Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Một số biện pháp tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn (5 6 tuổi)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.82 KB, 76 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Luật Giáo dục Việt Nam (2005) quy định: “Mục tiêu của giáo dục mầm
non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành
những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một”
(Điều 20, mục 2, chương II). Theo đó: “Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu
là thơng qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn
diện; chú trọng việc nêu gương, động viên, khích lệ” (Điều 23, mục 2, chương
II). Cụ thể hóa yêu cầu của Luật Giáo dục, chương trình giáo dục mầm non nước
ta hiện nay đặc biệt coi trọng nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ.
Hơn nữa, các kết quả nghiên cứu về tâm lý, giáo dục học trong và ngoài nước
cho thấy các giá trị đạo đức của mỗi con người chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ hiệu
quả giáo dục đạo đức ở lứa tuổi mầm non. Như vậy, giáo dục đạo đức cho trẻ
mầm non là một trong những vấn đề có tính chất cốt lõi trong việc đặt nền móng
cho sự hình thành, phát triển nhân cách của trẻ.

Trong đời sống xã hội, đạo đức của mỗi con người là cơ sở hình thành
những qui tắc, chuẩn mực cho mọi hoạt động, là cán cân để đánh giá phẩm
chất của người đó. Bởi vậy, đạo đức giữ vai trị hết sức quan trọng giúp con
người xác định con đường, cách thức, phương tiện hoạt động đúng đắn kết
hợp lợi ích của cá nhân và tập thể góp phần giữ gìn, bảo vệ cuộc sống tốt đẹp
của cộng đồng và đưa xã hội phát triển. Ngày nay để xây dựng xã hội mới,
chúng ta đang coi trọng việc phát triển tồn diện đức và tài cho mỗi con
người, trong đó lấy đức làm gốc. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, tài năng
chỉ có thể phát triển lâu bền và hướng thiện trên nền của đức. Như vậy, đạo
đức là gốc để tỏa sáng trí tuệ, tài năng của mỗi con người.
Giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non là hoạt động có mục đích của nhà
giáo dục nhằm xây dựng cho trẻ những nét tính cách, những phẩm chất đạo
đức, bồi dưỡng cho các em những tiêu chuẩn và hành vi qui định thái độ của


chúng trong quan hệ giao tiếp với nhau, với gia đình, xã hội. Ở trường mầm


2

non, việc giáo dục đạo đức cho trẻ được thực hiện thơng qua nhiều hoạt động
khác nhau, trong đó có trò chơi lắp ghép, xây dựng. Giáo dục đạo đức thơng
qua trị chơi lắp ghép, xây dựng đóng vai trị vơ cùng quan trọng, bởi qua đó
chúng ta có thể giáo dục và hình thành cho trẻ cách cư xử đúng mực trước các
tình huống của cuộc sống; giáo dục tình u thiên nhiên, thái độ tích cực trong
giữ gìn và bảo vệ môi trường xung quanh; giáo dục thái độ trân trọng và yêu
lao động, có trách nhiệm với cơng việc được giao; hình thành ở trẻ sự nhạy
cảm với các trạng thái của sự vật hiện tượng, con người xung quanh; biết thể
hiện sự đồng cảm, chia sẻ,…
Qua khảo sát thực trạng việc giáo dục đạo đức qua trò chơi lắp ghép,
xây dựng tại một số trường mầm non trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tôi thấy: hiện
nay, các trường mầm non đã quan tâm chú ý đến vấn đề giáo dục đạo đức cho
trẻ thơng qua trị chơi lắp ghép, xây dựng. Tuy nhiên, việc khai thác và phát
huy tối đa ý nghĩa của trò chơi lắp ghép, xây dựng đối với việc giáo dục đạo
đức cho trẻ mẫu giáo không phải lúc nào cũng được thực hiện một cách trọn
vẹn. Đối với lứa tuổi mẫu giáo lớn, đặc điểm nhận thức, vốn trải nghiệm cách
thức hành xử trước các tình huống thực tiễn đã phong phú hơn lứa tuổi mẫu
giáo nhỡ, việc thiết kế các trò chơi “lắp ghép, xây dựng” truyền tải thông điệp
giáo dục đạo đức cho trẻ có điều kiện thực hiện một cách thuận lợi. Tuy
nhiên, tôi thấy việc thiết kế các biện pháp tổ chức hướng dẫn trò chơi lắp
ghép, xây dựng của giáo viên nhiều khi còn đơn giản, nội dung chưa thực sự
phong phú, hấp dẫn, xác thực…Một số giáo viên còn hạn chế trong việc thiết
kế, tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng cho trẻ xét trong sự phù hợp với đặc
điểm phát triển tâm, sinh lý lứa tuổi của trẻ. Do vậy, hiệu quả giáo dục đạo
đức thơng qua trị chơi lắp ghép, xây dựng đối với trẻ chưa được phát huy hết.

Là người giáo viên dạy trẻ mầm non trong tương lai, tôi ý thức rõ việc
nghiên cứu, tích lũy kiến thức về giáo dục đạo đức cho trẻ qua trò chơi lắp
ghép, xây dựng là một trong những yêu cầu không thể thiếu. Hơn nữa, tập
dượt trải nghiệm việc kết hợp kiến thức lý luận dạy học với thực tiễn công tác
là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.


3

Từ những lý do trên, tôi chọn: “Một số biện pháp tổ chức trò chơi lắp
ghép, xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu
giáo lớn (5 - 6 tuổi)” làm đề tài nghiên cứu.
2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Về lý luận
- Làm rõ cơ sở lý luận về đạo đức và vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ
mẫu giáo lớn; về trò chơi lắp ghép, xây dựng đối với lứa tuổi mẫu giáo; vai
trò của việc tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng trong việc giáo dục đạo đức
cho trẻ mẫu giáo lớn.
- Xác định cơ sở khoa học của việc xây dựng một số biện pháp tổ chức
trò chơi lắp ghép, xây dựng nhằm giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn.
2.2. Về thực tiễn
- Đề xuất được 7 biện pháp tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng nhằm
nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn với những hướng
dẫn thực hiện cụ thể.
- Đề tài là tài liệu tham khảo cần thiết cho sinh viên ngành Giáo dục mầm
non và giáo viên mầm non quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ mầm

non qua tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng.
3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng

nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi).

