Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Tỷ lệ mắc và một số yếu tố liên quan đến tử vong ở bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn tại khoa điều trị tích cực nội – bệnh viện nhi trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
*********

NGUYỄN THỊ THANH LAM

TỶ LỆ MẮC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
TỬ VONG Ở BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN TẠI
KHOA ĐIỀU TRỊ TÍCH CỰC NỘI - BỆNH VIỆN NHI
TRUNG ƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Thái Nguyên - 2022


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
*********

NGUYỄN THỊ THANH LAM

TỶ LỆ MẮC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
TỬ VONG Ở BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN TẠI
KHOA ĐIỀU TRỊ TÍCH CỰC NỘI - BỆNH VIỆN NHI
TRUNG ƯƠNG

Chuyên ngành: Nhi khoa
Mã số: 8.72.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Hữu Phúc

Thái Nguyên - 2022


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này, tơi đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô, cơ quan, đồng nghiệp, gia đình
và bạn bè.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn trân trọng và sâu sắc tới:
- TS. Phan Hữu Phúc, người thầy đã tận tụy dạy dỗ, hướng dẫn, động
viên tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu khoa học.
- Ban Giám hiệu, Phòng quản lý Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Y
- Dược, Đại học Thái Nguyên và các thầy cô Bộ môn Nhi đã giúp đỡ tơi tận
tình và dành cho tơi sự động viên quý báu trong suốt quá trình học tập.
- Ban Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, Viện Đào tạo và Nghiên
cứu Sức khoẻ Trẻ em- Bệnh viện Nhi Trung ương, các thầy cơ, các đồng
nghiệp và tồn thể nhân viên Khoa Điều trị tích cực, Phịng Kế hoạch Tổng hợp
và các đồng nghiệp của Bệnh viện Nhi Trung ương đã giúp đỡ, tạo điều kiện và
cổ vũ tơi hồn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các bệnh nhi và các gia đình bệnh nhi, những
người đã góp phần lớn nhất cho sự thành công của luận văn.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình vì những hy
sinh và động viên tơi trong quá trình làm việc, học tập và nghiên cứu.
Ngày

tháng


năm 2022

Học viên

Nguyễn Thị Thanh Lam


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Nguyễn Thị Thanh Lam, bác sỹ lớp cao học chuyên khoa nhi
khoá 24- Đại học Y- Dược, Đại Học Thái Nguyên, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn của TS. BS. Phan Hữu Phúc.
2. Công trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ
sở nơi nghiên cứu.
Tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Ngày

tháng

năm 2022

Học viên

Nguyễn Thị Thanh Lam



iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AABB
APTT:

AUC:
BE:
BN:
CI:
CRP:
ECMO:

American association of blood
banks
Activated partial thromboplastin
time

Hiệp hội truyền máu Hoa Kỳ

Area under the curve
Base Excess

Diện tích dưới đường cong
Kiềm dư
Bệnh nhân
Khoảng tin cậy
Protein C phản ứng

Oxy hóa màng ngồi cơ thể

Confidence interval
C Reaction Protein
Extracorporeal Membrane
Oxygenation

HATT:
NKH:
ICD:
INR:

Thời gian thromboplastin
hoạt hóa từng phần

Huyết áp tâm thu

International Classification of
Diseases
International Normalization Ratio

Nhiễm khuẩn huyết
Phân loại quốc tế về bệnh tật
Chỉ số bình thường hóa quốc
tế
Hội nghị quốc tế thống nhất
về nhiễm khuẩn trẻ em 2005
Khoảng tứ phân vị
Tỷ suất chênh


IPSCC2005:

International Pediatrics Sepsis
Consensus Conference 2005

IQR:
OR:

Interqualite Range
Odd ratio

PCR:
PCT:
PELOD:

Polymerase Chain Reaction
Procalcitonin.
Pediatric Multiple Organ
Dysfunction Score

Phản ứng khuếch đại gen

PRISM:

Pediatric risk of mortality score

PT:
SD:
SIRS:


Prothrombin time
Standard Deviation
Systemic Inflammatory Response
Syndrome

SLBC:

Thang điểm đánh giá nguy
cơ tử vong ở trẻ em
Thời gian prothrombin
Độ lệch chuẩn
Hội chứng đáp ứng viêm hệ
thống
Số lượng bạch cầu.

SNK:
SOFA:

Sốc nhiễm khuẩn.
Thang điểm đánh giá nhiễm

Sepsis-related, organ failure

Thang điểm suy chức năng
đa cơ quan


iv

assessment score


Q- SOFA:

Quick Sepsis-related organ failure
assessment score

P- SOFA:

Pediatric Sepsis-related organ
failure assessment score

VIS:

Vaso – active inotropic score

khuẩn huyết, suy đa tạng
Thang điểm đánh giá nhanh
nhiễm khuẩn huyết, suy đa
tạng
Thang điểm đánh giá nhiễm
khuẩn huyết, suy đa tạng ở
trẻ em
Chỉ số vận mạch


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN .......................................................................... 3
1.1. Một số định nghĩa và khái niệm trong sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em .. 3

1.1.1. Định nghĩa cũ ................................................................................... 3
1.1.2. Một số định nghĩa mới về nhiễm khuẩn .......................................... 4
1.2. Dịch tễ học sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em ................................................ 8
1.2.1. Tình hình trên thế giới ..................................................................... 8
1.1.2. Tình hình tại Việt Nam ................................................................... 10
1.3. Các yếu tố liên quan tử vong .............................................................. 11
1.3.1. Về lâm sàng: ................................................................................... 11
1.3.2. Về cận lâm sàng: ............................................................................. 16
1.3.3. Điều trị sốc nhiễm khuẩn ................................................................ 18
1.3.4. Điều trị cụ thể.................................................................................. 20
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 23
2.1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em .......................... 23
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ......................................................................... 24
2.2. Sơ đồ nghiên cứu ................................................................................. 25
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................... 25
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 25
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 25
2.4.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ................................................ 26
2.4.3. Nội dung nghiên cứu....................................................................... 26
2.4.4. Các biến số nghiên cứu ................................................................... 27
2.5. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................ 31
2.6. Quản lý và phân tích số liệu ............................................................... 31


