Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

He thong treo tren oto ban ve autocad mks8mqo8jl 20130107021356 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (644.12 KB, 30 trang )

Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ
1

MỞ ĐẦU
Trong vài năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển
vượt bậc, đời sống người dân được nâng cao, cùng với việc chính phủ đang đầu
tư rất nhiều vào quy hoạch và xây dựng hệ thống giao thông vận tải, đã khiến ô
tô trở thành phương tiện đi lại tiện nghi và phổ biến, được nhiều người quan tâm.
Không như các nước phát triển, với Việt Nam thì ơtơ vẫn là chủ đề mới mẻ, đặc
biệt là những ứng dụng cơng nghệ tiên tiến trên xe. Vì thế việc nghiên cứu về ô
tô là rất cần thiết, nó là cơ sở để các nhà nhập khẩu cũng như các nhà sản xuất
trong nước kiểm tra chất lượng xe khi nhập cũng như sau khi xe xuất xưởng,
đồng thời trang bị kiến thức cho những người dân mua và sử dụng xe có hiệu
quả kinh tế cao.
Khi xe chuyển động trên đường, có rất nhiều yếu tố tác động như: tải trọng,
vận tốc chuyển động, lực cản không khí, điều kiện mặt đường… những yếu tố
này ln thay đổi và gây ảnh hưởng khơng nhỏ tới q trình chuyển động của xe.
Chúng làm quá trình chuyển động của xe mất ổn định, gây mệt mỏi cho người sử
dụng, làm giảm tuổi thọ của xe… và đặc biệt là gây mất an tồn tính mạng cho
người ngồi trên xe.
Với yêu cầu ngày càng cao của công nghệ vận tải về kỹ thuật cũng như về
tính thẩm mỹ thì tính tiện nghi của ơ tơ ngày càng phải hồn thiện hơn, đặc biệt
là tính êm dịu chuyển động của xe để tạo cho con người cảm giác thoải mái khi
ngồi trên xe, các nhà sản xuất xe hàng đầu thế giới đã và đang không ngừng nâng
cao chất lượng sản phẩm của mình về kiểu dáng, độ bền, và đặc biệt sự tiện nghi,
thân thiện mang lại sự thoải mái, an toàn cho người sử dụng. Và một trong
những nghiên cứu nhằm đáp ứng những yêu cầu trên đó là nghiên cứu về hệ
thống treo.


Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ


2

Với các lý do trên đây mà em chọn đề tài về hệ thống treo vì em thấy đề tài
này phù hợp với chuyên nghành em học trong trường, nghành công nghệ ôtô.
Nội dung đồ án gồm 2 chương:
Chương I: Tổng quan hệ thống treo
Chương II: Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục.
Do thời gian làm đồ án có hạn cũng với kiên thức cịn hạn chế, trong đồ án
khơng tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của các thầy và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy: Phạm Minh Hiếu, và các thấy trong tổ môn
công nghệ đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian làm đồ án này.

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Đoàn Văn Nghiệp


Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ
3

Chương I:

TỔNG QUAN
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ THỐNG TREO TRÊN ÔTÔ
I- CÔNG DỤNG
Hệ thống treo dùng để nối đàn hồi giữa khung hoặc vỏ xe với các cầu,
các bánh xe của ôtô và thực hiện các chức năng sau:
+ Khi ô tơ chuyển động, nó cùng với lốp hấp thụ và cản lại các rung
động, các dao động và các va đập tác dụng lên xe do mặt đường không bằng

