Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Ban kiểm soát trong công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.39 KB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

NGUYỄN THỊ THẤM

BAN KIỂM SỐT TRONG CƠNG TY CỔ PHẦN
THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2020
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
----------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

BAN KIỂM SỐT TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2020

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

NGUYỄN THỊ THẤM

Khóa: 42

MSSV: 1751101030134

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HÀ


TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Nguyễn Thị Phương Hà, đảm
bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham
khảo. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm2022
Tác giả
NGUYỄN THỊ THẤM


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

CTCP

Công ty cổ phần

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông

HĐQT

Hội đồng quản trị


BKS

Ban kiểm soát

GĐ/TGĐ

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

LDN

Luật Doanh nghiệp


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. QUY ĐỊNH VỀ BAN KIỂM SỐT TRONG CƠNG TY CỔ
PHẦN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2020 ....................................................... 5
1.1. Sự cần thiết của Ban kiểm sốt trong cơng ty cổ phần ................................5
1.2. Lịch sử phát triển của quy định Ban kiểm sốt trong cơng ty cổ phần ở
Việt Nam ...................................................................................................................8
1.3. Quy định Ban kiểm soát trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp
2020 ......................................................................................................................... 11
1.3.1. Vị trí của Ban kiểm sốt trong cơng ty cổ phần .....................................11
1.3.2. Vai trị của Ban kiểm sốt trong công ty cổ phần .................................. 11
1.3.3. Quy định về thành lập, tổ chức Ban kiểm sốt trong cơng ty cổ phần ..12
1.3.4. Quy định về quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát ...............................16
1.3.5. Quy định về thành viên Ban kiểm soát .................................................. 22
CHƯƠNG 2. BẤT CẬP CỦA QUY ĐỊNH VỀ BAN KIỂM SỐT TRONG
CƠNG TY CỔ PHẦN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2020 VÀ CÁC KIẾN
NGHỊ HOÀN THIỆN .............................................................................................. 30

2.1. Những bất cập trong các quy định về Ban kiểm sốt trong cơng ty cổ
phần theo Luật Doanh nghiệp 2020 .................................................................... 30
2.1.1. Quy định về hoạt động của Ban kiểm soát .............................................30
2.1.2. Quy định về quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát ...............................30
2.1.3. Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện của thành viên Ban kiểm soát .........32
2.1.4. Quy định về trách nhiệm của kiểm soát viên ......................................... 33
2.1.5. Quy định về tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của kiểm soát
viên ....................................................................................................................34
2.1.6. Quy định về miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ban kiểm soát ............34
2.2. Kiến nghị hồn thiện quy định về Ban kiểm sốt trong cơng ty cổ phần 35
2.2.1. Kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của Luật Doanh nghiệp về Ban
kiểm sốt trong cơng ty cổ phần. ......................................................................36
2.2.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về Ban kiểm sốt
trong cơng ty cổ phần. ...................................................................................... 41
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 44


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý, điều hành cơng ty đã tạo
ra sự mất cân đối giữa nhóm quyền sở hữu và quyền quản lý, điều hành công ty, tạo
ra khoảng trống để những người quản lý công ty có thể lợi dụng và thu về các lợi
ích cá nhân, gây thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác trong
công ty, đặc biệt là lợi ích của cổ đơng.”1 Từ đó chế định Ban kiểm soát (BKS) ra
đời với tư cách là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức quản lý Công ty cổ phần
(CTCP), đại diện cho quyền lợi của cổ đông, thực hiện việc giám sát hoạt động
quản lý điều hành hoạt động kinh doanh công ty của những người quản lý, là cơ chế
có thể kiềm chế, đối trọng với quyền lực của người quản lý.
Tại Việt Nam, chế định BKS trong CTCP nhận được sự quan tâm của các
nhà làm luật từ khá sớm khi lần đầu tiên ghi nhận trong Luật công ty 1990 - được

xây dựng trên nền tảng các quy định về công ty trong Luật công ty thời thuộc địa
Pháp và Bộ luật thương mại 1972 của chế độ Sài gòn.2 Sau này được thay thế bởi
Luật Doanh nghiệp (LDN), gần đây nhất là Luật Doanh nghiệp 2020. Trải qua
nhiều lần sửa đổi bổ sung, quy định về BKS trong CTCP ngày càng hoàn thiện hơn.
BKS là một cơ quan quan trọng trong cơ cấu quản trị của CTCP nhằm đảm bảo tính
minh bạch trong quản lý, điều hành của Hội đồng quản trị (HĐQT), Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc (GĐ/TGĐ) và đảm bảo lợi ích hợp pháp của cổ đơng, các nhóm cổ
đơng.
Mặc dù LDN trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, mới nhất là LDN năm 2020,
nhưng trong quá trình áp dụng LDN cũng bộc lộ nhiều bất cập liên quan đến chế
định BKS trong CTCP cần phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện; như các bất cập
về quyền và nghĩa vụ của BKS, tổ chức hoạt động của BKS, tiêu chuẩn và điều kiện
của kiểm soát viên, trách nhiệm của kiểm sốt viên. Với mục tiêu tăng cường tính
minh bạch trong công tác quản lý, điều hành CTCP cũng như thực hiện giám sát
hoạt động quản lý, điều hành trong CTCP một cách hiệu quả, vai trò của Ban kiểm
soát ngày càng trở nên quan trọng.
Do vậy, việc nghiên cứu, phân tích những quy định của pháp luật hiện hành
về chế định BKS trong CTCP sẽ giúp ích cho việc hiểu đúng bản chất của chế định
này, giúp xác định những thực trạng, các vấn đề còn tồn đọng và có cách khắc phục
hiệu quả. Từ đó, các quy định của pháp luật về chế định BKS trong CTCP sẽ được
hoàn thiện hơn.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Ban kiểm soát
trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2020” làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Hà Thị Thanh Bình (2015), “Sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quản lý, điều hành trong
quản trị cơng ty”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10 (330)/2015, tr. 51.
2
Bùi Xuân Hải (2006), “So sánh cấu trúc quản trị nội bộ của công ty cổ phần Việt Nam với

các mơ hình điển hình trên thế giới”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 6/2006, tr. 20.
1

1


BKS trong CTCP nhìn chung tuy khơng phải là một chế định mới, còn nhiều
bất cập nhưng chưa được nhiều tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu chuyên sâu. Các
cơng trình nghiên cứu hiện nay như:
Đinh Thị Thúy Hồng (2009), Cơ chế giám sát hoạt động trong công ty cổ
phần theo Luật Doanh nghiệp 2005, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật, Trường
Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
Huỳnh Quang Thuận (2012), Cơ chế giám sát hoạt động của doanh nghiệp
theo Luật Doanh nghiệp 2005, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật, Trường Đại học
Luật thành phố Hồ Chí Minh.
Hồng Thị Thu Hằng (2010), Cơ chế giám sát hoạt động quản lý trong công
ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học,
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
Đồn Mạnh Quỳnh (2010), Pháp luật về Ban kiểm soát trong công ty cổ
phần theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005, Luận văn thạc sĩ Luật học,
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
Ngơ Mỹ Linh (2019), Pháp luật về vai trị và thẩm quyền của Ban Kiểm sốt
cơng ty cổ phần – Thực tiễn tại Công ty Cổ phần SM Group, luận văn thạc sĩ Luật
học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Mai Thu Hà (2019), Địa vị pháp lý của Ban Kiểm sốt cơng ty cổ phần theo
quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 - Thực tiễn thi hành tại tỉnh Hịa Bình,
Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, tr, 33.
Nguyễn Thị Lan Hương (2011), “Về hoạt động giám sát của Ban kiểm sốt
trong cơng ty cổ phần”, Tạp chí Luật học, số 27/2011.
Hà Thị Thanh Bình (2015), “Sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quản lý,

điều hành trong quản trị công ty”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 10 (330)/2015.
Trần Ngọc Dũng (2016), “Hoàn thiện quy định về cơ chế giám sát hoạt động
quản lý điều hành trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014”, Tạp chí
Nhà nước và Pháp luật, Số 5/2016.
Trần Ngọc Dũng (2018), “Các quy định pháp luật về ban kiểm soát trong
doanh nghiệp - Thực trạng và các giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí Luật học, số
11/2018.
Phan Thị Thanh Thủy (2018), “Bàn về tính minh bạch trong quản trị cơng ty
cổ phần ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 1 (353)/2018.
Ngồi ra cịn có một số bài viết khác nghiên cứu về quản trị cơng ty cổ phần
có nhắc đến BKS như một giải pháp nâng cao hiệu quả trong quản trị cơng ty,
nhưng ở khía cạnh chung chung, chưa đi vào nghiên cứu hồn chỉnh.
Các bài viết, cơng trình nghiên cứu nêu trên đã tiếp cận vấn đề về BKS trong
CTCP dưới các góc độ pháp lý khác nhau và đã đạt được những thành quả nghiên
cứu như: sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quản lý, điều hành trong quản trị cơng
ty là động lực hình thành nên các quy định về quản trị công ty, cũng chính là cơ sở,
căn cứ cho sự ra đời của BKS trong CTCP; Địa vị pháp lý của BKS trong CTCP;
Nêu được thực trạng, một số bất cập, giải pháp hoàn thiện quy định về BKS trong
2