2.7. Sai số và khống chế sai số ................................................................... 32
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 33
3.1. Tỷ lệ mắc sốc nhiễm khuẩn. ............................................................... 33
3.2. Tỷ lệ tử vong và các yếu tố liên quan ................................................ 39
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN .............................................................................. 47

4.1. Đặc điểm tỷ lệ mắc sốc nhiễm khuẩn ................................................ 47
4.2. Tỷ lệ tử vong và các yếu tố liên quan tử vong trong sốc nhiễm
khuẩn ........................................................................................................... 49
4.2.1. Tỷ lệ tử vong của sốc nhiễm khuẩn ................................................ 49
4.2.2. Các yếu tố liên quan tử vong trong sốc nhiễm khuẩn ................... 53
PHỤ LỤC 1 TIÊU CHUẨN NHẬP KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU .......... 74
PHỤ LỤC 2 BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU ..................................................... 77
PHỤ LỤC 3 BỆNH NỀN THEO ICD 10 .................................................... 84


DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 1.1: Một số chỉ số bình thường theo tuổi ......................................................... 3
Bảng 1.2: Tiêu chuẩn chẩn đoán suy chức năng các cơ quan .................................. 4
Bảng 3.1: Đặc điểm chung của bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn..................................33
Bảng 3.2: Kết quả vi sinh được phân lập .................................................................35
Bảng 3.3: Đặc điểm lâm sàng tại thời điểm chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn ..............36
Bảng 3.4: Kết quả xét nghiệm tại các thời điểm ......................................................37
Bảng 3.5: Kết quả xét nghiệm khí máu ....................................................................38
Bảng 3.6: Các biện pháp can thiệp điều trị...............................................................39
Bảng 3.7: So sánh đặc điểm chung giữa nhóm sống và nhóm tử vong.................40
Bảng 3.8: Đặc điểm lâm sàng giữa 2 nhóm sống – tử vong tại thời điểm nhập
viện..............................................................................................................................41
Bảng 3.9: Kết quả xét nghiệm giữa nhóm sống và tử vong tại thời điểm sốc .......42
Bảng 3.10: Can thiệp điều trị giữa 2 nhóm sống – tử vong ....................................42
Bảng 3.11: Một số yếu tố liên quan tới tử vong.......................................................43
Bảng 3.12: Điểm cắt; diện dích dưới đường cong

độ nhạy, độ đặc hiệu, của Lactate, ,

SOFA, pSOFA và PRISM-III; PELOD .............................................................................. 46


Biểu đồ 1: Tỷ lệ tử vong do sốc nhiễm khuẩn tại bệnh viện Nhi Đồng I qua các
năm..............................................................................................................................11
Biểu đồ 2: Mối liên quan giữa rối loạn chức năng đa cơ quan và tỷ lệ tử vong . ..12
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ các ổ nhiễm khuẩn tiên phát .......................................................34
Biểu đồ 3.2: Diện tích dưới đường cong của các yếu tố với tỷ lệ tử vong .............45
Hình 1: Lưu đồ chẩn đốn và điều trị sốc theo “Surviving Sepsis Campaign
2020” ..........................................................................................................................18


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốc nhiễm khuẩn (septic shock) là tình trạng bệnh lý nặng hay gặp ở trẻ
em, được định nghĩa là tình trạng nhiễm khuẩn huyết có rối loạn chức năng
tuần hồn và chuyển hóa tế bào. Cho đến nay sốc nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn
huyết vẫn là một trong những gánh nặng bệnh tật và là căn nguyên gây tử vong
hàng đầu ở trẻ em, đứng hàng thứ ba sau tai nạn thương tích và sinh non[13].
Tỷ lệ mắc sốc nhiễm khuẩn và tử vong do sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em có sự
chênh lệch khá nhiều giữa các nước phát triển và đang phát triển, đồng thời
cũng có sự thay đổi rất lớn qua các năm. Tại Mỹ tỉ lệ tử vong do sốc nhiễm
khuẩn là 14,4% [50]. Khu vực Châu Phi, Nam Á, và Đông Nam Á thường có tỉ
lệ tử vong cao hơn[43]. Một nghiên cứu hồi cứu đa trung tâm tại 9 đơn vị hồi
sức của 3 nước Đông Nam Á báo cáo tử vong do nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em là
19,2% [43] cao hơn hẳn các nước phát triển. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu
thống kê dịch tễ trên cả nước, tuy nhiên có một số nghiên cứu tại các bệnh viện
lớn cho thấy tỷ lệ tử vong do sốc nhiễm khuẩn vẫn còn rất cao. Năm 2010, tại
Bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ tử vong chung do sốc nhiễm khuẩn tới 65,7%
[3], tại BV Nhi Đồng 1 năm 2008, tỷ lệ tử vong do sốc nhiễm khuẩn 49%[6].
Tỷ lệ mắc và tử vong do sốc nhiễm khuẩn trên thế giới cũng thay đổi rất nhiều

qua các giai đoạn, tại Mỹ tỷ lệ tăng gấp đôi sau 6 năm từ năm 2004- 2009 [28].
Hội Nhi khoa và Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam đã cập nhật
áp dụng hướng dẫn đồng thuận quốc tế về sốc nhiễm khuẩn trong chẩn đoán và
điều trị. Đồng thời chuyên ngành hồi sức Nhi khoa Việt Nam đã ứng dụng
nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong hồi sức như: phương pháp lọc máu liên
tục, ECMO… Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu hệ thống về tỷ lệ mắc sốc
nhiễm khuẩn ở trẻ em.
Cho đến nay, sốc nhiễm khuẩn vẫn là một trong những bệnh gây hậu quả
nặng nề và là gánh nặng cho nền kinh tế, do vậy việc nghiên cứu các yếu tố


