Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Hình tượng bác hồ trong chương trình tiếng việt ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.63 KB, 111 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC & MẦM NON

-----------------------

ĐÀO HUYỀN THANH

HÌNH TƢỢNG BÁC HỒ TRONG
CHƢƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Giáo dục Tiểu học

Phú Thọ, 2020


LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Hình tƣợng Bác Hồ trong chƣơng trình Tiếng Việt ở Tiểu
học” hồn thành là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu của ngƣời thực hiện
cùng với sự hƣớng dẫn tận tình của q thầy, cơ và sự giúp đỡ của gia đình,
bạn bè.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy,
ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn
thành khóa luận. Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Khoa Giáo dục Tiểu
học và Mầm non, cùng tồn thể các thầy cơ trong khoa đã rất quan tâm, tạo
mọi điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu.
Đồng thời tôi xin tỏ lịng biết ơn tồn thể gia đình, ngƣời thân, bạn bè
đã ln ủng hộ, động viên để tơi hồn thành khóa luận của mình.
Mặc dù bản thân đã cố gắng, nỗ lực để hoàn thành, song do thời gian và
năng lực có hạn nên khóa luận cịn nhiều hạn chế, thiếu sót. Tơi kính mong
nhận đƣợc sự chỉ bảo của q thầy cơ và các bạn để khóa luận đƣợc hồn


thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Phú Thọ, ngày…...tháng…....năm 2020
Ngƣời viết

Đào Huyền Thanh


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................................1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...................................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................................3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................................................3
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................................3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu..............................................................................................................3
7. Cấu trúc của khóa luận...................................................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG...............................................................................................................................5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.........................5
1.1. Cơ sở lí luận........................................................................................................................................5
1.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu...................................................................................................5
1.1.2. Thể loại tác phẩm.......................................................................................................................6
1.1.3. Hình tƣợng nghệ thuật.........................................................................................................16
1.1.4. Một số vấn đề về năng lực cảm thụ văn học.................................................................. 22
1.2. Cơ sở thực tiễn (Thực trạng dạy và học cảm thụ văn học qua hình tƣợng nghệ
thuật ở trƣờng Tiểu học hiện nay)...................................................................................................29
1.2.1. Thực trạng của dạy học cảm thụ văn học ở Tiểu học.................................................29

1.2.2. Thực trạng của hoạt động cảm thụ văn học của HS Tiểu học.....................29
1.2.3. Đánh giá chung........................................................................................................................31

1.3. Thống kê và khảo sát các tác phẩm trong chƣơng trình Tiếng Việt ở Tiểu học
viết về hình tƣợng Bác Hồ..................................................................................................................31
1.3.1. Thống kê.........................................................................................................................................31

1.3.2. Nhận xét.......................................................................................................................................33
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1..................................................................................................................34
CHƢƠNG 2: ĐẶC SẮC HÌNH TƢỢNG BÁC HỒ TRONG CHƢƠNG

TRÌNH TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC.......................................................................................35
2.1. Đặc sắc về nội dung hình tƣợng Bác Hồ.....................................................................35
2.1.1. Yêu thƣơng và bao dung...................................................................................................35


2.1.2. Giản dị và cao cả.....................................................................................................................43
2.1.3. Quan tâm và gần gũi.............................................................................................................47
2.2. Đặc sắc về nghệ thuật của hình tƣợng Bác Hồ........................................................54
2.2.1. Ngôn ngữ hàm súc, biểu cảm..........................................................................................54
2.2.2. Biện pháp tu từ đặc sắc, đa dạng...................................................................................58
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2..................................................................................................................60
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁCH CẢM THỤ MỘT SỐ TÁC PHẨM VỀ
HÌNH TƢỢNG BÁC HỒ TRONG CHƢƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT Ở TIỂU

HỌC..............................................................................................................................................................61
3.1. Định hƣớng cảm thụ tác phẩm văn học........................................................................61
3.1.1. Phát hiện và tái hiện hình tƣợng...................................................................................61
3.1.2. Xác định biện pháp nghệ thuật và phân tích hiệu quả nghệ thuật.............63
3.1.3. Tìm hiểu cách dùng từ, đặt câu sinh động...............................................................64
3.1.4. Đọc diễn cảm có tính sáng tạo........................................................................................66
3.2. Minh họa trên một số tác phẩm cụ thể trong chƣơng trình Tiếng Việt ở
Tiểu học......................................................................................................................................................69

