Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

nghiên cứu đổi mới cơ chế, chính sách tài chính của nhà nước đối với hoạt động khoa học và công nghệ và hoạt động đổi mới (công nghệ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 198 trang )


1
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ





BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI


Đề tài:

NGHIÊN CỨU ĐỔI MỚI
CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀ
HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI (CÔNG NGHỆ)



Những người tham gia thực hiện:
TS. Đặng Duy Thịnh (Chủ nhiệm đề tài)
PGS.TS. Bùi Thiên Sơn
ThS. Nguyễn Trọng Thụ
KS. Nghiêm Thị Minh Hoà
ThS. Dương Thị Ninh
ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền
CN. Nguyễn Hồng Anh
CN. Đoàn Thị Hoài Anh
CN. Hoàng Mạnh Cường


CN. Đặng Thu Trang


7519
20/10/2009

Hà Nội, tháng 4 năm 2009

2
MỤC LỤC


MỞ ĐẦU 5
Chương Một LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH
TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC, DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KH&CN
VÀ ĐỔI MỚI (CÔNG NGHỆ) 9
I.1. HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 9
I.2. HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI (CÔNG NGHỆ) 11
I.3. QUAN HỆ GIỮA NC&PT VÀ ĐỔI MỚI (CÔNG NGHỆ) 21
I.4. LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ PHẠM VI, TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ
NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG ĐỐ
I VỚI HOẠT ĐỘNG KH&CN, ĐỔI MỚI (CÔNG
NGHỆ) 23
I.5. VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC, DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG KH&CN, ĐỔI MỚI (CÔNG NGHỆ) 28
I.6. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ SỬ DỤNG TÀI CHÍNH CỦA
NHÀ NƯỚC, DOANH NGHIỆP CHO HOẠT ĐỘNG KH&CN, ĐỔI MỚI
(CÔNG NGHỆ) 32
I.7. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC DÀNH CHO HOẠT ĐỘNG KH&CN, ĐỔI MỚI (CÔNG NGHỆ) 38

I.8. LÝ LUẬ
N VÀ THỰC TIỄN VỀ THUẾ, TÍN DỤNG VÀ CHÍNH SÁCH TÀI
CHÍNH KHÁC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KH&CN, ĐỔI MỚI (CÔNG NGHỆ) 40
Chương Hai KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH TÀI
CHÍNH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KH&CN VÀ ĐỔI MỚI (CÔNG
NGHỆ) 46
II.1. KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI VỀ TÀI CHÍNH CHO NC&PT, CHƯƠNG
TRÌNH KH&CN, QUỸ PHÁT TRIỂN KH&CN 46
II.2. KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI VỀ TÀI CHÍNH CHO CHƯƠNG TRÌNH,
DỰ ÁN ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ, QUỸ ĐỔI MỚI (CÔNG NGHỆ) 51
II.3. KINH NGHIỆ
M NƯỚC NGOÀI VỀ TÀI CHÍNH CHO TỔ CHỨC
KH&CN, PHÒNG THÍ NGHIỆM TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA 58
II. 4. KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI VỀ THUẾ, TÍN DỤNG, CÁC CHÍNH
SÁCH TÀI CHÍNH KHÁC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KH&CN, ĐỔI MỚI (CÔNG
NGHỆ) 63

3
II.5. KINH NGHIỆM CỦA NƯỚC NGOÀI VỀ LẬP KẾ HOẠCH VÀ SỬ
DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC DÀNH CHO KH&CN, ĐỔI MỚI (CÔNG
NGHỆ) 70
Chương Ba ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH
TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KH&CN VÀ ĐỔI MỚI
(CÔNG NGHỆ) 82
III.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH TÀI
CHÍNH CÁC CHƯƠNG TRÌNH KH&CN CẤP NHÀ NƯỚC 82
III.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CƠ
CHẾ, CHÍNH SÁCH TÀI
CHÍNH CHO CÁC QUỸ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 85
III.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH TÀI

CHÍNH CHO CÁC TỔ CHỨC KH&CN 95
III.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH TÀI
CHÍNH CHO CÁC PHÒNG THÍ NGHIỆM TRỌNG ĐIỂM 106
III.5. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH TÀI
CHÍNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN, ỨNG DỤNG, ĐỔI MỚI
(CÔNG NGHỆ) 108
III.6. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ
XUẤT CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH TÀI
CHÍNH VỀ THUẾ VÀ TÍN DỤNG CHO HOẠT ĐỘNG KH&CN, ĐỔI MỚI
(CÔNG NGHỆ) 118
III.7. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC LOẠI CHI PHÍ, CÁC
ĐỊNH MỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KH&CN, ĐỔI MỚI (CÔNG NGHỆ) 129
III.8. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ LẬP KẾ HOẠCH,
PHÂN BỔ, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC DÀNH CHO
KH&CN, ĐỔI MỚI (CÔNG NGHỆ) 137
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 145
TÀI LIỆU THAM KHẢO VĂN BẢN PHÁP LUẬT 156
TÀI LIỆU THAM KHẢO SÁCH BÁO, HỘI THẢO 158
PHỤ LỤC 161
I. Các Hình 161
II. Các Bảng 168
III. Nội dung và danh sách các đơn vị điều tra, khảo sát 208

4
Bảng chữ viết tắt

UNDP Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc
CGCN Chuyển giao công nghệ
CNC Công nghệ cao
CNTT Công nghệ thông tin

CNH Công nghiệp hóa
DVKH&CN Dịch vụ khoa học và công nghệ
DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
GTGT Giá trị gia tăng
HĐH Hiện đại hóa
HTQT Hợp tác quốc tế
KHKT Khoa học kỹ thuật
KHKTvà CN Khoa học kỹ thuật và công nghệ
KHNN Khoa học nông nghiệp
KHTN Khoa học tự nhiên
KH&CN Khoa học và công nghệ
KHXH&NV Khoa học xã hội và nhân văn
KHYD Khoa học y d
ược
KT-XH Kinh tế-xã hội
NSĐP Ngân sách địa phương
NSNN Ngân sách Nhà nước
NCCB Nghiên cứu cơ bản
NCKH Nghiên cứu khoa học
NCUD Nghiên cứu ứng dụng
NC&PT Nghiên cứu và phát triển
PTNTĐ Phòng thí nghiệm trọng điểm
SX-KD Sản xuất - kinh doanh
SHTT Sở hữu trí tuệ
SNKH Sự nghiệp khoa học
TNDN Thu nhập doanh nghiêp
OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
UNESCO Tổ chức khoa học và giáo giục Liên hiệp quốc
UNIDO Tổ ch
ức phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc

