Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

055 giai pháp chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ nhằm phát triển hệ thống chợ trên địa bàn quận đống đa trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.05 KB, 39 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “GIẢI PHÁP
CHUYỂN ĐỔI MƠ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHỢ NHẰM PHÁT
TRIỂN HỆ THỐNG CHỢ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY”
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Trong sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay thì
chợ là yếu tố quan trọng và cần thiết. Đặc biệt khi mà đời sống người dân
đang từng bước được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa ngày càng
nhiều hơn, phong phú và đa dạng hơn thì chợ cũng phải phát triển và phụ
thuộc vào các đặc tính xã hội ấy.
Là một loại hình tổ chức thương mại hỗn hợp, chợ đã xuất hiện từ rất
lâu và đã ăn sâu vào tiềm thức mua bán của người dân. Thông qua việc sinh
hoạt chợ và các loại hình tổ chức thương mại có thể nhận định được sự phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội của một vùng, một địa phương.
Qua khảo sát thực tế cho thấy, hệ thống chợ trên địa bàn quận Đống
Đa nói riêng và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung hiện nay còn
nhiều bất cập. Một trong những nguyên nhân chính là do phần lớn các chợ
trên địa bàn quận Đống Đa vẫn đang hoạt động theo mơ hình tổ quản lý
chợ và do phường, xã quản lý nên hiệu quả kinh doanh chưa cao. Công tác
quản lý các chợ chủ yếu theo mơ hình BQL là đơn vị sự nghiệp có thu lại
có nhiều đầu mối, khơng thống nhất trong cách quản lý, nên đã làm hạn chế
hiệu quả hoạt động kinh doanh, khai thác và quản lý chợ. Mặt khác, việc
quản lý, khai thác chợ theo mô hình BQL chưa phát huy được các thành
phần kinh tế tham gia đầu tư. Vì vậy, hằng năm thành phố và các quận,
huyện vẫn phải dành một khoản ngân sách khá lớn để đầu tư nâng cấp, cải
tạo lại chợ
Phát triển hệ thống chợ cịn thiếu tính quy hoạch và cách bố trí
ngành hàng trong chợ cũng khơng phù hợp, đa số các chợ chưa có hàng rào
bảo vệ, hành lang chợ bị lấn chiếm, cơ sở vật chất còn nghèo, chắp vá. Một
số chợ xây xong khơng có người họp, một số chợ tạm, chợ cóc lại họp ngay
cạnh đường giao thông hoặc lấn chiếm vỉa hè...



Sv: Trần Thị Kim Dung 43F4


Chuyên đề tốt nghiệp
Việc đầu tư cải tạo và nâng cấp chợ chưa được tập trung và đồng bộ,
hệ thống cấp thốt nước, cơng trình vệ sinh cơng cộng chưa được quan tâm
đúng mức nên dẫn đến tình trạng ơ nhiễm cục bộ. Một số chợ mới xây
không phát huy được hiệu quả, gây sự lãng phí và dư luận không tốt trong
quần chúng nhân dân. Nhiều chợ được bố trí vị trí chưa hợp lý hoặc chi phí
xây dựng, sửa chữa quá cao, thiếu dân chủ ở cơ sở dẫn đến việc không thu
hút được tiểu thương và nhân dân vào họp chợ. Ngoài ra, đa số cán bộ quản
lý chợ đều không qua đào tạo nên chất lượng và hiệu quả công tác thấp.
Nhiều ban quản lý, tổ quản lý chợ không tổ chức thống kê và thực hiện báo
cáo theo quy định về lưu lượng hàng hoá lưu thơng qua chợ, tình hình biến
động thị trường, giá cả trên địa bàn chợ…
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, trong giai đoạn từ năm
2010 đến 2015 cùng với điều kiện phát triển của nền sản xuất và nhu cầu
tiêu dùng của nhân dân ngày một nâng cao, thì chợ vẫn là một loại hình
thương mại khơng thể thiếu.Vì vậy, việc quản lý hoạt động của các chợ
theo mơ hình ban quản lý, tổ quản lý khơng cịn phù hợp làm giảm tính
cạnh tranh của các chợ.
Trong khi đó, một số chợ tiến hành tham gia chuyển đổi mơ hình tổ
chức quản lý chợ từ mơ hình ban quản lý sang mơ hình hợp tác xã, doanh
nghiệp lại rất thành công, thu về những kết quả không ngờ ví dụ như chợ
Láng Hạ . Điều đó cho thấy, việc giao chợ cho các HTX, DN đầu tư, khai
thác, quản lý theo hình thức hạch tốn kinh doanh, tự bảo đảm thu chi, chủ
động mọi hoạt động có nhiều ưu điểm vượt trội so với mơ hình BQL. Nhờ
đó, đã thực hiện được xã hội hóa trong đầu tư, huy động được các nguồn
vốn, giảm chi cho ngân sách, góp phần giải tỏa chợ cóc, chợ tạm.

Những lý do trên đã khiến tôi nhận thấy việc chuyển đổi mơ hình tổ
chức quản lý chợ hiện nay là vơ cùng cấp thiết. Nên tôi đã quyết định xin
chọn đề tài “Giai pháp chuyển đổi mơ hình tổ chức quản lý chợ nhằm
phát triển hệ thống chợ trên địa bàn quận Đống Đa trong giai đoạn hiện
nay" làm đề tài nghiên cứu cho mình.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Sv: Trần Thị Kim Dung 43F4


Chuyên đề tốt nghiệp
Đề tài được thực hiện, tập trung nghiên cứu về việc chuyển đổi mơ hình
tổ chức quản lý chợ nhằm phát triển hệ thống chợ trên địa bàn quận Đống
Đa bao gồm các nội dung: những lý luận chung về chợ và mơ hình tổ chức
quản lý chợ; thực trạng của một số mơ hình tổ quản lý chợ hiện nay; một số
giải pháp và kiến nghị nhằm nhanh chóng chuyển đổi mơ hình tổ chức quản
lý chợ nhằm phát triển hệ thống chợ trên địa bàn quận Đống Đa trong giai
đoạn hiện nay; nhằm trả lời các câu hỏi đặt ra về cả lý luận và thực tiễn có
liên quan:
Về mặt lý thuyết: Phần lý thuyết của đề tài nhằm trả lời các câu hỏi
dựa trên cơ sở những lý thuyết nào để nghiên cứu về việc chuyển đổi mơ
hình tổ chức quản lý chợ?
Về mạt thực tiễn: đề tài thực chất trả lời những câu hỏi sau: Thực
trạng hệ thống chợ hoạt động theo mô hình quản lý cũ (BQL) và hệ thống
chợ hoạt động theo mơ hình quản lý mới ( HTX, DN) như thế nào?. Tại sao
phải chuyển đổi mơ hình quản lý chợ theo mơ hình BQL sang mơ hình
HTX, DN? . Những nhân tố nào tác động tới sự chuyển đổi mơ hình quản
lý hiện nay? Những giải pháp nào nhằm tháo gỡ những tồn tại, hạn chế để
việc chuyển đổi diễn ra nhanh chóng và thành cơng, đem lại hiệu quả kinh
thế cũng như hiệu quả xã hội cao nhất ?
Các câu hỏi đặt ra đồng thời là những vấn đề cần được nghiên cứu và

giải quyết trong đề tài “Giai pháp chuyển đổi mơ hình tổ chức quản lý chợ
nhằm phát triển hệ thống chợ trên địa bàn quận Đống Đa trong giai đoạn
hiện nay"
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu về lý luận
Đề tài nhằ m tổ ng hơ ̣p từ khái quát đế n cu ̣ thể các vấ n đề về chợ, đặc
trưng của chợ và các mơ hình quản lý chợ hiện nay của nước ta.
1.3.2. Mục tiêu về thực tiễn
Đánh giá tổng quan từng mơ hình quản lý chợ hiện nay để thấy được lý
do tại sao phải nhanh chóng chuyển đổi mơ hình tổ chức quản lý chợ từ mơ
hình BQL sang mơ hình HTX, DN

