Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

nghiên cứu xây dựng mô hình chuyển giao công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.02 KB, 77 trang )







































BAN CHỦ NHIỆM CHƯƠNG TRÌNH KỸ THUẬT-KINH TẾ
VỀ TỰ ĐỘNG HÓA VÀ CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU









BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI





NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHUYỂN GIAO
CÔNG NGHỆ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP










8171



Hà Nội, 2010






































BAN CHỦ NHIỆM CHƯƠNG TRÌNH KỸ THUẬT-KINH TẾ
VỀ TỰ ĐỘNG HÓA VÀ CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU






BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI



NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHUYỂN GIAO
CÔNG NGHỆ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP





Chủ nhiệm đề tài:
TS. Nguyễn Văn Tân
Cơ quan quản lý:
Bộ Công Thương
Cơ quan chủ trì đề tài:
Văn phòng Chương trình Kỹ thuật-Kinh tế về
Tự động hóa và Công nghệ vật liệu
Người thực hiện:
TS. Nguyễn Văn Tân
Ths. Bùi Minh Sơn
Ths. Phạm Quốc Anh






Hà Nội, 2010
i
MỤC LỤC


CH¦¥NG 1 1

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Khái quát chung 1

1.2. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu 3
1.2.1.
Mục tiêu của đề tài 4
1.2.2. Nội dung nghiên cứu 4
CH¦¥NG 2 5
HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CÔNG
NGHIỆP Ở VIỆT NAM 5

2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 5

2.2. HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CÔNG NGHIỆP
TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG, AN NINH 6

2.2.1. Trong lĩnh vực Quốc phòng 6
2.2.2. Trong lĩnh vực an ninh (Công an nhân dân) 12
2.3. HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CÔNG NGHIỆP
TRONG CÁC THÀNH PHẦN DOANH NGHIỆP 15

2.3.1. Doanh nghiệp tư nhân và Cổ phần nhà nước không chi
phối 15

2.3.2. Doanh nghiệp Nhà nước và Cổ phần nhà nước chi phối 19
2.3.3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 21
CH¦¥NG 3 27
TỔNG HỢP KINH NGHIỆM CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
CÔNG NGHIỆP CỦA CÁC NƯỚC 27

3.1. TỔNG HỢP KINH NGHIỆM CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
CÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG QUỐC 27


3.1.1. Các chương trình KH&CN tại Trung Quốc 27
3.1.2. Kinh nghiệm ươm tạo doanh nghiệp của Trung Quốc 37
3.2. TỔNG HỢP KINH NGHIỆM CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
CÔNG NGHIỆP CỦA THÁI LAN 40

3.2.1. Chuyển giao công nghệ ở Thái Lan 40
3.2.2. Kinh nghiệm chuyển giao công nghệ trong ngành chế
tạo Thái Lan 42

3.3. TỔNG HỢP KINH NGHIỆM CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
CÔNG NGHIỆP CỦA HÀN QUỐC 48

ii
3.3.1.
Tình hình nhập công nghệ ở Hàn Quốc và hoạt động
chuyển giao công nghệ (tập trung vào các thập kỷ 70,
80 và 90) 48

3.3.2. Nội dung và những đặc điểm du nhập công nghệ ở Hàn
Quốc 51

3.3.3. Các chương trình phát triển KH&CN trọng điểm 54
CH¦¥NG 4 59
ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG
NGHỆ CÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-
2020 59

4.1. Định hướng hoạt động CGCN giai đoạn 2010-2020 59
4.2. Đề xuất mô hình CGCN 61

4.2.1. Mô hình 1 đối với các doanh nghiệp nhà nước 61
4.2.2. Mô hình 2 đối với các doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế ngoài nhà nước 64

CH¦¥NG 5 67
GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY CGCN VÀ KIẾN NGHỊ 67
5.1. Giải pháp nhằm thúc đẩy CGCN 67
5.2. Kiến nghị một số giải pháp chính sách. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
1
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Khái quát chung
Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, khoảng từ giữa thế kỷ XX, dựa
trên những tri thức sáng tạo, đi sâu vào thế giới vĩ mô và thế giới vi mô đã
dẫn tới sự phát minh ra một thế hệ máy móc hoàn toàn mới, gọi là máy móc
thông minh. Điển hình là máy điện toán mô phỏng được những chức năng chủ
yếu của não người như biết nhớ, biết tính toán kể
cả các bài toán rất phức tạp,
biết thực hiện các lệnh, biết tư vấn cho người dùng trong một số việc , đóng
vai trò chính trong các hệ tự động hóa toàn phần của sản xuất và trong các
mạng thông tin toàn cầu. Máy móc thông minh kết hợp với tri thức sáng tạo
trở thành nguồn lực của các công nghệ cao như công nghệ thông tin và truyền
thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu tiên tiến - nano , trong đó
công nghệ thông tin và truyền thông gi
ữ vai trò chủ đạo và hệ thống công
nghệ cao là cốt lõi của lực lượng sản xuất mới.
Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất mới đã thúc đẩy hình thành
nền kinh tế tri thức trong nửa sau của thế kỷ XX. Đó là một nền kinh tế trong
đó việc sáng tạo tri thức, sự lan truyền và quảng bá nhanh tri thức đưa vào

ứng dụng là động lực ch
ủ yếu của tăng trưởng kinh tế, tạo ra của cải, tạo ra
việc làm cho tất cả các ngành kinh tế. Nhà kinh tế học P.F.Durker gọi đó là
nền kinh tế tri thức và tên gọi này hiện nay đã trở thành phổ biến với việc sử
dụng chính thức của Ngân hàng thế giới. Trong nền kinh tế mới, kinh tế tri
thức sản xuất chủ yếu dựa vào nguồn lực tri thức. Tài nguyên và vố
n dù quan
trọng vẫn chỉ giữ vai trò thứ yếu.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa thế giới, một số nước đang phát triển, tuy
chưa có công nghiệp hiện đại, công nghệ cao nhưng biết chủ động hội nhập
kinh tế, tranh thủ tiếp thu công nghệ cao trên cơ sở nguồn nhân lực thích hợp,
thì vẫn có thể bước đầu phát triển kinh tế tri thức.
Nước ta, tuy còn ở trong nền kinh tế nông nghi
ệp và là nước đang phát
triển thu nhập thấp, nhưng biết phát huy đội ngũ cán bộ khoa học và công
nghệ có năng lực tiếp thu và ứng dụng các công nghệ cao, qua chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế, vẫn có thể có cơ hội rút ngắn thời gian để tiến nhanh
hơn. Muốn vậy, phải đồng thời tiếp thu công nghệ cao của phát triển kinh tế
tri thức và vận dụng ngay vào công nghi
ệp hóa, hiện đại hóa trong các lĩnh
vực cần thiết. Ví dụ phát triển các phần mềm hệ điều hành máy với sự điều
2
chỉnh hợp lý, có thể ứng dụng vào các máy trong công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
Thực tế cho thấy khi chúng ta phát triển công nghệ thông tin và truyền
thông, internet, mạng viễn thông kỹ thuật số, điện thoại di động , tức là phát
triển một số bộ phận của kinh tế tri thức thì mặc nhiên thúc đẩy hiện đại hóa ở
trình độ cao, nhiều lĩnh vực của công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp và dịch
vụ
. Do đó việc kết hợp công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh

tế tri thức vừa là cơ hội, vừa là yêu cầu trong đổi mới.
Sau 20 năm đổi mới, thế và lực của đất nước ta đã mạnh hơn nhiều, tuy
"từng bước phát triển" nhưng một số thành phần của kinh tế tri thức như công
nghệ thông tin, internet, điện thoại di động trong giai đo
ạn 2001 - 2005 đã
phát triển khá nhanh. Nhiều nước phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc,
Phần Lan, Ấn Độ biết kết hợp phát triển kinh tế tri thức đều đạt tốc độ tăng
trưởng kinh tế khá cao. Do đó, tranh thủ thời cơ mà bối cảnh quốc tế tạo ra,
kết hợp nội lực với các thuận lợi bước đầu về phát triển kinh tế tri thức. Đảng
ta
đã đề ra đường lối: "Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát
triển kinh tế tri thức".
Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: Tranh thủ thời cơ thuận
lợi do bối cảnh Quốc tế tạo ra và tiềm năng là lợi thế của nước ta để rút ngắn
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướ
ng xã hội chủ
nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan
trọng của nền kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp
việc sử dụng nguồn vốn tri thức của người Việt Nam với tri thức mới nhất của
nhân loại. Như vậy, lý luận và thực tiễn là căn cứ vững chắc để xây d
ựng
đường lối đúng đắn, tranh thủ thời cơ, rút ngắn thời gian công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại.
Theo kinh nghiệm của nhiều nước, phát triển kinh tế tri thức phải tập
trung nguồn lực vào bốn hướng chính sau đây:
Thứ nhất: Nhà nước phải xây dựng thể chế xã hội và chính sách kinh tế
năng động, rộ
ng mở, khuyến khích sáng tạo và ứng dụng có hiệu quả những
tri thức mới. Cần có chính sách tốt thúc đẩy kinh doanh tạo điều kiện cho