CTCP theo LDN 1999, LDN 2005, LDN 2014; So sánh mơ hình quản trị CTCP
theo pháp luật Việt Nam với một số quốc gia khác như Mỹ, Đức, Trung Quốc, Nhật
Bản trong đó có đánh giá, nhận xét cơ quan giám sát trong CTCP ở các quốc gia
này;… Tuy nhiên, còn một số vấn đề liên quan đến BKS trong CTCP chưa được
nghiên cứu một các toàn diện như: Lịch sử hình thành và phát triển của chế định
BKS trong CTCP qua các lần thay thế, sửa đổi, bổ sung của Luật Công ty, Luật
Doanh nghiệp; Những thực trạng, bất cập và các giải pháp hoàn thiện quy định BKS
trong CTCP theo Luật Doanh nghiệp hiện hành (LDN 2020).
Các bài viết, cơng trình nghiên cứu đi trước sẽ là tài liệu cung cấp những

kiến thức bổ ích, giúp tác giả hồn thành khóa luận của mình. Khóa luận này của tác
giả sẽ kế thừa những kết quả đạt được của những bài viết, cơng trình nghiên cứu của
các tác giả đi trước. Đồng thời khóa luận này cũng hồn thiện những điểm còn bỏ
ngỏ chưa được nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật liên quan đến chế
định BKS trong CTCP. Trong đó khóa luận chủ yếu tập trung vào các vấn đề về
hoạt động của BKS, quyền và nghĩa vụ của BKS, ngoài ra một số vấn đề về thành
viên BKS như tiêu chuẩn, điều kiện của kiểm soát viên, trách nhiệm của kiểm soát
viên, miễn nhiệm, bãi nhiệm kiểm soát viên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Về pháp luật Việt Nam, đề tài chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các quy định
về BKS trong CTCP theo LDN 2020. Ngoài ra đề tài cịn có nghiên cứu quy định
BKS trong CTCP trong Luật công ty 1990, LDN 1999, LDN 2005, LDN năm 2014
và một số văn bản bản khác.
Về pháp luật nước ngoài: đề tài tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có
cơ quan giám sát trong CTCP. Các văn bản chủ yếu được nghiên cứu như sau:
+ Đối với pháp luật Đức: German Stock Corporation Act 2017 (Đạo luật
công ty cổ phần Đức 2017).
+ Đối với pháp luật Trung Quốc: Company Law of the People's Republic of
China 2018 (Luật công ty Trung Quốc 2018).
4. Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp
lịch sử để phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài của tác giả. Các phương pháp này
sẽ được sử dụng kết hợp với nhau xuyên suốt nội dung của khóa luận, cụ thể như
sau:
Chương 1, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp so
sánh, phương pháp lịch sử để làm rõ các quy định liên quan đến địa vị BKS trong

CTCP, lịch sử phát triển của quy định BKS trong CTCP.
Chương 2, trên cơ sở phân tích ở chương 1, tác giả sẽ phân tích các bất cập
của các quy định hiện nay, so sánh với quy định của các quốc gia khác về các quy
3


định có liên quan. Từ đó tổng hợp và đề xuất hoàn thiện phù hợp cho quy định BKS
trong CTCP.
Đồng thời qua cuối mỗi chương, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp để
tóm tắt nội dung chương và đưa ra kết luận cho từng chương và cho cả đề tài.
5. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua việc nghiên cứu tác giả mong muốn làm rõ các vấn đề sau:
Một là, nêu lên được sự cần thiết của BKS trong CTCP và thấy được lịch sử
hình thành và phát triển của các quy định về BKS trong CTCP ở Việt Nam.
Hai là, tiến hành nghiên cứu, phân tích những quy định hiện hành của pháp
luật Việt Nam về quy định của BKS trong CTCP, từ đó thấy được những hạn chế,
bất cập của quy định pháp luật.
Ba là, đưa ra các giải pháp khắc phục những bất cập cũng như đề xuất nhằm
hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của các quốc
gia phát triển và có sự cân nhắc với tình hình kinh tế, xã hội và pháp luật của Việt
Nam hiện nay. Đảm bảo cho BKS thực hiện tốt chức năng của mình trong CTCP.
6. Bố cục đề tài
Ngoài mục lục, phần mở đầu, phần kết thúc, danh mục tài liệu tham khảo và
kết luận, đề tài “Ban kiểm sốt trong cơng ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2020”
được chia làm hai chương:
Chương 1. Quy định về Ban kiểm sốt trong cơng ty cổ phần theo Luật
Doanh nghiệp 2020.
Chương 2. Bất cập của quy định về Ban kiểm sốt trong cơng ty cổ phần
theo Luật Doanh nghiệp 2020 và các kiến nghị hoàn thiện.


4


CHƯƠNG 1
QUY ĐỊNH VỀ BAN KIỂM SỐT TRONG CƠNG TY CỔ PHẦN THEO
LUẬT DOANH NGHIỆP 2020
1.1. Sự cần thiết của Ban kiểm sốt trong cơng ty cổ phần
Cơng ty nói chung và cơng ty cổ phần nói riêng “có thể được xem là một
trong những hệ thống tinh tế nhất mà con người thiết kế ra”3. “Công ty với tư cách
là một pháp nhân, một thực thể pháp lý độc lập (a separate legal entity), tự thân nó
khơng thể hành động cho chính mình mà chỉ có thể hành động thông qua con người
cụ thể - những người quản lý công ty”.4
Theo tác giả Bùi Xuân Hải trong bài viết “Học thuyết về đại diện và mấy vấn
đề của pháp luật công ty Việt Nam”5, Adam Smith trong nghiên cứu của mình năm
1776 đã dự đốn xu hướng phát triển của các công ty hiện tại với sự phân tách giữa
quyền sở hữu và quản lý, kiểm sốt cơng ty. Ngồi ra, Berle và Mean trong nghiên
cứu của mình năm 1932 khẳng định rằng với sự phát triển của phương tiện truyền
thông hiện đại, việc tổ chức tốt của các thị trường chứng khốn và sự tăng lên nhanh
chóng về số lượng các nhà đầu tư, vấn đề sở hữu vốn trong các công ty ngày càng bị
phân tán và cổ phần sẽ được sở hữu bởi nhiều chủ thể đa dạng hơn. Các học giả này
cho rằng, trong các cơng ty hiện đại có sự phân tách giữa sở hữu và quản lý, kiểm
sốt.
Ngồi ra, theo tác giả Hà Thị Thanh Bình trong bài viết “Sự tách bạch giữa
quyền sở hữu và quản lý, điều hành trong quản trị cơng ty”, cũng cho ra rằng: theo
lịch sử hình thành và phát triển của công ty, khi mới ra đời các công ty thường được
sở hữu bởi các cá nhân hoặc nhóm người có quan hệ gia đình hoặc quen biết nhau,
với quy mô nhỏ, số lượng thành viên không nhiều nên thường chủ sở hữu cũng
chính là người quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của
công ty. Tuy nhiên khi kinh tế ngày càng phát triển, các cơng ty có cơ cấu cổ đông
phân tán xuất hiện ngày càng nhiều.6

Một trong những đặc trưng cơ bản của CTCP là có số lượng cổ đông lớn,
không giới hạn số lượng tối đa. Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ
phần của công ty cổ phần7. Các cá nhân, tổ chức có thể trở thành cổ đơng bằng
nhiều cách như: góp vốn để sáng lập cơng ty, mua cổ phần được chào bán, nhận
chuyển nhượng cổ phần từ cổ đông của công ty, nhận thừa kế cổ phần,… Nên sự
biến động về số lượng và thay đổi cổ đông trong công ty cổ phần diễn ra thường
xuyên và dễ dàng. “Cơ cấu cổ đơng cịn có sự phân tán về mặt địa lý”8, nên mối

Bob Tricker (2012), Corporate Governance - Kiểm sốt quản trị: Các ngun tắc, chính sách
và thực hành về quản trị cơng ty và kiểm sốt quản lý, bản dịch của Nguyễn Dương Hiếu và
Nguyễn Thị Thu Hương, Nhà xuất bản Thời đại, tr.26.
4
Bùi Xuân Hải (2007), “Học thuyết về đại diện và mất vấn đề của pháp luật cơng ty Việt
Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4 (41)/2007, tr. 21.
5
Bùi Xuân Hải, tlđd (4), tr. 22
6
Hà Thị Thanh Bình, tlđd (1), tr. 45
7
Khoản 3 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020
8
Bob Tricker, tlđd (3), tr. 28
3

5


quan hệ giữa các cổ đơng khơng có sự gắn kết, bền chặt khi các cổ đông không
quen biết nhau, và có thể khơng biết mặt nhau.
Do sự đơng đảo về số lượng và đa dạng về thành phần nên cơ cấu tổ chức

