Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

NIÊN LUẬN HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ NAM BỘ TRONG TÁC PHẨM NGƯỜI MẸ CẦM SÚNG CỦA NGUYỄN THI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.7 KB, 28 trang )

MỤC LỤC
1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Như một nguồn mạch dạt dào bất tận, như một dòng chảy mạnh mẽ không
ngừng. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đã đi vào văn học một cách hết sức tự
nhiên và rồi cứ thế nó xuất hiện xuyên suốt trên hầu khắp các trang viết từ xưa cho
đến nay. Đáng quý biết bao người phụ nữ trong truyện cổ tích, ca dao với những
phẩm chất cao quý. Đáng trân trọng biết bao người phụ nữ trong văn học trung đại
dù trải qua nhiều bất hạnh nhưng vẫn giử tấm lòng son sắt, để rồi qua bao thăng
trầm của lịch sử cùng những thay đổi của thời gian người phụ nữ Việt Nam hiện lên
trong văn học hiện đại ghi lại dấu ấn của hai cuộc chiến tranh chống pháp và mĩ.
Người phụ nữ tượng trưng cho cái đẹp, là người sinh ra dành cho gia đình,
người bà, người mẹ, người vợ hay người chị… Người phụ nữ được ví như cành liễu
biểu tượng của sự mỏng manh, yếu đuối cần được sự che chở nhưng bên cạnh sự
yếu đuối đó lại có những cành liễu vô cùng rắn chắc vượt lên chống trọi với số phận
nghiệt ngã, hướng về lý tưởng của mình, họ sẵn sàng vứt bỏ tình riêng để hướng tới
cái chung. Làm sao ta quên được từ ngàn năm trước đã có người phụ nữ như thế,
Trưng Trắc, Trưng Nhị hay đến sau này trong lịch sử Việt Nam không thiếu tên
những người nữ anh hùng như thế Võ Thị Sáu, Lê Thị Riêng, Nguyễn Thị Minh
Khai … Tất cả họ đã hi sinh anh dũng trên chiến trường. Tất cả những đều trên cho
ta thấy người phụ nữ Việt Nam sẵn sàng chiến đấu vì tổ quốc. Trong thời kì kháng
chiến chống Mĩ nhân vật chị Út Tịch trong Người mẹ cầm súng đã khắc họa rõ nét
tinh thần chiến đấu ấy.
Trong kháng chiến chống Mĩ người phụ nữ được miêu tả bằng những nét
khỏe khoắn, trẻ trung dũng cảm một cách lạ thường. Hình ảnh chi Út Tịch trong
Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi đã để lại đấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc
với tinh thần chiến đấu mãnh liệt “ còn cái lai quần cũng đánh”. Mang bầu bảy
tháng nhưng chị vẫn xông pha giết giặc. Chị đã đại diện cho người phụ nữ Miền
Nam anh hùng bất khuất. Bên trong chị hơn cả người mẹ, người vợ mà còn là người
chiến sĩ cách mạng hi sinh tất cả vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Tác giả xây


dựng hình tượng chị Út Tịch mang đầy đủ các đặc điểm của người phụ nữ Nam Bộ
hết lòng vì chồng, vì con, vì đất nước mà hy sinh. Chính những lí do trên đã thôi
thúc người viết chọn đề tài hình tượng người phụ nữ Nam Bộ trong tác phẩm Người
mẹ cầm súng của Nguyễn Thi.
Qua quá trình làm niên luận, người viết tăng thêm hiểu biết về tác giả
Nguyễn Thi cùng tác phẩm Người mẹ cầm súng, tăng thêm vốn hiểu biết để làm tư
liệu học tập sau này. Bên cạnh đó việc hoàn thành đề tài này sẽ là tiền đề quan trọng
cho bản thân làm quen với việc nghiên cứu khoa học.
2
2. Lịch sử vấn đề
Sống và chết với tư cách là một nhà văn chiến sĩ, Nguyễn Thi có nhiều cống
hiến cả về sức lẫn trí tuệ cho cách mạng và văn học. Cho nên, sự nghiệp sáng tác
của ông từ lâu đã được nhiều nhà lý luận phê bình, nhà văn, bạn đọc đề cao và để
tâm nghiên cứu.Các nhà lý luận, phê bình đã có một số công trình nghiên cứu trên
nhiều bình diện khác nhau. Từ những cứ liệu đã có trên người viết đã kế thừa, tiếp
thu những cứ liệu này để tìm hiểu về hình ảnh người phụ nữ Nam Bộ qua tác phẩm
Người mẹ cầm súng.Sau đây là một số công trình tiêu biểu.
Ngay khi ra đời, Truyện ngắn Nguyễn Thi được đánh giá rất cao. Trần Hữu
Tá nhận xét hai tập truyện ngắn “Trăng Sáng” (1960) và “Đôi Bạn” (1962), với hai
tập truyện này thì “ những yếu tố đầu tiên của một tài năng đã được bộc lộ. Khả
năng dựng truyện tự nhiên, khả năng nhận xét tinh tế, phân tích tâm lý một cách
sâu sắc, ngôn ngữ trong sáng và giàu chất trữ tình”.[8;10]
Đỗ Đức Hiếu – Nguyễn Hữu Tá, “từ điển văn học bộ mới”, NXB thế giới,
Hà Nội – 2004 đánh giá về tác phẩm Người mẹ cầm súng và cuộc đời sự nghiệp của
tác giả Nguyễn Thi: “Người mẹ cầm súng có tính dân gian Nam Bộ rất rõ nét, được
thể hiện qua cách kể chuyện, lối mở đầu, các chương đoạn, đặc biệt trong lời ăn
tiếng nói, nếp suy nghĩ, cảm xúc nhân vật. Người mẹ cầm súng là tác phẩm hoàn
chỉnh nhất của Nguyễn Thi, chứa đựng những yếu tố mầm mống của một nhà tiểu
thuyết có tài.” [3;1184]
Ngô Thảo, “Nguyễn Ngọc Tấn – Nguyễn Thi toàn tập”, NXB văn học Hà

Nội, “sách viết những trải nghiệm và chặng đường đời của Nguyễn Thi trong hai
cuộc kháng chiến lớn của dân tộc, đã có hàng trăm văn nghệ sĩ, trong đó có mấy
chục nhà văn hy sinh ở khắp các chiến trường. Nhưng có một khối lượng tác phẩm
lớn, trong đó có nhiều truyện ký đặc sắc về các anh hùng trong chiến đấu và đến
lượt mình đã ngã xuống trong tư thế của một người khi đấu súng với kẻ thù như nhà
văn Nguyễn Ngọc Tấn – Nguyễn Thi là trường hợp ít ỏ”i. [7;102]
Cuốn truyện ký Nguyễn Thi, NXB Giải phóng, Hà Nội – 1969 đề cập đến
Nguyễn Thi trong văn học chiến đấu: “Nguyễn Thi có một cuộc đời riêng nhiều
biến động, Từ một thiếu niên không nghề nghiệp, lang bạt kiếm sống khắp nơi, bắt
gặp và được cách mạng thức tỉnh, đưa vào đội ngũ, trở thành người chiến sĩ cầm
súng rồi thành nhà văn là cả một chặng đường có lúc như một huyền thoại”.[6;68]
Hồng Diệu đánh giá cao truyện ngắn “ Im lặng” “truyện thật buồn nhưng thể
hiện sớm, thể hiện đúng, thể hiện sâu nổi đau của chúng ta trước tình trạng đất
nước bị chia cắt
3
Năm 1998 nhân kỉ niệm 70 năm ngày sinh và 30 ngày mất của Nguyễn Thi,
có nhiều nhận định về con người và tác phẩm của ông qua bài “Nguyễn Ngọc Tấn –
Nguyễn Thi, con người và sự nghiêp”.[8;100,101]
Đó là một số công trình nghiên cứu về tác giả Nguyễn Thi cũng như một số
tác phẩm tiêu biểu của ông, mỗi công trình nghiên cứu từng đề tài riêng lẽ làm
phong phú thêm vấn đề. Người viết đã dựa vào các công trình trên để nghiên cứu
tìm hiểu tác phẩm Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài hình ảnh người phụ nữ Nam Bộ qua tác phẩm người mẹ
cầm súng nhằm mục đích sau.
Đi sâu tìm hiểu nhân vật chị Út tịch thông qua đó tìm hiểu thêm về những
đặc điểm của người phụ nữ Nam Bộ trong kháng chiến chống Mĩ.
Đề tài này còn giúp ta hiểu rõ hơn về lòng yêu nước của nhân dân ta vào thời
kỳ chống mĩ, với ý chí kiên cường, lòng dũng cảm của người dân Nam Bộ đặc biệt
là người phụ nữ.

Trong quá trình nghiên cứu còn bổ sung thêm nhiều kiến thức qua các tác
phẩm về lòng yêu nước trong thời kì này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu niên luận nghiên cứu về hình ảnh người phụ nữ Nam
Bộ qua tác phẩm Người mẹ cầm súng.
Phạm vi nghiên cứu niên luận đi sâu vào nghiên cứu hình ảnh người phụ nữ
Nam Bộ qua tác phẩm Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, trong thời kì kháng
chiến chống mĩ.
5. phương pháp nghiên cứu
Tùy theo mỗi công trình nghiên cứu mà ta đề ra phương pháp phù hợp, trong
niên luận này chúng tôi sử dụng một số phương pháp cụ thể như sau.
Phương pháp khảo sát từ cơ sở của những tài liệu thu thập được tiến hành
sắp xếp lựa chọn cho từng đặc điểm chính cụ thể như sau. Ngoại hình, nội tâm,
ngôn ngữ, hành động của các nhân vật
Phương pháp so sánh đối chiếu từ các tài liệu đã có tiến hành so sánh với
nhau, phân tích làm nổi bật lên tính cách của Người phụ nữ Nam Bộ.
Sử dụng các thao tác giải thích, chứng minh, bình luận… Sau cùng là kết
hợp giữa hai phương pháp diễn dịch và quy nạp đẻ làm sáng tỏ vấn đề dược đề cập
một cách rõ ràng và khái quát hơn.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu các phương pháp không chỉ sử dụng
riêng lẽ, tách rời mà còn có sự phối hợp, bổ sung sau cho đạt được kết quả cuối
cùng và giải quyết được yêu cầu đặt ra.
4
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Hình tượng nhân vật và chức năng của nó trong tác phẩm
1.1.1. Khái niệm hình tượng nhân vật
Miêu tả con người, chính là việc xây dựng của nhà văn. Ở đây, cần chú ý
rằng nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không là
sự sao chép đầy mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con
người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách,… Nói đến