2

liên quan đến tử vong do sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em luôn được các nhà khoa
học chú trọng nhằm nhận biết sớm, phân loại, và tiên lượng bệnh nhân, từ đó
giúp phân tầng điều trị sớm, đồng thời giảm chi phí khi điều trị quá mức. Các
yếu tố liên quan đến tử vong đã được nghiên cứu như rối loạn chức năng đa
cơ quan, toan máu nặng, rối loạn đơng máu, lactat tăng liên tục kéo dài, rất có
giá trị trong nhận biết và tiên lượng sốc từ đó có thể tiếp cận xử trí sốc sớm,
thiết lập gói chống sốc trong giờ đầu. Tuy nhiên, nhiều yếu tố vẫn cịn chưa
được thống nhất.
Vì những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tỷ lệ mắc và
một số yếu tố liên quan đến tử vong ở bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn tại khoa
Điều trị tích cực Nội – Bệnh viện Nhi Trung ương” với hai mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ mắc sốc nhiễm khuẩn ở bệnh nhân nhập khoa Điều trị tích
cực Nội khoa – Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2021.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn
tại khoa Điều trị tích cực Nội khoa – Bệnh viện Nhi Trung ương năm
2021.



3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1.

Một số định nghĩa và khái niệm trong sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em

1.1.1. Định nghĩa cũ
Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (Systemic Inflammatory Response
Syndrome - SIRS) [25]
Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống được định nghĩa là khi có ít nhất 2 trong
4 tiêu chuẩn sau, trong đó ít nhất phải có 1 tiêu chuẩn là bất thường về nhiệt độ
hoặc số lượng bạch cầu:
- Thân nhiệt trung tâm > 38,5°C hoặc < 36°C
- Mạch nhanh, được định nghĩa khi nhịp tim trên 2 độ lệch chuẩn theo tuổi
khi khơng có các kích thích bên ngồi, sử dụng thuốc, hoặc kích thích đau.
- Nhịp thở trung bình trên 2 độ lệch chuẩn theo tuổi hoặc phải thơng khí cơ
học cấp tính trong tình trạng khơng liên quan tới bệnh lí thần kinh cơ hoặc tác
dụng của thuốc gây mê.
- Số lượng bạch cầu tăng hoặc giảm theo tuổi (không phải nguyên nhân
thứ phát sau khi sử dụng hóa chất) hoặc >10% bạch cầu trung tính chưa trưởng
thành. [26]
Bảng 1.1: Một số chỉ số bình thường theo tuổi
Nhịp tim (lần/ph)
Nhóm tuổi

Nhịp
HA tâm thu Bạch cầu máuBC
thở

(mmHg)
x 103/mm3
(lần/ph)

Nhanh

Chậm

0 - 1 tuần

> 180

< 100

> 50

< 65

> 34,0

1t - 1 tháng

>180

<100

>40

<75


>19,5 hoặc<5

1th - 1năm

> 180

<90

> 34

< 100

> 17,5 hoặc < 5

2 - 5 năm

>140

không ý nghĩa

>22

<94

> 15,5hoặc <6

6 - 12 năm

>130


không ý nghĩa

>18

<105

> 13,5hoặc <4,5

13 - 18 năm

> 110 không ý nghĩa

> 14

< 117

> 11 hoặc < 4,5


4

1.1.2. Một số định nghĩa mới về nhiễm khuẩn[13]
Nhiễm khuẩn (Infection)
Gợi ý hoặc có bằng chứng nhiễm khuẩn với bất kì ngun nhân nào khi có
cấy máu dương tính, nhuộm soi tươi, PCR, hoặc hội chứng lâm sàng liên quan
tới khả năng nhiễm khuẩn cao. Bằng chứng của nhiễm khuẩn bao gồm các triệu
chứng lâm sàng, chẩn đốn hình ảnh, các xét nghiệm (ví dụ có bạch cầu trong
các dịch vơ khuẩn của cơ thể, thủng tạng, hình ảnh viêm phổi trên X-quang
ngực, ban xuất huyết).
Nhiễm khuẩn huyết (Sepsis)

Tình trạng nhiễm khuẩn kết hợp với suy chức năng đa cơ quan trong đó có
hoặc khơng có tim mạch.
Tình trạng suy cơ quan được định nghĩa ở bảng sau:
Bảng 1.2: Tiêu chuẩn chẩn đoán suy chức năng các cơ quan
Suy tuần hồn
Có các dấu hiệu sau mặc dù đã được truyền nhanh dung dịch đẳng trương
với liều 40ml/kg trong 1giờ:
 Huyết áp giảm dưới 5 độ bách phân vị so với mức bình thường theo tuổi
hoặc huyết áp tâm thu dưới 2 độ lệch chuẩn so với mức bình thường theo
tuổi hoặc
 Cần phải sử dụng thuốc vận mạch để duy trì huyết áp trong giới hạn bình
thường (liều Dopamine > 5 µg/kg/phút hoặc dobutamine, adrenaline hay
noradrenaline với bất kì liều nào) hoặc
 Hai trong số những dấu hiệu sau:
Tình trạng toan chuyển hóa khơng giải thích được
Nồng độ lactat trong máu động mạch tăng gấp 2 lần trên mức bình
thường
Nước tiểu < 0,5ml/kg/h
Thời gian đổ đầy mao mạch >5s


5

Chênh lệch nhiệt độ trung tâm và ngoại vi >30C
Suy hô hấp
 Tỉ lệ PaO2/FiO2 < 300 ở bệnh nhân khơng có bệnh lí tim mạch gây tím
hoặc bệnh phổi trước đó hoặc
 PaCO2 > 65 mmHg hoặc 20mmHg trên mức PaCO2 bình thường hoặc
 Cần FIO2 > 50% để duy trì độ bão hịa O2 trên 92% hoặc
 Cần hỗ trợ thở máy xâm nhập hoăc không xâm nhập

