Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Thiết kế và sử dụng trò chơi toán học nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.76 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
UBND TỈNH PHÚ THỌ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

NGUYỄN THỊ NGỌC HẰNG

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRỊ CHƠI TỐN HỌC
NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO
HỌC SINH LỚP 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Giáo dục học (Tiểu học)

Phú Thọ, năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
UBND TỈNH PHÚ THỌ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

NGUYỄN THỊ NGỌC HẰNG

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRỊ CHƠI TỐN HỌC
NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO
HỌC SINH LỚP 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Giáo dục học (Tiểu học)
Mã ngành: 8140101

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thanh Tuyên



Phú Thọ, năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tơi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, không trùng lặp
với các luận văn khác.
Phú Thọ, ngày … tháng …năm 2020
Tác giả

Nguyễn Thị Ngọc Hằng


ii

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, các thầy cô
giáo Trường Đại học Hùng Vương, đặc biệt là TS. Nguyễn Thị Thanh Tun
người đã tận tình chỉ bảo, hết lịng hướng dẫn em hoàn thành luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, quý thầy/cô trường Tiểu học
Vĩnh Phú, huyện Phù Ninh – tỉnh Phú Thọ, đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong thời
gian khảo sát và thực nghiệm sư phạm.
Phú Thọ, ngày … tháng …năm 2020
Tác giả

Nguyễn Thị Ngọc Hằng



iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
MỤC LỤC....................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG........................................................................................vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ..................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH.............................................................................viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................ix
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI................................................................ 1
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU..............................................2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..............................................2
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.........................................................................2
5. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................2
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN...................................................................3
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN.............................................................................3
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ THIẾT KẾ VÀ
SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN LỚP 1.......................5
1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực của đề tài................5
1.2. Đặc điểm học sinh lớp 1.............................................................................7
1.2.1. Đặc điểm tâm lí, tính cách...................................................................................................7
1.2.2. Đặc điểm tư duy, nhận thức................................................................................................9
1.2.3. Lí luận về hứng thú học tập.............................................................................................11
1.3. Một số khái niệm cơ bản..........................................................................13
1.3.1. Trò chơi.................................................................................................13
1.3.2. Trị chơi tốn học..................................................................................15

1.3.3. Ý nghĩa trị chơi tốn học trong dạy học toán cho học sinh lớp 1........19
1.4. Thực trạng việc tổ chức trị chơi trong dạy học tốn lớp 1......................21


iv

1.4.1. Mục đích khảo sát.................................................................................21
1.4.2. Nội dung khảo sát................................................................................. 21
1.4.3. Địa bàn khảo sát....................................................................................21
1.4.4. Phương pháp khảo sát...........................................................................21
1.4.5. Kết quả khảo sát....................................................................................22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................... 30
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRỊ CHƠI TỐN HỌC CHO
HỌC SINH LỚP 1.........................................................................................31
2.1. Đặc điểm chương trình mơn tốn lớp 1................................................... 31
2.1.1. Chương trình mơn tốn lớp 1 hiện hành............................................... 31
2.1.2. Chương trình mơn tốn lớp 1 mới.........................................................32
2.2. Định hướng thiết kế................................................................................. 42
2.2.1. Định hướng thiết kế trò chơi.................................................................42
2.2.2. Yêu cầu thiết kế trị chơi.......................................................................43
2.3. Ngun tắc thiết kế trị chơi tốn học...................................................... 44
2.4. Một số trị chơi tốn học dành cho học sinh lớp 1...................................46
2.4.1.Trò chơi trong các tiết học về số và phép tính....................................... 46
2.4.2.Trị chơi trong các tiết học về hình học và đo lường............................. 53
2.5. Sử dụng trị chơi toán học trong dạy học toán cho học sinh lớp 1...........59
2.5.1. Quy trình tổ chức trị chơi trong dạy học mơn tốn lớp 1.....................59
2.5.2. Định hướng sử dụng trị chơi trong dạy học toán cho học sinh lớp 1...60
2.5.3. Hướng dẫn sử dụng các trò chơi...........................................................61
2.5.4. Thiết kế minh họa một số giáo án sử dụng trị chơi tốn học trong dạy
học toán lớp 1..................................................................................................62