văn học thì không thể thiếu nhân vật, vì đó chính là phương tiện cơ bản để nhà văn
khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nhà văn sáng tạo nhân vật thể hiện nhận
thức của mình về một cá nhân nào đó của hiện thực. Bởi vì, nhân vật là người đọc
vào một thế giới riêng trong một thời kì lịch sử nhất định. Nhân vật văn học là con
người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Những con
người này được nhà văn miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất
hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít
hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm.
Nhân vật văn học có thể là con người có tên như ( Tấm, Cám, Thúy Kiều…),
có thể là những người không có tên ( như một số nhân vật xưng tôi trong truyện
ngắn, tiểu thuyết hiện đại, mình ta trong ca dao…). Khái niệm con người này cũng
cần phải hiểu một cách rộng rải trên hai phương diện: số lượng: hầu hết các tác
phẩm từ văn học dân gian đến văn học hiện đại điều tập trung miêu tả số phận của
con người. Về chất lượng: dù nhà văn miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật … Nhưng
lại gán cho nó phẩm chất của con người.
Trong nhiều trường hợp, khái niệm nhân vật được sử dụng một cách ẩn dụ
nhằm chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Chẳng hạn, người ta
thường nói đến nhân vật như là một nhân vật trung tâm trong “chiến tranh và hòa
bình” của L.txtoi. Tuy vậy, nhìn chung nhân vật vẩn là hình thức của con người
trong tác phẩm văn học.
Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật có tính ước lệ, có những dấu
hiệu để nhận biết: tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc điểm
riêng…Những dấu hiệu đó thường được giới thiệu từ đầu và thông thường, sự phát
triển về sau của nhân vật gắn bó mật thiết với những giới thiệu ban đầu đó. Ví dụ
việc giới thiệu Tràng trong tác phẩm “vợ nhặt” của Kim Lân dường như cũng báo
trước về số phận Tràng sau này “hắn vừa đi vừa tủm tỉm cười, hai con mắt nhỏ tí,
gà gà đắm vào bong chiều, hai bên quai hàm bạnh ra, rung rung làm cho bộ mặt
5
thô kệch của hắn lúc nào cũng nhấp nhỉnh những ý nghĩ gì lý thú, vừa dữ tợn. Hắn
có tật vừa đi vừa nói. Hắn lam nhảm than thở những điều hắn nghĩ”.

Gắn liền với những suy nghĩ, nói năng, hành động trong quá trình phát triển
về sau của nhân vật.
Nhân vật văn học không giống với các nhân vật thuộc loại hình nghệ thuật
khác. Ở đây, nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệu riêng là ngôn từ. Vì vậy,
nhân vật văn học đòi hỏi người đọc phải vận dụng chí tưởng tượng, liên tưởng để
dựng lại một con người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó.
1.1.2. Chức năng của hình tượng nhân vật
Nhân vật là phương tiện khái quát hiện thực, vì chức năng của nhân vật là
khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết những
ứơt ao và kì vọng về con người. Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá
nhân xã hội nhất định và những quan niệm về các cá nhân đó. Mặt khác, nhân vật là
phương tiện khái quát tính cách, số phận con người và quan niệm về chúng vấn đề
này .
Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, thực hiện cuộc
sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Khi xây dựng nhân vật, nhà
văn có mục đích gắn liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong
tác phẩm. Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh xác định những nét
tính cách của nó, cần nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn
mà nhân vật muốn thể hiện. Chẳng hạn, khi nhắc đến một nhân vật, nhất là cá nhân
vật chính, người ta thường nghĩ đến các vấn đề gắn liền với nhân vật đó. Gắn liền
với Kiều là thân phận người phụ nữ có tài sắc trong xã hội cũ. Gắn liền với Chí
Phèo là vấn đề thực hiện quá trình lưu manh hóa của một bộ phận nông dân trong
xã hội thực dân nửa phong kiến. Đằng sau nhân vật trong truyện cổ tích là vấn đề
đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu, giàu và nghèo, những ước ơ tốt đẹp của con
người…
Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và
thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên quá trình mô tả nhân vật , nhà
văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết bộc lộ những
quan điểm của mình về con người và cuộc sống. Chính vì vậy, không nên đồng nhất
nhân vật văn học với con người trong cuộc đời. Khi phân tích, nghiên cứu nhân vật

việc đối chiếu, so sánh có thể cần thiết để hiểu rõ thêm về nhân vật, nhất là những
nhân vật có nguyên mẫu ngoài cuộc đời. (chị Út Tịch trong Người mẹ cầm súng, chị
Sứ trong Hòn đất…), nhưng cũng cần luôn luôn nhớ rằng nhân vật văn học là một
sáng tạo nghệ thuật độc đáo gắn liền với ý đồ tư tưởng của nhà văn trong việc niêu
lên vấn đề hiện thực của đời sống.
6

1.2. Sơ lược về tác giả và tác phẩm
1.2.1. Nguyễn Thi – cuộc đời và sự nghiệp
Đời sống nhà văn luôn là thế giới sinh động muôn màu muôn vẻ, người thì
xuề xòa giản dị, người thì kỉ lưỡng nghiêm cẩn, người thì phải vật lộn mưu sinh cày
sâu cuốc bẩm. Riêng đối với Nguyễn Thi thì cuộc đời ông là cả một quá trình gian
khổ, từ lúc nhỏ cho đến khi trưởng thành ông gặp không ít thử thách trông gai
nhưng ông đã vượt qua, và vững vàng cho sự nghiệp cầm bút.
Sau đây người viết giới thiệu đôi nét về nhà văn chiến sĩ Nguyễn Thi, một
ngòi bút cá tính và đặc sắc của tạp trí văn nghệ quân đội.
Tên thật : Nguyễn Hoàng Ca
Sinh ngày : 15/5/1928
Mất ngày : 9/5/1968
Quê quán : xã Hải Anh, huyện Hải Hâụ, tỉnh Nam Định
Cuộc đời nhà văn trải qua thăng trầm bất hạnh.Ông xuất thân trong một gia
đình nghèo, cha làm hương sư tên Nguyễn Bội Quỳnh, sau bị xa thải vì hoạt động
yêu nước và cách mạng, mẹ tên Thành Thị Du ( vợ hai ) buôn bán vặt. Nguyễn Thi
sớm bước chân vào đời, năm mười tuổi ông mồ côi cha, mẹ đi bước nửa. Ông phải
sống cảnh ăn nhờ ở đậu, và có lúc phải sống như đứa trẻ lang thang, Tuy hoàn cảnh
khó khăn ông vẫn ham học. Năm 1945 ông đã có mặt ở Sài Gòn, chính nơi đây đã
tạo điều kiện cho ông học hỏi nhiều thứ. Học vẽ, học đàn, học ca, đọc sách… Và
cũng chính mảnh đất Sài Gòn đã vun đấp cho mối tình đầu tiên của ông, những nét
tính cách của Ngyễn Thi bắt đầu hình thành từ những bức thư, truyện ngắn gởi tặng
người yêu. Đó là một người hay thu mình vào đời sống nội tâm, ngại tiếp xúc, vẻ

ngoài lạnh lung thủ thế dể oán giận
Nguyễn Hoàng Ca tham gia vào cách mạng năm 17 tuổi, làm thơ, viết văn
với bút danh Nguyễn Ngọc Tấn, là đội viên đội Cảm tử quân trong những ngày tổng
khởi nghĩa ở Sài Gòn, được kết nạp Đảng năm 1947 sau hai năm tham gia cách
mạng.
Năm 1953 Nguyễn Ngọc Tấn cưới vợ, vợ ông là một diễn viên dân công quê
ở Sài Gòn. Vốn có lòng yêu nước Nguyễn Thi sớm tham gia vào cách mạng khi
cách mạng tháng tám nổ ra ông đã tham gia tại Sài Gòn. Trong kháng chiến chống
Pháp ông làm công tác tuyên huấn, đội trưởng văn công quân khu Miền Đông Nam
Bộ. Đâù năm 1955 ông tập kết ra Bắc làm đội trưởng đội văn công sư đoàn 330, đến
năm 1962 ông quay lại chiến trường Miền Nam tham gia chống mĩ trong lực lượng
văn nghệ giải phóng tiếp tục trên con đường lý tưởng của mình.
7
Có thể nói “vốn liếng” mà Nguyễn Thi tích lũy trong cuộc đời và những tác
phẩm của ông sẽ là tiền đề chuẩn bị cho một hoài bảo lớn. Thế nhưng số phận
không may đối với Nguyễn Thi, một tài năng chớm nở nhưng đã vội tắt. Nguyễn
Thi đã hi sinh trên đường Phụng trong đợt nổi dậy lần thứ hai. Ông để lại cho đời
nhiều tác phẩm chưa hoàn “Ước mơ của đất”, “Sen trong đồng”, “Cô gái ba dừa”…
Cả ba tác phẩm điều vẽ chân dung của người phụ nữ Nam Bộ trong kháng chiến
chống mĩ, tính cách của họ được thể hiện trong tám chữ vàng “anh hùng, buất
khuất, trung hậu, đảm đang”.
Nguyễn Thi là một nhà văn có ý thức trách nhiệm rất cao đối với ngòi bút.
Chỉ mới học hết tiểu học do đó ông phải tâp viết rất công phu khổ luyện. Cuộc đời
riêng tuy gặp nhiều éo le, trắc trở nhưng ông không khuất phục trước hoàn cảnh,
biết nén nước mắt vào trong phong kính nổi đau làm nên hạt ngọc cho đời.Nguyễn
Thi là nhà văn chiến sĩ sống chết với văn chương. Tuy ông mất ở lúc sự nghiệp văn
chương còn đang dang dở nhưng ông đã để lại một số lượng tác phẩm rất lớn cho
đời.
Từ 1950 đến 1962, sáng tác trên miền Bắc, với bút danh Nguyễn Ngọc Tấn.
Các tác phẩm tiêu biểu : tập thơ Hương đồng nội, hai tập truyện ngắn Trăng sáng và