Suy thần kinh trung ương
 Điểm Glasgow < 11 điểm hoặc
 Thay đổi trạng thái thần kinh cấp tính với chỉ số Glasgow giảm > 3 điểm
Rối loạn huyết học
 Tiểu cầu < 80000/mm3 hoặc số lượng tiểu cầu giảm 50% so với giá trị
cao nhất đo được trong 3 ngày trước (cho các bệnh máu mạn tính hoặc
bệnh lí ung thư) hoặc
 Chỉ số IRN > 2
Suy thận
 Nồng độ Creatinine huyết thanh > 2 lần giới hạn bình thường theo tuổi
hoặc tăng 2 lần so mới mức creatinine bình thường.
Suy gan
 Bilirubin tồn phần > 4mg/dl (khơng áp dụng cho trẻ sơ sinh) hoặc
 ALT > 2 lần giới hạn trên bình thường theo tuổi

Sốc nhiễm khuẩn (Septic Shock)
- Định nghĩa cũ: Tình trạng nhiễm khuẩn và suy tuần hoàn theo định nghĩa
ở bảng 1.2 [94].
- Định nghĩa mới theo hướng dẫn quốc tế về quản lý sốc nhiễm khuẩn nhi
khoa năm 2020 [95]: Sốc nhiễm khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn huyết có rối
loạn chức năng tim mạch.


6

- Chẩn đốn: SIRS có bằng chứng của nhiễm khuẩn hoặc nghi nghờ do
nhiễm khuẩn và có rối loạn chức năng tim mạch.
- Sốc kháng với bù dịch / kháng dopamine: tình trạng sốc kéo dài mặc dù
đã bù trên 60 ml/kg dịch đẳng trương trong giờ đầu cấp cứu và dopamine liều tới
10g/kg/phút.

- Sốc kháng Catecholamine: Sốc kéo dài mặc dù đã dùng epinephrine hoặc
norepinephrine.
- Sốc không hồi phục (Refractory shock): Tình trạng sốc kéo dài, mặc dù đã
hồi phục đủ dịch và các thuốc vận mạch (thuốc co mạch và giãn mạch), thuốc
tăng co bóp cơ tim, duy trì chuyển hố nội mơi (glucose, canxi, corticoid và
thyroide).
- Thốt sốc: thời gian làm đầy mao mạch< 2 giây, mạch ngoại biên và trung
tâm không khác biệt, chi ấm, bài niệu > 1ml/kg/giờ, tri giác bình thường. Chỉ số tim
(Cardiac Index – CI) trong giới hạn 3,3 – 6,0 l/ph/ m2, áp lực tưới máu bình thường
theo tuổi, độ bão hoà oxy máu tĩnh mạch chủ trên hoặc máu tĩnh mạch > 70%.
- Trong hai thập niên vừa qua, nhiễm khuẩn huyết được xác định là “hội
chứng đáp ứng viêm hệ thống (SIRS) do nhiễm khuẩn” cho người lớn và trẻ em
[24], [21], [25]. Tuy nhiên, định nghĩa này từ lâu đã bị chỉ trích vì bao phủ rộng
của các tình trạng nhẹ hơn, chẳng hạn như nhiễm virut cúm mà khơng có bất kỳ
rối loạn chức năng cơ quan nào. Trên thực tế, Churpek et al. cho biết gần một
nửa số bệnh nhân người lớn được nhập viện đáp ứng hai hoặc nhiều tiêu chí
SIRS ít nhất một lần trong thời gian ở bệnh viện [64], trong khi Kaukonen et al.
cho thấy khoảng 12% bệnh nhân ở những người lớn nằm ICU có nhiễm khuẩn
và ít nhất một rối loạn chức năng cơ quan lại âm tính đối với các tiêu chí SIRS,
nhưng tỷ lệ tử vong vẫn cịn đáng kể [25]. Những phát hiện này ngụ ý rằng các
tiêu chí SIRS khơng phải là một cơng cụ thích hợp để sàng lọc các bệnh nhân có
nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của các rối loạn cơ quan có thể thay thế cho
SIRS để xác định những bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao hơn.


7

- Khi xem xét các vấn đề này, các tiêu chuẩn mới về nhiễm khuẩn đã được
ủng hộ là “Sepsis-3” vào năm 2017, định nghĩa lại nhiễm khuẩn huyết như là
nhiễm khuẩn gây biến chứng một hoặc nhiều rối loạn chức năng cơ quan [58].

Các rối loạn chức năng hệ thống nội tạng được đánh giá với sự gia tăng điểm
Sequential Organ Failure Assessment (SOFA) score, bởi 2 điểm trở lên. Mục
đích chính của việc phân loại này để tập trung nhân lực cho những bệnh nhân
nặng hơn [28].
- Tuy nhiên, sự thay đổi trong định nghĩa về nhiễm khuẩn huyết chỉ được
áp dụng cho người lớn ở thời điểm này [58]. Khi nói đến đồng thuận trong trẻ
em [25], các vấn đề khác đã được chỉ ra tương tự với định nghĩa của người lớn,
đặc biệt là về SIRS ở trẻ em và các tiêu chuẩn về rối loạn chức năng của cơ
quan. [19] [51], [58], rõ ràng các tiêu chí đồng thuận hiện tại của nhiễm khuẩn
huyết trẻ em dựa trên khái niệm SIRS khơng có vai trị hiệu quả trong việc xác
định những bệnh nhi có lâm sàng nguy hiểm. Do vậy, rất cần thiết để xác định
lại định nghĩa bệnh nhiễm khuẩn và rối loạn chức năng của cơ quan ở trẻ em trên
cơ sở các định nghĩa của người lớn ở Sepsis-3 trong tương lai gần [19], [48].
- Đồng thuận Sepsis – 3 được áp dụng cho người lớn nên cần phát triển
những cập nhật tương tự cho trẻ em. Mặc dù điểm SOFA không thiết kế cho trẻ
em nhưng có thể ngoại suy phù hợp theo lứa tuổi, nhiều nghiên cứu gần đây đã
chứng minh về nguyên tắc, tính khả thi của việc áp dụng các tiêu trí của Sepsis 3
trên trẻ em. Điều chỉnh lại tuổi sinh lý và một số tiêu chuẩn lâm sàng. Ví dụ hạ
huyết áp động mạch là 1 trong 3 tiêu chí cơ bản của sốc nhiễm khuẩn trên người
lớn, nhưng ở trẻ em đó làm 1 trong những dấu hiệu muộn. Hơn nữa, khi có một
cơng cụ đánh giá, phân loại mức độ nặng tốt sẽ giúp cho nhân viên y tế dễ dàng
tiếp cận và kịp thời điều trị cho bệnh nhi. Bởi vậy SOFA là một trong những chỉ
số có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, tuy nhiên nó vẫn phần nhiều dựa trên xét
nghiệm như vậy những đơn vị chăm hồi sức sẽ mang tính khả thi hơn là đánh giá
ngồi cộng đồng hoặc đơn vị cấp cứu ban đầu. Chiến dịch sàng lọc, can thiệp