TKTN Triển khai thực nghiệm
ODA Vốn hỗ trợ phát triển chính thức
XDCB Xây dựng cơ bản


5

MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã và đang cố gắng tạo môi
trường thuận lợi thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ nhằm nâng cao
hiệu quả và sự đóng góp tích cực của hoạt động khoa học và công nghệ cho sự
nghiệp đổi mới đất nước, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trong những năm gần đây, đặc biệt là trong những nă
m thực hiện công cuộc
đổi mới, một loạt chính sách và biện pháp quản lý vĩ mô của Nhà nước có liên
quan đến đầu tư phát triển khoa học và công nghệ đã được Chính phủ, Quốc
hội ban hành như Nghị định số 35-HĐBT về đổi mới công tác quản lý khoa
học và công nghệ; Quyết định số 324-CT về việc tổ chức lại mạng lưới các cơ
quan nghiên cứu và phát triển; Quyết
định số 782/QĐ-TTg về việc sắp xếp lại
các cơ quan nghiên cứu và phát triển; Quyết định số 68/QĐ-CP về việc cho
phép thí điểm thành lập doanh nghiệp nhà nước trong các cơ sở nghiên cứu và
đào tạo; Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18-9-1999 về một số chính sách,
cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động
KH&CN; Luật KH&CN năm 2000 và các văn bản hướng dẫn Luậ
t (NĐ
81/2002/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật KH&CN, NĐ
122/2003/NĐ-CP về thành lập Quỹ phát triển KH&CN quốc gia…), Nghị
định số 115/ 2005/NĐ-CP về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ
chức KH&CN công lập, Nghị định số 80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp

KH&CN, Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN hướng dẫn chế
độ khoán kinh phí của đề tài, d
ự án KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước,
Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN hướng dẫn định mức xây
dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công
nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước; Luật Sở hữu trí tuệ (2005), Luật chuyển
giao công nghệ (2006), Luật công nghệ cao (2008).
Nhìn chung các cố gắng đó chủ yếu vẫn nằm trong khuôn khổ sử dụng
ngân sách Nhà nước và thông qua hệ thống quản lý hành chính phục vụ
phát
triển KH&CN. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nhiều nhận định cho rằng
cơ chế, chính sách tài chính của chúng ta chưa phù hợp với đặc thù của hoạt
động KH&CN và chưa chú trọng đúng mức, đúng chỗ đến hỗ trợ đổi mới
(công nghệ) của doanh nghiệp. Điều này thể hiện ở công tác lập kế hoạch sử
dụng ngân sách nhà nước hằng năm còn bất cập; tri
ển khai cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN gặp khó khăn về thời gian; khoán
chi cho các đề tài dự án KH&CN gặp nhiều vướng mắc, khó triển khai vào
thực tiễn.
Nguyên tắc đầu tư, hỗ trợ bằng ngân sách nhà nước trong hoạt động
KH&CN cũng như đổi mới chưa được làm rõ trong thực tiễn và do vậy nảy
sinh nhiều quan điểm khác nhau giữa các nhà quả
n lý khoa học, quản lý tài
chính, người làm công tác khoa học về sử dụng ngân sách Nhà nước (tài chính
công) với chức năng sự nghiệp hoặc làm kinh tế. Luật ngân sách nhà nước

6
(2002), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Luật ngân sách nhà nước và Thông tư số 59/2003/TT-BTC hướng dẫn Nghị
định 60/2003/NĐ-CP đã quy định và hướng dẫn chung cho việc thực hiện

Luật ngân sách nhà nước đối với các lĩnh vực và các Bộ, cơ quan ngang bộ,
UBND, đơn vị sử dụng ngân sách và đơn vị ngân sách hỗ trợ. Tuy nhiên đối
với đặc thù của hoạt động KH&CN cần ph
ải có các quy định hoặc hướng dẫn
cụ thể trong việc lập dự toán sử dụng ngân sách nhà nước cho phù hợp hơn
nữa.
Cơ chế tài chính quỹ cho hoạt động KH&CN, quỹ đổi mới công nghệ,
chương trình đổi mới công nghệ là cách thức cấp tài chính kiểu mới đều lấy
kinh phí từ ngân sách nhà nước, chưa có tiền lệ, do vậy cũng cần phải có cơ
chế, cách thức sử
dụng phù hợp.
Việc nhập làm chủ, thích nghi, cải tiến công nghệ là việc làm tất yếu của
các nước kém phát triển, song chúng ta chưa có cơ chế tài chính phù hợp, đặc
biệt là cơ chế phối kết hợp giữa tài chính của Nhà nước với tài chính của
doanh nghiệp trong việc giải quyết vấn đề nhập các công nghệ và làm chủ,
thích nghi, cải tiến đổi mới công nghệ nhập này để phổ biế
n rộng cho các các
doanh nghiệp cùng quan tâm.
Mục tiêu chính của đề tài này là trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm trong
và ngoài nước, cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đề xuất các giải
pháp, cơ chế, chính sách tài chính của Nhà nước đối với hoạt động KH&CN,
hoạt động đổi mới công nghệ giai đoạn tới. Đề tài có mục tiêu sau đây:
Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu đề xuất các cải tiến về
cơ chế, chính sách tài chính Nhà
nước đối với hoạt động KH&CN, đổi mới công nghệ.
Mục tiêu cụ thể
1- Đề xuất các cải tiến về cơ chế, chính sách tài chính Nhà nước trong
công tác lập kế hoạch, phân bổ, cấp phát, kiểm soát sử dụng Ngân sách Nhà
nước dành cho hoạt động KH&CN, các chương trình KH&CN, các tổ chức

KH&CN; các quỹ KH&CN, thù lao cho nhà khoa học, dự toán và phân bổ
ngân sách KH&CN;
2 - Đề xuất các cải tiến về cơ chế, chính sách tài chính Nhà n
ước hỗ trợ
các hoạt động đổi mới công nghệ: phát triển công nghệ, sản xuất thử nghiệm,
ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ; làm chủ, thích nghi cải
tiến, công nghệ nhập.