Đôi bạn.
Đầu 1950, tập thơ Hương đồng nội ra đời, gồm 20 bài. Đây là tiếng lòng của
con người đang chập chững bước vào đường văn chương, tập quan sát, miêu tả và
tự thể hiện, như cậu học trò tập làm luận nên giá trị nghệ thuật chưa cao.
Hai tập truyện Trăng sáng và Đôi bạn tập trung vào ba mảng đề tài khá quen
thuộc bấy giờ tấm lòng Nam – Bắc chia cắt, tình nghĩa quân dân (giữa đồng bào
miền Bắc với bộ đội miền Nam đi tập kết), tội ác của mĩ ngụy. Mỗi tập gồm 7
truyện.
Thời kì này, truyện của Nguyễn Ngọc Tấn không có gì đặc biệt về đề tài. Sự
kiện được phản ánh chưa mang tầm dốc lớn lao của lịch sử. Nhà văn chưa có ý
định, chưa đủ sức vẽ nên những bức dân tộc về kháng chiến.
Ngoài ra, Nguyễn Ngọc Tấn còn đặc biệt chú ý thể hiện nội tâm nhân vật và
nội tâm của chính mình. Nhiều chi tiết có ý nghĩa tự truyện. Hiện thực chủ yếu là
hiện thực tâm hồn, rất chân thực gần gũi. Văn phong giàu chất chữ tình, chất thơ, ít
hành động, sự việc giàu tâm tình.Kết hợp với những hình ảnh so sánh thông minh,
độc đáo tạo nên những hứng thú thẩm mỹ bất ngờ: “ sự nóng ruột giấu trong đôi
mắt đảo lia dảo lịa của cô tưởng có thể tóm ra mà đặt xuống bàn được” (Một
chuyến về phép); “ tin ấy như con rắn luồn từ ngõ này sang ngách khác” (Về
Nam).
8
Từ 1963 đến 1968, sáng tác ở Miền Nam, với bút danh Nguyễn Thi. Những
sáng tác tiêu biểu ở các thể loại: ký, truyện ngắn, truyện ký, tiểu thuyết được tập
hợp trong Truyện và ký Nguyễn Thi.
Về truyện ngắn, Nguyễn Thi viết truyện ngắn không nhiều nhưng truyện nào
cũng có giá trị, đặ biệt: truyện viết về những nhân vật thanh thiếu niên và người phụ
nữ. bối cảnh là nông thôn Nam Bộ những năm tháng ngột ngạt trước xuân Mậu thân
1668. Ở đó, một khi tội ác càng chồng chất thì lòng căm thù và quyết tâm trả thù
càng ngùn ngụt bốc cao.
Tác phẩm Chuyện xóm tôi (1964), sáng tác đầu tiên với bút danh Nguyễn
Thi. Nhân vật chính là hai đứa trẻ tên Đực và Bỉnh, sống chung trong một xóm nhỏ

vùng Mỏ Cày, Bến Tre. Cả hai có chung mối thâm thù. Qua câu chuyện giữa hai
đứa trẻ, tác giả muốn đi tìm căn nguyên sâu xa sức mạnh quật cường của người Việt
Nam, tất cả bắt đầu từ lòng căm thù và quyết tâm trả thù nhà, đền nợ nước.
Tác phẩm Mùa xuân (1964), như viết tiếp Chuyện xóm tôi, vẫn những nhân
vật và bối cảnh củ nhưng không khí khởi nghĩa đã khẩn trương hơn nhiều với cảnh
bộ đội về làng, thanh niên nô nức lên đường tòng quân,… Truyện có cái nhìn bao
quát hơn về tình thế cách mạng, về vai trò khả năng của quần chúng.
Tác phẩm Những đứa con trong gia đình (1966), chuyện về hai chị em Chiến
và Việt tiêu biểu cho thế hệ trẻ Miền Nam, trong cuộc đối đầu tưởng chừng không
cân sức với giặc mĩ và bọn tay sai ác ôn. Nặng thù nhà nợ nước, cả hai tranh nhau
lên đường tong quân và trở thành anh hùng trẻ tuổi.
Tác phẩm Mẹ vắng nhà: viết sau khi Người mẹ cầm súng ra đời, vẫn dựa trên
tính cách của đám con chị Út Tịch. Nguyễn Thi muốn bổ sung thêm việc miêu tả
tính cách, sinh hoạt của chúng đẻ cắt nghĩa băn khoăn của độc giả: vì sau một
người mẹ đông con như vậy lại rảnh rang, bình tỉnh theo du kích đánh giặc suốt
ngày đêm.
Về ký, được viết dưới nhiều dạng: ghi chép, tùy bút, truyện ký.
Những tùy bút tiêu biểu: Đại hội anh hùng, Những câu nói trong đại hội,
Dòng kinh quê hương.
Bút ký tiêu biểu: Những sự tích ở đất thép, tập trung thể hiện sự bình tỉnh,
gan dạ của chúng ta giữa sự lồng lộn tuyệt vọng của kẻ thù ở đất thép Củ Chi.
Truyện ký tiêu biểu: Người mẹ cầm súng, Uớc mơ của đất.
Về tiểu thuyết Nguyễn Thi thường viết nhiều tác phẩm cùng một lúc nên hầu
hết điều vở dang khi nhà văn hy sinh. Tuy nhiên, với dung lựơng hiện thực ngồn
ngột phong phú, tươi rói sức sống cộng với tài năng đang độ sung sức của tác giả
những tác phẩm dở dang ấy ấy mang giá trị văn học to lớn. các tác phẩm tiêu biểu:
Ở xã Trung Nghĩa, Sen trong đồng, Cô gái Ba Dừa.
9
Truyện và ký Nguyễn Thi là bản án đanh thép tố cáo chế độ mĩ ngụy dã man,
một dự báo của cuộc cách mạng tất yếu xảy đến. Hình ảnh người nông dân Nam

Bộ, Đặc biệt là người phụ nữ, được khắc họa bằng những nét điển hình đẹp đẽ, dân
tộc mà rất hiện đại, phù hợp với yêu cầu mới của cách mạng. Trang viết Nguyễn
Thi góp vào văn học cách mạng Miền Nam một hương sắc riêng, độc đáo.
Nhìn chung, toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Thi có tổng cộng hai
mươi truyện ngắn. Trong đó có mười bốn truyện ngắn viết ở Miền Bắc, con lại
những sáng tác ở Miền Nam. Chỉ ngần ấy thôi, ta nhìn thấy một tài năng trẻ có đóng
góp cho thể loại truyện ngắn cả về nội dung lẩn hình thức. Chắc chắn rằng những
trang viết ấy sẽ còn nhiều bổ ích cho chúng ta hôm nay và cả may sau.
1.2.2. Tác phẩm người mẹ cầm súng
1.2.2.1. Hoàn cảnh sang tác
Tác phẩm Người mẹ cầm súng được tác giả viết vào năm 1965 khi ông dự
đại hội tuyên dương anh hùng. Đây là lần đầu tiên Nguyễn Thi gặp chị Út Tịch lấy
tư liệu để hoàn thành tác phẩm, tác phẩm được viết trong giai đoạn nước ta lâm vào
cảnh dầu sôi lửa bỏng. Vào năm 1965 Hoa kỳ đã đưa một đội quân hùng mạnh vào
Việt Nam gây xáo trộn về kinh tế xã hội, lạm phát trầm trọng chiến tranh leo thang.
Trong hoàn cảnh đó Nguyễn Thi đã sáng tác, tác phẩm Người mẹ cầm súng, với
những hình ảnh có thật của chị Út Tịch một người mẹ nghèo đông con, bụng mang
dạ chửa nhưng vẫn hiên ngang cầm súng đánh giặc làm cho người đọc thấy được sự
anh dũng của nhân dân ta, sẵn sàng chiến đấu vì đất nước. Tác phẩm còn mang tính
cổ vũ tinh thần chiến đấu cho nhân dân ta.
Nguyễn Thi đã khai thác chất liệu sống quý giá của hiện thực với tinh thần
tôn trọng lịch sử. Mặt khác ông đã khéo léo sử dụng có mức độ nghệ thuật điển hình
hóa cá biệt hóa tính cách nhân vật bằng những chi tiết chọn lọc nên nhân vật của
Nguyễn Thi rất thật trong cuộc sống. Nguyễn thi đã viết tác phẩm Người mẹ cầm
súng với nhân vật có thật là chị Út Tịch. Ông đã thể hiện được tính cách, hành động
của chị qua lời ăn tiếng nói hằng ngày, nhờ vào sự miêu tả của Nguyễn Thi ta thấy
được chị Út Tịch là một người có đầy đủ tính chất của một người phụ nữ Nam Bộ,
chị đảm đang trong việc nhà, anh dũng trong chiến đấu. Chị xứng đáng với tám chữ
vàng “ Anh hùng, buất khuất, trung hậu, đảm đang” mà Bác dành tặng cho phụ nữ
Việt Nam.

