Uỷ ban nhân dân Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Tỉnh Thanh Hoá Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 2417 /QĐ-UBND Thanh Hoá, ngày 13 tháng 7 năm 2010
Quyết định
V/v Phê duyệt Đề án chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ tỉnh Thanh Hoá
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/1/2003 của Chính phủ về phát
triển và quản lý chợ; Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính
phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày
14/1/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ;
Căn cứ Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 3/6/2009 của Chính phủ về việc
Quy định chi tiết và hớng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài
sản Nhà nớc;
Cn c Ngh nh s 17/2010/N-CP ngy 04/3/2010 ca Chớnh ph v
bỏn u giỏ ti sn;
Căn cứ Quyt nh s 559/Q-TTg, ngy 31/5/2004 ca Th tng Chớnh
ph v Chng trỡnh phỏt trin ch;
Căn cứ Quyết định số 1999/QĐ-UBND ngày 19/7/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh
Thanh Hoá về việc phê duyệt đề án Qui hoạch phát triển mạng lới Chợ tỉnh Thanh
Hoá đến năm 2010, định hớng đến năm 2020 ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công thơng tại văn bản số 283/SCT-QLTM
ngày 17/3/2010 về việc phê duyệt Đề án đổi mới mô hình tổ chức quản lý Chợ tỉnh
Thanh Hoá,
Quyết định:
Điều 1. Phê duyệt Đề án chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ tỉnh
Thanh Hoá với nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN IM, MC TIấU.
1. Quan im.
- i mi mụ hỡnh t chc qun lý ch gúp phn to mụi trng phỏp lý
thun li, khuyn khớch cỏc thnh phn kinh t tham gia u t kinh doanh, khai
thỏc ch; ng thi m bo nõng cao hiu lc, hiu qu qun lý nh nc v ch.
- Thit lp mụ hỡnh t chc qun lý ch m bo thng nht, gn nh,
hiu qu, chuyờn nghip nhm phc v ngy cng tt hn nhu cu sn xut v
i sng ca nhõn dõn trờn a bn, m bo v sinh mụi trng, an ninh trt t,
văn minh thương mại và tăng thu cho ngân sách nhà nước; nâng cao năng lực
cạnh tranh của mạng lưới chợ trong thời kỳ hội nhập.
- Việc chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ phải được thực hiện theo
đúng quy định của pháp luật, phù hợp với quy mô và tính chất của từng loại hình
chợ, bảo đảm sự hoạt động bình thường, ổn định của chợ. Đối với các chợ được
đầu tư xây dựng mới chỉ áp dụng các loại hình quản lý: Doanh nghiệp hoặc Hợp
tác xã kinh doanh, quản lý chợ.
2. Mục tiêu.
Phấn đấu đến năm 2015, cơ bản các chợ trên địa bàn tỉnh được tổ chức
quản lý kinh doanh theo mô hình DN, HTX, cụ thể:
- Năm 2010: các ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố hoàn thành
việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi; tổ chức thực hiện thí điểm chuyển đổi mô
hình quản lý của 10 chợ;
- Năm 2011: phấn đấu chuyển đổi 40 chợ;
- Năm 2012: phấn đấu chuyển đổi 60 chợ:
- Năm 2013: phấn đấu chuyển đổi 80 chợ;
- Năm 2014: phấn đấu chuyển đổi 100 chợ;
- Năm 2015: phấn đấu chuyển đổi các chợ còn lại (Riêng khu vực miền
núi, khu vực khó khăn, biên giới, căn cứ tình hình cụ thể để lựa chọn hình thức,
mô hình tổ chức quản lý chợ cho phù hợp).
II. ĐIỀU KIỆN, HÌNH THỨC CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHỢ.
1. Điều kiện chuyển đổi.
Các chợ thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ phải có đủ các
điều kiện sau đây:
- Phù hợp với Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ được UBND tỉnh phê
duyệt;
- Đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất sau khi chuyển đổi;
- Đã được cơ quan có thẩm quyền định giá tài sản, tài chính.
2. Hình thức chuyển đổi.
2.1. Đối với chợ ở trung tâm huyện lỵ, thị xã, thành phố và chợ đầu mối.
Thực hiện chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp hoặc HTX kinh doanh,
quản lý chợ theo 2 hình thức sau:
- Hình thức thứ nhất: Nhà nước tổ chức bán đấu giá tài sản trên đất hiện
có, nhà đầu tư trúng đấu giá được thuê đất để đầu tư quản lý và kinh doanh chợ
theo quy định của Pháp luật.
