thang đo
Linkert với 5 mức độ được trình bày như sau:
1

2

3

4


5

Rất khơng đồng ý

Khơng đồng ý

Khơng có ý kiến

Đồng ý

Rất đồng ý

Bảng hỏi được sử dụng trong luận án được xây dựng bao gồm các thang đo dưới đây:

1.5.4.1. Thang đo các yếu tố về nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội
Để thiết kế được thang đo này, tác giả căn cứ vào những lý do phát sinh trong
thực tế là: (1) Trong các tổ chức cơng, tình trạng tham ơ lãng phí xảy ra nhiều, do tổ
chức công là tổ chức của Nhà nước, sử dụng NSNN để thực hiện các hoạt động. Do đó
trong q trình hoạt động hay xảy ra hiện tượng cán bộ quản lý lợi dụng chức vụ và
quyền hạn để làm giàu cho riêng cá nhân mình; (2) Hiện nay, những quy định về
KTTNKT của cán bộ quản lý trong các tổ chức cơng cịn chưa đầy đủ do KTTNKT
đối với cán bộ quản lý trong các tổ chức cơng vẫn cịn là một loại hình kiểm tốn mới;
(3) Kết quả KTTNKT đối với cán bộ quản lý tại các đơn vị cơng cịn hạn chế với lý do
vẫn có hiện tượng che dấu trong q trình kiểm tốn của KTV và hiện tượng
KTTNKT vẫn chưa được thực hiện đầy đủ; (4) Hiện tượng thất thốt, lãng phí trong
quản lý hiện nay còn nhiều nên cần yêu cầu triển khai KTTNKT của cán bộ quản lý để


8


tránh thất thoát; (5) Quốc hội là cơ quan lập pháp, là cơ quan quyền lực tối cao kiểm
soát các hoạt động của chính phủ, hơn nữa KTNN là đơn vị trực thuộc Quốc hội và để
kiểm soát những hoạt động của các cơ quan thông thường quốc hội phải kiểm soát
được cán bộ quản lý trong các tổ chức cơng và để kiểm sốt được các tổ chức cơng,
Quốc hội yều cầu phải có KTTNKT với cán bộ quản lý để thực hiện chức năng kiểm
soát Quốc hội; (6) KTNN là cơ quan thuộc Quốc hội, thực hiện các chức năng kiểm
tốn do đó khi kiểm tốn vai trị của KTNN là phải thực hiện vai trò KTTNKT của cán
bộ quản lý; (7) Luật KTNN yêu cầu mọi tổ chức, cá nhân liên quan cơng tác quản lý
tài chính cơng, tài sản cơng phải được kiểm tốn để tránh gây nên hiện tượng tham ơ,
thất thốt trong quản lý gây thiệt hại cho Nhà nước. Do đó chỉ KTTNKT mới có thể đáp
ứng được u cầu này trong tình hình hiện nay; (8) Trong lĩnh vực KTTNKT đối với
cán bộ quản lý sự giúp đỡ của các chuyên gia là cần thiết nhằm đảm bảo tính chính xác,
hợp lý của những cuộc kiểm tốn; (9) Cơng chúng cần sự minh bạch trong quản lý của
cán bộ quản lý vì NSNN là do tiền thuế của dân đóng góp do đó người dân có quyền
được biết, ngày nay yêu cầu về sự minh bạch này càng phải được thực hiện minh bạch
hơn và chính xác hơn, do đó cần phải KTTNKT đối với cán bộ quản lý tại các tổ chức
công. Từ những lý do trên thang đo được thiết kế bao gồm những nội dung dưới đây:
STT
1
2

Câu hỏi nghiên cứu

Tham ơ, lãng phí trong quản lý tại các tổ chức Tác giả tham khảo từ nguồn của Wassily
công là phổ biến
Leontief (1973), Trần Thị Bích Hậu
Thiếu quy định về trách nhiệm kinh tế của cán bộ (2012), trong nghiên cứu này tác giả đã
nêu lên các nhân tố tác động đến chất
Kết quả KTTNKT của cán bộ quản lý tại các lượng kểm toán trách nhiệm kinh tế đối
với cán bộ kinh tế gồm: Tham ơ lãng phí,