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................... 80
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM............................................... 81
3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm..............................................81
3.1.1. Mục đích thực nghiệm.......................................................................... 81


v

3.1.2. Thời gian và cơ sở thực nghiệm............................................................81
3.1.3. Nội dung thực nghiệm...........................................................................81
3.1.4. Phương pháp tổ chức thực nghiệm....................................................... 81
3.2. Tổ chức thực nghiệm............................................................................... 82
3.2.1. Chuẩn bị thực nghiệm...........................................................................82
3.2.2. Triển khai thực nghiệm.........................................................................85
3.3. Đánh giá kết quả của thực nghiệm sư phạm............................................85
3.3.1. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm...............................................85
3.3.2. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm........................................... 87
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................... 92
KẾT LUẬN.....................................................................................................93
KIẾN NGHỊ.................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................95
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Nhận thức của giáo viên về vai

trị, ý nghĩa của việc sử dụng trị


chơi tốn học trong dạy học lớp 1...................................................................22
Bảng 1.2: Tìm hiểu về mức độ SDTC của GV...............................................23
trong DH toán lớp 1........................................................................................ 23
Bảng 1.3. Tìm hiểu veef các nguồn trị chơi để giáo viên lựa chọn, sử dụng
trong dạy học toán lớp 1..................................................................................23
Bảng 1.4: Mức độ sử dụng các PP và hình thức TCDH toán lớp 1 của GV.. 24
Bảng 1.5. Thời điểm tổ chức trị chơi trong dạy học tốn của giáo viên........24
Bảng 1.6. Những khó khăn mà giáo viên thường gặp phải khi tổ chức trị chơi
trong dạy học tốn ở lớp 1.............................................................................. 25
Bảng 1.7. Các biện pháp, hình thức nhằm nâng cao kĩ năng tổ chức trò chơi
của giáo viên................................................................................................... 26
Bảng 1.8: Tìm hiểu sự hứng thú của HS lớp1 khi tham gia TCTH................26
Bảng 1.9. Nhận xét tổng thể về chương trình mơn tốn lớp 1 so với chương
trình hiện hành................................................................................................ 40
Bảng 3.1: Thống kê số lượng học sinh các lớp thực nghiệm và đối chứng....82
Bảng 3.2: Thống kê kết quả học tập của học sinh lớp TN và ĐC trường Tiểu
học Vĩnh Phú...................................................................................................82
Bảng 3.3: Thống kê kết quả học tập của học sinh lớp TN và ĐC trường Tiểu
học Dữu Lâu....................................................................................................83
Bảng 3.4: Tổng hợp ý kiến giáo viên về hoạt động thực nghiệm...................86
Bảng 3.5: Kết quả đánh giá tri thức của học sinh lớp thực nghiệm và đối
chứng trường tiểu học Vĩnh Phú.....................................................................88
Bảng 3.6: Kết quả đánh giá tri thức của học sinh lớp thực nghiệm và đối
chứng trường tiểu học Dữu Lâu......................................................................89


vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Thống kê kết quả học tập của học sinh lớp TN và ĐC trường
Tiểu học Vĩnh Phú.......................................................................................... 83
Biểu đồ 3.2: Thống kê kết quả học tập của học sinh lớp TN và ĐC trường
Tiểu học Dữu Lâu........................................................................................... 84
Biểu đồ 3.3. Kết quả đánh giá tri thức của học sinh lớp thực nghiệm và đối
chứng trường tiểu học Vĩnh Phú.....................................................................88
Biểu đồ 3.4. Kết quả đánh giá tri thức của học sinh lớp thực nghiệm và đối
chứng trường tiểu học Dữu Lâu......................................................................89


viii

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình ảnh 1.1: Bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” mỗi bài học có 4 phần. . 33

Hình ảnh 1.2: Nhóm nhân vật xun suốt và lớn lên cùng học sinh cấp tiểu
học trong sách giáo khoa Toán lớp 1 “Kết nối tri thức với cuộc sống”..........34
Hình ảnh 1.3: Bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực” mỗi bài học được 35
thiết kế theo 4 hoạt động cơ bản..................................................................... 35
Hình ảnh 1.4: Sách Tốn “Cùng học để phát triển năng lực” có tính tích hợp
cao...................................................................................................................36
Hình ảnh 1.5: Sách Tốn “Cánh Diều”...........................................................37


