Tải bản đầy đủ (.ppt) (65 trang)

Dự án tiết kiệm sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 65 trang )

1
DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN
CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG –NAM Á.
MÔ HÌNH THỰC TIỄN TỐT TỪ THÀNH
PHỐ MARIKINA - PHILIPPINES:
DỰ ÁN TIẾT KIỆM SINH THÁI.
BÁO CÁO CỦA NHÓM CHUYÊN GIA MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
Hà Nội – 4/2011
2
I. MỤC TIÊU CHUNG.

Dự án Tiết kiệm sinh thái là sáng kiến của thành phố Marikina-
Philippines nhằm nâng cao ý thức của học sinh trong trường học về
quản lý chất thải rắn.
- Dự án bao gồm việc phân loại thu gom chất thải tái chế, tạo nên
nguồn thu nhập từ chất thải.
- Giúp học sinh hiểu được lợi ích từ việc tái chế rác thải và bảo vệ
môi trường.

Tên của Dự án là “ Tiết kiệm sinh thái” bao hàm các ý nghĩa sau:
1. Hệ thống sinh thái được bảo vệ từ các nhận thức về đúng đắn
về chất thải, chất thải có thể tái chế, tái sử dụng.
2. Quản lý chất thải rắn phát sinh ngay từ các hộ gia đình, tái chế
sử dụng lại chất thải.
3. Lợi ích kinh tế thu được từ việc tái chế rác thải
3
II. Nội dung các sáng kiến của Dự án:
2.1. Quản lý chất thải ngay tại nguồn:
Chương trình yêu cầu các học sinh tiểu học và
giáo viên thu gom chất thải có thể tái chế được
từ các hộ gia đình đến trường vào Ngày Sinh


thái - một ngày đã ấn định trong tuần.

Rác thải mang đến sẽ được cân đo và ghi vào
“Sổ Tiết kiệm sinh thái” phát hành cho mỗi học
sinh.

Học sinh và phụ huynh là các đối tác của chính
quyền thành phố trong việc phân loại chất thải
có thể tái chế tại các hộ gia đình.
4
2.2 Chuyển giao một phần trách nhiệm
quản lý chất thải rắn cho các học sinh

Mặc dù nhỏ tuổi nhưng các học sinh
tiểu học và trung học cơ sở của các
trường công lập thành phố Marikina đã có
cơ hội tham gia một việc làm có ý nghĩa.

Điều này ảnh hưởng đến các trẻ em và
thanh niên đồng lứa trong quá trình quản
lý chất thải rắn bằng việc thu gom chất
thải tái chế được từ các hộ gia đình qua
chương trình Tiết kiệm sinh thái.
5
2.3. Lợi ích kinh tế thu được từ việc thu
gom rác thải có thể tái chế

Rác thải nhưng thực ra nó vẫn rất có giá trị.

Chương trình Tiết kiệm sinh thái không chỉ có

ích môi trường mà còn giúp các em có thêm thu
nhập khi đem rác thải có thể tái chế được đến
trường và bán cho cơ sở tái chế.

Học sinh có thể đem những điểm thưởng (tiền
bán được từ thu gom phế thải) này đến các xe
buýt “Người tiết kiệm sinh thái” để đổi lấy các
dụng cụ học tập như: từ điển, sách, đồ chơi giáo
dục và các hàng hóa như là: đường, bột, sô cô
la, đồ uống và gạo.
6
2.4. Chương trình khuyến khích thông
qua Sổ tiết kiệm sinh thái.

Mỗi học sinh được phát Sổ tiết kiệm sinh
thái khi khai giảng năm học mới. Mục đích
để ghi nhận điểm số mà học sinh đạt
được theo số lượng rác thải có thể tái chế
đã mang đến trường.

Ai có sổ đó thì có thể mua sắm ở xe buýt
“Người tiết kiệm sinh thái” và có thể đổi
điểm số trong đó lấy bất kỳ hàng hóa nào
trên xe nếu muốn.
7
2.5. Sử dụng “Xe buýt tiết kiệm sinh thái”

“Xe buýt tiết kiệm sinh thái” hay cửa hàng di
động là những phương tiện chuyển đổi mà chính
quyền thành phố dùng để chứa các đồ dùng học

tập như: từ điển, sách, đồ chơi giáo dục và
những hàng hóa cơ bản như: đường, đồ uống,
bột, sô cô la, cà phê và gạo.