đơn vị cơng cịn hạn chế?
u cầu triển khai KTTNKT của cán bộ quản thiếu quy định về trách nhiệm kinh tế của
cán bộ quản lý, kết quả KTTNKT trong tổ
lý để tránh thất thốt lãng phí
chức cơng cịn hạn chế, u cầu triển khai
Yêu cầu từ Quốc hội
Vai trò của KTNN là phải thực hiện KTTNKT KTTNKT của cán bộ quản lý để tránh thất
thốt lãng phí, u cầu từ quốc hội, vai trò
đối với cán bộ quản lý
Luật KTNN yêu cầu phải KTTNKT đối với của của KTNN, luật KTNN yêu cầu, sự
giúp đỡ của các chuyên gia, yêu cầu từ sự
cán bộ quản lý
Sự giúp đỡ của các chuyên gia trong lĩnh vực minh bạch của công chúng.

quản lý trong các tổ chức công
3
4
5
6
7
8

KTTNKT đối với cán bộ quản lý
9

Nguồn

Yêu cầu từ sự minh bạch của công chúng đối
với trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý



9

1.5.4.2. Thang đo năng lực kiểm toán
STT
1
2
3
4
5

Câu hỏi nghiên cứu

Nguồn

KTV có kiến thức đầy đủ về KTTNKT đối Tác giả tham khảo tài liệu của tác giả
với cán bộ quản lý
Nguyễn Bích Thủy (2011), Lonsdale
KTV có kiến thức chun sâu khi tham gia & cộng sự (2011), theo các tác giả,
nhân tố tác động đến KTTNKT đối
KTTNKT của cán bộ quản lý
Trình độ và kinh nghiệm của KTV khi tham với cán bộ quản lý bao gồm: Kiến
thức của kiểm tốn viên, trình độ và
gia KTTNKT cao
Năng lực xây dựng nên các tiêu chí KTTNKT kinh nghiệm của KTV, Năng lực của
KTNN, khả năng vận dụng các
đối với cán bộ quản lý tại KTNN
Khả năng vận dụng các phương pháp kiểm phương pháp kiểm toán của KTNN,
toán trong KTTNKT đối với cán bộ quản lý Kỹ năng của KTV, Nguồn lực của
KTNN, Nội dung kiểm toán đối với

Các kỹ năng phân tích, tổng hợp và viết báo cán bộ quản lý kinh tế của KTNN.
cáo trong KTTNKT của KTV

tại KTNN
6
7

Có đầy đủ nguồn lực để KTTNKT đối với cán
bộ quản lý hiện nay

8

Có phương pháp triển khai KTTNKT của cán
bộ quản lý

9

Nội dung KTTNKT đối với cán bộ quản lý tại
KTNN đầy đủ và phong phú

Để xây dựng được thang đo này, các căn cứ để lựa chọn và cần đánh giá đó là:
Kiến thức của KTV về KTTNKT đối với cán bộ quản lý như thế nào, có đẩy đủ hay
khơng để tiến hành kiểm tốn; KTV có kiến thức chuyên sâu khi tham gia KTTNKT
đối với cán bộ quản lý hay khơng; Trình độ và kinh nghiệm của KTV khi tham giá
kiểm toán cao hay thấp dẫn đến kết quả KTTNKT đối với cán bộ quản lý như thế nào;
Năng lực xây dựng nên các tiêu chí KTTNKT đối với cán bộ quản lý tại KTNN cao
hay thấp; Khả năng vận dụng các phương pháp kiểm toán khi KTTN đối với cán bộ
quản lý của KTNN có đa dạng hay khơng, vận dụng có hợp lý đúng hay khơng; Các kỹ
năng phân tích, tổng hợp và viết báo cáo trong KTTNKT đối với cán bộ quản lý là rất
cần thiết vì nó quyết định tính trung thực và chính xác của cuộc kiểm tốn; Nguồn lực