Sv: Trần Thị Kim Dung 43F4


Chuyên đề tốt nghiệp
Tìm hiể u những nhân tố ảnh hưởng tới việc chuyển đổi mơ hình tổ chức
quản lý chợ, đâu là những nhân tố chính, nhân tố chủ chố t và ảnh hưởng
của những nhân tố đó tới q trình chuyển đổi mơ hình quản lý chợ từ BQL
sang mơ hình HTX, DN
Đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm nhanh chóng chuyển đổi mơ
hình tổ chức quản lý chợ nhằm phát triển hệ thống chợ trên địa bàn quận
Đống Đa trong giai đoạn hiện nay
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1.Về mặt nội dung:
Đề tại tập trung nghiên cứu về một số mơ hình quản lý chợ của hệ
thống chợ trên địa bàn quận Đống Đa – Hà Nội như mơ hình BQL, mơ
hình HTX, DN. Thực trạng phát triển hệ thống chợ và những hạn chế trong
mơ hình quản lý chợ hiện nay trên địa bàn Quận. Từ đó đề xuất một số giải
pháp về chuyển đổi mơ hình quản lý chợ nhằm phát triển hệ thống chợ trên

dịa bàn quận Đống Đa trong thời gian tới
Việc nghiên cứu các mơ hình chợ giúp chúng ta hiểu rõ hơn những
ưu điểm cũng như những hạn chế của các mơ hình quản lý. Mỗi mơ hình
quản lý lại có những đặc điểm khác nhau, phù hợp với những điều kiện
khác nhau. Khi phân tích thực trạng phát triển hệ thống chợ trên địa bàn
quận Đống Đa, ta sẽ có sự đánh giá và lựa chọn mơ hình quản lý phù hợp
nhất nhằm phát triển hoạt động của chợ
1.4.2.Về mặt khơng gian:
Do điều kiện thời gian, và năng lực có hạn cũng như yêu cầu của một
chuyên đề tốt nghiệp, đề tài tập trung nghiên cưa thực trạng phát triển hệ
thống chợ, mơ hình quản lý tại một số chợ thuộc quận Đống Đa. Để từ đó
có cái nhìn khái quát về thực trạng phát triển của hệ thống chợ cũng như
chuyển đổi mơ hình quản lý chợ trên địa bàn quận Đống Đa trong thời gian
hiện nay.
1.4.3. Về mặt thời gian:

Sv: Trần Thị Kim Dung 43F4


Chuyên đề tốt nghiệp
Đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển hệ thống chợ trên địa bàn
quận Đống Đa trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến nay và định hướng
đến năm 2020.
1.5. Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu
1.5.1 Một số khái niệm cơ bản về chợ và mơ hình tổ chức quản lý chợ
1.5.1.1. Một số khái niệm cơ bản về chợ và mơ hình tổ chức quản lý chợ

 Khái nhiệm chợ:
Có nhiều quan niệm khác nhau về chợ, tùy từng giai đoạn lịch sử và
tùy từng góc độ nhìn nhận khác nhau mà các quan niệm cũng khác nhau.

Tuy vậy có thể khẳng định rằng chợ là một loại hình thương mại truyền
thống.
Chợ vừa là nơi trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ vừa là nơi giao
lưu văn hóa thỏa mãn nhu cầu sản xuất vật chất, tinh thần của người dân.
Chợ là một loại hình thương mại truyền thống được duy trì và phát triển ở
nhiều nơi, từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải
đảo với nhiều quy mô và đặc điểm riêng của từng vùng, từng địa phương.
Xét ở một khía cạnh nào đó chợ tạo ra mơi trường hoạt động mua
bán nhằm cung cấp các nhu yếu phẩm, các mặt hàng thiết yếu tiêu dùng
thường xuyên hàng ngày cho nhân dân. Ở khía cạnh khác chợ lại là nơi tiêu
thụ các sản phẩm được sản xuất ra từ các ngành của nền kinh tế quốc dân
như: hóa phẩm nơng nghiệp, cơng nghiệp, nơng sản, hải sản…do đó chợ
chính là một bộ phận của thị trường xã hội, được tổ chức và quản lý theo
pháp luật nhà nước.
- Theo định nghĩa trong các từ điển tiếng Việt đang được lưu hành:
"Chợ là nơi công cộng để đông người đến mua bán vào những ngày hoặc
những buổi nhất định"(1); "Chợ là nơi tụ họp giữa người mua và người bán
để trao đổi hàng hoá, thực phẩm hàng ngày theo từng buổi hoặc từng phiên
nhất định (chợ phiên)...
- Theo Thông tư số 15/TM-CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thương
Mại hướng dẫn tổ chức và quản lý chợ "Chợ là mạng lưới thương nghiệp
(1)

Theo Đại Từ điển tiếng Việt - NXB Từ điển Bách Khoa - 2003 (tr.138)
(2) Theo Đại Từ điển tiếng Việt - NXB Văn hố Thơng tin - 2004 (tr.155)

Sv: Trần Thị Kim Dung 43F4


Chuyên đề tốt nghiệp

được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã
hội".
- Theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính Phủ
về phát triển và quản lý chợ "Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được
hình thành và phát triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa
điểm theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá và nhu
cầu tiêu dùng của khu vực dân cư".
(1) Phạm vi chợ: là khu vực được quy hoạch dành cho hoạt động chợ,
bao gồm diện tích để bố trí các điểm kinh doanh, khu vực dịch vụ (như: bãi
để xe, kho hàng, khu ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác) và
đường bao quanh chợ.
(2) Chợ đầu mối: là chợ có vai trị chủ yếu thu hút, tập trung lượng
hàng hoá lớn từ các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc
của ngành hàng để tiếp tục phân phối tới các chợ và các kênh lưu thông
khác.
(2) Điểm kinh doanh tại chợ: bao gồm quầy hàng, sạp hàng, ki-ốt, cửa
hàng được bố trí cố định trong phạm vi chợ theo thiết kế xây dựng chợ, có
diện tích quy chuẩn tối thiểu là 3 m2/điểm.
Từ những điểm hội tụ chung của nhiều định nghĩa, ta có thể rút ra kết
luận: Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và phát triển
mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm công cộng, tập trung
đông người mua bán, trao đổi hàng hố, dịch vụ với nhau, được hình thành
do u cầu của sản xuất, lưu thông và đời sống tiêu dùng xã hội và hoạt
động theo các chu kỳ thời gian nhất định.
Mơ hình quản lý chợ:
Mơ hình quản lý chợ là một cấu trúc tổ chức tổng thể các yếu tố: kế
hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm sốt. Nó là cái nhìn khái qt,
tổng thể về cách thức tổ chức, quản lý của một hoạt động hay một vấn đề
nào đó.
Mơ hình quản lý chợ là một khái niệm chỉ cách thức tổ chức, quản lý

hoạt động kinh doanh của chợ. Mỗi một mơ hình quản lý chợ lại có những
Sv: Trần Thị Kim Dung 43F4