doanh nghiệp mới phát triển. Phải tạo dựng một nền hành chính có hiệu quả,
tránh phiền hà, tham nhũng, giảm thiểu các chi phí, thủ tục hành chính, góp
phần tăng sức cạnh tranh.
Thứ hai: Đào tạo nguồn nhân lực tài năng sáng tạo, biết phối hợp và chia
s
ẻ ứng dụng những thông tin, tri thức thành sản phẩm có sức cạnh tranh cao.
3
Thứ ba: Xây dựng một hệ thống đổi mới hiệu quả bao gồm: các doanh
nghiệp, các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, các tổ chức tư vấn và
các tổ chức khác liên kết, trao đổi thông tin, tri thức với nhau theo những mục
tiêu đã xác định. Họ phải thường xuyên tiếp cận các kho thông tin, tri thức
của thế giới được liên tục chất đầy, để tích cực "tiêu hóa" chúng và thích nghi
hóa cho các nhu cầu của mình và t
ừ đó sáng tạo ra công nghệ cao mới.
Thứ tư : Tích cực xây dựng kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin và truyền
thông, đẩy mạnh ứng dụng và phát triển ngành công nghệ cao dẫn đầu này.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá, phổ biến và sáng tạo tri thức.
Bốn hướng trên đây thường được xem như bốn trụ cột xây dựng kinh tế tri
thức mà lãnh đạ
o Nhà nước phải chỉ đạo mới có thể thành công. Căn cứ vào
các chỉ số đánh giá về mức phát triển kinh tế tri thức của Ngân hàng thế giới,
nếu so sánh nước ta với nhóm các nước công nghiệp phát triển cao (OECD)
thì nước ta có một số ít các chỉ số đạt mức khá như tăng trưởng GDP hằng
năm, chỉ số phát triển con người (HDI), đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI)
Như
ng nhìn chung vẫn còn nhiều chỉ số thấp kém so với nhiều nước trên thế
giới và khu vực, đó là chỉ số phát triển nguồn nhân lực, chỉ số phát triển và
đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ cao, sức cạnh tranh, chỉ số phát triển
công nghệ thông tin và truyền thông
Để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri

thức, vấn đề quan trọng hàng đầu là: Chúng ta phả
i chủ động phát huy năng
lực sáng tạo tri thức ở trong nước, đồng thời phải biết tranh thủ cơ hội tiếp thu
tri thức của thế giới toàn cầu hóa.
Thực vậy, trong điều kiện chưa có đủ nguồn lực để phát triển kinh tế tri
thức lên ngay trình độ cao, ta phải coi trọng chủ động hội nhập kinh tế Quốc
tế nhằm đẩy mạnh hợ
p tác về công nghệ cao trong nhiều lĩnh vực, trên cơ sở
cùng có lợi. Qua hội nhập và hợp tác cùng với việc gửi đi học tập nâng cao
trình độ ở nước ngoài cho các chuyên gia Việt Nam từng bước trưởng thành,
có thể chủ động trong ứng dụng các công nghệ cao và tiến tới sáng tạo tri thức
mới rất cần thiết cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở trình độ cao. Nhiều ví
dụ trong công nghiệp điệ
n tử, trong thiết lập mạng viễn thông quốc gia, trong
công nghiệp chế biến nông sản phẩm, trong chế tạo trang thiết bị cơ - điện
tử, đã cho thấy kết quả tốt và đạt bước tiến nhanh rõ rệt.
1.2. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu
Trước thực trạng và yêu cầu bức thiết về hiệu quả chuyển giao công nghệ
tại Việt Nam, đề tài “Nghiên cứu xây d
ựng mô hình chuyển giao công nghệ
trong các doanh nghiệp công nghiệp” đặt ra mục tiêu và nội dung như sau:
4
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
a) Mục tiêu chung của đề tài:
Đánh giá đúng và thực chất kết quả hoạt động chuyển giao công nghệ của
các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp từ trước tới nay. Trên cơ sở Luật
“Chuyển giao Công nghệ” và các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan để
ra những giải pháp và đề xuất mô hình chuyển giao công nghệ trong các
doanh nghiệp công nghiệp giai đoạn 2010-2020.
b) Mụ

c tiêu kinh tế xã hội:
Trong tình trạng suy giảm kinh tế toàn cầu hiện nay, việc đề xuất mô hình
chuyển giao công nghệ và hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp công nghiệp
trên cơ sở khoa học công nghệ sẽ giải quyết nhanh nhất các kết quả nghiên
cứu vào sản xuất công nghiệp. Các sản phẩm chủ lực của nước ta sẽ có khả
năng cạnh tranh hơn, đem lại nhiều công ăn việ
c làm và hiệu quả kinh tế góp
phần nâng cao tăng trưởng và an sinh xã hội theo chương trình của Đảng và
Chính phủ.
c) Mục tiêu khoa học công nghệ:
Góp phần nâng cao trình độ công nghệ Quốc gia và cải thiện môi trường
đầu tư trong lĩnh vực công nghệ công nghiệp và công nghệ cao hiện nay.
1.2.2. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát thu thập các số liệu liên quan tới chuyển giao công nghệ tại
các doanh nghiệp công nghiệp từ trước tớ
i nay.
- Phân tích, đánh giá hiệu quả của việc chuyển giao công nghệ tại các
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong nghành công
nghiệp.
- Nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài trong chuyển giao
công nghệ đối với các doanh nghiệp công nghiệp.
- Nghiên cứu đề xuất mô hình chuyển giao công nghệ trong các doanh
nghiệp công nghiệp giai đoạn từ nay tới 2020.
5
CHƯƠNG 2
HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
2.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Hoạt động chuyển giao công nghệ (CGCN) nói chung tại Việt Nam hiện

nay bao gồm các hình thức chủ yếu là CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam,
CGCN trong nước và CGCN từ Việt Nam ra nước ngoài. Hoạt động chuyển
giao công nghệ công nghiệp bao gồm việc CGCN và dịch vụ CGCN trong
lĩnh vực công nghiệp. Nghĩa rộng hơn của hoạt động CGCN công nghiệp là
việ
c phát triển và trao đổi tri thức, phát triển kinh tế tri thức.
Thực tế diễn ra tại Việt Nam phần nhiều là các hoạt động CGCN theo
hình thức: Từ công ty mẹ chuyển giao cho các công ty con trong các công ty
100% vốn nước ngoài, hoặc trong các công ty liên doanh. Còn lại là các hoạt
động CGCN thương mại thuần tuý. Một số nghiên cứu trong nước cho kết
quả, 90% hợp đồng CGCN được kí kết với các doanh nghiệp (DN) có vốn
đầu tư nước ngoài.
Nhiều cuộc khảo sát cho thấ
y trình độ công nghệ của một số ngành sản
xuất và của các DN còn lạc hậu. Theo kết quả điều tra về thực trạng doanh
nghiệp Việt Nam của Tổng cục thống kê công bố ngày 11/5/2005, hầu hết các
DN ở quy mô vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ, do đó khả năng trang bị máy
móc thiết bị, kỹ thuật công nghệ tiên tiến là rất hạn chế. Mức đầu tư cho khoa
họ
c và công nghệ (KH&CN) tuy đã tăng, nhưng chưa đáp ứng nhu cầu phát
triển và vẫn dựa chủ yếu từ nguồn ngân sách Nhà nước, chưa huy động được
các nguồn đầu tư xã hội, nhất là từ các doanh nghiệp. Cơ chế, chính sách đầu
tư cho KH&CN chưa được tháo gỡ để tạo nguồn lực và động lực cho các tổ
chức, các nhà khoa học phát huy tối đa năng lực sáng tạo và đưa nhanh k
ết
quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tế.
Công tác hội nhập quốc tế về KH&CN cũng chưa được quan tâm đẩy
mạnh để tìm kiếm, tiếp thu, làm chủ, tiến tới cải tiến công nghệ nhập từ nước
ngoài phục vụ đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp trong xu thế hội nhập. Ngoài ra, sự gắn kết giữa đào