quản trị công ty cổ phần trở nên phức tạp. Lúc này các cổ đơng gặp khó khăn trong
vấn đề quản lý, điều hành, giám sát các hoạt động trong công ty. Các cổ đông trong
công ty sở hữu số lượng cổ phần khác nhau, nên sức ảnh hưởng của họ trong hoạt
động của công ty cũng có sự khác biệt. Hơn nữa, hầu như khơng cổ đông đơn lẻ nào
sở hữu lượng cổ phần lớn đến mức có thể kiểm sốt được cơng ty bằng việc trực
tiếp tham gia quản lý, điều hành công ty.9 Mặc dù cổ đông là chủ thể bỏ vốn vào
công ty với kỳ vọng sẽ có được nhiều lợi nhuận trong tương lai, tuy nhiên khơng
phải cổ đơng nào cũng có đủ thời gian, trình độ cần thiết để tham gia điều hành và
đảm bảo tạo ra lợi nhuận cho công ty. Yêu cầu cần có những người có đủ năng lực,
trình độ và hoạt động thường xun chính là HĐQT, Giám đốc, Tổng giám đốc thay
mặt cho cổ đông trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh công ty. Lúc này
có sự tách biệt những người sở hữu công ty (các cổ đông) khỏi những người quản lý
công ty (các giám đốc và giám đốc điều hành).
Sự tách bạch đảm bảo tính bền vững của doanh nghiệp thơng qua sự quản lý
của một đội ngũ chuyên gia với các kỹ năng đa dạng, cần thiết để điều hành cơng ty
một cách hiệu quả. Điều này đảm bảo tính liên tục trong doanh nghiệp, ngay cả khi
có sự thay đổi trong thành phần cổ đông trong tương lai. Tuy nhiên, sự tách bạch
này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các cổ đông, kể cả cổ đông lớn hay cổ đông nhỏ
đều phải chịu những thiệt hại, rủi ro do người quản lý, điều hành gây ra.10
Sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý làm nảy sinh các mối lo
ngại rằng, những người quản lý sẽ theo đuổi những mục tiêu rất hấp dẫn đối với họ,
song chưa chắc đã có lợi cho các cổ đơng, cho công ty.11 Adam Smith cho rằng,
chúng ta không thể kỳ vọng rằng những người quản lý công ty - những người quản
lý tiền của người khác - sẽ trông coi một cách thận trọng như cách những người chủ
sở hữu quản lý tiền của chính họ được.12 Để cơng ty kinh doanh đạt được doanh số
lớn thì cần chấp nhận mạo hiểm, tuy nhiên lại đi kèm với độ rủi ro càng lớn. Vì
đồng tiền chịu rủi ro khơng phải là đồng tiền của họ nên người quản lý có thể mạo
hiểm, sử dụng các khoản tiền của cơng ty vào các dự án có nguy cơ rủi ro cao. Dù
người quản lý có là cổ đơng hay khơng thì họ vẫn có cơ hội để tư lợi, với mức độ tư
lợi khác nhau tùy thuộc vào mức vốn mà họ sở hữu trong cơng ty.13 “Có nhiều cách

thức mà người quản lý cơng ty có thể kiếm chác, tư lợi từ doanh nghiệp mà mình
quản lý, thậm chí có thể bằng cách thức hợp pháp (tức cơng khai), chẳng hạn thông
qua các giao dịch, hợp đồng với những người khơng có liên quan hay tiết lộ thơng
tin cần bảo mật của cơng ty cho người khác.”14 Hay có thể bịn rút lợi nhuận thơng
Hà Thị Thanh Bình, tlđd (1), tr. 45
Bùi xuân hải (2009), “Bảo vệ cổ đông: mấy vấn đề lý luận và thực tiễn trong Luật Doanh
nghiệp 2005”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 1(50)/2009, tr. 26
11 Quỳnh Anh, “Tách quyền sở hữu khỏi quyền quản lý là gì?”, truy cập ngày 05/4/2022
12
Bob Tricker, tlđd (3), tr. 26
13
Bùi Xuân Hải (2011), Luật Doanh nghiệp: Bảo vệ cổ đông - pháp luật và thực tiễn, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, tr. 150
14
Bùi Xuân Hải, tlđd (13), tr. 148
9

10

6


qua việc trả lương thưởng cao cho các thân tín, nhân viên dưới quyền. Hoặc lợi
dụng chức vụ quyền hạn, người quản lý tiến hành giao dịch với bên cung cấp dịch
vụ nhưng giá cả dịch vụ cao hơn so với các bên cung cấp dịch vụ khác cùng ngành,
nguyên nhân có thể là do người quản lý đã nhận tiền từ bên cung cấp dịch vụ này.
Như vậy, người quản lý đã cố gắng tối đa hóa lợi ích của cá nhân mà bỏ qua lợi ích
chung của cổ đơng, cơng ty.
Bên cạnh đó, theo tác giả Hà Thị Thanh Bình trong bài viết “Sự tách bạch
giữa quyền sở hữu và quản lý, điều hành trong quản trị công ty” đã chỉ ra rằng sự

tách bạch quyền sở hữu và quyền quản lý trong CTCP còn tạo ra sự bất cân xứng về
thông tin giữa cổ đông và người quản lý. Cổ đơng khơng có được những thơng tin
trực tiếp, chính xác như đối với người tham gia quản lý điều hành hoạt động kinh
doanh hàng ngày của công ty. Những người quản lý công ty được tiếp cận các thông
tin quản lý nội bộ hàng ngày. Trong khi đó các cổ đơng thường chỉ tiếp cận thơng
tin qua các báo cáo như báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh,... hoặc các
thông tin đã được công khai. Cổ đông cần phải đảm bảo các thông tin này cần có sự
kiểm tra, giám sát và được thẩm định để đảm bảo tính chuẩn xác, đáng tin cậy của
thơng tin, tránh tình trạng người quản lý lợi dụng, che dấu các thơng tin khơng trung
thực trong q trình quản lý điều hành công ty. Như vậy, sự bất đối xứng thơng tin
có thể dẫn đến sự lạm quyền của người quản lý khi khơng có sự giám sát của chủ sở
hữu.15
Như vậy, sự tách bạch quyền sở hữu và quản lý trong công ty đặt ra vấn đề
cần đảm bảo rằng những người quản lý công ty không điều hành chúng vì lợi ích cá
nhân của riêng họ hơn là vì lợi ích của những người mà luật pháp u cầu các cơng
ty phải quản lý.16 Do đó, thách thức đặt ra là cần xây dựng được một chế định trong
CTCP có thể kiềm chế, đối trọng với người quản lý, điều hành công ty, giám sát
hiệu quả hoạt động của những người quản lý, bảo vệ lợi ích chính đáng cho các cổ
đơng. Chính vì vậy, sự ra đời của chế định BKS trong CTCP - như một công cụ hỗ
trợ các chủ sở hữu công ty giám sát hoạt động của những người quản lý - là cần
thiết để giải quyết được vấn đề này.
Có thể nói, BKS là cơ chế kìm hãm, giảm thiểu rủi ro phát sinh từ mâu thuẫn
lợi ích giữa người quản lý và chủ sở hữu công ty. Thứ nhất, BKS trong CTCP là cơ
chế giám sát hoạt động của người quản lý, điều hành công ty. BKS không tham gia
điều hành, quản lý doanh nghiệp, mà đóng vai trị giám sát hoạt động của những
người quản lý. Sự tham gia của BKS là rất cần thiết đối với việc giám sát mọi hoạt
động của người quản lý công ty đảm bảo những người này thực hiện hoạt động
quản lý, điều hành công ty theo đúng với định hướng cũng như mong muốn được đã
được xác định của các chủ sở hữu; Thứ hai, BKS kiểm tra, thẩm định các báo cáo,
thông tin của công ty, đảm bảo các báo cáo, các thơng tin cơng khai là đầy đủ, chính

xác, trung thực. Hoạt động này làm tăng tính minh bạch trong các vấn đề tài chính
của cơng ty, tạo độ tin cậy cho các kênh thông tin của cổ đông. Nhờ đó mà cơ chế
này giúp đảm bảo lợi ích hợp pháp cho các cổ đông, công ty và những người liên
quan; Thứ ba, BKS hỗ trợ, giúp phát hiện và ngăn chặn kịp thời những tình huống
mà người quản lý cơng ty có thể gây thiệt hại cho cổ đơng, cơng ty. BKS đại diện
15
16

Hà Thị Thanh Bình, tlđd (1), tr. 50
Susan McLaughlin (2013), Unlocking company law, 3nd edition, tr. 9
7


bảo vệ cho lợi ích của cổ đơng, như “tai mắt” của cổ đông, được đặt bên cạnh người
quản lý cơng ty, “sẽ là người tt cịi những sai phạm của người quản lý”17.
Luật Doanh nghiệp, với vai trò là nguồn luật chủ yếu điều chỉnh việc thành
lập, tổ chức quản lý và hoạt động của CTCP, cần có những quy định xây dựng chế
định BKS trong CTCP một cách hợp lý, có đủ thực quyền. Xây dựng các quy định
về BKS trong CTCP làm sao tạo được sự tự do kiểm sốt khơng q lớn, để khuyến
khích những người quản lý chủ động, linh hoạt hơn trong quản lý điều hành cơng ty
vì lợi ích của các chủ sở hữu công ty. Tuy nhiên, các quy định này cũng khơng nên
tạo sự kiểm sốt q yếu, điều này sẽ làm cho BKS có đủ quyền lực để có thể thực
hiện tốt nhiệm vụ của mình.
1.2. Lịch sử phát triển của quy định Ban kiểm sốt trong cơng ty cổ phần ở
Việt Nam
“Mơ hình BKS khơng phải do các nhà làm luật Việt Nam gần đây sáng tạo ra,
mà nó chính là sự phát triển từ các quy định của Luật Công ty 1990, và xa hơn nữa
là các đạo luật về công ty của chế độ cũ. Luật công ty 1990 đã được xây dựng trên
nền tảng các quy định về công ty trong luật công ty thời thuộc địa Pháp và Bộ luật
thương mại 1972 của chế độ sài gòn.”18 Nghiên cứu lịch sử phát triển của pháp luật

