Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nghiên cứu một số vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng thép, sản phẩm từ thép của việt nam từ năm 2019 và khuyến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
ĐỐI VỚI MẶT HÀNG THÉP, SẢN PHẨM TỪ THÉP
CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2019 VÀ KHUYẾN NGHỊ

Chuyên ngành:

Luật Quốc tế

Người hướng dẫn khoa học: ThS. Ngô Nguyễn Thảo Vy
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh
Lớp: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Khóa: 43

TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
-----------***------------

NGUYỄN THỊ MỸ LINH
MSSV: 1853801090034

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
ĐỐI VỚI MẶT HÀNG THÉP, SẢN PHẨM TỪ THÉP CỦA
VIỆT NAM TỪ NĂM 2019 VÀ KHUYẾN NGHỊ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Niên khóa: 2018 – 2022



Người hướng dẫn:
ThS. Ngơ Nguyễn Thảo Vy

TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2022


LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn chân thành nhất em xin được gửi đến cơ Ngơ Nguyễn Thảo Vy vì
sự tận tâm mà cô đã dành cho em trong suốt quá trình hồn thành khóa luận. Cơ đã
chỉ dẫn chu đáo, luôn động viên và giúp đỡ em dù cô rất bận rộn với cơng việc. Em
xin chúc cơ có thật nhiều sức khỏe, luôn luôn hạnh phúc và thành công hơn nữa trong
sự nghiệp trồng người.
Em xin cảm ơn quý thầy cơ trường học Luật TP. Hồ Chí Minh đã luôn đồng
hành và truyền dạy rất nhiều kiến thức cho em trong bốn năm học tập tại trường. Đây
sẽ là hành trang quý báu để em có thể tự tin hơn trong cơng việc và cuộc sống sau
này. Khóa luận này là nghiên cứu đầu tay của em, với vốn kiến thức cịn ít và khả
năng nghiên cứu cịn hạn hẹp nên khơng tránh khỏi nhiều thiếu sót và hạn chế. Em hi
vọng sẽ nhận được sự đóng góp của các thầy, cơ để em có thể chỉnh sửa khóa luận
của mình chỉnh chu và hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả của quá trình tìm hiểu,
nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS. Ngơ Nguyễn
Thảo Vy. Khóa luận đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn,
chú thích tài liệu tham khảo.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.


TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 6 năm 2022
Sinh viên thực hiện đề tài

Nguyễn Thị Mỹ Linh


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ADC
BJLAS
Hiệp định
ADA hoặc
ADA
CBSA
CITT
COCEX
CORE
CPTPP
EU
KADI
LCE
Luật QLNT
NME
PMS
PVTM
RLCE
SIMA
TADA
TCA
UPCI

VCCI
VSA

Nội dung được viết tắt
Ủy ban chống bán phá giá Úc
Thép mạ nhôm, kẽm (tôn mạ lạnh)
Hiệp định thực thi Điều VI Hiệp định GATT 1994 hoặc Hiệp
định chống bán phá giá
Cơ quan dịch vụ biên mậu Canada
Tòa án Thương mại Quốc tế của Canada
Ủy ban Ngoại thương của Úc
Thép chống ăn mịn
Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương
Liên minh châu Âu
Ủy ban chống bán phá giá của Indonesia
Luật Ngoại thương 1993 của Mexico
Luật Quản lý ngoại thương 2017
Nền kinh tế phi thị trường
Tình hình thị trường đặc biệt
Phòng vệ thương mại
Quy định một số điều của Luật Ngoại thương 1993 của Mexico
Đạo luật về các biện pháp nhập khẩu đặc biệt của Úc
Đạo luật Hải quan 1901 của Úc
Đạo luật Thuế quan (chống bán phá giá) 1975 của Úc
Cơ quan về Hành vi thương mại quốc tế của Mexico
Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam
Hiệp hội thép Việt Nam



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BÁN PHÁ GIÁ VÀ PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG
BÁN PHÁ GIÁ ..........................................................................................................7
1.1. Nguyên tắc pháp lý chung về chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO 7
1.1.1. Khái quát về bán phá giá ......................................................................... 8
1.1.2. Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá..................................... 9
1.1.3. Điều tra vụ việc chống bán phá giá ....................................................... 14
1.2. Quy định về chống bán phá giá trong pháp luật một số quốc gia ........... 18
1.2.1. Pháp luật Úc .......................................................................................... 19
1.2.2. Pháp luật Canada ................................................................................... 23
1.2.3. Pháp luật Mexico ................................................................................... 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN
PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI THÉP VÀ SẢN PHẨM TỪ PHÉP CỦA VIỆT NAM TỪ
NĂM 2019 ................................................................................................................34
2.1. Tổng quan ..................................................................................................... 34
2.1.1. Thực tiễn các vụ điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá đối với thép
và các sản phẩm thép của Việt Nam ................................................................. 34
2.1.2. Nguyên nhân .......................................................................................... 37
2.2. Một số vụ kiện chống bán phá giá đối với thép và sản phẩm thép của Việt
Nam tiêu biểu trong giai đoạn 2019-2021 ......................................................... 39
2.2.1. Úc - Chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm ống thép.. 39
2.2.2. Canada - Chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với thép chống ăn mòn
........................................................................................................................... 45
2.2.3. Indonesia – Chống bán phá giá đối với tôn mạ lạnh ............................. 50


2.3. So sánh và đánh giá việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá
của các quốc gia đối với sản phẩm thép Việt Nam ........................................... 56
CHƯƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ CHO CHÍNH PHỦ VÀ DOANH NGHIỆP