8

sớm nhiễm khuẩn tập trung dựa vào các dấu hiệu lâm sàng sớm và nhạy trên

những bệnh nhân có nguy cơ có vai trị quan trọng trong cải thiện kết quả điều trị
cũng như tránh điều trị quá mức cho bệnh nhân.
- Như vậy Sepsis – 3 sửa đổi, điều chỉnh các định nghĩa phù hợp với bệnh
nhi là vấn đề và mục tiêu bức thiết. Nó cịn đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế cho
các nước đặc biệt là các nước nghèo và các nước đang phát triển.
1.2.

Dịch tễ học sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em

1.2.1. Tình hình trên thế giới
Tỷ lệ mắc sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em thay đổi rất nhiều qua các giai đoạn.
phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế xã hội, mô hình định nghĩa, chẩn đốn
sốc nhiễm khuẩn.
Theo dõi cùng một dân số như nghiên cứu của Watson [52], Hartman và
cộng sự báo cáo rằng tỷ lệ hiện mắc tăng dần từ năm 1995 đến năm 2005 lên
8,1%, đạt 0,89 trường hợp trên 1000 trẻ em trong năm 2005 [19]. Mặt khác, tỷ lệ
tử vong giảm từ 10,3% xuống còn 8,9% trong thập niên đó[19]. Dựa trên tài liệu
của 44 bệnh viện nhi ở Mỹ, Balamuth công bố tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết nặng đã
tăng từ 3,7% lên 4,4% trong số tất cả trẻ em nằm viện (18 tuổi trở xuống) trong
khoảng thời gian từ 2004 đến 2012 [24]. Đáng ngạc nhiên là tỷ lệ tử vong có sự
khác biệt đáng kể giữa hai nhóm bệnh nhân chẩn đốn (21,2% so với 8,2%), một
là Phân loại Bệnh học Quốc tế (International Classification of Diseases), ấn bản
lần thứ 9, các mã ICD-9 cho Nhiễm khuẩn huyết nặng/sốc nhiễm khuẩn, 8ran8à
ICD-9 mã cho nhiễm khuẩn cộng với ít nhất một trong các rối loạn chức năng cơ
quan. Sử dụng cùng một cơ sở dữ liệu, Ruth và cộng sự cho thấy tỉ lệ nhiễm
khuẩn huyết nặng là 7,7% (6,2% năm 2004 lên 7,7% vào năm 2012) ở các bệnh
viện có tỉ lệ tử vong liên quan là 14,4% (18,9% năm 2004 giảm còn 12,0% vào
năm 2012) [41].
Năm 2013, nghiên cứu cắt ngang hợp tác toàn cầu đã được tiến hành tại
128 địa điểm ở 26 quốc gia, bao gồm cả nước đã phát triển và đang phát triển



9

[63] . Nghiên cứu mốc này cho thấy tần suất nhiễm khuẩn huyết nặng là 8,2% ở
trẻ ở ICU (<18 tuổi) với tỷ lệ tử vong ở bệnh viện là 25%, không khác nhau theo
tuổi và giữa các nước phát triển và đang phát triển [63]. Nghiên cứu này cũng
cho thấy đặc điểm của các bệnh truyền nhiễm và các chi tiết về các can thiệp
điều trị [63]. Hơn nữa, thơng qua phân tích phân nhóm của nghiên cứu so sánh
các bệnh nhân của PICU ở Châu Âu với những bệnh nhân của PICU ở Mỹ[29],
số lượng giường bệnh PICU trống đã được đề xuất để tính ảnh hưởng đến tỷ lệ
tử vong của trẻ em bị nhiễm khuẩn huyết nặng ở các nước đã phát triển [18]
giống như những kết quả trong bệnh nhiễm khuẩn huyết người lớn [33]. Các
nghiên cứu dịch tễ học gần đây về nhiễm khuẩn huyết trẻ em từ các nước phát
triển, bao gồm dữ liệu từ PICU của Nhật [49]và PICU của Ý tỷ lệ mắc và tử
vong đều có xu hướng tăng[54].
Một nghiên cứu cắt ngang hồi cứu dữ liệu năm 2006; 2009; 2012 của Mỹ
về nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em cho thấy tỉ lệ nhiễm khuẩn huyết và tử vong có
xu thế giảm qua nhiều năm [55].
Nhiễm khuẩn nặng có thể do căn nguyên mắc phải ở cộng đồng hoặc nhiễm
khuẩn bệnh viện. Viêm phổi là căn nguyên phổ biến nhất, chiếm ½ tất cả các căn
nguyên, tiếp đến là nhiễm khuẩn ổ bụng và nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Cấy
máu chỉ dương tính với 1/3 các trường hợp, và 1/3 trong số đó cho kết quả âm
tính khi cấy ở các vị trí khác [3]. Tụ cầu vàng và phế cầu là 2 cầu khuẩn Gram
dương phổ biến nhất phân lập được, E.Coli, các vi khuẩn nhóm Klebsiella và
trực khuẩn mủ xanh thuộc nhóm gram âm phân lập được nhiều nhất [42]. Trong
một nghiên cứu dịch tễ học về nhiễm khuẩn tiến hành từ năm 1979 đến năm
2000, vi khuẩn gram dương là căn nguyên chiếm ưu thế hơn so với gram âm
[32]. Tuy nhiên, một nghiên cứu lớn hiện nay, với hơn 14000 bệnh nhân ở các
đơn vị điều trị tích cực ở 75 quốc gia, vi khuẩn 9ran âm phân lập được ở 62%

bệnh nhân với chẩn đoán nhiễm khuẩn nặng có dương tính với xét nghiệm ni
cấy, vi khuẩn gram dương chiếm 47% và nấm chiếm 19% [67].