về quy định BKS trong CTCP cho ta thấy được bức tranh tổng thể, mang tính khái
quát về chế định này.
Luật lệ về công ty được quy định lần đầu tiên tại Việt Nam trong bộ “Dân
luật thi hành tại các Tịa Nam án Bắc Kỳ” năm 1931, trong đó có nói về “hội bn”.
Hội bn được chia ra thành Hội người và Hội vốn. Trong đó Hội vốn được chia ra
thành hội vô danh (Công ty cổ phần) và hội hợp cổ (Công ty hợp vốn đơn giản cổ
phần).19
Trong đó các quy định về cơ cấu quản lý hội vô danh và các quy định về viên
kiểm sát là cơ sở cho các quy định về BKS trong CTCP sau này. Dân luật thi hành
tại các Tòa Nam án Bắc kỳ năm 1931 quy định nếu trong điều lệ chưa định đến, thì
đại hội đồng bổ nhiệm ban trị sự đầu tiên, và cử các ủy viên kiểm sát.20 Như vậy
trong cơ cấu quản lý gồm có đại hội đồng (ĐHĐCĐ), ban trị sự (HĐQT) và các ủy
viên kiểm sát (BKS). “Mỗi năm đại hội đồng thường niên cử một hay nhiều viên
kiểm sát. Công việc những viên kiểm sát là phải tra xét việc quản trị của những viên
trị sự, cũng phải làm tờ trình với đại hội đồng thường niên về các khoản kế toán
của viên trị sự đệ trình. Để cho tiện việc lập tờ trình ấy, những viên kiểm sát có thể
địi xem các sổ sách được. Khi cần gấp, các viên kiểm sát có thể chiêu tập đại hội
đồng được.”21 Đối với hội thì những viên kiểm sát là người chịu ủy quyền của hội,
nhưng không cần phải ký cổ phần làm tin.22 Để các ủy viên kiểm sát thực hiện tốt
nhiệm vụ của mình Luật quy định nghĩa vụ của người trị sự (người quản lý), “cứ
hết sáu tháng phải lập một tờ kê khai sơ lược về tình hình của hội, đệ trình cho các
Bùi Xuân Hải, tlđd (13), tr. 272
Bùi Xuân Hải, tlđd (2), tr. 20
19
Nguyễn Thị Thu Vân (1996), Chuyên đề Pháp luật về Công ty, Viện nghiên cứu Khoa học
pháp lý, tr 19-20.
20
Điều thứ 1271, Dân luật thi hành tại các Tòa Nam án Bắc Kỳ
21
Điều thứ 1289, Dân luật thi hành tại các Tòa Nam án Bắc Kỳ

22
Điều thứ 1290, Dân luật thi hành tại các Tòa Nam án Bắc Kỳ
17
18

8


viên kiểm sát”23. Pháp luật về cơng ty nói chung và các quy định về giám sát quản
lý trong công ty nói riêng thời này cịn rất sơ khai, là cơ sở cho quy định BKS trong
CTCP của pháp luật về cơng ty sau này.
Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VI năm 1986 đã đề ra đường lối xây dựng
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới, nhiều chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà
nước ta cũng có sự thay đổi phù hợp. Trong bối cảnh đó, ngày 21/12/1990, Quốc
hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Công ty điều
chỉnh hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Trong đó,
Luật Cơng ty 1990 đã lần đầu quy định về tổ chức quản lý CTCP theo mơ hình có
sự tham gia BKS bằng việc quy định bên cạnh ĐHĐCĐ, HĐQT, CTCP có 02 Kiểm
sốt viên do ĐHĐCĐ bầu ra. Trong số 14 Điều quy định về CTCP, Luật Công ty
dành 03 Điều quy định về Kiểm soát viên, tạo cơ sở pháp lý cho Kiểm soát viên
hoạt động. Luật Cơng ty đã có một số quy định nhằm đảm bảo tính độc lập của
Kiểm sốt viên, như u cầu độc lập về nhân thân khi quy định kiểm soát viên
không được đồng thời là thành viên HĐQT, GĐ/TGĐ và không đồng thể là vợ,
chồng của những người này; yêu cầu độc lập về kinh tế khi quy định thù lao của
kiểm soát viên sẽ do ĐHĐCĐ quyết định; yêu cầu về độc lập trong tổ chức và hoạt
động khi quy định kiểm soát viên sẽ do ĐHĐCĐ bầu ra, hoạt động và chịu trách
nhiệm trước ĐHĐCĐ. Ngoài ra Luật công ty cũng quy định về trách nhiệm quyền
hạn của kiểm soát viên nhưng chỉ mới quy định sơ lược mà chưa có sự phân định rõ
về thẩm quyền trách nhiệm của kiểm soát viên khi tham gia kiểm soát hoạt động

quản lý cơng ty. Tuy cịn nhiều thiếu sót, các quy định về quản trị cơng ty cịn chưa
hồn thiện, nhưng Luật công ty 1990 đã “đánh dấu sự trở lại của luật công ty và
quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam sau thời gian dài vắng bóng”24, đã có những
đóng góp tích cực vào thành cơng của sự phát triển kinh tế xã hội nước ta. Mặc dù
các quy định này cịn ít và chưa cụ thể nhưng là cơ sở để phát triển của các quy định
về BKS trong CTCP trong LDN sau này.
Trước những hạn chế của Luật Công ty 1990 và yêu cầu phát triển kinh tế xã
hội đặt ra, ngày 12/6/1999, Quốc hội nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Khố X, kỳ họp thứ 5 thông qua Luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH10 (LDN 1999),
thay thế Luật công ty 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990, được sửa đổi, bổ
sung năm 1994. Các quy định về cơ cấu quản lý, quy định về BKS trong CTCP
cũng được LDN 1999 quy định chặt chẽ hơn. Bắt đầu từ LDN 1999 việc thành lập
BKS trong CTCP có sự phân biệt dựa trên số lượng cổ đông. Xuất phát từ nhu cầu
bảo vệ lợi ích của cổ đông đặc biệt là cổ đông thiểu số, quy định này đảm bảo sự
giám sát cần thiết khi cơng ty có số lượng cổ đơng lớn hay có cổ đơng sở hữu lượng
lớn cổ phần có khả năng chi phối, kiểm sốt các hoạt động của cơng ty. Ngoài ra,
BKS được tổ chức thành một cơ quan có người đứng đầu là Trưởng ban kiểm sốt.
Các u cầu tiêu chuẩn, điều kiện của thành viên BKS, Trưởng Ban kiểm soát cũng
được đưa ra. Quyền và nghĩa vụ của BKS trong CTCP đã có những quy định tương
đối rõ ràng và cụ thể. Ngoài ra LDN cũng ghi nhận thêm các quyền, nghĩa vụ của
Khoản 1, Điều thứ 1287, Dân luật thi hành tại các Tòa Nam án Bắc Kỳ
Bui Xuan Hai (2007), Corporate governance in Vietnamese company law : A proposal for
reform (Quản trị công ty theo Luật Công ty Việt Nam: Đề xuất sửa đổi), Luận án tiến sĩ,
LaTrobe University, tr. 66.
23
24

9



BKS như quyền kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản
lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty; thực hiện kiểm tra không được cản
trở hoạt động của chủ thể khác. Quy định về cung cấp thông tin cho BKS cũng đã
được quy định và áp dụng như công cụ hỗ trợ cho hoạt động của BKS được hiệu
quả.
Bên cạnh những thành cơng đạt được thì LDN 1999 vẫn cịn những hạn chế
nhất định về BKS trong CTCP, như việc quy định “BKS thường xuyên thông báo
với HĐQT về kết quả hoạt động(Điểm c khoản 2 LDN 1999)” phần nào làm mất đi
tính độc lập, khách quan của BKS, khi cơ quan giám sát phải báo cáo với chủ thể
chịu sự giám sát về kết quả giám sát. LDN cũng chưa có quy định về các trường
hợp miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên BKS cũng như trách nhiệm của thành viên
BKS khi thực hiện hoạt động của mình.
Trên cơ sở kế thừa và khắc phục những hạn chế, bất cập còn tồn tại trong
LDN 1999, ngày 29/11/2005 Quốc hội Khóa XI đã thông qua Luật Doanh nghiệp số
60/2005/QH11 (LDN 2005). LDN 2005 đã có những bước tiến quan trọng góp phần
làm cho các quy định BKS trong CTCP ngày càng hoàn thiện và phù hợp. Các quy
định BKS trong CTCP có nhiều điểm mới tiến bộ. Trong đó, LDN quy định thành
viên BKS phải được bầu theo phương thức bầu dồn phiếu, quy định này nhằm bảo
vệ cổ đông nhỏ, tăng cường sự hiện diện của các cổ đông thiểu số trong BKS, đảm
bảo BKS hoạt động vì lợi ích chung của cổ đơng chứ khơng phải vì một nhóm cổ
đơng nhất định. Các trường hợp bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên BKS lần đầu
được LDN quy định. Ngoài ra LDN cũng đặt ra yêu cầu thành viên BKS cần tuân
theo những trách nhiệm nhất định trong khi thực hiện các quyền và nhiệm vụ được
giao và phải chịu trách nhiệm khi gây ra thiệt hại. LDN 2005 đã bổ sung các quy
định hỗ trợ cho BKS thực hiện tốt công việc của mình như cho phép BKS quyền
yêu cầu chấm dứt hành vi khi phát hiện người quản lý có hành vi vi phạm, quyền sử
dụng tư vấn độc lập. Sự ra đời LDN 2005 như luồng gió mới khắc phục được nhiều
hạn chế còn tồn tại trong LDN trước đó.
Qua hơn 8 năm áp dụng, LDN 2005 dần bộc lộ những điểm thiếu sót, bất cập,
ngày 26/11/2014 Quốc hội đã thơng qua Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13

(LDN 2014) có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2015. LDN 2014 đáp ứng nhu cầu cấp thiết
của thực tế hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam, tiến thêm một bước trong
quá trình hoàn thiện khung pháp lý về tổ chức quản lý trong CTCP ở nước ta. Kể từ
LDN 2014, quy định về cơ cấu tổ chức quản lý CTCP có sự thay đổi đáng kể, cho
phép cơng ty có thể lựa chọn mơ hình quản lý phù hợp với thực tế tại cơng ty.
CTCP có thể chọn tổ chức quản lý cơng ty theo mơ hình có sự tham gia của BKS
hoặc mơ hình khơng có BKS. Các quy định về quyền và nghĩa vụ của BKS, quy
định về tiền lương, thù lao của kiểm soát viên, các trường hợp bãi nhiệm, miễn
nhiệm được bổ sung và quy định rõ ràng hơn trước.
Tiếp tục kế thừa, phát huy kết quả và tác động tốt của các cải cách trong các
LDN trước đó, ngày 17/6/2020 Quốc hội đã thơng qua Luật doanh nghiệp số
59/2020/QH14 (LDN 2020). Các quy định về cơ cấu quản lý công ty cũng như BKS
trong CTCP được sửa đổi, bổ sung theo hướng cụ thể, hoàn thiện hơn.