Các hàng hóa này được trao đổi từ các điểm
thưởng mà học sinh đạt được từ nguồn rác thải
có thể tái chế mà họ thu gom được.
8
2.6. Cơ sở pháp lý và cơ cấu tổ chức cơ bản

Chương trình Tiết kiệm sinh thái của thành phố
Marikina được sự hỗ trợ bởi Đạo luật Cộng hòa
9003 hay Đạo luật quản lý chất thải rắn sinh thái
(hữu cơ) năm 2000.

Theo đó yêu cầu chính quyền địa phương thông
qua mô hình phân loại chất thải nhằm mở
đường cho sự thực thi môi trường bền vững của
mục tiêu giảm chất thải ban đầu (tại nơi phát
sinh) ít nhất là 25% qua phương thức “ tái sử
dụng, giảm thiếu, tái chế”.
9
2.7. Khối lượng, thành phần chất
thải rắn của TP. Marikina.
Theo tổ chức WMO (Cơ quan quản lý chất thải):
- Lượng rác thải trung bình thu gom được trong
một ngày ở thành phố Marikina là 6004 m3/ngày
hay 2300 tấn/ngày.
- Lượng rác này được thải ra từ các hộ gia đình,
chợ, cửa hàng, nhà hàng, đường phố, công sở

và khu vực sông ngòi và chưa kể đến các khu
công nghiệp và nhà máy.
- Gần 75% lượng rác thải là từ các hộ gia đình.
10
Sành sứ 1%
Giấy 17%
Kim loại 5%
Loại khác 1%
Rác nhà bếp 45%
Vải 4%
Da và cao
su 1%
Cỏ và gỗ 7%
Kính 3%
Nhựa 16%
45% lượng rác từ các hộ gia đình là chất thải hữu cơ, còn 55% là chất thải vô
cơ. Khoảng 80-90% lượng chất thải vô cơ từ các hộ gia đình có thể tái sử dụng
và tái chế. Dưới đây là biểu đồ hiển thị các thành phần chất thải.
11

Với lượng rác thải đã công bố, tỉ lệ thu gom rác
thải đạt hiệu quả 99%, là tỉ lệ cao nhất ở Metro
Manila.

Chi phí hoạt động của việc thu gom rác ước tính
khoảng 87PhP/người/năm, được xem là mức
thấp nhất ở Metro Manila.

Tất cả 17 đơn vị chính quyền địa phương của
Metro Manila bao gồm thành phố Marikina đều

đổ chất thải ra bãi rác Rodigue.

Để phục hồi và tái chế chất thải rắn và góp phần
làm tăng “tuổi thọ” của bãi rác Rodrigue, WMO
đã thực hiện đổi mới cơ chế chương trình quản
lý chất thải rắn tại chỗ - chương trình tiết kiệm
sinh thái.
12
III. Các nội dung của Dự án (Chương
trình) Tiết kiệm sinh thái:
3.1. Những mục tiêu cần đạt được:

Học sinh cần một môi trường và cộng đồng lành mạnh và an toàn.

Các cơ sở thu mua phế liệu (ve chai) cần được tạo cơ hội để mở
rộng phạm vi hoạt động.

Chính quyền thành phố cần nhận thấy tầm quan trọng của giảm
thiểu chất thải và thu hút người dân vào việc quản lý chất thải sinh
thái, chất thải tái chế được.
Năm 2004, thành phố Marikina thực hiện chương trình bảo vệ sinh
thái với những mục tiêu sau:

Đạt được mục tiêu 101.782 hộ gia đình ở Marikina phân loại, tái sử
dụng và tái chế chất thải kỹ lưỡng do có sự đóng góp của học sinh
tiểu học và giáo viên như là những Người tiết kiệm sinh thái.

Từng bước thực hiện mục tiêu giảm 20% lượng chất thải.

Giảm chi phí cho chương trình quản lý chất thải rắn.


Hiểu rõ giá trị của môi trường, bảo vệ sức khỏe, nhận thức được số
lượng và phân loại chất thải từ các hộ gia đình cũng như tầm quan
trọng của việc tiết kiệm từ phân loại, tái chế chất thải.
13
3.2. Các kết quả đạt được của Dự án.
1. Nắm vững giá trị của việc Tiết kiệm
sinh thái

Dự án (Chương trình) tiết kiệm sinh thái
đã đánh thức và khai thác được giá trị, tận
dụng xử lý chất thải tại nguồn.

Tiết kiệm sinh thái không chỉ đề cập đến
các thu nhập tiền tệ mà còn bảo vệ hệ
thống sinh thái bằng cách tái chế rác thải
ở bãi rác.
14
2. Công nhận các hoạt động sáng tạo trong quản lý chất thải rắn
của thành phố Marikina.

Dự án Tiết kiệm sinh thái đã đem lại cho thành phố Marikina rất
nhiều giải thưởng, trong đó mới đây nhất là giải thưởng Galing
Pook năm 2007.
3. Tăng thêm thu nhập cho thành phố.