3.2.1. Tác phẩm “Ai ngoan sẽ đƣợc thƣởng” – Tiếng Việt 2(tập 2 trang 100)
69
3.2.3. Tác phẩm “Cháu nhớ Bác Hồ” – Tiếng Việt 2(tập 2 trang 105)...............74
3.2.3. Tác phẩm “Luôn nghĩ đến miền Nam” - Tiếng Việt 3(tập 1 trang 100)
77
3.2.4. Tác phẩm “ Ngƣời công dân số Một” – Tiếng Việt 5(tập 2 trang 4)......81
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3..................................................................................................................87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................................88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Hình tƣợng Bác Hồ trong chƣơng trình Tiếng Việt ở Tiểu
học” hồn thành là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu của người thực hiện
cùng với sự hướng dẫn tận tình của q thầy, cơ và sự giúp đỡ của gia đình,
bạn bè.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy,
người đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành
khóa luận. Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Khoa Giáo dục Tiểu học
và Mầm non, cùng tồn thể các thầy cơ trong khoa đã rất quan tâm, tạo mọi
điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu.
Đồng thời tôi xin tỏ lịng biết ơn tồn thể gia đình, người thân, bạn bè
đã ln ủng hộ, động viên để tơi hồn thành khóa luận của mình.
Mặc dù bản thân đã cố gắng, nỗ lực để hoàn thành, song do thời gian
và năng lực có hạn nên khóa luận cịn nhiều hạn chế, thiếu sót. Tơi kính mong
nhận được sự chỉ bảo của q thầy cơ và các bạn để khóa luận được hồn
thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Phú Thọ, ngày…...tháng…....năm 2020

Ngƣời viết

Đào Huyền Thanh


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.................................6

1.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................... 6
1.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu............................................................................... 6
1.1.2. Thể loại tác phẩm............................................................................................ 7
1.1.3. Hình tượng nghệ thuật................................................................................... 17
1.1.4. Một số vấn đề về năng lực cảm thụ văn học.................................................. 23
1.2. Cơ sở thực tiễn (thực trạng dạy học cảm thụ văn học ở Tiểu học thơng qua hình
tượng nghệ thuật).................................................................................................... 30
1.2.1. Thực trạng của dạy học cảm thụ văn học ở Tiểu học.................................... 30
1.2.2. Thực trạng của hoạt động cảm thụ văn học của học sinh Tiểu học................30
1.2.3. Đánh giá chung.............................................................................................. 32
1.3. Thống kê và khảo sát các tác phẩm trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học
về hình tượng Bác Hồ............................................................................................. 32
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1...................................................................................................35
CHƢƠNG 2: ĐẶC SẮC HÌNH TƢỢNG BÁC HỒ TRONG......................................36
CHƢƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC..........................................................36

2.1. Đặc sắc về nội dung hình tượng Bác Hồ.......................................................... 36
2.1.1. Yêu thương và bao dung............................................................................... 36
2.1.2. Giản dị và cao cả........................................................................................... 44

2.1.3. Quan tâm và gần gũi...................................................................................... 48
2.2. Đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện hình tượng Bác Hồ.....................................55
2.2.1. Ngơn ngữ hàm súc, biểu cảm........................................................................ 55
2.2.2. Biện pháp tu từ đặc sắc, đa dạng................................................................... 59
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2...................................................................................................61
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁCH CẢM THỤ MỘT SỐ.................................................62
TÁC PHẨM VỀ HÌNH TƢỢNG

BÁC HỒ TRONG CHƢƠNG TRÌNH TIẾNG

VIỆT Ở TIỂU HỌC.......................................................................................................... 62

3.1. Định hướng cảm thụ tác phẩm văn học............................................................ 62
3.1.1. Phát hiện và tái hiện hình tượng.................................................................... 62


3.1.2. Xác định biện pháp nghệ thuật và phân tích hiệu quả nghệ thuật..................64
3.1.3. Tìm hiểu cách dùng từ, đặt câu sinh động..................................................... 65
3.1.4. Đọc diễn cảm có tính sáng tạo....................................................................... 67
3.2. Minh họa trên một số tác phẩm cụ thể trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học

70
3.2.1.Tác phẩm “Ai ngoan sẽ được thưởng” – Tiếng Việt 2.................................... 70
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3...................................................................................................88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................................89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 91
PHỤ LỤC


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hồ Chí Minh không chỉ để lại cho dân tộc ta một sự nghiệp cách mạng
vĩ đại, mà còn để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một di sản cao quý, đó là tấm
gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức cao đẹp, suốt đời hy sinh phấn đấu
quên mình cho đất nước và hạnh phúc của nhân dân. Trong con người Hồ Chí
Minh có đầy đủ phẩm chất hội tụ của một lãnh tụ thiên tài, đồng thời Người
còn là hiện thân của một lãnh tụ kiểu mới của nhân dân: Vĩ đại mà không cao
xa; thanh cao mà vô cùng giản dị, gần gũi, thân thiết và gắn bó với quần
chúng; hết lòng, hết sức chăm lo cho sự nghiệp độc lập dân tộc, thống nhất đất
nước; mong muốn xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh; nhân dân ta có
cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Người thường xuyên giáo dục cán bộ, Đảng
viên phải nêu cao tinh thần phục vụ, tinh thần trách nhiệm trước nhân dân và
chính bản thân Người là tấm gương tiêu biểu.
Người đã dành trọn cuộc đời, tâm huyết của mình cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Dù Bác đã mãi đi xa nhưng hình ảnh về
một lãnh tụ vĩ đại và đáng kính thì mãi vĩnh hằng trong trái tim mỗi chúng ta.
Bác Hồ – một con người giản dị, nhưng toát lên linh hồn của cả một dân tộc.
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam và cả thế giới trước đây và sau này có lẽ chưa
từng có vị lãnh tụ nào được yêu mến và ca ngợi nhiều như Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Tài năng và nhân cách của con người vĩ đại này đã là niềm cảm hứng
bất tận cho rất nhiều nhà văn nhà thơ Việt Nam và quốc tế suốt thế kỷ XX.
Đúng như nhà thơ Felix Pita Rodriguez(Cu Ba) đã viết “Hồ Chí Minh tên
người là cả một niềm thơ” .
Sử dụng các câu chuyện về Bác Hồ để giáo dục, hình thành các chuẩn
mực hành vi đạo đức cho học sinh là một cách làm nhẹ nhàng mà hiệu quả.
Bởi vì Chủ tịch Hồ Chí Minh là người có phong cách sống, phong cách quản
lý, phong cách đối xử giao tiếp đầy chất nhân văn, nhân ái, nhân đạo. Người