Chuyên đề tốt nghiệp
cách thức tổ chức hoạt động riêng vầ đều có ưu điểm cũng như hạn chế
nhất định. Do đó để các mơ hình quản lý phát huy hết những ưu điểm cũng
như hạn chế được những nhược điểm thì địi hỏi phải có sự cân nhắc, lựa
chọn sao cho phù hợp.
1.5.1.3. Một số mơ hình tổ chức quản lý chợ hiện nay ở nước ta

 Tổ chức, quản lý chợ theo mơ hình Ban quản lý
Theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 về phát triển và
quản lý chợ: "Ban quản lý chợ là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải các
chi phí hoạt động thường xuyên, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và
có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước, thực hiện chức năng quản lý các
hoạt động của chợ và tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ theo quy định
của pháp luật".
Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và quy mô của chợ, Uỷ Ban Nhân Dân
các cấp có thẩm quyền quyết định lập và giao cho Ban quản lý chợ quản lý
một hoặc một số chợ (liên chợ) trên địa bàn theo phân cấp quản lý. Trường
hợp lập Ban quản lý liên chợ thì ở từng chợ có thể lập Ban hay tổ điều hành
chợ.
Ban quản lý chợ có trách nhiệm quản lý tài sản Nhà nước và các hoạt
động trong phạm vi chợ của một hoặc một số chợ; thực hiện ký kết hợp
đồng với thương nhân về thuê, sử dụng điểm kinh doanh; kinh doanh các
dịch vụ tại chợ; tổ chức bảo đảm công tác phịng cháy chữa cháy, vệ sinh
mơi trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ; xây
dựng Nội quy của chợ trình Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt
theo phân cấp quản lý chợ; tổ chức thực hiện Nội quy chợ và xử lý các vi

phạm về Nội quy chợ; điều hành chợ hoạt động và tổ chức phát triển các
hoạt động tại chợ; tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo
cáo định kỳ cho các cơ quan quản lý Nhà nước theo hướng dẫn của Bộ
Thương mại.
Theo quy định đối với đơn vị sự nghiệp có thu, được hưởng lương
ngân sách, các khoản thu chi được định mức, hạn mức trong năm theo quy
mô chợ dẫn đến thiếu chủ động cải tạo chỉnh trang chợ, không khuyến
Sv: Trần Thị Kim Dung 43F4


Chuyên đề tốt nghiệp
khích lao động làm việc tốt để có thu nhập cao. Là một đơn vị sự nghiệp có
thu nên BQL chợ khơng có tư cách pháp nhân để kêu gọi vốn đầu tư mở
rộng, nâng cấp kinh doanh chợ.

 Tổ chức, quản lý chợ theo mơ hình hợp tác xã
Là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu, lợi
ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra, HTX quản lý, kinh doanh chợ
cũng hoạt động theo luật HTX. HTX là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt,
có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính
trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của HTX theo
quy định của pháp luật.
Việc quản lý chợ theo mô hình HTX được thực hiện theo nguyên tắc
dân chủ và bình đẳng nên mọi thành viên đều bình đẳng trong việc tham
gia quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của HTX không phân
biệt người nhiều vốn hay ít vốn. Các xã viên tham gia HTX chỉ chịu trách
nhiệm trước các hoạt động của HTX trong phạm vi vốn góp vào HTX.

 Tổ chức quản lý chợ theo mơ hình doanh nghiệp (Doanh nghiệp
kinh doanh khai thác và quản lý chợ)

Theo Luật doanh nghiệp được Quốc hội khoá X thơng qua năm 1999
thì doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao
dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm
mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ: là một doanh
nghiệp được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động
kinh doanh chợ, đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh theo quy định
của pháp luật.
Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ có khả năng huy
động vốn linh hoạt. Các cơng ty cổ phần thường có vốn góp ban đầu lớn
nên thuận tiện cho việc đầu tư ban đầu vào cơ sở hạ tầng và khai thác các
dịch vụ tại chợ. Ngồi ra trong q trình hoạt động doanh nghiệp có thể
huy động thêm vốn bằng cách phát hành cổ phiếu. Đây chính là một lợi thế
của mơ hình này so với mơ hình khác.
Sv: Trần Thị Kim Dung 43F4


Chun đề tốt nghiệp
Quản lý theo mơ hình này doanh nghiệp thường khai thác tốt hơn các
dịch vụ tại chợ cũng như thỏa mãn tốt hơn các nhu cầu của các hộ kinh
doanh tại chợ. Vì các doanh nghiệp hoat động vì mục đích lợi nhuận do đó
mà họ sẽ khai thác tối đa mọi khả năng.
Thực hiện xã hội hóa về lĩnh vực chợ, huy động được các thành phần
kinh tế tham gia đầu tư xây dựng chợ, giảm gánh nặng chi ngân sách cho
nhà nước.
Tuy nhiên,vì các doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận do đó
mà họ ít quan tâm đến vấn đè xã hội, giải quyết việc làm, hoạt động xã hội
ở địa phương
1.5.1.4. Những chỉ tiêu đánh giá phát triển hệ thống chợ
Doanh thu: là thu nhâ ̣p mà doanh nghiê ̣p nhâ ̣n đươ ̣c từ viê ̣c bán hàng

hóa và dich vu ̣ đươ ̣c tính bằ ng giá của thi ̣ trường (P) của hàng hóa ( dich
̣
̣
vu ̣) nhân với lươ ̣ng hàng hóa bán ra hoă ̣c số lươ ̣ng dich vu ̣ cung ứng (Q)
̣
Lơ ̣i nhuâ ̣n: là chỉ tiêu tổ ng hơ ̣p phản ánh kế t quả của mo ̣i hoa ̣t đô ̣ng
kinh doanh trong mô ̣t thời kỳ nhấ t đinh, nó là chỉ tiêu cơ bản nhấ t để phân
̣
tích hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh. Lơ ̣i nhuâ ̣n của hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh
chính là phầ n chênh lê ̣ch giữa tổ ng doanh thu và tổ ng chi phí của hoa ̣t đô ̣ng
kinh doanh trong kỳ. Công thức của nó như sau:
Lơ ̣i nhuâ ̣n = Tổ ng doanh thu – Tổ ng chi phí
Lơ ̣i nhuâ ̣n là đa ̣i lươ ̣ng tuyê ̣t đố i đánh giá hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh song bản
thân nó mới chỉ biể u hiê ̣n mô ̣t cách đơn giản mố i quan hê ̣ so sánh giữa thu
và chi, muố n đưa đươ ̣c đánh giá sâu rô ̣ng hơn ta sử du ̣ng các chỉ tiêu tỷ
suấ t lơ ̣i nhuâ ̣n hay còn go ̣i là chỉ tiêu doanh lơ ̣i.
Tỷ suấ t lơ ̣i nhuâ ̣n là đa ̣i lươ ̣ng tương đố i dùng để đánh giá hiê ̣u quả
hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh, nó đươ ̣c xác đinh thông qua sư ̣ so sánh giữa chỉ tiêu
̣
lơ ̣i nhuâ ̣n với các chỉ tiêu đă ̣c thù của mo ̣i hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh là doanh
thu, vố n và chi phí. Từ đó ta có chỉ tiêu tỷ suấ t lơ ̣i nhuâ ̣n đươ ̣c tính như
sau:
Tỷ suấ t LN = LN/DT

Sv: Trần Thị Kim Dung 43F4


Chuyên đề tốt nghiệp
Chỉ tiêu này cho biế t cứ mô ̣t đồ ng doanh thu có thể ma ̣ng la ̣i bao
nhiêu đồ ng lơ ̣i nhuâ ̣n.

