Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Chuyện ngộ nghĩnh về các nhà khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.01 KB, 26 trang )

Chuyện ngộ nghĩnh về “thầy phù thủy” Edison
Sáng Chủ Nhật ngày 18/10/1931, Thomas Edison lìa trần chỉ 3 ngày trước
lễ kỉ niệm sinh nhật lần thứ 52 của chiếc bóng điện đầu tiên. Đèn điện trên
toàn lãnh thổ Hoa Kỳ đều tắt trong một phút để tưởng nhớ người vĩ nhân,
“người bạn của nhân loại” đã mang đến cho con người một thứ ánh sáng
quý giá, một “mặt trời thứ hai”.
Tưởng nhớ ông, nhiều người còn nhớ cả những câu chuyện ngộ nghĩnh của
nhà bác học "ngô nghê" này
…Trở lại tuổi thơ của Edison, dáng dấp của một nhà khoa học lớn đã hình
thành ngay từ những câu chuyện có phần ngộ nghĩnh ấy của cậu bé ở miền
Tây nước Mĩ.
Edison thời trẻ - Ảnh
Edison là con út trong một gia đình có 7 anh chị em. Bố ông, Samuel Edison
là người Hà Lan, bà mẹ Nancy của ông là một giáo viên tiểu học người
Scotland. Ngay từ khi còn nhỏ, Edison đã tỏ ra là một cậu bé hiếu kì, ham
hiểu biết, luôn thắc mắc “tại sao” và truy đuổi câu trả lời đến cùng. Mẹ
Nancy của Edison rất hiểu tâm lí đứa con trai của mình và đã thoáng nhìn ra
hình ảnh một thần đồng khoa học. Trước những câu hỏi kì lạ của con, bà
Nancy thường kiên trì giảng giải tỉ mỉ và kích thích thêm sự tò mò của đứa
con.
Có một lần, Edison hỏi bố: “Bố ơi, tại sao lại có gió?”. Bố trả lời: “Edison,
con không hiểu được đâu!”. Edison lại hỏi: “Tại sao con lại không hiểu
được?”. Bố đáp: “Con hãy thử hỏi mẹ con xem”. Thế là Edison tìm đến mẹ
và hỏi. Sau lần đó, bà Nancy trách chồng: “Anh không thể lúc nào cũng nói
với con là nó không biết gì cả. Như thế là kìm hãm lòng ham hiểu biết của
con chúng ta rồi đấy!”.
Không những hiếu kì, ham hỏi, mà chuyện gì cũng phải hỏi cho ra nhẽ, cậu
bé Edison còn rất thích tự mày mò làm thử. Một hôm, đã đến giờ ăn nhưng
Edison vẫn không về nhà. Mẹ Nancy rất lo lắng, tất tả chạy đi tìm khắp nơi
mà vẫn không thấy. Đến tối mịt, bà vô cùng kinh ngạc khi nhận ra Edison ở
một túp lều tranh. Cậu bé nằm sấp trên một đống cỏ tranh, đầu tóc rối bù,


dưới bụng là mấy quả trứng gà. Cậu cứ thế nằm im, vẻ mặt đầy chăm chú.
Bà Nancy ngạc nhiên: “Edison! Con đang làm gì thế?”. Edison tươi tỉnh
đáp: “Con đang ấp trứng cho gà nở thành con”. Bà mẹ phì cười. Thì ra
Edison nhìn thấy gà mẹ ấp trứng nở thành gà con nên tò mò muốn thử tự
mình ấp xem có nở ra gà con được không!
Đến năm 7 tuổi, Edison được cha mẹ cho đi học ở ngôi trường độc nhất
trong vùng. Gọi là trường nhưng chỉ có một lớp học 40 học sinh lớn bé đủ
cả. Ông giáo dạy học sinh theo những trình độ khác nhau. Edison được xếp
ngồi gần ông nhất, đó vốn là chỗ cho những học sinh kém cỏi nhất. Trong
khi học, Edison không chú tâm trả lời câu hỏi của thầy giáo mà thường đặt
ra nhiều câu hỏi hóc búa với thầy giáo. Vì thế, cậu thường đội sổ và bị bè
bạn chê cười.
Một hôm, khi nhân viên thanh tra vào kiểm tra lớp học, thầy giáo của
Edison chỉ vào cậu bé và nói: “Học trò này điên khùng, không đáng ngồi
học lâu hơn”. Edison rất căm giận hai chữ “điên khùng” và mang chuyện
về kể với mẹ. Sau khi rõ ngọn ngành, bà Nancy vô cùng tức giận, dẫn
Edison đến trước mặt thầy giáo và tuyên bố: “Ông bảo con tôi điên khùng
sao? Nghe này, trí óc của nó còn hơn cả ông đấy. Tôi sẽ giữ nó tại nhà và
dạy lấy để ông thấy rằng sau này nó sẽ ra sao!”. Từ đó, Edison không đến
trường nữa mà ở nhà tự học cùng mẹ. Edison làm quen dần với Lịch Sử Hy
Lạp, La Mã, Thánh Kinh, các tác phẩm của Shakespeare… Nhưng đặc biệt,
Edison tỏ ra vô cùng ưa thích khoa học. Cậu có thể kể lại rành mạch các
phát minh, các thí nghiệm và tiểu sử của các nhà đại bác học như Newton,
Galileo… Không những được truyền dạy học vấn, Edison còn được mẹ huấn
luyện về đạo đức. Cậu bé được mẹ căn dặn phải sống thật thà, ngay thẳng,
tự tin và cần cù, phải có lòng ái quốc và tình yêu nhân loại.
Nhà khoa học nhí lang thang và lời cầu hôn cấp tốc
Bố Samuel của Edison làm nghề buôn bán ngói lợp mái nhà nên ngay từ
nhỏ, cậu bé đã thường xuyên được tiếp xúc với các công cụ khoa học. Một
lần, sau khi chứng kiến cảnh bố mình đang dùng quả khí cầu để làm thí