TRONG ỨNG PHĨ VỚI CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI
THÉP VÀ SẢN PHẨM TỪ THÉP CỦA VIỆT NAM .........................................59
3.1. Đánh giá xu hướng áp dụng biện pháp chống bán phá giá của các quốc
gia hiện nay .......................................................................................................... 59
3.2. Kinh nghiệm của Liên minh châu Âu ........................................................ 62
3.2.1. Quy định pháp luật ................................................................................ 62
3.2.2. Đánh giá biện pháp ................................................................................ 66
3.3. Khuyến nghị cho Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam ........................ 68
3.3.1. Đối với cơ quan nhà nước ..................................................................... 68
3.3.2. Đối với doanh nghiệp ............................................................................ 71
KẾT LUẬN ..............................................................................................................76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tự do hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch là hai xu hướng ln tồn tại song
song trong bối cảnh tồn cầu hóa. WTO đã tạo ra sân chơi cho các quốc gia cắt giảm
một số chính sách mang tính cản trở quá trình hội nhập, đồng thời đưa tự do hóa
thương mại trở thành xu hướng chủ đạo trong thương mại quốc tế ngày nay. Bên cạnh
những lợi ích to lớn thì tự do hóa thương mại cũng tiềm ẩn các nguy cơ đối với ngành
sản xuất nội địa xuất phát từ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay tình trạng
hàng nhập khẩu gia tăng ồ ạt. Chính vì vậy, các biện pháp phịng vệ thương mại - một
ngoại lệ của nguyên tắc mở cửa thị trường, đã trở thành công cụ không thể thiếu của
các quốc gia khi hội nhập thương mại quốc tế. Trong số 3 biện pháp trụ cột của phịng
vệ thương mại thì chống bán phá là biện pháp cơ bản và được các quốc gia áp dụng
phổ biến nhất. WTO thừa nhận và cho phép áp dụng các biện pháp phòng vệ thương
mại, bên cạnh đó, WTO cũng đưa ra những nguyên tắc, điều kiện chặt chẽ bắt buộc

các thành viên phải đáp ứng nếu muốn áp dụng biện pháp để phòng tránh sự lạm dụng
các cơng cụ này cho mục đích bảo hộ mậu dịch.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tình hình thế giới đang
có những diễn biến phức tạp, các nước đang ngày càng gia tăng sử dụng các phòng
vệ thương mại để bảo hộ sản xuất trong nước. Thép và các sản phẩm thép Việt Nam
- mặt hàng có sự tăng trưởng xuất khẩu vượt bậc đồng thời có nhiều tính chất đặc biệt
đã trở thành tâm điểm của các vụ kiện phòng vệ thương mại đối với Việt Nam nhiều
năm qua. Từ năm 2019 đến nay, trước sự biến động mạnh mẽ do sự xuất hiện của
đại dịch COVID-19, doanh nghiệp thép đã đối mặt với số lượng kiện chống bán phá
giá tăng chóng mặt. Đáng chú ý, nếu trước đây Việt Nam thường bị áp thuế nhiều với
mức thuế cao thì hiện nay nhiều vụ kiện Việt Nam đã có thể kết thúc với kết quả
không áp dụng biện pháp chống bán phá giá hoặc áp thuế rất thấp. Vậy những yếu tố
nào đã làm nên sự thành công cho Việt Nam? Việc phân tích và hiểu rõ những điểm
mạnh cũng như điểm yếu của Việt Nam trong các vụ kiện chống bán phá giá chính là
chìa khóa để Việt Nam có thể ứng phó tốt hơn và hiệu quả hơn trong các vụ kiện sau


2

này. Đồng thời thơng qua phân tích vụ kiện cũng sẽ đúc kết được các đặc điểm trong
quy trình chống bán phá giá của các quốc gia để có các biện pháp ứng phó kịp thời.
Với mong muốn mang đến một cái nhìn rõ ràng và sắc nét hơn về bức tranh kháng
kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng thép của Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn
có nhiều biến động đáng chú ý là từ năm 2019 đến nay, tác giả đã lựa chọn đề tài
“Nghiên cứu một số vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng thép, sản phẩm từ
thép của Việt Nam từ năm 2019 và khuyến nghị” làm khóa luận nghiên cứu đầu tay
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Đã có khá nhiều cơng trình có giá trị tham khảo lớn, cung cấp nền tảng pháp
lý trong việc tìm hiểu những nội dung xoay quanh vấn đề này. Đối với tình hình

nghiên cứu trong nước, có thể điểm qua các cơng trình tiêu biểu sau:
Các ấn phẩm sách về phòng vệ thương mại do Cục phòng vệ thương mại phối
hợp với Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện như: “Kiện
chống bán phá giá - Hệ thống ngắn gọn về WTO và các cam kết gia nhập của Việt
Nam”, “Cẩm nang tích hợp các FTA theo từng lĩnh vực: Hướng dẫn thực thi cam kết
về phòng vệ thương mại và giải quyết tranh chấp”, “Cẩm nang về phòng vệ thương
mại cho doanh nghiệp xuất khẩu sang các nước thành viên CPTPP”, “Hỏi đáp Pháp
luật về Chống bán phá giá WTO – Hoa Kỳ - EU”,... Các ấn phẩm này cung cấp các
kiến thức từ tổng quan đến chuyên sâu xoay quanh chống bán phá giá và các cơng cụ
phịng vệ thương mại, các ấn phẩm này cũng đưa ra những phân tích và nghiên cứu
có giá trị hướng dẫn và tham khảo lớn cho các doanh nghiệp khi ứng phó với chống
bán phá giá.
Bài viết “Thực tiễn các doanh nghiệp Việt Nam bị điều tra về bán phá giá, về
trợ cấp và giải pháp xử lý vấn đề” của tác giả Nguyễn Đức Quang Anh trên Tạp chí
chí Thanh tra, số 8/2016. Bài viết đưa ra các thông tin thực tiễn trong chống bán phá
giá của Việt Nam, phân tích một số cơ chế và điểm thuận lợi cho Việt Nam khi sử
dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong vấn đề chống bán phá giá, đồng


3

thời đề xuất một số giải pháp vận dụng cơ chế hiệu quả cho Việt Nam. Bài viết “Tổ
chức thương mại thế giới và một số vấn đề thực tiễn trong điều tra chống bán phá giá”
của nhóm tác giả Đinh Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Tiến Hưng
trên Tạp chí Luật học, Số 1 (248). Bài viết phân tích q trình tham gia và kháng kiện
các vụ điều tra chống phá giá đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, từ đó
đưa ra những thách thức và khuyến nghị dành cho doanh nghiệp Việt Nam.
Đối với cơng trình nghiên cứu nước ngồi, pháp luật chống bán phá giá của
WTO và của các nước còn được nghiên cứu tương đối sâu và toàn diện với một số
tác phẩm như “Dumping and Anti-Dumping Measures” (2013) của tác giả Uros