ix

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt


Nguyên nghĩa

1

GD

2

GD&ĐT

3

TC

4

TCTH

5

GV

Giáo viên

6

HS

Học sinh


7

PP

Phương pháp

8

TCTC

Tổ chức trò chơi

9

TCHT

Trò chơi học tập

10

PPTC

Phương pháp trò chơi

11

NXB

Nhà xuất bản


12

DH

Dạy học

13



Hoạt động

14

SGK

Sách giáo khoa

15

SGV

Sách giáo viên

16

TH

17


GQVĐ

Giải quyết vấn đề

18

CSVC

Cơ sở vật chất

19

HĐHT

Hoạt động học tập

20

KHTN

Khoa học tự nhiên

Giáo dục
Giáo dục & đào tạo
Trị chơi
Trị chơi tốn học

Tiểu học



1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, mơn Tốn cùng với các mơn
học khác có vai trị quan trọng góp phần đào tạo nên những con người phát triển
tồn diện.Tốn học là mơn KHTN có tính lơgíc và tính chính xác cao, nó cịn là chìa
khóa mở ra sự phát triển của các mơn khoa học khác.
Việc dạy học mơn tốn nếu chỉ hướng dẫn, truyền đạt theo SGK hay các tài
liệu có sẵn thì việc học của học sinh sẽ trở nên đơn điệu, thiếu hấp dẫn, thiếu tích
cực. Yêu cầu của GD hiện nay là đòi hỏi phải đổi mới PPDH mơn Tốn theo hướng
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Chính vì vậy GV cần tạo nên
hứng thú học tập cho học sinh bằng cách lơi cuốn các em tham gia vào các HĐHT.
Trị chơi là một HĐHT mà các em hứng thú nhất. Thông qua HĐTC các em sẽ lĩnh
hội các kiến thức Toán học một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu nội dung bài học
một cách vững chắc và gây được hứng thú trong học tập cho các em.
Ở bậc mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, bắt đầu lên lớp 1 hoạt
động của trẻ có sự thay đổi lớn, lúc này HĐHT là chính. Việc học của trẻ trở thành
chủ đạo nên các em cảm thấy khó khăn đặc biệt trong giai đoạn đầu. Nội dung mơn
tốn lớp 1 là nội dung sơ khai nhưng lại là nền tảng cho các lớp tiếp theo. Vì thế,
việc TCTC cho học sinh trong những tiết học là hoạt động cần thiết, nó phù hợp với
đặc điểm tâm lí, sinh lí của lứa tuổi học sinh Tiểu học. Đặc biệt trong bộ mơn Tốn,
việc TCTC cho các em, ngồi việc tạo hứng thú, tăng cường tính tích cực học tập
cho học sinh còn giúp học sinh khắc sâu kiến thức – kĩ năng, từ đó giúp giờ học
tốn đạt hiệu quả cao hơn.
Thực tế cho thấy trong tiết học toán, đặc biệt ở lớp 1 giáo viên cũng đã sử
dụng các trò chơi nhằm giúp học sinh nâng cao hiệu quả học tập. Tuy nhiên việc sử
dụng các trò chơi trong giờ học tốn cịn chưa mang lại hiệu quả như mong đợi vì
giáo viên chưa biết cách chọn trò chơi đúng thời điểm, hệ thống trò chơi chưa theo

một quy trình thống nhất, vì thế chưa phát triển được tư duy cho học sinh. Xuất phát
từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thiết kế và sử dụng trị chơi
tốn học nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh lớp 1”.


2

2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
Thiết kế và sử dụng TCTH trong dạy học mơn tốn lớp 1 giúp tăng cường
hứng thú học tập của HS góp phần nâng cao hiệu quả dạy học mơn tốn ở tiểu học.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn liên quan đến vấn đề
nghiên cứu.
- Đánh giá thực trạng sử dụng PPTC trong giảng dạy mơn tốn hiện nay ở
trường TH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Thiết kế hệ thống TCTH dùng trong DH mơn
tốn lớp 1
- Đề xuất cách sử dụng trị chơi vào DH mơn tốn lớp 1 nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả dạy và học..
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính hiệu quả và khả thi của
các TCTH đã xây dựng.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các TCTH và cách sử dụng chúng trong dạy học mơn tốn lớp 1.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung vào việc thiết kế các TC trong dạy học
mơn tốn lớp 1 theo chương trình mới.
- Địa bàn khảo sát và thực nghiệm: Tại 1 số trường tiểu học ở địa bàn tỉnh
Phú Thọ.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu thiết kế được các TCTH hấp dẫn và sử dụng hợp lí trong giảng dạy bộ
mơn tốn thì sẽ góp phần tạo hiệu quả cao trong dạy học mơn tốn lớp 1.
5. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu các tài liệu tâm lí học, giáo dục học, tài liệu về phương pháp tổ
chức trò chơi trong dạy học mơn tốn, các quan điểm đổi mới trong dạy học mơn
Tốn.