nghiệm bay, Edison đã vô cùng phấn khích. Với niềm tin chắc chắn rằng:
nếu bụng con người cũng chứa đầy không khí như của khí cầu thì người ta
có thể bay lên, Edison đã miệt mài tự chế ra mấy loại chất hóa học và bảo
người làm thuê của bố là Max thử uống. Sau khi uống thứ thuốc Edison đưa
cho, Max gần như ngất lịm người. Nhưng Edison thì vẫn một mực cho rằng:
không bay lên được là thất bại của anh ta chứ không phải của mình!
Những chân dung khác của Edison - Ảnh:
Wiki
Năm 12 tuổi, Edison làm nghề bán báo và bán kẹo dạo trên tàu hỏa. Với
niềm say mê khoa học không bao giờ dứt, cậu bé đã tự lập cho mình một
phòng thí nghiệm hóa học nhỏ ngay trên một khoang trống của toa tàu. Ngày
ngày, vừa bán báo, Edison vừa tự mày mò nghiên cứu khoa học. Một lần,
trong khi làm thí nghiệm, do không cẩn thận, Edison đã làm cháy toa tàu.
Kết quả là cậu bị nhân viên soát vé tàu tát cho một cái ù tai và đuổi khỏi tàu,
đồng thời cấm lai vãng đến đường ray nữa. Sự việc này đã khiến cho khả
năng thị giác của Edison ngày một kém dần. Nhưng trong rủi có may, bị điếc
Edison gặp trở ngại trong giao tiếp nhưng bù lại ông có thể chuyên tâm cho
những nghiên cứu của mình mà không chịu sự quấy rầy nào.
Chuyện tình cảm của Edison cũng có nhiều điểm rất thú vị. Năm 24 tuổi,
Edison là chủ của một xí nghiệp khá nổi danh. Khi công việc dần ổn định, ý
định xây dựng gia đình chợt hiện lên trong đầu và người đầu tiên chàng trai
trẻ tuổi để ý đến là cô nàng thư kí Mary làm trong công ty. Một hôm, Edison
đến trước mặt nàng Mary dịu dàng, thanh tú và nói: “Thưa cô, tôi không
muốn phí thì giờ nói những câu vô ích. Tôi xin hỏi cô một câu rất ngắn gọn
và rõ ràng: Cô có ưng làm vợ tôi không?”. Hoàn toàn sửng sốt và bất ngờ, cô
gái không tin vào tai mình. “Ý cô thế nào, cô nhận lời tôi chứ. Tôi xin cô suy
nghĩ trong vòng năm phút”. Edison nhắc lại lời cầu hôn “cấp tốc" của mình
bằng vẻ mặt rất nghiêm chỉnh. “Năm phút cơ à? Thế thì lâu quá! Vâng, em
nhận lời”. Mary lí nhí, đỏ mặt đáp. Đám cưới của Edison và Mary diễn ra
ngay sau đó. Hai người có với nhau được 3 người con. Sau khi Mary mất,

ông cưới thêm một người vợ 19 tuổi nữa tên là Mina. Họ có với nhau 3
người con. Một trong số đó sau này tiếp quản công ty của Edison và trở
thành thống đốc bang New Jersey. Edison mất ở tuổi 84, những câu cuối
cùng ông nói vợ mình là: “Ở ngoài kia đẹp quá”.
Chuyện về Edison có kể đến thế kỉ bao nhiêu cũng không hết. Bởi đơn giản,
cuộc đời ông chính là lát cắt chân thực nhất của khoa học, những phát minh
của ông sẽ còn rọi sáng nhiều thế kỉ sau này nữa. Trong suốt cuộc đời cống
hiến tận tụy của mình, Edison đã lãnh trước sau 1907 bằng phát minh, một
kỉ lục vô tiền khoáng hậu trong giới khoa học. Ông cũng đã đọc tới hơn
10.000 cuốn sách và mỗi ngày ông có thể đọc hết 3 cuốn sách. Trí nhớ siêu
việt và đầu óc sáng tạo không biết mệt mỏi đã làm cho tên tuổi ông trở thành
chiếc chìa khóa tuyệt vời mở ra thế kỉ 20 cho nhân loại. Vì những phát minh
kì diệu của ông, một tờ báo ở Mĩ hồi đó đã gọi Edison là “thầy phù thủy ở
Menlo Park” (Menlo Park là tên phòng thí nghiệm của ông).
Theo : truongdinh.edu.vn
NICOLAS COPERNIC VÀ THUYẾT NHẬT TÂM
Từ xa xưa, con người đã chú ý đến những hiện tượng thiên nhiên hàng ngày
xảy ra trên bầu trời như Mặt trời mọc, Mặt trời lặn, trăng tròn, trăng khuyết
Một nhu cầu rất tự nhiên của con người là tìm cách giải thích thế giới,
giải thích các hiện tượng như trên, và do đó ngay từ thời Cổ Hy lạp, môn
thiên văn đã ra đời nhằm hướng tới việc giải thích các hiện tượng xảy ra
trong vũ trụ.
Từ năm 140 sau công nguyên, Ptôlêmê đã cho rằng Trái đất là trung tâm
của vũ trụ. Quan điểm này thống trị
trong nhiều thế kỉ.
Chỉ khi thuyết nhật tâm của
Côpecnic ra đời (năm 1543) thì
quan điểm của Ptôlêmê mới bị phá
bỏ. Theo Côpecnic thì Trái đất chỉ
là một trong nhiều hành tinh quay xung quanh Mặt trời. Thuyết nhật tâm