10

Trong tất cả các vị trí nhiễm khuẩn xác định được, nhiễm khuẩn đường hơ
hấp chiếm gần ½ trong mỗi năm nghiên cứu, nhiễm khuẩn mô mềm tăng đáng kể
từ 3,2% năm 1995 lên 4,5% năm 2000 và lên 5,7% năm 2005. Nhiễm khuẩn thần
kinh hầu như chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ hơn 1 tuổi. Tuy nhiên khơng có mối quan hệ
giữa vị trí nhiễm khuẩn và giới tính cũng như tình trạng y tế/ phẫu thuật trong
năm [27]. Tuy nhiên, 10 năm gần đây, tỷ lệ mắc và tử vong do sơc nhiễm khuẩn
có xu hướng giảm rõ rệt [46];[42]
Sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em là tình trạng bệnh để lại những biến chứng nặng
nề và là gánh nặng rất lớn cho kinh tế.
1.1.2. Tình hình tại Việt Nam
Việt Nam thuộc nhóm nước đang phát triển, tỷ lệ mắc và tử vong do sốc
nhiễm khuẩn ở trẻ em vẫn còn khá cao[11], tuy nhiên trong những năm gần đây
có những bước phát triển vượt bậc về chẩn đốn sớm và điều trị làm giảm tỷ lệ
tử vong đáng kể [6].
Trong thập niên trước, Vũ Văn Soái nghiên cứu dịch tễ lâm sàng sốc ở trẻ
em tại Bệnh viện Nhi Trung ương, giai đoạn 2001-2006, cho thấy xu hướng bệnh
sốc nhiễm khuẩn ngày càng tăng, chiếm 62,5% trong tất cả các loại sốc [8]. Tỷ lệ tử
vong do sốc nhiễm khuẩn là 84,4% cao hơn so với các nhóm sốc khác [8]. Nghiên
cứu cũng cho biết tỷ lệ tử vong chung tồn bệnh viện có giảm theo thời gian, 2,2%
năm 2001 và 1,1% năm 2005, nhưng tỷ lệ tử vong do sốc chung lại có xu hướng
tăng, 64,8% năm 2001 và 82,9% năm 2005 [8]. Theo nghiên cứu của Trần Minh
Điển, nhóm trẻ dưới 1 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (65,7%), tiếp đến là trẻ 1-5 tuổi
(30,4%), trẻ trên 5 tuổi chỉ chiếm 3,9% [3].
Hội Nhi khoa và Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam đã cập nhật

áp dụng hướng dẫn đồng thuận quốc tế về sốc nhiễm khuẩn trong chẩn đoán và
điều trị. . Đồng thời chuyên ngành hồi sức Nhi khoa Việt Nam đã ứng dụng
nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong hồi sức như: phương pháp lọc máu liên
tục, ECMO… từ đó góp phần cải thiện tử vong trong sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em.


11

Biểu đồ 1: Tỷ lệ tử vong do sốc nhiễm khuẩn tại bệnh viện Nhi Đồng I
qua các năm
Theo nghiên cứu của Bùi Thanh Liêm và cộng sự, tỷ lệ sốc nhiễm khuẩn và
tỷ lệ tử vong do sốc giảm đáng kể trong mười năm từ 2008-2018 tỷ lệ giảm từ
49% xuống còn 26% [6]. Cũng trong nghiên cứu này, tác giả đã thống kê căn
nguyên vi sinh gây bệnh đa số là những vi khuẩn gram dương mắc trong cộng
đồng (chiếm tới 56%). Trong đó tụ cầu là 53%, phế cầu là 19%. Các vi khuẩn
gram âm chủ yếu là Ancinetobacteria với 20% [6].
1.3. Các yếu tố liên quan tử vong
Tỷ lệ tử vong trong sốc nhiễm khuẩn còn cao và là gánh nặng cho xã hội,
chính vì vậy các nhà khoa học ln mong muốn tìm ra yếu tố nguy cơ cũng như
phương pháp để cải thiện tình trạng nặng, hạn chế tử vong bao gồm yếu tố lâm
sàng và cận lâm sàng, được tổng hợp thành các thang điểm nhằm có những con
số tiên lượng mang độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
Các yếu tố liên quan đến tử vong bao gồm những yêu tố về lâm sàng và cận
lâm sàng, phương pháp tiếp cận điều trị.
1.3.1. Về lâm sàng:
Rối loạn chức năng đa cơ quan
Tất cả các nghiên cứu đều cho thấy rằng tình trạng rối loạn chức năng đa cơ
quan có liên quan chặt chẽ tới tử vong trên bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Nghiên



12

cứu của Bùi Thanh Liêm và cộng sự tại viện NĐ1cho thấy có tới 48% bệnh nhi
tử vong khi có rối loạn ≥ 2 cơ quan [6] Tổng số cơ quan bị rối loạn tỷ lệ thuận
với tỷ lệ tử vong trong sốc nhiễm khuẩn [6]