Hoă ̣c: tỷ suấ t LN = LN/CF
Chỉ tiêu này cho biế t cứ mô ̣t đồ ng chi phí bỏ ra có thể mang la ̣i bao nhiêu
đồ ng lơ ̣i nhuâ ̣n.
Tỷ suấ t lơ ̣i nhuâ ̣n càng cao thì hiêu quả hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh của
̣
doanh nghiê ̣p càng tố t. Chỉ tiêu này có ý nghia khuyế n khích các doanh
̃
nghiê ̣p tăng doanh thu, giảm chi phí nhưng điề u kiê ̣n để có hiê ̣u quả là tố c
đô ̣ tăng lơ ̣i nhuâ ̣n phải lớn hơn tố c đô ̣ tăng trưởng doanh thu và tố c đô ̣ tăng
trưởng tăng chi phí.
1.5.2 Phân định nội dung về vấn đề nghiên cứu
Chuyên đề đã hệ thống lại những vấn đề về lý thuyết liên quan đến
chợ và mơ hình tổ chức quản lý chợ như: khái niệm về chợ, đặc trưng của
chợ và một số mơ hình tổ chức quản lý chợ hiện nay của nước ta
Dựa trên các lý thuyết liên quan đến chợ và một số mơ hình tổ chức
quản lý chợ ở phần lý luận, chuyên đề tập trung vào việc đánh giá tổng
quan tổ chức quản lý chợ theo mơ hình BQL, theo mơ hình HTX,DN trên
địa bàn quận Đống Đa để từ đó cho thấy được lý do tại sao phải chuyển đổi
mơ hình tổ chức quản lý chợ từ mơ hình BQL sang mơ hình HTX, DN.
Ngồi ra, chun đề cịn nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới việc chuyển
đổi mơ hình quản lý chợ như: chủ chương đường lối, hệ thống chính sách
pháp luật về chợ và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, trình độ phát triển
kinh tế xã hội, vấn đề tài chính…và đưa ra kết quả phân tích các dữ liệu thu
thập dược về thực trạng chuyển đổi mô hình quản lý nhằm phát triển hệ
thống chợ trên địa bàn quận Đống Đa giai đoạn hiện nay.
Từ quá trình khảo sát trên, chuyên đề đã tổng kết được những thành
công cũng như những hạn chế của công tác quản lý chợ trên địa bàn Đống
Đa hiện nay, nguyên nhân của những hạn chế. Từ những nguyên nhân đó
chuyên đề đưa ra những giải pháp giúp các cấp, các ngành nhanh chóng
chuyển đổi mơ hình tổ chức quản lý chợ nhằm phát triển hệ thống chợ trên

địa bàn quận Đống Đa trong giai đoạn hiện nay như về : cơ chế chính sách,
quy chế đấu thầu, cải tổ bộ máy BQL chợ….
Sv: Trần Thị Kim Dung 43F4


Chuyên đề tốt nghiệp
Kết cấu của chuyên tốt nghiệp:
Ngoài các phần: Tóm tắt, lời cảm ơn và mục lục, danh mục bảng
biểu, hình vẽ tài liệu tham khảo và các phụ lục, chuyên đề có kết cấu 3
chương như sau:
Chương 1: Tổ ng quan nghiên cứu giải pháp chuyển đổi mơ hình tổ
chức quản lý chợ nhằm phát triển hệ thống chợ trên địa bàn quận Đống Đa
trong giai đoạn hiện nay
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kế t quả phân tích thực
tra ̣ng chuyển đổi mơ hình tổ chức quản lý chợ nhằm phát triển hệ thống
chợ trên địa bàn quận Đống Đa trong giai đoạn hiện nay
Chương 3: Các kế t luâ ̣n và đề xuấ t giải pháp về chuyển đổi mơ hình
tổ chức quản lý chợ nhằm phát triển hệ thống chợ trên địa bàn quận Đống
Đa trong thời gian tới

Sv: Trần Thị Kim Dung 43F4


Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT
QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CHUYỂN ĐỔI MƠ HÌNH TỔ
CHỨC QUẢN LÝ NHẰM PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHỢ TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA TRONG THỜI GIAN QUA.
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chung của đề tài là phương pháp luận duy

vật biện chứng trên quan điểm tiếp cận hệ thống toàn diện, tiên tiến. Một số
phương pháp cụ thể được sử dụng để nghiên cứu những nội dung của đề tài
là: Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, phương pháp thu thập dữ
liệu, phương pháp phân tích dữ liệu…
2.1.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê:
Đây là những phương pháp cơ bản được sử dụng để đánh giá tổng
quan về tình hình chuyển đổi mơ hình tổ chức quản lý chợ nhằm phát triển
hệ thống chợ trên địa bàn quận Đống Đa trong giai đoạn hiện nay. Phương
pháp này cũng được dùng trong phần kết quả phân tích các dữ liệu thu
thập.
Thơng qua các nghị định, nghị quyết, bản quy hoạch tổng thể mạng
lưới chợ trên dịa bàn thành phố của Bộ Công Thương và Sở Công Thương
Hà Nội và các số liệu thống kê từ nhiều nguồn tin khác nhau. Đề tài sử
dụng phương pháp tổng hợp thống kê để từ đó có những dẫn chứng cụ thể
về thực trạng phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn quận Đống Đa.
2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu là một công việc quan trọng cần thiết cho bất kỳ hoạt
động nghiên cứu khoa học nào vì dữ liệu làm nền tảng cho nghiên cứu
khoa học. Đây là nguồn kiến thức quý giá được tích lũy qua q trình
nghiên cứu mang tính lịch sử lâu dài
Kết quả của việc thu thập dữ liệu là các dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ
cấp.