của Côpecnic đã đặt một nền móng khoa học vững chắc cho Thiên văn học.
Hình dưới là mô hình hệ Mặt trời. trong đó Trái đất là một trong nhiều hành
tinh chuyển động quanh Mặt trời.
Những số liệu chính của 8 hành tinh của hệ Mặt trời (theo thứ tự từ gần Mặt
trời nhất ra xa Mặt trời):
1. Thủy tinh
– Đường kính: 4880 km.
– Khối lượng tỉ đối so với Trái đất: 0,006.
– Khối lượng riêng: 5,4.103 kg/m3.
– Khoảng cách trung bình tới Mặt trời: từ 46.106 km đến 69,8.106 km.
– Chu kì quay quanh Mặt trời: 87,9 ngày.
2. Kim tinh
– Đường kính: 12100 km.
– Khối lượng tỉ đối so với Trái đất: 0,82.
– Khối lượng riêng: 5,3.103 kg/m3.
– Khoảng cách trung bình tới Mặt trời: 108,21.106 km.
– Chu kì quay quanh Mặt trời: 224,7 ngày.
3. Trái đất – Đường kính: 12750 km.
– Khối lượng tỉ đối so với Trái đất: 1.
– Khối lượng riêng: 5,5.103 kg/m3.
– Khoảng cách trung bình tới Mặt trời: 149,6.106 km
– Chu kì quay quanh Mặt trời: 365,25 ngày.
4. Hỏa tinh – Đường kính: 6790 km.
– Khối lượng tỉ đối so với Trái đất: 0,11.
– Khối lượng riêng: 3,9.103 kg/m3.
– Khoảng cách trung bình tới Mặt trời: 227,94.106 km.
– Chu kì quay quanh Mặt trời: 1,88 năm.
5. Mộc tinh
– Đường kính: 142980 km.
– Khối lượng tỉ đối so với Trái đất: 318.

– Khối lượng riêng: 1,3.103 kg/m3.
– Khoảng cách trung bình tới Mặt trời: 788,34.106 km.
– Chu kì quay quanh Mặt trời: 11,86 năm.
6. Thổ tinh
– Đường kính: 120540 km.
– Khối lượng tỉ đối so với Trái đất: 94.
– Khối lượng riêng: 0,7.103 kg/m3.
– Khoảng cách trung bình tới Mặt trời: 1427.106 km.
– Chu kì quay quanh Mặt trời: 29,46 năm.
7. Thiên vương tinh
– Đường kính: 51120 km.
– Khối lượng tỉ đối so với Trái đất: 15.
– Khối lượng riêng: 1,2.103 kg/m3.
– Khoảng cách trung bình tới Mặt trời: 2869,6.106 km.
– Chu kì quay quanh Mặt trời: 84 năm.
8. Hải vương tinh
– Đường kính: 50540 km.
– Khối lượng tỉ đối so với Trái đất: 17.
– Khối lượng riêng: 1,7.103 kg/m3.
– Khoảng cách trung bình tới Mặt trời: 4496.106 km.
– Chu kì quay quanh Mặt trời: 164,8 năm.
Mặt trời có khối lượng 1,9891.1030 kg, bán kính 696000 km.
Trái đất có khối lượng 5,9742.1024 kg, bán kính xích đạo 6378,14 km.
Mặt trăng là một vệ tinh tự nhiên của Trái đất, có khối lượng 7,35.1022 kg,
bán kính 1738 km, khoảng cách từ Mặt trăng đến Trái đất là 384403 km.
Pluton không còn là hành tinh thứ 9 của Hệ Mặt trời nữaSau 76 năm kể từ
khi được phát hiện, Pluton (sao Diêm Vương) vừa bị "tước mất" danh hiệu
hành tinh. Cuộc họp Đại hội Hiệp hội Thiên văn Quốc tế họp tại Cộng hoà
Séc quy tụ hơn 2.500 nhà thiên văn học đã bỏ phiếu hôm thứ 5 (24/08/2006)
về định nghĩa "Hành tinh". Theo đó, Pluton (Diêm vương tinh: Đường kính:

2320 km; Khối lượng tỉ đối so với Trái đất: 0,002; Khoảng cách trung bình
tới Mặt trời: từ 4431.106 km đến 7369.106 km; Chu kì quay quanh Mặt trời:
248,5 năm) khụng cũn là hành tinh trong Hệ Mặt trời nữa. Điều đó có nghĩa
là Hệ Mặt trời của chúng ta chỉ cũn 8 hành tinh. Định nghĩa về hành tinh
nêu rõ: "Hành tinh là một thiên thể bay trong quỹ đạo quanh Mặt trời, với
trọng lượng đủ lớn để tạo ra lực hấp dẫn và quỹ đạo của nó phải tách bạch
với các vật thể khác." Chiếu theo định nghĩa này, con người phải chào tạm
biệt sao Diêm Vương như một hành tinh vì quỹ đạo hình êlip dẹt của nó cắt
quĩ đạo của sao Hải Vương. Từ nay, thiên thể nhỏ bé và rất xa xôi này sẽ
được gọi là “tiểu hành tinh” (dwarf planet). Như thế, 8 hành tinh được
phát hiện trước năm 1900 của hệ Mặt trời là sao Thủy, sao Kim, Trái đất,
sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương. Định
nghĩa trên cũng đưa các thiên thể như Charon, Ceres và 2003 UB313 được
phát hiện gần đây lên vị trí là các tiểu hành tinh. Trước đây, thiên thể
Charon được xem là một mặt trăng của sao Diêm Vương, nhưng xét về kích
cỡ thì một số chuyên gia coi nó là hành tinh song sinh. Được xem là một
thiên thạch, Ceres là vật thể lớn nhất trong vành đai giữa sao Hỏa và sao
Thổ, và có hình cầu giống như một hành tinh. Hiệp hội Thiên văn Quốc tế
cũng nhất trí với việc tạo một nhóm hành tinh mới Pluton (trong đó có
Pluton, Charon và 2003 UB313). Như vậy, Pluton là cơ sở của nhóm hành
tinh mới này. Cuộc tranh cãi xung quanh danh hiệu sao Diêm Vương bắt
đầu từ phát hiện của nhà thiên văn Mỹ Clyde Tombaugh năm 1930. Lý do là
kích cỡ nhỏ và vị trí quá xa của nó so với tám hành tinh truyền thống của hệ
Mặt trời. Thậm chí, thiên thể màu vàng nhạt này (với đường kính 2.360km)
còn bé hơn cả một số vệ tinh của các hành tinh khác trong hệ Mặt trời, điển
hình là Mặt trăng của Trái đất (đường kính 3.476km). Quĩ đạo của nó cũng
nằm nghiêng hơn so với tất cả những hành tinh còn lại. Tranh cãi càng nổi
lên khi một thiên thể lớn hơn (đường kính 3.000km), có tên gọi 2003 UB313
(hay Xena), được một nhà thiên văn Mỹ tìm thấy trong vùng ngoài cùng của
hệ Mặt trời là vành đai Kuiper. Sao Diêm Vương được đặt theo tên thần

Pluton, vị thần cai quản địa ngục trong thần thoại La Mã, giữa một loạt đề
cử tên các vị thần khác. Một trong những lý do mà các nhà thiên văn chọn
tên Pluton vì nó bắt đầu bằng “Pl”, hai ký tự viết tắt tên nhà thiên văn học
Percival Lowell (năm 1905 ông đưa ra khả năng hiện diện của một hành
tinh nằm ngoài sao Hải Vương). Sao Diêm Vương có hai mặt trăng nhỏ tên
Nix và Hydra - bán kính khoảng 30-160 km - được phát hiện năm 2005. Đầu
năm nay, Mỹ phóng tàu không người lái New Horizons, mong đợi đây sẽ là
tàu vũ trụ đầu tiên bay ngang qua tiểu hành tinh Diêm Vương và vành đai
Kuiper tháng 7/2015
GIÊM OÁT
Vào một ngày tháng giêng năm
1736, chú bé Giêmx Oát ra đời tại
một xóm chài nghèo trên bờ sông
Cơlaiđơ thị trấn Grinốc nước
Anh. Tuy tạng người ốm yếu, nhưng chú bé rất chăm học và thông minh.
Ông bố Oát, vốn là thầy dạy toán, đã cố công rèn cho con nắm vững toán
học ngay từ thuở nhỏ. Ông có các dụng cụ đóng tàu, tự sáng chế ra cần cẩu,
thu thập các dụng cụ và mở một xưởng mộc.Chính trong cái xưởng mộc này,
ngoài những lúc đi câu mà cậu rất say mê, Oát có thể ngồi hàng mấy giờ
liền đục đẽo, cưa bào, lấy dấu và ghép mộng. Cậu tự làm những đồ chơi do
chính cậu nghĩ ra. Sự tập dượt đó đã giúp cho óc sáng tạo của Oát ngày
càng phát triển.Năm 13 tuổi trở đi là giai đoạn phát triển đặc biệt của Oát.
Kể cũng lạ kì, trong cuộc đời của một con người, hình như có một thời kì mà
tài năng tự nhiên bừng lóe. Lúc này nó cần được vun trồng và chăm sóc đặc
biệt, bỏ qua thời kì này, mầm mống của tài năng có thể lặn chìm đi không
bao giờ trở lại.Chính vào cái lúc hiếm hoi đó của thời niên thiếu, Oát may
mắn được đến sống ở nhà người bác, một giáo sư cổ văn tại trường Đại học
tổng hợp Glaxgâu. Tại đây, trong phòng thí nghiệm nhà trường, khác nào
như cá gặp nước, Oát tự làm thí nghiệm về lí hoá. Cậu ưa cô độc, thích tư
lự và mò mẫm một mình. Chỗ nào khả nghi cậu kiểm tra lại ý nghĩ của mình