2
kết hợp sâu sắc cái chân, cái thiện, cái mỹ trong hành vi cử chỉ của mình. Tầm
tư tưởng của Người thì vĩ đại, song đời sống của Người thì vơ cùng giản dị, trí
tuệ của Người thì un bác, song sự đối xử lại khiêm tốn tự nhiên. Phong
cách sống của Người là sự kết hợp phương châm sống mà Nho gia chân chính
đề ra: Cung, Khoan, Tín, Mẫn, Huệ...(Cung kính, Khoan dung, Trung tín, Cần
mẫn, Huệ ái) với phương châm sống mà Lênin - lãnh tụ giai cấp vô sản từng
nhấn mạnh: “Khoan dung hơn, chân thực hơn, lễ độ hơn, quan tâm hơn đến
các đồng chí của mình, tính khí ít thất thường hơn”. Chính vì lẽ đó mà khơng
phải ngẫu nhiên trong chương trình tiếng Việt ở Tiểu học có rất nhiều bài Tập
đọc hay câu chuyện kể về Bác Hồ.
Thế hệ trẻ chúng ta không ai may mắn được gặp Bác Hồ, nói chuyện
với Bác nhưng hình ảnh về Bác thì thật gần gũi, gần gũi như chính những
người ruột thịt, những người máu mủ của chúng ta vậy. Bất cứ khi nào, thời
điểm nào, tên gọi Bác Hồ, hình ảnh về một vị lãnh tụ, người đã mở đường cho
chúng ta đi, vẫn mãi sát cánh bên chúng ta, dìu dắt, động viên và răn dạy
chúng ta. Để có được những tình cảm và suy nghĩ như vậy là bởi các em học
sinh đã được tiếp xúc những bài học và câu chuyện về Bác Hồ ngay từ khi
còn nhỏ: đến trường học sinh biết đến Năm điều Bác Hồ dạy, tìm hiểu các câu
chuyện thông qua các bài Tập đọc, hay giờ Kể chuyện, các mẩu truyện nhỏ
trong chương trình Tiểu học nói chung và trong bộ mơn Tiếng Việt nói riêng.
Thấy được các tác phẩm viết về hình tượng Bác Hồ có vai trò to lớn
trong việc giáo dục đạo đức và nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học
sinh, khóa luận đi sâu vào nghiên cứu: “ Hình tượng Bác Hồ trong chương
trình Tiếng Việt ở Tiểu học”. Đề tài mong muốn sẽ làm rõ hơn các giá trị về
nội dung và nghệ thuật mà các tác giả đã gửi gắm thơng qua hình tượng Bác
Hồ. Qua đó khơng chỉ giúp học sinh bồi dưỡng tình cảm yêu mến, biết ơn,
kính trọng của các em với Bác Hồ mà cịn giúp các em hình thành những thói
quen, phẩm chất tốt đẹp nhờ noi theo tấm gương của Bác.



3
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Khóa luận nghiên cứu một cách hệ thống các tác phẩm viết về Bác Hồ
trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học.
- Kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ ứng dụng thiết thực đối với việc
dạy học tác phẩm văn học nghệ thuật trong nhà trường Tiểu học.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Khẳng định vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ thơng qua một số tác phẩm
trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học. Từ đó bồi dưỡng tình cảm u q,
biết ơn, kính trọng của học sinh với Bác Hồ và nâng cao năng lực cảm thụ văn
học cho các em, đồng thời nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về hình tượng Bác Hồ.
- Nghiên cứu những tác phẩm viết về hình tượng Bác Hồ, đặc biệt là
những tác phẩm được giảng dạy trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học
nhằm nâng cao năng lực cảm thụ văn học.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các tác phẩm thơ, truyện ngắn viết về Bác Hồ
trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học. Bên cạnh đó khóa luận cũng
nghiên cứu một số tác phẩm ngồi chương trình Tiểu học để có cái nhìn tồn
diện về hình tượng Bác Hồ.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Tìm hiểu các tác phẩm viết về hình tượng Bác Hồ trong nước.
+ Làm rõ đặc sắc nội dung và nghệ thuật các tác phẩm viết về hình
tượng Bác Hồ trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học.
+ Làm rõ ý nghĩa giáo dục của các tác phẩm viết về hình tượng Bác Hồ
đối với học sinh Tiểu học.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp về mặt lý luận
6.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết


4
Phương pháp này phân tích những vấn đề lí luận, tổng quan hình tượng
Bác Hồ và đưa ra những hiểu biết ban đầu về nét đặc sắc của những tác phẩm
đó trong mơn Tiếng Việt ở nhà trường Tiểu học.
6.1.2. Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết
Phân loại giúp sắp xếp các tài liệu khoa học thành một hệ thống logic,
chặt chẽ theo từng mặt, từng nhóm kiến thức, từng vấn đề khoa học có cùng
bản chất, cùng một hướng phát triển. Hệ thống hóa giúp sắp xếp các tri thức
khoa học thành hệ thống trên cơ sở một mơ hình lý thuyết làm cho sự hiểu
biết về hình tượng Bác Hồ được đầy đủ và sâu sắc.
6.2. Phương pháp về mặt thực tiễn
6.2.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Khóa luận sẽ đi sâu vào phân tích đặc sắc của hình tượng Bác Hồ trong
các tác phẩm của chương trình Tiểu học.
Trên cơ sở phân tích, so sánh, đối chiếu tôi tiến hành khái quát tổng
hợp lại vấn đề trong một cái nhìn tồn vẹn nhất về hình tượng Bác Hồ trong
chương trình Tiếng Việt Tiểu học.
6.2.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Khóa luận sử dụng phương pháp này để so sánh về các tác phẩm và kết
quả phân tích các vấn đề đã nghiên cứu về tác phẩm trong chương trình tiếng
Việt ở Tiểu học. Ngồi ra, so sánh đối chiếu với các tác phẩm khác cùng đề
tài.
6.2.3. Phương pháp khảo sát – thống kê
Phương pháp này giúp tôi thống kê các tác phẩm viết về đề tài Bác Hồ
trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học.

7. Cấu trúc của khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,
nội dung chính của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Đặc sắc hình tượng Bác Hồ trong chương trình Tiếng Việt ở
Tiểu học


5
Chương 3: Đề xuất cách cảm thụ một số tác phẩm về hình tượng Bác
Hồ trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học


6
PHẦN NỘI DUNG

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Trong nhiều thập kỷ qua, cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho hoạt động sáng tạo của các thế
hệ văn nghệ sĩ, ở mọi loại hình nghệ thuật như văn học, âm nhạc, hội họa,
điêu khắc, sân khấu, điện ảnh. Chỉ tính riêng văn học viết về Bác đã hình
thành một dịng chảy lớn - ở mọi thể loại thơ, văn xuôi, nghiên cứu phê bình đã làm sáng tỏ thêm chân dung vĩ đại Hồ Chí Minh, đồng thời cho thấy lịng
kính u sâu sắc, niềm ngưỡng mộ không bao giờ vơi cạn của giới văn
chương Việt Nam đối với Bác. Việc nghiên cứu, tìm hiểu và sáng tạo tác
phẩm về cuộc đời và sự nghiệp của Bác vừa là niềm say mê tự nguyện, vừa là
bổn phận thiêng liêng của khơng ít người cầm bút xưa nay.
Viết về Hồ Chí Minh, các tác phẩm văn học đều hướng tới tôn vinh, ca

ngợi vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ, tình cảm của Người, khẳng định tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh và công lao trời biển của Người trong sự
nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc. Trong các thể loại văn học, có thể nói
thể loại tập trung cảm hứng ngợi ca hình tượng Bác Hồ một cách phong phú,
sâu sắc và xúc động nhất chính là thơ. Từ những thập niên 1950, 1960 khi
Bác còn sống cho đến hiện nay, từ những tên tuổi lớn trong nền thi ca Việt
Nam hiện đại cho đến hàng trăm, hàng ngàn nhà thơ và người làm thơ vô
danh khác trong quần chúng, đều đã có thơ về Bác. Có thể kể đến những tác
giả, tác phẩm như Sáng tháng Năm, Bác ơi, Theo chân Bác...(Tố Hữu), Bữa
cơm thường trong bản nhỏ, Người đi tìm hình của nước (Chế Lan Viên), Ảnh
Cụ Hồ, Thơ dâng Bác Hồ, Thăm Pắc Bó, Đi theo Bác Hồ...( Xuân Diệu), Nén
hương nhớ Bác(Huy Cận), Đọc thơ Bác(Hồng Trung Thơng), Đêm nay Bác
không ngủ(Minh Huệ), Đẹp nhứt(Bảo Định Giang), Cháu nhớ Bác Hồ(Thanh
Hải), Trăm năm nhớ một chuyến đò(Thanh Tịnh), Viếng lăng Bác(Viễn


