Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

LUẬN VĂN PHÂN TÍCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (980.87 KB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÂM TRẦN VĨNH PHÁT
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA
NÔNG HỘ TRỒNG MÍA Ở
THỊ XÃ NGÃ BẢY - TỈNH HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115
CẦN THƠ 8-
2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÂM TRẦN VĨNH PHÁT
MSSV/HV:4105144
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA
NÔNG HỘ TRỒNG MÍA Ở
THỊ XÃ NGÃ BẢY - TỈNH HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TẠ HỒNG NGỌC
ii
CẦN THƠ 8-
2013
MỤC LỤC
Trang
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn 1
iii
DANH SÁCH BẢNG


Trang
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn 1
iv
DANH SÁCH HÌNH
Trang
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn 1
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CCS : Đơn vị tính trữ đường
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
ĐHCT : Đại học Cần Thơ
BNN-PTNN : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
BVTV : Bảo vệ thực vật
MLE : Ước lượng cực đại
NGTK : Niên giám thống kê
TIE : Phi hiệu quả kỹ thuật
TE : Hiệu quả kỹ thuật
vi
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
Ngành mía đường thế giới phát triển từ thế kỷ thứ 16. Sản lượng đường
toàn cầu phát triển nhanh theo nhu cầu tiêu thụ, đầu những năm cách mạng công
nghiệp (1750-1830) khoảng 820 ngàn tấn/năm, trước thế chiến thứ nhất (1914-
1918) khoảng 18 triệu tấn/năm, đến nay đạt trên 170 triệu tấn/năm (USDA,
2013). Đường được sản suất tại hơn 100 nước, trên 70% tiêu thụ nội địa đã cho ta
thấy nhu cầu sử dụng đường ở các nước là rất cao. Phụ thuộc vào mùa vụ và
chính sách cũa mỗi quốc gia mà giá đường thế giới luôn giao động ở mức cao
gây ảnh hưởng trực tiếp đến giá đường nội địa Việt Nam. Năm 2012 - 2013 diện

tích mía cả nước là 298.200 ha, tăng hơn vụ trước 15.000ha; năng suất mía bình
quân cả nước đạt 63,9 tấn/ha, tăng so với vụ trước 2,2 tấn/ha; sản lượng mía cả
nước được 19,04 triệu tấn, tăng 1,5 triệu tấn so với vụ trước và hơn 40 nhà máy
đường trên toàn quốc (Bộ NN&PTNT, 2013) đã đáp ứng đủ lượng đường trong
nước.
Hậu Giang là một tỉnh mới được tách ra từ tỉnh Cần Thơ trước đây do vậy
cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn và lạc hậu, với tổng số lao động là khoảng 113,863
(NGTKH Ngã Bảy, 2012) và phần lớn làm nghề nông. Cây mía đã được chọn làm
cây chủ lực của tỉnh Hậu Giang và đặc biệt phát triển mạnh tại thị xã Ngã Bảy,
nơi đây đã phát triển thành vùng mía nguyên liệu của tỉnh cụ thể là diện tích trồng
cây màu và cây CN hàng năm là khoản 1,056ha nhưng cây mìa đã chiếm 16,57%
diện tích đất nông nghiệp của thị xã. Một vài năm gần đây nhờ được sự đầu tư
của nhà nước chính phủ về đê bao và hạ tầng nông nghiệp nên chất lượng sản
xuất đã có phần cải thiện nhưng không đồng đều dẫn đến năng suất mía tại các
vùng có chênh lệch rõ rệch.
Tuy nhiên do một số mặt hạn chế trong việc điều hành và quy hoạch ngành
đường Việt Nam mà hiện nay đã dẫn đến việc thua lỗ trong khâu sản xuất và tiêu
thụ đường của cả các doanh nghiệp và bà con nông dân. Hơn thế nữa còn một
phần nông hộ không ứng dụng đúng các quy trình kỹ thuật trong sản xuất mía và
điều kiện tự nhiên đầy bất ổn nên năng xuất chưa cao, chất lượng chưa đảm bảo
và đó là lý do mà đề tài “Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất mía tại các
nông hộ tại Thị Xã Ngã Bảy – Tỉnh Hậu Giang” được thực hiện với hy vọng
phần nào nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất mía tại địa bàn.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
Kể từ khi chương trình một triệu tấn đường do nghị quyết Đại hội Đảng
lần thứ 8 được thực hiện đã đẩy mạnh sự phát triển của ngành mía đường Việt
Nam với các chính sách như: Quyết định của thủ tướng chính phủ về giải pháp
1
khắc phục khó khăn của các nhà máy đường và công ty đường (quyết định
28/2004/QĐ – TTg); phê duyệt quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và

định hướng đến năm 2020(Quyết định 26/2007/QĐ- TTg)
Ngã Bảy nằm trên địa hình bằng phẳng với mạng lưới sông ngòi dày đặt
và chất lượng đất rất phù hợp cho các loại cây công nghiệp hàng năm và đặc biệt
là cây mía đường. Đặc biệt hơn cây mía đường còn được chọn là một trong năm
cây và năm con làm phát triển chủ lực của tỉnh. Đặc biệt hơn hết, thị xã Ngã Bảy
lại là đầu mối giao thông quan trọng trong địa bàn tạo việc thuật lợi cho công tác
vận chuyển, tiêu thụ mía nguyên liệu từ nông hộ đến nhà máy.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài tìm hiểu thực trạng và phân tích hiệu quả kỹ thuật cũa các nông hộ
trồng mía tại thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang và đề xuất một số giải pháp nhằm
gia tăng hiệu quả kỹ thuật sản xuất mía và thu nhập của nông hộ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Tìm hiểu thực trạng sản xuất và tiêu thụ mía tại thị xã Ngã Bảy
– tỉnh Hậu Giang.
Mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả kỹ thuật (TE: Technical Efficiency) của
nông hộ trồng mía trong mô hình nghiên cứu.
Mục tiêu 3: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất
mía tại thị xã Ngã Bảy – tỉnh Hậu Giang.
Mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật sản
xuất mía của nông hộ tại thị xã Ngã Bảy – tỉnh Hậu Giang.
1.3. Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định
Tìm hiểu xem năng xuất mía của các nông hộ thuộc thị xã Ngã Bảy, tỉnh
Hậu Giang có phụ thuộc vào giống mía, diện tích trồng, số lượng lao động, các
loại phân thuốc đã sữ dụng và lượng dùng của các lại phân thuốc trên.
Tìm hiểu xem sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế xã hội như trình độ
học vấn, sữ dụng vốn, việc tham gia các lớp tập huấn, … có ảnh hưởng đến hiệu
quả kỹ thuật của nông hộ như thế nào?
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu

Câu 1: Niên vụ mía năm 2013 có mang lại hiệu quả hay không?
Chi phí và lợi nhuận của niên vụ như thế nào?
2
Câu 2: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả sản xuất mía của các nông
hộ sản xuất mía tại thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang? Mức độ ảnh hưởng của
các yếu tố đó như thế nào?
Câu 3: Làm thế nào để khắc phục các yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến kết
quả sản xuất như trên? Nên đề ra giải pháp gì để khắc phục?
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Không gian
Địa bàn nghiên cứu tập trung ở các nông hộ sản xuất mía tại 2 phường
Hiệp Thành và Lái Hiếu thuộc thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Hai phường trên
là vùng nguyên liệu mía của thị xã Ngã Bảy với diện tích gieo trồng mía năm
2013 ước đạt hơn 900ha (Nguyễn Hữu Trí, 2013).
1.4.2. Thời gian
- Số liệu thứ cấp được thống kê từ 2011- 2013: số liệu thứ cấp được thu
thập từ các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài và các cơ quan ban
ngành có liên quan như Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Phòng
kinh tế thị xã Ngã Bảy(năng xuất mía các năm,diện tích mía gieo trồng qua các
năm, giá thu mua mía qua các năm), Niên giám thống kê thị xã Ngã bảy (số liệu
kinh tế, xã hội, diện tích gieo trồng các loại cây, diện tích gieo trồng mía tại địa
bàn,…).
- Số liệu sơ cấp được thu thập từ niên vụ 2013: Đề tài sử dụng số liệu sơ
cấp từ việc phỏng vấn trực tiếp thuận tiện 60 nông hộ sản xuất mía tại thị xã Ngã
Bảy – tỉnh Hậu Giang.
- Đề tài được thực hiện từ ngày 05/08/2013 đến 05/12/2013.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ sản xuất mía trong vùng
nguyên liệu tại thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang.
1.4.4. Giới hạn đề tài

Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi kỹ thuật và các yếu tố liên quan nhằm
làm rõ được hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ trồng mía tại thị xã Ngã Bảy,
thuộc tỉnh Hậu Giang trong niên vụ mía 2012 – 2013. Do giới hạn về thời gian
nên đề tài không phân tích sự biến động của hiệu quả theo thời gian vì thế nghiên
cứu chưa thấy được sự biến động của tình hình sản xuất và hiệu quả kỹ thuật qua
các năm nên chưa đánh giá thật chính xác.
3
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận
2.1.1 Các khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm về nông hộ
Hộ: theo Phạm Văn Khôi (2006) là những người cùng sống chung dưới một
mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ. Hay nói khác hơn, hộ sản
xuất là hình thức liên kết giữa các thành viên của nó thông qua hình thức sống
chung, sở hữu chung, hoạt động kinh tế chung và hưởng thụ chung các tài sản và
thành quả sản xuất của hộ gia đình. Hộ có những đặc trưng đặc biệt, không giống
như là các đơn vị kinh tế khác.
Nông hộ: là một đơn vị kinh doanh xã hội khá đặc biệt, là những hộ nông
dân làm nông ngư nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, hoặc kết hợp nhiều
ngành nghề, sử dụng lao động, vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh
doanh.
Trong cấu trúc nội tại của hộ, các thành viên cùng huyết tộc là chủ thể đích
thực của hộ. Do đó, hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử
dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất, trao đổi, phân
phối và sử dụng, tiêu dùng trọng một đơn vị kinh tế. Do đó, hộ có thể cùng lúc
thực hiện được nhiều chức năng mà các đơn vị khác không thực hiện được (Phạm
Văn Khôi, 2006).
2.1.1.2 Khái niệm kinh tế hộ
Hộ là đơn vị kinh tế cơ sở mà ở đó diễn ra quá trình phân công, tổ chức lao

động, chi phí cho sản xuất, tiêu thụ, thu nhập, phân phối và tiêu dùng. Với tư cách
là đơn vị kinh tế, hộ được phân tích từ nhiều góc độ:
- Chủ sở hữu và sử dụng các nguồn lực kinh tế như đất đai, nhân lực và
vốn.
- Là đơn vị tham gia vào các hoạt động kinh tế, phân theo ngành nghề,
vùng, lãnh thổ…
- Trình độ phát triển của kinh tế hộ.
- Hiệu quả hoạt động của kinh tế hộ.
- Trong nông thôn Việt Nam hiện nay, hộ bao gồm hộ gia đình và hộ nông
dân. Trong đó:
4
+ Hầu hết hộ gia đình ở nông thôn là những người gắn bó ruột thịt, có
cùng huyết thống, chủ hộ thường là những người ông, bà, cha, mẹ… Và các thành
viên trong gia đình là con cháu.
+ Còn hộ nông dân (bao gồm các hộ sản sản xuất nông - lâm - nghiệp)
trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam được hiểu là một gia đình (từ một đến nhiều
người) có tên trong bảng kê khai hộ khẩu riêng, gồm có chủ hộ và những người
cùng sống chung trong hộ gia đình ấy.
Về mặt kinh tế hộ gia đình có mối quan hệ gắn bó không phân biệt tài sản,
những người sống chung trong một căn hộ gia đình có nghĩa vụ và trách nhiệm đối
với sự phát triển kinh tế. Nghĩa là mỗi thành viên đều phải có nghĩa vụ đóng góp
công sức vào quá trình xây dựng, phát triển của hộ và có trách nhiệm đối với kết
quả sản xuất được. Nếu hộ sản xuất đạt kết quả cao, sản phẩm thu được người chủ
hộ phân phối trước hết nhằm bù đắp cho chi phí đã bỏ ra, làm nghĩa vụ đối với nhà
nước theo qui định của pháp luật, phần thu nhập còn lại trang trải cho các mục tiêu
sinh hoạt thường xuyên của gia đình và tái sản xuất lại. Nếu kết quả sản xuất
không khả quan người chủ hộ chịu trách nhiệm cao nhất và đồng trách nhiệm là
các thành viên trong gia đình (Phạm Văn Khôi, 2006).
2.1.1.3. Đặc điểm của kinh tế hộ
Kinh tế hộ có những đặc trưng riêng biệt với quá trình tiến triển của hộ qua