7
Vấn đề nghiên cứu
1- Cơ chế, chính sách trong công tác lập kế hoạch, phân bổ, cấp phát
ngân sách nhà nước dành cho hoạt động KH&CN của Nhà nước và hoạt động
đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.
2- Cơ chế sử dụng ngân sách nhà nước cho quỹ phát triển KH&CN,
quỹ đổi mới công nghệ;
3- Cơ chế sử dụng kết hợp ngân sách nhà nước và tài chính doanh
nghiệp cho hoạt động NC&PT, đổi mới công nghệ của doanh nghi
ệp; sản xuất
thử nghiệm.
4- Cơ chế sử dụng ngân sách nhà nước và tài chính doanh nghiệp trong
việc nhập, làm chủ và cải tiến công nghệ nhập.
Sản phẩm nghiên cứu
Báo cáo khoa học, tổng hợp về cơ chế, chính sách tài chính (cách thức
phân bổ, cấp phát/phân phối, các phân tích về định mức chi và cơ chế lập kế
hoạch sử dụng ngân sách dành cho KH&CN) và cơ chế, chính sách đối với
hoạt độ
ng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp thời gian qua, làm rõ những
bất cập và đề xuất một cơ chế tài chính mới cho việc sử dụng ngân sách Nhà
nước dành cho KH&CN của Nhà nước và đổi mới của doanh nghiệp trong
thời gian tới để nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN và theo các chuẩn mực

quốc tế.
Cách tiếp cận của đề tài
Đề tài dự kiến các cách tiếp cận có tính chất hệ thố
ng và lý luận về tài
chính công và tài chính doanh nghiệp trong vấn đề đầu tư, sử dụng tài chính
cho hoạt động KH&CN của Nhà nước và đổi mới của doanh nghiệp. Về cụ
thể cách tiếp cận sau đây được áp dụng trong quá trình thực hiện nghiên cứu
của đề tài:
1- Căn cứ vào tính chất hàng hoá công và hàng hoá tư của hoạt động
KH&CN và hoạt động đổi mới công nghệ để xem xét phạm vi trách nhiệm
của tài chính Nhà n
ước và của doanh nghiệp trong hoạt động KH&CN và hoạt
động đổi mới công nghệ.
2- Áp dụng nguyên lý lợi ích công và lợi ích tư trong hoạt động
KH&CN của Nhà nước và hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp để
xem xét vấn đề đầu tư kinh phí từ nhà nước và từ doanh nghiệp;
3- Áp dụng nguyên lý Chi phí/Kết quả trong hoạt động KH&CN làm
thước đo cho việc xem xét sự phân bổ, cung cấp tài chính cho hoạt động
KH&CN; lậ
p dự toán cũng như lập kế hoạch tài chính của các tổ chức
KH&CN và của quốc gia.

8
4- Áp dụng nguyên lý, chế độ kế toán tổng quát/ kế toán theo nguyên
tắc kế toán doanh nghiệp để xem xét, đánh giá việc xây dựng kế hoạch tài
chính và cơ chế hoạt động của các tổ chức KH&CN và của quốc gia.
Phương pháp luận nghiên cứu
1- Nghiên cứu các tài liệu khoa học trong và ngoàì nước về các vấn đề
tài chính liên quan đến tài chính cho hoạt động KH&CN, hoạt động đổi mới;
2- Nghiên cứu các trường hợp, khảo sát thực tế v

ề cơ chế tài chính cho
các hoạt động KH&CN, hoạt động đổi mới tại các cơ quan quản lý KH&CN,
cơ quan tài chính có liên quan, các viện trường, các doanh nghiệp: Đề tài đã
tiến hành khảo sát tại 25 tổ chức, gồm 04 vụ của các bộ; 06 sở KH&CN địa
phương; 13 viện, trường đại học và 02 doanh nghiêp tại 3 niềm Bắc, Trung,
Nam (xem Phụ lục III).
3- Phỏng vấn, hội thảo, điều tra ý kiến chuyên gia (quản lý KH&CN,
qu
ản lý tài chính, quản lý doanh nghiệp) về cơ chế sử dụng tài chính cho hoạt
động KH&CN, hoạt động đổi mới: Đề tài đã phỏng vấn, hội thảo với các
chuyên gia tại 25 tổ chức được điều tra, khảo sát (xem Danh sách chuyên gia
tại Phụ lục III).
Thuật ngữ Đổi mới (công nghệ)
Trong nghiên cứu, đề tài sử dụng thuật ngữ đổi mới (công nghệ) với
nghĩa tương
đồng với thuật ngữ innovation trong tiếng Anh (nhiều người dịch
là đổi mới) dùng trong lĩnh vực kinh tế nhằm giới hạn nội hàm đổi mới (công
nghệ) là những đổi mới của doanh nghiệp trong sản xuất sản phẩm mới, quy
trình công nghệ mới, marketing và tổ chức đưa sản phẩm mới vào thâm nhập
thị trường. Đổi mới (công nghệ) không bao hàm các nội dung đổi mới khác
(vd về chính tr
ị, ).
Nội dung của báo cáo tổng hợp
Chương I: LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CƠ CHẾ, CHÍNH
SÁCH TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC, DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG KH&CN VÀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
Chương II: KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH
TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KH&CN VÀ ĐỔI MỚI
CÔNG NGHỆ
Chương III: THỰC TRẠNG VÀ CÁC ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH

TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠ
T ĐỘNG KH&CN VÀ ĐỔI MỚI
CÔNG NGHỆ

9
Chương Một
LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH
TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC, DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
KH&CN, ĐỔI MỚI (CÔNG NGHỆ)
I.1. HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1.1.1. Khoa học
Theo UNESCO và OECD, khoa học là một tập hợp những hiểu biết về
tự nhiên, xã hội và tư duy về các quy luật khách quan, về sự tồn tại và phát
triển của chúng trên cơ sở thực tiễn. Các lĩnh vực KH&CN bao gồm: Khoa
học tự nhiên; Khoa học xã hội, Nhân văn; Khoa học kỹ thuật và công nghệ;
Khoa học Nông nghiệp; Khoa học Y dược.
Theo Luật khoa học và công nghệ của Việt nam (2000), khoa học là hệ
thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư
duy.
1.1.2. Công nghệ
Theo ESCAP: "Công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ
thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin".
Theo Luật khoa học và công nghệ của Việt Nam (2000), công nghệ là
tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện
dùng để biến đổi các nguồn lực thành sả
n phẩm.
Theo Luật chuyển giao công nghệ của Việt Nam (2006), công nghệ là
giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ,
phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
Các thành phần công nghệ gồm các yếu tố: Kỹ thuật (Technoware),