3

5.2. Phương pháp điều tra, quan sát
Dự giờ, điều tra, phỏng vấn, Dùng phiếu (An két) để tiến hành điều tra, tìm
hiểu nhằm thu thập thơng tin về thực trạng việc vận dụng PP tổ chức trò chơi nhằm
nâng cao hiệu quả học tập cho HS lớp 1 tại một số trường Tiểu học ở tỉnh Phú Thọ.
5.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tổng kết kinh nghiệm của các giáo viên giỏi ở trường Tiểu học về việc dạy
học môn Toán khi vận dụng PP TCTC cho HS.
5.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Xin ý kiến giảng viên hướng dẫn, các giảng viên giảng dạy mơn Tốn ở
trường Đại học và các giáo viên dạy giỏi mơn Tốn ở trường Tiểu học về nội dung
nghiên cứu để hoàn thiện đề tài.
5.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành dạy thực nghiệm một số tiết ở trường tiểu học để kiểm nghiệm
tính khả thi và hiệu quả của việc vận dụng phương pháp tổ chức trị chơi trong dạy
học mơn toán lớp1 nhằm nâng cao hiệu quả học tập ở trường tiểu học đã đề xuất.
5.6. Phương pháp thống kê tốn học
Sử dụng để xử lí kết quả điều tra thực trạng và kết quả thực nghiệm sư phạm
nhằm đưa ra những trò chơi phù hợp với nội dung bài học giúp học sinh nắm vững
kiến thức - kĩ năng một cách khoa học và nhanh chóng.

6. ĐĨNG GĨP CỦA LUẬN VĂN
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận về thiết kế và sử dụng TCTH nhằm nâng
cao HTHT cho HS lớp 1.
- Xác định được thực trạng, mức độ sử dụng TCTH cho HS lớp 1 tại địa bàn
huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất hệ thống trò chơi và hướng dẫn cách sử dụng trò chơi toán học nhằm
nâng cao HTHT cho HS lớp 1.
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu; kết luận; tài liệu tham khảo và phụ lục; nội dung chính
của luận văn gồm 3 chương:


4

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ THIẾT KẾ VÀ SỬ
DỤNG TRỊ CHƠI TRONG DẠY HỌC TỐN LỚP 1
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TOÁN HỌC CHO HỌC
SINH LỚP 1
CHƯƠNG 3.THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM


5

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRỊ
CHƠI TRONG DẠY HỌC TỐN LỚP 1
1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực của đề tài
Các tác giả đầu ngành trong môn Toán học như Đào Tam, Nguyễn Trọng
Chiến, Nguyễn Thị Kim Thoa, Phạm Thanh Thơng, Hồng Bá Thịnh, Trần Đồng
Lâm… đã nghiên cứu nhiều góc độ khác nhau của mơn Tốn và phương pháp dạy