Zdravkovic; “Trade remedies and WTO disputes settlement why are so few
challenged” (2014) của tác giả Chad P.Bown; “Anti-Dumping Procedures” (2014)
của hai tác giả Alexander N. Kozyrin & Alexander A. Yalbulganov; “The polities
behind the Application of antidumping Laws to non-market economies: Distrust and
informal constraints” (2001) của tác giả Cythia Horne được công bố năm 2001,…
Đặc biệt các nghiên cứu nước ngồi có sự quan tâm và đào sâu nhiều trong việc nhìn
nhận việc lạm dụng cơng cụ cơng bán phá giá và các biện pháp để hạn chế điều này.
Tiêu biểu là bài viết “Anti-Dumping and Distrust: Reducing Anti-Dumping Duties
under the WTO through Heightened Scrutiny” của tác giả Reid M.Bolton trên Tạp
chí Berkeley về Luật quốc tế, Số 1 năm 2011. Bài viết là những bình luận, nghiên cứu
và phân tích của tác giả về vai trị cũng như thực tiễn áp dụng các biện pháp chống
bán phá giá trong khuôn khổ WTO. Bài viết đã phát hiện những khuyết điểm và điểm
chưa hợp lý trong quy trình điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá, đồng
thời đề xuất một số biện pháp để giảm thiểu tình trạng lạm dụng và khiến công cụ
này trở thành một biện pháp trả đũa, bảo hộ thương mại của các quốc gia.
Qua nghiên cứu một số cơng trình trong lĩnh vực có liên quan đến đề tài tác
giả nhận thấy: (1) Các cơng trình chủ yếu phân tích khung pháp lý chống bán phá giá
tại WTO và tại Việt Nam, việc đánh giá thực tiễn áp dụng chưa sâu và chưa nhiều;
(2) Các đề tài có phân tích về thực tiễn các vụ kiện chống bán phá giá chủ yếu phân


4

tích vụ kiện tại WTO, chưa đi sâu vào các vụ kiện thực hiện bởi cơ quan điều tra nước
sở tại, và cũng có rất ít đề tài nghiên cứu về mặt hàng thép. Đồng thời các đề tài
nghiên cứu đa phần là bài viết tạp chí, đã thực hiện cách đây khá lâu, chưa có sự cập
nhật với tình hình mới và nhiều điểm khơng cịn phù hợp với hiện tại; (3) Chưa nhiều
đề tài nghiên cứu trong nước tập trung nhìn nhận, đánh giá lại việc áp dụng cơng cụ
chống bán phá giá. Với những điểm cịn thiếu sót đó trong bức tranh nghiên cứu về
chống bán phá giá, tác giả cho rằng việc thực hiện một công trình nghiên cứu và đánh

giá tập trung vào thực tiễn kiện chống bán phá giá tại Việt Nam, đối với mặt hàng
tiêu biểu là thép thông qua những vụ kiện điển hình là rất cần thiết.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài phân tích các vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng thép nói riêng
và việc lạm dụng cơng cụ này nhằm mục đích bảo hộ nền kinh tế của các nước trong
giai đoạn từ năm 2019 đến nay, qua đó, đề tài rút ra những đánh giá và kết luận với
mục đích: (i) Nhận biết xu hướng áp dụng chống bán phá giá của một số nước để có
biện pháp nêu quan điểm và sửa đổi khung pháp lý quốc tế về chống bán phá giá cho
phù hợp; (ii) Đánh giá được những mặt thành công để tiếp tục phát huy và mặt hạn
chế cần sửa đổi của chính phủ và doanh nghiệp thép Việt Nam trong ứng phó với các
vụ kiện chống bán phá giá; (iii) Kiến nghị các biện pháp ứng phó có hiệu quả cho
chính phủ và doanh nghiệp thép nói riêng và Việt Nam nói chung khi đối mặt với các
vụ kiện chống bán phá giá trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ thực tiễn các vụ kiện chống bán phá giá đối với thép hiện
nay và xu hướng áp dụng biện pháp chống bán phá giá của các quốc gia trên thế giới
đối với Việt Nam. Cụ thể, đề tài nghiên cứu tập trung các vấn đề sau: (i) Khung pháp
lý cơ bản về chống bán phá giá tại WTO và ở một số quốc gia; (ii) Thực trạng xuất
khẩu thép Việt Nam và thực tiễn một số vụ kiện chống bán phá giá thép điển hình của
Việt Nam từ năm 2019. Từ đó đánh giá những thành cơng Việt Nam và rút ra những


5

điểm cần lưu ý trong các vụ kiện này; (iii) Xu hướng áp dụng biện pháp chống bán
phá giá của các quốc gia và nguy cơ công cụ này bị lạm dụng; (iv) Khuyến nghị các
biện pháp thiết thực thông qua nghiên cứu một số quy định mới của Liên minh châu
Âu và các vấn đề khác có liên quan.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu với 2 yếu tố là không gian và thời gian.
Về không gian, đề tài tập trung nghiên cứu các vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt
hàng thép và sản phẩm thép xuất khẩu Việt Nam. Về thời gian, đề tài nghiên cứu các
vụ kiện và đánh giá các vấn đề trong giai đoạn từ năm 2019 đến nay. Các vụ kiện đối
với sản phẩm khác hoặc không nằm trong giai đoạn trên sẽ không thuộc phạm vi
nghiên cứu của khóa luận. Ngồi ra, để phân tích vụ kiện tác giả cũng nghiên cứu
một số cơ sở pháp lý có liên quan về chống phá giá: Chiếm phần lớn là khung pháp
lý của WTO (Hiệp định ADA, Điều VI Hiệp định GATT), pháp luật Việt Nam và
pháp luật các quốc gia có liên quan như Úc, Canada,.. về chống bán phá giá và một
số quy định pháp luật có liên quan khác.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình thực hiện đề tài, tác giả đã vận dụng một cách phối hợp các
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích và bình luận: Đây là phương pháp chủ yếu mà tác giả
sử dụng để nghiên cứu đề tài. Phương pháp này được sử dụng ở Chương 1 để làm rõ
các quy định của WTO, của pháp luật Việt Nam và một số quốc gia về chống bán phá
giá. Đối với Chương 2, phương pháp được vận dụng để phân tích các vụ kiện và nêu
bật những điểm đặc biệt cần lưu ý trong các vụ kiện này. Tại Chương 3, tác giả sử
dụng phương pháp này để đánh giá xu hướng áp dụng biện pháp chống bán phá giá
của các nước, nghiên cứu pháp luật của Liên minh châu Âu và đề xuất một số khuyến
nghị.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp được sử dụng để so sánh pháp luật chống
bán phá giá của các nước với WTO, đồng thời làm bật điểm khác biệt trong quy trình