các giai đoạn lịch sử. Cũng do những đặc trưng riêng biệt này của nó mà có thể
cho rằng hộ là đơn vị kinh tế xã hội đặc biệt.
- Hộ mang tính huyết tộc. Các thành viên huyết tộc của hộ là chủ thể đích
thực của hộ, và đã tạo nên sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử
dụng các yếu tố sản xuất.
- Hộ dựa trên cơ sở kinh tế chung, mỗi thành viên đều có nghĩa vụ và trách
nhiệm, đều có ý thức tự giác đống góp làm tăng quỹ thu nhập của hộ, đảm bảo
tồn tại và phát triển của mỗi thành viên.
- Đặc trung nổi bật của các hộ ở nước ta là có qui mô canh tác rất nhỏ bé
và qui mô canh tác của hộ có xu hướng giảm dần do việc gia tăng dân số, và xu
hướng lấy đất đai nông nghiệp để phát triển các ngành công nghiệp, giao thông,
dịch vụ và các ngành phi nông nghiệp, bản thân nông nghiệp muốn phát triển
cũng phải lấy đất để xây dựng các kết cấu hạ tầng của nông nghiệp.
- Quá trình tổ chức lao động là do hộ tổ chức, công việc đồng án hộ sử
dụng nhân công gia đình là chủ yếu. Lao động gia đình này không được xem là
hình thái hàng hóa. Hiện nay, tình trạng thuê mướn nhân công lao động đã xuất
hiện ở mức độ khác nhau của sản xuất hàng hóa. Thị trường lao động nông thôn
cũng ra đời. Có những vùng bộ phận lao động coi là làm thuê như một phương
thức kiếm sống.
5
Cơ cấu lao động nông hộ bao gồm: lao động nông nghiệp, lao động bán
nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp. Cơ cấu này khác nhau giữa các hộ, các
địa bàn, các vùng tùy theo điều kiện cụ thể của chúng. Một đặc điểm khác nữa là
khả năng tích tụ tập trung vốn của đại bộ phận nông dân là thấp, các hộ sản xuất
trong điều kiện thiếu vốn nghiêm trọng. Thêm vào đó, chu kỳ sản xuất nông
nghiệp kéo dài nên vốn chu chuyển chậm, bởi thế tạo nên sự căng thẳng về vốn,
trong khi nền nông nghiệp còn yếu ớt, kỹ thuật sản xuất mang tính truyền thống,
quy mô canh tác nhỏ đã dẫn đến tình trạng thu nhập của đại bộ phận là thấp
(Phạm Văn Khôi, 2006).
2.1.2 Các khái niệm trong nông nghiệp

2.1.2.1 Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là một quá trình kết hợp các nguồn lực (resources) hoặc là các yếu
tố đầu vào của sản xuất (inputs) được sử dụng để tạo ra sản phẩm (products) hoặc
dịch vụ (services) mà người tiêu dùng có thể dùng được (Đinh Phi Hổ, 2003)
2.1.2.2. Khái niệm về lịch thời vụ
Lịch thời vụ là loại lịch chỉ rõ các hoạt động chính, các khó khăn và thuận
lợi trong suốt chu kì hàng năm dưới dạng biểu đồ. Nó giúp xác định những tháng
khó khăn nhất hoặc những tháng có những thay đổi quan trọng có thể tác động
đến cuộc sống của người dân địa phương. Lịch thời vụ của nông hộ trồng mía ở
thị xã Ngã Bảy thường bắt đầu vào tháng 12 năm trước đến tháng 11 năm sau.
Bảng 2.1. Lịch thời vụ của nông hộ
Tháng
(dương lịch)
12/
2012
1/
2013
2/
2013
3/
2013
4/
2013
5/
2013
6/
2013
7/
2013
8/

2013
9/
2013
10/
2013
11/
2013
Làm đất lên giống
Đặt hom giống
Bón phân lần 1
Bón phân lần 2
Bón phân lần 3
Đánh lá lần 1
Đánh lá lần 2
Đánh lá lần 3
Thu hoạch
Nguồn: Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, 2008.
2.1.2.3 Tài nguyên của nông hộ
Tài nguyên nông hộ là những nguồn lực mà nông hộ có để sử dụng vào việc
sản xuất nông nghiệp của mình như : Đất đai, lao động, tài chính, kỹ thuật sản
xuất chúng có mối quan hệ lẫn nhau giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa chăn
nuôi và thủy sản, giữa sản xuất và dịch vụ. Nông hộ khi đã sử dụng các nguồn lực
này một cách triệt để để tạo nên một chu kỳ khép kín trong sản xuất và sẽ nâng
6
cao được hiệu quả sử dụng các nguồn lực của mình, làm tăng thu nhập cho nông
hộ.
2.1.2.4. Những biến đầu vào
Biến đầu vào nhìn chung là các nguồn tự nhiên bên trong, nguồn vật chất từ
các tổ chức và nguồn nhân lực trong một cộng đồng, bao gồm cả đầu vào từ bên
ngoài được đưa vào một khu vực cụ thể nào đó nhằm đạt được sự phát triển của