10


1.3. Quy định Ban kiểm sốt trong cơng ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp
2020
1.3.1. Vị trí của Ban kiểm sốt trong cơng ty cổ phần
Bất kỳ cơ cấu quản trị công ty nào cũng dựa trên ba loại quyền lực chủ yếu là
quyền tối cao (Sovereign power), quyền điều hành (Executive power) và quyền
giám sát (Supervisory power)25. Việc tổ chức các quyền lực này và sự tương tác
giữa chúng trong cơ cấu tổ chức quản lý CTCP có sự tham gia của BKS ở Việt Nam
được thực hiện như sau:
Quyền lực tối cao do ĐHĐCĐ nắm giữ. ĐHĐCĐ gồm tất cả cổ đơng có
quyền biểu quyết (bao gồm cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết), là cơ
quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần26. ĐHĐCĐ có quyền quyết định hầu
hết các vấn đề trọng đại của công ty. ĐHĐCĐ quyết định và thành lập HĐQT và
BKS. Trong đó, HĐQT nắm quyền quản lý, điều hành công ty và BKS nắm quyền

giám sát. HĐQT là cơ quan quản lý cơng ty cổ phần, có tồn quyền nhân danh cơng
ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của cơng ty, trừ những
vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông27. HĐQT bổ nhiệm một người
trong số họ hoặc thuê người khác làm GĐ/TGĐ. GĐ/TGĐ là người điều hành công
việc kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách
nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ
được giao28. BKS gồm những thành viên do ĐHĐCĐ bầu ra, thực hiện giám sát
HĐQT, GĐ/TGĐ trong việc quản lý và điều hành công ty. BKS nắm quyền giám
sát, đảm bảo HĐQT, GĐ/TGĐ thực hiện quản lý điều hành cơng ty đúng pháp luật,
đảm bảo lợi ích của cổ đông và sự phát triển bền vững của công ty.
Như vậy BKS trong CTCP có vị trí ngang cấp với HĐQT, khi cả hai đều do
ĐHĐCĐ lập nên, hoạt động và chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ trong việc thực hiện
nhiệm vụ của mình. Ngồi ra, Ban kiểm sốt trong cơ cấu tổ chức CTCP là cơ quan
độc lập với HĐQT, GĐ/TGĐ. BKS được cổ đông ủy quyền, đại diện cho quyền lợi
hợp pháp của cổ đông thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động
của HĐQT, GĐ/TGĐ - bộ phận quản lý điều hành công ty. BKS là cơ quan giám sát
và HĐQT, GĐ/TGĐ là chủ thể chịu sự giám sát. Để thực hiện tốt chức năng của
mình, tránh tình trạng BKS hoạt động vì lợi ích của HĐQT và ban giám đốc, BKS
cần có vị trí và hoạt động độc lập với các cơ quan này. Để khách quan, độc lập
trong khi thực hiện nhiệm vụ, thành viên BKS không được là người quản lý công ty.
BKS khơng có quyền quản lý điều hành mà chỉ có quyền kiểm tra, giám sát.
1.3.2. Vai trị của Ban kiểm sốt trong cơng ty cổ phần
Như đã nêu ở mục 1.1, trong CTCP luôn tồn tại nguy cơ xung đột lợi ích
giữa một bên là cổ đơng - người bỏ vốn, chủ sở hữu công ty với một bên là những
Ms.Valérie Tandeau de Marsac (2012), “Relations between company supervisory bodies and
the management”,
/>_en.pdf, truy cập ngày 16/4/2022
26
Khoản 1 Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020
27

Khoản 1 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020
28
Khoản 2 Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020
25

11


người quản lý công ty - người trực tiếp sử dụng vốn. Không phải người quản lý nào
cũng luôn hành động vì lợi ích của cổ đơng, nên người quản lý có thể lạm dụng
quyền quản lý mà gây thiệt hại cho cổ đơng cơng ty. CTCP cần có cơ chế giám sát
hiệu quả hoạt động quản lý điều hành của người quản lý cơng ty, bảo vệ quyền lợi
chính đáng của các cổ đông. BKS là cơ quan giám sát, đóng vai trị hết sức quan
trọng trong cơ cấu, quản lý của CTCP.
Ban kiểm soát sẽ đảm bảo rằng các quyết định của HĐQT, GĐ/TGĐ phù
hợp với pháp luật, nghị quyết của ĐHĐCĐ, điều lệ, nội quy công ty29. BKS thông
qua việc kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý, điều hành công ty của HĐQT,
GĐ/TGĐ, sớm phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn kịp thời những sai sót, khuyết
điểm khi người quản lý điều hành công ty thực hiện nhiệm vụ của mình.30 Qua đó
hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất có thể xảy ra, đem lại hiệu quả kinh tế
cao nhất. Kết quả của việc kiểm tra, giám sát của BKS là căn cứ để nhà quản trị
công ty ban hành những quyết định kịp thời và chính xác.
Ban kiểm sốt trong CTCP cịn có vai trò quan trọng đối với các đối tác,
những nhà đầu tư khác của công ty. Một trong những yếu tố then chốt trong quyết
định đầu tư vào một doanh nghiệp là lòng tin. Lòng tin của các nhà đầu tư, đối tác
công ty một phần được phản ánh qua hệ thống quản lý, giám sát tốt. Do đó, hoạt
động giám sát quản lý trong CTCP rất quan trọng. BKS làm tăng tính minh bạch
trong quản lý điều hành của cơng ty, tăng uy tín cho cơng ty. Việc giám sát hoạt
động quản lý tốt sẽ tăng sức hấp dẫn, độ tin cậy của công ty đối với các đối tác, nhà
đầu tư khác. Nên BKS có vai trị to lớn tác động trực tiếp tới sự hợp tác và phát

triển bền vững của công ty với nhà đầu tư.
Ban kiểm sốt trong CTCP cũng có vai trị quan trọng đối với sự ổn định và
phát triển của công ty cổ phần và của nền kinh tế. Doanh nghiệp nói chung và
CTCP nói riêng là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Công ty cổ phần được
xem là loại hình cơng ty phát triển phổ biến trên tồn thế giới với quy mơ lớn. Do
đó, hiệu quả hoạt động của cơng ty cổ phần sẽ có ảnh hưởng, tác động đến sự ổn
định và phát triển của nền kinh tế. Cổ đông là người bỏ vốn đầu tư với mục đích
hướng đến là tìm kiếm lợi nhuận, là những chủ sở hữu của công ty cổ phần. Nên để
công ty cổ phần ổn định và phát triển cần phải bảo vệ tốt quyền và lợi ích của các cổ
đơng. Trong đó, BKS với tư cách đại diện cho cổ đông, thay mặt cho cổ đông công
ty thực hiện quyền giám sát các hoạt động quản lý, điều hành cơng ty. BKS góp
phần bảo đảm quyền lợi cổ đơng công ty không bị xâm phạm, thúc đẩy sự phát triển
lâu dài của cơng ty cổ phần, cũng như góp phần vào sự ổn định và phát triển chung
của nền kinh tế.
1.3.3. Quy định về thành lập, tổ chức Ban kiểm sốt trong cơng ty cổ phần
Về thành lập BKS, kể từ LDN 2014, LDN giao quyền cho CTCP tự quyết
định, lựa chọn cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp với hồn cảnh, điều kiện cụ thể của
cơng ty. Kế thừa và bổ sung quy định từ LDN 2014, LDN 2020 quy định trừ trường

29
30

Điều 170, Điều 165 Luật Doanh nghiệp 2020
Điều 170 Luật Doanh nghiệp 2020
12


hợp pháp luật về chứng khốn có quy định khác, CTCP có quyền lựa chọn tổ chức
quản lý và hoạt động theo một trong hai mơ hình31:
Mơ hình thứ nhất: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát

và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp cơng ty cổ phần có dưới 11 cổ đơng
và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của cơng ty thì khơng
bắt buộc phải có Ban kiểm sốt;
Mơ hình thứ hai: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là
thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm tốn trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ
chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm tốn quy định tại Điều lệ cơng ty hoặc
quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.
Như vậy, CTCP thành lập BKS trong trường hợp lựa chọn tổ chức công ty
theo mơ hình thứ nhất bao gồm: Đại hội đồng cổ đơng, Hội đồng quản trị, Ban kiểm
sốt và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Việc bắt buộc có BKS hay khơng cịn tùy
thuộc vào số lượng cổ đơng cơng ty và tỷ lệ cổ phần mà cổ đông sở hữu. Theo đó,
CTCP có từ 11 cổ đơng trở lên hoặc CTCP có các cổ đơng là tổ chức sở hữu từ 50%
tổng số cổ phần của công ty bắt buộc phải thành lập BKS. Cịn đối với CTCP có
dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của
công ty khơng bắt buộc phải có BKS, việc thành lập BKS tùy thuộc vào quyết định
của công ty.
Về cơ cấu tổ chức, theo Điều 168 LDN 2020 quy định BKS có từ 03 đến 05
Kiểm soát viên. Như vậy, Luật đã giới hạn cụ thể số lượng thành viên BKS, theo đó
số lượng thành viên tối thiểu là 03 và số lượng thành viên tối đa là 05. Ngoài ra,
BKS phải có hơn một nửa số Kiểm sốt viên thường trú tại Việt Nam.
Nhiệm kỳ của kiểm sốt viên khơng q 05 năm và có thể được bầu lại với
số nhiệm kỳ khơng hạn chế. Trong trường hợp kiểm sốt viên có cùng thời điểm kết
thúc nhiệm kỳ mà kiểm sốt viên nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì kiểm sốt viên
đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ cho đến khi kiểm soát
viên nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ.
Đứng đầu BKS là một Trưởng ban kiểm sốt, có vai trị quan trọng trong
việc điều hành, quản lý các hoạt động của Ban kiểm soát. “Trưởng ban kiểm soát do
BKS bầu trong số các kiểm soát viên. Việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng ban
kiểm soát theo nguyên tắc đa số. Quyền và nghĩa vụ của Trưởng ban kiểm sốt do