phẳng, để bảo vệ hành khách, hành lý và cải thiện tính ổn định.
+ Xác định động học chuyển động của bánh xe, truyền lực kéo, và lực
phanh sinh ra do ma sát giữa mặt đường và các bánh xe, lực bên và các mô men
phản lực tới gầm và thân xe.
+ Dập tắt các dao động thẳng đứng của khung vỏ sinh ra do ảnh
hưởng của mặt đường không bằng phẳng.
Khi ôtô chuyển động trên đường không bằng phẳng sẽ chịu những
dao động do mặt đường mấp nô sinh ra. Những dao động này ảnh hưởng xấu
tới tuổi thọ của xe, hàng hóa và đặc biệt là ảnh hưởng tới hành khách. Theo số
liệu thống kê cho thấy, khi ôtô chạy trên đường gồ ghề, so với ôtô cùng loại
chạy trên đường tốt bằng phẳng thì tốc độ trung bình giảm 40 – 50%, quãng
đường chay giữa hai chu kỳ đại tu giảm 35 – 40%, suất tiêu hao nhiên liệu tăng
50 – 70%, do vậy năng suất vận chuyển giảm 30 – 40%, giá thành vận chuyển
tăng 50 – 70%. Ngoài ra, nếu con người phải chịu đựng lâu trong tình trạng xe
chạy bị rung xóc nhiều dễ sinh ra mêt mỏi. Các kết quả nghiên cứu về ảnh
hưởng của dao động ôtô tới cơ thể người đều đi tới kết luận là con người nếu


Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ
4

phải chịu đựng lâu trong môi trường dao động của ôtô sẽ mắc phải những bệnh
về thần kinh và não. Vì vậy, tính êm dịu chuyển động là một trong những chỉ
tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng xe.
Tính êm dịu của ôtô phụ thuộc vào kết cấu của xe và trước hết là hệ
thống treo, phụ thuộc vào đặc điểm và cường độ kích thích, và sau đó là phụ
thuộc vào trình độ của lái xe. Lực kích thích gây dao động có thể do sự khơng
cân bằng của liên hợp máy hoặc do độ nhấp nhô của mặt đường không bằng
phẳng. Nếu chỉ xét trong phạm vi khả năng chế tạo ơtơ thì hệ thống treo mang
tính chất quyết định đến độ êm dịu chuyển động của ôtô.

II- PHÂN LOẠI
- Theo vật liệu chế tạo phần tử đàn hồi:
+ Bằng kim loại (nhíp lá, lị xo, thanh xoắn).
+ Loại khí
+ Loại thủy lực
+ Loại cao su
- Theo sơ đồ bộ phận dẫn hướng:
+ Hệ thống treo phụ thuộc
+ Hệ thống treo độc lập
- Theo phương pháp dập tắt dao động:
+ Loại giảm chấn thủy lực (loại tác dụng 1 chiều, 2 chiều)
+ Loại ma sát cơ (ma sát trong bộ phận đàn hồi, trong bộ phận dẫn
hướng).
- Theo phương pháp điều khiển:
+ Hệ thống treo bị động( không được điều khiển),
+ Hệ thống treo chủ động.
1) Theo vật liệu chế tạo phần tử đàn hồi.
a) Phần tử đàn hồi kim loại


Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, cơng nghệ
5

* Nhíp
Nhíp được làm từ các lá thép cong, sắp xếp lại với nhau theo thứ tự
từ ngắn tới dài, cụm lá này được kẹp chặt lại với nhau ở giữa bằng bu lông định
tâm hay đinh tán. Để giữ các lá nhíp khơng bị trượt ra khỏi vị trí người ta dung
kẹp ở một vài điểm để kẹp chúng lại với nhau. Cả hai đầu lá dài nhất được uốn
cong tạo thành mắt nhíp, được sử dụng để gắn nhíp vào khung.
Nhìn chung nhíp dài hơn thì mềm hơn. Nhíp nhiều lá hơn thì chịu

tải lớn hơn, song nhíp sẽ cứng hơn và tíh êm dịu chuyển động sẽ kém hơn. Tuy
vậy, nhíp vẫn được dùng phổ biến nhất vì nhíp vừa là cơ cấu đàn hồi, vừa là cơ
cấu dẫn hướng và một phần làm nhiệm vụ giảm chấn, tức là làm toàn bộ nhiệm
vụ của hệ thống treo.


Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, cơng nghệ
6

Hình 1- Nhíp
- Ưu điểm của nhíp : Kết cấu đơn giản, chắc chắn và giá thành thấp.
Do bản than nhíp đã đủ độ cứng vững để giữ cầu xe ở vị trí chính
xác, nên khơng cần sử dụng các thanh nối. Mặt khác, chế tạo và sửa
chữa nhíp cũng đơn giản.
- Nhược điểm của nhíp: Trọng lượng lớn, tuổi thọ thấp và có đường
đặc tính tuyến tính. Ngồi ra, việc bố trí nhíp ở bánh trước khó vì muốn đảm bảo
độ võng tĩnh và độ võng động lớn thì phải làm nhíp dài mà càng dài thì càng khó
bố trí. Do nội ma sát nên nhíp khó hấp thụ những dao động nhỏ từ mặt đường. Vì
vậy, nhíp thường được sử dụng cho những xe thương mại lớn, tải nặng và cần độ
bền cao.
*Lò xo trụ: Lò xo được làm từ dây thép lò xo đặc biệt, được quấn
thành ống. Khi đặt tải lên lò xo, dây lò xo sẽ bị xoắn do lò xo bị nén. Lúc này
năng lượng ngoại lực được dự trữ, và va đập được giảm bớt.


Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, cơng nghệ
7

Hình 2- Lò xo trụ
Lò xo trụ được sử dụng chủ yếu trong ơtơ du lịch làm bộ phận đàn hồi.

Lị xo trụ có thể có tiết diện trịn hay vng.
- Ưu điểm của lò xo trụ: Nếu cùng một độ cứng và độ bền thì lị xo
trụ có trọng lượng nhỏ hơn nhíp, khi làm việc giữa các vành lị xo khơng có ma
sát như nhíp. Đồng thời khơng phải bảo dưỡng chăm sóc như đối với nhíp.
- Nhược điểm của lị xo: nó chỉ làm được nhiệm vụ đà hồi, còn các
nhiệm vụ khác như giảm chấn dẫn hướng phải có các phần tử khác đảm nhận. Vì
vậy, nếu kể chung cả hai phần tử sau thì hệ thống treo lị xo trụ có kết cấu phức
tạp hơn so với hệ thống treo loại nhíp
*Thanh xoắn
Thanh xoắn là một thanh bằng thép lị xo, dùng tính đàn hồi xoắn của
nó để cản lại sự xoắn. Một đầu thanh xoắn được bắt chặt vào khung hay một dầm
nào đó củ than xe, đầu kia được gắn vào một kết cấu chịu tải xoắn. Thanh xoắn
cũng được dùng làm thanh ổn định.

Hình 3- Thanh xoắn


Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ
8

- Ưu điểm của thanh xoắn: Mức độ hấp thụ năng lượng trên một đơn
vị khối lượng lớn hơn so với các phần tử đàn hồi khác, nên hệ thống treo có thể
nhẹ hơn. Ngồi ra, cách bố trí hệ thống treo đơn giản.
- Nhược điểm: khơng có năng kiểm sốt được dao động, vì vậy cần
phải dùng giảm chấn kèm với nó.
b) Phần tử đàn hồi phi kim loại
*Phần tử đàn hồi loại khí
Phần tử đàn hồi loại khí có tác dụng nhiều trong các ơtơ có khối lượng
phần đượ treo lớn và thay đồi nhiều.
Có thể thay đổi độ cứng của hệ thống treo( bằng cách thay đổi áp suất

bên trong phần tử đàn hồi) để cho ứng với tải trọng tĩnh khác nhau thì độ võng
tĩnh và tần số dao động riêng không đổi.
Giảm độ cứng của hệ thống treo sẽ làm độ êm dịu chuyển động tốt
hơn, một là giảm biên độ dịch chuyển của buồn lái trong vùng tần số thấp, hai là
đẩy được vùng cộng hưởng xuống vùng có tần số dao động thấp hơn, giảm được
gia tốc của buồng lái, và giảm được sự dịch chuyển của vỏ và bánh xe.
Đường đặc tính của hệ thống treo khí là phi tuyến và tăng đột ngột
trong cả hành trình nén và trả, nên cho dù khối lượng cả phần được treo và
khơng được treo có bị giới hạn do các dịch chuyển tương đối đi nữa thì độ êm
dịu chuyển động vẫn lớn.
Khơng có ma sát trong phần tử đàn hồi, phần tử đàn hồi có trọng lượng
nhỏ và giảm được chấn động từ bánh xe lên buồng lái.
Ngoài ra, khi sử dụng hệ thống treo khí cịn có thể thay đổi được vị trí
của cỏ xe đối với mặt đường.
*Phần tử đàn hồi loại thủy khí
Là sự kết hợp của cơ cấu điều khiển thủy lực và cơ cấu chấp hành là
khí nén.


Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ
9

- Ưu điểm: tần số dao động riêng thấp gần trạng thái tĩnh, cho phép
có đường đặc tính đàn hồi như mong muốn.
Cả hai loại khí và thủy khí ngồi những ưu điểm nói trên cịn có những
nhược điểm là phải có máy nén khí, bình chứa phụ, hệ thống van tự động điều
chỉnh áp suất, do đó hệ thống treo phức tạp, chế tạo yêu cầu chính xác cao, giá
thành đắt, dễ bị hư hỏng do ảnh hưởng của tời tiết. Ngồi ra, ở hệ thống treo thủy
khí loại ống cịn có nhược điểm là khó làm kín và ma sát lớn.
*Phần tử đàn hồi cao su

Vấu cao su hấp thụ dao động nhờ sinh ra nội ma sát khi nó bị biến
dạng dưới tác dụng của ngoại lực.
- Ưu điểm:
+ Có độ bền cao khơng cần bảo dưỡng, bơi trơn,
+ Cao su có thể thu năng lượng trên 1 đơn vị thể tích lớn hơn thép
5÷ 10 lần,
+ Trọng lượng bộ phận làm bằng cao su nhỏ và đường đặc tính của
cao su là phi tuyến nên dễ thích hợp với đường đặc tính mà t mong muốn.
- Nhược điểm:
+ Suất hiện biến dạng thừa dưới tác dụng của tải trọng kéo dài, nhất
là tải trọng thay đổi,
+ Thay đổi tính chất đàn hồi khi nhiệt độ thay đổi, đặc biệt là độ
cứng của cao su sẽ tăng lên khi làm việc ở nhiệt độ thấp,
+ Cần thiết phải đặt giảm chấn và bộ phận dẫn hướng.
Ưu nhược điểm của cao su phụ thuộc vào công nghệ chế tạo và chất
lượng cao su.
2) Theo sơ đồ dẫn hướng.
a) Loại phụ thuộc với cầu liền


Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, cơng nghệ
10

Hình 4- Mơ hình hệ thống treo phụ thuộc
*Hệ thống treo phụ thuộc loại nhíp:

Hình 5- Hệ thống treo phụ thuộc loại nhíp
1, 6- Tai nhíp, 2- Khung xe, 3- Ụ cao su hạn chế hành trình, 4- Giảm chấn
5- Ụ cao su tăng độ cứng cho nhíp, 7- Miếng vát, 8- Dầm cầu, 9- Bu lơng
quang nhíp, 10- Nhíp.



Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ
11

Hệ thống treo hụ thuộc loại nhíp bao gồm các lá nhíp và các bộ phận dùng để bắt
chặt các phần tử đàn hồi dọc theo xe. Hệ thống treo phụ thuộc loại nhíp có 2 loại:
loại nửa elip và loại đảo lật.
*Hệ thống treo phụ thuộc loại lị xo:

a)

Hình 6- Hệ thống treo phụ thuộc lò xo trụ
a : Kết cấu,

b,c: Sơ đồ bố trí.


Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ
12

1: Bộ phận đàn hồi lò xo trụ

2: Thanh truyền lực bên, 3: Đòn dẫn hướng

trên, 4: Giảm chấn, 5: Đòn dẫn hướng dưới,

6: Thanh ổn định ngang,

7:


Dầm cầu.
Loại này chủ yếu sử dụng ở các cầu sau chủ động của ôtô con. So
với hệ thống treo loại nhíp thì lị xo có trọng lượng nhỏ hơn, tuổi thọ cao hơn.
Do có thể sử dụng lị xo có độ cứng nhỏ hơn nhíp nên tính êm dịu chuyển động
tốt hơn, song nó phải có them bộ phận dẫn hướng.
b) Loại hệ thống treo độc lập với cầu cắt