nông hộ và nông nghiệp nông thôn
Các yếu tố về mặt kỹ thuật
* Phân bón: chỉ lượng phân bón hóa học được sử dụng bao gồm đạm, lân, kali và
được thể hiện theo đơn vị kg/ha.
* Nông dược: Dùng để chỉ tổng hợp các loại thuốc diệt côn trùng, thuốc diệt
nấm, thuốc diệt cỏ và thuốc trừ bệnh, thuốc dưỡng cây được sử dụng trong mô
hình trồng mía, được thể hiện theo đơn vị lít hoặc kg/ha.
* Giống mía: Chỉ các loại giống mía khác nhau được người nông dân sử dụng để
canh tác.
* Lượng giống: Để chỉ tổng số lượng mía giống được sử dụng trên một đơn vị
diện tích canh tác.
* Đất (qui mô nông hộ): để chỉ tổng diện tích của nông hộ được thể hiện theo
đơn vị ha.
* Diện tích trồng mía: để chỉ diện tích đất dùng để sản xuất mía, đơn vị tính ha.
Các yếu tố xã hội:
* Nhân khẩu: chỉ số thành viên sống và sinh hoạt chung trong một gia đình.
* Độ tuổi: Để chỉ tuổi của chủ hộ hoặc các thành viên trong nông hộ, được tính
theo năm.
* Trình độ học vấn: để chỉ trình độ học vấn mà chủ hộ và thành viên trong hộ đã
hoàn thành các lớp học, tính theo năm và cấp.
* Kinh nghiệm sản xuất: Để chỉ số năm của chủ hộ đã có kinh nghiệm trong lĩnh
vực canh tác mía.
Các yếu tố kinh tế
* Vốn: Để chỉ tổng ( hoặc trên ha) đầu tư dưới dạng tiền mặt hoặc hiện vật, sức
lao động ( lao động gia đình, lao động thuê) trong quá trình thực hiện mô hình,
được thể hiện dưới dạng tiền (đồng) và ngày công ( 8 giờ/ngày).
* Lao động: là số người tham gia vào các hoạt động trong quá trình thực hiện mô
hình sản xuất, thể hiện theo ngày công lao động ( 8 giờ/ngày).
* Lao động gia đình: Chỉ nguồn nhân lực được các thành viên trong hộ sử dụng
trong mô hình canh tác mía, thể hiện bằng ngày công.

7
* Lao động thuê: Chỉ loại lao động ( nam hoặc nữ) đi làm thuê trong mô hình
canh tác mía, thể hiện theo ngày công và được trả công bằng tiền mặt hoặc theo
hình thức khác theo công việc.
2.1.2.5. Những biến đầu ra
Tổng sản phẩm: Chỉ sản lượng thực sự của cây trồng, vật nuôi và phần còn
lại ( tái sử dụng), được sản xuất ra trên một đơn vị diện tích, được tính như sau:
Tổng sản phẩm = Sản phẩm chính + sản phẩm được tạo ra do tận dụng phần còn
lại.
Sản lượng mía: Chỉ đầu ra của mía trên 1 đơn vị trung bình, thể hiện bằng
kg/ diện tích trồng mía.
Năng suất mía: Để chỉ sản lượng mía trên một đơn vị trung bình, được thể
hiện dưới dạng kg/ha.
2.2 Các chỉ số tính hiệu quả kinh tế
2.2.1 Khái niệm về hiệu quả, hiệu quả sản xuất.
Khái niệm hiệu quả
Hiệu quả là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao cho
đạt kết quả cao nhất. Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: (1) không sử dụng nguồn lực
lãng phí, (2) sản xuất với chi phí thấp nhất, (3) sản xuất để đáp ứng nhu cầu của
con người. Muốn đạt hiệu quả sản xuất cần quan tâm một số vấn đề sau:
a. Hiệu quả kinh tế
Tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị nghĩa khi sự thay đổi làm tăng
giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại thì không có hiệu quả.
b. Hiệu quả kỹ thuật
Hiệu quả là việc tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định từ việc sử dụng các
nguồn lực đầu vào ít nhất. Nó được xem là một thành phần của hiệu quả kinh tế.
Bởi vì muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì trước hết phải đạt được hiệu quả kỹ
thuật
2.2.2 Các khái niệm về doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
2.2.2.1 Tổng doanh thu

Là toàn bộ giá trị của sản phẩm cho một đơn vị diện tích bằng năng suất
nhân với đơn giá của sản phẩm cho một đơn vị diện tích.Cụ thể trong bài nghiên
cứu này thì tổng doanh thu là bao gồm tổng tiền mặt thu về khi bán sản phẩm
chính là mía và các sản phẩm phụ từ mía khi kết thúc mùa vụ:
+ Tổng doanh thu từ sản phẩm mía bằng sản lượng mía (kg) nhân với giá
thành (đồng/kg).
8
+ Tổng doanh thu từ sản phẩm phụ (bã mía, lá mía, …) bằng với sản lượng
(kg) nhân với đơn giá (đồng/kg).
2.2.2.2 Tổng chi phí
Là toàn bộ số tiền chi ra cho hoạt động canh tác để tạo ra sản phẩm bao gồm
chi phí lao động, chi phí vật chất và chi phí khác.
Doanh thu = Năng suất * Đơn giá * Đơn vị diện tích
Tổng chi phí = chi phí lao động + Chi phí vật chất + chi phí khác
Các loại chi phí trong nghiên cứu bao gồm:
+ Chi phí lao động là bằng với tổng ngày công lao động (ngày làm 8 giờ)
nhân với giá tiền thuê lao động (đồng/ngày).
+ Chi phí vật chất là tổng số tiền bỏ ra mua các loại vật tư nông nghiệp
như phân, thuốc, giống, nhiên liệu và các công dụng cụ cần thiết nhân với đơn giá
của từng sản phẩm.
+ Chi phí khác là các loại chi phí khấu hao và các loại chi phí phát sinh
thêm trong quá trình sản xuất (nếu có).
Một số khoản mục chi phí chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp:
Trong bài nghiên cứu này, thuốc nông dược không được tính theo nồng độ
nguyên chất mà dựa trên khối lượng sử dụng thực tế của các nông hộ được phỏng
vấn. Lượng thuốc nông dược sử dụng nhiều hay ít phụ thuộc vào tình hình sâu
Chi phí
giống
Đơn giá giống
Số lượng giống sử dụng

trên một đơn vị diện tích
=
x
Chi phí
phân bón
Đơn giá phân
Số lượng phân sử dụng
trên một đơn vị diện tích
=
x
Chi phí
thuốc
Đơn giá thuốc
Số lượng thuốc sử dụng
trên một đơn vị diện tích
=
x
Chi phí lao
động
Tiền lương bình
quân /1 lao động
/ngày
Số ngày công bình quân trên
đơn vị diện tích
=
x
9
bệnh của từng vùng. Về liều lượng thuốc sử dụng, nông dân dựa vào hướng dẫn
ghi trên nhãn của chai thuốc, hướng dẫn của người bán và kinh nghiệm của chính
mình là chủ yếu.