Biểu đồ 2: Mối liên quan giữa rối loạn chức năng đa cơ quan và tỷ lệ tử
vong [3].
Một nghiên cứu khảo sát trong 3 năm trong ICU trên 118 bệnh nhân cũng
cho thấy tỷ lệ tử vong có mỗi liên quan chặt chẽ đến tình trạng lâm sàng trong
giờ đầu nhập viện, tình trạng rối loạn chức năng đa cơ quan, thời gian từ khi
xuất hiện các triệu chứng đến khi được xử lý cấp cứu theo phác đồ chống sốc,
và dùng kháng sinh sớm [66]. Nghiên cứu cho thấy mỗi giờ trì hỗn dùng
kháng sinh từ lúc có dấu hiệu nhiễm khuẩn nặng sẽ làm giảm khả năng sống sót
của bệnh nhân thêm 7,6% [27].
Nghiên cứu đa trung tâm năm 2014 tại Tây Ban Nha trên 136 bệnh nhân
cho thấy: các yếu tố liên quan đến tử vong là nhiễm khuẩn bệnh viện (P =
0,004), hạ huyết áp (P <0,001) và suy tim và thận (P <0,001 và P = 0,004,
tương ứng). Số lượng bạch cầu, bạch cầu trung tính và tiểu cầu khi nhập viện


13

thấp hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm tử vong (P lần lượt là 0,006, 0,013 và
<0,001). Phân tích đa biến cho thấy suy đa cơ quan, giảm bạch cầu trung tính,
ban xuất huyết hoặc rối loạn đơng máu và nhiễm khuẩn bệnh viện là các yếu tố
nguy cơ độc lập làm tăng tỷ lệ tử vong (tỷ số chênh: 17, 4,9, 9 và 9,2, tương
ứng) [51].
Các thang điểm:
Một số yếu tố nguy cơ tử vong là: số lượng cơ quan suy, tuổi dưới 12

tháng, điểm PRISM >= 20, có tiền sử bệnh trước đó, suy đa cơ quan xuất hiện
ngay ngày đầu nhập khoa và có tình trạng nhiễm khuẩn khi nhập khoa.
Các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều thang điểm để đánh giá mức độ nặng để
tiên lượng trên bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn trên người lớn, SOFA tại Sepsis - 3
được đánh giá cao về
Một nghiên cứu phân tích trên 1.179 trẻ em nhiễm khuẩn huyết trên 54
bệnh viện ở Bang New York cho thấy việc hồn thành gói nhiễm khuẩn huyết
trong vịng 1 giờ thì tỷ lệ tử vong thấp hơn trong bệnh viện (0,59; KTC 95%,
0,38-0,93; p = 0,02) [70].
Sốc nhiễm khuẩn có một tỷ lệ tử vong cao ở cả người lớn và trẻ em trong
các đơn vị chăm sóc đặc biệt; Tìm hiểu các chỉ số lâm sàng và xét nghiệm ở các
thời điểm nhập viện, sau 6 giờ, sau 12 giờ, sau 24 giờ, để đánh giá các yếu tố
tiên lượng tử vong là cần thiết. Các tác giả trên thế giới sử dụng các bảng điểm
pSOFA, qSOFA, PILOD-2; PRIM III; khá hiệu quả để đánh giá yếu tố tiên
lượng tử vong trên bệnh nhân nặng nguy kịch.... Bên cạnh đó, nguy cơ điều trị
quá mức trên những bệnh nhân không thuộc sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn
huyết làm tăng nguy cơ quá tải dịch, kháng sinh không phù hợp, tăng chi phí
điều trị. Chính vì vậy có cơng cụ sàng lọc bệnh nhân chính xác vừa hạn chế tử
vong vừa giảm nguy cơ điều tị quá mức trên bệnh nhân.
M.M. Pollack và cộng sự [51], sử dụng bảng điểm PRISM III để đánh giá
nguy cơ tử vong trẻ em nhập khoa hồi sức cấp cứu. Tác giả tìm thấy sự thay đổi


14

bệnh lý các chỉ số lâm sàng và xét nghiệm ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong ở trẻ em.
ở bảng điểm PRISM III, các tác giả thu thập số liệu ở 12 giờ đầu và 12 giờ tiếp
theo trong ngày nhập viện đầu tiên. Các chỉ số được theo dõi là: Huyết áp tâm
thu, huyết áp tâm trương, tần số tim, tần số thở, nhiệt độ miệng, nách và ngồi
da, tình trạng hơn mê, phản ứng, kích thước và độ lệch của đồng tử. Điện giải đồ

máu, khí máu, urê, creatinin huyết thanh, hemoglobine, bạch cầu máu, tiểu cầu,
tỷ lệ Prothrombin, APTT. Các giá trị ở giới hạn cao hoặc giới hạn thấp đều làm
tăng nguy cơ tử vong, hoặc làm nặng hơn tình trạng bệnh lý.
Thang điểm pSOFA
Thang điểm đánh giá suy chức năng cơ quan (SOFA) đã được lựa chọn theo hệ
thống tính điểm để đánh giá điểm suy đa cơ quan trong định nghĩa về đồng thuận
quốc tế lần thứ ba đối với nhiễm khuẩn huyết và Sốc nhiễm khuẩn(Sepsis-3)[66].
Sepsis-3 đưa ra thang điểm SOFA cho bệnh nhân người lớn khi nghi ngờ nhiễm
khuẩn và nhận thấy hệ thống SOFA có giá trị ngang bằng hoặc tốt hơn các hệ
thống chấm điểm khác để dự đoán tỷ lệ tử vong trong bệnh viện. Một trong
những hạn chế lớn nhất của điểm SOFA là nó đã được phát triển cho bệnh nhân
người lớn và có chứa các thông số mà thay đổi đáng kể theo tuổi tác, do đó nó
khơng phù hợp cho trẻ em [90].
Một số thang điểm rối loạn chức năng cơ quan ở nhi khoa có tính đến sự
phụ thuộc tuổi tác của các biến của họ, bao gồm điểm số PELOD (PELOD,
Pediatric Logistic Organ Dysfunction), điểm PELOD-2 cập nhật, và Điểm Suy
chức năng đa cơ quan trong Nhi khoa (Pediatric Multiple Organ Dysfunction
Score) [50] [32]. Bất kỳ thang điểm nào cũng để đánh giá rối loạn chức năng
của cơ quan ở trẻ em bị nhiễm khuẩn [49].
Nhiều nghiên cứu trước đã cố gắng điều chỉnh điểm số SOFA cho bệnh
nhân nhi, chủ yếu tập trung vào các chỉ số tim mạch [81] [38]Tuy nhiên, khơng
ai tính đến sự thay đổi liên quan đến tuổi của các tiêu chí về thận mặc dù rối
loạn chức năng thận là một trong những cơ quan có thể bị tổn thương nặng và