1.2.2.2. Đôi nét về nữ anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Thị Út
Chị Út Tịch sinh năm 1931 là một người anh hùng lực lượng vũ trang nhân
dân của Việt Nam cuộc đời bà được nhà văn Nguyễn Thi xây dựng thành nhân vật
chính trong tác phẩm Người mẹ cầm súng.
10
Thân thế của của chị Út Tịch : bà tên thật Nguyễn Thị Út, sinh ngày 19 tháng 4 năm
1931, nguyên quán tại Tích Thiện, Tổng Thạnh Trị, quận Cầu Kè, tỉnh Cần Thơ
(nay thuộc xã Tịch Thiện, huyện Trà Ôn Vĩnh Long)
Thân phụ của bà là ông Nguyễn Văn Xương, người làng Tịch Thiện do gia
đình nghèo ông phải lưu lạc đến vùng Rạch Giá (nay thuộc Tam Ngãi, Cầu Kè, Trà
Vinh), lập gia đình với bà Lê Thị Mười sinh được ba người con gái, do hoàn cảnh
gia đình khó khăn nên cả gia đình phải đi làm mướn ở đợ cho một địa chủ trong
vùng tên là Hàm giỏi.
Bà là con thứ ba cũng là con út. Trong ba chị em bà được xem có tính khí
phản kháng nhất, nhiều lúc đánh trả lại gia đình địa chủ. Thân phụ mất sớm khi bà
mới lên 13 tuổi, cùng năm đó được sự ủng hộ của cán bộ Việt Minh, bà được nhà
địa chủ cho phép chuộc thân và từ đó thoát cuộc sống làm thuê. Là người có tính
khí mạnh mẽ, bà sớm chịu ảnh hưởng từ sự tuyên truyền về cuộc cách mạng của cán
bộ Việt Minh từ đó tích cực ủng hộ những người cộng sản cho đến mai sau.
Khi pháp tái chiến Nam Bộ, mở rộng trên toàn cỏi Đông Dương bà xung
phong tham chiến chống quân pháp với câu nói nổi tiếng được nhà văn Nguyễn Thi
ghi lại “ nó đánh mình, mình đánh nó” nhưng tuổi còn quá nhỏ nên bà bị từ chối.
Tuy nhiên bà hoạt động tích cực trên vai trò giao liên, liên lạc các cán bộ quân sự.
Tháng 12 năm 1949, lực lượng Việt Minh mở chiến dịch Cầu Kè, đây là chiến dịch
lớn bà được giao công tác giao liên, trinh sát của tổ công an xung phong do ông
Chín Luông chỉ huy, chịu trách nhiệm theo dõi, nắm tình hình quân pháp báo tin kịp
thời với lực lượng quân sự địa phương và bộ đội chủ lực.
Sau khi lập gia đình với ông Lâm Văn Tịch, một chiến sĩ Việt Minh tại địa
phương bà vẫn tiếp tục hoạt động trong đội du kích địa phương, tham gia tổng cộng
tám công đồn gây nhiều thiệt hại cho quân pháp và quân đội quốc gia Việt Nam.

Sau hiệp định Geneve, 1954 vợ chồng bà được phân công ở lại không tập kết mà
sống hợp pháp tại Miền Nam. Trong thời gian này lo ngại trước những người cộng
sản, chính quyền của tổng thống Ngô Đình Diệm đã cho thực thi chính sách “ tố
cộng, diệt cộng” nhằm đến người kháng chiến củ trong đó có gia đình bà, Chồng bà
và nhiều người khác bị bắt chỉ được thả sau khi bà và nhiều người phụ nữ khác gây
áp lực với chính quyền.
Tuy nhiên để được yên ổn, gia đình bà tạm lánh về Kế Sách làm ăn. Mãi đến
cuối năm 1959 gia đình bà mới trở về Tam Ngãi, sau phong trào Đồng Khởi ông bà
tham gia hoạt động quân sự của Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam, dù phải
chăm lo chuyện gia đình và con cái nhưng bà vẩn tích cực tham gia hoạt động binh
vận, du kích,tham gia đánh nhiều trận tuyên truyền vận động nhiều binh lính bỏ
ngủ. 1965 bà được cử đi dự đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua lực lượng vũ trang
11
toàn Miền Nam, được ủy ban trung ương mặt trận dân tộc giải phóng toàn Miền
Nam tặng thưởng huân chương quân công giải phóng hạn nhì với thành tích đã
tham gia “23 trận đánh lớn góp phần quan trọng cùng đơn vị diệt làm tan rã trên
200 tên giặc, thu 70 súng. Đồng chí là một chiến sĩ chinh sát dũng cảm và mưu trí,
một chiến đấu viên ngoan cường, một chiến sĩ binh vận tài tình đã vận động phá vỡ
nhiều binh sĩ địch, nhiều lần đưa bộ đội vào diệt bót lấy súng không tốn một viên
đạn”.
Sau 1945 bà được điều về quân khu chính công tác trong một trận oanh kích
bằng máy bay B52 của Mĩ xuống vùng Tân Châu, Châu Đốc, bà và người con gái
thứ ba không may bị tử thương.Với những chiến công hiển hách này bà được nhà
nước phong tặng nhiều danh hiệu cao quý.



12
CHƯƠNG 2: VẼ ĐẸP HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ NAM BỘ TRONG
TÁC PHẨM NGƯỜI MẸ CẦM SÚNG CỦA NGUYỄN THI

2.1 Phẩm chất anh hùng, bất khuất trong chiến đấu
Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần chiến đấu bất khuất chống
lại kẻ thù trong bất kì hoàn cảnh khốc liệt nào. Xoay quanh đề tài này không ít nhà
văn, nhà thơ đã cho ra đời nhiều tác phẩm đi cùng thời gian. Không nằm ngoài nội
dung của chủ nghĩa yêu nước, nhà văn Nguyễn Thi cũng đã góp cho làn gió văn học
Việt Nam tác phẩm Người mẹ cầm súng tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách
mạng cao đẹp,trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Biến cố chiến tranh và tội ác của kẻ thù đã đưa đất nước vào cuộc chiến
tranh khốc liệt, cả dân tộc phải đắm mình trong lửa bom và khói súng. Chưa bao giờ
hình ảnh người phụ nữ lại anh hùng, kiên cường và bất hủ đến như vậy. Từ lúc còn
nhỏ, chị đã mang phẩm chất của người anh hung: “ bắt đầu ở đợ, út là một con bé
tám tuổi, cởi truồng,ốm nhách. Đến lúc đánh lại địa chủ, út mới mười hai tuổi, vẩn
ốm nhách, nhưng lại có thêm một mối thù trong người”.[7,213], không chịu khuất
phục trước kẻ thù, chị sẵn sàng đánh lại bọn địa chủ “út với con dao cạu lia vào tay,
“ út thủ sẳn nắm ớt bột. Con kia lớn gấp ba út. Nó vừa quơ cây lên thì nắm ớt bột
đã đập vào mặt nó”.[7,213] Mặc dù chị còn nhỏ không có vóc dáng cao lớn nhưng
chị vẫn không chịu thua, tinh thần chống trả của Út rất cao, dũng cảm chống lại kẻ
thù “mụ Hàm Giỏi quất út một roi, làm út nằm giãy như sâu bị bắn. lúc ngồi dậy,
sẵn tay, út liệng luôn cái chén vào mặt mụ” [7,212. Chính sự áp bức bóc lột của bọn
địa chủ và phẩm chất anh hùng sẵn có Út đã tìm tới cách mạng “ở đợ cực quá”, “
đánh tây sướng bằng tiên chứ cực gì”[7,215]. Và cũng chính cái không khí cách
mạng sôi sục với ánh sáng lý tưởng mới, hình ảnh người phụ nữ đã hiện lên với vẻ
đẹp tuyệt vời, vẻ đẹp của những con người được giải phóng, được thoát khỏi vòng
áp bức của kẻ thù để hòa mình vào công cuộc chung của đất nước. Chị Út Tịch
cũng đã hòa vào cuộc chiến đấu không cân sức của dân tộc ta với kẻ thù “út đem cả
tuổi mười bảy của ḿnh lao vào chiến dịch” [7,216]. Chỉ mới mười bảy, cái tuổi còn
rất nhỏ nhưng Út đã đi vào hàng ngũ chống giặc mà không hề khiếp sợ trước bọn
cướp nước hung ác. Út đã anh dũng giết giặc chỉ bằng những dụng cụ thô sơ chứ
không bằng súng hay gì khác “để đánh bót bên bến cát, Út giết tây , bằng khăn,
bằng những cục đát quê mình” [7,216]. Đó chính là tinh thần kiên cường bất khuất

không sợ địch, và lòng căm thù thề không đội trời chung với giặc. Chính những
điều ấy mới làm cho một người con gái có dóc dáng nhỏ nhắn nhưng sức mạnh lại
phi thường.
Với những phẩm chất đó những người con của cách mạng họ đã đánh bại
được kẻ thù hung bạo như Tám Thế, Quận Hùm và tiêu diệt những kẻ phản bội,
13
chúng những kẻ ác ôn làm sao thắng nổi sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân
và dưới sự đồng lòng của họ.
Trong Người mẹ cầm súng, Nguyễn Thi đã xúc động viết về chị Út Tịch
người con gái Nam Bộ có phẩm chất anh hùng và những người phụ nữ Miền Nam
đang quên mình chiến đấu vì dân tộc. Chưa bao giờ truyền thống anh hùng của Bà
Trưng, Bà Triệu lại được bộc lộ rõ nét như trong cuộc kháng chiến chống mĩ này,
Nhưng biểu hiện tập trung nhất đầy đủ nhất phẩm chất cao đẹp và sự bất khuất
trong chiến tranh mang sự anh dũng của người phụ nữ đó chính là hình ảnh chị Út
Tịch, chị là sự hãnh diện của xóm làng của những người phụ nữ miền Nam. Chị
không có ngoại hình quá xuất sắc nhưng chính những phẩm chất tinh thần đã làm
cho chị can đảm đối đầu với những khó khăn mà chị gặp phải trong chiến đấu. Lúc
nào chị cũng có lòng tin vào mình, tin vào cách mạng để tiếp tục chiến đấu “bị giặc
lùng bắt, út bồng đứa con mới đẻ lưu lạc lên Sa Đéc ở đó chị móc nói được với cơ
sở nội tuyến, đi tìm anh em mình vô phá cầu lấy bót Cay Châu”[2,221]. Đó là sức
sống kiên cường bất diệt của những con người vì cách mạng, mặc dù bị lùng bắt,
phải bồng con nhỏ đi chốn chạy nhưng chị Út Tịch không đầu hàng trước số phận.
Cho dù hoàn cảnh khó khăn đến đâu chị vẩn tìm mọi cách để hoạt động cách mạng.
Mặc dù trong cuộc sống gặp nhiều khó khăn, khi mọi người đi tập kết mà vợ chồng
Út phải ở lại nhưng không vì vậy mà nản lòng Út đã khẳn khái nói “ trước mình đã
dám đánh nó thì bây giờ chẳng có gì đáng sợ”[7,222]. Chị Út một con người đời
thường đảm đang dịu hiền là thế nhưng khi giáp mặt với kẻ thù chị thật cứng cỏi,
kiên cường hiên ngang làm cho kẻ thù phải khiếp sợ. Chúng ta chắc hẳn còn nhớ
lần địch bắt anh Tịch. Nếu là một người đàn bà khác thì sẽ đau đớn, khóc lóc, bối
rối. Nhưng chị Út Tịch thì không. Đối với kẻ thù, kẻ phản bội, chị biết phải làm thế