4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Tổng hợp cơ sở lý luận về vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non,
về trò chơi lắp ghép, xây dựng; về vai trò của trò chơi lắp ghép, xây dựng
trong giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non.
- Xác định thực trạng việc tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng nhằm
nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) ở một số
trường mầm non trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất một số biện pháp tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng nhằm
nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi).


4

- Thực nghiệm sư phạm nhằm khẳng định hiệu quả và tính khả thi của
những biện pháp đã đề xuất.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Tập hợp, đọc, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống các nguồn tài
liệu, các đề tài nghiên cứu,…liên quan tới đề tài: Tìm hiểu về vấn đề giáo dục
đạo đức cho trẻ mầm non, về trò chơi lắp ghép, xây dựng, về vai trò của trò
chơi lắp ghép, xây dựng trong giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non; nghiên cứu
các tài liệu liên quan đến sự phát triển tâm, sinh lý lứa tuổi mầm non nhằm
phân tích tổng hợp cơ sở lý luận cho đề tài
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
5.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu anket
Xây dựng phiếu điều tra nhằm phát hiện thực trạng những biện pháp tổ
chức trò chơi lắp ghép, xây dựng của giáo viên mầm non trong việc giáo dục
đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi).

5.2.2. Phương pháp quan sát
Quan sát những biện pháp giáo dục đạo đức thơng qua trị chơi lắp
ghép, xây dựng của giáo viên. Quan sát được sử dụng trong suốt quá trình
nghiên cứu thực tiễn, từ việc xác định thực trạng đến việc tổ chức thực
nghiệm.
5.2.3. Phương pháp đàm thoại
Đàm thoại với giáo viên về những biện pháp trò chơi lắp ghép, xây
dựng nhằm giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi).
5.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu sản phẩm nhằm phát hiện ra những kỹ năng, kỹ xảo mà trẻ
đã sử dụng và thể hiện trong sản phẩm. Qua sản phẩm xác định sự hình thành
những nhận biết của trẻ và thái độ của trẻ thể hiện trong sản phẩm.
5.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Áp dụng những biện pháp tổ chức hướng dẫn trò chơi lắp ghép, xây
dựng nhằm giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) nhằm kiểm tra
tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.


5

5.2.6. Phương pháp thống kê tốn học
Tơi sử dụng một số cơng thức tốn học như: Tính phần trăm, tính trung
bình, tính độ lệch chuẩn… để phân tích và sử lý kết quả nghiên cứu.
6. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
6.1. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng nhằm nâng cao
hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi).
6.2. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian có hạn, khả năng hạn chế, tôi chỉ nghiên cứu một số biện
pháp tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục

đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) ở hai chủ đề “gia đình” và “thế giới
động vật”.


6

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước đến nay, vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ nói chung và vấn đề
giáo dục đạo đức cho trẻ thơng qua trị chơi mà đặc biệt là trò chơi lắp ghép,
xây dựng được nhiều nhà giáo dục trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu.
1.1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài
Trên thế giới các nhà giáo dục kinh điển đã có rất nhiều cơng trình
nghiên cứu vấn đề này, đặc biệt là các nhà giáo dục Nga. Người quan tâm
nhiều đến vấn đề sử dụng trò chơi để giáo dục trẻ Mẫu giáo phát triển một
cách toàn diện nhằm chuẩn bị cho cuộc sống tương lai của trẻ phải kể đến
N.K.Krupxkaia, bà cho rằng: Trị chơi hồn tồn đáp ứng được nhu cầu của
trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo như phát triển tính sáng tạo, óc tưởng tượng, lịng ham
hiểu biết thế giới xung quanh. Theo bà, đối với trẻ mẫu giáo, trị chơi có ý
nghĩa vơ cùng to lớn, trị chơi đối với trẻ là sự học tập, là lao động và là một
hình thái giáo dục nghiêm túc.
Cơng trình nghiên cứu của tập thể cán bộ nghiên cứu giáo dục mẫu giáo
dưới sự lãnh đạo của A.P.Uxova đã khẳng định: Trị chơi là hình thức tổ chức
cuộc sống của trẻ, là phương tiện hình thành xã hội trẻ em. Các cơng trình
nghiên cứu này đã chỉ rõ sự hiện diện của hai loại quan hệ trong quá trình
chơi của các cháu đó là quan hệ thực và quan hệ chơi… A.P.Uxova: những
mối quan hệ đi kèm trò chơi là cơ sở để hình thành xã hội trẻ em và làm cho
trị chơi trở thành hình thức tổ chức cuộc sống của trẻ.

C.N.Karpova và L.G.lucioc trong cuốn “Trò chơi và sự phát triển đạo đức
của trẻ mẫu giáo” đã chỉ ra rằng: Mối quan hệ thực và mối quan hệ chơi của trẻ
trong trò chơi lắp ghép, xây dựng tạo điều kiện cho trẻ nắm bắt được những
phương diện khác nhau của các mối quan hệ đạo đức. Quan hệ thực tạo điều kiện
hình thành những động cơ hành vi đạo đức ở trẻ, còn quan hệ chơi là