tạo - nghiên cứu - sản xuất, kinh doanh, quan hệ hợp tác giữa các tổ chức
khoa học công nghệ, chất lượng các đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm
thu và việc đưa kết quả nghiên cứu vào cuộc sống vẫn còn nhiều hạn chế.
6
Tại Bộ Khoa học và Công nghệ, đến nay mới chỉ có trên 200 hợp đồng
CGCN được phê duyệt, đăng ký, chiếm phần rất nhỏ trong số các dự án
CGCN thực thi tại Việt Nam. Báo cáo về sức cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế
Thế giới (WEF) cũng cho thấy năm 2004 tính trên 104 nền kinh tế được
nghiên cứu, Việt Nam xếp hạng 79 về mức độ sử dụng bằng sáng chế, hạ
ng
99 về mức sử dụng bằng sáng chế công nghệ nước ngoài.
B ảng 1
. Chỉ số xếp hạng về công nghệ của Việt Nam năm 2004
Chỉ số xếp hạng về công nghệ 92
Chỉ số về sáng tạo công nghệ 79
Chỉ số về công nghệ thông tin 86
Chỉ số về chuyển giao công nghệ 66
Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) (2004) “Báo cáo năng lực cạnh
tranh” />
Để có một cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng hoạt động CGCN công
nghiệp của Việt Nam trong những năm gần đây, sau đây chúng tôi tổng hợp
và phân tích hiệu quả hoạt động CGCN phân theo các lĩnh vực quốc phòng,
an ninh và trong các thành phần doanh nghiệp.
2.2 HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CÔNG NGHIỆP
TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG, AN NINH
Việc CGCN trong lĩnh vực an ninh, Quốc phòng ở nước ta chủ yếu là liên
doanh với nướ
c ngoài sản xuất hàng tiêu dùng, hoặc nhập chi tiết, linh kiện
chi tiết về lắp ráp. Như vậy thực trạng CGCN ở đây là việc mua (nhập) máy
cái hoặc dây chuyền lắp ráp hoặc mua phần mềm thiết kế chế tạo. Điều này

phản ánh năng lực, trình độ tiếp nhận chuyển giao khoa học kỹ thuật công
nghệ của nước ta còn yếu kém so với nhiều nước trên thế giới.
2.2.1 Trong lĩnh vực Quốc phòng
Theo số liệu điều tra của Bộ Quốc phòng năm 2007, trong số 29 dự án
đầu tư với nước ngoài có:
- 07 dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất Quân đội.
- 22 dự án đang thực hiện sản xuất kinh doanh, trong số này có 18 dự án
Liên doanh, 03 dự án đầu tư ra nước ngoài tại Lào và 01 dự án hợp tác kinh
doanh. Kết quả khảo sát có: 14/22 dự án có lợi nhuậ
n chiếm tỷ lệ 67% và 8/22
dự án thua lỗ chiếm 33%. Tổng nộp ngân sách nhà nước từ năm 1999 đến hết
tháng 6/2004 là 169,3 tỷ đồng và 10.710.313 USD, tạo việc làm cho khoảng
7
3.000 lao động. Trong đó các dự án đạt hiệu quả kinh tế chủ yếu là sản xuất
hàng gia dụng tiêu dùng, như:
1- Công ty liên doanh sản xuất bơm kim tiêm sử dụng 1 lần và thiết bị y tế
(Công ty Dược và trang thiết bị y tế quân đội - TCHC), sản phẩm của Liên
doanh chiếm gần 60% thị trường tại Việt Nam.
2 - Công ty liên doanh International Burotel (Cục Ðối ngoại-Bộ QP), lãi
cộng dồn gần 17 triệu USD. Nộp thuế 10,7 triệ
u USD.
3 - Công ty liên doanh Mekong-Hacota (Công ty HACOTA-TCCT) sản
xuất mỳ gói (mỳ ăn liền) xuất khẩu: Hàng năm tỷ lệ khai thác đạt 95-97%, lợi
nhuận sau thuế đạt trên một triệu USD.
Mặc dù hoạt động của các dự án đã có những kết quả nhất định, song các
dự án có vốn đầu tư nước ngoài của các doanh nghiệp quân đội vẫn còn có
một số khó khăn tồn tại sau: Thị trường không ổn đị
nh, thua lỗ kéo dài của
một số dự án, sự hợp tác thiếu chặt chẽ giữa các bên liên doanh, chậm trễ
trong việc triển khai dự án hoặc không triển khai được, sự giám sát hạn chế

của bên Việt Nam,
Một vấn đề CGCN và khoa học kỹ thuật trong các dự án ở đây là không
có tính chiều sâu. Thực chất việc CGCN trong quá trình vào hoạt động sản
xuất là mua các thiết bị đồng bộ hoặc từng công
đoạn, chủ yếu là giải quyết
nhiều lao động giản đơn.
Sau đây là kết quả khảo sát một số doanh nghiệp Quốc phòng đã có nhiều
bước tiến trong thời kỳ đổi mới, có sản phẩm xuất khẩu cũng như có uy tín
đối với thị trường trong nước, các doanh nghiệp này cũng chú trọng đến việc
vươn tới công nghệ mới trong sản xuất cũ
ng như học tập.
2.2.1.1 Doanh nghiệp quân đội sản xuất hàng tiêu dùng:
Xuất phát điểm từ một xí nghiệp chuyên may quân phục cho quân đội,
sau hơn 30 năm đã phát triển thành Tổng công ty hoạt động theo mô hình
công ty mẹ - công ty con với 10 đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, 7
công ty con và 8 công ty liên kết. Năm 2009 Công ty 28 (Agtex) chính thức
trở thành Tổng công ty 28 (Agtex Corp.) theo quyết định của Chính phủ và
Bộ Quốc phòng, đánh dấu bước chuyển lớn về
năng lực và quy mô doanh
nghiệp. Sự mở rộng về quy mô doanh nghiệp với tốc độ nhanh chóng tại
Tổng công ty 28 đã cho thấy phần nào xu hướng đầu tư lớn của doanh nghiệp
này. Tổng công ty 28 thuộc diện “mạnh tay chi” trong khối các doanh nghiệp
ngành Dệt May khi đầu tư hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Chính vì thế, Tổng
công ty 28 là một trong số ít doanh nghiệp có mô hình sản phẩm tương đối
8
khép kín, từ dệt, nhuộm đến may đo thành phẩm. Và ở khâu nào, đầu tư cũng
được quan tâm, nhắm tới mục tiêu là tiến thẳng vào công nghệ hiện đại.
Với sản phẩm sợi dệt, Tổng công ty 28 đầu tư toàn bộ dây chuyền kéo sợi
của hãng Rieter (Thụy Sĩ), máy đánh ống Schlathorst (Đức). Các thiết bị thí
nghiệm sợi là các máy Uster của Mỹ. Sản lượng đạt 1.750 tấn sợi/năm.

Những máy mắc sợi, máy dệt kiếm, dệt khí, máy kiểm vải… của Thụy Sỹ,
Đức, Bỉ, Mỹ… với năng lực dệt vải trên 7 triệu mét/năm.
Công đoạn nhuộm với dây chuyền nhuộm liên tục, nhuộm gián đoạn.
Nhiều thiết bị hoạt động liên hoàn như máy đốt lông, rũ hồ, nấu tẩy, làm bóng
vải, máy nhuộm chưng hơi liên tục, máy văng sấ
y, máy là cán vải, thiết bị
phân tích so màu vải… của Mỹ, Đức, Anh, Hà Lan, Thuỵ sỹ… đạt năng lực
sản xuất trên 15 triệu mét vải/năm.
Riêng với ngành May, đây thực sự là thế mạnh của Tổng công ty 28. Các
xí nghiệp May đã được đầu tư nhiều máy móc thiết bị hiện đại, từ máy may 1
kim điện tử tốc độ cao, máy bổ cơi túi, máy tra tay áo, máy may có các chức
năng tự động c
ắt chỉ, tự động lại mũi, định số mũi may, đến các thiết bị giác
sơ đồ, trải vải tự động, máy cắt các loại. Trong khâu thiết kế, nhảy cỡ và giác
sơ đồ đã được thực hiện hoàn toàn trên máy vi tính với sự hỗ trợ của các phần
mềm vi tính như CAM, CAD. Đặc biệt, Tổng công ty 28 còn sở hữu một dây
chuyền sản xuất áo sơmi theo công nghệ
của hãng Hugo Boss (Đức) với
nhiều thiết bị chuyên dùng tự động như căn sọc, gấp nẹp, quay lộn cổ, măng
séc, ép form,v.v…
Với các thiết bị trên đã làm cho khả năng đáp ứng đơn hàng của Tổng
công ty 28 vào hàng cao trong các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam.
Việc đầu tư để nâng cao năng lực thì các doanh nghiệp may nào cũng có,
dù ít hay nhiều. Nhưng với việc dám bỏ trên 6.000 USD/tháng trả lương cho
một chuyên gia n
ước ngoài thì có thể thấy doanh nghiệp đã rất chú trọng đến
việc học tập nâng cao trình độ khoa học công nghệ. Tổng giám đốc Tổng
công ty 28 ông Đậu Quang Lành nói: “Chúng tôi mong muốn tự mình làm
chủ được công nghệ, tối ưu hóa sản xuất và nâng được chất lượng sản phẩm,
và việc mời các chuyên gia giỏi về làm việc là một sự đầu tư có lợi”. Nhờ đó