Con người (Humanware), Thông tin (Inforware) và Tổ chức (Organware).
Dòng lưu chuyển công nghệ diễn ra thông qua: Con người, Tài liệu,
Thiết bị và Sản phẩm. Việc mua bán, chuyển giao công nghệ đều di
ễn ra
thông qua các yếu tố này.
1.1.3. Hoạt động KH&CN
Theo UNESCO và OECD, hoạt động KH&CN là hoạt động có hệ
thống, có liên quan chặt chẽ đến việc tạo ra, nâng cao, truyền bá và ứng dụng
các kiến thức KH&CN vào đời sống, xã hội. Hoạt động KH&CN bao gồm
hoạt động giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
(NC&PT) và dịch vụ KH&CN. Theo nghĩa hẹp hoạt động KH&CN bao gồm
hoạt động NC&PT và dịch vụ
KH&CN.

10
a) Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
(NC&PT)
Theo UNESCO và OECD, hoạt động NC&PT là tập hợp các hoạt động
có hệ thống và sáng tạo nhằm phát triển kho tàng kiến thức bao gồm các kiến
thức có liên quan đến con người, tự nhiên và xã hội và nhằm sử dụng các kiến
thức mới để để tạo ra những áp dụng mới. Hoạt động NC&PT bao gồm hoạt
động nghiên cứu khoa học và hoạt động triể
n khai thực nghiệm.
Luật Khoa học và công nghệ (2000) đưa ra quy định, hoạt động khoa
học và công nghệ bao gồm nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát triển
công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, hoạt động phát huy sáng kiến, cải
tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và các hoạt động khác nhằm phát triển khoa
học và công nghệ.
• Hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH)
Theo UNESCO và OECD: NCKH có thể xác định là tập hợp toàn bộ


các hoạt động có hệ thống và sáng tạo nhằm phát triển kho tàng kiến thức
khoa học và nhằm áp dụng chúng vào thực tiễn. NCKH bao gồm hai hoạt
động kế tiếp nhau: Nghiên cứu cơ bản (NCCB) và Nghiên cứu ứng dụng
(NCUD). Trong đó, NCCB có thể xác định là bất kỳ công tác thực nghiệm
hoặc lý thuyết nào được tiến hành nhằm đạt được những kiến thức mới về các
hiện tượng, thực tế
quan sát được mà chưa có một nghiên cứu ứng dụng hoặc
vận dụng đặc biệt nào; Còn NCUD được xác định như là một nghiên cứu đầu
tiên được tiến hành nhằm đạt được những kiến thức mới nhưng chủ yếu có
một mục đích hoặc một mục tiêu thực tiễn đặc thù.
• Hoạt động triển khai thực nghiệm (TKTN)
Theo UNESCO và OECD, triển khai thực nghiệm có thể
xác định như
là một công việc có hệ thống nhằm vận dụng các kiến thức NCKH đạt được
và/hoặc kinh nghiệm thực tiễn có được để tạo ra sản phẩm mới, công nghệ
mới, phương pháp tiến hành mới, hệ thống dịch vụ mới và nhằm cơ bản hoàn
thiện những gì đã hoặc đang sử dụng hoặc sản xuất. Các hoạt động tri
ển khai
thực nghiệm gồm: chế thử đầu tiên; pilốt; sản xuất thử nghiệm,
• Hoạt động sản xuất thử nghiệm
Theo Luật khoa học và công nghệ của Việt Nam (2000), sản xuất thử
nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả triển khai thực nghiệm để sản xuất thử
ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩ
m mới trước khi đưa
vào sản xuất và đời sống.
• Hoạt động phát triển công nghệ
Theo Luật khoa học và công nghệ Việt Nam (2000), phát triển công
nghệ là hoạt động nhằm tạo ra và hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới.
Phát triển công nghệ bao gồm Triển khai thực nghiệm và Sản xuất thử

nghiệm.

11
b) Hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ
• Hoạt động ươm tạo công nghệ
Theo Luật chuyển giao công nghệ của Việt Nam (2006), ươm tạo công
nghệ là hoạt động hỗ trợ nhằm tạo ra và hoàn thiện công nghệ có triển vọng
ứng dụng công nghệ thực tiễn và thương mại hoá từ ý tưởng công nghệ hoặc
kết quả nghiên cứu khoa học và phát tri
ển công nghệ.
• Hoạt động ươm tạo doanh nghiệp công nghệ
Theo Luật chuyển giao công nghệ của Việt Nam (2006), ươm tạo
doanh nghiệp công nghệ là hoạt động hỗ trợ tổ chức, cá nhân hoàn thiện công
nghệ, huy động vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, kinh doanh, tiếp thị, thực hiện
thủ tục pháp lý và các dịch vụ cần thiết khác để thành lập doanh nghiệp sử
dụng công nghệ mới được tạo ra.
1.1.4. Hoạt động dịch vụ KH&CN (DVKHCN)
Theo UNESCO, DVKHCN có thể được xác định như là tập hợp tất cả
các hoạt động liên quan đến NC&PT và góp phần vào việc tạo ra, truyền bá và
áp dụng các kiến thức KH&CN.
Theo Luật khoa học và công nghệ của Việt Nam (2000), DVKHCN là
các hoạt động phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; các hoạt
động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công ngh
ệ; các dịch vụ về
thông tin tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng tri thức KH&CN và
kinh nghiệm thực tiễn.
Hoạt động chuyển giao công nghệ không làm cho giá trị công nghệ
tăng thêm mà chỉ là làm cho công nghệ được phổ biến, nhân rộng, chuyển đến
nơi tiếp nhận là những hộ, người sử dụng công nghệ.
Đề tài sử dụng các khái niệm, thuật ngữ nêu trong m

ục I.1. Hoạt động
KH&CN để làm cở cho việc xem xét, phân tích mức độ phù hợp của cơ chế,
chính sách tài chính của Nhà nước (công ích) và của doanh nghiệp (lợi ích
riêng) đối với hoạt động KH&CN tại các Chương II và Chương III của đề tài.