7

giai đoạn vật chất đặc biệt để mơ hình hóa môi trường của các mối quan hệ
qua lại giữa con người, tạo điều kiện để trẻ được rèn luyện và điều chỉnh hành
vi của mình theo những chuẩn mực xã hội.
Trong một loạt các cơng trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học - Giáo
dục học Xô Viết khác như: Đ.B.Enconhin, A.N.Leonchiev, A.Đ.Liubliuxkaia,
A.V.Petrovxki, A.I.Xorokina, A.V.Zaporozet… đều khẳng định trò chơi mà
đặc biệt là trò chơi lắp ghép, xây dựng có vai trị quan trọng trong việc hình
thành những phẩm chất đạo đức cho trẻ mẫu giáo. Theo họ, cái chủ yếu trong
nội dung trò chơi của trẻ mẫu giáo là sự phản ánh bản chất của các mối quan
hệ người, là sự phục tùng các quy tắc, sự tự giới hạn mình, kỷ luật trong các
mối quan hệ được đặt lên hàng đầu. Trong trò chơi, trẻ dễ dàng phối hợp hành
động, phục tùng và nhường nhịn nhau, vì rằng điều đó được đưa vào nội dung
của những vai mà trẻ nhận cho mình. Thơng qua chơi, trẻ thiết lập được
những mối quan hệ bạn bè và thiết lập cả những mối quan hệ của người lớn
với nhau bằng việc mô phỏng, bắt chước họ.
1.1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam
ỞViệt Nam, vấn đề giáo giục đạo đức luôn được chú trọng. Cha ông ta
đã đúc kết lại bằng những câu ca dao tục ngữ: “Tiên học lễ - hậu học văn” hay
“Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Việc giáo dục đạo đức cho trẻ ngày nay
từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời lại càng được quan tâm: “uốn cây
từ thủa còn non - dạy con từ thủa con còn ngây thơ”. Tuy nhiên, đó mới chỉ là

những quan điểm chung nhất về vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ, còn vấn đề
giáo dục đạo đức cho trẻ thơng qua trị chơi hoặc thơng qua hoạt động cụ thể
nào đó thì chưa được nghiên cứu một cách hệ thống. Dưới ánh sáng cơ sở lý
luận về các học thuyết trò chơi trẻ em của các nhà tâm lý học, giáo dục học
Xô Viết và thế giới; các nhà nghiên cứu tâm lý học, giáo dục học Việt Nam
cũng đã có những cơng trình nghiên cứu về trị chơi của trẻ em với việc hình
thành và phát triển đạo đức, phát triển nhân cách cho trẻ em Việt Nam.
PGS-TS Nguyễn Ánh Tuyết trong cuốn “Tâm lý học trẻ em lứa tuổi
mầm non”, “Tâm lý học trẻ em”, đã phân tích vai trị quan trọng, chủ đạo của


8

trò chơi lắp ghép, xây dựng đối với việc phát triển các phẩm chất nhân cách như
phẩm chất ý chí, ngôn ngữ, phẩm chất đạo đức, hành vi phù hợp với những
chuẩn mực đạo đức xã hội. Thơng qua trị chơi trẻ đã được học làm người.

PGS-TS Ngơ Cơng Hồn trong cuốn “Tâm lý học trẻ em” đã khẳng
định: vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, trong trò chơi phản ánh
sinh hoạt xã hội sẽ giúp trẻ nhận thức được các mối quan hệ xã hội.
Trong cuốn “Giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo” TS. Trần Thị Trọng
đã coi trò chơi là con đường, là hình thức quan trọng để giáo dục, hình thành
ở trẻ những phẩm chất đạo đức, những hành vi xã hội.
Một số tác giả khác như PGS-TS. Đào Thanh Âm, PGS.TS Nguyễn Thị
Hòa, TS. Đinh Thị Kim Thoa [1], TS. Đinh Văn Vang [11]… đã có những
cơng trình nghiên cứu đề cập đến tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức
của trẻ thơng qua trị chơi.
Ngồi ra, cịn có rất nhiều bài viết đăng trên tạp chí Giáo dục Mầm non,
tạp chí giáo dục, trong kỷ yếu hội thảo khoa học về vấn đề này. Từ năm 1996
- 1997 Vụ giáo dục mầm non, Bộ giáo dục và đào tạo đã mở chuyên đề “Lễ

giáo với trẻ Mầm non” nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc giáo dục đạo đức cho trẻ
Mầm non.
Như vậy, các cơng trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở trong và
ngoài nước đã đề cập rất nhiều khía cạnh của trị chơi trong q trình giáo dục
trẻ em lứa tuổi mẫu giáo lớn. Các tác giả trong và ngồi nước đã nghiên cứu
và phân tích rất sâu sắc vai trò của trò chơi, đặc biệt là trị chơi lắp ghép, xây
dựng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách nói chung, sự hình thành
và phát triển trí tuệ, đạo đức nói riêng. Song, chưa có tác giả nào đi sâu
nghiên cứu về các biện pháp tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng nhằm nâng
cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn. Do vậy, dựa trên nền
nghiên cứu của các nhà tâm lý học - giáo dục học trên thế giới và Việt Nam,
trong đề tài này, tôi cố gắng đi sâu nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp tổ
chức trò chơi lắp ghép, xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức
cho trẻ mẫu giáo lớn.


9

1.1.2. Đạo đức và việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)
1.1.2.1. Đạo đức và các quan niệm về đạo đức
a) Khái niệm đạo đức
Đạo đức là một hiện tương xã hội - là một hình thái ý thức đặc biệt
phản ánh các mối quan hệ thực bắt nguồn từ bản thân cuộc sống con người
của xã hội loài người. Trong đời sống của mỗi con người, quy luật xã hội tất
yếu đòi hỏi họ phải tự ý thức được mục đích hành vi, hoạt động của mình
trong quá khứ, hiện tại và trong tương lai. Những hành vi, hoạt động đó bao
giờ cũng bị chi phối bởi các mối quan hệ giữ cá nhân với cá nhân, cá nhân với
cộng đồng, xã hội. Nhằm đảm bảo quyền lợi cho tất cả các thành viên vươn
lên một cách tích cực, tự giác, tạo thành động lực phát triển của xã hội. Đó
cũng chính là những qui tắc, chuẩn mực trong hành vi đòi hỏi mỗi cá nhân