Tổng công ty 28 đã thu hút được nhiều
đối tác nước ngoài cùng hợp tác. Hàng
năm 60% sản lượng xuất khẩu cho các khách hàng Mỹ, Anh, Ý, Nhật, Hong
Kong… Hiện nay, Tổng công ty 28 đang là đối tác sản xuất cho một số
thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như: Hugo Boss, Nike, Samsung, Itochu,
Esquel
9
Với 40% sản lượng tiêu thụ thị trường nội địa, với nhãn hiệu Agtex28,
Belluni, những sản phẩm veston nam, nữ, áo sơmi, quần âu… cũng ngày càng
được người tiêu dùng ưu thích và lựa chọn.
Tổng công ty 28 luôn đạt mức tăng trưởng doanh thu bình quân là
15%/năm. Năm 2008, doanh nghiệp đã đạt danh hiệu "Doanh nghiệp xuất
khẩu uy tín" do Bộ Công Thương xếp hạng.
Qua sự phát triển của Tổng công ty 28, ta thấy việc CGCN ở
đây đã được
quan tâm, nhưng cơ bản vẫn là việc mới chỉ nhập các thiết bị và sử dụng thiết
bị chuyên dùng. Ngay cả việc thiết kế mẫu mã, kiểu dáng thì phải thuê chuyên
gia nước ngoài. Và hiện nay mới chỉ dừng ở việc may gia công cho các hãng
có thương hiệu của nước ngoài. Còn thương hiệu của Tổng công ty mới chỉ
đáp ứng thị trường nội địa. Lý giải việ
c này là do việc thiết kế các phần mềm
trong việc tạo mẫu trong nghành Dệt May của Việt nam chưa có, chúng ta
cũng chưa có nhà máy nào sản xuất chế tạo máy may, đồ gá cữ dưỡng gá lắp
trong nghành May mặc. Chúng ta cũng chưa có trường Đại học đào tạo hay
Viện nghiên cứu chuyên nghành chuyên sâu, vì thế chúng ta chưa có đội ngũ
các nhà chuyên gia, nhà thiết kế tạo nên thương hiệu mang tầm Quốc tế. Các
loại sợi cao cấp, v
ải cao cấp và các loại phụ liệu cho nghành May hiện nay
Việt nam hầu hết phải nhập của nước ngoài. Do đó thực chất việc CGCN ở
đây mới chỉ ở giai đoạn là mua các phần mềm cho một số công đoạn và thiết

bị mới trong giai đoạn hiện nay. Một thực tế của nhiều Công ty Dệt May hàng
đầu của Việt nam không riêng gì ở Tổng công ty 28, đó là tình trạng sau khi
đầ
u tư các thiết bị chuyên dùng cho mặt hàng mới (nói cách khác là việc
CGCN mới), sau khi kết thúc đơn hàng, hoặc mã hàng thì các thiết bị đó được
cất kho bảo quản vì không thể dùng cho mã hàng khác, và đó là các thiết bị
rất đắt tiền, việc sử dụng lại các thiết bị này có sử dụng lại nhưng rất lâu. Nếu
việc các Doanh nghiệp May tự chủ công nghệ thiết kế tạo mẫu mã, sản phẩm
có thươ
ng hiệu trong nước cũng như quốc tế thì việc tối ưu hoá sử dụng các
trang thiết bị công nghệ sẽ có hiệu quả cao.
2.2.2.2 Doanh nghiệp Quân đội sản xuất hàng công nghiệp:
Công ty 189 (Z189) - Tổng cục công nghiệp Quốc phòng - Bộ Quốc
phòng. Công ty 189 tiền thân là đơn vị công binh, với nhiệm vụ sửa chữa tàu
biển cho quân đội trong những năm chiến tranh. Đến thời kỳ hoà bình, ngoài
nhiệm vụ ph
ục vụ Quân đội, Công ty 189 còn phục vụ dân sự. Để đáp ứng với
tình hình phát triển của đất nước, năm 2005 Công ty 189 được Bộ quốc phòng
phê duyệt đầu tư dự án “Ứng dụng công nghệ tự động hoá trong thiết kế chế
10
tạo các loại tàu thuỷ cao tốc, chuyên dụng phục vụ cho An ninh - Quốc
phòng” với tổng mức đầu tư: 33.865.640.000 đồng, trong đó:
- Mua thiết bị máy công cụ: 10.127.238.500 đồng (chiếm 30%).
- Mua thiết bị máy phục vụ: 6.086.485.000 đồng (chiếm 18%).
- Mua phần mềm chuyên dùng: 4.467.344.000 đồng (chiếm 13%).
Trong 4.467.344.000 đồng mua phần mềm có 2.447.114.350 đồng là vốn
hỗ trợ của ngân sách Nhà nước. Đánh giá kết quả của dự
án:
- Loại bỏ các thao tác thủ công ở những khâu áp dụng tự động hoá (thiết
kế, phóng dạng, hạ liệu,…), chuyển sang làm tự động trên máy vi tính bằng

các phần mềm chuyên dụng và trên các thiết bị công nghệ điều khiển bằng
chương trình kỹ thuật số.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Giảm chi phí do
việc giảm tiêu hao nguyên vật liệu, vật tư. Tăng năng su
ất lao động, rút ngắn
chu trình đóng tàu.
- Tăng doanh thu, lợi nhuận, nâng cao thu nhập cho người lao động.
Qua tìm hiểu, khảo sát thực tế của dự án cho thấy quá trình CGCN thực
chất mới chỉ là mua và đưa vào sử dụng, ứng dụng các phần mềm triển khai
đóng vỏ tàu và thiết kế loại tàu nhỏ phạm vị hoạt động hẹp. Nếu mở rộng hơn
thì mới dừng ở việc
đóng vỏ cho loại tàu mang tính đặc thù, như tàu phóng
như lôi, tàu tuần tiễu biển, nhưng thiết kế của nước ngoài, vật tư, chi tiết lắp
ráp phải nhập của nước ngoài. Ví dụ như: vỏ tàu tuần tiễu biển phải nhập
nhôm tấm, nhôm định hình của Nga (Liên xô cũ), các thiết bị vô tuyến, định
vị phải nhập của Pháp,…Hay nói một cách khác chúng ta mới chỉ gia công
phần thô, lắp ráp còn CGCN thực ch
ất là mua và sử dụng phần mềm của nước
ngoài.
Qua khảo sát 02 doanh nghiệp Quân đội có quan tâm đến việc đầu tư,
CGCN trong hoạt động sản xuất phục vụ công tác quốc phòng có hiệu quả.
Nhưng thực chất trong quá trình CGCN chúng ta còn nhiều khó khăn trong
việc tiếp nhận cũng như thực hiện, hiệu quả của quá trình CGCN chưa cao.
Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Quang Bình
cho biết, khi kh
ảo sát thực tế về tổ chức và hoạt động Công nghiệp Quốc
phòng hiện nay ở nước ta "mang tính khép kín, quy mô nhỏ, phân tán, sự liên
kết nhỏ bé, nguồn lực đầu tư hạn chế, công nghệ lạc hậu, khó phát triển theo
hướng hiện đại”. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh bày tỏ
mong muốn trong buổi thảo luận cho ý kiến vào “Pháp lệnh Công nghiệp