2
- Hình thức thứ hai: chuyển giao tài sản, nhân sự và mặt bằng hiện có cho
nhà đầu tư tiếp nhận để đầu tư kinh doanh theo phương án được cấp có thẩm
quyền phê duyệt (hình thức này chỉ áp dụng đối với các chợ trung tâm huyện
miền núi chưa có điều kiện để đấu giá và còn thực hiện nhiệm vụ chính sách
cung ứng hàng hoá đối với khu vực miền núi).
2.2. Đối với các chợ dân sinh thuộc xã, phường, thị trấn quản lý.
Các chợ dân sinh ở các xã, phường, thị trấn áp dụng 1 trong 2 hình thức
chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ như sau:
- Những chợ đã được xây dựng từ nguồn huy động của các thành phần
kinh tế ngoài nhà nước và có một phần hỗ trợ từ NSNN thì chuyển sang mô hình
Doanh nghiệp cổ phần, HTX để kinh doanh khai thác và quản lý chợ.
- Đối với các chợ do ngân sách địa phương đầu tư: Thực hiện chuyển đổi
thông qua bán đấu giá tài sản; nhà đầu tư trúng đấu giá được thuê đất để đầu tư
kinh doanh khai thác chợ.
2.3. Đối với các chợ chưa có điều kiện để chuyển sang mô hình doanh
nghiệp hoặc Hợp tác xã quản lý (chợ biên giới, cửa khẩu, chợ ở các xã thuộc
vùng miền núi khó khăn).
Tiếp tục duy trì mô hình Ban quản lý chợ hoạt động theo Nghị định số
02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ.
Ban quản lý chợ được thành lập và hoạt động dưới sự chỉ đạo của UBND các cấp.
III. NỘI DUNG CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHỢ.
1. Về tổ chức, nhân sự.
- Sau khi chuyển đổi, các Doanh nghiệp, Hợp tác xã quản lý kinh doanh
chợ phải hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã.
Doanh nghiệp hoặc Hợp tác xã quản lý, kinh doanh chợ tiếp nhận toàn bộ đội
ngũ cán bộ, nhân viên của Ban quản lý chợ và các hộ, cá nhân kinh doanh tại
chợ, đảm bảo việc kinh doanh diễn ra bình thường, không xáo trộn trước, trong
và sau khi chuyển đổi mô hình quản lý chợ.
- BQL chợ thông báo kế hoạch chuyển đổi trước tối thiểu 03 tháng để các
hộ, cá nhân kinh doanh tại chợ chủ động trong việc kinh doanh; các hộ có nhu
cầu tiếp tục được kinh doanh ở chợ và được duy trì mức phí và lệ phí như cũ cho
đến khi kết thúc năm hiện thời. Mức phí và lệ phí của năm tiếp theo do chủ đầu
tư quản lý, kinh doanh chợ thoả thuận với các hộ, cá nhân kinh doanh tại chợ
theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Về đất đai.
Bàn giao toàn bộ diện tích đất đang sử dụng cho doanh nghiệp hoặc HTX
quản lý khai thác chợ sau khi chuyển đổi. Doanh nghiệp, HTX quản lý kinh
doanh chợ có trách nhiệm sử dụng đất đúng mục đích, không được thay đổi mục
đích sử dụng. Trình tự thủ tục bàn giao, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận QSD
3
đất thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đất đai và các văn bản hướng
dẫn thực hiện.
3. Về tài sản.
Tài sản hình thành từ nguồn vốn của Nhà nước hoặc từ một phần nguồn
vốn nhà nước được xử lý như sau:
- Đối với những chợ thuộc đối tượng đấu giá: thực hiện tổ chức đấu giá
theo qui định tại Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về
bán đấu giá tài sản;
- Đối với những chợ thuộc đối tượng bàn giao tài sản: Chuyển giao toàn
bộ hoặc phần tài sản hình thành từ vốn nhà nước cho doanh nghiệp hoặc HTX
quản lý kinh doanh chợ tiếp nhận để quản lý, khai thác theo quy định.
4.. Về tài chính, công nợ.
Các khoản nợ đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động
của chợ và những tồn tại khác về tài chính, người quyết định đầu tư chợ có trách
nhiệm giải quyết.