phải tự giác thực hiện. Dựa vào đó ta có thể đánh giá được hành vi của người
nào đó có đạo đức hay khơng có đạo đức.
b) Các quan niệm về đạo đức
- Quan niệm về đạo đức trong nếp sống hằng ngày
+ Quan niệm về đạo đức trong lịch sử: Đạo đức truyền thống thường
nói đến phẩm cách đạo đức trong nếp sống hằng ngày và đề ra những qui tắc
sinh hoạt tiêu biểu cho phẩm cách đó. Trong tơn giáo nói đến đạo đức là nói
đến mẫu người tu hành, người tín đồ sùng đạo. Phẩm cách đạo đức của họ gắn
liền với một lối sống sinh hoạt thường đạm bạc, nhiều khi khắc khổ. Trong
nho giáo, đó là mẫu người quân tử, họ ăn mặc, nói năng, giữ gìn dung mạo và
cử chỉ với ý thức người làm gương và người dẫn dắt.
+ Quan niệm về đạo đức trong xã hội hiện đại: Đạo đức trong xã hội
hiện đại quan tâm đến phẩm cách đạo đức trong nếp sống hằng ngày. Trước
hết phải xuất phát từ nguyên tắc: một người vì tất cả tất cả mọi người. Phẩm
cách đạo đức trong nếp sống mới của ta dựa vào lòng tin vững chắc đối với lý
tưởng cách mạng. Với tư cách là thành viên của một dân tộc anh hùng, họ
cảm thấy tự hào, giữ vững nếp sống trong sáng để xứng đáng với những tập
thể ấy. Vì thế, họ có lịng tự trọng đối với nhân cách của mình và tơn trọng
sâu sắc nhân cách của đồng bào, đồng chí.


10

- Quan niệm về đạo đức trong quan hệ xã giao
+ Quan niệm về đạo đức trong lịch sử
Ở xã hội phong kiến: Mạnh Tử quan niệm đạo đức phải được giáo dục
mới có, khơng phải là cái bẩm sinh. Nội dung giáo dục đạo đức theo ông phải
giáo dục con người những giá trị như lịng thương xót, lịng từ nhượng, phải,
trái…Ơng cho rằng bản tính con người là thiện.
Trong xã hội tư sản: Phép xã giao đã vượt ra khỏi cái mức cần thiết và

trở thành sự bày vẽ đầy khách sáo, làm cao, làm kiêu, lựa mặt. lựa lời…
+ Quan niệm về đạo đức trong xã hội hiện đại
Đạo đức trong xã hội hiện đại lấy tình cảm chân thành làm giá trị “gặp
nhau tay bắt mặt mừng”. Mỗi lời nói, mỗi cử chỉ hỏi han, thăm viếng đều nói
lên tình cảm chân thật từ trong lịng, chia sẻ với nhau tình cảm. Giản dị và
chân thực, con người mới sống chan hòa trong tập thể của mình đồng thời tự
hào về nếp sống chân thực giản dị đó.
c) Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là tấm gương tuyệt vời về đạo đức của dân tộc Việt Nam,
đạo đức của người là đạo đức tiên tiến nhất của thời đại.
Đồng chí Lê Duẩn đã khái quát tấm gương đạo đức vĩ đại và chói ngời
của người: “Cuộc đời của Hồ Chủ Tịch như ánh sáng. Đó là một tấm gương
tuyệt vời chí khí cách mạng kiên cường, lòng nhân đạo và yêu mến nhân dân
thắm thiết, đạo đức chí cơng vơ tư, tác phong khiêm tốn giản dị”.
- Chí khí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ.
ỞHồ Chủ Tịch: “Cả đời tơi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền
lợi của tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi
non hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo là vì mục đích đó”.

- Lịng nhân đạo và u mến nhân dân thắm thiết.
Ở Hồ Chí Minh lịng u mến nhân dân đã trở thành một sự say mê
mãnh liệt. Người nói: “Tơi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc là
làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do,
đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành…”


11

Đạo đức chí cơng vơ tư, tác phong khiêm tốn, giản dị.
Như vậy, dưới ánh sáng của người chúng ta tin tưởng và tự hào, không

ngừng vươn tới những phẩm chất cao đẹp nhất của loài người trong xã hội
ngày mai.
1.1.2.2. Chức năng của đạo đức
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội góp phần quan trọng xây dựng
mối quan hệ giữa người và người, giữa cá nhân và xã hội. Đạo đức cịn có vai
trị lớn lao giúp con người sáng tạo hạnh phúc và giữ gìn, bảo vệ cuộc sống
tốt đẹp của xã hội và phẩm giá con người. Dưới đây là những chức năng cơ
bản của đạo đức.
a. Chức năng giáo dục
Chức năng giáo dục của đạo đức được thể hiện ở chỗ nó hình thành cho
con người những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức, nhờ đó con người
có khả năng lựa chọn, đánh giá đúng dắn các hiện tượng đạo đức xã hội cũng
như tự đánh giá những suy nghĩ, hành vi của bản thân. Vì thế, cơng tác giáo
dục đạo dức góp phần quan trọng vào việc hình thành, phát triển nhân cách
con người mới.
b. Chức năng điều chỉnh hành vi
Chức năng điều chỉnh hành vi của đạo đức gắn bó mật thiết với chức
năng quản lý xã hội. Đặc biệt, đối với các quan hệ có liên quan đến lợi ích
giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội. Bản chất của sự điều chỉnh
hành vi tức là quá trình đấu tranh giữa cái thiện-ác, tốt-xấu, giữa cái lương
tâm-vô lương tâm…Như vậy, chức năng giáo dục và chức năng tự điều chỉnh
của đạo đức gắn bó mật thiết với chức năng nhận thức.
c. Chức năng nhận thức
Các quan điểm, tư tưởng đạo đức là kết quả phản ánh đời sống xã hội
nhưng lại là công cụ nhờ đó con người nhận thức xã hội. Nhờ những nguyên
tắc, chuẩn mực đạo đức đó được nhận thức, con người phân biệt được cái
đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác trong đời sống. Trên cơ sở đó
mà định hướng một cách đúng đắn hành vi của mình trong thực tiễn.