Hình 7- Mơ hình hệ thống treo độc lập
Hệ thống treo độc lập có đặc điểm sau:
+ Khối lượng khơng được treo nhỏ, đặc tính bám đường của xe tốt.
Vì vậy, êm dịu chuyển động và tính ổn định tốt.
+ Do khơng có sự nối cứng giữa bánh xe bên trái và bánh xe bên
phải nên có thể hạ thấp sàn xe và vị trí lắp động cơ. Có ngĩa là có thể hạ thấp
trọng tâm xe.
+ Cấu tạo phức tạp hơn,
+ Khoảng cách bánh xe và góc đặt bánh xe thay đổi cùng với sự
dịch chuyển lên xuống của các bánh xe,


Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ
13

+ Nhiều xe còn được trang bị thanh ổn định để giảm sự lắc ngang
khi quay vòng và cải thiện các đặc tính ổn định, cùng các đặc tính khác. Tùy
theo đặc tính dịch chuyển của bánh xe trong hệ thống treo độc lập có 2 loại sau:
loại bánh xe dịch chuyển trong mặt phẳng ngang, trong mặt phẳng dọc, trong hai
mặt phẳng…

III- CÁC BỘ PHẬN CƠ BẢN.

Hệ thống treo bao gồm các phần tử cơ bản sau:
1- Phần tử dẫn hướng:
Bộ phận dẫn hướng xác định động học chuyển động bánh xe, và truyền
các lực kéo, lực phanh, lực bên và các mô men phản lực của chúng lên khung
hoặc vỏ xe. Nó có thể có những chi tiết khác nhau tùy thuộc hệ thống treo độc
lập hay phụ thuộc, phần tử đàn hồi là nhíp, lị xo hay thanh xoắn.
a) Hệ thống treo phụ thuộc, phần tử đàn hồi là nhíp:
Hệ thống treo phần tử đàn hồi là nhíp có thể được bố trí ở cầu bị động
hoặc ở cầu chủ động.

Hình 8- Hệ

thống treo phụ thuộc

phần tử đàn hồi

là nhíp
Trong cả hai trường

hợp trên, nhíp

vừa là phần tử đàn

hồi vừa là phần tử dẫn hướng. Với chức năng là bộ phận dẫn hướng, nhíp có thể
truyền được lực dọc (lực kéo hoặc lực phanh) và lực ngang từ bánh xe qua cầu
lên khung xe. Ngồi ra, nhíp cũng có thể truyền mô men kéo và mô men phanh


Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ
14


từ bánh xe lên khung. Trong quá trình biến dạng, chiều dài của nhíp thay đổi nên
tai nhíp bắt lên khung hay dầm xe, một đầu cố định một đầu di động. Đối với
nhíp sau thường đầu cố định ở phía trước cịn đầu di động ở phía sau để phù hợp
với khả năng chịu lực đẩy và lực kéo tác dụng từ bánh xe lên nửa trước có đầu cố
định. Đối với nhíp trước đầu cố định ở phía trướ hay phía sau cịn phụ thuộc vào
vị trí đặt cơ cấu lái để phối hợp đúng động học giữa hệ thống treo và hệ thống
lái.
b) Hệ thống treo phụ thuộc, phần tử đàn hồi lò xo trụ
Hệ thống treo phụ thuộc, phần tử đàn hồi lị xo trụ cũng xó thể được
bố trí ở cầu bị động hoặc ở cầ chủ động. Vì lị xo trụ chỉ có khả năng chịu lực
kéo theo phương thẳng đứng nên ngồi lị xo trụ phải bố trí các phần tử của bộ
phận dẫn hướng.

Hình 9- Hệ thống treo phụ thuộc, phần tử đàn hồi lò xo trụ.
Đối với hệ thống treo này, người ta thường bố trí các thanh giằng và
thanh ổn định vào bộ phận dẫn hướng.


Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, cơng nghệ
15

Hình 10- Hệ thống treo phụ thuộc phần tử đàn hồi lò xo trụ sử dụng
đòn cịu lực dọc và lực bên.
c) Hệ thống treo độclập, phần tử đàn hồi lò xo trụ, địn treo dọc
Hệ thống treo địn dọc có nghĩa là các thanh lien kết của phần tử dẫn
hướng giữa bánh xe và khung là các đòn dọc. Các đòn dọc thường được bố trí
song song sát hai bên bánh xe.Số lượng địn dọc có thể là hai hoặc bốn và có thể
bố trí cả ở hệ thống treo phụ thuộc hoặc hệ thống treo độc lập.
Nếu đòn dọc là những thanh nhỏ chỉ có khả năng chịu kéo hoặc nén thì

trong bộ phận dẫn hướng phải có them một địn ngang.
Do lị xo có hình trụ rỗng nên người ta tận dụng khơng gian bên trong
lị xo để bố trí giảm chấn. Do những đặc điểm trên đây mà hệ thống treo địn dọc
có kết cấu nhỏ gọn, trọng lượng phần không được treo nhỏ.
d) Hệ thống treo độc lập, phần tử đàn hồi lò xo, hai đòn ngang
Hệ thống treo độc lập với hai địn ngang có cấu tạo như sau:


Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, cơng nghệ
16

Một địn ngang phía trên và một địn ngang phía dưới. Mỗi một đị
ngang khơng phải chỉ là một thanh mà thường có cấu tạo dạng khung hình tam
giác hoặc hình thang. Cấu tạo như vậy cho phép các đòn ngang làm được chức
năng của bộ phận dẫn hướng. Đầu trong của mỗi đòn ngang được liên kết bản lề
với khung hoặc dầm ơ tơ. Đầu cịn lại được liên kết với đòn ngang đứng bởi các
khớp cầu. Bánh xe được cố định với đòn đứng. Nếu là bánh xe dẫn hướng thì
bánh xe cùng địn đứng có thể quay quanh một trụ để quay bánh xe khi quay
vòng.
Phần tử đàn hồi lị xo trụ bố trí kết hợp với giảm chấn ống thủy lực có
đầu trên liên kết với gối tựa trên khun hoặc vỏ ô tô, đầu dưới liên kết bản lề hoặc
cầu với đòn treo dưới. Một thanh ổn định hai đầu liên kết với hai giá bánh xe và
được giữ trên khung hoặc dầm bằng hai khớp bản lề. Thanh ổn định có tác dụng
hạn chế biến dạng quá mức của một bên bánh xe nhằm giữ cho thân ơ tơ được ổn
định.

Hình 11- Hệ thống treo độc lập, phần tử đàn hồi lò xo, hai đòn ngang


Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ

17

e) Hệ thống treo độc lập, phần tử đàn hồi lò xo loại Macpherson
Nếu kích thước dịn treo của hệ thống treo độc lập hai địn ngang giảm
về bằng 0 thì ta có kết cấu mới được gọi là hệ thống treo Macpherson.

Hình 12- Hệ thống treo Macpherson.
Cấu tạo hệ thống treo Macpherson bao gồm một đòn treo dưới. Đầu
trong của đòn treo được liên kết bản lề với khung hoặc dầm ô tô, đầu ngoài liên
kết với thanh xoay đứng đồng thời là vỏ của giảm chấn ống thủy lực. Đầu trên
của giảm chấn ống thủy lực liên kết với gối tựa trên khung hoặc vỏ xe. Phần tử
đàn hồi là lị xo được đặt một đầu tì vào tấm chặn trên vỏ giảm chấn cịn một đầu
tì vào gối tựa trên khung hoặc vỏ ô tô. Trụ bánh xe được lắp cố định với trụ xoay
đứng.
g) Hệ thống treo độc lập, phần tử đàn hồi lò xo, đòn chéo
Đây là loại hệ thống treo độc lập được thiết kế với tăng độ cứng vững
để tăng khả năng chịu lực ngang đồng thời giảm thiểu sự thay đổi của góc đặt
bánh xe xảy ra do bánh xe dao động trong phương thẳng đứng. Do kết cấu đơn
giản và chiếm ít khơng gian nên thường được sử dụng trên hệ thống treo sau của
ô tô du lịch.


Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, cơng nghệ
18

Hình 13- Hệ thống treo độc lập, phần tử đàn hồi lò xo, đòn chéo.
1- Bán trục

2- Thanh ổn định


4- Đòn chéo

5- Giá treo

3- Giảm chấn
6- Cầu chủ động

h) Hệ thống treo độc lập phần tử đàn hòi thanh xoắn
Hệ thống treo với phần tử đàn hồi thanh xoắn có ưu điểm là kết cấu ,
kích thước và trọng lượng của phần tử đàn hồi nhỏ, khơng gian chiếm chỗ ít, bố
trí thuận tiện. Vì vậy loại hệ thống treo này thường trên cả ô tô du lịch và ô tô tải.
Đối với hệ thống treo độc lập hai địn ngang thì thanh xoắn được bố trí
dọc theo thân xe. Một đầu thanh xoắn được ngàm cố định trên khung hoặc dầm,
đầu còn lại liên kết cố định bằng then hoa với đầu trong của đòn treo trên hoặc
đòn treo dưới. Như vậy khi chịu tải trọng, thơng qua các địn chéo thanh xoắn sẽ
chịu một mô men xoắn và biến dạng góc.
2) Phần tử đàn hồi.
Bộ phận đàn hồi nhận và truyền lên khung xe các lực thẳng đứng của
đường, làm giảm tải trọng động khi xe chuyển động trên đường nhấp nhơ, đảm
bao tính năng êm dịu của ơtơ. Bộ phận đàn hồi gồm một hay nhiều phần tử đàn


Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ
19

hồi, được chia ra thành phần tử đàn hồi bằng kim loại(nhíp, lò xo trụ, thanh
xoắn), phần tử đàn hồi phi kim loại (vấu cao su, đệm khí, thủy khí)…
3) Phần tử giảm chấn.
Giảm chấn được dụng trên xe với mục đích:
- Giảm và dập tắt nhanh các va đập truyền lên khung xe khi bánh xe

lăn trên đường không bằng phẳng, nhờ vậy mà bảo vệ được bộ
phận đàn hồi và tăng tính tiện nghi cho người sử dụng.
- Đảm bảo dao động của phần không được treo ở mức độ nhỏ nhất,
nhằm làm tốt sự tiếp xúc của bánh xe trên nền đường, nâng cao tính
chất chuyển động như: Khả năng thay đổi tốc độ, khả năng ổn định
của các lực và mô men tác dụng, khả năng điều khiển chuyển động.
Bản chất quá trình làm việc của giảm chấn là quá trình tiêu hao động
năng (biến động năng thành nhiệt năng ). Quá trình này xảy ran gay cả với nhíp
lá, khớp trượt, khớp quay của các ổ kim loại, ổ cao su. Nhưng quá trình tiêu hao
động năng địi hỏi phải nhanh và có thể khống chế được q trình đó nên giảm
chấn đặt trên các bánh xe sẽ thực hiện chủ yếu chức năng này
Hiện nay thường dung 2 loại giảm chấn:
+ Giảm chấn thủy lực 1 lớp vỏ có buồng khí nén.
+ Giảm chấn thủy lực 2 chiều.
Nguyên lý hoạt động của các loại giảm chấn:
a) Giảm chấn thủy lực 1 lớp vỏ có buồng khí nén


Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, cơng nghệ
20

Hình 14- Giảm chấn thủy lực 1 lớp vỏ có buồng khí nén.
1: Van trả

2: Vỏ

5: Khoang thể tích

3 : Buồng khí nén 4: Pit tông
6: Pit tông


7: Van nén

Vỏ của giảm chấn tiếp xúc trực tiếp với khơng khí tạo điều kiện thốt
nhiệt tốt. Buồng khí nén được ngăn cách bởi pit tông tự do nên tránh được hiện
tượng xâm thực ảnh hưởng tới chất lượng làm việc của giảm chấn, giảm được
tiếng ồn.
- Hành trình nén(bánh xe tiến gần khung xe)



×