Quốc phòng” của Ủy ban Thường vụ Quốc h
ội (18-12-2007): Sau năm 2012
cần chuyển công nghiệp Quốc phòng do Nhà nước quản lý và Bộ Quốc phòng
11
chỉ quản lý các cơ sở công nghiệp Quốc phòng nòng cốt. Dự thảo “Pháp lệnh
công nghiệp Quốc phòng” qui định ngoài nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển,
sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tiến hiện đại hóa vũ khí, trang bị kỹ thuật
quân sự, vật tư kỹ thuật và các sản phẩm khác phục vụ quốc phòng, an ninh,
công nghiệp Quốc phòng cũng có nhiệm vụ tham gia phát triển kinh tế
- xã
hội, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Nhà nước khuyến
khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia
nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ nhiệm vụ xây dựng và phát triển
công nghiệp Quốc phòng.
2.2.2.3 Chuyển giao công nghệ quốc phòng thông qua hợp tác quốc tế:
Thực tế việc CGCN quốc phòng giữa Việt Nam với các cường quốc trên
thế giới chủ
yếu thông qua các hợp đồng mua vũ khí và đào tạo, huấn luyện
nhằm nâng cao sức chiến đấu và hiện đại hóa quân đội.
Năm 2009, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã ra Sách trắng công bố một số
chiến lược, chính sách và cơ cấu quân đội. Việt Nam cũng đưa ra sáng kiến
đối thoại trực tiếp Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN. Điều này cho thấy sự chủ
động trong chính sách quốc phòng của Việ
t Nam và sự năng động của Quân
đội nhân dân Việt Nam. Mặc dù ngân sách quốc phòng của Việt Nam công bố
trong Sách trắng còn rất khiêm tốn, tuy nhiên các chuyên gia nước ngoài về
Việt Nam cho rằng việc kinh tế Việt Nam phát triển sẽ kéo theo ngân sách
dành cho quốc phòng ngày một tăng hơn.



Việt Nam mở rộng hợp tác quốc phòng

Trong hợp tác quân sự giữa Việt Nam với các nước, Nga là nước cung cấp
chủ yếu các trang thiết bị quốc phòng cho Việt Nam. Thông tin từ Bộ Ngoại
12
giao cho biết, một hợp đồng mua bán vũ khí lớn đang được hoàn tất trong
chuyến thăm Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trong khi nguồn tin từ
Bộ Quốc phòng Nga còn tiết lộ Việt Nam đang xem xét kế hoạch mua tàu
ngầm hạng Kilo và máy bay Su30 của Nga.
Đối với quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, việc trao đổi quân sự giữa hai nước
đã có nhiều tiến bộ và cởi mở hơn. Theo Hãng thông tấn Reuters trích l
ời
quan chức quốc phòng cao cấp của Hoa Kỳ nói Mỹ sẵn sàng cân nhắc bán vũ
khí, ít nhất là loại phi hủy diệt cho Việt Nam khi quan hệ an ninh song
phương phát triển tốt. Ngoài ra Mỹ cũng có thể giúp Việt Nam hiện đại hóa
không quân. Phó Đô đốc Jeffrey Wieringa, chủ nhiệm Cơ quan Hợp tác An
ninh Quốc phòng Hoa Kỳ, nói tại Hội nghị Không gian và Quốc phòng ở
Washington rằng Việt Nam, với bờ biển dài, có thể muốn mua máy bay tuần
tra hoặc h
ệ thống radar duyên hải của Mỹ.
Tuy nhiên các cuộc thảo luận mới ở mức "sơ khởi" như ông Weiringa
được Reuters trích lời nói: "Việc đầu tiên có thể xảy ra (trong hợp tác quốc
phòng song phương) là đào tạo tiếng Anh cho quân nhân Việt Nam. Sau đó sẽ
là Việt Nam tham gia chương trình Giáo dục và Huấn luyện Quân sự Quốc tế
của Hoa Kỳ (U.S. International Military Education & Training - IMET)…
Tiếp theo hai bên sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ và việc mua bán vũ khí hoàn
toàn có th
ể xảy ra"
Trong quan hệ Việt-Pháp, Việt Nam có quan điểm coi Pháp là một đối tác
đặc biệt và ưu tiên ở châu Âu và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ mong

muốn chứng kiến sự hiện diện mạnh mẽ của Pháp tại Việt Nam trên tất cả các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục.
Chính phủ Pháp cũng xem Việt Nam như một cửa ngõ để mở rộng sự hiệ
n
diện ở Đông Nam Á và cơ quan Phát triển Pháp (AFD) sẽ tiếp tục hợp tác, hỗ
trợ Việt Nam trong một số dự án lớn như tàu điện ngầm, điện, bảo dưỡng cải
tạo cầu Long Biên, đối phó hậu quả tiêu cực do biến đổi khí hậu và nước biển
dâng. Phía Pháp cũng cam kết tích cực thúc đẩy dự án hợp tác thành lập
trường đại học Khoa học công nghệ
tại Hà Nội và hỗ trợ đào tạo 400 tiến sĩ
giảng dạy ở trường này. Ngoài ra thoả thuận hợp tác quốc phòng cũng được
ký kết mở ra cơ hội cho Việt Nam mua những thiết bị quốc phòng của Pháp.
2.2.2 Trong lĩnh vực an ninh (Công an nhân dân)
Nghành Công an (An ninh) có tính đặc thù riêng. Theo đánh giá của Tổng
cục Kỹ thuật (đại diện về khoa học kỹ thuật trong nghành Công an), vấn đề
CGCN trong lĩnh v
ực an ninh của nước ta hiện nay đã có nhiều chuyển biến
tích cực. Đơn vị đã thực hiện tốt công tác tham mưu quản lý Nhà nước về
13
khoa học kỹ thuật và công nghệ trong Công an nhân dân, tham mưu cho Bộ
Công an trình Chính phủ ban hành Nghị định huy động tiềm lực Khoa học
Công nghệ Quốc gia phục vụ công tác Công an.
Việc CGCN trong ngành chủ yếu thông qua việc hợp tác với các tập đoàn,
công ty liên doanh nhằm từng bước phát triển hạ tầng viễn thông, tin học, cơ
yếu Công an nhân dân; triển khai hệ thống giám sát an ninh công cộng; đảm
bảo thông tin liên lạc xuyên suốt, nhanh chóng, kịp thời và chính xác.

Trung tâm thông tin của cảnh sát 113
Một số ví dụ về hoạt động CGCN trong ngành có thể kể đến như hợp
đồng “Cung cấp trang thiết bị công nghệ thông tin, xây dựng phần mềm và số

hóa dữ liệu cán bộ Công an nhân dân” được ký giữa Tổng cục Xây dựng Lực
lượng Công an nhân dân - Bộ Công an với công ty Cổ phần Công nghệ Tinh
Vân hay công ty Cổ phần Quốc tế Sun Ivy đã phối hợp với Tổng cục k
ỹ thuật
– Bộ Công an cài đặt, thử nghiệm giải pháp điều hành trực tuyến đa phương
tiện trên hệ thống mạng diện rộng Bộ Công an tại các điểm Thành phố Hồ
Chí Minh và Hà Nội. Hệ thống này còn được ứng dụng trong chỉ huy tác
chiến, theo dõi an ninh biên giới quốc gia, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật từ xa
trong ngành công an.
Ngoài ra phải kể đến hoạt động CGCN phục vụ
điều khiển giao thông đặc
biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. TP. Hồ Chí Minh
đã đầu tư 4 triệu USD từ nguồn vốn vay ODA theo Nghị định thư Pháp - Việt
để lắp đặt Trung tâm điều khiển 48 chốt đèn tín hiệu giao thông (THGT) triển
khai từ năm 1996 đến năm 2003.
Hệ thống đèn THGT nói trên được lắp đặt trên địa bàn các quận 5, 6 và 11
do Công ty Sagem của Pháp lắp đặt ch
ủ yếu trên các tuyến đường Hồng
14
Bàng, An Dương Vương, Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo… thuộc địa bàn quận
5, 6 và 11. Vị trí được lắp ở những nút giao thông quan trọng, thường kẹt xe.
Toàn bộ dự án gồm xây dựng tòa nhà Trung tâm điều khiển (TTĐK) đèn
THGT, lắp đặt 48 chốt đèn THGT, lắp đặt tám camera và hai bảng thông tin
điện tử gần giao lộ nút giao thông Phú Lâm (Q6) và trên đường Trần Hưng
Đạo (Q1), hệ thống đèn có bộ phận thu, phát và truyền thông tin v
ề trung tâm
điều khiển tín hiệu giao thông (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ
Công an TP.HCM). Trên cơ sở các thông tin này, các cán bộ CSGT ngồi
trong phòng vẫn nắm bắt được ngoài đường có kẹt xe hay không và điều
khiển từ xa, thay đổi chu kỳ đèn khi có ùn tắc. Đây cũng là công nghệ lần