12

1.1.2.3. Bản chất của đạo đức
Với tư cách là sự phản ánh tồn tại xã hội, đạo đức mang bản chất xã
hội, bản chất xã hội của đạo đức được hiểu theo nghĩa:
- Nội dung của đạo đức là do hoạt động thực tiễn và tồn tại xã hội quyết định.
- Nhận thức xã hội đem lại các hình thức cụ thể của phản ánh đạo đức, làm
cho đạo đức tồn tại như một lĩnh vực độc lập về sản xuất tinh thần của xã hội.

- Sự hình thành, phát triển, hoàn thiện bản chất xã hội của đạo đức
được quy định bởi trình độ của sự phát triển và hòa thiện của thực tiễn và
nhận thức xã hội của lồi người.
- Tiếp tục và cụ thể hóa tư tưởng của Mác về tính quy định của cơ sở
kinh tế đối với ý thức xã hội nói chung và đạo đức nói riêng. Ăng ghen đã
luận chứng cho bản chất xã hội của đạo đức bằng cách chỉ ra tính thời đại,
tính dân tộc và tính giai cấp của đạo đức.
Tính thời đại: Tính quy định của thời đại đối với đạo đức cho ta quan
niệm về loại hình đạo đức. Mặc dù, đạo đức có quy luật vận động nội tại, có
sự kế thừa có sự lệch pha nào đó đối với cơ sở sản sinh ra nó nhưng về căn
bản, tương ứng với mỗi chế độ kinh tế, mỗi phương thức sản xuất và do đó,
mỗi hình thái kinh tế - xã hội là một hình thái đạo đức nhất định.
Tính dân tộc: cùng với tính thời đại, tính dân tộc là một trong những
biểu hiện bản chất của xã hội đạo đức. Có thể nhìn nhận tính dân tộc như là
sự biểu hiện đặc thù tính thời đại của đạo đức trong các dân tộc khác nhau.
Tính giai cấp: Đạo đức với tư cách là hình thái ý thức xã hội đã phản
ánh và khẳng định lợi ích của mỗi giai cấp. Tính giai cấp của đạo đức là biểu
hiện đặc trưng của bản chất xã hội của đạo đức trong xã hội có giai cấp và đối
kháng giai cấp.
1.1.2.4. Giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn
a. Ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn

Việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn có ý nghĩa vơ cùng quan
trọng. Giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn là hình thành ở trẻ những cơ sở
đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Nó giúp trẻ xã hội hóa
nhân cách cá nhân, giúp trẻ dễ dàng hịa nhập vào mơi trường tự nhiên và xã hội.


13

Mặt khác, đạo đức là một giá trị được coi là quan trọng như là một nội
dung giáo dục ở nhà trường, gia đình và xã hội. Giáo dục đạo đức góp phần
hình thành và phát triển nhân cách ở thế hệ trẻ ngay ở tuổi ấu thơ.
Nhờ giáo dục đạo đức trẻ sẽ hình thành hệ thống thái độ và hành vi ứng
xử đối với những người xung quanh như: biết u q, kính trọng, vâng lời ơng
bà, cha mẹ, cô giáo; biết lễ phép chào hỏi người lớn, biết cảm ơn, xin lỗi; thân ái,
phải đoàn kết với bạn bè, biết nhường nhịn đồ dùng, đồ chơi; thông cảm và giúp
đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn…Trẻ hình thành hệ thống thái độ và hành vi ứng
xử với bản thân, có hành vi văn hóa – vệ sinh như: ăn uống gọn gàng, vệ sinh,
ln giữ gìn mặt mũi, chân tay sạch sẽ, đi ngủ và thức dậy đúng giờ.

Ngoài ra, việc giáo dục đạo đức cho trẻ cịn giúp trẻ hình thành thái độ
thoải mái, có ý thức tự lực trong sinh hoạt hằng ngày. Nó giúp trẻ hình thành
hệ thống thái độ hành vi ứng xử với mơi trường xung quanh như: biết nâng
niu, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi không làm bẩn, làm hỏng, sau khi chơi xong,
biết thu dọn cất đồ dùng đồ chơi đúng chỗ; biết yêu thương và chăm sóc
những con vật ni theo khả năng của mình; biết chăm sóc cây cối trong vườn
theo khả năng của mình, khơng hái hoa bẻ cành nơi công cộng.
Ởlứa tuổi mẫu giáo lớn nhân cách đang ở giai đoạn khởi đầu. Vì vậy,
cần quan tâm giáo dục nhân cách con người phát triển toàn diện nói chung và
giáo dục đạo đức cho trẻ ngay từ lứa tuổi nhỏ. Bác Hồ từng nói: Muốn đào tạo
thế hệ trẻ thành những người cơng dân tốt thì điều trước tiên là dạy trẻ những

hiểu biết về đạo đức. Do đó việc hình thành đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn có
vị trí quan trọng trong sự phát triển phẩm chất đạo đức.
Như vậy, việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn là rất quan trọng.
Đạo đức khơng phải là giá trị vật chất có thể ni sống con người song nó là
tài sản q giá khơng phải ai cũng dễ dàng có được và khơng thể đem so sánh
với bất kì thứ gì. Đây là phần “người” nhất của mỗi con người cho nên cần
quan tâm đúng mức đến việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn.
b. Cơ sở tâm lí của việc giáo dục đạo đức ở trẻ mẫu giáo lớn
Ởlứa tuổi mẫu giáo lớn, nhờ vốn từ phong phú, trí tuệ phát triển mạnh
mẽ mà nhu cầu hoạt động, giao lưu, giao tiếp với mọi người xung quanh,


14

bằng cơ chế nhập tâm, trẻ nhận thức được cách biểu hiện, thái độ, hành vi của
người lớn bằng chính hoạt động tích cực của các giác quan của mình.
- Ở lứa tuổi này, khả năng bắt chước phát triển mạnh, đây là điều kiện
giúp trẻ tích lũy hành vi, phẩm chất đạo đức từ xã hội. Qua khả năng bắt
chước, giúp trẻ lĩnh hội được các cách biểu cảm và thể hiện hành vi của mình
vào đối tượng xung quanh.
- Cùng với sự lĩnh hội các biểu tượng, các khái niệm sơ đẳng về đạo
đức mà ý thức đạo đức của trẻ được hình thành. Trẻ nhận biết được các hành
vi hay phẩm chất đạo đức tốt hay xấu, thiện hay ác và tự rút ra được hành vi
đạo đức của mình đối với những người xung quanh.
Từ những phân tích trên đây ta có thể khái qt hóa cơ chế tâm lý của
quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn như sau:
Qua hoạt động và giao tiếp với người xung quanh => trẻ nhập tâm cách
biểu hiện thái độ, hành vi của người lớn trong các quan hệ ứng xử => nhờ đó mà
hình thành ở trẻ kỹ năng, hành vi đạo đức => kỹ năng và hành vi được củng cố
nhiều lần trong quá trình hoạt động và giao lưu sẽ trở thành thói quen.