7
Phương ), Thấm trong Di chúc(Vũ Quần Phương ), Con đã về nơi Bác ở ngày
xưa(Anh Thơ), Ảnh Bác, Em gặp Bác Hồ(Trần Đăng Khoa), Giếng nước Bác
Hồ(Phan Thị Thanh Nhàn), Trăng Tân Trào(Hữu Thỉnh), Vầng trăng và cánh
rừng(Ngọc Bái), Ngọn lửa Bác nhen(Cao Xuân Thái), Cây bụt mọc trong
vườn Bác(Nguyễn Hưng Hải), Con về thăm Bác mùa thu(Giang Nam), Chùm
thơ dâng Bác(Đàm Chu Văn), Người vạch đường Kách mệnh(Phạm Quyết),
Bác Hồ và người chiến sĩ(Lê Huy Quang)... Gần đây, tháng 12/2019, nhà viết
kịch hơn 90 tuổi Nguyễn Thế Kỷ đã cho xuất bản một thiên sử thi về Hồ Chí
Minh gồm 12.668 câu lục bát với nhan đề “Một người - thơ - tên gọi”. Đây là
tập trường ca đồ sộ nhất viết về Bác từ trước tới nay.
Trong văn xuôi, số lượng các tác phẩm viết về Bác tuy ít hơn và ra đời
muộn hơn so với thơ nhưng đã có những thành tựu nổi bật về tư tưởng và
nghệ thuật, tập trung chủ yếu ở tiểu thuyết. Sự dịch chuyển của thi pháp, đề

tài, chủ đề... từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng đời tư - thế sự trong văn học
sau 1975 đã hướng các nhà văn vào khía cạnh đời thường, do đó hình tượng
Bác Hồ trong văn học đương đại cũng được soi chiếu ở góc nhìn đời tư, bình
dị mà gần gũi hơn. Nhà văn Sơn Tùng với hai Tiểu thuyết “Búp sen xanh
“(1981) và “Bông sen vàng” (2000) không chỉ khắc họa những khía cạnh vĩ
đại, cao cả của Bác mà cịn làm nổi bật những chi tiết đời thường ở cậu bé
Nguyễn Sinh Côn khi sống ở làng Sen. Nếu “Búp sen xanh”,“Bông sen
vàng” viết về quãng đời ấu thơ nơi làng Sen của Bác thì Tiểu thuyết “Cha và
con” (2007) của Hồ Phương viết về cuộc đời của Bác ở giai đoạn vị thành
niên. Trong bộ ba Tiểu thuyết “Mặt trời Pác Bó” (2010), “Giải phóng”
(2013), “Trơng vời cố quốc” (2017) của Hồng Quảng Un, hình tượng Hồ
Chí Minh lại càng ngời sáng với vẻ đẹp vừa cao cả vừa bình dị, vừa lộng gió
bốn phương vừa thấm đẫm tinh thần dân tộc.
1.1.2. Thể loại tác phẩm

1.1.2.1. Quan niệm về thơ và đặc trưng của thơ
a. Quan niệm về thơ


8
Thơ là một hình thức sáng tác văn học đầu tiên của lồi người. Chính vì
vậy mà có một thời gian rất dài thuật ngữ thơ được dùng chỉ chung cho văn
học. Thơ có lịch sử lâu đời như thế nhưng để tìm một định nghĩa thể hiện hết
đặc trưng bản chất của nó cho việc nghiên cứu thơ ngày nay thì thật khơng dễ.
Có rất nhiều quan niệm về thơ như sau:
Thơ là một loại hình văn học sớm nhất của nhân loại. Thơ ca là sản
phẩm của nhận thức, tưởng tượng và sáng tạo nhờ đó mà ngơn ngữ được phát
triển(lời thơ nảy sinh vào thời xa xưa của mỗi dân tộc lúc đó ngơn ngữ cịn
chưa hình thành, phải nhờ có thơ ca ngơn ngữ mới được phát triển – theo Mĩ
học của Heghen). Thơ gắn với nhạc và hoạ: “thi trung hữu hoạ”, “thi trung

hữu nhạc”.
Thơ, thơ ca hay thi ca, là khái niệm chỉ các loại sáng tác văn học có vần
điệu, có đặc điểm ngắn gọn, súc tích, nhiều ý cơ đọng. Một bài văn cũng có
thể là một bài thơ nếu sự chọn lọc các từ trong đó súc tích và gây cảm xúc cho
người đọc một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, một bài thơ thường cịn mang
tính vần giữa câu nọ với câu kia và tổ hợp của các câu gây ra âm hưởng nhạc
tính trong bài. Thơ thường dùng như hình thức biểu tả cảm xúc trữ tình, hoặc
tình cảm xúc động trước hiện tượng xảy ra trong cuộc sống, như khi người ta
đứng trước phong cảnh ngoạn mục, hoặc đứng trước thảm cảnh. Sự tương tác
giữa tình cảm con người và hoàn cảnh tạo nên những cảm nghĩ mà người ta
muốn bày tỏ với một sự chắt lọc, tinh khiết, khơng rườm rà, song có mức
thơng tin cao, đột phát. Muốn làm được như vậy, người làm thơ phải có một
con mắt quan sát chi tiết, tổng quát hóa, và nhanh chóng liên tưởng giữa
những hình ảnh quan sát được với những gì vốn có trước đây. Trong nền lý
luận văn học cổ điển Trung Hoa, khái niệm “Thơ là gì?” đã được đề cập đến
từ rất sớm. Cách đây khoảng 1500 năm, trong cuốn Văn tâm điêu long, Lưu
Hiệp đã đề cập đến ba phương diện cơ bản cấu thành nên một bài thơ là tình
cảm, ý nghĩa (tình văn), ngơn ngữ (hình văn) và âm thanh (thanh văn). Kế
thừa quan niệm của Lưu Hiệp, đến đời Đường, Bạch Cư Dị đã nêu lên các yếu
tố then chốt tạo thành điều kiện tồn tại của thơ: “Cái cảm hố được lịng