Sv: Trần Thị Kim Dung 43F4


Chuyên đề tốt nghiệp
Trong đề tài này, em chỉ thu thập dữ liệu thứ cấp là các dữ liệu thu
thập được từ giáo trình, báo chí, bài báo, tập san, chuyên đề, tạp chí, biên
bản hội nghị, báo cáo khoa học, internet, sách tham khảo, luận văn, luận án,

thông tin thống kê, hình ảnh, video, băng catssette, tài liệu- văn thư, bản
thảo viết tay…
Phương pháp này được sử dụng để phân tích các số liệu liên quan
chuyển đổi mơ hình tổ chức quản lý chợ nhằm phát triển hệ thống chợ trên
địa bàn quận Đống Đa trong giai đoạn hiện nay, dự báo xu hướng trong
tương lai… trong chương 2 của đề tài (Cụ thể là trong mục 2.2 và mục 2.3)
2.2. Đánh giá tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến việc
chuyển đổi mơ hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Đống Đa
trong thời gian qua
2.2.1. Đánh giá tổng quan tình hình chuyển đổi mơ hình tổ chức quản
lý chợ trên địa bàn quận Đống Đa trong thời gian qua
Quận Đống Đa có 12 chợ, đó là:
1. Chợ Thái Hà

8. Chợ Thổ Quan

2. Chợ Láng Hạ

9. Chợ Nam Đồng

3. Chợ A12 Khương
Thượng

10.Chợ Kim Liên

4. chợ Láng Thượng
5. Chợ Ngô Sĩ Liêm
6. Chợ H27 Khương
Thượng
7. Chợ Ngã Tư Sở


Sv: Trần Thị Kim Dung 43F4

11.Chợ Ô Chợ Dừa
12. Chợ Khâm Thiên


Trong 12 chợ nói trên thì ngồi chợ Láng Hạ với sự nhạy bán, mơ
hình quản lý tốt là đang hoạt động có hiệu quả thì cơng tác chuyển đổi của
các chợ còn lại diễn ra khá chậm so với yêu cầu đặt ra của thành phố.
UBND quận còn chưa tích cực, cịn lung túng trong thực hiện chủ chương
xã hội hóa chuyển đổi mơ hình quản lý chợ trên địa bàn. Các văn bản, quy
phạm pháp luật còn chưa thống nhất
Việc chuyển đổi chợ trên địa bàn quận Đống Đa phần lớn được xác
định kết hợp với đầu tư xây dựng lại.Tuy nhiên, địa điểm xây dựng chợ tạm
khó khăn, quận dự kiến lộ trình sau khi xây dựng xong TTTM chợ Ngã Tư
Sở sẽ thực hiện dự án các chợ khác cần bố trí chợ tạm vào vị trí chợ tạm
Ngã Tư Sở. Vì thế lộ trình triển khai các chợ trên địa bàn quận khó xác
định được thời gian cụ thể.
Để đánh giá tổng quan tình hình chuyển đổi mơ hình tổ chức quản lý
chợ trên địa bàn quận Đống Đa, chuyên đề đi đánh giá từng mơ hình quản
lý chợ hiện nay trên địa bàn quận như mơ hình BQL, mơ hình HTX, DN về
các tiêu chí khác nhau như vấn đề về tài chính, nhân sự, cơ chế quản lý…
để thấy được lý do tại sao phải nhanh chóng thực hiện việc chuyển đổi mơ
hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Đống Đa trong giai đoạn hiện
nay.
Quản lý chợ theo mơ hình BQL
Tài chính: Nguồn vốn đầu tư và hoạt động quản lý chợ thuộc nguồn
vốn ngân sách, phải thực hiện theo nguyên tắc “ lập dự toán, chấp hành dự
toán, hoạch toán kế toán và quyết toán thu chi” theo quy định của Nhà

Nước. Các khoản chi phí đều phải thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ
được phê duyệt định kỳ. Vấn đề liên doanh liên kết và huy động nguồn vốn
đều phải tuân thủ theo quy định hết sức gị bó và cứng nhắc nếu so sánh với
tính tự chủ về tài chính của một doanh nghiệp độc lập
Như vậy, có thể thấy nguồn vốn để đầu tư phát triển chợ lấy chủ yếu
từ NSNN. Hàng năm quận Đống Đa nói riếng và thành phố Hà Nội nói


chung phải dành một khoản ngân sách khá lớn để đầu tư nâng cấp, cải tạo
chợ trong khi nguồn thu từ các hoạt động chợ lại không đáng kể. Điều này
ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cấp và cải tại hệ thống chợ trên địa bàn.
Vì thế, cơ sở vật chất của hệ thống chợ trên địa bàn vẫn cịn yếu kém, khá
sơ sài, nhiều chợ đang trong tình trạng xuống cấp, chưa đáp ứng được nhu
cầu kinh doanh, chưa tương xứng với vị trí là một bộ phận quan trọng trong
kết cấu hạ tầng thương mại. Phần lớn thiết kế kỹ thuật của nhiều chợ còn
chưa phù hợp, chưa phát huy được hiệu quả và chưa dáp ứng được nhu cầu
người tiêu dùng. Đường đi lối lại trong các chợ đa phần là hẹp, thêm vào
đó là tình trạng người kinh doanh trong chợ bày bán hàng lấn lối đi. Đây
chính là ngun nhân dẫn đến tình trạng khách hàng ngại vào chợ mua bán
và tạo diều kiện cho hàng rong phát triển.
Nhân sự: Hầu hết đều phải tuân theo sự phân công của cơ quan quản
lý, nhất là các vị trí lãnh đạo, cán bộ chủ chốt (trưởng BQL, Kế toán
trưởng). Chế độ lương, thưởng cho bộ máy quản lý chợ theo mức quy định
của Nhà nước, chưa đủ khích lệ người lao động gắn bó và trách nhiệm với
công việc. Hầu hết nhân sự quản lý các chợ loại 3 có trình độ quản lý chợ
rất hạn chế, thiếu kiến thức về quản lý lẫn nghiệp vụ chuyên môn. Điều này
ảnh hưởng rất lớn tới việc tiếp nhận chủ chương, đường lối cũng như chính
sách mà nhà nước ban ra có liên quan đến phát triển chợ
Cơ chế quản lý: Chặt về thủ tục hành chính nhưng lại lỏng về kiểm
tra giám sát. Vì vậy, hiệu quả quản lý rất kém. Rất nhiều chợ, thu không đủ

bù chi. Đầu tư cho chợ rất lớn nhưng cơ sở hạ tầng ngày càng xuống cấp,
sử dụng tạm bợ, không đủ tiền để sửa chữa. Bộ máy quản lý chợ thực hiện
nhiệm vụ một cách chiếu lệ, qua loa, nhất là thiếu tinh thần trách nhiệm
trong việc thực hiện PCCC, vệ sinh mơi trường và an tồn thực phẩm…
thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ và hiệu quả để suy trách nhiệm
Quản lý chợ theo mơ hình HTX, DN
Tài chính: Nhà thầu quản lý chợ được thu các khoản phí và dịch vụ
để trang trai cho các hoạt động. Ngoài ra được chủ động trong khai thác và


kinh doanh chợ để có thêm thu nhập chính đáng. Song nếu làm việc không
hiệu quả, thu không đủ chi họ phải chịu trách nhiệm bằng vật chất( lỗ
không được cấp bù như BQL chợ)
Nhân sự: Nhà thầu phải lựa chọn những nhân sự có năng lực nhất,
phù hợp nhất làm việc cho doanh nghiệp mình để đảm bảo hồn thành u
cầu cơng việc nhưng vẫn có lãi; có quyền chấm dứt hợp đồng lao động nếu
người lao động không đáp ứng yêu cầu công việc
Cơ chế quản lý: Quan hệ của nhà thầu với UBND cấp Huyện, Xã là
đối tác trong hợp đồng cho thuê quản lý chợ chứ không phải là đơn vị thực
hiện nhiệm vụ UBND cấp xã, huyện giao. Nhà thầu bị chấm dứt hợp đồng
quản lý chợ nếu không tuân thủ các nội dung đã cam kết khi nhận thầu.
Nhà thầu chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng theo quy
định luật pháp chun ngành
Như vậy, với mơ hình quản lý mới, tính chủ động sang tạo, tinh thần trách
nhiệm với công việc được nâng lên rất nhiều. Chức năng nhiệm vụ khơng
cịn trọn gói trong phạm vi quản lý những gì hiện có và được giao nữa mà
mở rộng ra kinh doanh, khai thác linh hoạt, nhạy bén với thi trường hơn.
Cơng việc quản lý chợ được chun nghiệp hóa và mang tính cạnh tranh
cao, vì vậy chợ hồn tồn có thể quản lý tốt hơn
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi mơ hình tổ

chức quản lý trên địa bàn quận Đống Đa thời gian qua.
2.2.1. Hệ thống chính sách pháp luật về chợ và quy hoạch phát
triển kinh tế xã hội.
Chủ chương đường lối, hệ thống chính sách pháp luật về chợ và quy
hoạch phát triển kinh tế xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến q trình chuyển
đổi mơ hình tổ chức quản lý chợ. Việc chuyển đổi từng chợ trên địa bàn
phụ thuộc hoàn toàn vào chủ chương của UBND thành phố.