6

chống bán phá giá thép của Úc, Canada và Indonesia qua 3 vụ kiện đã được phân tích
tại Chương 2.
- Phương pháp thống kê: Phương pháp được sử dụng để tìm hiểu thực tiễn áp

dụng biện pháp chống bán phá giá thép của các nước đối với Việt Nam. Bên cạnh đó,
phương pháp cũng được sử dụng để chứng minh cho một số kết luận của tác giả.
6. Bố cục tổng quát của khóa luận
Đề tài được kết cấu với các phần và nội dung chính như sau:
Lời mở đầu
Chương 1: Tổng quan về bán phá giá và pháp luật về chống bán phá giá
Chương 2: Thực trạng việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với
thép và sản phẩm thép từ Việt Nam trong giai đoạn COVID-19
Chương 3: Khuyến nghị cho Chính phủ và doanh nghiệp trong ứng phó
với các vụ kiện chống bán phá giá đối với thép và sản phẩm từ thép của Việt
Nam
Kết luận


7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BÁN PHÁ GIÁ VÀ PHÁP LUẬT VỀ
CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
1.1. Nguyên tắc pháp lý chung về chống bán phá giá trong khuôn khổ
WTO
Những nỗ lực đơn phương của một số quốc gia trong việc xây dựng các qui
tắc đa phương điều chỉnh vấn đề chống bán phá giá từ trước năm 1947 đã trở thành
“bước đệm” lớn cho một loạt các qui định về chống bán phá giá sau này của Tổ chức
Thương mại thế giới (sau đây viết tắt là WTO). Đến khi Hiệp định chung về thuế
quan và Thương mại (GATT 1947) có hiệu lực, Điều VI của Hiệp định này là cơ sở
đầu tiên tạo ra một khuôn khổ pháp lý đa phương để các bên ký kết của GATT 1947
ứng phó với các vụ việc bán phá giá1. Điều này cho phép các nước thành viên không
phải tuân thủ nguyên tắc MFN2 và được áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với
hàng nhập khẩu từ một nguồn cụ thể, trong trường hợp việc bán phá giá gây thiệt hại
hoặc đe dọa thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước, hoặc làm cản trở sự hình thành

của một ngành cơng nghiệp trong nước. Sau này, việc giảm thuế đáng kể giữa các
nước ký kết GATT thơng qua các vịng đàm phán đã khiến chống bán phá giá trở
thành công cụ được sử dụng ngày càng nhiều. Trong khi đó Điều VI của GATT lại
quá “đơn sơ”, không ghi nhận các thủ tục cụ thể và rõ ràng, dẫn đến việc giải thích
và áp dụng Điều VI theo những cách thức khơng thống nhất. Chính vì vậy, các bên
ký kết đã bắt đầu tính tới sự cần thiết phải xây dựng khuôn khổ pháp lý trong một
hiệp định riêng để điều chỉnh lĩnh vực này.
Kể từ Vòng đàm phán Kennedy, bán phá giá và các hàng rào phi thuế quan đã
trở thành mục tiêu đàm phán của các quốc gia hữu quan. Vào cuối Vòng Tokyo, Đạo
luật Chống bán phá giá (Anti-dumping Code 1979) ra đời. Mặc dù có những qui định
mới và cụ thể hơn về vấn đề chống bán phá giá, nhưng trên thực tế, vai trò của Đạo
Nguyễn Thị Thu Hiền, “Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO và sự tham gia
của các nước đang phát triển và Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận án Tiến sĩ Luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2014, tr.27.
2
Nguyên tắc đối xử Tối huệ quốc (Most-Favoured Nation) là một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO.
Nguyên tắc này yêu cầu sự đối xử công bằng, không kém thuận lợi hơn giữa hàng hóa từ các quốc gia khác
nhau khi nhập khẩu vào thị trường nội địa.
1


8

luật này còn hạn chế bởi chúng chỉ là những hiệp định nhiều bên, không bắt buộc đối
với tất cả các bên ký kết GATT. Vòng đàm phán Uruguay (1986 – 1994) chính là
bước ngoặt quan trọng cho sự phát triển của pháp luật quốc tế áp dụng trong giải
quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại WTO3. Một trong những kết quả của Vòng
đàm phán này là sự hình thành của Hiệp định thực thi Điều VI Hiệp định GATT 1994
hay còn gọi là Hiệp định chống bán phá giá (Hiệp định ADA) – Hiệp điều chỉnh chủ
yếu vấn đề bán phá giá và biện pháp chống bán phá giá trong quan hệ quốc tế giữa

các quốc gia. Hiệp định này gồm 2 nhóm quy định chính: Nhóm các quy định về điều
kiện áp thuế (cách thức xác định biên phá giá, thiệt hại, mối quan hệ nhân quả giữa
việc bán phá giá và thiệt hại, cách thức xác định mức thuế và phương thức áp thuế…);
và Nhóm các quy định về thủ tục điều tra (điều kiện nộp đơn kiện, các bước điều tra,
thời hạn điều tra, quyền tố tụng của các bên tham gia vụ kiện, biện pháp tạm thời…)4.
Là một trong những hiệp định thương mại đa biên của WTO, Hiệp định này được xếp
trong Phụ lục IA của Hiệp định Marrakesh, có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các
nước thành viên của WTO. Qua đó, ADA cùng với Điều VI của Hiệp định GATT đã
thiết lập bộ nguyên tắc thống nhất đối với tất cả các nước thành viên khi xây dựng và
thực thi pháp luật về chống bán phá giá.
1.1.1. Khái quát về bán phá giá
Điều 2.1 của ADA quy định: “Trong phạm vi Hiệp định này, một sản phẩm bị
coi là bản phá giá, tức là được đưa vào lưu thông thương mại của một nước khác với
giá thấp hơn trị giá thơng thường của sản phẩm đó, nếu như giá xuất khẩu của sản
phẩm được xuất khẩu từ nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so
sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều
kiện thương mại thông thường.”. Điều này cơ bản ghi nhận lại định nghĩa tại Điều