Đồng thời trẻ cũng hình thành được ý thức đạo đức (nên làm gì, khơng
nên làm gì? Thế nào là ngoan? Khơng ngoan?...) => nhờ ý thức đạo đức được
hình thành trẻ biết đánh giá hành vi của người khác và của chính bản thân.
c. Nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn
Nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn bao gồm:
- Hình thành ở trẻ những biểu tượng sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi
đạo đức trong mối quan hệ ứng xử. Trên cơ sở đó giáo dục trẻ ý thức đạo đức
trong các mối quan hệ ứng xử hàng ngày.
Giáo viên có nhiệm vụ phát triển các khái niệm đạo đức sơ đẳng ở trẻ
và trên cơ sở đó hình thành các động cơ hành vi, giải thích cho trẻ hành động
cho trẻ như thế nào là đúng.
- Hình thành ở trẻ xúc cảm, tình cảm đạo đức trong quan hệ ứng xử:
Trong quá trình giáo dục đạo đức, việc hình thành những tình cảm đạo
đức có vị trí quan trọng đối với trẻ từ những năm đầu. Điều đó phù hợp với sự
xuất hiện những nhu cầu mang tính chất xã hội đầu tiên ở trẻ thể hiện trong


15

nhu cầu giao tiếp. Trong quá trình giao tiếp, phải giáo dục trẻ tình cảm yêu
mến và hành động theo lời chỉ dẫn của người lớn để làm cho họ hài lịng.
- Hình thành cho trẻ một số thói quen đạo đức trong các quan hệ ứng xử:
Trẻ mẫu giáo lớn có khả năng bắt chước rất lớn nên việc hình thành các

kỹ năng và thói quen đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn có tầm quan trọng hàng
đầu trong quá trình giáo dục.
Các nhiệm vụ giáo dục tình cảm đạo đức, hình thành các khái niệm, biểu
tượng về đạo đức, kỹ năng và thói quen đạo đức, và động cơ hành vi được thực
hiện thống nhất trong quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn.


d. Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)
Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) bao gồm:
- Giáo dục lòng nhân ái và những nhân tố sơ đẳng của lòng yêu nước.
Lịng nhân ái chính là sự u thương những người xung quanh. Muốn vậy, trẻ
phải được sống trong tình yêu của gia đình, người thân, bạn bè và xã hội.
Sống trong tình thương là hạnh phúc của tuổi thơ. Giáo dục tình thương cũng
đồng thời đáp ứng một nhu cầu sống của trẻ. Vì vậy giáo dục lịng nhân ái
được coi là trung tâm của công tác giáo dục đạo đức cho trẻ. Lòng nhân ái,
yêu thương những người xung quanh là cơ sở của lòng yêu nước.
- Hệ thống thái độ và hành vi ứng xử đối với những người xung quanh.
+ Đối với người lớn: Trẻ biết yêu q, kính trọng, vâng lời ơng bà, cha
mẹ, cơ giáo, biết lễ phép chào hỏi người lớn, biết cảm ơn, xin lỗi…
+ Đối với bạn cùng tuổi: Thân ái, phải đoàn kết với bạn bè, biết nhường
nhịn đồ dùng, đồ chơi, thông cảm và giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn…
+ Đối với em bé hơn mình: Biết dỗ dành em bé khi em khóc, bị ngã,
sẵn lịng nhường nhịn đồ chơi hay quà bánh cho em bé…
+ Đối với người tàn tật hay gặp hồn cảnh khó khăn: Biết yêu thương,
thông cảm những người tàn tật hay nghèo khổ…
- Hệ thống thái độ và hành vi ứng xử với bản thân.
+ Có hành vi văn hóa-vệ sinh: Ăn uống gọn gàng, vệ sinh, ln giữ gìn
mặt mũi, chân tay sạch sẽ, đi ngủ và thức dậy đúng giờ.
+ Tư thế đoàng hoàng thoải mái: Mặc quần áo đoàng hồng, chỉnh tề,
tư thế đi, đứng ngay ngắn, nói năng rõ ràng, mạch lạc.


16

+ Có ý thức tự lực trong sinh hoạt hàng ngày: Tự mặc quần áo, đi giầy,
tự xúc cơm ăn, tự cất hay lấy đồ chơi.

- Hệ thống thái độ và hành vi ứng xử trong môi trường sống gần gũi
xung quanh.
+ Đối với thế giới đồ vật: Nâng niu giữ gìn đồ dùng, đồ chơi khơng làm
bẩn, làm hỏng sau khi chơi xong, biết thu dọn và cất đồ dùng đồ chơi đúng chỗ.