Điều lệ cơng ty quy định.”32 Trưởng ban kiểm soát là thành viên của Ban kiểm sốt
nên ngồi việc đáp ứng các điều kiện của pháp luật để trở thành thành viên Ban
kiểm sốt thì Trưởng ban kiểm sốt cịn phải đáp ứng thêm các điều kiện khác.
Trưởng ban kiểm soát phải là người có năng lực, điều kiện, tố chất để thực hiện
cơng việc. Theo đó, pháp luật quy định “Trưởng ban kiểm sốt phải có bằng tốt
nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán,
kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành có liên quan đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ cơng ty có quy định tiêu

31
32

Khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020
Khoản 2 Điều 168 Luật Doanh nghiệp 2020
13


chuẩn khác cao hơn.”33 LDN 2020 đã khơng cịn u cầu Trưởng ban kiểm soát
phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên
trách tại công ty như quy định trong LDN 2014 nữa. Bỏ quy định này là phù hợp
với thực tế. “Do số lượng kiểm toán viên và kế toán viên hiện nay là cịn ít và có xu
hướng sẽ chọn làm trong các đơn vị kiểm tốn hơn, nên CTCP khó có thể tìm được
Trưởng ban kiểm sốt đủ tiêu chuẩn này. Hơn nữa khái niệm ‘làm việc theo chế độ
chuyên trách’ quy định này là khơng rõ ràng, khó áp dụng thống nhất.”34 Do đó, rất
khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thành lập BKS đáp ứng yêu cầu này của Luật.
Về bầu thành viên Ban kiểm soát, LDN 2014 quy định “cổ đơng hoặc nhóm
cổ đơng sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít
nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền đề
cử người vào Ban kiểm sốt. Trường hợp số ứng cử viên được cổ đơng hoặc nhóm
cổ đông đề cử thấp hơn số ứng cử viên mà họ được quyền đề cử theo quyết định của

Đại hội đồng cổ đơng thì số ứng cử viên cịn lại do Hội đồng quản trị, Ban kiểm
soát và các cổ đơng khác đề cử.”35 Theo đó cổ đơng, nhóm cổ đơng chỉ có quyền đề
cử người vào BKS khi có đủ 2 điều kiện: (i) sở hữu từ 10% tổ số cổ phần trở lên
hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty (ii) tổng số cổ phần này
phải có thời gian sở hữu liên tục ít nhất là 06 tháng. Quy định này làm xuất hiện
trường hợp như cổ đông nắm giữ lượng cổ phần lớn thậm chí chiếm đa số cổ phần
nhưng lại khơng có quyền đề cử do khơng đủ thời gian sở hữu cổ phần liên tục
trong 06 tháng. Khi đó cổ đông không thể hiện được quyền của chủ sở hữu trong
việc tham gia tổ chức quản lý, kiểm soát công ty. Việc yêu cầu cổ đông phải sở hữu
một lượng cổ phần nhất định và trong một thời hạn nhất định mới có quyền đề cử,
thực sự chưa tạo được thuận lợi cho cổ đông thực hiện quyền của mình, thậm chí
quy định cịn ‘vơ hình’ tạo rào cản cho cổ đơng trong bảo vệ lợi ích hợp pháp của
mình hoặc bị cổ đơng lớn, cơng ty lạm dụng gây thiệt hại cho cổ đơng.36 Do đó,
LDN 2020 đã bỏ đi điều kiện về thời hạn sở hữu cổ phần “trong thời gian liên tục ít
nhất 06 tháng”, chỉ khống chế tỷ lệ sở hữu cổ phần để cổ đơng, nhóm cổ đơng có
quyền đề cử người vào BKS. Tại khoản 5 Điều 115 LDN 2020 quy định:
Cổ đông hoặc nhóm cổ đơng sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở
lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền đề cử
người vào Ban kiểm sốt. Trường hợp Điều lệ cơng ty khơng có quy định khác thì
việc đề cử người vào Ban kiểm soát thực hiện như sau:
a) Các cổ đơng phổ thơng hợp thành nhóm để đề cử người vào Ban kiểm
sốt phải thơng báo về việc họp nhóm cho các cổ đơng dự họp biết trước khi khai
mạc Đại hội đồng cổ đông;
b) Căn cứ số lượng thành viên Ban kiểm sốt, cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng
quy định tại khoản này được quyền đề cử một hoặc một số người theo quyết định
của Đại hội đồng cổ đông làm ứng cử viên Ban kiểm sốt. Trường hợp số ứng cử
viên được cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng đề cử thấp hơn số ứng cử viên mà họ được
Khoản 2 Điều 168 Luật Doanh nghiệp 2020
Bản thuyết minh chi tiết về dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), sửa đổi Điều 163 Luật
Doanh nghiệp 2014

35
Điểm a khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2014
36
Bản thuyết minh chi tiết về dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), sửa đổi Điều 114 Luật
Doanh nghiệp 2014
33
34

14


quyền đề cử theo quyết định của Đại hội đồng cổ đơng thì số ứng cử viên cịn lại do
Hội đồng quản trị, Ban kiểm sốt và các cổ đơng khác đề cử.
Như vậy để thực hiện quyền đề cử người vào BKS thì cổ đơng, nhóm cổ
đơng cần sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn
theo Điều lệ công ty. LDN không quy định mọi cổ đông đều được quyền đề cử
người vào BKS mà giới hạn những cổ đông, nhóm cổ đơng đủ điều kiện về sở hữu
tỷ lệ cổ phần nhất định như trên. Bởi có thể hiểu những “cổ đông thiểu số sở hữu tỷ
lệ cổ phần nhỏ trong CTCP và có ít khả năng chi phối, kiểm soát hoạt động của
CTCP”37, khả năng chi phối trong quyết định của ĐHĐCĐ của họ hạn chế. Nên nếu
các cổ đông nhỏ không tập hợp lại đảm bảo tỷ lệ cổ phần sở hữu trên 10% như luật
định thì dù được phép đề cử người vào BKS nhưng họ lại khơng có khả năng bầu
được ứng cử viên đó trở thành thành viên BKS, lúc này việc đề cử người vào BKS
của cổ đơng cũng khơng cịn ý nghĩa. Quy định cho phép cổ đơng hợp thành nhóm
để đề cử người vào BKS làm tăng cơ hội có thể đưa người đại diện của mình vào
BKS, giúp đảm bảo quyền và lợi ích của nhóm cổ đơng này trong công ty.
* Cách thức bầu thành viên BKS.
Đối với việc biểu quyết bầu thành viên BKS, tại khoản 3 Điều 148 LDN
2020 quy định “trường hợp Điều lệ công ty khơng có quy định khác, việc biểu quyết
bầu thành viên Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo

đó mỗi cổ đơng có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu
nhân với số thành viên được bầu của Ban kiểm sốt và cổ đơng có quyền dồn hết
hoặc một phần tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên. Người
trúng cử thành viên Hội đồng quản trị hoặc Kiểm soát viên được xác định theo số
phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất
cho đến khi đủ số thành viên quy định tại Điều lệ cơng ty. Trường hợp có từ 02 ứng
cử viên trở lên đạt cùng số phiếu bầu như nhau cho thành viên cuối cùng của Hội
đồng quản trị hoặc Ban kiểm sốt thì sẽ tiến hành bầu lại trong số các ứng cử viên
có số phiếu bầu ngang nhau hoặc lựa chọn theo tiêu chí quy định tại quy chế bầu
cử hoặc Điều lệ công ty.” Như vậy, bầu thành viên BKS theo phương thức bầu dồn
phiếu không phải là phương thức bắt buộc. Việc thực hiện bầu thành viên BKS
bằng phương pháp bầu dồn phiếu hay khơng cịn phụ thuộc vào quyết định của công
ty và được quy định trong Điều lệ công ty. Điều lệ công ty là văn bản được xây
dựng dựa trên thỏa thuận tự nguyện giữa những chủ sở hữu công ty với nhau trên cơ
sở không trái quy định pháp luật, nên sẽ được ưu tiên áp dụng. Quy định này đề cao
sự thỏa thuận, quyền tự chủ của cổ đông trong CTCP.
Nếu trường hợp Điều lệ cơng ty khơng có quy định về phương thức bầu khác
thì phương thức bầu thành viên BKS là phương thức bầu dồn phiếu. Việc quy định
bầu thành viên BKS bằng phương thức bầu dồn phiếu sẽ giúp cho cổ đơng thiểu số
có cơ hội để đưa người đại diện của mình vào trong BKS thuận lợi hơn là cách bầu

Vũ Thị Phượng (2021), “Một số vấn đề pháp lý về bảo vệ cổ đông thiểu số theo quy định
pháp luật hiện hành”, Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam, truy cập
ngày 14/6/2022
37