I.2. HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI (CÔNG NGHỆ)
1.2.1. Đổi mới (công nghệ)
Theo OECD và UNESCO, đổi mới là việc triển khai thực hiện một sản
phẩm mới hoặc sản phẩm được nâng cấp một cách rõ rệt (vật chất hoặc dịch
vụ) hoặc quy trình, phương pháp marketing mới hoặc một phương pháp tổ
chức mới trong thực tiễn sản xuất kinh doanh, tổ chức giao tiếp với các đối tác
hoặc quan hệ với bên ngoài.

12
a) Các loại đổi mới (công nghệ)
- Đổi mới sản phẩm là việc triển khai một sản phẩm hoặc một dịch vụ
mới hoặc sản phẩm hoặc dịch vụ được nâng cấp rõ rệt với sự chú ý đến tính
chất hoặc việc sử dụng theo chủ định. Điều này bao gồm việc nâng cấp rõ rệt
các điểm riêng biệt về kỹ
thuật, các thành phần và vật liệu, cùng với phần
mềm đi kèm, thân thiện với người sử dụng hoặc tính chất có tính năng riêng
biệt khác.
- Đổi mới quy trình là việc thực hiện việc sản xuất mới hoặc việc sản
xuất được nâng cấp rõ rệt hoặc phương pháp phân phối mới. Điều này bao
gồm những thay đổi rõ rệt trong kỹ thuật, thiết bị và/ho
ặc phần mềm.
- Đổi mới marketing là việc thực hiện phương pháp marketing mới
bao gồm các thay đổi rõ rệt trong thiết kế sản phẩm hoặc bao gói, bố trí sản
phẩm, xúc tiến hoặc làm giá sản phẩm.
- Đổi mới tổ chức là việc thực hiện một phương pháp tổ chức mới

trong thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức giao tiếp với cấc đối tác
hoặc quan hệ với bên ngoài
b) Các hoạt động đổi mới (công nghệ)
Là tất cả các bước về khoa học, công nghệ, tổ chức, tài chính và thương
mại được tiến hành hoặc chủ định sẽ tiến hành để thực hiện các đổi mới. Có
một số hoạt động đổi mới tự nó là đổi mới, một số hoạt động là hoạt động
không có tính mới nhưng lạ
i cần thiết cho việc thực hiện đổi mới. Như vậy
hoạt động đổi mới (công nghệ) bao gồm cả hoạt động NC&PT mà bản thân nó
không trực tiếp dẫn đến triển khai một đổi mới riêng biệt nào.
• Các hoạt động đổi mới của đổi mới sản phẩm và đổi mới quy
trình
- NC&PT nội bộ: bao gồm tất cả các NC&PT do doanh nghiệp tự thự
c
hiện kể cả nghiên cứu cơ bản;
- Sử dụng NC&PT bên ngoài: thuê các hoạt động NC&PT của các tổ
chức nghiên cứu nhà nước hoặc nghiên cứu của tư nhân hoặc của các doanh
nghiệp khác kể cả của doanh nghiệp trong cùng tập đoàn;
- Sử dụng các tri thức từ bên ngoài: tậu quyền sử dụng các sáng chế
hoặc các phát minh không đăng ký sáng chế, các thương hiệu, bí quyết và các
tri thức kiểu khác từ các doanh nghiệ
p khác, tổ chức khác như các trường đại
học, các tổ chức nghiên cứu nhà nước, các tổ chức không phải là NC&PT;
- Mua các máy móc, thiết bị và các sản phẩm khác: các máy móc thiết
bị tiên tiến, máy tính với phần cứng và phần mềm, nhà, đất (kể cả việc nâng
cấp, biến đổi hoặc sửa chữa) mà chúng cần cho thực hiện đổi mới sản phẩm,
đổi mới quy trình;

13
- Các công việc khác đối với hoạt động đổi mới sản phẩm đổi mới quy

trình: các hoạt động liên quan đến phát triển và thực hiện đổi mới sản phẩm,
đổi mới quy trình như là việc thiết kế, kế hoạch hoá, thử nghiệm cho sản phẩm
mới (vật chất và dịch vụ), quy trình sản xuất và phương pháp phân phối mà
chúng chưa được đưa vào NC&PT.
- Chuẩn bị thị tr
ường cho đổi mới sản phẩm: hoạt động nhằm vào thâm
nhập thị trường đối với sản phẩm và dịch vụ mới hoặc được nâng cấp rõ rệt;
- Đào tạo (bao gồm cả việc đào tạo từ bên ngoài) liên quan đến triển
khai đổi mới sản phẩm hoặc đổi mới quy trình cũng như thực hiện các đổi mới
này.
• Các hoạt động
đổi mới của đổi mới marketing và đổi mới tổ chức
- Chuẩn bị cho đổi mới marketing: các hoạt động liên quan đến triển
khai và thực hiện phương pháp marketing mới. Hoạt động này bao gồm cả
việc mua tậu tri thức từ bên ngoài, hoặc các vật chất mà chúng liên quan đến
đổi mới marketing;
- Chuẩn bị cho đổi mới tổ chức: các hoạt động được tiến hành cho công
tác kế hoạch hoá và thực hi
ện phương pháp tổ chức mới. Hoạt động này bao
gồm mua, tậu các tri thức khác từ bên ngoài và các sản phẩm vật chất khác mà
chúng liên quan một cách riêng biệt đến đổi mới tổ chức.
1.2.2. Chính sách đổi mới (công nghệ)
Đổi mới ngày nay trở thành chìa khoá của việc tăng sản lượng đầu ra và
sức sản xuất của doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa đổi mới và phát triển kinh tế
đã được thừ
a nhận rộng rãi.
Sự quan tâm đến tầm quan trọng của đổi mới ngày càng tăng làm cho
đổi mới trở thành một vấn đề chủ chốt trong chương trình nghị sự chính sách
của hầu hết các nước phát triển. Chính sách đổi mới ban đầu phát triển lên từ
chính sách KH&CN, song đã tiếp thu được các khía cạnh quan trọng của

chính sách công nghiệp. Cùng với sự hiểu biết về đổi mới ngày càng tốt hơn,
đã có nh
ững thay đổi lớn trong việc phát triển các chính sách liên quan tới đổi
mới. Ban đầu, người ta cho rằng tiến bộ công nghệ đạt được thông qua một
quá trình tuyến tính đơn giản bắt đầu từ nghiên cứu khoa học cơ bản rồi tiến
triển một cách tuần tự qua các mức ứng dụng cao hơn của nghiên cứu, bao
gồm khoa học ứng dụng công nghệ và tiếp thị. Khoa học khi đó đượ
c xem là
động lực, và tất cả những gì chính phủ cần chỉ là chính sách khoa học. Tư duy
mới về đổi mới đưa đến cách tiếp cận mang tính liên kết hơn đối với việc soạn
thảo các chính sách liên quan đến đổi mới.