Nguyễn Thị Thu Hiền, tlđd số 1, tr.28.
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), “Kiện chống bán phá giá - Hệ thống ngắn gọn về WTO

các
cam
kết
gia
nhập
của
Việt
Nam”,
xem

tại:
(truy cập ngày 26/6/2022),
tr.7.
3
4


9

VI.1 của GATT 1947. Theo đó, GATT quy định: “...bán phá giá nghĩa là các sản
phẩm của một quốc gia đưa vào lưu thông thương mại tới một quốc gia khác với giá
thấp hơn giá trị thông thường của các sản phẩm đó…”. Vậy, bán phá giá trong thương
mại quốc tế có thể hiểu đơn giản là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hoá được
xuất khẩu từ nước này sang nước khác với mức giá thấp hơn mức giá thơng thường
có thể so sánh được tại thị trường nước xuất khẩu5. Ví dụ, một sản phẩm được xem
là bán phá giá tại nước B nếu một sản phẩm của nước A bán tại thị trường nước A
với giá X nhưng lại được xuất khẩu sang nước B với giá Y (YVề bản chất của hành vi bán phá giá, đứng dưới góc độ của các chủ thể khác
nhau lại có những quan điểm riêng trong việc xác định liệu đây có phải là hành vi
cạnh tranh khơng lành mạnh hay khơng. Dưới góc độ của nước xuất khẩu, bán phá
giá tạo lợi thế cho nhà sản xuất trong việc phát huy tối đa năng lực sản xuất, tăng khả
năng thâm nhập thị trường mới và tăng lợi nhuận; dưới góc độ của nước nhập khẩu,
người tiêu dùng có điều kiện hưởng lợi về giá cả. Do vậy, về mặt kinh tế, bán phá giá
đem lại những lợi ích nhất định và khơng hồn tồn bị lên án. Tuy nhiên trong WTO,
bán phá giá được xem là hành vi bóp méo hoạt động thương mại bình thường, là
“hành vi cạnh tranh không lành mạnh” của các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngồi.
Nhận định này xuất phát từ tính phân biệt giá cả của hành vi bán phá giá, theo đó, đối
với cùng một sản phẩm hoặc sản phẩm tương tự thì giá xuất khẩu lại thấp hơn giá tiêu
thụ nội địa. Chính vì vậy, khn khổ pháp lý của WTO đã tạo ra cơ chế cho phép các
nước thành viên được áp dụng các biện pháp phòng vệ nhằm ngăn chặn và hạn chế

hậu quả tiêu cực của hiện tượng này đối với ngành sản xuất nội địa.
1.1.2. Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Nhằm tăng tính cơng khai, minh bạch cũng như tránh sự lạm dụng của các
quốc gia đối với công cụ chống bán phá giá, WTO đã thiết lập rất chặt chẽ các điều
kiện để áp dụng công cụ này. Căn cứ Điều VI của GATT 1994 và Điều 1 của Hiệp
định ADA, chỉ khi cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu tiến hành điều tra và

5

Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), tlđd số 4, tr.3.


10

ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của cả 3 điều kiện sau đây thì mới được
áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, bao gồm:
- Hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá;
- Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể
hoặc bị đe doạ thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản
xuất trong nước;
- Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại.
1.1.2.1. Xác định phá giá
Các nguyên tắc cơ bản trong việc xác định việc bán phá giá được quy định tại
Điều 2 Hiệp định ADA. Theo đó, bán phá giá được xác định trên cơ sở “so sánh hợp
lý” giữa giá trị thông thường (giá của sản phẩm nhập khẩu trong “điều kiện thương
mại thông thường” tại nước xuất khẩu) và giá xuất khẩu (giá của sản phẩm trong nước
nhập khẩu). Cốt lõi của việc xác định bán phá giá là dựa vào tính tốn chênh lệch
giữa giá xuất khẩu với giá thông thường của sản phẩm tại nước xuất khẩu - tức biên
độ bán phá giá. Biên độ phá giá được tính tốn theo cơng thức:
Biên độ phá giá =


(Giá thơng thường – Giá xuất khẩu)
Giá xuất khẩu

Trong đó:
Giá thông thường là giá bán tại thị trường nội địa trong điều kiện thương mại
thông thường (“giá thực tế”). Theo Điều 2.6 Hiệp định ADA, sản phẩm tương tự được
hiểu khá hẹp, là sản phẩm có tất cả các đặc tính giống sản phẩm đang bị điều tra - sản
phẩm giống hệt. Nếu khơng có sản phẩm giống hệt thì có thể xét đến sản phẩm có
nhiều đặc điểm gần giống với sản phẩm đang bị điều tra - sản phẩm gần giống. Trường
hợp việc bán sản phẩm trong thị trường nội địa của nước xuất khẩu không theo các
điều kiện thương mại thơng thường6 thì giá thơng thường có thể được xác định là giá
6

Điều 5.8 Hiệp định ADA.


11

bán của sản phẩm tương tự từ nước xuất khẩu sang một nước thứ ba (“giá thực tế”);
hoặc giá trị cấu thành hợp lý của hàng hoá được xây dựng từ tổng chi phí sản xuất ra
sản phẩm, chi phí quản lý, bán hàng và khoản lợi nhuận hợp lý (“giá tính tốn”). Việc
lựa chọn phương pháp xác định giá thơng thường sẽ dựa trên7: (i) Lượng bán hàng
hóa tương tự tại nước xuất khẩu, nếu lượng hàng hóa này quá thấp, số liệu về giá của
hàng hóa tương tự sẽ không được sử dụng để xác định giá thông thường của hàng hóa
bị điều tra và (ii) Xem xét áp dụng quy định về kinh tế phi thị trường hoặc tình hình
thị trường, đặc biệt khi xác định giá thơng thường của hàng hóa bị điều tra.
Giá xuất khẩu là giá trên hợp đồng giữa nhà xuất khẩu nước ngoài với nhà
nhập khẩu (hoặc giá bán cho người mua độc lập đầu tiên)8. Hiệp định ADA không
đưa ra định nghĩa hay đề cập đến cách tính giá xuất khẩu. Theo thông lệ, giá xuất

khẩu được hiểu là giá bán sản phẩm từ nước sản xuất (nước xuất khẩu) sang nước
nhập khẩu (được coi là giá thị trường “nối dài” (arms-length market price)). Trong
trường hợp khơng có giá xuất khẩu hoặc tồn tại một liên kết hay một thỏa thuận đền
bù giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu hay một bên thứ ba thì giá xuất khẩu bằng
giá bán lại cho người mua độc lập đầu tiên. Trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu
không được bán lại cho người mua độc lập hoặc không được bán lại trong điều kiện
như khi nhập khẩu thì cơ quan điều tra có quyền quyết định mức giá xuất khẩu dựa
trên một cơ sở hợp lý9. Ngoài ra, theo Điều 2.4 Hiệp định ADA thì việc so sánh giá
xuất khẩu và giá thơng thường phải được tiến hành một cách công bằng, ở cùng một
khâu thống nhất của quá trình mua bán, trong các điều kiện thương mại tương đồng,
và vào cùng thời điểm (hoặc thời điểm càng giống nhau càng tốt). Các cơ quan có
thẩm quyền phải cho các bên hữu quan biết rõ những thơng tin nào cần thiết phải có