Theo chủ chương xã hội hóa đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác chợ,
chuyển đổi mơ hình BQL chợ sang mơ hình HTX, DN quản lý, dự kiến đến
hết năm 2015 toàn TP Hà Nội sẽ hoàn thành chuyển đổi 100% mơ hình
quản lý, kinh doanh các chợ trên địa bàn. TP cũng thành lập Ban chuyển
đổi mơ hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ 2 cấp. Ban chuyển đổi cấp
TP có nhiệm vụ hướng dẫn, phê duyệt, ra quyết định công nhận doanh
nghiệp, hợp tác xã quản lý, kinh doanh khai thác đối với các chợ đầu mối,
chợ cấp 1. Các chợ cấp còn lại do Ban chuyển đổi cấp quận, huyện, thị xã
phê duyệt
Việc chuyển đổi mơ hình quản lý chợ diễn ra nhanh hay chậm phụ
thuộc rất nhiều vào các cơ chế, chính sách và quy hoạch tổng thể mạng lưới
chợ trên toàn thành phố. Để thúc đẩy chuyển đổi mơ hình quản lý nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động của các chợ trên địa bàn thành phố thì sở
Cơng Thương cũng như các cơ quan liên quan cần có những chính sách hỗ
trợ doanh nghiệp, HTX hay các ban quản lý chợ có điều kiện thuận lợi để
đầu tư, xây dựng và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh chợ
2.2.2. Trình độ phát triển kinh tế xã hội
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật kéo theo trình độ
sản xuất cũng phát triển. Hàng hóa ra đời ngày một nhiều, lưu lượng hàng
hóa lưu chuyển trên địa bàn ngày càng tăng do đó đã tác động mạnh mẽ
đến sự phát triển cả về số lượng và chất lượng của mạng lưới chợ. Mạng

lưới chợ không ngừng được mở rộng, trở thành một kênh phân phối và lưu
chuyển hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của lưu thông.
Bên cạnh sự phát triển của sản xuất kéo theo là sự phát triển và tăng
trưởng cề kinh tế , làm cho thu nhập và chất lượng cuộc sống của người
dân không ngừng được nâng cao quyết định tới mức tiêu dùng. Mức tiêu
dùng nhiều hay ít sẽ tác động tới cấn đề phát triển mạng lưới chợ.
Tốc độ xã hội hóa: khi xã hội cang văn minh thì việc trao đổi mua
bán sẽ ngày càng trở nên văn minh hơn, điều này sẽ làm ảnh hưởng tới xu
hướng phát triển của mạng lưới chợ về chiều sâu. Trong tương lai các loại


hình như chợ cóc, chợ tạm sẽ khơng cịn tồn tại mà thay vào đó là sự phát
triển của các loại hình chợ cao cấp khác.
Ở các đơ thị lớn như Hà Nội khi nhu cầu cơ bản đã được thỏa mãn
thì chất lượng dịch vụ càng trở lên quan trọng, do đó cách thức phục vụ
khách hàng cũng cần phải thay đổi
Sự ra đời và phát triển của các loại hình thương mại hiện đại cũng
ảnh hưởng khơng nhỏ tới q trình phát triển cũng như chuyển đổi mơ hình
quản lý chợ hiện nay. Tính hiện đại cũng như sự tiện lợi của các loại hình
thương mại hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mai đang dần thỏa mãn
nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người tiêu dùng. Do đó để có thể tồn
tại cũng như có thể cạnh tranh với các loại hình thương mại hiện đại này
địi hỏi khơng chỉ thay đổi về cơ sở hạ tầng mà cả cách thức tổ chức quản
lý tại chợ cũng cần thay đổi.
2.2.3. Vấn đề về tài chính
Thực hiện Quy hoạch phát triển, đầu tư xây dựng và quản lý chợ trên
địa bàn thành phố Hà Nội theo Quyết định số 142/2004/QĐ-UB ngày
09/9/2004 của UBND thành phố Hà Nội; Kế hoạch chuyển đổi mơ hình tổ
chức quản lý chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội theo Quyết định số
63/2005/QĐ-UB ngày 29/4/2005 của UBND thành phố Hà Nội và Quy

trình chuyển đổi mơ hình quản lý kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn
thành phố Hà Nội theo Quyết định số 31/2007/QĐ-UBND ngày 14/3/2007
của UBND thành phố Hà Nội phù hợp với chủ trương chính sách của Nhà
nước.
- Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế đầu tư hoặc góp vốn cùng Nhà nước đầu tư
xây dựng các loại chợ. Nhà nước giảm hoặc không phải bỏ vốn đầu tư xây
dựng chợ, thương nhân nộp thuế phần kinh doanh riêng, HTX nộp thuế
phần kinh doanh của HTX trong đó có các dịch vụ hỗ trợ xã viên.


-Trường hợp chợ do Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng có vốn đóng
góp của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế,
ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ mức độ, tỷ lệ góp vốn để lựa chọn chủ thể kinh
doanh khai thác và quản lý chợ (Ban Quản lý chợ, doanh nghiệp, Hợp tác
xã thương mại - dịch vụ hoặc thành lập Công ty cổ phần theo quy định của
pháp luật).
Như vậy có thể thấy vấn đề về tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến việc
chuyển đổi mơ hình tổ chức quản lý chợ. Điều này được thể hiện rõ nhất ở
dự án xây dựng mới chợ Ngã Tư Sở, thương nhân nộp đến 80% vốn xây
dựng thì việc chọn mơ hình quản lý chợ do thương nhân quyết định.
Tuy nhiên, mơ hình quản lý chợ như hiện nay chưa huy động được các
thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng, kinh doanh khai thác chợ.
Nguồn vốn cho đầu tư, xây dựng các chợ mới đều lấy từ NSNN là chủ yếu.
Ngoài ra chỉ huy động được một tỷ lệ rất nhỏ của các hộ kinh doanh trong
chợ hay của một số cá nhân, cơ quan, đơn vị có dự án trên địa bàn Quận.
Điều đó đặt ra vấn đề là có nên tiếp tục Nhà nước phải chi cho xây dựng
các chợ, sau đó thu hồi thuế dần khơng hay có thể chuyển đổi cho các tổ
chức kinh tế, các cá nhân khác tham gia đầ tư, xây dựng và kinh doanh khai
thác chợ. Nhà nước chỉ là chủ thể thực hiện chức năng quản lý Nhà nước

trên lĩnh vực chợ đối với tổ chức đó.
2.2.4. Các yếu tố khác
Ngồi những yếu tố trên còn một số yếu tố ảnh hưởng tới việc
chuyển đổi mơ hình tổ chức quản lý chợ hiện nay như: vị trí địa lý, sự
thuận tiện về giao thơng, sự phát triển của các loại hình phương tiện giao
thông, hệ thống thông tin liên lạc, nhân sự…Tuy các yếu tố này không ảnh
hưởng trực tiếp nhưng nó có tác động tới việc quyết định đầu tư, kinh
doanh khai thác chợ của các nhà đầu tư.
2.3. Kết quả phân tích các dữ liệu thu thập được về thực trạng
chuyển đổi mơ hình tổ chức quản lý nhằm phát triển hệ thống chợ trên
địa bàn quận Đống Đa.