+ Đối với vật nuôi cây trồng: Thương u và chăm sóc những con vật
ni theo khả năng của mình, chăm sóc những cây cối trong vườn theo khả
năng của mình, khơng hái hoa, bẻ cành nơi công cộng.
e. Các phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn
Hệ thống giáo dục đạo đức cho trẻ em lứa tuổi mầm non bao gồm
những phương pháp sau đây:
- Phương pháp dùng tình cảm:
Phương pháp dùng tình cảm trong giáo dục đạo đức cần được hiểu theo
hai chiều: chiều thứ nhất là bằng tình cảm yêu thương gắn bó của mình, người
lớn hết lịng chăm sóc, dạy dỗ bảo ban trẻ, chiều ngược lại là tạo ra những
tình huống để trẻ có cơ hội đáp lại những tình cảm của người lớn bằng những
hành vi tốt đẹp của chúng.
- Phương pháp dùng nghệ thuật:
Nghệ thuật rất gần gũi với trẻ thơ. Tác phẩm nghệ thuật có tác động
mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của trẻ, bằng sức truyền cảm mãnh liệt của
mình đó để lại những dấu ấn mạnh mẽ sâu đậm trong tâm hồn trẻ thơ.
Khi thực hiện phương pháp dùng nghệ thuật trong giáo dục đạo đức
cho trẻ cần chú ý một số điểm sau đây:
+ Cần chọn những tác phẩm có nội dung lành mạnh, phù hợp với từng
chủ đề giáo dục đạo đức cho trẻ.
+ Tác phẩm nghệ thuật cần phân biệt rõ cái gì tốt, cái gì xấu, đâu là
thiện, đâu là ác, phù hợp với trình độ phát triển của trẻ em ở mỗi độ tuổi.
+ Tác phẩm nghệ thuật phải hay, giàu hình tượng, có giá trị nghệ thuật
cao. - Phương pháp dùng trò chơi:
Chơi thường gây cho trẻ sự hứng thú, say mê vì trị chơi tác động đến đời


sống của trẻ. Chơi là cuộc sống của trẻ, không chơi trẻ không phát triển được.


17

Trẻ có thể tham gia vào nhiều trị chơi và phần lớn trò chơi đều tác
động đến trẻ về nhiều mặt, nhưng trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ thì loại
trị chơi lắp ghép, xây dựng là một trong những loại trị chơi có ưu thế trong
việc giáo dục đạo đức cho trẻ. Khi tham gia vào trò chơi trẻ trải nghiệm
những thái độ đạo đức và tập dượt hành vi ứng xử đối với mọi người bằng
việc trẻ đóng các vai khác nhau, từ đó trẻ biết cái nào là đúng, là sai.
Khi sử dụng phương pháp trò chơi cần chú ý:
+ Trị chơi có nội dung lành mạnh, tránh trò chơi bạo lực hung hãn.
+ Chú ý giúp trẻ hình thành và điều chỉnh các mối quan hệ thực cũng
như mối quan hệ chơi.
+ Thường xuyên tạo ra tình huống trong các trị chơi hay đóng các vai
khác nhau để gợi lên ở trẻ thái độ đạo đức, hành vi, ứng xử tốt đẹp với những
người xung quanh.
- Phương pháp luyện tập hành vi ứng xử thường xuyên trong sinh hoạt
hàng ngày.
Trong sinh hoạt hàng ngày, trẻ ln tự thể hiện thái độ của mình với
mọi người bằng hành vi ứng xử. Những thói quen đạo đức tốt đẹp, giúp cho
hành vi ứng xử có đạo đức lúc đó được gắn liền với nhu cầu của trẻ.
- Phương pháp làm gương cho trẻ noi theo:
Trong lĩnh vực giáo dục đạo đức, người lớn cần nêu gương tốt cho trẻ
noi theo, không được thể hiện hành vi thô lỗ… trước mặt trẻ. Chính những
hành vi này trẻ dễ cảm nhận thái độ đạo đức của họ hơn ai cả.
- Phương pháp dùng khen, chê đúng lúc, đúng mức:
Khi trẻ làm việc chưa tốt, người lớn tỏ thái độ khơng đồng tình để trẻ

biết hành vi nào là tốt, hành vi nào là xấu; cần khen, chê đúng lúc.
- Phương pháp thống nhất tác động giáo dục
Việc thống nhất những tác động giáo dục không chỉ được thực hiện
trong mơi trường mầm non hay trong mỗi gia đình mà cũng phải thống nhất
tư tưởng và hành động giáo dục giữa trường mầm non với các gia đình…
f. Các nguyên tắc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn
- Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của giáo dục


18

Nhiệm vụ và nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn được đề
ra trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của giáo dục đó được cụ thể
hóa trong mục tiêu giáo dục của trường mẫu giáo. Mục tiêu đó là:
Giáo dục mầm non là bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo
dục mầm non thực hiện việc ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba
tháng tuổi đến sáu tháng tuổi (Điều 21 - Luật Giáo dục, 2005).
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất,
tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hính thánh những yếu tố đầu tiên của nhân cách,
chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một (Điều 20 - Luật giáo dục, 2005).
- Nguyên tắc giáo dục trong hoạt động và giao tiếp.
Phương tiện quan trọng nhất để giáo dục những phẩm chất đạo đức là
sự hoạt động và giao tiếp của trẻ em trong môi trường đời sống xã hội, trước
tiên là môi trường gần gũi xung quanh trẻ. Trong quá trình hoạt động cá nhân
và tập thể, trẻ tích lũy được những thói quen đạo đức các hành vi có văn hóa,
tuân theo những tiêu chuẩn sống chung sơ đẳng, tơn trọng bạn, chân thật,
khiêm tốn, những thói quen giao tiếp với những người xung quanh.
- Nguyên tắc tôn trọng nhân cách trẻ kết hợp với yêu cầu cao dần đối với trẻ.
Nguyên tắc này đòi hỏi nhà giáo dục phải tôn trọng trẻ em, tin tưởng vào


khả năng và sự phát triển của trẻ, tôn trọng tự do và phẩm giá của trẻ, tôn trọng
thân thể trẻ. Thái độ này của nhà giáo dục, cơ giáo giúp trẻ hình thành ý thức về
bản thân, nhân cách xã hội về bản thân trong mối quan hệ với người khác.

- Nguyên tắc thống nhất sự tác động đến tình cảm, ý thức và hành vi.
Việc giáo dục phẩm chất nhân cách cho trẻ đều phải trải qua quá trình
tác động cả ba mặt lí trí, tình cảm và hành động thì mới có hiệu quả, các tác
động đó phải thống nhất, chặt chẽ với nhau.
- Nguyên tắc đối xử cá biệt.
Đối tượng tác động của giáo dục là trẻ em với những đặc điểm cá biệt
đa dạng, việc giáo dục trẻ trong tập thể phải thống nhất với việc đối xử cá
biệt, chú ý đến đặc điểm tâm lý, sinh lý, đến trình độ phát triển của mỗi trẻ.
Để thực hiện nguyên tắc này giáo viên phải hiểu sâu sắc đạo đức tâm
lý, sinh lý, lứa tuổi và đặc điểm phát triển cá nhân của mỗi trẻ đề ra các nhiệm
vụ và phương pháp thích hợp với mỗi trẻ.