để tham gia KTTNKT đối với cán bộ quản lý của KTNN là cần thiết, vì thiếu nguồn
lực cuộc kiểm tốn sẽ thiếu minh bạch, không độc lập; Phương pháp triển khai
KTTNKT của cán bộ quản lý trong các tổ chức công tốt hay khơng, nếu phương pháp
triển khai tốt thì kết quả KTTNKT với cán bộ quản lý tốt cịn khơng tốt thì kết quả
kiểm tốn có ngược lại, tầm ảnh hưởng của nhân tố này tốt hay xấu; Về nội dung


10

KTTNKT đối với cán bộ quản lý trong các tổ chức công đầy đủ hay thiếu, quyết định
đến KTTNKT của cán bộ quản lý trong các tổ chức công. Từ những lý do này xây
dựng thang đo với những nội dung dưới đây:

1.5.4.3. Thang đo khách thể kiểm toán
Khách thể kiểm tốn đóng một vai trị quan trọng trong việc KTTNKT đối với
cán bộ quản lý trong tổ chức công, để thực hiện được yêu cầu này cần phải trả lời được
những nội dung như sau: Quy mô và phạm vi của các tổ chức công hiện nay thông
thường là rộng và khó kiểm sốt, khó KTTNKT đối với cán bộ quản lý; Loại hình hoạt
động của các tổ chức công đa dạng thông thường ngày nay các tổ chức công hoạt động
đa dạng nhiều lĩnh vực dẫn đến KTTNKT của các tổ chức cơng khó thực hiện; Các tổ
chức công hiện nay chủ yếu do Nhà nước thành lập nên thơng thường có một mối quan
hệ thân thiết và được Nhà nước bảo hộ dẫn đến hiện tượng khó KTTNKT đối với cán bộ
quản lý trong các tổ chức công; Những cán bộ quản lý trong các tổ chức cơng thường là
những người có quan hệ với cơ quan nhà nước một cách chặt chẽ trong mối quan hệ lợi
ích nhóm nên khó KTTNKT đối với cán bộ quản lý trong các tổ chức công; Tổ chức
công thông thường thực hiện các quy định và thủ tục riêng khá đầy đủ và kín kẽ nên khó
KTTNKT đối với cán bộ quản lý trong các tổ chức công; Tổ chức công thường hiểu biết
đầy đủ về trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý nên có những biện pháp lách luật và từ
đó khó KTTNKT đối với cán bộ quản lý trong các tổ chức công. Với những lý do này,
xây dựng thang đo đối với khách thể kiểm tốn trong việc KTTNKT như sau:

STT

Câu hỏi nghiên cứu

1

Quy mơ và phạm vi của các tổ chức công thường rộng và
khó kiểm sốt

2

Loại hình hoạt động của các tổ chức công quá đa dạng

3

Các tổ chức công thường là các tổ chức được ủng hộ của
Nhà nước

4

Cán bộ quản lý của các tổ chức công được KTTNKT
thường là những người có quan hê phức tạp và được ủng
hộ của cơ quan chủ quản

5

Tổ chức cơng có những quy định và thủ tục khá đầy đủ
nên khó KTTNKT của cán bộ quản lý

6


Tổ chức công hiểu biết đầy đủ về trách nhiệm kinh tế của
cán bộ quản lý

Nguồn
Tác giả tham khảo nguồn
từ Nguyễn Văn Kiên
(2010), Pollitt & cộng sự
1999, Trần Bích Hậu
(2008), Nhân tố tác động
tới kiểm toán TNKT đối
với cán bộ quản lý gồm:
Quy mơ của tổ chức cơng,
loại hình tổ chức công, cán
bộ quản lý của tổ chức
công, quy định và thủ tục
của tổ chức công, hiểu biết
của tổ chức công