9
người chẳng gì trọng yếu bằng tình cảm, chẳng gì đi trước được ngơn ngữ,
chẳng gì gần gũi bằng âm thanh, chẳng gì sâu sắc bằng ý nghĩa. Với thơ, gốc
là tình cảm, mầm lá là ngơn ngữ, hoa là âm thanh, quả là ý nghĩa”. Quan niệm
này không chỉ dừng lại ở việc nêu lên các yếu tố cấu thành tác phẩm mà còn
chỉ ra mối quan hệ gắn bó giữa chúng, giống như gốc rễ, mầm lá, hoa, quả
gắn liền với nhau trong một thể thống nhất hoàn chỉnh và sống động. Đây có
thể coi là quan niệm về thơ toàn diện và sâu sắc nhất trong nền lý luận văn

học cổ điển Trung Hoa.
Các nhà Cấu trúc chủ nghĩa Châu Âu lại thay thế câu hỏi “Thơ là gì?”
bằng một câu hỏi khác: “Tính thơ là gì và nó được thể hiện ra như thế nào?”
Trong Tiểu luận “Thơ là gì?”, Jacobson viết: “Nhưng tính thơ được biểu hiện
ra như thế nào? Theo cái cách từ ngữ được cảm nhận như là từ ngữ chứ không
phải như vật thay thế đơn giản của đối tượng được chỉ định, theo cách những
từ, những cú pháp, những ngữ nghĩa của chúng, hình thức bên trong và bên
ngồi của chúng không phải là các dấu hiệu vô hồn của hiện thực mà cịn có
trọng lượng riêng, giá trị riêng”. Tiếp tục triển khai lý thuyết tự qui chiếu,
Jacobson sau khi nhắc lại hai kiểu sắp xếp cơ bản của hoạt động ngôn ngữ là
tuyển chọn và kết hợp, đã đi đến kết luận: “Chức năng thi ca đem nguyên lý
tương đương của trục tuyển lựa chiếu lên trục kết hợp”. Mặc dù có lưu ý ít
nhiều đến hoạt động ngun lý tương đương về ý nghĩa nhưng trong tư duy
nghiên cứu của Jacobson, cái ý nghĩa ở đây chỉ là ý nghĩa của đối tượng gọi
tên và ý nghĩa ngữ pháp nảy sinh từ những mối quan hệ giữa các thành tố cấu
trúc có tính chất khép kín của văn bản. Điều đó cũng có nghĩa là khái niệm ý
nghĩa được hiểu một cách hạn hẹp. Bởi trong thực tế, như ta thấy, ý nghĩa của
thơ nhiều khi đã vượt ra ngoài giới hạn của văn bản.
Ở Việt Nam, khái niệm “Thơ là gì?” cũng đã được nhiều nhà nghiên
cứu đề cập đến với nhiều quan niệm, nhiều khuynh hướng khác nhau. Lý giải
về bản chất của thơ, các tác giả nhóm Xuân thu nhã tập cho rằng: “Thơ là một
cái gì huyền ảo, tinh khiết, thâm thuý, cao siêu”. Cịn nhà thơ Tố Hữu thì quan
niệm: “Thơ là cái nhuỵ của cuộc sống”. Dưới cái nhìn cấu trúc, nhà


10
nghiên cứu Phan Ngọc định nghĩa: “Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ hết sức
quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và suy nghĩ do chính
hình thức ngơn ngữ này”. Định nghĩa này của giáo sư Phan Ngọc đã kế thừa
được những khám phá quan trọng về thơ của nhiều nhà nghiên cứu thuộc các