Thu nhập do việc tái chế rác trong Dự án đạt khoảng 1.3 triệu PhP.
Mặc dù nguồn thu này có thể không lớn so với tổng thu nhập của
chính quyền thành phố, song nó vẫn giúp duy trì được sự trao đổi
hàng hóa bằng điểm số của các học sinh với khối lượng chất thải

có thể tái chế mà họ thu gom được.
4. Tiết kiệm chi phí xử lý chất thải.

Nằm trong kế hoạch của chính quyền thành phố, Dự án đã góp
phần vào việc giảm chi phí trong việc loại bỏ chất thải.

Cựu thị trưởng thành phố Lourdes Fernando cho biết đã giảm
được 238.000 kg chất thải vào bãi rác, trung bình từ 50 chuyến xe
tải giảm xuống còn 30 chuyến xe mỗi ngày vào bãi rác.

Chi phí cho mỗi chuyến xe là 3000 PhP do đó giảm được 60.000
PhP mỗi ngày cho chính quyền thành phố. Việc tái chế diễn ra ở bãi
rác và không phải do học sinh thực hiện
15
Dưới đây là biểu đồ tổng lượng chất thải rắn được tái chế
(kilograms) và tổng số chai lọ thu được từ khi Dự án bắt đầu
năm 2004. (Nguồn: WMO, Marikina City)
Kg
16
17
Một số giải thích qua 2 biểu đồ trên.

Qua biểu đồ ở trên, có thể thấy rằng số lượng rác có thể
tái chế do các học sinh thu được đã bị giảm đáng kể.

Sự suy giảm này là do cơn bão Ondoy đổ bộ vào thành
phố hồi tháng 9 năm 2009, tàn phá và gây lụt lội trong
thành phố.

Lụt lội đã phá hủy nhiều tài sản của chính quyền và

người dân Marikina, cướp đi mạng sống của hàng trăm
người.

Trường học tạm đóng cửa để dọn dẹp, tiến hành công
tác cứu trợ và sửa sang lại trường lớp bị hư hỏng.

Vì vậy, các hoạt động của những nhà tiết kiệm sinh thái
(Eco – savers) bị gián đoạn hơn 1 tháng và được bắt đầu
lại vào tháng 11 năm 2009.
18
5. Tăng cường công tác quản lý chất thải toàn
diện (tổng hợp)

Dự án đã nâng cao nhận thức và sự hiểu biết
của cộng đồng, qua đó tăng cường việc phân
loại rác thải có thể tái chế ở cấp hộ gia đình,
đặc biệt là trong giới học sinh và cha mẹ của
các em.

Dự án với những mục tiêu, phương pháp thực
hiện và các lợi ích lâu dài, rất phù hợp với mọi
người dân thành phố.

Ngoài các lợi ích kinh tế mà chương trình đem
lại, những người tham gia còn được khuyến
khích thực hiện công tác quản lý chất thải rắn
một cách có trách nhiệm.
19
6. Trao quyền cho người dân.


Chương trình đã khuyến khích sự tham gia của các bậc phụ huynh,
thúc đẩy việc trao đổi qua lại giữa họ với các giáo viên và chính
quyền thành phố.

Sự trao đổi qua lại như vậy đã tạo ra các ý kiến đóng góp, những
khuyến nghị đề xuất cho chiến lược thực hiện Dự án đối với các
bên liên quan.

Việc thực hiện hoạt động mang tính sinh thái như vậy ở cấp độ
gia đình và cộng đồng là một hình thức trao quyền cho người
dân. Các thành viên của gia đình - cả cha mẹ và các em học
sinh đều được tự quyết định hình thức đóng góp vào việc giải
quyết vấn đề kinh niên về rác thải.

Hơn nữa, chương trình đã tạo điều kiện cho các học sinh một sân
chơi bổ ích và có ý nghĩa. Khi các em có thể dùng số tiền “tiết kiếm
sinh thái” để mua các thứ đồ dùng học tập cần thiết cho mình.