IV. TRÌNH TỰ, HỒ SƠ, THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH CHỢ.
1. Trình tự chuyển đổi.
1.1. Xác định loại chợ hiện có.
a. Căn cứ Luật Thương mại, Nghị Định số 02/2003/NĐ-CP ngày
14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, Nghị định
114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ, sửa đổi bổ sung một số điều
của Nghị định 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và
quản lý chợ và các văn bản hướng dẫn về quản lý chợ, UBND các huyện, thị xã,
thành phố tiến hành rà soát, xác định đúng loại chợ hiện có trên địa bàn làm căn
cứ cho việc chuyển đổi.
b. Trên cơ sở xác định đúng loại chợ; căn cứ quy định của pháp luật và
điều kiện, hình thức chuyển đổi quy định tại mục II Quyết định này, UBND các
huyện, thị xã, thành phố xác định mô hình quản lý đối với từng loại chợ và xây
dựng kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý chợ gửi Sở Công thương tổng hợp
trình Chủ tịch UBND tỉnh.
1.2. Xây dựng Phương án chuyển đổi mô hình quản lý chợ: UBND các huyện,
thị xã, thành phố xây dựng Phương án chuyển đổi mô hình quản lý đối với từng loại
chợ, gồm các nội dung chủ yếu sau:
a. Xác định mô hình quản lý chợ cần chuyển đổi;
b. Hình thức chuyển đổi;
c. Thời điểm chuyển đổi;
d. Nội dung chuyển đổi;
đ. Phương án giải quyết đối với các hộ, cá nhân kinh doanh tại chợ và đối
4
với cán bộ, nhân viên thuộc Ban quản lý chợ; phương án chuyển đổi tài sản, tài
chính và đất đai;
Đối với chợ chuyển sang mô hình doanh nghiệp, HTX quản lý, kinh
doanh khai thác chợ theo hình thức chuyển giao tài sản cần làm rõ: Chủ đầu tư;
khả năng tài chính của chủ đầu tư;
1.3. Kiểm kê, phân loại và xác định giá trị tài sản.
a. UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các Ban quản lý chợ hiện
tại tiến hành kiểm kê, định giá tài sản để xác định tổng giá trị tài sản thực tế của
chợ quy về mặt bằng giá trị tại thời điểm chuyển đổi. Thực hiện đối chiếu tài sản
có trong sổ sách với thực tế kiểm kê, làm rõ nguyên nhân chênh lệch (nếu có);
b. Tổng giá trị tài sản thực tế sau khi đã kiểm kê, xác định giá trị được phân
loại nguồn gốc hình thành theo các tiêu chí:
- Giá trị tài sản được hình thành từ vốn góp của Nhà nước;
- Giá trị tài sản được hình thành từ nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân
(hoặc vay, mượn, thuê);
- Giá trị tài sản được hình thành do tích luỹ tự đầu tư, mua sắm trong quá
trình hoạt động của chợ.
- Giá trị tài sản được hình thành từ các nguồn khác (nếu có);
2. Hồ sơ chuyển đổi.
2.1. Căn cứ vào kế hoạch chuyển đổi các chợ trên địa bàn tỉnh đã được
Chủ tịch Uỷ ban nhân tỉnh phê duyệt, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm
chỉ đạo lập hồ sơ chuyển đổi. Hồ sơ gồm:
a. Tờ trình xin chuyển đổi mô hình quản lý chợ;
b. Phương án chuyển đổi mô hình quản lý chợ;
c. Báo cáo kiểm kê, phân loại, xác định giá trị tài sản, tài chính và hồ sơ
liên quan đến quyền sử dụng đất;
d. Danh sách trích ngang của cán bộ, nhân viên Ban quản lý chợ và các hộ,
cá nhân kinh doanh tại chợ chuyển đổi.
2.2. Hồ sơ chuyển đổi do Chủ tịch UBND cấp huyện ký.
2.3. Hồ sơ chuyển đổi gửi về Sở Công thương Thanh Hoá.
3. Thủ tục chuyển đổi.
3.1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ chuyển đổi, Sở
Công Thương chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định, trình
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
3.2. Căn cứ hồ sơ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, UBND các
huyện, thị xã, thành phố tiến hành thực hiện việc chuyển đổi và báo cáo kết quả
chuyển đổi với cơ quan quản lý nhà nước.
5