học mơn Tốn. Tài liệu “Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học nhằm phát triển
tâm lực, trí tuệ và thể lực cho học sinh” do tác giả Trần Nhật Thăng ( Chủ biên) đã
giới thiệu các TC vận động cho HSTH. Tác giả Trần Đồng Lâm cùng các tác giả
khác đã giới thiệu 1 số TC giữa buổi cho HSTH giúp học sinh giải trí sau những tiết
học căng thẳng.
- Trong cuốn “Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học” (Sách dự án –
NXB Giáo dục, 2005). Nhóm tác giả đã nêu bật lên định hướng đổi mới PPDH
trong các môn học ở Tiểu học, các yêu cầu cần đổi mới phương pháp dạy học mơn
Tốn; đã nêu ra các phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học
hiện đại trong bộ mơn Tốn, ưu và nhược điểm của các phương pháp đó. Tuy nhiên
cách vận dụng các phương pháp đó nói chung và phương pháp tổ chức trị chơi nói
riêng ntn để đạt kết quả cao thì nhóm tác giả này chưa đi sâu nghiên cứu. Dựa trên
những kiến thức mà tác giả đã đưa ra làm cơ sở vững chắc để tôi nghiên cứu đề tài
đạt hiệu quả cao.
- Trong cuốn “Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học” NXB ĐH Huế 2007 –
Nguyễn Trọng Chiến, Nguyễn Thị Kim Thoa đã nêu mục tiêu- nội dung- PPDH
mơn tốn ở tiểu học; đưa ra hệ thống các bài tập tham khảo và vận dụng các phương
pháp để hướng dẫn HS giải quyết. Nhóm tác giả đã nêu lên đặc điểm của PPDH
theo nhóm. Tuy nhiên chưa có những hình thức dạy học theo nhóm, vận dụng
phương pháp đó như thế nào để đạt hiệu quả cao.
- Trong cuốn “Thực hành phương pháp giải Toán ở Tiểu học” Nhà xuất bản
Đại học Huế 2008. TS Đào Tam ( Chủ biên), Phan Thanh Thơng, Hồng Bá Thịnh.
Nhóm tác giả đã đưa ra mục tiêu dạy học bộ mơn Tốn, cách vận dụng thực hành


6

dạy Tốn trong các phân mơn thực hành dạy học các STN, thực hành dạy các STP,
thực hành dạy học các yếu tố đại số, thực hành dạy các yếu tố HH, thực hành dạy
các yếu tố ĐL và đo ĐL, thực hành giải tốn có lời văn. Mỗi phân mơn nhóm tác

giả đã nêu lên cách vận dụng dạy học bài đó như thế nào? Tuy nhiên, các TG chưa
đi sâu nghiên cứu các PP đó và cách sử dụng các PP đó trong từng giai đoạn cụ thể.
Ngồi ra cịn một số TG nghiên cứu về PPDH mơn Toán như: Lê Văn Thuận, Trần
Luận… và một số tác giả khác.
- TC là một trong những HĐ không thể thiếu của con người. Cùng với lao
động và học tập, trò chơi làm cho cuộc sống con người thêm phong phú. Đối với trẻ
nhỏ, chơi chính là cuộc sống thực của chúng. Ở lứa tuổi HSTH, mặc dù HĐ chơi đã
lui về phía sau, nhường vai trị chủ đạo cho học tập, nhưng TC vẫn có một vị trí chủ
đạo trong cuộc sống của các em nói chung và sự phát triển của các em nói riêng.
- Trị chơi là một hoạt động cần thiết đối với sự phát triển tâm- sinh lý trẻ
em. "Không chơi trẻ không thể phát triển, không chơi đứa trẻ chỉ tồn tại chứ không
phải là đang sống. Đó là một thực tế mang tính quy luật" [14]. “Song chơi khơng
phải là sự giải phóng năng lượng dư thừa như F.Sillen và G.Spencer quan niệm,
chơi cũng không phải là hành vi bản năng sinh học như SFreud tưởng, mà chơi của
trẻ mang bản chất xã hội”.
- Theo Đ. B. Elkônin đã nghiên cứu lịch sử về phát triển TC trong mối liên
hệ giữa sự phát triển của xã hội với sự thay đổi và phát triển của trẻ. “Lịch sử phát
triển trò chơi gắn liền trong mối quan hệ với sự phát triển của xã hội lồi người và
sự thay đổi vị trí của trẻ trong hệ thống những mối quan hệ xã hội. Ông cho rằng,
nhu cầu và ham muốn hiểu biết về thế giới xung quanh chính là nguồn gốc, động
lực giúp trẻ tích cực hoạt động trong trị chơi”.
- Dựa trên quan điểm Macxit, các nhà khoa học xô viết cũng đã khẳng định:
“Trị chơi có nguồn gốc từ lao động và mang bản chất xã hội. Trò chơi được truyền
thụ từ thế hệ này sang thế hệ khác chủ yếu bằng con đường giáo dục”.
Như vậy vấn đề TCHT đã được nhiều TG quan tâm dưới nhiều góc độ khác
nhau. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nghiên cứu nào đi sâu vào thiết kế và sử dụng
TCTH nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh lớp 1. Do đó, trong khuôn khổ