Sức mua thể hiện qua số điểm mà học sinh tích luỹ được trong một
năm học vào khoảng 50 đến 800 peso, giúp trang trải chi phí cho
các đồ dùng học tập mà trước đây cha mẹ các em phải chi trả.
20
7. Đóng góp vào công tác bảo vệ môi trường

Việc giáo dục và thu hút các thành viên cộng đồng thực hiện
công tác quản lý chất thải rắn là rất cần thiết để bảo vệ sức khoẻ
và môi trường. Thông qua chương trình này, có tổng cộng
280.000kg rác thải vốn làm tăng mức độ ô nhiễm không khí và
đất đã được chuyển tới bãi chôn lấp. Và số chuyến xe tải chở rác
tới bãi chôn lấp đã giảm xuống, do đó làm giảm tắc nghẽn giao

thông, giảm ô nhiễm không khí, tiết kiệm năng lượng sử dụng.
8. Củng cố niềm tin đối với chính quyền

Chương trình đã làm cho người dân cảm thấy được sự hiện diện
và tham gia tích cực của chính quyền thành phố, đặc biệt là trong
công tác quản lý chất thải rắn, qua đó làm tăng lòng tin của họ
đối với chính quyền. Nó đã thể hiện ý chí chính trị mạnh mẽ của
chính quyền thành phố trong việc thực hiện các chương trình táo
bạo và mang tính đột phá nhằm tăng cường sự tuân thủ pháp
luật của người dân.
9. Tạo cơ hội kinh doanh cho các cửa hàng phế liệu

Chương trình đã đưa đến cho các cửa hàng phế liệu lượng
khách hàng thường xuyên, đó là các em học sinh trung học cơ
sở, giúp họ tăng thêm thu nhập.
21
IV. Giới thiệu về thành phố Marikina
4.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.

Nằm dọc theo ranh giới phía Đông của Vùng
Thủ đô Manila, thành phố Marikina là một thung
lũng được bao quanh bởi các dãy núi và đồi, có
các dòng sông như sông Marikina chạy xuyên
qua thành phố và sông Nangka chảy về phía
bắc.

Đây là một trong 16 thành phố trực thuộc Vùng
Thủ đô Manila, tiếp giáp với thành phố Quezon
về phía tây, Antipolo [thuộc tỉnh Rizal] về phía
đông, San Mateo [Rizal] về phía bắc, và Pasig,

Cainta về phía nam.
22

Thành phố Marikina có tổng diện tích tự nhiên khoảng 2150 ha,
chiếm 3.42% diện tích Vùng Thủ đô Manila.

Khoảng 71% diện tích đất của thành phố Marikina có độ dốc loại A
cho thấy khu vực này phù hợp với việc canh tác nông nghiệp và
phù hợp với việc phát triển đô thị.

Phần diện tích còn lại được xếp loại B và C vào khoảng 215 ha và
366 ha. Đất thuộc loại B và C có năng lực chịu tác động của phát
triển khá tốt và có thể cần tới những biện pháp kiểm soát sạt lở, xói
mòn.
4.2. Tổ chức hành chính và kinh tế-xã hội.

Thành phố Marikina có 16 đơn vị hành chính barangays bao gồm:
Sto.Ninõ, Tanõng, Malanday, Kalunpang, Barangka, Tổ hợp Thung
lũng Công nghiệp, San Roque, Sta.Elena, Jesus dela Penã,
Parang, Concepcion Uno, Concepcion Dos, Nangka, Marikina
Heights, Fortune và Tumana.

Về diện tích, barangay Sto.Ninõ ở quận 1, và barangay Fortune ở
quận 2 là lớn nhất.
23
Hình 1: Bản đồ thành phố Marikina và vị trí các
barangays
24

Theo Cục Thống kê quốc gia (NSO), dân số Marikina

năm 2008 là 490.612 người và 104.164 hộ. Số thành viên
trung bình của một hộ là 4,71 người.

Về dân số, barangay lớn nhất ở quận 1 là Malanday có
53,329 dân. Barangay Concepcion 1 đông dân nhất ở
quận 2 có 53.526 người.

Tỷ lệ người có việc làm ở Marikina là 87,5% trong khi thất
nghiệp chiếm 12,5%. Lực lượng lao động trong tổng số
dân ở Marikina là 61,8%. Thành phố rất tự hào với tỷ lệ
biết chữ rất cao lên đến 99% (NCSO, 2007).

Thành phố đã trở thành một điểm đến lý tưởng cho các
hoạt động kinh doanh của các công ty đa quốc gia, các
tập đoàn trong nước và nước ngoài, các nhà nhập khẩu,
ngân hàng, các công ty công nghệ thông tin và truyền
thông.
25

Ngành công nghiệp chính của thành phố là
ngành đóng giày. Ngành này bắt đầu phát triển
từ năm 1935.

Khi đó Marikina có khoảng 139 cửa hàng sản
xuất giày nam và nữ.

Đến năm 1983, sản lượng giày của Marikina đã
chiếm 70% sản lượng của toàn Phillipines với
khoảng 30 triệu đôi giày.



Cho đến nay, Marikina được mệnh danh là
Kinh đô Giày của Phillipines.

×