nào, cần phải vạch mặt chúng, kẻ giết người, kẻ phản bội không thể lẫn với người
lương thiện chị tìm ngay thằng chỉ điểm chửi vào mặt nó, chị tìm đến thằng quận
trưởng, đôi mắt chị dữ quá, lời nói chị sắc như gươm, vững vàng trên thế đứng của
chính nghĩa để áp đảo chúng, làm cho chúng chết đứng người, chùn bàn tay vấy
máu của bọn chúng lại. Ở quê chị người ta gọi chị là người có lí lẽ. Lời lẽ ấy là lời
lẽ của một chị nông dân mù chữ, nhưng thấm sâu chất cách mạng trong người. Sau
này trong những cuộc đấu tranh của bà con với địch chị là người đứng ở hàng đầu
đối đáp với chúng và chịu những trận đòn roi dữ dội.
Ở vị trí của một người chiến sĩ cách mạng. Út mang trong mình lòng căm thù
giặc vô hạn đối với sự áp bức bóc lột, chính vì lòng căm thù ấy đã khiến cho chị
ngay khi còn nhỏ đã sớm có tinh thần buất khuất quật cường. Một đặc điểm nữa ở
chị là tinh thần chiến đấu Mác đã từng nói “ hạnh phúc là đấu tranh”, ta hiếm thấy
nhân vật nào thể hiện chân lý đó của Mác một cách bộc trực, hồn nhiên như ở chị
14
Út Tịch với những câu nói để lại ấn tượng sâu sắc “đánh tây sướng bằng tiên chứ
cực gì”[7,215]. Thật vậy được đánh tây là một niềm hạnh phúc lớn nhất của chị Út,
“cái công việc mà nếu phải ngừng lại một lúc nào đó thì cả hai vợ chồng cảm thấy
lẻ loi, trơ trọi và buồn khổ biết chừng nào”7,226]. Bởi gì nếu ngừng chiến đấu,
ngừng làm cách mạng tức là quay về cuộc đời làm nô lệ cực nhục của ngày xưa, mà
cuộc đời đó chị không bao giờ chịu nổi nửa. Toàn dân Việt Nam không bao giờ
quên câu nói khẳn khái dứt khoát của chị “còn cái lai quần cũng đánh”[7,224].
Quyết tâm của chị lại được cũng cố vững chắc bằng lòng tin tưởng vào con đường
tất thắng của cách mạng, vào đường lối chủ chương sáng suốt của đảng, làm cho ý
thức đấu tranh của mọi người từ tự phát đến tự giác. Đối với kẻ thù, chị Út quyết
không đội trời chung nhưng đối với bà con nghèo, chị lại có một tình thương yêu
thắm thiết. Tình yêu thương của những con người cùng khổ cũng là một đặc điểm
nổi bật ở chị đó là. Một đức tính cách mạng cao quý nửa ở chị là bao giờ chị cũng
đặt quyền lợi cách mạng lên hàng đầu.
Là một người chiến sĩ cách mạng đồng thời chị cũng là một người mẹ. Một
người nam giới đánh giặc giỏi trở thành anh hùng đã đáng phục rồi , nếu là một

người phụ nữ thì đáng phục hơn. Nhưng chị Út Tịch là một người mẹ nghèo, đông
con mà vẫn đánh giặc giỏi thì càng đáng kính hơn. Dù nghèo không gạo, không
tiền, chị vẫn rất mạnh, rất bạo. Chị nghèo về vật chất nhưng chị giàu thứ khác, đó là
phẩm chất của một người anh hùng cách mạng. Có nước ắt có tiền có gạo, trên hết
có những điều còn quý hơn cả tiền và gạo, ấy là quyền làm người tự do, ấy là lòng
tự hào dân tộc. Chính những điều ấy đã hun đúc cho chị có thể cầm súng đánh giặc
giỏi trở thành người anh hùng của dân tộc.
Trong cuộc chiến, Út coi chồng như một người bạn chiến đấu thân thiết, bình
đẳng, một đồng chí với tất cả ý nghĩa đúng của nó. Trong hai tổ chiến đấu mô tả
trận đánh của vợ chồng Út yểm cho nhau là một bản chiến ca tuyệt đẹp, đồng thời
cũng là một bản tình ca trong đó nghe nhịp đập trái tim của đôi vợ chồng chiến sĩ
cùng hòa lẩn với tiếng súng bắn giặc phối hợp hết sức nhịp nhàn. Bài ca kết thúc
với câu nói chứa chan tình cảm vợ chồng xen lẩn tình đồng đội thắm thiết “ tôi chia
lửa cho đồng chí chồng rút đó nghen”.[7,269]
Tất cả những điều trên cho ta thấy con người trong chiến tranh họ coi đánh
giặc là trả nợ nước thù nhà là lẽ sống. Họ chiến đấu bằng sức mạnh của lòng căm
thù, của tình yêu thương nhân loại. Vì chỉ có cầm vũ khí đứng lên ta mới bảo vệ
được những gì thiêng liêng nhất, bảo vệ tình yêu và sự sống. Chân lý ấy đã được
chứng minh qua số phận con người và con đường cách mạng của người dân Nam
Bộ với phẩm chất anh hùng và bất khuất trong chiến đấu. Nhân vật chị Út Tịch đã
thắp sang niềm tin chiến đấu và chị cũng đại diện cho dáng hình người phụ nữ trong
15
thời chiến, không hề thua kém đấng nam nhi. Nếu Chính Hữu viết về người lính với
tình đồng chí thiết tha máu thịt lòng dũng cảm, kiên cường bất khuất.
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chò giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
Đồng chí (Chính hữu)
Thì người phụ nữ cũng không hề thua kém họ cũng được dựng lên từ không
khí đó. Họ cũng được miêu tả là những con người mang đầy đủ phẩm chất anh

hùng.
“Súng nhảy trên vai
Tóc vờn trước gió
Em đuổi giặc giữa ban ngày”
Người con gái sông Gianh (Lưu Trọng Lư)
2.2. Sức sống kiên cường. bất diệt trong sự tàn bạo của chiến tranh
Chiến tranh là sự hy sinh và mất mát, chiến tranh đã làm cho vợ phải xa
chồng con phải xa cha, mẹ xa con. Tuy vậy nhưng chiến tranh không khuất phục
được những con người có sức sống kiên cường, bất diệt, sẵn sàng đứng lên chống
lại sự tàn bạo của chiến tranh.
Chiến tranh đã biến cuộc sống của người dân từ tốt đẹp sang một cuộc sống
cơ cực. Chị Út Tịch từ nhỏ đã phải chịu đựng sự ngược đãi của bọn địa chủ, tuy đã
lớn nhưng do không đủ ăn, đủ mặc nên Út vẫn rất ốm “ một em bé gái ốm tong teo,
mặc quần cụt, áo cánh vải xe lửa, vá chằng, vết roi đòn còn hằng trên cỗ, đến năn
nỉ xin đi bộ đội”[7,215]. Ở cái tuổi mà đáng ra chị phải được hưởng một cuộc sống
vui vẻ của một đứa bé thì chị lại phải chịu những trận đòn roi hằn trên da thịt chị, đó
chính là sự tàn bạo của chiến tranh. Nhưng sự cực nhọc đó không làm cho con
người khuất phục mà làm cho con người sống dậy một sức sống kiên cường, bất
diệt không bao giờ có thể tiêu diệt được trong lòng mỗi con người. Chiến tranh gây
ra biết bao đau thương mất mát. Bằng những gì cụ thể Nguyễn Thi trong Người mẹ
cầm súng đã thể hiện thành công những diễn biến phong phú và phức tạp của cuộc
chiến tranh. Khi hay tin chú Chín hy sinh Út đã rất xúc động muốn đi trả thù cho
chú chín. Đó cũng là tinh thần bất khuất không sợ địch, là lòng căm thù không đội
trời chung với bọn ác ôn ấy. Với quyết tâm cao độ được trả thù chung cũng như rửa
hận riêng. Đây là lòng tin tuyệt đối với đảng mà biểu hiện cao đẹp nhất là lòng kính
yêu Bác Hồ vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Ngoài ra ta còn phải nói đến là
tinh thần đoàn kết, thương yêu, đùm bọc nhau với biết bao hình ảnh mang nặng
nghĩa tình đồng bào, đồng chí thắm thiết của tập thể nhân dân Tam Ngãi nói riêng
và toàn bộ nhân dân Việt Nam nói chung họ mang cái phẩm chất cao đẹp và những
16

nét cơ bản của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, không gì có thể tiêu diệt tấm lòng
của họ đối với cách mạng “út tìm được một tấm hình Bác Hồ in trong tấm bằng
khen, cắt ra, giấu kỹ. Bác ở xa, út chưa gặp Bác nhưng có Bác thì cách mạng nhất
định sẽ thành công”.[7,221]
Chiến tranh lấy đi tất cả mọi thứ của con người, nó dồn nhân dân ta vào
đường cùng, cướp tất cả những phương tiện tạo nên sự sống của con người. “ruộng
đất cách mạng cho nó cướp lại hết vào nhà ai chúng muốn đào đâu, cạy đâu cũng
phải chịu. Đêm đêm chúng tự do vào sớm bắt người tra tấn”[7,231]. Cuộc sống như
vậy nào đâu phải cuộc sống của một con người. Nhưng chúng không thể dùng bạo
lực bắt nhân dân ta phải khuất phục, không thể nào bắt nhân dân ta phải buông vũ
khí đầu hàng trước thế lực đó, trong sự ác liệt và tàn bạo của chiến tranh không làm
cho chị Út Tịch lùi bươc mà chị đã khẳng định một điều “ còn cái lai quần cũng
đánh”[7,224] câu nói đầy hào sảng lẫn tự hào và kiên quyết như bật ra từ trái tim,
thắp lửa niềm tin đấu tranh cho tất cả mọi người. Đó chính là sự sống bất diệt trong
chiến tranh, dù phải chịu đàn áp, đứng giữa bờ vực của sự sống và cái chết thì họ
cũng không đầu hàng mà chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.
Chính chiến tranh đã làm cho những đứa trẻ phải thiếu bàn tay chăm sóc của
mẹ. Như đám con chị Út Tịch măc dù còn rất nhỏ nhưng để đánh giặc mà không
vướng víu, chị đã tổ chức lại cách sống của đàn con, kiên trì huấn luyện chúng theo
nếp sống phù hợp với thời chiến, quen không có mẹ ở nhà. Đặc biệt chị dạy đứa con
gái đầu lòng biết đảm đang thay mẹ trông em phải tự coi lấy nhau. Chị cứ phải đi
suốt ngày, thường quá nửa đêm mới về tới nhà. Cái cảnh mẹ con sum họp đầm ấm
chỉ vì giặc Mĩ mà quá thưa thớt, càng khiến lòng chị căm thù bọn xâm lược. Phải xa
con thường xuyên nên khi gặp lại con “ chị vui như vừa đi xa về. Một niềm vui kỳ
lạ, tưởng như việc sống chết vừa hồi này đây là không có và nếu có, nó cũng chỉ
như những tia chớp yếu ớt, rất xa, trong những đêm mưa mát dịu, không hề làm xao
động tới cảnh đầm ấm của mẹ con trong nhà”[7,278]. Đó là sự ác liệt của chiến
tranh nó làm cho một gia đình đáng ra phải sống hạnh phúc thì những đứa trẻ
thường thường phải xa mẹ mà phải chờ đến đêm khuya mới gặp mẹ.
Cho nên ta căm giận vừa ngạc nhiên khăm phục khi thấy quanh cái bụng