đầu tiên được áp dụng với những ưu điểm vừa nêu nên các cơ quan ở thành
phố đã rất kỳ vọng sẽ giả
i tỏa, xử lý nhanh tình trạng kẹt xe trên địa bàn thành
phố. Đồng thời cũng là bước sơ khởi của kế hoạch ứng dụng công nghệ thông
tin vào điều khiển giao thông, được đầu tư từ nguồn vốn ODA của nước
ngoài, thuộc đề án quy hoạch, phát triển hạ tầng giao thông đô thị để khắc
phục tình trạng ùn tắc giao thông.
Thời gian đầu, hệ thống 48 chốt đ
èn THGT phát huy công năng phục vụ
giao thông TP khi góp phần giảm tải các tuyến đường có lưu lượng phương
tiện tham gia giao thông đông. Các chốt đèn được lắp đặt đầu dò ghi nhận
tình hình lưu thông trên đường, đo đếm phương tiện lưu thông, thời gian dừng
chờ của các phương tiện, từ đó phát tín hiệu kết nối với TTĐK. Thế nhưng
đến tháng 7-2004, tức vừa hết thời gian bảo hành 48 ch
ốt đèn, thì TTĐK xảy
ra sự cố. Công ty Chiếu sáng công cộng phải điều khiển từ việc cài đặt, nạp
chương trình thủ công tại các tủ điều khiển cho các chốt đèn, để từ đó các
CSGT hoặc thanh niên xung phong phải điều khiển bằng tay như hệ thống
đèn giao thông loại thường.
Theo báo cáo của Công an TPHCM, sau khi tiếp nhận, quản lý và khai
thác, đến tháng 7-2004 hệ thống đèn THGT b
ị nhiễu tần số không kết nối
được từ các giao lộ về TTĐK. Các chốt đèn phải hoạt động độc lập dưới sự
quản lý của Công ty Chiếu sáng công cộng Thành phố. Nguyên nhân của việc
mất kết nối là do Ủy ban tần số vô tuyến điện quy hoạch, phân chia tần số
theo thỏa thuận giữa các Bộ ngành và tần số kết nối của hệ th
ống đèn THGT
này lại rơi vào dải tần số sử dụng theo qui định mới phân bổ cho đơn vị khác.
Từ khi hệ thống bắt đầu ngưng hoạt động, Công an TPHCM cho biết đã
chỉ đạo các phòng chức năng mời nhiều công ty trong nước đến khảo sát và tư

vấn tìm hướng khắc phục đường truyền dẫn dữ liệu và cài đặt lại cho máy chủ
nhưng vẫn không có h
ướng giải quyết. Lúc này, Công an TP mới mời Công
15
ty TNHH Europ Contients VN (đơn vị được Công ty Sagem chỉ định việc
cung cấp dịch vụ bảo trì cho hệ thống này tại VN) tham gia giải quyết. Sau
khi tiến hành khảo sát, Công ty TNHH Europ Contients VN thông báo máy
chủ có hai bo mạch điện tử bị hỏng, hiện nay nhà sản xuất không còn cung
cấp bo mạch điện tử này trên thị trường. Hơn thế, việc cài lại hệ điều hành và
phần mềm điều khiển do Công ty Sagem cài đặ
t cũng phải cần cập nhật. Như
vậy, phải mời chuyên gia của Công ty Sagem qua mới thực hiện được công
việc sửa chữa.
Thực tế đưa vào sử dụng hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại TP Hồ Chí
Minh cũng cho thấy những bất cập trong công tác tiếp nhận CGCN, sự thiếu
chủ động của đội ngũ cán bộ trong nước mặc dù đây chỉ là mộ
t trong số nhiều
bài học về hoạt động CGCN của nước ta.
2.3 HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CÔNG NGHIỆP
TRONG CÁC THÀNH PHẦN DOANH NGHIỆP
2.3.1 Doanh nghiệp tư nhân và cổ phần nhà nước không chi phối
Doanh nghiệp tư nhân và cổ phần Nhà nước không chi phối, bao gồm cả
những doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh. Việc CGCN xảy
ra mạnh mẽ nhất là trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài
(FDI), vì các doanh nghi
ệp này thường trực thuộc các tập đoàn kinh tế lớn, có
khả năng kinh tế và kỹ thuật, công nghệ cao. Một số đánh giá khác thì phân
chia việc CGCN chủ yếu theo hai luồng chính là từ công ty mẹ chuyển giao
cho các công ty con trong các công ty 100% vốn nước ngoài hoặc trong các
công ty liên doanh. Luồng thứ hai là các hoạt động CGCN thương mại thuần

túy. Một số nghiên cứu trong nước cho kết quả, 90% hợp đồng CGCN được
kí kết với các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài. Tại Bộ Khoa học và
Công nghệ, đến nay mới chỉ có trên 200 hợp đồng CGCN được phê duyệt,
đăng ký, chiếm phần rất nhỏ trong số các dự án CGCN thực thi tại Việt Nam.
Theo báo cáo về sức cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho
thấy năm 2004 tính trên 104 nền kinh tế được nghiên cứu, Việt Nam xếp hạng
79 về mức độ sử dụng bằng sáng chế
, hạng 99 về mức sử dụng bằng sáng chế
công nghệ nước ngoài.
Tính đến tháng 7/2005, cả nước có trên 5.500 dự án đầu tư nước ngoài,
trong đó hầu hết đều có CGCN (CGCN). Tuy nhiên, theo đánh giá mới đây về
trình độ công nghệ của nước ta cho thấy, vẫn còn 10% doanh nghiệp (DN) sử
dụng công nghệ của những năm 70 của thế kỷ trước; 30% của những năm 80;
50% của những năm 90.
16
Sở dĩ có điều này là do chi phí cho đổi mới công nghệ của DN còn thấp,
chỉ chiếm khoảng 0,2-0,3% doanh thu, trong khi của các nước là 5-10%.
Ngoài lý do nguồn tài chính hỗ trợ cho chuyển giao, đổi mới công nghệ còn
hạn chế, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng chưa tạo được môi
trường thuận lợi cho việc CGCN trong nước và từ nước ngoài vào Việt Nam.
Tuy vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tăng m
ạnh trong thời gian qua nhưng
vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng, đặc biệt là vốn thực hiện còn thấp so
với vốn cam kết. Còn có sự mất cân đối về ngành nghề, vùng lãnh thổ, nhất là
đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và chế biến nông sản thực phẩm còn ít;
ĐTNN chủ yếu vẫn tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm; ngành công
nghiệp phụ trợ ch
ưa thu hút được nhiều vốn ĐTNN. Việc CGCN tiên tiến
trong hoạt động ĐTNN cũng còn những hạn chế do số dự án công nghệ cao

chưa nhiều, một số dự án còn sử dụng công nghệ lạc hậu, đặc biệt là ở thời
gian đầu, chưa đảm bảo quy chuẩn về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, ở một số
nơi, lương của người lao động còn thấ
p, điều kiện làm việc không bảo đảm,
chưa tương xứng với đóng góp của người lao động Đó là những tồn tại mà
chúng ta cần phải tập trung giải quyết trong thời gian tới.
∗ Nhiều hạn chế
Thực trạng CGCN trong các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam còn
rất nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp nước ngoài hầu như mới chỉ khai thác
nguồn lao động chi phí th
ấp chứ chưa thực hiện nhiều việc chuyển giao kỹ
thuật công nghệ cao và đào tạo nhân lực để phát triển công nghiệp nội địa.
Kết quả khảo sát của Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF) được thực hiện
trong hơn 100 doanh nghiệp điện tử gần đây cho thấy, các công ty trong nước
tuyển dụng từ 10-64% lao động có trình độ cao đẳng trở lên, trong khi đó con
số tuy
ển dụng của cùng trình độ của khu vực FDI chỉ ở mức từ 4-10%.
Sau sự kiện Công ty Sanyo thành lập nhà máy sản xuất linh kiện điện tử
đầu tiên với vốn FDI, các ngành công nghiệp Việt Nam cơ bản vẫn chỉ sản
xuất được những mặt hàng đơn giản, những sản phẩm công nghệ cao cũng
mới chỉ là lắp ráp. Chính vì các công đoạn cần kỹ thuật cao chưa ph
ải do lao
động Việt Nam đảm nhận, nên việc học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm qua thực tế
sản xuất tại các doanh nghiệp FDI của nhân lực trong nước, chưa được nhiều.
Xu hướng các doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài đang tăng lên,
trong đó gần 50% lao động phổ thông và chỉ có gần 45% có trình độ đại học
trở lên. Báo cáo của Viện nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
(Tp.HCM) cho biết lao động không có chuyên môn k
ỹ thuật tại Tp.HCM đến
năm 2010 chiếm tỷ lệ 65,6%; lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, kể cả