trường phái khác nhau của Tây Âu trong mấy chục năm qua. Đặc biệt, đã gợi
ra một trường nghiên cứu thơ hết sức rộng rãi: thơ không chỉ là hiện tượng
ngôn ngữ học thuần tuý mà chủ yếu là hiện tượng giao tiếp nghệ thuật, một
phát ngôn trong ý nghĩa đầy đủ của từ này. Lịch sử nghiên cứu và phê bình
văn học đã được chứng kiến rất nhiều định nghĩa về thơ. Theo tơi, cách định
nghĩa của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong
cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” có thể xem là chung nhất: “Thơ là hình
thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng, những cảm xúc
mạnh mẽ bằng ngơn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu”.
Định nghĩa này đã định danh một cách đầy đủ về thơ ở cả nội dung và hình
thức nghệ thuật. Đặc biệt, đã khu biệt được đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ
thơ với ngôn ngữ trong những thể loại văn học khác.
Hiện nay, thơ trở thành hình thức nghệ thuật hầu như ai cũng biết đến.
Khơng ai đã từng thơng qua q trình giáo dục mà khơng biết vài câu thơ.
Thơ cịn trở nên hình thức để bày tỏ tâm tư và chứa đựng tính sáng tạo của
con người. Có thể nói, sự tồn tại của thơ đi song song với sự tồn tại của ngơn
ngữ. Cịn ngơn ngữ tức là cịn thơ.
b. Đặc trưng của thơ
* Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức:
Tình cảm là yếu tố quan trọng nhất trong thơ, là sinh mệnh của thơ.
Thơ không miêu tả sự vật bên ngồi, khơng kể các sự việc xảy ra mà chỉ biểu
hiện các xúc động nội tâm những tình cảm, cảm nhận của con người trước sự
việc, giúp ta hiểu con người chủ thể ở bên trong.
Vai trị của tình cảm trong thơ đã được nhiều nhà thơ cổ kim phương
Đông cũng như phương Tây nhận biết và đề cao: Lê Q Đơn cho rằng “Thơ
khởi phát tự trong lịng người ta”; Ngơ Thì Nhậm nhận xét: “Hãy xúc động


11
hồn thơ cho ngịi bút có thần”; “Thơ là người thư kí trung thành của những

trái tim”(Đuy Belây); “Thơ trước hết phải mang tính chất tình cảm”(Gcki);
Thiếu tình cảm thơ khơng cịn là thơ nữa mà chỉ là sự ghép vần như Jose
Marti(nhà thơ Cu Ba) nói “Thiếu tình cảm thì có thể trở thành người thợ làm
những câu có vần, chứ khơng làm được nhà thơ”.
Song tình cảm trong thơ khơng phải là thứ tình cảm hời hợt, nơng cạn
mà phải là sự rung động mãnh liệt ở bên trong, sự giày vò chấn động trong
tâm hồn. “Thơ sinh ra từ tình u hay lịng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay
giọt nước mắt đắng cay”. Có nghĩa là nhà thơ phải sống rất sâu vào tâm hồn
mình, lắng nghe những xao động trong tâm hồn mình, đau đớn sướng vui với
những gì trong đấy. Tình cảm mãnh liệt là điều kiện hàng đầu của thơ.
Tình cảm trong thơ gắn trực tiếp với chủ thể sáng tạo nhưng khơng phải
là một yếu tố đơn độc, tự nó nảy sinh và phát triển mà là q trình tích tụ
những cảm xúc suy nghĩ của nhà thơ do cuộc sống tác động và tạo nên.
Khơng có cuộc sống thì khơng có thơ(nhà thơ chính là con ong hút nhuỵ từ
những bơng hoa của đời sống). Phải có những sự kiện, sự việc hoàn cảnh làm
chấn động tâm hồn nhà thơ thì tình cảm thơ mới nảy sinh như Nguyễn Đình
Thi từng khẳng định “Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn
khi động chạm đến cuộc sống. Tóe lên ở nơi giao nhau giữa tâm hồn và ngoại
vật trước hết ở cảm xúc” (Đắm mình trong cuộc đời nhà thơ rung động mãnh
liệt trước vẻ đẹp của thiên nhiên hay con người, đau nỗi đau của kiếp người,
trăn trở day dứt trước những số phận éo le. Những rung động đó tạo nên cảm
hứng buộc nhà thơ phải cầm bút và dịng thơ tn chảy). Thơ chỉ tràn ra khi
trong tim ta cuộc sống đã thật đầy (Tố Hữu).
Thiếu tình cảm thì khơng thể có thơ nhưng thơ khơng phải là sự bộc lộ
tình cảm một cách bản năng, trực tiếp. Tình cảm trong thơ là tình cảm được ý
thức, được lắng lọc qua cảm xúc thẩm mĩ gắn liền với khoái cảm của sự tự ý
thức về mình và về đời. Nhà thơ khơng bị tình cảm mãnh liệt của mình chi
phối, trái lại ý thức nhà thơ làm chủ tình cảm của mình bằng một tư tưởng.