15


thơng thường. Ví dụ38 trường hợp CTCP có 1000 cổ phần với 3 cổ đông giữ tỷ lệ cổ

phần công ty lần lượt là 11% (110 cổ phần), 23% (230 cổ phần), 66% (660 cổ phần)
bầu chọn 5 trong 7 ứng cử viên làm thành viên BKS.
- Nếu theo cách bầu thơng thường, cổ đơng có số phiếu biểu quyết bằng với
số cổ phần họ nắm giữ, và theo Điều 148 LDN 2020 thì quyết định của ĐHĐCĐ sẽ
được thơng qua khi có từ 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp
tán thành. Như vậy cả 5 thành viên BKS sẽ đều do cổ đông nắm giữ 66% lựa chọn,
mà ý kiến của hai cổ đơng cịn lại khơng có tác dụng gì.
- Tuy nhiên, nếu theo cách bầu dồn phiếu, thì hai cổ đơng nhỏ hơn có cơ hội
đưa người đại diện mình vào thành viên BKS. Khi đó số phiếu biểu quyết của từng
cổ đông là: cổ đông thứ 1 giữ 11% cổ phần có 550 phiếu (110x5), cổ đơng thứ 2 giữ
23% cổ phần có 1150 phiếu (230x5) và cổ đơng thứ 3 giữ 66% cổ phần có 3300
phiếu (660x5). Khi đó cả 5 thành viên BKS khơng thể do một mình cổ đông thứ 3
quyết định được nữa.
+ Giả sử trường hợp, nếu cổ đông thứ 3 chia đều số phiếu cho 5 thì mỗi ứng
viên của cổ đơng này nhận được 660 phiếu. Khi đó cổ đơng thứ 2 có thể dồn hết số
phiếu cho 1 ứng duy nhất và chắc chắn ứng viên này trúng cử do có 1150 phiếu.
Như vậy trường hợp này cổ đông thứ 3 chọn được 4 vị trí và cổ đơng thứ 2 chọn
được 1 vị trí vào BKS.
+ Hoặc giả sử trường hợp, nếu cổ đông thứ 3 chia đều số phiếu cho 4 thì mỗi
ứng viên của cổ đơng này nhận được 825 phiếu. Cổ đông thứ 1 dồn hết 550 phiếu
cho 1 ứng cử viên của mình. Cổ đơng thứ 2 có thể dồn cho một ứng viên của mình
870 phiếu và 280 phiếu cho ứng của viên của cổ đông thứ 1. Như vậy trường hợp
này cổ đông thứ 2 và cổ đơng thứ 1 chọn được 2 vị trí trong BKS, cổ đơng thứ 3
chọn được 3 vị trí trong BKS.
Như vậy, có thể thấy việc bầu thành viên BKS bằng phương thức bầu dồn
phiếu giúp tăng cường sự hiện diện của các cổ đông thiểu số trong BKS của CTCP,
đảm bảo điều hòa được quyền hành và kiểm sốt cơng ty giữa các nhóm cổ đơng
với nhau, giúp tránh tình trạng BKS chỉ hoạt động vì lợi ích của một số nhóm cổ
đơng nào đó mà khơng vì lợi ích chung của tồn thể cổ đơng cơng ty.
1.3.4. Quy định về quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát

BKS trong CTCP do ĐHĐCĐ bầu ra, chịu trách nhiệm trước cổ đông. Đại
diện cho chủ sở hữu công ty, Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị,
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành cơng ty39. Theo quy
định này, có thể thấy BKS là cơ quan giám sát và HĐQT, GĐ/TGĐ là chủ thể chịu
sự giám sát. Đối tượng giám sát của BKS là hoạt động quản lý và điều hành cơng ty
của HĐQT, GĐ/TGĐ. Theo đó BKS theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của
HĐQT, GĐ/TGĐ và đảm bảo hoạt động quản lý, điều hành của những đối tượng đó
tn thủ pháp luật, Điều lệ cơng ty, các nghị quyết của ĐHĐCĐ và tuân thủ nghĩa
Ánh Hồng, “Nguyên tắc bầu dồn phiếu trong công ty cổ phần",
truy cập ngày 14/6/2022
39
Khoản 1 Điều 170 Luật Doanh nghiệp 2020
38

16


vụ của người quản lý. Để thực hiện được điều đó, Luật Doanh nghiệp quy định cho
phép BKS có một số nhóm quyền và nghĩa vụ như:
* Kiểm tra
LDN quy định BKS kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức
độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; tính hệ thống, nhất
quán và phù hợp của cơng tác kế tốn, thống kê và lập báo cáo tài chính.40 Trong
quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, HĐQT, GĐ/TGĐ thường
xuyên đưa ra các quyết định, các chiến lược, cũng như thực hiện hoạt động khác
nên sự kiểm tra của BKS là cần thiết để đảm bảo cho chúng được thực hiện đúng
pháp luật, hợp lý, trung thực và đảm bảo dựa trên lợi ích chính đáng của cổ đơng,
cơng ty. Ngồi ra, các cơng tác về kế tốn, thống kê, lập báo cáo tài chính có vai trị
quan trọng đối với việc cung cấp thơng tin tài chính phục vụ cho công tác quản lý,
điều hành công ty, tạo cơ sở cho việc ra quyết định và điều hành công ty. Nên việc

BKS kiểm tra tính hệ thống, nhất quán và phù hợp của cơng tác kế tốn, thống kê và
lập báo cáo tài chính là cần thiết, đảm bảo cho việc kê khai, tổ chức hệ thống kế
tốn, tài chính được khoa học, hợp lý. Các hoạt động này của BKS được thực hiện
càng tốt và thường xuyên thì dẫn đến hệ quả là các chủ thể chịu sự kiểm tra, giám
sát sẽ phải cẩn trọng hơn khi hoạt động hay đưa ra các quyết định trong quản lý,
điều hành cơng ty cũng như trong cơng tác kế tốn, thống kê, lập báo cáo tài chính.
Tuy nhiên, theo tác giả Ngô Mỹ Linh trong bài viết “pháp luật về vai trị và
thẩm quyền của Ban kiểm sốt trong cơng ty cổ phần”41 cho rằng các quy định về
tiêu chí để kiểm tra như “tính hợp lý”, “tính phù hợp” ,“mức độ cẩn trọng”,…
thường mang tính định tính, nên người quản lý, điều hành cơng ty có thể biện minh
cho các quyết định, hành động của họ là hợp lý, hợp pháp, có mức độ cẩn trọng cần
thiết. Như vậy điều này gây khó khăn cho BKS trong khi thực hiện việc kiểm tra
của mình, nên yêu cầu BKS phải thực sự có năng lực chun mơn, kỹ năng, lập
trường rõ ràng, cũng như có tầm nhìn bao qt về hoạt động cơng ty khơng chỉ
trước mắt mà phải có cái nhìn chiến lược trong tương lai để có thể đánh giá rõ ràng,
chính xác hơn.
Ngồi ra, LDN quy định BKS thực hiện rà soát, kiểm tra và đánh giá hiệu lực
và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro và cảnh
báo sớm của công ty42. Để hỗ trợ cho việc rà soát, kiểm tra và đánh giá được thực
hiện tốt, Luật quy định cho phép BKS được xem xét sổ kế tốn, ghi chép kế tốn và
tài liệu khác của cơng ty, công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi
xét thấy cần thiết hoặc theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của
cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc
một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty43.
Bên cạnh đó, BKS cịn thực hiện kiểm tra các bất thường theo u cầu của cổ
đơng, nhóm cổ đơng được quy định tại khoản 6 Điều 170 LDN 2020. Theo đó, khi
Khoản 2 Điều 170 Luật Doanh nghiệp 2020
Ngơ Mỹ Linh (2019), Pháp luật về vai trò và thẩm quyền của Ban Kiểm sốt cơng ty cổ
phần – Thực tiễn tại Công ty Cổ phần SM Group, luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học
Luật Hà Nội, tr. 31

42
Khoản 4 Điều 170 Luật Doanh nghiệp 2020
43
Khoản 5 Điều 170 Luật Doanh nghiệp 2020
40
41

17


có u cầu của cổ đơng, nhóm cổ đơng sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông
trở lên hoặc một tỷ lệ khác theo quy định tại Điều lệ công ty, BKS phải thực hiện
kiểm tra trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời
hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra, BKS phải báo cáo về những vấn đề được
yêu cầu kiểm tra đến HĐQT và cổ đông hoặc nhóm cổ đơng có u cầu. Tuy nhiên
LDN cũng quy định rằng việc kiểm tra này của BKS không được cản trở hoạt động
bình thường của HĐQT, khơng gây gián đoạn việc điều hành hoạt động kinh doanh
của công ty. Đây là quy định cần thiết để bảo vệ và tạo thuận lợi cho hoạt động của
người quản lý, điều hành công ty, tránh trường hợp cổ đông lợi dụng quyền yêu cầu
BKS kiểm tra mà làm ảnh hướng đến hoạt động của họ trong việc quản lý, điều
hành cơng ty.
* Thẩm định các báo cáo
Ban kiểm sốt thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp và trung thực của báo cáo
tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và 06 tháng của công ty, báo cáo
đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị và trình báo cáo thẩm định tại cuộc
họp Đại hội đồng cổ đơng thường niên.44 Báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài
chính là nơi cung cấp những thơng tin kinh tế, tài chính chủ yếu để đánh giá tình
hình, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, qua đó giúp cho việc xem xét kiểm
tra, giám sát tình hình sử dụng vốn, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty dễ
dàng hơn. Báo cáo đánh giá công tác quản lý, điều hành công ty thường sẽ do