11

1.5.4.4. Thang đo kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ quản lý
Từ những ý kiến tổng hợp trong 3 thang đo đã xây dựng, mục đích cuối cùng là
phải cho biết được hiệu quả của KTTNKT đối với cán bộ quản lý trong các tổ chức
công tại KTNN. Do đó 3 thang đo dưới đây được tổng hợp để thực hiện KTTNKT đối
với cán bộ quản lý trong các tổ chức công như sau:
STT

Câu hỏi nghiên cứu


Nguồn

1

KTNN phải triển khai KTTNKT đối với
cán bộ quản lý trong các tổ chức công một

Tác giả tham khảo từ Nguyễn Văn
Kiên (2010), Pollitt & cộng sự

cách độc lập

2

3

1999, Trần Bích Hậu (2008), hiệu
KTNN có khả năng KTTNKT đối với cán quả của KTTNKT đối với cán bộ
bộ quản lý trong các tổ chức công một cách quản lý kinh tế đối với đơn vị tổ
chức công được thể hiện qua cơng
độc lập
KTNN có khả năng hồn thành nhiệm vụ
KTTNKT đối với cán bộ quản lý trong các
tổ chức công

tác triển khai KTTNKT của KTNN,
khả năng của KTNN, Mức độ hoàn
thành nhiệm vụ của KTNN.


1.5.4.5. Mơ hình hồi quy
Mơ hình nghiên cứu được đề xuất là:
F = α + βi(Fi)
Trong đó F là biến phụ thuộc thể hiện sự phát triển KTTNKT;
Fi là các biến độc lập thể hiện các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển KTTNKT
đối với cán bộ quản lý.

1.5.5. Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu và trình bày kết quả nghiên cứu
Việc phân tích dữ liệu: Tác giả tổng hợp những kết quả nghiên cứu của các nhà
khoa học trong và ngoài nước về KTTNKT của các nhà quản lý đối với việc quản lý tài
chính cơng, tài sản cơng; kinh nghiệm của KTNN Trung Quốc và một số nước trên thế
giới; cơ sở, điều kiện áp dụng KTTNKT tại KTNN Việt Nam; phân tích các tình huống,
thực trạng KTTNKT đối với cán bộ quản lý tại KTNN hiện nay; phân tích các trường
hợp điển hình để đưa ra nguyên nhân, quy luật để kiến nghị giải pháp thực hiện.
Để có được bộ số liệu cho việc kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát
triển KTTNKT của cán bộ quản lý được tiến hành điều tra mã hóa các câu hỏi phỏng
vấn dưới dạng định tính và dùng phần mềm SPSS, dùng Excel để liệt kê, tổng hợp, lựa


12

chọn, so sánh thông tin để kiểm định xem các yếu tố này (tỷ trọng) để kiểm định xem
việc nhân tố nào ảnh hưởng đến KTTNKT của cán bộ quản lý.
Đề trình bày kết quả nghiên cứu, Tác giả sử dụng các phương pháp: phương
pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, suy luận...

1.6. Đóng góp mới của đề tài
Để tài có những đóng góp mới như sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về KTTNKT đối với cán bộ quản lý;
- Xây dựng được mơ hình các nhân tố ảnh hưởng tới KTTNKT đối với cán bộ

quản lý do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam thực hiện;
- Đưa ra được 4 giải pháp hoàn thiện KTTNKT đối với cán bộ quản lý do Kiểm
toán Nhà nước Việt Nam thực hiện.

1.7. Kết cấu của Luận án
Tên Luận án: “Kiểm toán trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý do Kiểm toán
Nhà nước Việt Nam thực hiện”.
Sau phần giới thiệu, Bố cục Luận án gồm 05 chương:
Chương 1: Giới thiệu Đề tài nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu;
Chương 3: Những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm toán trách nhiệm kinh tế của
cán bộ quản lý;
Chương 4: Thực trạng kiểm toán trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý tại
Kiểm toán Nhà nước hiện nay;
Chương 5: Hồn thiện kiểm tốn trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý do
KTNN Việt Nam thực hiện.