12
Tình cảm, cảm xúc trong thơ trữ tình vừa mang tính cá thể hố vừa
mang tính khái qt hố. Nó là nỗi niềm riêng của nhân vật trữ tình nên nó
mãnh liệt, nồng cháy như Hàn Mặc Tử từng viết “Khi tơi sáng tác là tơi phản
bội lại những gì mà máu tơi và hồn tơi giấu kín” nhưng từ tình cảm riêng tư
phải nói được nỗi niềm của số đơng “Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng cảm, đồng
tình”.
Tình cảm trong thơ phải là tình cảm lớn, đẹp đẽ, cao thượng, thấm
nhuần bản chất nhân văn, chính nghĩa. Tình cảm tầm thường khơng làm nên
thơ. Có người nói “Một cơ gái có thể hát ca về tình u đã mất của mình, cịn
một kẻ keo kiệt thì khơng thể hát ca về món tiền đã mất”. Plekhanov giải thích
“Đó là vì tình u của cơ gái là tình u cao thượng, có thể khiến mọi người
cảm động, cịn tình cảm bị mất tiền thì tầm thường, chỉ gây sự buồn cười”. Do
đó tình cảm trong thơ phải gắn với tình cảm của nhân dân, nhân loại mới có
sức vang động trong tâm hồn người.
Như vậy, một tình cảm mãnh liệt được ý thức, siêu thốt, khơng lệ
thuộc vào đối tượng miêu tả cụ thể, làm cho thơ trở thành nghệ thuật đẹp,
nghệ thuật tự do nhất trong các nghệ thuật.
* Thơ - Nghệ thuật của trí tưởng tượng:
Tưởng tượng trong thơ chủ yếu là liên tưởng; giả tưởng; huyễn tưởng.
Nó mở rộng thế giới thực để người đọc có thể cảm nhận đến nhiều phạm vi
rộng rãi hơn, bao la hơn của hôm qua, hôm nay và ngày mai. Tố Hữu có lần
nói “Thơ phải chăng là điều ấy mơ ở trong thực, cái vơ hình trong cái hữu
hình. Những màu trong thơ không sáng cũng không tối, lờ mờ nhưng lại rõ,
cái chính xác của sự mơ hồ, cái bảng lảng có thể nói như vậy khi người ta là
thi sĩ”.
Tưởng tượng mở thêm nhiều năng lực mới, ý hướng mới tạo cho nhà
thơ có thể tiếp cận với cuộc sống bằng nhiều khả năng kì lạ và từ đó bài thơ
cũng bộc lộ nhiều phẩm chất mới “Cái lĩnh vực phong phú ít được biết nhất,
cái lĩnh vực có một chiều rộng khơng bờ là tưởng tượng, vì vậy khơng có gì lạ

nếu người ta đã dành danh hiệu nhà thơ chủ yếu là cho những người đi tìm


13
nhưng niềm vui mới rải rác trên những không gian đồ sộ của sự tưởng tượng”
(Apôline)
Tuy nhiên mọi tưởng tượng trong thơ đều phải bắt nguồn từ sự sống.
Bản thân đời sống thực tế ở những mặt tiêu biểu, tính chất nên thơ đã góp
phần trực tiếp tạo nên những tưởng tượng đẹp cho thơ và những tưởng tượng
ấy lại được chắp cánh thêm qua tâm hồn thơ bay bổng.
* Nhân vật trữ tình:
Nhân vật trữ tình là người trực tiếp thổ lộ những suy nghĩ và cảm xúc
trong bài thơ. Nhân vật trữ tình khơng có diện mạo, tiểu sử, hành động, lời
nói, quan hệ cụ thể nhưng được thể hiện qua giọng điệu, cảm xúc, cách cảm,
cách nghĩ.
* Chất thơ của thơ:
Chất thơ nằm ở ngoài lời(ý tại ngơn ngoại). Thơ khơng nói ở những
điều nó viết ra mà nói ở những chỗ trống khơng viết ra, ở chỗ trắng, chỗ im
lặng giữa các chữ, các lời. Cái ý nghĩa có tính thơ là ý nghĩa ngồi lời, ngồi
hình ảnh do chính lời và hình ảnh gợi lên.
* Tính cá thể hố của tình cảm trong thơ:
Thơ bao giờ cũng tự biểu hiện cái tôi tác giả của nó, dù nhà thơ có ý
thức điều đó hay khơng. Thơ là gương mặt riêng của mỗi con người vì thế
mới có một Tú Xương trào phúng quyết liệt, sâu cay; một Nguyễn Khuyến
trào phúng nhẹ nhàng mà thâm thúy; một Huy Cận ảo não; một Nguyễn Bính
quê mùa; một Nguyễn Nhược Pháp trong sáng; một Huy Thông hùng tráng;
một Xuân Diệu thiết tha rạo rực...; qua từng trang thơ, dòng thơ người đọc
như được tiếp xúc với một cá tính, một cuộc đời một tâm hồn.
Trong thực tiễn sáng tác, cuộc đời nhà thơ và thơ ln gắn bó với nhau:
cuộc đời từng trải và tấm lòng nhân ái của Nguyễn Du cũng thống nhất với

những điều trông thấy mà đau đớn lịng trong thơ ơng; hay “Nhật kí trong tù”
là những ghi chép bằng thơ phản ánh chân thực cuộc đời và tình cảm của Hồ
Chí Minh trong cảnh tù đày; thơ Hồ Xuân Hương chính là cuộc đời ba chìm



×