Lượng N, P, K nguyên chất được tính bằng: lượng phân hỗn hợp mà nông
dân sử dụng nhân cho % N %P %K có trong các loại phân hỗn hợp đó như: NPK
(20-20-15), NPK (16-16-8), UREA (46% N), DAP (18-46-0), Kali (55% KCl).
2.2.2.3. Tổng thu nhập
Là tổng các khoản thu nhập của nông hộ từ hoạt động sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm. Cũng được hiểu như là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng
chi phí (không tính công lao động nhà).
TR =

=
×
n
i
PiQi
1
(2.1)
Trong đó:
TR: tổng thu nhập
Qi: số lượng sản phẩm tiêu thụ hay mức độ cung ứng dịch vụ thứ i
Pi: giá đơn vị hay cước phí đơn vị sản phẩm thứ i
2.2.2.4 Các chỉ số phân tích hiệu quả
Lợi nhuận
Là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí bỏ ra để sản xuất
sản phẩm đó. Thu nhập có hai loại: Thu nhập chưa tính lao động nhà và thu nhập
có tính lao động nhà.
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
a. Lợi nhuận trên chi phí
Lợi nhuận trên chi phí = Lợi nhuận / Chi phí
Tỷ số này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thì chủ đầu tư thu được bao
nhiêu đồng thu nhập.

b. Lợi nhuận trên doanh thu
Thu nhập trên doanh thu = Thu nhập/ Doanh thu
Tỷ số này cho biết trong một đồng doanh thu mà nông hộ có được thì sẽ có
bao nhiêu đồng thu nhập trong đó.
c. Doanh thu trên chi phí
Doanh thu trên chi phí = Doanh thu/ chi phí
10
Tỷ số này cho biết rằng một đồng chi phí mà chủ đầu tư bỏ ra đầu tư sẽ thu
lại được bao nhiêu đồng doanh thu.
d. Lợi nhuận trên ngày công lao động gia đình
Tỷ số này cho biết một ngày công lao động gia đình bỏ ra thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận trên ngày công lao động gia đình = lợi nhuận/ ngày công
LĐGĐ
e. Doanh thu trên ngày công lao động gia đình
Tỷ số này có ý nghĩa là một ngày công lao động gia đình bỏ ra thì thu
được bao nhiêu đồng doanh thu.
Doanh thu trên ngày công lao động gia đình = Doanh thu/ ngày công
LĐGĐ
2.2.3 Khái niệm về hiệu quả trong sản xuất
Theo Farrell (1957), hiệu quả được định nghĩa là khả năng sản xuất ra một
mức đầu ra cho trước từ một khoản chi phí thấp nhất. Do vậy, hiệu quả của một
nhà sản xuất riêng lẻ có thể được đo lường bằng tỷ số giữa chi phí tối thiểu và chi
phí thực tế để sản xuất ra mức đầu ra cho trước đó. Định nghĩa này bao gồm một
gói chứa hai chỉ tiêu hiệu quả khác là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối
(hay còn gọi là hiệu quả giá). Hiệu quả kỹ thuật đề cập đến khả năng tạo ra một
lượng đầu ra cho trước từ một lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một
lượng đầu ra tối đa từ một lượng đầu vào cho trước, ứng với một trình độ công
nghệ nhất định. Hiệu quả phân phối là khả năng lựa chọn được một lượng đầu
vào tối ưu mà ở đó giá trị sản phẩm biên (marginal revenue product) của đơn vị

đầu vào cuối cùng bằng với giá của đầu vào đó.
2.2.3.1 Mô hình sản xuất
Là sự bố trí thời vụ ổn định trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông
hộ, thích hợp với điều kiện nhất định về mặt vật lý, sinh học, kinh tế, phù hợp với
mục tiêu và các nguồn tài nguyên. Những yếu tố này phối hợp tác động đến sản
phẩm làm ra và phương án sản xuất.
2.2.3.2 Chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp.
Là sự thay đổi mô hình sản xuất nhằm điều chỉnh tăng giảm diện tích, năng
suất, sản lượng của các sản phẩm nông nghiệp. Mục tiêu của quá trình chuyển đổi
cơ cấu nông nghiệp là:
+ Tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên tại chỗ của từng địa phương sao cho
mang lại hiệu quả cao, phù hợp với chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp
của địa phương và điều kiện sản xuất của nông dân.
11
+ Nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế đồng thời đảm bảo tính lâu bền về độ
phì nhiêu của đất đai, về khí hậu và môi trường sống của địa phương.
2.2.4 Giá trị kinh tế cây mía
Cây mía là một trong những loại cây nguyên liệu quan trọng của ngành
công nghiệp sản xuất đường, hơn 60% lượng đường thế giới được sản xuất dự
trên nguồn nguyên liệu là cây mía. Ngoài ra người ta còn sử dụng những phụ
phẩm từ cây mía để phục vụ cho đời sống của con người như: phân bón, thức ăn
gia súc, chất đốt, sản phẩm sợi, bột giấy, nguyên liệu đốt lò hoặc ép thành ván
dùng trong kiến trúc. Cây mía là loại cây có khả năng sống cao, có thể lưu góc
cho nhiều vụ.
Nguồn: Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, 2008.
Hình 2.1 Giá trị kinh tế cây mía
Trong cây mía có khoản 80-90% là dịch, trong chất dịch có chửa khoản 16-
18% đường, sau khi cây mía chính già người ta thu hoạch và đem ép lấy chất
dịch. Từ dịch mía người ta đem chế lọc và cô đặt được sản phẩm là đường.
Bã mía chiếm 25-30% trọng lượng mía đem ép.Trong bã mía chứa trung