chửa của người mẹ ấy phải đeo cái bao đạn lớn mà khi quá vui khi gặp con, chị
chưa kịp cởi ra. Ở đây giữa cây súng và cái bụng thai có mối quan hệ thật kỳ lạ, mà
cũng thật gắn bó. Cây súng bảo vệ cho cái bụng thai và cái bụng thai là nguồn sức
mạnh cho cây súng. Chính sự tàn bạo của chiến tranh đã bắt người mẹ ấy phải làm
như vậy bởi vì “xưa nay có ai đánh giặc mà chờ sanh xong mới đánh”[7,41]. Hay
nói rõ hơn, giặc Mĩ có đợi cho người mẹ ấy sanh xong rồi mới chém giết nhân dân
ta. Cho nên mỗi lần chị Út Tịch mang cái bụng thai nổi tiếng ấy đi đánh giặc thì làm
17
cho bọn giặc phải khiếp sợ trước chị và chúng thấy được tinh thần chiến đấu của
nhân dân ta đặc biệt là người phụ nữ. Mỗi lần chị mang cái bụng thai đi đánh giặc
thì nó lại có một tác dụng riêng.
Nếu như lần đánh bót Đường Trâu, cái bụng ấy đã khêu gợi niềm hy vọng
vào sự sống bất diệt và sự kiên cường của một người mẹ, một người đồng chí hết
lòng với đồng đội vì công cuộc giải phóng dân tộc “lớp nào mang bụng, lớp nào
mang đạn, út chạy một hơi ra bờ sông. Chị chợt nghĩ mình lấy được đạn mà chạy
trước anh em mổi người chỉ có vài viên, lấy đạn đâu mà bổ sung chị vác đạn quay
lại”.[7,248] Chị Út Tịch một người phụ nữ miền Nam trong cuộc chiến chị sẵn sàng
quên mình, quên đi sự nặng nề của một người phụ nữ mang thai bảy tháng mà vẩn
hăng hái tham gia vào cuộc chiến. Đó là trong trận đánh bót Đường Trâu, thì trong
trận đánh sau đây, cái bụng ấy lại tác động đến tinh thần yêu nước của mọi người,
động viên họ hăng hái tham gia đánh giặc.
Đó là lần đội du kích của Anh Tịch chặn chuyến tàu Cần Thơ lại, nhờ bà con
mang hộ ít truyền đơn vào mặt trận ra chọ rải giùm. Bà con đổ bộ lên bờ thấy trong
đám anh em du kích một người đàn bà bụng chửa mà vẫn vác súng đánh giặc. Lúc
này chính cái bụng thai ấy đã giúp cách mạng kêu gọi mọi người hãy đồng lòng vì
sự tự do của mình.
Nhưng một lần khác, cái bụng thai của người mẹ ấy đã góp phần đắc lực vào
công tác “câu lạc bộ” của đội du kích chiến đấu trở về góp vui với đồng đội “chị út
đeo mặt nạ, thắt lưng đỏ, làm ông địa múa lân. Lân múa té nghiên té ngửa, ông địa
cái bụng chang bang, ngẹo bên nọ, ngẹo bên kia bà con cười bể cả xóm”[7,306].

Chi tiết trên cho chúng ta thấy dù sống trong sự tàn bạo của chiến tranh nhưng
những con người ấy vẫn có sức sống kiên cường, lạc quan và tin vào sự thành công
của cách mạng sau này. Hình ảnh cái bụng bầu của chị Út Tịch cũng gợi ra cho ta
một triết lý sâu sắc về cuộc sống của con người, chỉ ý nghĩa cao quý của nó phục vụ
cho hạnh phúc tự do của con người, làm niềm tin cho mọi người và thể hiện được
bản chất anh hùng của người phụ nữ miền Nam.
Đọc những đoạn chị Út Tịch mang bụng bầu đi đánh giặc, người đọc tự hỏi.
Đi đánh giặc đâu phải đi dạo mát hay đi chơi, người thường đã mệt nói chi là một
người phụ nữ bụng mang dạ chửa như chị. Sao người mẹ có thai ấy lại có một tâm
hồn khỏe mạnh, trẻ trung đến như thế, sao lại có thể hồn nhiên chan hòa bình dị đến
như thế. Câu trả lời chỉ có thể là, tâm hồn ấy rực sáng tâm hồn của một người chiến
sĩ cách mạng, anh dũng, lạc quan đặc biệt trong tâm hồn của người mẹ ấy không
chịu khuất phục trước bọn ngoại xâm mà quyết đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi Việt
Nam. Một lý do nữa để người mẹ ấy có tinh thần lạc quan là nhờ vào cách mạng,
cách mạng đã cho chị tất cả.
18
Đối với chị Út Tich một người phụ nữ đại diện cho những người phụ nữ
miền Nam thời này. Chị ở đợ dám đánh lại chủ, khi làm cách mạng dù trong hoàn
cảnh nào chị cũng không lùi bước. Hành động của chị làm cho người đọc cảm nhận
được một tinh thần kiên cường gan dạ quyết không lùi bước hay cúi đàu trước sự
tàn bạo của chiến tranh.
2.3. Tình cảm sâu nặng với gia đình, quê hương, tổ quốc
Trong tác phẩm Người mẹ cầm súng Nguyễn Thi đã xây dựng nhân vật chị
Út Tịch là một người giàu tình cảm. Tình cảm với gia đình, với quê hương tổ quốc
nhưng chị đã dung hòa được tất cả các mối quan hệ này. Chị là đại diện cho người
phụ nữ miền Nam giỏi việc nước đảm việc nhà.
Vốn là một cố nông, đi ở đợ từ lúc còn tuổi còn nhỏ, chịu hành hạ đói rách,
và với lòng yêu nước có sẵn, Chị Út Tịch đã đến với cách mạng mà không hề phân
vân. Cũng như bao người khác bằng tấm lòng và trái tim của mình, chị nhận biết
được cuộc cách mạng này là của chị và những người có cùng tấm lòng yêu nước nổi

lên đi đánh giặc làm cách mạng là “đồng chí”, “ là anh em mình”. Bởi nếu không
có cách mạng thì cuộc đời những người nông dân nghèo có gì đáng sống, đời chị rồi
sẽ mỏi mòn trong nhà Hàm giỏi, hay hội đồng Thanh. Vết chai sần của năm tháng
leo cau, leo dừa sẽ hằn lên bên cạnh những vết đoàn roi như cơm bữa. Rồi chị cũng
sẽ có chồng có con, nhưng rồi sẽ lưu lạc khắp nơi để kiếm sống bằng nghề làm rẫy
mướn hay làm mắm… Và rồi đời con chị cũng như đời mẹ nó, mặt một cái quần bố
đầy rận quanh năm đi làm thuê cho người, tối tăm cùng cực , không chút ánh sáng,
không hy vọng. Đó chính là điều làm cho chị Út Tịch càng thêm yêu tự do trên quê
hương đất nước mình.
Thế là một ngày kia chị đã gặp được cách mạng và cách mạng đã đem lại
ánh sáng cho chị. Cách mạng đã tái tạo cho chị một cuộc đời mới hẳn, một cuộc đời
bình dị và anh hùng của những con người chân chính, cũng chính cách mạng đã trao
vào tay cái quyền thiên liêng nhất đối với những người nghèo, quyền đấu tranh
chống lại kẻ thù. Và hạnh phúc của đời chị, cuộc tình duyên đơn sơ nhưng đầy
nghĩa tình, hạnh phúc là mẹ, niềm thương mến bao bọc của bà con… tất cả những
điều này điều tìm thấy ở cách mạng, cách mạng mang lại cho con người có lòng tin
vào cuộc sống, làm cho họ hiểu tự do là hạnh phúc, để mọi người thấy được tình
cảm đối với quê hương.
Nổi đắng cay, sự nghẹt thở của cuộc đời làm cho chị Út Tịch thấm thía được
điều này, hạnh phúc là phải đấu tranh. Chị đã đòi đi bộ đội lúc chị chỉ mới mười
bốn tuổi. Khi chị chỉ là một bé gái ốm tong ốm teo. Không được đi bộ đội thì chị
chọi đất báo tin cho các anh em đánh bót, chạy thủ mặt trận và leo lên những ngọn
dừa quê mình để trinh sát địch. Để làm được những điều này khi mới chỉ là một đứa
19
bé thì cần phải có lòng yêu nước và dũng cảm biết bao. Và cứ như thế, người đàn bà
ấy từng bứơc đi lên con đường cách mạng, đi lên một cách vững vàng thẳng tắp vì
lòng chị lúc cũng như hoa hướng dương hướng về phía cách mạng. Trong bước gian
truân chị đã cắt lấy tấm hình của Bác, để tìm thấy ở Bác lòng tin và sức mạnh cũng
như chứng minh được tấm lòng của mình đối với cách mạng. Trong những ngày
đen tối sau đình chiến, trong đêm sâu chỉ với chiếc xuồng chị đã vượt sông Cửu