bằng thực nghiệm. Theo lời kể của một người bạn, đồng thời là người viết
tiểu sử về Oát, giáo sư Rôbinxơn, thì nhà phát minh tương lai này “ … có
khả năng biến mọi vật thành đối tượng của một sự nghiên cứu nghiêm túc
“ Bác gái cậu đã nói về khả năng làm việc phi thường của cậu như sau :
“Chỉ trong vài giờ cậu kịp làm những công việc mà người thường phải làm
trong suốt mấy ngày”.Cứ như vậy cậu lớn lên ở miền Xcốtlen hẻo lánh và
trở thành một cậu bé tò mò, ham hiểu biết, thích suy nghĩ và luôn khát khao
sáng chế một cái gì đó hữu ích cho con người.Nhưng tiếc thay, ở Glaxgâu
mọi cái đều thiếu thốn và hiếm tìm được người giúp cậu nắm vững tay
nghề.Cậu quyết định phải tới Luân Đôn học việc, mặc dù đã hình dung
trước phải vượt không biết bao nhiêu trở ngại, khó khăn.Mười hai ngày liên
tục ngồi trên xe ngựa, cậu đến Luân Đôn vào một chiều đông giá lạnh. Cậu
tìm ngay đến học việc tại một xưởng sản xuất các dụng cụ đi biển. Cậu làm
việc rất nhiều, xem xét, học hỏi bắt chước các bác thợ già. Theo lời kể của
người viết tiểu sử về Oát: “Có lẽ trong thời gian học việc cậu chưa đi dạo
đến hai lần trên các đường phố Luân Đôn”Năm ấy Oát vừa 19 tuổi.Sau một
năm, với vốn kiến thức và tay nghề đã rèn rũa được, Oát trở về Glaxgâu, mở
một xưởng cơ khí và sau đó làm phụ tá chế tạo dụng cụ ở trường đại học.
Lúc này Oát nổi tiếng là nhà chế tạo dụng cụ lành nghề. Anh ham học vô
cùng, vẫn thường xuyên tự học. Ngoài ra, anh còn tranh thủ đến nghe giảng
ở trường đại học về lí thuyết nhiệt học và nhiều môn học khác. Chẳng bao
lâu Oát đã nắm vững ba ngoại ngữ và làm mọi người phải kinh ngạc về
những hiểu biết sâu sắc của anh trong các lãnh vực triết học, thơ ca, nhạc
họa và điêu khắc.Phòng anh trở thành nơi tụ họp thường xuyên của các nhà
khoa học. Họ tranh luận, bàn bạc, thuyết trình, giới thiệu. Chính trong thời
đó Oát tích lũy một khối lượng kiến thức khổng lồ cần thiết cho mục đích
cuộc đời mình.Anh thường nói với bạn bè : “ Chúng ta không thể lệ thuộc
vào thiên nhiên mà phải chiến thắng thiên nhiên !”* Năm 1764 là một năm
có ý nghĩa hết sức đặc biệt trong cuộc đời của Oát.Trường Đại học Glaxgâu
giao cho Oát sửa chữa một mẫu máy hơi nước do Niucômen thiết kế. Khi

bắt tay vào việc, Oát gặp một loạt khó khăn. Như thường lệ ông suy nghĩ về
những vấn đề mấu chốt của mô hình này và chẳng mấy chốc ông nhận ra
rằng, cốt lõi của tất thảy không phải là cái mô hình ương bướng kia mà là
bản thân những nguyên lí làm cơ sở cho việc chế tạo cái máy đó Ừ, giá
như bây giờ đúc kết được tất cả những kinh nghiệm thành công hay thất bại
của những người đi trước, rút ra những nguyên lí cơ sở của máy thì chắc
vấn đề sẽ trở nên sáng rõ. Ông nhớ lại những mẫu máy của Papanh, Xavơri,
Ghêric, Pônzunôp, thậm chí của cả Hêrôn sống cách ta khoảng 2000 năm
về trước. Ông đã tiến hành rất nhiều thí nghiệm và đối chiếu với lí thuyết về
nhiệt hồi đó, nhưng suốt một năm ròng, tốn bao nhiêu mồ hôi và sức lực,
máy hơi nước Niucômen vẫn không cải tiến được tí nào.Thế rồi, bỗng một
hôm Nhớ lại ngày hôm ấy, Oát viết “ “Vào một ngày thứ bảy (năm 1765)
diệu kì, tôi đang dạo bước …Mọi ý nghĩ của tôi tập trung vào giải quyết vấn
đề làm tôi bứt rứt. Trong óc tôi bỗng loé lên ý nghĩ : vì hơi nước là vật đàn
hồi cho nên nó sẽ choán đầy cả khoảng chân không. Nếu dùng một ống nối
xilanh với thiết bị xả đặt ở bên ngoài thì hơi nước sẽ luồn vào đó. Chính tại
chỗ này ta có thể làm ngưng hơi nước mà không cần làm lạnh xilanh. Lúc
đến Gônphơhaozơ, trong óc tôi đã có biểu tượng đầy đủ về những cái cần
làm “.Đấy, ý nghĩ cải tiến máy hơi nước Niucômen đã ra đời như thế đấy.
Trong máy Niucômen, người ta tưới nước lạnh vào xilanh để làm ngưng hơi.
Bây giờ phải tách bình ngưng hơi ra khỏi xilanh và để cho áp lực của hơi
nước làm chạy máy chứ không dùng áp lực của không khí.Việc phát minh ra
bình ngưng hơi tách riêng tuy đơn giản nhưng nó là phát minh vĩ đại nhất
trong toàn bộ lịch sử của máy hơi nước. Nó đã làm cho Oát giờ đây trở
thành niềm tự hào của dân tộc ông và đồng bào ông.Ngay sau khi đi chơi
về, Oát bắt tay ngay vào thí nghiệm và làm một số mô hình chứng minh
những ý nghĩ vừa xuất hiện là đứng đắn. Ngày nay, khách tham quan có thể
nhìn tận mắt những mô hình này tại Viện bảo tàng khoa học Luân Đôn.Ngày
9 tháng Giêng năm 1769, ông đăng kí và nhận bằng phát minh : “Các
phương pháp giảm tiêu phí hơi nước và do đó giảm nhiên liệu trong các