13

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi
Tơn Hiểu Nham (2005) với cơng trình nghiên cứu “Kiểm tốn trách nhiệm
kinh tế đối với cán bộ quản lý Nhà nước” đã chỉ ra KTTNKT của cán bộ quản lý tại
các đơn vị Nhà nước là quan trọng vì các đơn vị cơng là những đơn vị sử dụng NSNN
nên việc xảy ra hiện tượng tiêu cực là dễ thấy. Do đó khi kiểm tốn, KTNN phải kiểm
toán TNKT đối với cán bộ quản lý. Ông nêu ra rằng kiểm toán TNKT phải kiểm toán
được tình trạng tham ơ, lãng phí và tình trạng tha hóa đạo đức của những cán bộ quản
lý trong các tổ chức cơng.

Liu Bei (2004) với cơng trình nghiên cứu ''Vai trị Kiểm tốn Nhà nước Trung
Quốc'', chỉ ra rằng KTTNKT của KTNN có tác dụng giám sát cán bộ, là căn cứ quan
trọng trong việc cất nhắc và sử dụng cán bộ lãnh đạo và là nhiệm vụ quan trọng KTNN
phải thực hiện trong nhiệm vụ hàng năm (Đoàn học tập kinh nghiệm kiểm toán tại
KTNN Trung Quốc, 2005).
ZhangQi (2004) với cơng trình nghiên cứu "Chuẩn mực Kiểm tốn Nhà nước
Trung Quốc", chỉ ra rằng hệ thống chuẩn mực KTNN Trung Quốc có quy định cụ thể
quyền kiểm tra, xử lý xử phạt của KTNN đối với các hành vi gian lận, phạm pháp
nghiêm trọng. KTNNN phải có thẩm quyền tiến hành xử lý xử phạt đối với hành vi
gian lận, phạm pháp nghiêm trọng và có biện pháp trong việc tìm kiếm manh mối hành
vi gian lận, phạm pháp nghiêm trọng. KTTNKT là nghiệp vụ chuyên môn để đối chiếu
với với các mục tiêu liên quan, đưa ra đánh giá xem xét liệu những cơng chức đặc biệt
có hành thành đúng chức trách, nghĩa vụ của mình khơng, đồng thời xác định rõ gianh
giới trách nhiệm của cán bộ, viên chức trong những vấn đề do KTNN phát hiện (Đồn
học tập kinh nghiệm kiểm tốn tại KTNN Trung Quốc, 2005).
Crawbath (2001), trong cơng trình nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng tới
kiểm toán cán bộ quản lý” xác định rằng kiểm toán cán bộ quản lý là một nhiệm vụ
khó thực hiện với lý do các nhân tố ảnh hưởng tới kiểm toán đặc biệt là trách nhiệm
kinh tế của cán bộ quản lý như: Nhân tố kinh tế, xã hội, đối tượng kiểm toán làm cho
kết quả KTTNKT của cán bộ quản lý trở nên ít chính xác vì nó tác động lớn đến các
cán bộ kiểm toán làm cho KTV dễ nhận định sai.
Smarth Jhon (2000), “Kiểm toán trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý trong
các tổ chức cơng”, trong cơng trình nghiên cứu của mình tác giả chỉ ra rằng tại các


14

nước xã hội chủ nghĩa, hiện tượng cán bộ quản lý để xảy ra tình trạng thiếu trách
nhiệm trong quản lý là xuất phát từ hiện tượng tư lợi cá nhân và lợi ích riêng nên dễ
xảy ra hiện tượng tiêu cực làm cho hậu quả là các tổ chức kém phát triển gây lãng phí