Long đi tìm đồng chí cán bộ bị vây lùng, mang đến cho anh tấm lòng thiết tha sôi
nổi với cách mạng. Đúng với những gì chị làm tấm lòng của chị lúc nào cũng hướng
về cách mạng có đôi khi cách mạng không ở gần nhưng trong nội tâm chị vẫn
hướng về cách mạng “ cách mạng không ở đâu xa, ở ngay trong lòng mình” và như
thế “ út giữ chặt lòng mình với cách mạng”[7,229]. Trong mọi hoàn cảnh thì chị
vẫn giữ tấm lòng với cách mạng dù trong hoàn cảnh sống chết gần kề. Lòng yêu
nước như ăn sâu vào máu thịt của những con người ở đây mà trong tác phẩm Người
mẹ cầm súng chị Út Tịch đã đại diện cho họ.
Bắt đầu cầm súng, chị Út Tịch đã mang tất cả những nét gan lì, táo bạo vào
trong chiến đấu. Một con người như chị trở thành anh hùng làm cho ta phải thán
phục, kính trọng trước những chiến công của chị. Điều làm cho chúng ta thêm thán
phục, chị là người mẹ của sáu đứa con, sáu đứa con lần lượt sinh ra trong những
ngày chiến đấu. Ở một người phụ nữ tình cảm đối với con cái có lẽ là tình cảm đằm
thắm sâu xa hơn hết. Thế thì làm sao vừa đánh giặc vừa làm mẹ, hai nhiệm vụ đều
quá nặng nề, quá thiêng liêng có người phụ nữ làm được như thế. Chị không biết
nhưng đối với chị cuộc sống thực tế đã tạo ra giải pháp thực tế cho một vấn đề
tưởng chừng như gay cấn. Vì tấm lòng của một người mẹ và tinh thần dũng cảm của
một người chiến, tấm lòng ấy đã chia cho tất cả nhưng lúc nào cũng tràn đầy và chị
đã dung hòa được hai điều này.
Để hoàn thành tốt hai nhiện vụ chị đã dạy cho con những công việc thường
ngày, đứa con gái lớn của chị tuy còn nhỏ nhưng đã thay chị đảm đương việc nhà để
chị có thể đi công tác, khi đi xa về gặp con thì tình cảm mẹ con hết sức đầm ấm.
Khi không cầm súng chị là người mẹ hết mực thương con, đó cũng là phẩm chất của
người phụ nữ miền Nam. Khi được gần con chị quên hết mọi cực nhọc lúc cầm
súng khi đối mặt với với sự sống và cái chết, khung cảnh đầm ấm đó sẽ không có
bất kì ảnh hưởng gì từ bên ngoài gì đã có tình thương của người mẹ bao bọc.
Những chi tiết đó giải thích phần nào điều kiện Út trở thành một người mẹ,
một người chiến sĩ anh hùng. Út không chỉ là người mẹ , người chiến sĩ mà chị còn
là người vợ, người đồng chí với chồng. Trong chiến đấu chị và chồng cùng nhau sát
cánh chiến đấu, khi chiến đấu rơi vào cảnh nguy hiểm người vợ ấy “chia lửa” với

chồng. Trong chiến đấu là vậy nhưng trong cuộc sống đời thường chị lại không
20
muốn chồng chia sẻ với mình việc nhà, chị đảm đang hết mọi việc. Một lần nhà hết
gạo, chị tính nhắn anh Tịch về hai bữa, cuốc mướn ít công khoai lấy tiền cho con
mua gạo, nhưng sợ làm ảnh hưởng đến công tác của chồng chị lại thôi.Với đức tính
ấy chi đã đại diện cho hầu hết những người vợ, người mẹ Việt Nam luôn đảm đang
tần tảo, chịu thương chịu khó.
Nhưng cuộc sống của một người chiến sĩ và bổn phận làm vợ, làm mẹ đã hết
lần này tới lần khác thử thách lòng chị mà ngày càng cao hơn.Nếu như đánh bót
Đường Trâu là để thử thách tấm lòng của người mẹ anh hùng lo cho tánh mạng của
con “lúc vo quần chuẩn bị xông vô bót, một ý nghĩ vụt qua trong đầu út, ý nghĩ mà
người mẹ cầm súng nào cũng nghĩ tới đó là con! Chỉ một tiếng ngắn gọn như vậy
nhưng động bao tình sâu nặng”[7,247]. Đó là một nổi lo của người mẹ cầm súng
khi nghĩ về con của mình. Thì giờ đây có một việc dò xét trái tim của người vợ ấy,
đó là việc đánh bót Tám Thế bằng mỹ nhân kế. Mặc dù anh Tịch vui lòng để chị đi
làm nhiệm vụ ấy, nhưng trong thâm tâm của chị, chị rất thương chồng. Công tác
cách mạng có khi đòi hỏi phải hy sinh việc nhỏ thì việc lớn mới thành công “như
thân chị nếu lỡ cần phải hy sinh chị vẩn chịu được, Nhưng còn anh ấy? làm sau có
cách gì để san sẽ nổi đau lòng của anh ấy để út gánh chịu một mình”[7,236]. Thật
là suy tính của một người chí tình, chí nghĩa, của một người vợ chất chứa đầy tình
cảm với chồng. Nhưng cả hai vợ chồng giải quyết mâu thuẫn giữa cuộc sống riêng
và yêu cầu cách mạng bằng cách đặt cuộc sống riêng xuống dưới yêu cầu của cách
mạng một cách không khó khăn gì cho lắm. Vì bên trong tâm hồn đôi vợ chồng ấy,
tiếng nói của người chiến sĩ cách mạng đã cất lên, trong sáng, mạnh mẽ, tiếp sức
cho họ chiến đấu trong công cuộc đấu tranh vì đất nước.
Trong thời chiến con người có nhiều mối quan hệ, giữa tình cảm gia đình
thiêng liêng và tình yêu đối với đất nước. Một con người có thể dung hòa được hai
mối quan hệ này. Chị Út Tịch một người phụ nữ miền Nam bình thường chị đã
dung hòa được hai mối quan hệ này, chị hoàn thành việc nhà và cũng hoàn tất việc
nước. Có đôi khi chị phải gác việc nhà ra, để hoàn thành việc nước tuy có khó khăn

nhưng với lòng yêu nước và với ý nghĩ chỉ có nước nhà độc lập thì cuộc sống gia
đình mới hạnh phúc.
21
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ
NAM BỘ TRONG TÁC PHẨM NGƯỜI MẸ CẦM SÚNG CỦA NGUYỄN THI
3.1. Kết cấu
Kết cấu truyện của Nguyễn Thi đa dạng, phong phú bên cạnh kết cấu xuôi
theo dòng thời gian ông còn thành công với lối kết cấu khác. Những trang vết của
Nguyễn Thi hấp dẫn người đọc một phần nhờ kết cấu theo dòng hồi ức, theo sự hồi
tưởng của nhân vật. Cũng với bút pháp này Người mẹ cầm súng cũng được bắt đầu
bằng những hồi tưởng “tại xã Tam Ngải huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh có một người
đàn bà có sáu đứa con tên là Nguyễn Thị Út…”[7,209] Tiếp nối là sự hồi tưởng
hàng loạt sự kiện diễn ra với nhân vật chính. Lúc còn nhỏ chị gan dạ đánh lại bọn
địa chủ và xin đi bộ đội, đến khi có chồng và con chị gan lì với bọn giặc hung ác.
Truyện chỉ như vậy nhưng với những dòng hồi tưởng đã tạo nên nét đặc sắc
nghệ thuật riêng nhằm thu hút độc giả. Với kết cấu như vậy làm cho truyện dể hiểu,
kích thích sự tò mò, lôi cuốn người đọc. Ngoài những truyện bắt đầu bằng những
dòng hồi tưởng rồi quay lại quá khứ, Nguyễn Thi có một số truyện được kể vào lúc
cốt truyện đi vào khoảng giữa truyện đến đỉnh điểm hay kết cục sau đó mới trở
ngược lại kể các phần dẫn nhập. Hơn thế nữa truyện ngắn của ông đạt tới đỉnh cao
khi tác phẩm được kết cấu theo hai mảng, hai phần khác nhau thành một truyện kể.
Kết cấu này được tác giả sử dụng trong tác phẩm “ Im lặng”. Đi sóng đôi, ngược
chiều, chuyện này lồng chéo hổ trợ, tương tác vào chuyện kia, chuyện này giằng co,
bắt chéo, xen kẽ với chuyện kia, chuyện này là tấm gương phản chiếu chuyện kia
không phải là một tấm gương phẳng lặng mà là một tấm gương lòi lõm làm biến
dạng hình ảnh ban đầu, truyện này là chìa khóa mở ra truyện kia… thông qua lời kể
nhân vật trong tác phẩm. Cũng vậy trong tác phẩm Người mẹ cầm súng tác giả đã
dẫn chúng ta vào ngỏ nghách của tâm hồn của một người phụ nữ nghèo đông con
nhưng vẫn ra sức chiến đấu vì tổ quốc. Tác giả gợi lên những suy nghĩ của nhân vật
mà qua đó chúng ta cũng như tác giả sẽ bắt gặp hình ảnh một con người bình