Để thấy rõ tình hình phát triển hệ thống chợ trên địa bàn quận Đống Đa khi
chuyển đổi mơ hình tổ chức quản lý chợ, chúng ta sẽ tiến hành phân tích
một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống chợ
giai đoạn 2006 – 2010.
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống chợ trên địa bàn
quận Đống Đa giai đoạn 2006 – 2010
Chỉ tiêu

Đơn vị

2004 2005 2006

2007

2008

2009


2010

42

45

89

98

72

120

138

Tỷ đồng 38

40

46

59

54

58

62


5

43

39

18

72

76

Doanh thu Tỷ
đồng
Chi phí

Lợi nhuận Tỷ đồng 4

( Nguồn: Phịng KH- Cơng nghiệp- thương mại- dịch vụ)
Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính
phủ về phát triển và quản lý chợ; thì năm 2007 trên địa bàn quận Đống Đa
chính thức có chợ Ngã Tư Sở, Ơ Chợ Dừa, Láng Hạ… chuyển đổi mơ hình
quản lý. Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy doanh thu từ hoạt động kinh doanh cuả
hệ thống chợ trước năm 2007 khơng cao, chi phí đầu tư khá lớn nhưng từ
năm 2007 đến nay doanh thu và lợi nhuận lại liên tục tăng. Điều đó cho
thấy quản lý chợ theo mơ hình HTX, DN đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn
rất nhiều so với quản lý chợ theo mơ hình BQL.
Về lợi nhuận, hệ thống chợ trên địa bàn quận Đống Đa đạt lợi nhuận
dương qua các năm. Nhưng tốc độ tăng lợi nhuận chưa cao không đều và ổn

định qua các năm. Lý do là cơng tác chuyển đổi mơ hình tổ chức chợ kết
hợp với việc đầu tư xây dựng lại nên một số chợ đã mất một khoản chi phí
khơng nhỏ cho việc xây dựng lại


Bảng 2.2. Hiệu quả hoạt động thương mại
STT

Các chỉ tiêu

2004 2005

2006

2007

2008

2009

2010

1

LN/DT

0,32

0,36


0,51

0.53

0.55

0.56

0.57

2

LN/CP

0,84

0,92

1,05

1,1

1,3

1,05

1,6

( Nguồn: Phịng KH- Cơng nghiệp- thương mại- dịch vụ)
Dựa vào bảng 2.2 ta thấy, từ năm 2007 đến nay tỷ suất lợi nhuận trên

doanh thu và chi phí phát triển của hệ thống chợ trên địa bàn quận Đống Đa
có xu hướng tăng dần qua các năm. Tỷ suất lợi nhuận càng tăng thì càng
thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh càng tốt. Do đó với mức tỷ suất lợi
nhuận ngày càng gia tăng ta có thể thấy, bước đầu các chợ được chuyển đổi
đã hoạt động hiệu quả hơn so với mơ hình BQL


CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ CHUYỂN ĐỔI
MƠ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ NHẰM PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA TRONG THỜI GIAN TỚI.
3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu
3.1.1 Thành công và bài học kinh nghiệm
a, Thành công
Công tác chuyển đổi mơ hình quản lý chợ trên khu vực Đống Đa đã
đạt được một số thành công như:
- Hệ thống chợ trên địa bàn ngày càng tăng về số lượng và chất
lượng
- Số lượng DN, HTX tham gia xây dựng và quản lý chợ ngày càng
tăng lên và đath hiệu quả cao.
- Công tác quy hoạch mạng lưới chợ đã tạo điều kiện cho các chợ
cóc, chợ tạm trước đây có thể chuyển đổi thành các chợ kiên cố, có sự quản
lý. Qua đó tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh có địa điểm cố định để kinh
doanh, góp phần bảo vệ an ninh trật tự, vệ sinh mơi trường, an tồn thực
phẩm và an tồn giao thơng cho người dân.
- Thông qua quy hoạch tổng thể mạng lưới chợ và tổ chức chuyển
đổi mơ hình quản lý chợ đã giúp giảm gánh nặng tài chính chi đất nước,
nâng cao thu ngân sách cho nhà nước thông qua thu thuế và các khoản thu
khác từ chợ
Một số chợ trên địa bàn quận Đống Đa chuyển đổi mơ hình quản lý
từ BQL sang HTX, DN hoạt động hiệu quả.

Chuyên đề xin giới thiệu về HTX thương mại Láng Hạ để qua đó
thấy được hiệu quả hoạt động của việc quản lý theo mơ hình HTX, DN
trong việc quản lý, kinh doanh khai thác chợ.
HTX Thương mại Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội được thành phố
cho phép chuyển 8343 m2 đất trồng rau sang xây dựng chợ. Năm 2001,
HTX xây dựng chợ với vốn đầu tư khoảng 6 tỷ đồng, chủ yếu là vốn góp,
vốn vay của xã viên. Năm 2002 chợ đi vào hoạt động, doanh thu từ chợ các
năm: 2002: 2,4... tỷ đồng, năm 2003: 2,5 tỷ đồng, năm 2004: 2,5 tỷ đồng
chiếm gần 50% tổng doanh thu của HTX. Trong các năm tới doanh thu của
HTX đạt trên 10 tỷ đồng, trong đó chợ doanh thu chợ chiếm đến 50%. Đến


đầu năm 2007, tổng nguồn vốn thuộc sở hữu tập thể đạt 24 tỷ đồng, trong
đó 12 tỷ là vốn cố định, 12 tỷ vốn lưu động. Cơ cấu: vốn góp của xã viên là
5,8 tỷ, 18,2 tỷ là vốn tích lũy của HTX. Cơ cấu vốn nói lên cơ chế tự cấp
vốn, hiệu quả kinh doanh và khả năng đầu tư sắp tới của HTX. Nguồn thu
của chợ ổn định do số hộ thuê kinh doanh ổn định 105 sạp, 375 chỗ ngồi,
và 100 chỗ khác.
Hiệu quả kinh tế -xã hội : HTX có 131 xã viên, tạo việc làm cho 188
lao động trong đó có 57 người khơng phải là xã viên, mức lương tối thiểu
của lao động gần 1 triệu đồng/tháng, mức tối đa gần 3 triệu đồng/tháng. Xã
viên được ứng trước lãi vốn góp khoảng 600000 đồng/tháng. Trong những
năm tới do nhu cầu mở rộng và nâng cấp các dịch vụ tại chợ cũng như các
dự án đầu tư mới trên 10 tỷ đồng, số xã viên và người lao động đạt 220
người.
HTX nộp ngân sách hàng năm (không kể phần hộ kinh doanh trong
chợ tự nộp): Năm 2001 nộp 245 triệu đồng, năm 2002:792 triệu đồng, năm
2003: 1074 triệu, năm 2004: 1366 triệu đồng. Năm 2007 là 2316 triệu đồng
3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân
a, Hạn chế