Ví dụ như việc bán hàng thấp hơn giá thành sản xuất do được trợ cấp bởi chính phủ hoặc sản phẩm đó
khơng được bán tại nước xuất khẩu,...
8
Cục Phịng vệ thương mại, “Cẩm nang về phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp xuất khẩu sang các nước
thành viên CPTPP”, tháng 3/2022, xem tại:
(truy cập ngày 26/6/2022), tr.11.
9
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), tlđd số 4, tr.9.
7


12

để có thể so sánh một cách cơng bằng và không được phép áp đặt vô lý trách nhiệm
đưa ra chứng có đối với các bên hữu quan.
Sau khi đã có các thơng tin và số liệu chính xác để tính tốn giá thơng thường,
giá xuất khẩu, cơ quan điều tra sẽ xác định được biên độ bán phá giá đối với sản phẩm

bị điều tra. Nếu biên độ bán phá giá lớn hơn 0 (dương) thì có thể khẳng định sự tồn
tại của việc bán phá giá đối với sản phẩm được xem xét. Lưu ý là biên độ bán phá
thấp hơn 2% được coi là phá giá không đáng kể và sẽ không bị áp dụng các biện pháp
chống bán phá giá10. Tuy nhiên, việc xác định có hành vi bán phá giá mới chỉ là điều
kiện cần. Để áp dụng biện pháp chống bán phá giá, nước nhập khẩu còn phải chứng
minh rằng việc bán phá giá đó gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại cho ngành sản xuất
sản phẩm tương tự trong nước.
1.1.2.2. Xác định thiệt hại
Việc xác định “thiệt hại” là khâu vô cùng quan trọng trong một vụ điều tra
chống bán phá giá. Bởi lẽ, biện pháp chống bán phá giá được áp dụng để khắc phục
thiệt hại của ngành sản xuất trong nước. Do đó, chỉ khi kết luận điều tra khẳng định
có thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu do hành vi bán phá
giá thì nước nhập khẩu mới có thể xem xét việc áp dụng các biện pháp chống bán phá
giá. Điều 3 của Hiệp định ADA đưa ra quy tắc trong việc xác định thiệt hại nghiêm
trọng do hàng hóa nhập khẩu bán phá giá gây ra. Theo đó, thiệt hại là những tổn thất
mà ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu phải chịu do việc hàng nhập khẩu bán phá
giá gây ra. Thiệt hại của ngành sản xuất nội địa chỉ được tính đến nếu đó là thiệt hại
đáng kể. Tuy nhiên, các văn bản của WTO chỉ đưa ra “các yếu tố” để xác định thiệt
hại chứ không định nghĩa và định lượng thiệt hại ở mức nào được xem là “thiệt hại
đáng kể”. Thiệt hại đáng kể có thể tồn tại dưới một trong 3 dạng, bao gồm: (i) thiệt
hại thực tế cho ngành sản xuất nội địa; (ii) nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất

Cục Phòng vệ thương mại, “Một số vấn đề cơ bản về bán phá giá và chính sách chống bán phá giá”, ngày
27/10/2020, xem tại: (truy cập ngày 27/05/2022).
10


13

nội địa và (iii) thiệt hại thể hiện ở việc ngăn cản đáng kể sự hình thành của một ngành

sản xuất trong nước nhập khẩu.
Theo Điều 3.1 Hiệp định ADA, yêu cầu cơ bản để xác định thiệt hại là phải có
một cuộc điều tra khách quan, dựa trên bằng chứng xác thực về cả hai khía cạnh: (1)
Khối lượng hàng hóa nhập khẩu được bán phá giá có tăng lên đáng kể (tăng tuyệt đối
hoặc tương đối) hay không và ảnh hưởng của hàng hóa được bán phá giá đến giá trên
thị trường của sản phẩm tương tự (giá có giảm đáng kể so với giá của sản phẩm tương
tự tại nước nhập khẩu hay không) và (2) Hậu quả của việc nhập khẩu này đối với các
nhà sản xuất các sản phẩm trên ở trong nước. Các thiệt hại thực tế được xem xét trên
cơ sở phân tích tất cả các yếu tố có liên quan đến thực trạng của ngành sản xuất nội
địa. Rất nhiều chỉ số đã được liệt kê tại Điều 3.4 của Hiệp định ADA như: mức suy
giảm thực tế và tiềm ẩn của doanh số, lợi nhuận, sản lượng, thị phần, năng suất, tỷ lệ
lãi đối với đầu tư, tỷ lệ năng lực được sử dụng; các nhân tố ảnh hưởng đến giá trong
nước, độ lớn của biên độ bán phá giá; ảnh hưởng xấu thực tế hoặc tiềm ẩn đối với
chu chuyển tiền mặt, lượng lưu kho, công ăn việc làm, tiền lương, tăng trưởng, khả
năng huy động vốn hoặc nguồn đầu tư. Tuy nhiên đây là danh sách mở, tức các quốc
gia có thể đưa vào thêm các nhân tố khác khi xem xét thiệt hại miễn là nó hợp lý và
xác đáng. Các yếu tố được xem xét khi đưa ra quyết định về thiệt hại đều phải chặt
chẽ, và không một hoặc một số nhân tố nào trong tất cả các nhân tố đã liệt kê trên đủ
để có thể đưa đến kết luận mang tính quyết định. Riêng đối với việc xác định sự đe
doạ ra thiệt hại cũng phải tuân thủ theo nguyên tắc tại Điều 3.7 Hiệp định ADA bao
gồm: phải được xác định dựa trên các chứng cứ thực tế, không được phép chỉ căn cứ
vào phỏng đoán, suy diễn hoặc một khả năng mơ hồ và thiệt hại do việc bán phá giá
phải trong phạm vi có thể dự đốn được một cách chắc chắn và sẽ diễn ra trong tương
lai gần.
1.1.2.3. Xác định mối quan hệ nhân quả
Việc xác định bán phá giá và xác định thiệt hại sẽ trở nên vô nghĩa nếu 2 yếu
tố này khơng có mối quan hệ nhân quả với nhau. Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá


14


phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành
sản xuất hàng hóa tương tự thì các quốc gia mới có đầy đủ lý do chính đáng để áp
dụng các biện pháp chống bán phá giá. Căn cứ theo Điều 3.5 Hiệp định ADA, cơ
quan có thẩm quyền phải tiến hành điều tra các nhân tố khác đồng thời gây thiệt hại
đến ngành sản xuất trong nước và phân biệt rõ ràng với thiệt hại được gây ra bởi hàng
hóa bán phá giá. Những thiệt hại gây ra bởi những nhân tố khác sẽ phải bị loại trừ và
khơng được tính vào ảnh hưởng do hàng bị bán phá giá gây ra. Việc chứng minh mối
quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu bị bán phá giá và thiệt hại đối với sản xuất
trong nước phải dựa trên việc kiểm tra tất cả các bằng chứng có liên quan. Chỉ khi
hồn tất điều tra và chứng minh đầy đủ cả 3 điều kiện trên thì một nước thành viên
WTO mới có thể cân nhắc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Mọi hành vi áp
dụng biện pháp không tuân theo quy trình hay khơng có đầy đủ căn cứ đều có thể
đứng trước nguy cơ bị kiện ra cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO.
1.1.3. Điều tra vụ việc chống bán phá giá
Khi nước nhập khẩu nghi ngờ một loại hàng hoá từ một quốc gia nhất định bị
bán phá giá vào nước mình và gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất sản phẩm
tương tự, quốc gia này có thể tiến hành một thủ tục theo WTO bao gồm quy trình
Kiện - Điều tra - Kết luận - Áp dụng biện pháp chống bán phá giá (nếu có). Thủ tục
này được gọi là một vụ kiện chống bán phá giá (theo cách gọi tại Việt Nam). Cần lưu
ý rằng, vụ kiện chống bán phá giá không phải là một thủ tục tố tụng tại Tòa mà là một
thủ tục hành chính và do cơ quan hành chính nước nhập khẩu thực hiện11. Mục đích
của vụ kiện là nhằm giải quyết tranh chấp thương mại giữa một bên là ngành sản xuất
nội địa và một bên là các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngồi, khơng liên quan đến
quan hệ cấp chính phủ giữa hai nước xuất khẩu và nhập khẩu. Bởi vì thủ tục và các
vấn đề liên quan trong vụ kiện được thực hiện gần giống như trình tự tố tụng xử lý
một vụ kiện tại toà nên thủ tục này được xem là một “thủ tục bán tư pháp”12. Khi kết
thúc vụ kiện, nếu có tranh chấp về quyết định cuối cùng của cơ quan điều tra thì quốc
11
12


Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam (VCCI), tlđd số 4, tr.4.
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), tlđd số 4, tr.4.


15

gia bị kiện có thể khởi kiện ra cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Lúc này, một
vụ kiện theo thủ tục tố tụng tư pháp sẽ chính thức được khởi động.
1.1.3.1. Quy trình thực hiện vụ kiện chống bán phá giá
Một vụ kiện chống bán phá giá thực chất là tổng hợp các bước điều tra xác
minh các yêu cầu trong đơn kiện để kết luận có đủ điều kiện áp dụng các biện pháp
chống bán phá giá đối với hàng hóa bị kiện hay khơng13. Quy trình điều tra một vụ
kiện chống bán phá giá cơ bản gồm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Thẩm định hồ sơ và ra quyết định điều tra
Trước tiên, ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu14 sẽ nộp đơn kiện (kèm
theo chứng cứ ban đầu) đến cơ quan có thẩm quyền của nước mình. Sau khi nhận
được đơn kiện, cơ quan có thẩm quyền sẽ thẩm định hồ sơ cũng như các chứng cứ có
liên quan và ra quyết định khởi xướng điều tra hoặc từ chối đơn kiện.
- Giai đoạn 2: Điều tra sơ bộ và kết luận sơ bộ
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra sơ bộ về việc bán phá giá và về thiệt
hại (qua bảng câu hỏi gửi cho các bên liên quan, thu thập, xác minh thông tin, thông
tin do các bên tự cung cấp). Kết thúc quá trình điều tra sơ bộ, cơ quan điều tra sẽ ra
kết luận sơ bộ về việc có bán phá giá hay khơng.
- Giai đoạn 3: Điều tra cuối cùng và ra kết luận cuối cùng
Cơ quan có thẩm quyền tiếp tục điều tra về việc bán phá giá và về thiệt hại (có
thể bao gồm điều tra thực địa tại nước xuất khẩu) và ra kết luận cuối cùng.
- Giai đoạn 4: Áp dụng biện pháp chống bán phá giá và tiến hành rà sốt

Phịng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), tlđd số 4, tr.15.

Để được xem xét thì đơn kiện phải đáp ứng đủ các điều kiện tại Điều 5.4 Hiệp định ADA sau: (i) Các nhà
sản xuất ủng hộ đơn kiện có sản lượng sản phẩm tương tự chiếm ít nhất 50% tổng sản lượng sản xuất ra bởi
tất cả các nhà sản xuất đã bày tỏ ý kiến ủng hộ hoặc phản đối đơn kiện; và (ii) Các nhà sản xuất ủng hộ đơn
kiện phải có sản lượng sản phẩm tương tự chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự của toàn bộ
ngành sản xuất trong nước.
13
14


16

Nếu kết luận khẳng định vụ việc có bán phá giá gây thiệt hại, đáp ứng đầy đủ
3 điều kiện theo Hiệp định ADA thì quốc gia nhập khẩu có thể ban hành quyết định
áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Hàng năm cơ quan điều tra có thể sẽ điều tra
lại biên độ phá giá thực tế của từng nhà xuất khẩu và điều chỉnh mức thuế. Trong thời
gian 5 năm kể từ ngày có quyết định áp thuế chống bán phá giá hoặc rà soát lại, cơ
quan điều tra sẽ tiến hành “Rà sốt hồng hơn” - tức tiến hành điều tra lại để xem xét
chấm dứt việc áp thuế hay tiếp tục áp thuế thêm 5 năm nữa.