bình 49% là nước, 48% là chất xơ (trong đó chứa 45-55% là cellulose) 2,5% là
chất hòa tan đường. Bã mía có thể làm nguyên liệu đốt lò, bột giấy.
Mật gỉ của cây mía chiếm 3-5% trọng lượng mía đem ép. Thành phần trung
bình chứa 20% nước, đường saccaro 35%, đường khử 20%, tro 15%, protein 5%,
sáp 1%, bột 4% trọng lượng riêng. Từ mật gỉ có thể cho lên men làm rượu và cồn
công nghiệp.
Sản phẩm cuối cùng sau khi ép mía là bùn lọc chiếm 1,5-3% trọng lượng
mía đem ép.còn có thể rít ra sáp mía để sản xuất nhựa xerezin làm sơn và si đánh
giày rồi làm phân bón…
Sản phảm chế biến công
nghiệp
Cây
mía
Phụ phẩm
Bã mật rĩ, bùn lọc
Sản phẩm trên đồng ruộng
(lá, ngọn, gốc, rễ)
Sản phảm vi sinh
Chất đốt
Sản phẩm sợi, bột giấy
Thức ăn gia súc
Phân bón
Các sản phẩm khác
12
Thực tế cho thấy giá trị các sản phẩm phụ còn cao hơn 2-3 lần sản phẩm
chính là đường vì thế ta nên tận dụng hết các giá trị mà cây mía đem lại để tạo ra
hiệu quả kinh tế cao nhất.
2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
2.3.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Khảo sát nông hộ sản xuất lúa ở 2 phường là Lái Hiếu và Hiệp Thành.

Phương pháp chọn vùng nghiên cứu dựa vào các chỉ tiêu sau:
- Các địa bàn nằm trên trục giao thông thuận lợi.
- Cách chọn nông hộ để phỏng vấn theo phương pháp ngẫu nhiên.
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
+ Số liệu sơ cấp: sử dụng phương pháp thu thập số liệu thuận tiện thông qua
lập phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp 60 nông hộ.
+ Số liệu thứ cấp: được thu từ các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề
tài và các số liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan ban ngành có liên quan
như phòng kinh tế xã, hợp tác xã và hội nông dân gồm có:
- Các số liệu về thực trạng sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản và biến
động của thị trường nông sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, Phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Thị xã Ngã Bảy.
- Các số liệu về tình hình chung của địa bàn nghiên cứu thông qua niên giám
thống kê được thu thập từ Chi cục thống kê thị xã Ngã Bảy.
- Các bài nghiên cứu, luận văn tốt nghiệp có liên quan đã được thực hiện
trước đây.
2.3.3 Phương pháp thống kê mô tả
Đây là phương pháp chủ yếu để giải quyết mục tiêu đầu tiên của nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tìm hiểu thực trạng trồng mía của các
nông hộ trên địa bàn nghiên cứu.
- Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày
số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những
kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập trong điều kiện không chắc
chắn. Các công cụ thống kê được sử dụng để phân tích số liệu:
+ Phương pháp phân tích hồi qui tương quan để phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến năng suất và lợi nhuận của nông hộ.
+ Bảng thống kê: là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu
thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả đã nghiên
cứu.

13
+ Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu này là nhằm
mô tả thực trạng sản xuất mía của các hộ nông dân thông qua một số nguồn lực
sản có như: diện tích đất sản xuất, kinh nghiệm sản xuất, vốn sản xuất, nguồn lực
lao động.
2.3.4 Phương pháp hồi quy
Đây là phương pháp để giải quyết mục tiêu 2 của nghiên cứu. Sử dụng
phương pháp hồi quy để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật
của nông hộ trồng mía như thế nào.
Phương pháp hồi quy được thực hiện dựa trên hàm sản xuất cận biên và
hàm phi kỹ thuật được ước lượng cực đại (MLE – Maximum likelihood method)
thông qua chương trình máy tính Frontier 4.1 của Battese và Coelli(1988)và lý
thuyết về phương pháp tính hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất (Nguyễn Hữu
Đặng,2012).
Hàm sản xuất Cobb-Douglas có dạng như sau:
lnYi = β
0
+ ∑ β
1
ln Xi + Vi (2.2)
Xi: Các yếu tố đầu vào trực tiếp của quá trình sản xuất.
Kết quả ước lượng sẽ cho:
- Các hệ số (β) và dấu của hệ số thể hiện mối quan hệ thuận (+), nghịch (-) của
yếu tố đầu vào với năng suất/sản lượng (Y)
- Chỉ số hiệu quả kỹ thuật của từng hộ (từ 0 – 1)
¯ Hàm hiệu quả kỹ thuật (TE) có dạng:
TE = α0 + α
1
Z
1

+ α
2
Z
2
+… + α
n
Z
n
(2.3)
Trong đó: Zj là các yếu tố về kinh tế xã hội
TE: Các chỉ số hiệu quả kỹ thuật lấy từ kết quả của mô hình 1.
Frontier 4.1 kết hợp mô hình (2.2) và (2.3) ước lượng cùng lúc nên mô hình
có dạng sau: ln Yi = β0 + ∑βi ln Xi + Vi – Ui (2.4)
Ui trong mô hình trên gọi là hàm phi hiệu quả kỹ thuật (TIE) (Bản chất ngược
lại của hàm hiệu quả kỹ thuật)
TIE = Ui = σ
0
+ σ
1
Z
1
+ σ
2
Z
2
+ … σ
n
Z
n
(2.5)

Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm ra các nhân tố ảnh
hưởng đến một chỉ tiêu nào đó, xác định các nhân tố ảnh hưởng tốt để phát huy và
nhân tố ảnh hưởng xấu để khắc phục. Phương trình hồi quy theo dạng hàm Cobb-
Douglas có dạng:
Ln y = β
0
+ β
1
X
1
+ β
2
X
2
+ β
3
X
3
+ β
4
X
4
+ β
5
X
5
+ β
6
X
6

+ β
7
X
7
+ Vi – Ui
(2.6)
14
Trong đó Y: biến phụ thuộc. Xi ( i = 1,2,…,k) là các biến độc lập:
+Y: Sản lượng mía (tấn/ha)
+ X
1
: Tổng số ngày công lao động gia đình (ngày làm 8 giờ) (ngày/ha) tiêu
tốn trên 1ha đất canh tác nhằm tìm sự liên quan đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất
mía tại nông hộ.
+X
2
: Tổng số ngày công lao động(ngày làm 8 giờ) tiêu tốn trên 1ha đất canh
tác nhằm tìm sự liên quan đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất mía tại nông hộ.
+X
3
: Tổng lượng phân N(kg/ha) tiêu tốn trên diện tích đất canh tác nhằm tìm
ra sự liên hệ với năng xuất mía. Dấu kỳ vọng (+)
+X
4
: Tổng lượng phân P(kg/ha) tiêu tốn trên diện tích đất canh tác nhằm
tìm ra sự liên hệ với năng xuất mía. Dấu kỳ vọng (+)
+X
5
: Tổng lượng phân K(kg/ha) tiêu tốn trên diện tích đất canh tác nhằm tìm
ra sự liên hệ với năng xuất mía. Dấu kỳ vọng (+)