máy đốt bằng lửa “.Lúc này, tên tuổi Oát được nhiều người biết đến. Oát
quyết định bắt tay vào việc chế tạo máy hơi nước và ước mơ sẽ có ngày điều
khiển một xưởng lớn sản xuất toàn bộ các thiết bị về máy hơi nước.Được
thành công cổ vũ, Oát làm việc quên ăn, quên ngủ. Ông đã sáng tạo ra trên
hai mươi bộ phận trong máy hơi nước. Trước đây người ta hoàn toàn không
đo được mực nước nồi hơi, có nhiều lúc nước cạn cháy cả nồi. Oát nghĩ ra
một “ống mực nước” dựa trên nguyên tắc bình thông nhau, cho phép
thường xuyên theo dõi được mực nước. Trước đây người ta không điều
khiển được áp suất trong nồi hơi mà chỉ biết dùng nắp hơi bảo hiểm, mỗi
khi áp suất trong nồi tăng tới mức nguy hiểm, nắp bảo hiểm sẽ cho hơi thoát
ra ngoài, tránh được nguy cơ nổ nồi. Oát đã chế ra một “đồng hồ đo áp
suất hơi” trong nồi. Cũng chính Oát đã nghĩ raviệc sử dụng “bánh xe đà”
để điều hòa tốc độ của máy hơi. Một sáng kiến quan trọng nữa là “máy tiết
chế Oát” gồm một khung quay hình thoi, hai đỉnh có hai quả cầu, nhằm giữ
cho số vòng quay của chiếc máy không thay đổiNhờ những sáng kiến tài
tình của Oat, chiếc máy đầu tiên của ông hơn hẳn máy Niucômen về mặt tiết
kiệm nhiên liệu, nên nó nhanh chóng được sử dụng ở các mỏ và dần dần
thay thế hẳn máy Niucômen ở khắp mọi nơiTuy nhiên, cũng như những máy
hơi nước trước đó, máy theo kiểu cấu tạo đầu tiên của Oát cũng chỉ dùng
được để bơm nước, hay kéo bể ở lò luyện kim là cùng, nghĩ là chỉ dùng được
trong trường hợp các bộ phận thừa hành của máy có chuyển động đi về. Vì
thế nó không thể thể là loại động cơ nhiệt vạn năng. Đã đến lúc phải có
chiếc máy tạo chuyển động tròn mới có tác dụng ở mọi ngành sản
xuấtNhiệm vụ ấy đè nặng lên vai Oát và ông đã giải quyết thành công mĩ
mãn, xứng đáng được mệnh danh là “Cha đẻ của máy hơi nước”Với lòng
mong mỏi hoàn thiện máy hơi nước, Oát quyết định đi Luân Đôn…Một buổi
chiều, đang ngồi trầm ngâm trước bàn giải khát trong khách sạn, Oát bỗng
thấy một người trẻ tuổi, ăn mặc lịch sự tiến lại gần Xin chào ông, rất hân
hạnh được làm quen với ông. Xin tự giới thiệu, tôi là Buntơn, một nhà
doanh nghiệp ở Bơcminhgam Còn tôi là Oát…- Vâng, tôi biết, ông là nhà