thường nhưng có sự kiên cường và lòng yêu nước.
Thông qua lối kết cấu theo dòng hồi ức, Nguyễn Thi muốn thể hiện, làm
sáng tỏ tư tưởng chủ đề tính cách nhân vật… Mở đầu tác phẩm thường xuất hiện
như con số không và kết thúc với sự hoàn chỉnh chặt chẽ của các tác phẩm, nên
truyện của Nguyễn Thi đọc biết nội dung nhưng vẫn rất hấp dẫn.
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Nhân vật là yếu tố cơ bản của tác phẩm văn học, thông qua nhân vật tác giả
thể hiện quan điểm, tư tưởng của mình đối với cuộc sống thực tại và đôi khi nhân
22
vật lại mang dáng dấp, hình ảnh của tác giả. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ,
hầu hết các tác giả xây dựng nhân vật chính diện của mình là những người chiến sĩ
có lòng yêu nước, lúc nào cũng có tinh thần lạc quan cách mạng. Hành động của họ
luôn theo tiếng gọi của quê hương, phẩm chất của họ mang tính cách anh hùng.
Cũng trên lập trường ấy, Nguyễn Thi đã xây dựng thành công những nhân vật chính
diện của mình, đó là những con người của cách mạng. Tuy nhiên ông có lối xây
dựng đặc sắc của riêng mình, ông đi sâu vào khai thác đời sống nội tâm, khám phá
chiều sâu của tính cách của con người. Nguyễn Thi đã dồn hết bút lực của mình khi
xây dựng nhân vật. Bên cạnh những nét chung mổi nhân vật của ông điều mang một
tính cách, một nét riêng không ai giống ai. Trong hệ thống nhân vật của Nguyễn Thi
ta thấy thấp thoáng bóng dáng một số nhân vật quen thuộc của Ngô Tất Tố qua tác
phẩm “Tắt đèn”. Chị Dậu người phụ nữ nông dân đảm đang, chung thủy, tiềm tàng
một tính chất ngoan cường, một sức mạnh mãnh liệt. Những đứa con của chị thông
minh ngoan ngoãn, sớm vất vả, sớm biết lo liệu sắp sếp công việc nhà thay cha mẹ.
Trong tác phẩm Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi ta có thể bắt gặp tất cả những
điều này, chị Út Tịch cũng là một người phụ nữ đảm đang, thủy chung, kiên cường,
đám con của chị cũng vậy sớm biết giúp đở cha mẹ lo toan mọi việc.
Nguyễn Thi xây dựng nhân vật chị Út Tịch với đầy đủ tính cách của một
người chiến sĩ anh hùng, một người vợ chung thủy và là một người mẹ đảm đang.
Tác giả xây dựng chị có ngoại hình “ thân hình nhỏ gọn, khuôn mặt tròn, đôi mắt to
và sáng”[7,209], đặc biệt đôi mắt chị lúc nào cũng to và tỉnh táo kể cả trong cơn vật

lộn với thiên nhiên, với con sông chảy xiết, sóng to gió lớn vẫn không run sợ mà
vẩn kiên cường chống chọi. Lúc còn nhỏ chị có thân hình “ốm nhách” bị nhà địa
chủ đánh đến nỗi “hai bên bên hong út sần sượng nổi cục”[7,212]. Tuy vậy nhưng
trong đôi mắt tinh anh của chị vẩn là một luồng sáng rực cháy cho khát khao lý
tưởng giành được độc lập, đôi mắt ấy có thể dữ dằn “ bà con kéo tới, thằng Ân cao
lớn mặt tái đứng chết trân giữa lộ, đôi mắt út dữ quá”[7,223], và khi cần đôi mắt ấy
cũng có thể nhìn sự đời. Chị Út Tịch có ngoại hình nhỏ gọn nhưng chị là một người
gan dạ,.
Việc dùng thủ pháp độc thoại nội tâm là một trong những phương thức hữu
hiệu để khắc họa tính cách nhân vật. Những suy nghĩ mà không bao giờ có điều
kiện bộc bạch, tỏ bày chỉ khi nhân vật đối diện với bản thân mình thì mới bộc lộ.
Qua độc thoại nội tâm, nhân vật có cơ hội bộc lộ những góc khuất thầm kín của đời
sống tâm hồn, vì như thế trở nên thật hơn. Nguyễn Thi đã thành công khắc họa nhân
vật chị Út Tịch như thế. Trẻ thơ luôn có những suy nghĩ trong sáng nó mang những
điều vụng dại ngây ngô. 13 tuổi Út đã nghĩ đến việc đánh tây thì sướng như tiên,
chứ không cực như ở đợ, mà tiên thì cái gì cũng đẹp, cũng vui, cũng hạnh phúc nên
23
Út xem đi đáng giặc là sướng. Trong suy nghĩ của Út lúc nào cũng không được đầu
hàng giặc. Trong trận đánh bót Tám Thế không chịu giao bót Út luôn nghĩ trong
đầu “ tao đã nói lấy bót là lấy đâu chịu thua mày”. Út khẳng định khi muốn thì phải
làm cho được điều này thể hiện sự quyết tâm, gan lỳ, mạnh mẽ của chị. Nguyễn Thi
đã rất khéo léo khi để nhân vật bộc lộ nội tâm của mình qua suy nghĩ, những ước
muốn hàng ngày để ta thấy được nỗi khát khao được tự do và thể hiện được bản lĩnh
của người phụ nữ Việt Nam.
Phải chăng Nguyễn Thi cũng như Ngô Tất Tố đều là những nhà văn chân
chính của người nông dân cùng khổ dưới sự thống trị của ách đế quốc phong kiến.
Dù cách nhau bởi hai thời đại văn học, hai thời đại lịch sử khác nhau về màu sắc địa
phương nhưng những gì họ muốn truyền tải tới chúng ta là những đức tính tốt đẹp
và những tấm long yêu quê hương đất nước của dân tộc ta.
3.3. Ngôn ngữ trong tác phẩm

Mỗi môn nghệ thuật điều dựa vào một nguyên liệu nhất định, để ghi lại tâm
tư tình cảm, ý nghĩ của mình đối với cuộc đời. Nhà điêu khắc dựa vào hình khối,
họa sĩ dựa vào đường nét màu sắc, nhạc sĩ dựa vào âm thanh, nhạc điệu. Còn nhà
văn, nhà thơ thì dựa vào ngôn ngữ để xây dựng tác phẩm. Có thể nói ngôn ngữ nhân
dân là nguồn gốc quý giá của các nhà văn làm nguyên liệu cho tác phẩm của mình.
Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng đề cao ngôn ngữ nhân dân “ mỗi ngày gặp một
người, họ là một mảnh của thiên tài nhân loại. Máu và mồ hôi của người đúc kết
nên bao hình ảnh ngôn ngữ”.
Nói đến những nhà văn sử dụng thành thạo tiếng Nam Bộ trong tác phẩm
chúng ta không thể không nhắc đến Hồ Biểu Chánh, ông đã sử dụng ngôn ngữ đại
chúng giàu màu sắc địa phương Nam Bộ. Nguyễn Thi cũng là một trong những nhà
văn sử dụng ngôn ngữ nhân dân một cách thuần thục, là người tỉ mỉ, cần cù, ông
tích lũy cho mình một kho từ ngữ phong phú đầy đủ chất sống. Đi đến đâu là ghi
chép đến đó. Ông nhặt những chữ của đời mà góp lên lời văn của chính mình, ghi
chép nhiều ông đã sử dụng một số phù hợp cho tác phẩm.
Trong tác phẩm Người mẹ cầm súng Nguyễn Thi đã đem ngôn ngữ đối thoại
của nhân vật đậm đà chất hiện thực cuộc sống. Nguyễn Thi đã đem vào tác phẩm
của mình gần như nguyên vẹn những câu nói thường ngày, những đoạn đối thoại
sinh động, khắc họa chân dung của những con người đậm chất phương ngữ Nam
Bộ. Nhà văn đã cho ta thấy ngôn ngữ của những người nông dân chân chất bằng
những lời lẽ hằng ngày của Út, với những câu nối mộc mạc, dân giã: “Anh Tám à,
người ta nói làm lớn láu ăn, đúng à. Sao anh không kêu anh em ra nhậu?”, “ Tôi có
bụng như vầy nhưng tôi khỏe. Mấy anh đào giùm công sự. Súng nổ mặc tôi”.
24
Chị Út Tịch từ nhỏ đã đi ở đợ, ít học nhưng trong tác phẩm ta thấy lời nói
của chị đều dùng lý lẽ, ngay thẳng để nói với mọi người. Khi anh Tịch bị bắt chị đã
chửi vào mặt những thằng bắt anh: “ Mày ăn cơm của tao còn dính kẽ răng mà đã
vội quẹt mõ dắt lính bắt chồng tao”[7,223].Bằng những từ ngữ mộc mạc mang đậm
chất của những người nông dân ít học nhưng nó như một triết lý và mang tính phản
kháng cao. Lời nói của chị luôn mang một quyết tâm chống lại sự bất công, đời nô

lệ “ Còn cái lai quần cũng đánh” hay “ Phải đánh nó để nó không đánh
mình”[7,224]. Câu nói rất chân chất nhà quê nhưng lại mang đậm tinh thần mạnh
mẽ trong chiến đấu, phụ nữ miền Tây dũng cảm hy sinh đến cùng, không sợ gì cả vì
cái lo sợ nhất là mất nước nên nó đã lấn áp các nỗii sợ khác. Những lời nói hùng
hồn ấy của chị đã khắc ghi mãi trong lòng người dân Tam Ngãi nói riêng và cả dân
tộc nói chung.
Và đôi khi nhưng câu nói của Út khiến người đọc phải bật cười vì sự dí dỏm,
đáng yêu của chị, khi chồng không cho chị đi đánh giặc vì mang thai chị nửa cười
nửa mếu mà nói “Đồng chí hại người ta, giờ còn cản người ta nữa”. câu nói của chị
tuy nữa đùa nữa thật nhưng mang tinh thần chiến đấu cao và không bao giờ nghĩ khi
đất nước chưa được độc lập.
Bằng phương ngữ Nam Bộ đích thực mộc mạc, chân quê nhưng tất cả những
điều đó là thứ mộc mạc, chân quê đích thực rất thiêng liêng của dân tộc ta mà không
tìm đâu được. Có lẽ, cũng không tìm thấy ở các dân tộc khác sự phong phú về ngôn
ngữ mà trên cả tuyệt vời như thế. Trong tác phẩm, ngôn ngữ Nam Bộ được thể hiện
rỏ ràng qua từng lời thoại “ Tụi con mới đụng có một “ tăng” qúa trời, bà con ơi!”
hay “Đừng có ra nghen con! Nó tới rồi! Đừng có sợ nghen con”, hay những từ ngữ
chị Út Tịch dùng khi đối thoại với anh em “ Bịnh tao cũng đi”.
Ngôn ngữ trong lối viết của Nguyễn Thi đậm chất phương ngữ Nam Bộ, vừa
nhẹ nhàng giản dị nhưng đi sâu vào lòng người. Thể hiện được đặc trưng riêng của
miền sông nước, mộc mạc bình dân và mang nặng nghĩa tình của Nam Bộ.
25

×