+X
6
: Chi phí thuốc bảo vệ thực vật(ngàn/ha) tiêu tốn trên diện tích đất canh
tác nhằm tìm ra sự liên hệ với năng xuất mía. Dấu kỳ vọng (+)
+X
7
: Lượng giống(tấn/ha) tiêu tốn trên diện tích đất canh tác nhằm tìm ra sự
liên hệ với năng xuất từ mía. Dấu kỳ vọng (+)
Trong đó Ui là hàm phi hiệu quả kỹ thuật với dạng sau:
TIE = Ui = σ
0
+ σ
1
lnZ
1
+ σ
2
lnZ
2
+ σ
3
lnZ
3
+ σ
4
lnZ
4
+ σ
5
lnZ

5
+ σ
6
lnZ
6
+ σ

7
lnZ
7
+ σ
8
lnZ
8
+ σ
9
lnZ
9
+ σ
10
lnZ
10
+ σ
11
lnZ
11
(2.7)
Trong đó Z
i
(i=1,2,3,…,k) là các biến độc lập:

+Z
1
: Tuổi của chủ hộ được tính bằng năm, nhằm tìm sự ảnh hưởng của học
vấn đến năng suất. Dấu kỳ vọng (-)
+Z
2
: Trình độ học vấn(năm) đo lường bằng số năm theo học của người trực
tiếp quyết định sản xuất trong hộ(ví dụ: học hết lớp 7 thì số năm là 7, học hết đại
học thì số năm là 16) để xem sự ảnh hưởng của trình độ học vấn với kết quả sản
xuất của nông hộ. Dấu kỳ vọng (-)
+Z
3
: Số năm trồng mía(năm) được đo lường bằng thâm niên canh tác cây
mía của nông hộ được đưa vào mô hình nhằm tìm hiểu sự ảnh hưởng của kinh
nghiệm đối với năng xuất mía. Dấu kỳ vọng (-)
+Z
4
: Nông hộ có áp dụng phương pháp kỹ thuật mới trong sản xuất mía
(biến giả: có = 1, không = 0) để xem sự khác biệt giữa các hộ sản suất theo
phương pháp kỹ thuật truyền thống và phương pháp kỹ thuật mới. Dấu kỳ vọng
(-).
15
+Z
5
: Tập huấn (Biến giả: không tham gia = 0 và có tham gia = 1) nhằm tìm
ra sự khác biệt về năng suất của người có và không tham gia tập huấn kỹ thuật.
Dấu kỳ vọng (-).
+Z
6
: Loại giống (biến giả: 1= roc16 và 0= giống khác) nhằm tìm ra sự khác

biệt về năng suất của giống Roc16 (loại giống đang được trồng nhiều nhất tại địa
bàn nghiên cứu với các loại giống khác. Dấu kỳ vọng (+).
+Z
7
: Tín dụng (biến giả: không vay = 0 và có vay = 1) nhằm tìm ra sự khác
biệt về năng suất của người có và không vay tín dụng. Dấu kỳ vọng(-).
+Z
8
: Trồng xen cây khác (Biến giả: có = 1 và không = 0) nhằm tìm ra sự
khác biệt về năng suất của người có trồng và không trồng xen các loại cây khác.
Dấu kỳ vọng(-).
+Z
9
:Loại đất (biến giả: đất phèn = 1 và đất khác =0) nhằm tìm ra sự khác
biệt về năng suất của các loại đất. Dấu kỳ vọng (+).
+Z
10
:Qui mô đất (biến giả: diện tích đất từ trên 5.000m
2
= 1 và dưới 5.000m
2
= 0) nhằm tìm ra sự khác biệt về năng suất của qui mô đất. Dấu kỳ vọng (+).
+Z
11
: Số vụ trong năm (biến giả: 1 vụ mía với 1 vụ lúa = 1 và chỉ trồng 1 vụ
mía = 0) nhằm tìm ra sự khác biệt về năng suất của số lượng mùa vụ canh tác
trong năm của nông hộ. Dấu kỳ vọng (+).
Các tham số β0, β1…, βk được tính toán bằng phần mềm Frontier 4.1 .
Kết quả in ra từ Frontier 4.1 có các thông số sau:
- Sigma-squared:

- Gamma:
- Likelihood Function:
- LR Test of One-Sided error:
- Mean Technicical Effciency:
- Kiểm định toàn mô hình
+ H0 : Tất cả các tham số hồi quy đều bằng 0 (β1= β2= β3 = …. = βk = 0)
hay các Xi không ảnh hưởng đến Y.
+ H1: ít nhất 1 βk ≠ 0: Nghĩa là có ít nhất 1 tham số khác 0 hoặc là có ít nhất
1 biến độc lập có ảnh hưởng đến Y.
+ Dùng T-value để kiểm tra mô hình hồi quy có ý nghĩa hay không hoặc dựa
vào MLE Estimates để kiểm định mô hình.
16
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ MÍA TẠI CÁC NÔNG HỘ
THUỘC THỊ XÃ NGÃ BẢY – TỈNH HẬU GIANG
3.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
3.1.1 Vị trí địa lý
Nguồn: website thị xã Ngã Bãy, 2013.
Hình 3.1: Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Hậu Giang
Tỉnh Hậu Giang nằm về phía Nam sông Hậu, thuộc vùng trung tâm của
Đồng bằng sông Cửu Long, được tách ra từ tỉnh Cần Thơ theo Nghị quyết
22/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam khóa XI và Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của
Thủ tướng Chính phủ. Lãnh thổ của tỉnh nằm trong tọa độ từ 9
0
30'35'' đến
10
0
19'17'' Bắc và từ 105
0