19

- Bộ mặt đạo đức của giáo viên là điều kiện quan trọng của giáo dục.
Giáo viên mầm non là người được giao phó trách nhiệm trẻ em lứa tuổi
mẫu giáo, hình thành cho trẻ những cơ sở của phẩm chất đạo đức của người
xây dựng xã hội chủ nghĩa. Bởi vậy, chỉ khi giáo viên có được những phẩm
chất đạo đức tốt đẹp thì họ mới hồn thành nhiệm vụ cao cả được giao.
Đối với trẻ, bộ mặt đạo đức của giáo viên là tấm gương về thái độ đối
với những người xung quanh, đối với thiên nhiên, đối với Tổ quốc và đối với
trách nhiệm của bản thân.
Do vậy, giáo viên muốn hoàn thành nhiệm vụ cao cả của mình phải
thường xuyên trau dồi đạo đức và nâng cao trình độ tư tưởng, lý luận và trình
độ nghiệp vụ của mình.

1.1.2.5. Vai trị của trường mầm non trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ
mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)
Trường mầm non có vai trị quan trọng trong việc hình thành những tiền đề
nhân cách cho trẻ nói chung và giáo dục đạo đức cho trẻ nói riêng. Đối với việc giáo
dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn trường mầm non có những vai trị sau:

- Thứ nhất, vai trò của nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ
+ Đưa ra môi trường giáo dục đạo đức tốt phù hợp với tâm lý của trẻ.
+ Lồng ghép giáo dục đạo đức trong mọi hoạt động.
+ Kết hợp cùng với gia đình và để giáo dục đạo đức cho trẻ.
- Thứ hai, vai trị của cơ giáo trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ
+ Trước tiên cơ giáo phải có hành vi giáo dục đạo đức tốt trong các
hoạt động hàng ngày như khi giao lưu với trẻ phải nhẹ nhàng, ân cần…
+ Cô giáo là người xây dựng nên các tình huống, dạy trẻ hành vi, thói
quen, đạo đức trong mọi hoạt động ở trường, trong giờ đón trẻ, giờ ăn, giờ
chơi…nhờ đó mà hình thành dần cho trẻ thói quen đạo đức phù hợp.
+ Trong tiết học giáo viên chuẩn bị tốt nội dung lồng ghép đạo đức cần
giáo dục cho trẻ, cô hướng dẫn trẻ cách nói năng lễ phép, lịch sự.
+ Khi chơi, cô giáo tổ chức và hướng dẫn cách chơi, tạo ra các tình
huống có vấn đề để trẻ tham gia.
+ Cô luôn nhắc nhở trẻ vệ sinh, tự phục vụ, giúp đỡ người khác những
công việc nhỏ; biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến của cô và bạn.


20

- Thứ 3, phối hợp với gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ
+ Nhà trường thông báo kết quả học tập nói chung và việc rèn luyện
đạo đức của trẻ nói riêng cho gia đình vào các buổi họp phụ huynh, giờ đón
trả trẻ.

+ Tư vấn cho gia đình trong việc ni, dạy trẻ.
+ Phối hợp với gia đình cùng giáo dục đạo đức cho trẻ theo các chủ đề ở trường.
Tóm lại: Trường mầm non và giáo viên có vai trị quan trọng trong việc

giáo dục đạo đức cho trẻ. Tuy nhiên, giáo viên cần chú ý trách nhiệm đạo đức
theo sự ép buộc, gị bó đối với trẻ.
1.1.3. Trò chơi lắp ghép, xây dựng là phương tiện để giáo dục đạo đức
cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)
1.1.3.1. Khái niệm trò chơi lắp ghép, xây dựng
Trò chơi lắp ghép, xây dựng là loại trò chơi mà trẻ sử dụng đồ chơi, vật
liệu chơi để mổ phỏng lại dưới dạng mơ hình hiện thực xung quanh (đặc biệt
là thế giới đồ vật) trong các cơng trình xây dựng, lắp ghép của mình nhờ trí
tưởng tượng và sáng tạo của trẻ.
Trong các loại trò chơi của trẻ, trị chơi xây dựng thể hiện khả năng tạo
hình của trẻ rõ nhất. Từ những mẩu gỗ, khối nhựa, hộp giấy… từ những hình
dạng, kích thước, màu sắc khác nhau, trẻ lắp ghép, xây dựng nên những cơng
trình như nhà cửa, cầu cống, ô tô, tàu hỏa… Hoặc từ những vật liệu trong
thiên nhiên như các loại hạt, vỏ ốc, vỏ hến, sỏi, cát… trẻ xây dựng nên vườn
hoa, ao cá, đương đi, hàng rào… Trong những cơng trình sáng kiến của trẻ
được bộc lộ rõ nét. Vốn sống, trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ được thể hiện
trong các “cơng trình” mà trẻ tạo nên.
1.1.3.2. Đặc điểm của trị chơi lắp ghép, xây dựng
Trò chơi ghép, xây dựng là loại trò chơi mà khi trẻ tham gia chơi bao giờ
cũng tạo ra sản phẩm, nhưng là sản phẩm để chơi chứ không phải sản phẩm để
dùng. Sản phẩm này mang tính tự do, tự lực và sáng tạo rõ rệt. Trong trị chơi, trẻ
có thể thay thế vật liệu chuyên biệt thật bằng những vật liệu thay thế. Đó là
những mẩu gỗ, thanh nhựa có hình thù, màu sắc khác nhau; đó là những viên sỏi,
vỏ sị, vỏ ốc, hột hạt, lá khô… được trẻ sử dụng để xây dựng nên những “công




×