Sơ đồ 1: Quy trình điều tra chống bán phá giá theo WTO
1.1.3.2. Các biện pháp chống bán phá giá
Biện pháp chống bán phá giá là các biện pháp nhằm loại bỏ thiệt hại cho ngành
sản xuất trong nước của nước nhập khẩu do hành vi bán phá giá và đưa vị thế cạnh


17

tranh của các doanh nghiệp trở lại trạng thái cân bằng. Ở giai đoạn điều tra sơ bộ, nếu
kết luận xác nhận có bán phá giá và cần thiết áp dụng các biện pháp để ngăn chặn
thiệt hại đang xảy ra thì cơ quan điều tra có thể ban hành quyết định áp dụng biện

pháp tạm thời theo Điều 7 Hiệp định ADA. Hình thức của biện pháp này gồm có15:
(i) Thuế tạm thời; (ii) Hình thức đảm bảo bao gồm: bằng tiền đặt cọc hoặc tiền đảm
bảo và (iii) Đình chỉ định giá tính thuế. Về ngun tắc, khơng được phép áp dụng
biện pháp tạm thời sớm hơn 60 ngày kể từ ngày bắt đầu điều tra. Thời hạn áp dụng
biện pháp tạm thời không quá 4 tháng (nếu có yêu cầu của các nhà xuất khẩu đại diện
cho một tỉ lệ đáng kể khối lượng thương mại liên quan thì khơng q 6 tháng).
Biện pháp chống bán phá giá chính thức gồm có hai biện pháp chính là cam
kết giá và áp thuế chống bán phá giá. Đối với biện pháp cam kết giá16, các doanh
nghiệp xuất khẩu có thể cam kết với nước nhập khẩu sẽ điều chỉnh giá của mình ở
mức thoả đáng hoặc đình chỉ hành động bán phá giá vào khu vực đang điều tra để các
cơ quan có thẩm quyền thấy được rằng thiệt hại do việc bán phá giá gây ra đã được
loại bỏ. Khoản giá tăng thêm khi cam kết không được cao hơn mức cần thiết để có
thể loại bỏ biên độ bán phá giá. Nếu đạt được cam kết, quốc gia nhập khẩu sẽ không
áp thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa bị điều tra.
Đối với áp thuế chống bán phá giá thì đây là biện pháp chống bán phá giá được
sử dụng phổ biến nhất. Về bản chất, đây là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu
thơng thường) đánh vào sản phẩm nước ngồi nhập khẩu là đối tượng của quyết định
áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Việc tính thêm thuế nhập khẩu đối với một sản
phẩm cụ thể từ một quốc gia xuất khẩu cụ thể để mang lại giá gần với “giá trị bình
thường” hoặc để loại bỏ thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước của nước nhập khẩu.
Về cách thức áp dụng, mức thuế chống bán phá giá được tính riêng cho từng nhà sản
xuất, xuất khẩu nước ngồi và không cao hơn biên độ phá giá của họ17. Trường hợp
các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngồi khơng được lựa chọn để tham gia cuộc điều
Điều 7.2 Hiệp định ADA.
Điều 8 Hiệp định ADA.
17
Điều 9.1 và Điều 9.3 Hiệp định ADA.
15
16



18

tra thì mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho họ khơng cao hơn biên phá giá trung
bình của tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài được lựa chọn điều tra18. Về
thời hạn áp thuế chống bán phá giá và rà sốt thì theo quy định của Hiệp định ADA,
việc áp thuế chống bán phá giá không được kéo dài quá 5 năm kể từ ngày có quyết
định áp thuế, tuy nhiên có thể gia hạn19. Trịn 1 năm kể từ ngày có quyết định áp thuế,
các bên liên quan có quyền yêu cầu cơ quan điều tra rà soát lại mức thuế để tăng,
giảm mức thuế hoặc chấm dứt lệnh áp thuế. Về hiệu lực của việc áp thuế, quyết định
áp thuế chỉ có hiệu lực đối với tất cả hàng hoá liên quan nhập khẩu từ nước bị kiện
sau thời điểm ban hành quyết định áp thuế. Theo Điều 10.2 Hiệp định ADA việc áp
dụng hồi tố (áp dụng cho những lô hàng nhập khẩu trước thời điểm ban hành quyết
định) chỉ được thực hiện nếu thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất nội địa là thiệt hại
thực tế (thiệt hại đã và đang xảy ra)20. Nước nhập khẩu không được tiến hành điều tra
và áp thuế chống bán phá giá nếu nước xuất khẩu là nước đang phát triển và có lượng
nhập khẩu sản phẩm liên quan ít hơn 3% tổng nhập khẩu hàng hóa tương tự vào nước
nhập khẩu. Tuy nhiên, quy định này sẽ không được áp dụng nếu tổng lượng nhập
khẩu sản phẩm liên quan từ tất cả các nước xuất khẩu có hồn cảnh tương tự (cũng là
nước đang phát triển có lượng nhập khẩu thấp hơn 3%) chiếm trên 7% tổng lượng
nhập khẩu hàng hóa tương tự vào nước nhập khẩu21.
1.2. Quy định về chống bán phá giá trong pháp luật một số quốc gia
Về nguyên tắc, WTO chỉ đưa ra khung pháp lý cơ bản về chống bán phá giá.
Trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc chung liên quan, WTO cho phép mỗi quốc gia tự
do xây dựng những quy định riêng xác định và áp dụng biện pháp chống bán phá giá
đối với hàng nhập khẩu vào nước mình. Thủ tục tiến hành vụ kiện chống bán phá giá
và điều tra áp thuế chống bán phá giá sẽ tuân thủ các quy định nội địa thực tế ở các

Điều 9.4 Hiệp định ADA.
Điều 11.3 Hiệp định ADA.

20
Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, “Cẩm nang tích hợp các FTA theo từng lĩnh vực:
Hướng dẫn thực thi cam kết về phòng vệ thương mại và giải quyết tranh chấp”, năm 2018, xem tại:
(truy cập ngày
30/05/2022), tr.18, 19.
21
Điều 5.8 Hiệp định ADA.
18
19


×