HĐQT lập nên để trình bày các hoạt động quản lý, điều hành và các kết quả đạt
được, cũng như đánh giá quá trình hoạt động của HĐQT và ban điều hành. Các báo
cáo này là cơ sở để phân tích, phát hiện ra những tiềm ẩn của công ty và cũng là căn
cứ quan trọng để đưa ra các định hướng, các quyết định về quản lý, điều hành công
ty hoặc đầu tư của các cổ đông, các nhà đầu tư, chủ nợ hiện tại cũng như tương lai
của doanh nghiệp45. Các báo cáo này sẽ được trình lên ĐHĐCĐ thường niên để các
cổ đông thảo luận và thông qua. Tuy nhiên, do BKS là cơ quan giám sát, kiểm tra
hoạt động quản lý, điều hành công ty thường xuyên nên việc BKS thẩm định các
báo cáo trước khi trình lên ĐHĐCĐ, như một bước quan trọng để xác định độ tin
cậy của các báo cáo này và tiết kiệm thời gian cho cổ đơng. Theo đó LDN quy định
các báo cáo trên phải được gửi đến BKS để thẩm định chậm nhất là 30 ngày trước
ngày khai mạc cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên nếu Điều lệ công ty không có quy
định khác.46 Thơng qua hoạt động thẩm định, BKS sẽ xem xét, kiểm tra, đánh giá
các báo cáo trên dựa trên 3 tiêu chí gồm: tính đầy đủ, tính hợp pháp và tính trung
thực của các báo cáo trên. Do đó, báo cáo thẩm định của BKS sẽ là thông tin cần
thiết, đáng tin cậy của cổ đông, là cơ sở để so sánh, đối chiếu với các báo cáo tình
hình kinh doanh, báo cáo tài chính, báo cáo đánh giá công tác quản lý điều hành của
những người quản lý công ty. Như vậy, sự thẩm định khách quan, chính xác từ BKS
sẽ giúp cổ đơng có cái nhìn tồn diện, bao qt hơn về tình hình hoạt động của
doanh nghiệp cũng như hiệu quả của công tác quản lý, điều hành của HĐQT,
GĐ/TGĐ.

Khoản 3 Điều 170 Luật Doanh nghiệp 2020
“Hệ thống báo cáo tài chính” truy cập ngày 18/6/2022
46
khoản 4 Điều 175 Luật Doanh nghiệp 2020
44
45

18



Tuy nhiên, trước khi trình báo cáo, kết luận hay kiến nghị lên ĐHĐCĐ, Ban
kiểm sốt có thể tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị47. Việc tham khảo ý kiến
này là quyền không phải là nghĩa vụ bắt buộc nên thực hiện hay không tùy thuộc
vào quyết định của BKS. Nhưng ý kiến của HĐQT sẽ là tài liệu tham khảo để BKS
đối chiếu, xem xem lại những vấn đề chưa thống nhất, qua đó giúp cho một số vấn
đề được nhìn nhận, đánh giá được tồn diện hơn.
Một điểm tiên bộ hơn của LDN 2020 so với LDN 2014 là LDN 2020 đã bổ
sung thêm quyền của BKS trong việc rà soát hợp đồng, giao dịch với người có liên
quan thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông
và đưa ra khuyến nghị về hợp đồng, giao dịch cần có phê duyệt của Hội đồng quản
trị hoặc Đại hội đồng cổ đông48. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người có liên
quan chứa khả năng xung đột lợi ích cao, đây là loại giao dịch có nguy cơ xảy ra tư
lợi, nên cần có sự kiểm sốt đối với loại giao dịch này. LDN cũng đã có quy định
tùy từng trường hợp mà giao dịch với người có liên quan cần sự chấp thuận của
ĐHĐCĐ hoặc HĐQT. Tuy nhiên cuộc họp của ĐHĐCĐ thường kỳ thì có nhiều vấn
đề cần thảo luận và giải quyết, cuộc họp bất thường thì có thường khi có những vi
phạm nghiêm trọng, vì vậy nên cuộc họp ĐHĐCĐ rất khó có thể xem xét kỹ lưỡng
các hợp đồng.49 Do đó với vai trị cơ quan giám sát, đại diện cho cổ đông, BKS thực
hiện việc rà soát và đưa ra kiến nghị về loại giao dịch này là hợp lý, tiết kiệm được
thời gian, giúp phòng tránh tối đa khả năng tư lợi, bảo vệ tốt lợi ích hợp pháp của
các cổ đơng.
* Yêu cầu họp ĐHĐCĐ và tham dự, tham gia thảo luận các cuộc họp của
ĐHĐCĐ, HĐQT và các cuộc họp khác của cơng ty
Ban kiểm sốt có quyền u cầu HĐQT triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường.
Luật Doanh nghiệp quy định, trường hợp Điều lệ cơng ty khơng có quy định khác
thì trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ của
BKS, HĐQT phải triệu tập họp ĐHĐCĐ. Nếu HĐQT không triệu tập họp ĐHĐCĐ
thì trong thời hạn 30 ngày tiếp theo, BKS sẽ thay thế HĐQT triệu tập họp

ĐHĐCĐ.50 Như vậy trong quá trình BKS thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình,
khi thấy cần thiết BKS có thể u cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ để có thể giải quyết
những vấn đề cần ĐHĐCĐ quyết định.
Ngoài ra LDN quy định BKS được tham dự và tham gia thảo luận tại các
cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và các cuộc họp khác của cơng
ty51. Theo đó tại khoản 7 Điều 157 LDN 2020 cũng quy định trong cuộc họp của
HĐQT, kiểm sốt viên được gửi thơng báo mời họp và các tài liệu kèm theo; Kiểm
sốt viên có quyền dự họp, có quyền thảo luận nhưng khơng được biểu quyết.52 Như
vậy, BKS không chỉ được tham dự họp mà có thể tham gia thảo luận, trao đổi, đưa
ra các đề xuất, đóng góp ý kiến các cuộc họp ĐHĐCĐ, HĐQT và các cuộc họp
Khoản 11 Điều 170 Luật doanh nghiệp 2020
Khoản 3 Điều 170 Luật Doanh nghiệp 2020
49
Trần Ngọc Dũng (2016), “Hoàn thiện quy định về cơ chế giám sát hoạt động quản lý điều
hành trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số
5/2016, tr. 47
50
Điểm d, khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 140 Luật Doanh nghiệp 2020
51
Khoản 9 Điều 170 Luật Doanh nghiệp 2020
52
Khoản 1 Điều 149 Luật Doanh nghiệp 2020
47
48

19


khác của cơng ty, điều này góp phần giúp BKS thực hiện việc giám sát hoạt động
quản lý, điều hành công ty của HĐQT, GĐ/TGĐ được sâu sát hơn. Thông qua việc

tham dự các cuộc họp, BKS có thể theo dõi và đánh giá kịp thời tính hợp pháp, hợp
lý của các quyết định của HĐQT, GĐ/TGĐ.
* Kiến nghị
Ban kiểm sốt có quyền kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ
đông biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, giám sát
và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty53. Với vai trị là cơ quan giám sát,
BKS khơng tham gia quản lý, điều hành công ty mà thực hiện kiểm tra, giám sát
hoạt động quản lý, điều hành công ty của HĐQT, GĐ/TGĐ, nên BKS sẽ có cái nhìn
tổng quan, toàn diện. BKS hiểu rõ và nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu của cơ
cấu tổ chức quản lý, giám sát, và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Từ
đó, BKS thấy được những “lỗ hổng” khi vận hành của cơ cấu tổ chức của công ty.
Nên BKS sẽ có những đề xuất, kiến nghị các biện pháp hợp lý để sửa đổi, bổ sung,
cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, giám sát, điều hành công ty. Như vậy, quy định cho
phép BKS được thực hiện quyền kiến nghị này góp phần tăng vai trị của BKS trong
cơ cấu tổ chức quản lý công ty, cũng như làm tăng thêm quyền lực cho BKS trước
chủ thể chịu sự giám sát của BKS.
* Yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm
Như đã nêu ở mục 1.1, cổ đông những người bỏ vốn đầu tư, và giao trách
nhiệm quản lý điều hành hoạt động kinh doanh cho những người quản lý công ty,
nên mọi quyết định của những người quản lý cơng ty đều phải dựa trên lợi ích của
cổ đông và sự phát triển ổn định của công ty. Tuy nhiên, không phải lúc nào người
quản lý cũng thực hiện đúng trách nhiệm của mình. Để đảm bảo rằng có thể phát
hiện và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm trách nhiệm của người quản lý
công ty, LDN đã quy định cho phép BKS có quyền yêu cầu người có hành vi vi
phạm chấm dứt hành vi vi phạm. Theo đó, BKS khi phát hiện có thành viên Hội
đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc vi phạm quy định về trách nhiệm của
người quản lý công ty quy định Điều 165 luật này phải thông báo ngay bằng văn
bản cho Hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi
phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.54 Điều này làm cho BKS có “tiếng nói”
hơn khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên do khơng có cơ chế để

thực thi quyền lực này, nên việc BKS được quyền yêu cầu người có hành vi vi
phạm chấm dứt hành vi không đồng nghĩa với việc người đó sẽ phải tuân theo yêu
cầu của BKS, điều này đã làm cho trọng lượng “tiếng nói” của BKS bị giảm đi phần
nào.
* Sử dụng tư vấn độc lập, bộ phận kiểm toán độc lập
Ban kiểm soát được sử dụng tư vấn độc lập, bộ phận kiểm toán nội bộ của
công ty để thực hiện nhiệm vụ được giao55. BKS có thể th tư vấn độc lập bên
ngồi để hỗ trợ trong việc thực hiện nhiệm vụ, và chi phí sử dụng tư vấn độc lập sẽ
được thanh tốn với mức hợp lý56. Quy định này góp phần làm tăng tính khách quan
Khoản 7 Điều 170 Luật Doanh nghiệp 2020
Khoản 8 Điều 170 Luật Doanh nghiệp 2020
55
Khoản 10 Điều 170 Luật Doanh nghiệp 2020
56
Khoản 2 Điều 172 Luật doanh nghiệp 2020
53
54

20


×