phát minh tiếng tăm. Tôi muốn được hợp tác với ông vì tấm lòng ngưỡng
mộ…Về phần Oát, điều kiện quan trọng nhất với ông chỉ là có điều kiện tiếp
tục những thí nghiệm hoàn thiện máy hơi nước, còn những vấn đề khác ông
không quan tâm nhiều lắmThế là bắt đầu từ hôm đó Oát trở thành người
phụ trách kĩ thuật trong những xưởng máy của Buntơn. Được rộng đường
hoạt động, Oát tiếp tục những thí nghiệm dang dở. Sau nhiều lần thất bại và
những đêm thao thức, Oát đã thành công. Ông bố trí thêm một hệ thống
những bộ phận ăn khớp với nhau để biến chuyển động thẳng thành chuyển
động quay: cần của pittông, được nối với một thanh thép gọi là biên. Biên
lại nối với tay quay. Đầu tay quay gắn liền với trục quay của vô lăng. Ngoài
ra, ở chỗ pittông nối với biên, ông đặt thêm một bộ phận lui tới dọc theo một
khe trượt song song với cần pittông. Nhờ bộ phận này nên biên có thể
chuyển động chếch mà không làm thanh trượt dao động sang hai bên. Như
vậy, chuyển động thẳng của pittông được chuyển qua biên và biến đổi thành
chuyển động quay của vô lăng.Thế là chiếc máy hơi nước hoàn thiện đầu
tiên, kết hợp tất cả kinh nghiệm của những người đi trước và những sáng
kiến thiên tài của Oát đã ra đời. Trong kiểu máy này có đủ những yếu tố cơ
bản của một máy hơi nước như chúng ta thấy ngày nay. So với kiểu máy của
Niucômen, nó khác xa một trời một vựcKết quả thử đã vượt xa cả sự mong
đợi. Máy chỉ cần 3 kg than để sản xuất ra một “mã lực”, trong điều khi kiểu
máy của Niucômen phải xài gần … hai tạ. Máy cũng gọn nhẹ, có thể sử
dụng ở bất cứ đâu.Oát đăng ký và nhận bằng phát minh về chiếc máy này
năm 1784Phấn khởi trước thành công rực rỡ, Oát tiếp tục nghĩ ra thêm
hàng loạt kiểu máy khác nữa, nào là máy cưa đỉa, nào là búa máy, rồi máy
cán, máy mài,…Công ti “Oát và Buntơn” chuyển hẳn sang sản xuất máy hơi
nước vạn năng, và chỉ trong ít năm, những kiểu máy “hiện đại” mang nhãn
hiệu “Oát và Biutơn” đã tràn ngập khắp thị trường Châu AuVới khối óc
thông minh và đôi bàn tay khéo léo của Oát, lịch sử kĩ thuật đã thật sự bước
vào một thời đại mới: thời đại máy hơi nướcĐánh giá những đóng góp xuất
sắc của Oát đối với các động cơ nhiệt hiện đại, chúng ta có thể nói rằng,

Oát không hoàn thiện. Mà thực tế đã phát minh ra máy hơi nướcÔng được
bầu làm hội viên Hội khoa học hoàng gia và Viện sĩ nhiều Viện hàn lâm
khoa học nước ngoàiNhững năm cuối đời, ông đi du lịch khắp nơi, thường
xuyên về thăm xóm chài nghèo, dòng sông Cơlaiđơ và thị trấn Grinốc,
thường xuyên trao đổi thư từ với nhiều người và tận tình giúp đỡ các nhà
sáng chế phát minh trẻ tuổiThật kì lạ, càng về già ông càng sáng suốt và
khỏe mạnh. Bộ óc ông lúc nào cũng tỉnh táo, minh mẫnVà, chỉ một lần, ông
cảm thấy hơi khó ở. Ông hiểu rằng cái chết đã đến, và ông đón nhận nó một
cách thanh thản, bởi lẽ ông hiểu rằng ông đã cống hiến hết sức mình cho
nhân loại.
AMPE-NHỮNG CỐNG HIẾN KHOA HỌC
ANDRE MARIE AMPERE Những cống hiến khoa học
Ông sinh ra ở Lyon, gần với Poleymieux - quê
của cha ông. Ông có tính tò mò và lòng say mê
theo đuổi kiến thức từ khi còn rất nhỏ, người ta
nói rằng ông đã đưa ra lời giải cho các tổng số
học lớn bằng cách sử dụng các viên sỏi và mẩu bánh bích quy trước khi biết
con số. Cha ông dạy ông tiếng Latinh, nhưng sau đó đã bỏ khi nhận thấy
khả năng và khuynh hướng nghiên cứu toán học của con trai. Tuy vậy chàng
thanh niên trẻ tuổi Ampère sau này đã học lại tiếng Latinh để giúp ông hiểu
được các tác phẩm của Euler và Bernoulli. Cuối đời ông đã nói rằng ông
biết nhiều nhất về toán học khi ông 18 tuổi, tuy vậy ông cũng đọc rất nhiều
sách vở của các lĩnh vực khác như lịch sử, các ghi chép trong các chuyến du
hành, thơ ca, triết học vàkhoa học tự nhiên.
André-Marie Ampère (20 tháng 1, 1775 – 10 tháng 6, 1836) là nhà vật
lý người Pháp và là một trong những nhà phát minh ra điện từ trường. Đơn
vị đo cường độ dòng điện được mang tên ông là ampere.
Cuộc đời
Khi Lyon bị rơi vào tay quân đội cách mạng năm 1793, cha của Ampère,
người giữ chức vụ juge de paix, đã chống lại một cách kiên quyết cuộc cách