17
công nhân kỹ thuật, trung cấp, cao đẳng và đại học chỉ khoảng 34,4%. Vì vậy
vấn đề cấp thiết hiện nay là phải có giải pháp để tăng cường năng lực kỹ thuật
cho lao động Việt Nam để tiếp thu công nghệ từ các doanh nghiệp FDI.
Một lực lượng lao động có kỹ năng chuyển từ khu vực FDI sang doanh
nghiệp nội địa cũng được xem là một kênh quan trọng để tiế
p thu công nghệ
mới. Tuy nhiên trên thực tế hơn 30% doanh nghiệp FDI được phỏng vấn cho
rằng, người lao động đã chuyển chỗ làm việc chủ yếu sang các doanh nghiệp
FDI khác, hơn 20% cho rằng số lao động này tự mở công ty riêng và chỉ gần
20% cho rằng lao động chuyển sang làm cho các doanh nghiệp trong nước.
∗ Các Doanh nghiệp tư nhân trong nước
Hiện nay, nước ta có khoảng 300.000 doanh nghiệp hầu hết là doanh
nghiệp vừa và nhỏ (chiếm 95% số doanh nghiệp). Doanh nghiệp Việt Nam
đang thiếu vốn, thông tin, thiết bị hiện đại, thiếu chuyên môn và kỹ năng quản
lý, vì thế tuy đông đảo những doanh nghiệp chỉ đóng góp có 60% thu nhập
quốc dân. Tất cả những cái thiếu này chỉ có thể lấp đầy bằng các giải pháp
khoa học công nghệ. Các doanh nghiệp ít nhiều đã nhận thức ra điều này, tuy
nhiên họ vẫn chưa tìm ra chìa để mở khoá. Việc CGCN được thực hiện trong
các doanh nghiệp này chủ yếu là tự phát, đa dạng. Các doanh nghiệp lớn, có
đủ tiềm lực thì có thể mua thiết bị và công nghệ theo hình thức chìa khoá trao
tay. Các doanh nghiệp nhỏ hơn thì chủ yếu dùng đội ngũ khoa học trong
nước, nghiên cứu tích hợp thiết bị để giảm giá thành đầu tư và áp dụng nhiều
biện pháp khác nhau để đạt được hiệu quả cao nhất. Nhưng nhìn chung, xét về
việc CGCN của các doanh nghiệp trong nước đều có những bất cập như sau:
Thiếu thông tin
Thiếu thông tin công nghệ và thông tin thị trường là trở ngại lớn trong
việc đổi mới công nghệ. Trong một khảo sát của viện nghiên cứu quản lý kinh
tế trung ương trên 82 doanh nghiệp thì chỉ có 16 doanh nghiệp có ý tưởng đổi
mới công nghệ qua trung tâm thông tin công nghệ, tạp chí, sách báo, chuyên

ngành. Theo nhiều doanh nghiệp, hiện nay thông tin công nghệ mà họ nhận
được cũng rất ít ỏi. Khi doanh nghiệp muốn nhận công nghệ mới, họ mù tịt về
thông tin về công nghệ nào tốt, xấu, cái nào đã lạc hậu. Ông Trần Công
Hoàng Quốc Trang - chủ tịch hiệp hội nhựa TP.HCM cho biết có một doanh
nghiệp nhựa muốn nhập thiết bị sản xuất, khi qua Hong Kong được chào mời
thiết bị giá 2 triệu USD, nhưng sau đó lại được biết ở Hàn Quốc có thiết bị
tương tự giá chỉ có 600.000 USD, vậy lấy thông tin ở đâu để không bị hố giá?
Trong thời đại cạnh tranh gay gắt và hội nhập WTO liệu có nên trông chờ
các thông tin đến một cách tình cờ? Một số doanh nghiệp cho rằng, các cơ
18
quan nhà nước, đặc biệt là các cơ sở khoa học công nghệ phải có các đơn vị
tư vấn, giải đáp và nghiên cứu về công nghệ để tư vấn hướng dẫn cho doanh
nghiệp. Mặt khác, với cơ chế "hai bên cùng có lợi" doanh nghiệp chia lợi
nhuận cho đơn vị tư vấn nếu tham mưu có hiệu quả.
Các vườn ươm công nghệ còn thiếu và hoạt động chưa hiệu quả
Theo định nghĩa của Hiệp hội ươm tạo doanh nghiệp quốc gia Mỹ (NBIA)
"vườn ươm doanh nghiệp là nơi nuôi dưỡng các doanh nghiệp, giúp chúng
sống sót và lớn lên trong giai đoạn khởi sự bằng cách cung cấp dịch vụ hỗ trợ
kinh doanh và các nguồn lực cần thiết cho các doanh nghiệp non trẻ này".
Không chỉ Việt Nam cần có vườn ươm, mà trên thế giới, đây là năng lực nội
sinh để CGCN cho các doanh nghiệp. Theo thống kê, tại Trung Quốc đến
năm 2005 đã có 534 vườn ươm tổng diện tích 19,7 triệu mét vuông thực hiện
ươm tạo cho gần 40.000 doanh nghiệp. Theo tỷ lệ dân số 84/1.300 triệu
người, Việt Nam cũng cần có 35 vườn ươm với tổng diện tích 1.273.000m2
thực hiện ươm tạo cho 2.584 doanh nghiệp.
Hiện nay ở nước ta có hai vườn ươm lớn đang hình thành là khu công
nghệ cao Hoà Lạc ở phía Bắc và khu công nghệ cao TP.HCM ở phía Nam.
Ở phía Nam theo dự án được duyệt, từ nay đến năm 2010, vườn ươm
doanh nghiệp công nghệ cao ở TP.HCM sẽ được đầu tư trên 100 tỉ đồng để
xây dựng cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn quốc tế được sử dụng hơn 10.000m 2

lắp đặt các trang thiết bị văn phòng, hệ thống mạng viễn thông và các phòng
thí nghiệm, xưởng thực nghiệm. Tiêu chuẩn của công nghệ cao TP.HCM là
trong vòng 10 - 20 năm tới sẽ góp phần tạo ra thực lực kinh tế, năng lực nội
sinh về khoa học công nghệ trong khu vực.
Các "chợ công nghệ" góp phần tích cực trong chuyển giao công nghệ
Năm 2003, chợ công nghệ và thiết bị Việt Nam (Techmart Vietnam) lần
đầu được tổ chức với quy mô quốc gia được xem là cú hích quan trọng đối
với sự phát triển khoa học công nghệ ứng dụng trong nước. Từ đó đến nay
Techmart đã được tổ chức hàng năm trở thành nơi gặp gỡ của nhà quản lý,
nhà khoa học và nhà sản xuất, kinh doanh.
Nếu như Techmart năm 2003, các đơn vị nước ngoài đến chợ chỉ đếm trên
đầu ngón tay, thì cũng với quy mô đó, Techmart 2005 đã thu hút trên 40 đơn
vị nước ngoài như Nga, Mỹ, Nhật Bản, Đức, Singapore, Hàn Quốc, Thái
Lan Thông qua Techmart, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã tham gia vào
thị trường Việt Nam, tiêu biểu như nghiên cứu ứng dụng nano của Tây Ban
Nha, đoàn nghiên cứu nước thải Singapore, đoàn chuyên về sinh học AND
của Đài Loan
19
Bên cạnh đó, thông qua Techmart nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã chọn
sản phẩm Việt Nam như hợp đồng xuất khẩu 1.000 xe buýt của tổng công ty
Công nghiệp ô tô Việt Nam. Khoa học công nghệ không thể tự sản, tự tiêu mà
phải có chợ là nơi kết nối cung cầu. Từ đó mở rộng thêm nhiều khả năng lựa
chọn công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam.
Các nhà khoa học Việt Nam chưa phát huy được năng lực
Khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam không mặn mà với công nghệ do
người Việt Nam làm ra! Có thể có nhiều nguyên nhân, trong đó không loại trừ
tiêu cực. Mua thiết bị công nghệ nước ngoài dễ “phết, phẩy” hoặc được đi du
lịch ở nước ngoài không tốn tiền nhưng đây chỉ là nguyên nhân cá biệt. Phần
lớn là công nghệ trong nước không nhiều và kém về chất lượng. Mặt khác lại
dễ bị rủi ro khi tiến hành sản xuất.