14
1.2.3. Hàng hoá công, hàng hoá tư, các lợi ích
Hầu hết tri thức công nghệ thể hiện tính chất của hàng hóa công. Điều
này có nghĩa là một khi tri thức công nghệ đã được phổ biến thì mọi người có
thể tiếp cận để được sử dụng công nghệ đó. Đặc điểm này chính là nguồn gốc
của hai vấn đề chủ yếu đối với các nhà đổi mới (công nghệ) tư nhân. Thứ nh
ất
là sự lan tỏa lợi ích của đổi mới (công nghệ) với các tác động tích cực, tức là
lợi ích xã hội lớn hơn lợi ích riêng của công ty (khách hàng và cả các đối thủ
đều được hưởng lợi từ các đổi mới của công ty). Vấn đề thứ hai là một khía
cạnh của vấn đề thứ nhất, đó là tri thức không thể để làm của riêng, tức là
doanh nghiệp không thể giành lấy tấ
t cả lợi ích do đổi mới mang lại cho riêng
mình. Chính điều này đã làm doanh nghiệp giảm nhiệt tình đầu tư vào các
hoạt động đổi mới (công nghệ) có tính chất hàng hoá công. Do vậy, ở đâu tri
thức công nghệ mang đặc tính của hàng hóa công thì ở đó thị trường không
phát huy tác dụng hoặc thất bại (market failure) và điều này có nghĩa là không
khuyến khích các công ty đổi mới (công nghệ) có tính hàng hoá công. Hay nói

cách khác ở đâu cơ chế thị trường không phát huy tác d
ụng (thương mại) thì ở
đó cần có bàn bay của nhà nước can thiệp (công ích).
Từ lập trường mang tính lý thuyết này, nhiều nghiên cứu đã đưa ra số
liệu thống kê và các chỉ số liên quan chủ yếu đến chi phí cho đổi mới (công
nghệ) và tỷ suất lợi nhuận cá nhân và xã hội của các hoạt động đổi mới (công
nghệ). Trong các nghiên cứu đó, lợi nhuận cá nhân của các hoạt động công
nghệ được suy ra t
ừ các phương pháp kinh tế lượng có sử dụng hàm sản xuất
ước lượng, biểu thị mối tương quan giữa các đầu vào và đầu ra của các hoạt
động đổi mới (công nghệ) ở mức công ty hoặc ở mức tổng thể hơn. Tri thức
công nghệ thể hiện có đặc tính của hàng hóa công, do vậy chính sách KH&CN
phải đưa ra được giải pháp, câu trả lời đối với sự suy giảm nhiệt tình củ
a
doanh nghiệp và các thất bại thị trường khác như rủi ro và chi phí giao dịch.
Các công cụ chính sách chủ yếu là sự tài trợ trực tiếp, toàn phần của chính phủ
cho các nghiên cứu và phát triển công ích, đặc biệt là cho nghiên cứu cơ bản,
nghiên cứu ứng dụng của các lĩnh vực công ích khác (chính phủ với tư cách là
người cung cấp hàng hóa công) và chính phủ hỗ trợ tài chính thông qua công
cụ thuế, tín dụng cho các hoạt động đổi mới có tính chấ
t tiền cạnh tranh do
doanh nghiệp thực hiện.
Cách tiếp cận hệ thống đối với đổi mới (công nghệ) dịch chuyển trọng
tâm chính sách về phía nhấn mạnh đến sự tương tác giữa các thiết chế, xem
xét các quá trình tương tác trong việc tạo ra tri thức, phổ biến và ứng dụng tri
thức. Điều này dẫn đến sự đánh giá cao hơn tầm quan trọng của các điều kiệ
n,
luật lệ và chính sách mà trong đó thị trường hoạt động, và do vậy vai trò
không thể bỏ qua của chính phủ trong việc giám sát và tìm cách “tinh chỉnh”
khung tổng quát đó. Cụ thể là, các vấn đề thuộc về hệ thống cần được xem xét

cùng các vấn đề của thị trường.

15
Nhiều nhân tố có ảnh hưởng đến hành vi của các công ty, bao gồm cả
các chính sách của chính phủ. Cách tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia với
mục tiêu chính sách là cần thiết bởi:
- Không thể có được câu trả lời chính sách đơn giản cho các vấn đề
phức tạp được đưa ra bởi mối quan hệ giữa công nghệ và việc làm trong một
nền kinh tế dựa trên tri thức.
- Một chiến l
ược hiệu quả về chính sách phải bao gồm nhiều hành động
chính sách kinh tế vĩ mô và chính sách cấu trúc.
- Tính chặt chẽ của một gói chính sách là điều kiện thành công, và điều
này phụ thuộc vào tính hiệu lực của khung chính sách cũng như chất lượng
của quá trình hình thành chính sách.
1.2.4. Các nhân tố của chính sách đổi mới (công nghệ)
Có bốn nhóm nhân tố chính liên quan trước hết đến đổi mới (công
nghệ). Đó là nhân tố liên quan đến doanh nghiệp (công ty), các t
ổ chức
KH&CN, các vấn đề chuyển giao và hấp thụ công nghệ, tri thức, kỹ năng.
Ngoài ra, một loạt các cơ hội cho đổi mới còn bị ảnh hưởng bởi nhóm nhân tố
thứ tư – đó là môi trường xung quanh các tổ chức, các dàn xếp về pháp lý, bối
cảnh kinh tế vĩ mô và nhiều điều kiện khác đang tồn tại không phụ thuộc vào
các suy tính về đổi mới (công nghệ).
Bố
n nhóm nhân tố lớn liên quan đến đổi mới (công nghệ) có thể được
thể hiện như một sơ đồ (Hình 1) chỉ ra các lĩnh vực trong đó đòn bẩy chính
sách có thể được áp dụng vào đổi mới doanh nghiệp, hoặc các lĩnh vực cần
phải lưu ý đến khi các sáng kiến chính sách đang được hình thành. Đây là
cách thể hiện “hình thái” chính sách đối với một hệ thống đổi mới quốc gia