7


của luận văn, chúng tôi tập trung nghiên cứu vấn đề thiết kế và sử dụng TCTH
nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh lớp 1.
1.2. Đặc điểm học sinh lớp 1
1.2.1. Đặc điểm tâm lí, tính cách
- Nếu như ở bậc mầm non HĐ chủ đạo của các em là vui chơi, thì bước sang
bậc tiểu học HĐ của trẻ đã có sự thay đổi rõ nét về chất, lúc này HĐ chính của các
em chuyển từ vui chơi sang học tập. Việc học trở thành chủ đạo nên các em cảm
thấy khó khăn đặc biệt trong giai đoạn đầu (lớp 1).
- Học sinh TH các em chỉ hứng thú với những đặc điểm bên ngoài của q
trình học tập nên hứng thú đó dễ mất đi. Cho nên giáo viên phải đưa trẻ vào với
những hứng thú của quá trình học tập bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Ở lứa tuổi đầu cấp TH cơ thể của trẻ đang trong quá trình hình thành và phát
triển. các hệ cơ quan cịn chưa hồn thiện, vì vậy sức dẻo dai của cơ thể cịn thấp, do
đó các em không thể làm lâu một HĐ đơn điệu và dễ bị mệt mỏi.
- Học sinh lớp 1 nghe giảng rất dễ dàng tiếp thu bài học nhưng các em cũng
sẽ qn ngay sau đó nếu các em khơng tập trung cao độ. Chính vì vậy, người GV
ln ln phải đổi mới trong bài học và phải thường xuyên học tập.
- Học sinh lớp 1 còn nhạy cảm và tò mị. Các em ln muốn khám phá một
sự vật - hiện tượng nào đó đặc biệt là những hình ảnh tạo cảm xúc mạnh.
- Các em còn hiếu động và ham khám phá sự mới mẻ nên dễ tạo cảm xúc
mới nhưng rồi cũng mau chán. Vậy nên trong dạy học GV cần sử dụng các đồ dùng
dạy học; tăng cường HĐ thực hành; tổ chức các TCHT ... để củng cố khắc sâu nội
dung - kiến thức.
- Tính cách của HS đầu cấp tiểu học mới được hình thành nên chưa ổn định,
tính cách điển hình của trẻ là hồn nhiên, cả tin và hay bắt chước.
- Học sinh ở độ tuổi này rất dễ xúc cảm, tình cảm chưa bền vững, chưa sâu
sắc, các em thường có những tình cảm sâu sắc với những gì ấn tượng và tâm đắc
nhất. Việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của HS giúp giáo viên vận dụng và biết lựa
chọn hình thức dạy học một cách hiệu quả.

Đi học ở trường TH là một bước ngoặt trong đời sống của các em khi bắt


8

đầu bước vào lớp 1. Đến trường, HS có HĐ mới giữ vai trị chính quyết định những
biến đổi tâm- sinh lý cơ bản ở chúng. Các em bắt đầu được hình thành những mối
quan hệ với bạn bè cùng tuổi và thầy cô giáo mới. Trẻ thực hiện một cách tự giác có
tổ chức các HĐ phong phú - đa dạng từ nhà trường, gia đình và xã hội. Điều đó tác
động đến sự hình thành, phát triển nhân cách của HS. Có thể nói HS đầu cấp TH là
những nhân cách đang hình thành và phát triển. Một vấn đề nổi bật nhất trong nhân
cách của HS lớp 1 là đời sống tình cảm của các em. “Trẻ đang ở lứa tuổi ngây thơ,
trong trắng, giàu cảm xúc, dễ bị xúc động trước các hiện tượng xung quanh. Các em
dễ vui, dễ buồn, dễ rung cảm… Sự nảy sinh tình cảm ở HS lúc này gắn liền với
những tình huống cụ thể với những hoạt động của trẻ. Trạng thái tình cảm được bộc
lộ khỏ rõ ràng qua ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, hành vi của các em. Tình cảm của HS
đã có nội dung phong phú và bền vững hơn so với những lứa tuổi trước. Tình cảm
trí tuệ đang hình thành và phát triển, các em dần biết chăm lo cho kết quả học tập,
biết thể hiện sự hài lịng hay khơng hài lịng với những điểm số của mình. Ở lứa tuổi
này trẻ rất ham hiểu biết, thích khám phá để tìm cái mới lạ trong thế giới tự nhiên và
xã hội gần gũi xung quanh. Các em ln miệng hỏi người lớn vì sao thế này, tại sao
thế kia... Tình cảm đạo đức và tình cảm thẩm mĩ cũng được thể hiện khá rõ nét
thơng qua tình cảm bạn bè, tình cảm thầy trị, tình cảm tập thể, tình cảm ham thích
cái đẹp.”[12]. Việc tổ chức tốt đời sống và HĐ tập thể cho HSTH là điều kiện cần
thiết để hình thành và phát triển nhân cách cho các em.
Ý chí của HS lớp 1 cũng đang hình thành, phát triển nhưng những phẩm
chất ý chí của các em như: kiềm chế; độc lập; tự chủ và tính kiên trì cịn yếu. Trẻ
chưa đủ kiên trì theo đuổi lâu dài những mục đích đã đề ra, chưa kiên trì khắc phục
những khó khăn khi gặp phải. Vì vậy nếu thất bại làm trẻ có thể bị mất sức lực, lịng
tin và khả năng của trẻ.