mạng này, do đó đã bị bỏ tù và sau đó đã chết trên đoạn đầu đài. Sự kiện
này gây ấn tượng sâu sắc đối với tâm hồn nhạy cảm của Andre-Marie, trong
vài năm sau đó ông đã chìm trong sự lãnh cảm. Sau đó sở thích của ông đã
được đánh thức bởi một số bức thư về thực vật học khi chúng đến tay ông,
và từ thực vật học ông đã chuyển sang nghiên cứu thơ ca cổ điển, và tự
mình viết những bài thơ.
Năm 1796 ông gặp Julie Carron, và họ đã gắn bó với nhau, quá trình gặp
gỡ của hai người đã được ông ghi chép lại rất chất phác trong tạp chí
(Amorum). Năm 1799 họ cưới nhau. Vào khoảng năm 1796 Ampère giảng
dạy toán học, hóa học và ngoại ngữ tại Lyon; năm 1801 ông chuyển tới
Bourg, làm giáo sư môn vật lý và hóa học, để lại người vợ ốm đau và con
nhỏ (là Jean Jacques Ampère) ở Lyon. Vợ ông mất năm 1804, ông đã không
bao giờ lấy lại được thăng bằng vì mất mát này. Cùng năm này ông được bổ
nhiệm làm giáo sư môn toán của trường trung học (lycée) ở Lyon.
Bài báo nhỏ của ông Considérations sur la théorie mathématique du jeu,
trong đó miêu tả những khả năng thắng bạc thay vì chơi may rủi, được xuất
bản năm 1802 và đã giành được sự chú ý củaJean Baptiste Joseph
Delambre, là người đã giới thiệu ông làm giáo sư ở Lyon, và sau đó một
thời gian (năm 1804) là vị trí trợ giảng ở trường Bách khoa Paris, ở đó ông
được bầu là giáo sư toán năm 1809. Tại đây ông tiếp tục theo đuổi các
nghiên cứu khoa học và các nghiên cứu đa ngành với một sự chuyên cần
không suy giảm. Ông được kết nạp làm thành viên của Viện Hàn lâm Pháp
năm 1814.
Ông đã thiết lập mối quan hệ giữa điện trường và từ trường, và trong phát
triển khoa học về điện từ trường, hay như ông gọi đó là điện động lực học,
là lĩnh vực tên tuổi của Ampère đã được công nhận. Vào ngày 11 tháng
9 năm 1820 ông được biết về phát minh của Hans Christian Ørstedrằng kim
nam châm chịu tác động của dòng điện. Vào ngày 18 tháng 9 cùng năm ông
gửi một báo cáo tới Viện hàn lâm, báo cáo này chứa đựng những bình luận
hoàn thiện hơn về hiện tượng này.

Toàn bộ lĩnh vực này đã được mở ra khi ông khảo sát và phát biểu công
thức toán học không những để giải thích hiện tượng điện từ trường mà còn
dự đoán nhiều sự kiện và hiện tượng mới.
Các bài báo gốc của ông về đề tài này có thể tìm thấy trong Ann. Chim.
Phys. trong khoảng từ năm 1820 đến năm 1828. Sau đó ông đã viết
bài Essai sur la philosophie des sciences rất có giá trị. Ngoài ra, ông đã viết
một loạt các luận văn và bài báo, trong đó có hai bài về tích phân của các
phương trình vi phân (Jour. École Polytechn. x., xi.).
Ông mất ở Marseille và được hỏa táng ở Cimetière de Montmartre, Paris.
Sự hào hiệp và tính cách đơn giản của ông được thể hiện trong cuốn sách
của ông Journal et correspondance (Paris, 1872). Bốn mươi lăm năm sau,
các nhà toán học đã công nhận ông.
Đóng góp
Cống hiến của Ampère trong khoa học rất lớn.
Là một nhà toán học hàng đầu, ông đã chỉ ra cách sử dụng ngành khoa học
này như thế nào. Ông coi toán học là một ngành của triết học, là cơ sở để
đưa các phát minh trong vật lý trở thành các công thức định lượng. Vai trò
của toán học là nâng cao tính chính xác, cũng như một phương tiện thực
nghiệm của vật lý hiện đại.
Là một nhà tiên đoán vĩ đại, ông đã đưa các tư tưởng khoa học, từ đó đã mở
ra các hướng nghiên cứu và ứng dụng khoa học rộng lớn. Tên tuổi của ông
được xếp ngang hàng với các nhà bác học vĩ đại khác của nước Pháp.
Ampere có nhiều đóng góp trong lĩnh vực toán học, vật lý, hóa học, triết
học. Trong toán học ông nghiên cứu lý thuyết xác suất, giải tích và ứng
dụng toán học vào vật lý.
Công trình của Ampère trong vật lý đạt được hàng loạt các thành tựu vĩ đại.
Dựa vào phát hiện của Ørsted năm 1820 về tác dụng của dòng địện lên kim
nam châm, ông đã nghiên cứu bằng thực nghiệm, tìm ra lực điện từ và phát
biểu thành định luật mang tên ông (Xem định luật Ampere). Lực điện từ là
một trong các lực cơ bản của tự nhiên, cơ sở của điện động lực học. Định

luật Ampère cho phép xác định chiều và trị số của lực điện từ, là cơ sở chế
tạo động cơ điện. Công thức Ampère và định luật Faraday là hai cơ sở
chính để James Clerk Maxwell xây dựng nên lý thuyết trường điện từ.
Ampère đã phát biểu qui tắc xác định từ trường của dòng điện (qui tắc vặn
nút chai), tiên đoán dòng điện phân tử để giải thích bản chất từ của vật liệu
sắt từ. Sau Ampère, vật liệu sắt từ trở nên rất phổ biến.
Trong hoá học, ông đã tìm ra định luật sau này gọi là định luật Avogadro-
Ampère. Ông còn là một nhà thực nghiệm tài ba. Ông đã thiết kế và tự làm
nhiều thiết bị phục vụ cho các thí nghiệm của mình. Những thiết bị này đã

×