14'03'' đến 106
0
17'57'' kinh Đông. Phía Bắc giáp thành
17
phố Cần Thơ, phía Đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh
Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu, phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng.
Ngã Bảy cách thị xã Vị Thanh - tỉnh lỵ Hậu Giang - khoảng 60 km (đường
quốc lộ), nhưng lại có những đặc điểm thuận lợi về vị trí địa lí và điều kiện phát
triển giao thông, giao thương: nằm trên tuyến quốc lộ 1A, giữa trung tâm thành
phố Cần Thơ và tỉnh lỵ Sóc Trăng (mỗi địa điểm cách Ngã Bảy khoảng 30 km).
- Phía Bắc giáp huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
- Phía Nam giáp huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
- Phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng.
- Phía Tây giáp huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Thị xã Ngã Bảy có tổng diện tích 78,52 km
2
, chiếm khoản 4,96% diện tích
tự nhiên toàn tỉnh. Dân số 59.490 người (năm 2012), chiếm 8.3% toàn tỉnh mật
độ dân số cao trong tỉnh (Chi cục thống kê thị xã Ngã Bãy, 2012).
Thị xã chia thành 6 đơn vị hành chính gồm 03 phường: Ngã Bảy, Lái
Hiếu, Hiệp Thành và 03 xã : Hiệp Lợi, Đại Thành, Tân Thành.
Với vị trí địa lý trên, thị xã Ngã Bảy rất có thế mạnh trong phát triển kinh
tế vì là một trong các đầu mối giao thông của khu vực(cả về đường bộ lẫn đường
thủy, và là đầu mối kinh tế quan trọng của tỉnh Hậu Giang).
3.1.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
3.1.2.1 Địa hình
Địa hình của thị xã nhìn chung khá bằng phẳng và có phần hơi trũng hơn
so với các địa phương lân cận, lại là nơi giao điểm của 7 con kênh nên rất dễ bị
ngập trong mùa nước nước lên (từ đầu tháng 8 đến tháng 11 âm lịch hàng năm).
Độ cao trung bình từ 0,6m-1,2m so với mặt nước biển.

3.1.2.2 Khí hậu
Thị xã Ngã Bảy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo
với những đặc trưng sau:
Nhiệt độ cao đều trong năm (trung bình 26,8
o
C), tháng 4 nóng nhất (nhiệt
độ trung bình 28,3
o
C) và tháng giêng thấp nhất (nhiệt độ trung bình 25,5
o
C).
Nắng nhiều (trung bình 2.445 giời/năm, 6,7 giời/ngày), điều kiện khí hậu khá
thuận lợi để cây trồng sinh trưởng – phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng
sản phẩm cao.
Lượng mưa bình quân năm đạt 1.705 mm và phân hóa sâu sắc theo mùa.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 với lượng mưa chiếm 90% tổng lượng
mưa trong năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 với lượng mưa chỉ
chiếm 10% tổng lượng mưa trong năm. Việc phân hóa lượng mua đã tạo ra thói
18
quen mùa vụ cho bà con nơi đây, mùa vụ thường bắt đầu vào đầu mùa mưa và kết
thúc trước cuối mùa mưa.
Tốc độ gió trung bình hàng năm vào khoản 3,5m/s, với 3 hướng gió cơ
bản: tháng 11-12 gió Đông-Bắc gây khô và mát; tháng 2-6 gió Đông-Nam gây
khô và nóng; tháng 6-11 gió Tây-Nam gây mưa nhiều.
3.1.2.3 Sông ngòi
Đây là nơi hợp thủy của 7 dòng kênh: Cái Côn, Búng Tàu, Mang Cá, Sóc
Trăng, Lái Hiếu, Xẻo Môn, Xẻo Dong tạo ra một chốt giao thông thủy (ghe,
thuyền,…) quan trọng cho cả vùng Nam sông Hậu phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Với hệ thống 7 con kênh lớn đã cung cấp ngồn nước dồi dào cho hệ thống nông
nghiệp và cung cấp lượng phù sa lớn cho cả vùng.

Chế độ thủy văn thay đổi theo mùa. Mùa mưa nước sông lớn nhất vào
khoảng tháng 9 và 10 làm ngập các vùng ven sông và các vùng chưa có bờ bao
khép kính. Còn vào mùa khô thì mực nước bị dựt xuống khá nhiều khiến cho một
số vùng bị phèn.
3.1.2.4 Đất đai
Toàn thị xã Ngã Bảy có 3 nhóm đất chính là đất phèn, đất bạc màu và đất
phù sa (chỉ chiếm 49,2% tổng diện tích toàn thị xã)
Qua thống kê của Phòng NN&PTNT thị xã Ngã Bảy năm 2012 và Chi cục
thống kê thị xã Ngã Bảy thì cơ cấu đất của thị xã được phân chia như sau: đất
nông nghiệp là 6.475,11ha chiếm 82,47% tổng diện tích cả vùng, đất lâm nghiệp
18,69ha chỉ chiếm 0,23%, đất chuyên dùng là 1.036,42ha chiếm 13,20%, đất dân
cư là 318,19ha chiếm 4,05% còn lại là đất sử dụng vì mục đích khác là 53,840ha
chiếm 0,805%.
3.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI
3.2.1. Tình hình kinh tế
Thị xã Ngã Bãy là trung tâm động lực phát triển kinh tế xã hội phía Đông-
Bắc của tỉnh Hậu Giang. Phát triển mạnh ở lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, tuy
nhiên trong lĩnh vực nông nghiệp cũng có sự phát triển qua các năm.
Bảng 3.1: Giá trị và cơ cấu các khu vực kinh tế Ngã Bãy năm 2010-2012.
Giá so sánh (tỷ đồng) Giá trị thực (tỷ đồng) Cơ cấu (%)
Khu vực 2010 2011 2012 2010 2011 2012 2010 2011 2012
Khu vực I 261,57 278,88 279,64 680,13 786,91 837,29 23,75 20,15 18,72
Khu vực II 458,98 541,65 441,3 1.010,28 1.168,69 906,95 21,17 27,15 24,29
Khu vực III 544,95 656,39 988,74 1.339,37 1.549,66 1.535,90 55,53 52,70 56,99
Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Ngã Bãy, 2012.
19

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×