mộ
t cách tổng quát. Các yếu tố bao gồm:
a) Các điều kiện khung
Các điều kiện khung cơ bản của các nhân tố quốc gia về thể chế và cấu
trúc (như luật pháp, kinh tế, tài chính, giáo dục) hình thành nên các quy tắc và
cơ hội cho đổi mới (công nghệ).
Môi trường hoạt động trong đó các công ty có thể vận động và biến đổi
là môi trường xung quanh các hoạt động đổi mới (công nghệ) ở cấp công ty
(độ
ng lực đổi mới). Môi trường này bao gồm các thể chế và điều kiện cơ bản
đã được xác lập (hoặc vẫn đang phát triển) theo những nguyên lý không liên
quan đến đổi mới. Các nhân tố này xác lập các tham số cơ bản, theo đó công
ty tồn tại và hoạt động. Các nhân tố đó, do vậy, sẽ có ảnh hưởng lớn đến đổi
mới (công nghệ) của doanh nghiệp. Môi trường thể chế
tổng quát đó tạo ra các
điều kiện khung, theo đó đổi mới (công nghệ) sẽ diễn ra. Các bộ phận cấu
thành bao gồm:
- Hệ thống giáo dục cơ sở cho quảng đại quần chúng.

16
- Cơ sở hạ tầng liên lạc, bao gồm đường sá, thông tin liên lạc.
- Thể chế tài chính (vd. tiếp cận các nguồn vốn đầu tư mạo hiểm).
- Khung cảnh, luật pháp, chẳng hạn như luật sáng chế, thuế, các quy
định về quản lý doanh nghiệp và lãi suất tiết kiệm, tỷ giá ngoại tệ, thuế xuất
nhập khẩu và cạnh tranh.
- Sự tiếp cận thị trường, kể cả kh
ả năng thiết lập mối quan hệ chặt chẽ
với khách hàng cũng như các vấn đề như qui mô thị trường và sự dễ dàng tiếp
cận thị trường.
- Cấu trúc ngành và môi trường cạnh tranh, kể cả sự tồn tại của các

công ty cung ứng trong các ngành sản xuất hỗ trợ.
Hình 1. Hình thái chính sách đổi mới và các vấn đề liên quan
CÁC ĐIỀU KIỆN KHUNG
Các điều kiện và thể chế chung tạo nên
các cơ hội khác nhau cho đổi mới (công nghệ)











CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
Các tổ chức KH&CN làm nền
cho động lực đổi mới (công nghệ)
b) Cơ sở khoa học và kỹ thuật
Cơ sở khoa học và kỹ thuật: Đó là tri thức được tích lũy và các tổ chức
KH&CN làm nền tảng cho đổi mới của doanh nghiệp bằng cách cung cấp dịch
vụ đào tạo công nghệ và cung cấp tri thức khoa học cho doanh nghiệp.
Tri thức khoa học và kỹ năng kỹ thuật là chỗ dựa quan trọng của đổi
mới. Ở hầu hế
t các nước, các yếu tố này tập trung và được phát triển tại các tổ
CÁC NHÂN TỐ CHUYỂN GIAO
Các nhân tố về con người, xã hội và văn
hóa ảnh hưởng đến sự truyền đạt thông tin
đến công ty và sự học hỏi của công ty



ĐỘNG LỰC
ĐỔI MỚI
Các nhân tố
động, hình thái
đổi mới trong

n
g

ty

17
chức KH&CN công. Đầu ra tri thức khoa học của các tổ chức này trên phạm
vi toàn thế giới tạo ra sự hiểu biết thực chất và cơ sở lý thuyết cho đổi mới
doanh nghiệp.
Sự khác nhau về tính chất hoạt động của các tổ chức KH&CN và các
công ty thực hiện đổi mới cần được hiểu rõ. Có sự khác biệt đáng kể về động
cơ thúc đẩy hoạt động củ
a các cộng đồng trong hai khu vực này. Thành công
thường nhìn nhận theo các cách khác nhau. Cơ cấu thường cũng khác nhau.
Trong khoa học, các cá nhân thường có vai trò lớn hơn so với tổ chức họ làm
việc trong đó. Mặt khác, “công ty” (và do đó các vấn đề về tổ chức như các
nhóm làm việc và chiến lược) dường như là quan trọng hơn so với cá nhân
trong đổi mới doanh nghiệp. Tuy nhiên, mạng lưới các cá nhân có vai trò then
chốt trong việc thông tin giữa các nhà khoa học và giữa những người tham gia
đổi mới. Các tổ chức KH&CN quốc gia có thể đóng vai trò dẫn dắt có hiệu
quả tại địa phương, đồng thời cung cấp nhân lực có tay nghề để giữ các vị trí
then chốt liên quan đến đổi mới (công nghệ). Các tổ chức này cũng cung cấp

các nguồn chuyên gia, xúc tiến hợp tác hiệu quả và cung cấp những công
nghệ, thiết bị được cải tiến cho doanh nghiệp. Các bộ phận của cơ
sở khoa học
và kỹ thuật quốc gia gồm:
- Hệ thống đào tạo kỹ thuật chuyên ngành.
- Hệ thống trường đại học.
- Hệ thống hỗ trợ nghiên cứu cơ bản (bên cạnh những đột phát cơ bản
và các lợi ích lâu dài, nghiên cứu cơ bản đối khi được xem là mang lại rất ít
lợi ích trực triếp cho đổi mới doanh nghiệp).
- Các hoạt động NC&PT mang tính hàng hóa công - tài trợ các ch
ương
trình và tổ chức được định hướng vào các khu vực như y tế, môi trường và
quốc phòng.
- Các hoạt động NC&PT mang tính chiến lược - tài trợ các chương
trình và tổ chức được định hướng vào NC&PT tiền cạnh tranh hay công nghệ
nguồn.
- Hỗ trợ đổi mới không sinh lợi - tài trợ các chương trình và tổ chức
được định hướng vào nghiên cứu các lĩnh vực mà các doanh nghiệp khó có
thể có được đủ lợi ích từ chính nghiên c
ứu trong nội bộ của mình.
c) Các nhân tố chuyển giao
Các nhân tố chuyển giao có ảnh hưởng lớn đến tính hiệu quả của các
mối liên kết, các luồng trao đổi thông tin và kỹ năng, sự tiếp thu học hỏi. Đây
là các nhân tố về con người mà tính chất của chúng được xác định phần lớn
bởi các đặc điểm văn hóa và xã hội của nhóm người trong xã hội.
Nghiên cứu về đổi mớ
i đã nhận dạng được các nhân tố về con người, xã
hội và văn hóa, có tầm quan trọng đối với hoạt động đổi mới hiệu quả ở cấp
công ty. Những nhân tố này liên quan đến sự dễ dàng liên lạc trong nội bộ các