15

làm nặng hơn tình trạng bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn [72] [73]. Các tiêu chuẩn
tim mạch và thận của điểm SOFA đã được điều chỉnh và thích nghi với các
bệnh nhân nhi khoa bởi các nhà điều tra điểm PELOD-2, và tỷ số SpO2/FiO2

đã được xác nhận là một thay thế cho tỷ lệ PaO2/FiO2 cho trẻ em [49] [42]
Thang điểm pSOFA được phát triển bằng cách điều chỉnh điểm số SOFA
gốc thông qua 2 cách tiếp cận. Thứ nhất, các thông số tim mạch và thận phụ
thuộc vào tuổi của thang điểm SOFA gốc đã được sửa đổi bằng cách sử dụng
các điểm cắt hợp lệ từ hệ thống tính điểm PELOD-2 [49]. Thứ hai, hệ số hơ hấp
được mở rộng bao gồm tỷ lệ SpO2/FiO2 đánh giá tổn thương phổi [42]
Điểm số tổn thương tim mạch
Các điểm cắt huyết áp động mạch trung bình được điều chỉnh theo tuổi
cho điểm số đầu tiên của tiêu chuẩn tim mạch của PELOD-2 đã được sử dụng
cho điểm số 1 trong pSOFA. Điểm số từ 2 đến 4 được giữ nguyên giống với
các tiêu chí SOFA gốc.
Điểm số tổn thương thận
Điểm cắt nồng độ creatinine huyết thanh được điều chỉnh theo độ tuổi đối
với điểm số đầu tiên trong tiêu chuẩn thận của PELOD-2 đã được sử dụng để
cho điểm số là 1 trong pSOFA. Điểm số từ 2 đến 4 được thay đổi bằng cách
tăng các giá trị cắt cho mỗi điểm số bằng hệ số giống như các tiêu chí SOFA
gốc, tương tự như phương pháp đề xuất của các tác giả khác [82]. Ngoại lệ là
giá trị cắt cho nhóm tuổi đầu tiên (<1 tháng) do sự khác biệt về sinh lý thận của
trẻ sơ sinh. Đối với nhóm tuổi, tăng giá trị cắt cho mỗi điểm thực hiện bởi mức
tương tự như nhóm trẻ nhũ nhi (1-12 tháng) do sự tương đồng trong độ lọc cầu
thận ở cả hai nhóm tuổi [78].
Điểm số cơ quan hơ hấp
Giá trị cắt PaO2/FiO2 được giữ giống với số điểm SOFA gốc, nhưng tỷ lệ
SpO2/FiO2 được sử dụng như một đại diện thay thế cho tổn thương phổi. Sự


16

thích nghi được đề xuất bởi Khemani và các cộng sự được sử dụng để xác định
điểm cắt của tỷ lệ SpO2:FiO2 [42].

Sự đông máu, gan và thần kinh
Các tiêu chuẩn đông máu và tiêu chuẩn gan, dựa trên mức tiểu cầu đếm và
mức độ bilirubin, được giữ giống với điểm số SOFA gốc. Tiêu chuẩn Glasgow
Coma Scale cho điểm số thần kinh đã được giữ cùng với điểm số ban đầu,
nhưng phiên bản dành cho trẻ em đã được sử dụng [61].
Việc tính điểm pSOFA được thực hiện theo cách tương tự như tính điểm
SOFA gốc. Biến số xấu nhất trong mỗi khoảng thời gian 24 giờ được sử dụng
để gán một điểm số cho mỗi hệ thống (từ 0-4 điểm). Tổng số 6 tiểu mục trong
mỗi khoảng thời gian 24 giờ sau đó có số điểm pSOFA hàng ngày (từ 0-24
điểm, điểm số cao hơn cho thấy kết quả xấu hơn). Nếu một biến không được đo
trong một khoảng thời gian 24 giờ, nó đã được coi là bình thường, phù hợp với
các tiêu chí ban đầu.
1.3.2. Về cận lâm sàng:
H.F.Scott và cộng sự [47] sử dụng độ thanh thải lactate sớm (Early Lactate
Clearance) để đánh giá tiên lượng trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và sốc
nhiễm khuẩn. Các yếu tố lâm sàng và xét nghiệm được đưa vào phân tích đa biến
và đơn biến ở 2 nhóm bệnh sống và chết có tình trạng nhiễm khuẩn nặng và sốc
nhiễm khuẩn. Các yếu tố tìm thấy có ý nghĩa là: tiểu cầu giảm, thời gian
Thrombin kéo dài, Albumine máu thấp, Bilirubine toàn phần cao, Lactate máu
cao, và độ thanh thải Lactate máu kém. Sau khi đưa lại vào phân tích đa biến thì
tác giả nhận thấy chỉ có độ thanh thải Lactate là có giá trị tiên lượng tử vong, đặc
biệt trong 6 giờ đầu cấp cứu.
Các yếu tố như trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, nhiễm vi khuẩn gram âm, bạch cầu máu
ngoại biên giảm < 4000 / mm3, có tình trạng đơng máu nội quản rải rác cũng có
giá trị tiên lượng tử vong trong nghiên cứu của Trần Minh Điển và cộng sự trên
bệnh nhân nhiễm khuẩn máu tại bệnh viện Nhi Trung ương [3].


×