Nhưng có một mối quan hệ hữu cơ: Do công nghệ Việt Nam thiếu và yếu,
doanh nghiệp không mặn mà, mà đã không có yêu cầu thì công nghệ Việt
Nam càng yếu, vấn đề là làm sao phá được cái vòng luẩn quẩn này. Trong
giai đoạn quá độ, Nhà nước là chủ thể đặt ra yêu cầu cho các nhà khoa học.
Chính Bộ Khoa học công nghệ phải đặt ra yêu cầu nghiên cứu, thẩm định đề
tài, lựa chọn và cấp kinh phí nghiên cứu. Từ những ứng dụng có kết quả mới
tạo sức kích thích cho doanh nghiệp tiếp thu công nghệ Việt Nam.
2.3.2 Doanh nghiệp Nhà nước và Cổ phần nhà nước chi phối
Bất cập lớn nhất trong các doanh nghiệp Nhà nước và cổ phần Nhà nước
chi phối là sự chậm trễ, không đồng bộ, không nhất quán và thiếu tầm nhìn
chiến lược trong các khâu từ phê duyệt, đến thẩm định, đầu tư dự án,… Dẫn
đến việc CGCN trong các doanh nghiệp này hiện nay hết sức manh mún, kém
hiệu quả.
Nhiều cuộc khảo sát cho thấy trình độ công nghệ của một số ngành sản
xuất và của các doanh nghiệp Nhà nước còn lạc hậu. Theo kết quả điều tra về
thực trạng DN Việt Nam của Tổng cục thống kê công bố ngày 11-5-2005, hầu
hết các DN nước ta ở quy mô vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ, do đó khả năng
trang bị máy móc thiết bị, kỹ thuật công nghệ
tiên tiến là rất hạn chế. Mức
đầu tư cho khoa học và công nghệ (KH&CN) tuy đã tăng, nhưng chưa đáp
ứng nhu cầu phát triển và vẫn dựa chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước,
chưa huy động được các nguồn đầu tư xã hội, nhất là từ các doanh nghiệp. Cơ
chế, chính sách đầu tư cho khoa học và công nghệ chưa được tháo gỡ để tạo
nguồn lực và động lự
c cho các tổ chức và các nhà khoa học phát huy tối đa
năng lực sáng tạo và đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực
tế sản xuất kinh doanh. Công tác hội nhập quốc tế về KH&CN cũng chưa
20
được quan tâm đẩy mạnh để tìm kiếm, tiếp thu, làm chủ, tiến tới cải tiến công
nghệ nhập từ nước ngoài phục vụ đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, nâng

cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong xu thế hội nhập. Ngoài ra, sự
gắn kết giữa đào tạo - nghiên cứu- sản xuất, kinh doanh; quan hệ hợp tác giữa
các tổ chức KH&CN; chất lượng các đề tài nghiên cứu khoa học
đã nghiệm
thu và việc đưa kết quả nghiên cứu vào cuộc sống vẫn còn nhiều hạn chế.
Sự phát triển khoa học và công nghệ còn hạn chế

Ngoài một số thành tựu về sinh học thì các chương trình nghiên cứu về
công nghệ cao được Nhà nước thành lập trong khoảng 20 năm trở lại đây vẫn
chưa có thành tựu nào mang tính đặc thù. Quản lý nhà nước về KH&CN chưa
thoát khỏi cơ chế bao cấp, để thích ứng với nền kinh tế thị trường. Cơ chế
quản lý, chính sách phát triển chậm đổi mới, chưa gắn kết kinh tế vớ
i
KH&CN để kích cầu cho phát triển các lọai hình công nghệ.
Nguồn lực cho phát triển doanh nghiệp công nghệ thiếu hụt

Thiếu cán bộ, thiếu tri thức trong việc chuyển sáng kiến thành công nghệ,
từ kết quả trong phòng thí nghiệm thành quy trình sản xuất ngoài thực tế,
nguồn đầu tư của Nhà nước đã thấp lại còn bị phân tán, không dứt điểm và sử
dụng không hiệu quả…. Do đó, các nghiên cứu thường được hoàn thành với
chất lượng chưa được cao và còn mang nặng tính lí thuyết. Theo đánh giá của
các chuyên gia: chất lượng ngu
ồn nhân lực đào tạo trong nước còn một số hạn
chế như: đào tạo cao học, một số ít ngành có chương trình, nội dung đào tạo
được cập nhật, còn lại nhiều ngành khác có chương trình, nội dung đào tạo
chưa vượt qua các nội dung đào tạo các chuyên ngành tương ứng ở bậc đại
học; vì vậy điều kiện tham gia nghiên cứu khoa học của học viên cao học rất
hạn chế.
Doanh nghiệp là khách hàng, còn thờ ơ với việc nâng cao trình độ công
nghệ

Đối với các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) lớn cũng ít quan tâm đến
đổi mới công nghệ vì thường có vị thế độc quyền nên không chịu sức ép cạnh
tranh và có tâm lý dựa dẫm vào sự bảo hộ của nhà nước. Ngay cả các DN
trong ngành công nghiệp, ngành được coi là chủ lực hoàn toàn cũng tương tự.
Theo Bộ Công Thương, phần lớn giá trị máy móc thiết bị sản xuất chỉ còn
30% so với giá trị ban đầu và đã lạc h
ậu hơn 30 năm như dệt may có đến 45%
thiết bị máy móc của các DN cần phải đầu tư nâng cấp và 30-40% cần thay
thế; mũi nhọn công nghiệp là cơ khí thì đã lạc hậu hơn 40 năm so với khu vực
và 50 năm so với các nước phát triển về công nghệ và thiết bị sản xuất. Đầu
tàu kinh tế của cả nước là TP Hồ Chí Minh cũng chỉ có 25% DN có công
21
nghệ sản xuất tiên tiến, 32% ở mức trung bình, còn lại là dưới trung bình và
lạc hậu, trong đó DN có công nghệ lạc hậu chiếm 20%.
Cơ chế bảo hộ cho các đối tượng sở hữu công nghệ còn yếu

Thể chế bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp chưa tạo đủ lòng tin cho các
nhà đầu tư thành lập và phát triển các doanh nghiệp khoa học công nghệ.
Điều này liên quan đến hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật trong lĩnh
vực CGCN. Hệ thống luật pháp liên quan đến lĩnh vực này đang trong quá
trình hoàn thiện cho nên khó có thể nói đến tính chuẩn mực của các qui định
pháp luật theo hướng tương thích với các nướ
c trong khu vực và phù hợp với
thông lệ quốc tế.
Khả năng sinh lợi của hoạt động chuyển giao công nghệ còn thấp

Do thị trường của một số lĩnh vực như nông nghiệp và nông thôn chưa
phát triển, tình trạng hàng nông sản được sản xuất ra khó tiêu thụ, bị “rớt giá”
vẫn đang có tính chất phổ biến làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài. Nhà
nước chưa có cơ chế điều tiết hoạt động sản xuất và cung ứng hàng nông sản

phù hợp với nhu cầu của thị trường. Nề
n kinh tế Việt Nam đang chuyển dần
từ một nền sản xuất tự cấp, tự túc sang nền kinh tế thị trường sản xuất hàng
hóa, đổi mới cơ chế quản lý và từng bước chủ động hội nhập vào khu vực và
thế giới nên sẽ gặp phải không ít những khó khăn trong quá trình chuyển đổi.
Chưa có chiến lược chuyển giao công nghệ hữu hiệu

Các đề xuất vẫn còn mang nặng tính định hướng hoặc các giải pháp đưa
ra chưa phát huy tác dụng như mong muốn. Chẳng hạn, các giải pháp để phát
triển năng lực nội sinh của công nghệ giống như kinh nghiệm của các nước đi
trước chưa được phát huy tác dụng tốt. Công tác dự báo, dự đoán sự phát triển
của công nghệ trong các lĩnh vực, ngành kinh tế Việt Nam để làm chỗ dự
a
cho việc hoạch định các chính sách chưa được coi trọng
2.3.3 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và khá ổn định trong
thập kỷ vừa qua là kết quả của việc thực hiện đồng bộ một hệ thống chính
sách của Nhà nước nhằm thu hút tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước,
trong đó phải k
ể đến tác dụng tích cực của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua sản xuất
kinh doanh, đã chuyển giao kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên
tiến vào Việt Nam, tạo nhiều việc làm, góp phần đào tạo nâng cao trình độ, kỹ
năng của người lao động.

×