Tính cách của HS lớp 1 chỉ mới được hình thành, các em có những tính
cách tốt như: tính ham hiểu biết; tính hồn nhiên; tính chân thực và tính bắt chước...
Tính cách nổi bật của các em là tính xung đột. “khuynh hướng hành động ngay tức
khắc do ảnh hưởng của các kích thích trực tiếp trong tính cách của các em có nhiều
mâu thuẫn và chưa bền vững”.


9

Tóm lại: Học sinh lớp 1 thực hiện bước chuyển hoạt động chủ đạo: từ vui
chơi sang học tập. Học tập là một dạng HĐ được điều khiển bởi mục đích tự giác là
lĩnh hội những tri thức- kĩ năng- kĩ xảo mới để từ đó tạo nên những năng lực mới.
Hoạt động này khơng tự nhiên mà có mà nó được hình thành bằng "phương pháp
nhà trường" dưới tác động của GV. Để có hoạt động học theo đúng nghĩa của nó,
khi bước chân đến trường Tiểu học trẻ cần được chuẩn bị chuyên biệt. Việc chuẩn
bị tốt nhất cho bước chuyển này là hình thành và luyện cho trẻ những qui ước, kí
hiệu, các thao tác chân tay cần dùng cho quá trình học tập về sau. Bước chuyển tiếp
này còn được thực hiện bằng những việc làm trên lớp nhằm hình thành ở các em các
quá trình tâm sinh lí có chủ định đồng thời hình thành và phát triển ở trẻ nhu cầu
nhận thức, nhu cầu học tập. Quá trình học tập của HS lớp 1 là quá trình hình thành
ở các em hoạt động học đích thực, trong đó việc hình thành cách học, hình thành
các thao tác trí óc nổi lên hàng đầu. Đó là các chất cần đạt được tuy chỉ là những
yếu tố ban đầu rất thô sơ.
Ở lớp 1 dưới sự ảnh hưởng chính của việc giảng dạy-giáo dục của nhà
trường-gia đình và xã hội; tổ chức đồn đội; sự phát triển tâm sinh lí-nhân cách của
trẻ đang diễn ra mạnh mẽ. Vì vậy tổ chức các TCHT cho các em cũng là một con
đường hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.
1.2.2. Đặc điểm tư duy, nhận thức
Ở HSTH diễn ra sự phát triển toàn diện về các quá trình nhận thức, trong đó
đáng kể nhất là sự phát triển của tri giác, trí nhớ, chú ý, tưởng tượng và tư duy. Tri

giác của HS đầu cấp tiểu học cịn mang tính tổng thể, ít đi vào chi tiết.
Vào đầu lớp 1, trẻ chưa biết phân tích có hệ thống những thuộc tính và phẩm
chất của các đối tượng tri giác. Trình độ tri giác của các em được phát triển nhờ vào
những hành động học tập có mục đích, có kế hoạch được gọi là quan sát. Trị chơi
vốn là một hoạt động thực hành thú vị, hấp dẫn, sống động do đó nó kích thích tri
giác của HS. Khi tổ chức trò chơi cho HS, giáo viên phải hướng dẫn cho các em
quan sát (ví dụ quan sát mẫu). Vì vậy, việc sử dụng phong phú các trị chơi trong
dạy học cũng giúp tính tổng thể của tri giác dần dần nhường chỗ cho tri giác chính
xác, tinh tế dưới sự hướng dẫn của GV.



×