và thất thốt cho nhà nước làm ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của đất nước do đó phải
tăng cường cơng tác thanh kiểm tra các đơn vị khu vực cơng nhằm mục đích minh
bạch tài chính, giảm thất thốt tiền, tài sản nhà nước.
Nath (2005) chỉ ra có 8 nhân tố được phân loại thành nhóm nhân tố kinh tế, chính
trị và xã hội có ảnh hưởng tới việc hình thành kiểm tốn trong các tổ chức cơng gồm: Vai
trị Tổng KTNN; u cầu từ các cấp chính quyền; chính sách tài khóa; áp lực từ các nhóm
lợi ích (chính trị gia, phương tiện truyền thơng...); vai trị của các ủy ban trong quốc hội;
thay đổi luật và quy định; tác động của nghề nghiệp kế toán, kiểm toán; thay đổi cơ cấu tổ
chức của SAI. Trong số 8 nhân tố trên, có 3 nhân tố (gồm ủy ban kế tốn cơng, quốc hội
và phương tiện truyền thơng) đóng vai trị quan trọng trong tiến trình phát triển Kiểm
tốn, các nhân tố này có ảnh hưởng làm tăng cầu về Kiểm tốn.
Pollit và Cộng sự (1997, 1999) đưa ra quan điểm chức năng kiểm tốn trong
các tổ chức cơng khơng chỉ đơn giản là áp dụng những kỹ thuật kiểm toán phù hợp mà
cịn bao hàm khía cạnh quản lý được áp dụng trong mơ hình quản trị cơng mới. Pollit
cho rằng thay đổi trên phương diện kỹ thuật kiểm toán trong các tổ chức cơng quyết
định loại hình kiểm tốn và tiến trình phát triển, nhưng những thay đổi kỹ thuật kiểm
tốn chỉ xuất hiện cùng với những thay đổi trong cải cách quản trị công. Trên bằng
chứng thực nghiệm khảo sát tại 05 quốc gia khác nhau bao gồm Phần Lan, Pháp, Hà
Lan, Thủy Điển và Anh (thông qua nghiên cứu tình huống), Pollitt & cộng sự (1999)
đã đưa ra mơ hình đầu ra, đầu vào (mơ hình logic) để thiết lập mơ hình các nhân tố tác
động đến hoạt động kiểm toán.


15

Sơ đồ 1.3. Khung phân tích mơ hình đầu vào, đầu ra
Pollit và Cộng sự (1997, 1999) nhấn mạnh đến các nhân tố ảnh hưởng đến
chiến lược kiểm toán là: các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội; khả năng các SAI (trình
độ, kỹ năng KTV và khả năng thực hiện nhiệm vụ của các SAI); đặc điểm của đối
tượng được kiểm toán; quan điểm xây dựng và phát triển kiểm tốn của các SAI...

Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu đã chỉ ra sự cần thiết phải thực hiện
KTTNKT của cán bộ quản lý đối với lĩnh vực cơng nhằm mục tiêu phịng chống tham
nhũng, minh bạch tài chính cơng; các cơng trình đã tập trung nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng chất lượng cơng tác kiểm tốn và đã chỉ ra được một số nhóm nhân tố ảnh
hưởng chất lượng cơng tác kiểm tốn: như yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội; yếu tố về
đặc thù của đơn vị được kiểm toán; yếu tố về năng lực của các SAI…

2.2. Các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam
GS.TS Vương Đình Huệ (2003, 2012) Đề tài khoa học cấp bộ đã đưa ra lý luận
chung ban đầu về KTTNKT và có xây dựng sơ bộ quy trình KTTNKT đối với cán bộ
quản lý. Đề tài đã đưa ra được cơ sở lý luận cùng mơ hình KTTNKT đối với cán bộ
quản lý và có đưa ra lộ trình từ 2003 đến 2010 đưa hoạt động KTTNKT vào nền nếp.
Đây là Đề tài nghiên cứu khoa học đầu tiên về KTTNKT tại Việt Nam, đặt nền móng
về khái niệm, đặc trưng, xây dựng cơ sở lý luận, quy trình KTTNKT đối với cán bộ
quản lý.
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (2007), Tạp chí Kiểm tốn (KTNN
Việt Nam góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng, chống tham nhũng,
lãng phí, Tạp chí Kiểm tốn, Số 9 (82) - tháng 9/2007 (tr6 - 8)), đã có quan điểm cần


×