Việc quy hoạch mạng lưới chợ trên địa bàn quận Đống Đa chưa thực
sự hiệu quả, thiếu sự điều tra, khảo sát nhu cầu thực tiễn dẫn đến tình trạng
nhiều chợ sau khi xây dựng không đi vào hoạt động, không khai thác hết
công suất hoạt động của chợ. Sự phân bổ mạng lưới chợ giữa các quận,
huyện không đều
Số lượng các chợ cóc, chợ tạm vẫn tồn tại nhiều nơi gây mất trật tự
an ninh, ô nhiễm môi trường. Trong khi đó các chợ được quy hoạch khơng
có nhiều hộ kinh doanh gây lãng phí và giảm hiệu quả đầu tư
Mặc dù các văn bản chính sách của nhà nước đã thúc đẩy việc kiện
toàn bộ máy quản lý chợ. Tuy nhiên thực tế ở hầu hết các địa phương các
đơn vị quản lý chợ hiện nay vẫn phổ biến là ban quản lý chợ hay tổ quản lý
chợ thậm chí nhiều chợ khơng được quản lý. Vì vậy trong hệ thống chợ
hiện nay nhiều chợ khơng có nguồn thu, hoặc nguồn thu khơng được kiểm
sốt chặt chẽ


b, Nguyên nhân của hạn chế
- Chính sách của Nhà nước đối với BQL chợ khơng khuyến khích
BQL phát huy tính năng động của mình. BQL là đơn vị sự gnhiệp có thu,
kinh phí hoạt động của BQL do ngân sách cấp và khơng có chế độ đãi ngộ
cho các BQL hoạt động. Hiện nay, mức lương trung bình của cán bộ cơng
nhân viên trong BQL cịn rất thấp, cao nhất mới chỉ 650.000 đồng/người/
tháng. Ngoài mức lương trên, BQl chợ còn thu theo quy định 400 đồng/hộ
kinh doanh/ngày gọi là lệ phí trật tự kinh doanh để chi cho cơng việc quản
lý hàng ngày trong chợ. Có thể nói, mức lương quy định như hiện nay đối
với BQL chợ là khá thấp, do đó khơng tạo động lực cho BQL phát huy hết
khả năng của mình. Đồng thời, với mức lương đó khơng đảm bảo cuộc
sống hàng ngày của BQL , điều này rất dễ nảy sinh tiêu cực.
Ngoài ra, cơng tác thực hiện chuyển đổi mơ hình quản lý sang doanh
nghiệp kinh doanh khai thác, hoạt độn của một số chợ chưa đạt hiệu quả

như mong mốn do các văn bản quy phạm pháp luật còn chưa thống nhất
trên các địa bàn khác nhau
- Mơ hình quản lý chợ như hiện nay chưa huy động được các thành
phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng, kinh doanh khai thác chợ. Nguồn
vốn cho đầu tư, xây dựng các chợ mới đều lấy từ NSNN là chủ yếu. Ngoài
ra chỉ huy động được một tỷ lệ rất nhỏ của các hộ kinh doanh trong chợ hay
của một số cá nhân, cơ quan, đơn vị có dự án trên địa bàn Quận.
Hàng năm Quận vẫn phải chi một khoản ngân sách lớn vào đầu tư,
xây dựng, cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang chợ. Tuy nhiên, con số này rất nhỏ
so với NSNN. Điều đó đặt ra vấn đề là có nên tiếp tục Nhà nước phải chi
cho xây dựng các chợ, sau đó thu hồi thuế dần khơng hay có thể chuyển đổi
cho các tổ chức kinh tế, các cá nhân khác tham gia đầ tư, xây dựng và kinh
doanh khai thác chợ. Nhà nước chỉ là chủ thể thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước trên lĩnh vực chợ đối với tổ chức đó.
- Vai trị của BQL chợ cịn nhiều hạn chế thể hiện: Khơng chủ động
trong việc sử dụng kinh phí tái đầu tư cho chợ. Các chợ có những đóng góp
quan trọng cho việc tạo nguồn thu cho NSNN, tuy nhiên nguồn thu này
khơng được trích lại để đầu tư, nâng cấp, sửa chữa chợ. Do đó khi chợ bị
xuống cấp, hư hỏng cần có những kế hoạch sửa chữa lớn thì BQL chợ phải


trình lên UBND cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý phê duyệt và
quyết định, rồi sau đó mới cấp kinh phí xuống. Việc làm thu tục giấy tờ để
xin kinh phí, chờ phê duyệt có khi phải mất cả tháng mới xong, gây ảnh
hưởng đến hoạt động của chợ. Khơng chủ động trong việc bố trí, sắp xếp
các ngành hàng, các điểm kinh doanh tại chợ mà phải do UBND cấp có
thẩm quyền quyết định.
- Do ý thức của người dân chưa cao. Việc tồn tại chợ cóc, chợ tạm là
do người dân chưa hiểu hết những ảnh hưởng của việc kinh doanh khơng
có tổ chức. Những vấn đề về vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, vệ sinh an

toàn thực phẩm là những mối lo ngại lớn nhất đối với các loại chợ này.Việc
các chợ cóc, chợ tạm vẫn tồn tại ở nhiều nơi là do công tác quản lý chợ
chưa thực sự hiệu quả. Các chế tài chưa đủ mạnh, công tác tuyên truyền ý
thức cho người dân chưa thực sự cao…
- Việc tồn tại đa số các chợ trên địa bàn hoạt động theo mơ hình
BQL và tổ QL là do việc tun truyền các cơ chế chính sách phát triển hệ
thống chợ của các cơ quan quản lý nhà nước chưa thực sự hiệu quả. Các
doanh nghiệp, HTX chưa thấy được lợi ích trong hoạt động đầu tư, quản lý
chợ
3.2. Một số giải pháp nhằm chuyển đổi mơ hình quản lý chợ trên
địa bàn thành phố trong thời gian tới
3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách phát triển chợ
*Giải pháp về thủ tục hành chính
Để hỗ trợ thúc đẩy hoạt động đàu tư,kinh doanh khai thác chợ đối với các
loại hình doanh nghiệp va HTX,Chính phủ cần đơn giản hóa các thủ tục
hành chính cũng như các yêu cầu về tiêu chuẩn kĩ thuật khi tiến hành đầu
tư.Khi tiến hành phỏng vấn một số lãnh đạo của doanh nghiệp,HTX kinh
doanh khai thác chợ chậm và kém hiệu quả là do quá nhiều thủ tục cũng
như những yêu cầu kỹ thuật.Theo thông báo số 25/TB-UBND ngay
25/01/2007 của UBND thành phố Hà Nội nêu rõ nhà đầu tư phải đưa ra ít
nhất hai phương án thiết kế kiến trúc và bảo vệ các phương án này trước
hội đồng để hội đơng lựa chọn.
*Chính sách tài chính


×