18
tổ chức, các mối tương tác không chính thức, sự hợp tác và các kênh thông tin
và sự truyền đạt tay nghề trong các tổ chức và giữa các tổ chức với nhau, các
nhân tố xã hội và văn hóa với ảnh hưởng rộng khắp đối với việc các hoạt động
và các kênh này có thể vận hành hiệu quả đến mức nào. Một điểm quan trọng
mà nghiên cứu về đổi mới nêu lên là hầu hết tri thức cố
t yếu, đặc biệt tri thức
công nghệ, không được viết ra. Do vậy, một số dạng thông tin chỉ có thể được
truyền đạt thực ra là giữa hai cá nhân có kinh nghiệm - qua truyền đạt tới một
cá nhân có óc tiếp thu và đủ trình độ để hiểu hoàn toàn được thông tin, hoặc
qua sự chuyển giao vật chất của những người mang tri thức đó. Đây chính là
học hỏi của công ty (tức là phổ biến tri thức tớ
i nhiều cá nhân chủ chốt trong
nội bộ công ty), và nó có vai trò quan trọng đối với năng lực đổi mới của công
ty. Một cách tổng quát, các nhân tố chuyển giao có thể được liệt kê như sau:
- Các liên hệ chính thức và không chính thức giữa các công ty, mối
quan hệ giữa những người sử dụng và người cung ứng, các cơ quan điều chỉnh
pháp luật, các viện nghiên cứu và các tác nhân kích thích bên trong các
“chùm” đối thủ cạnh tranh. Tất cả các mối liên h
ệ này đều có thể tạo ra các
luồng thông tin có lợi cho đổi mới hoặc dẫn công ty đến chỗ dễ tiếp thu đổi
mới hơn.
- Sự hiện diện của những “người gác cổng” công nghệ, hay những
người nhạy cảm công nghệ. Đó là những cá nhân, bằng nhiều cách, luôn theo
sát những phát triển mới nhất (kể cả công nghệ mới và tri thức được mã hóa
trong các bằng sáng chế, các tài liệu chuyên môn và các tạ
p chí khoa học), và
luôn duy trì mạng lưới riêng để tạo điều kiện cho các luồng thông tin trao đổi.
Yếu tố “người gác cổng” công nghệ đóng một vai trò quan trọng đối với đổi
mới trong nội bộ công ty.

- Các mối liên hệ quốc tế là một bộ phận quan trọng của mạng lưới
thông tin. Mạng lưới các chuyên gia quốc tế là phương cách quan trọng để
truyền những hiểu biết mới nh
ất về khoa học và những phát triển công nghệ
tiên tiến nhất.
- Mức độ lưu chuyển của các chuyên gia khoa học hoặc công nghệ sẽ
ảnh hưởng đến tốc độ lan truyền của các phát triển mới.
- Sự dễ dàng tiếp cận ngành công nghệ tới các năng lực tiềm tàng của
NC&PT công.
- Sự hình thành công ty spin-off thường kéo theo sự chuyển giao các cá
nhân có trình độ. Đây là một phương cách giá trị để đạt đượ
c sự thương mại
hóa các phát triển mới do nghiên cứu trong khu vực công mang lại.
- Nguyên tắc xử thế, hệ thống giá trị cộng đồng, sự tin cậy và cởi mở có
ảnh hưởng đến hiệu quả của các mạng lưới, các mối liên hệ và các kênh liên
lạc khác, do chúng có tác động đến sự giao tiếp không chính thức giữa cá
nhân và là điều tạo nền tảng cho nhiều thỏa thuận kinh doanh. Chúng còn xác

19
lập các tham số và các quy tắc xử thế được chấp nhận, theo đó liên lạc và trao
đổi thông tin được thực hiện.
- Tri thức được mã hóa trong các sáng chế, tài liệu chuyên môn và tạp
chí khoa học.
d) Động lực đổi mới
Động lực đổi mới là lĩnh vực quan trọng nhất đối với đổi mới doanh
nghiệp, bao gồm các nhân tố nằm trong hoặc ngay bên ngoài công ty và có tác
động trực tiếp đến tính đổi mới củ
a công ty.
Một hệ thống phức tạp các nhân tố định hình đổi mới ở cấp công ty
được gọi là “động lực đổi mới”. Đặt động lực đổi mới vào trung tâm của sơ đồ

là sự thừa nhận tầm quan trọng của công ty trong việc đổi mới nền kinh tế. Do
đó, điều quan trọng là cần phải hiểu được các đặc điểm nào làm cho công ty
trở nên đổ
i mới hơn hay kém đổi mới và đổi mới được phát động trong nội bộ
công ty như thế nào. Xu hướng đổi mới của công ty tất nhiên còn phụ thuộc
vào các cơ hội công nghệ mà công ty gặp được.
1.2.5. Chiến lược đổi mới và hoạt động NC&PT của doanh nghiệp
Các lựa chọn mở ra đối với một công ty mong muốn đổi mới, tức là
mong muốn thay đổi tài sản công nghệ và năng lự
c sản xuất của mình, gồm ba
loại: chiến lược, NC&PT và các hoạt động không thuộc NC&PT.
- Chiến lược là một nền tảng cần thiết cho hoạt động đổi mới, công ty
cần phải - một cách rõ ràng - ra quyết định về các loại thị trường mà công ty
đáp ứng, hoặc tìm cách tạo ra, và các dạng đổi mới mà công ty sẽ phải thử
nghiệm.
- NC&PT là một số lựa chọn liên quan đến NC&PT (theo nghĩa củ
a Tài
liệu Frascati, kể cả phát triển thử nghiệm là loại đi xa hơn nghiên cứu cơ bản
và nghiên cứu ứng dụng):
+ Công ty có thể thực hiện nghiên cứu cơ bản để mở rộng tri thức về
các quá trình cơ bản liên quan đến những gì công ty sản xuất.
+ Công ty có thể tham gia nghiên cứu chiến lược (theo nghĩa là nghiên
cứu phù hợp với ngành sản xuất của mình nhưng không có ứng dụng cụ th
ể)
nhằm mở rộng phạm vi các dự án ứng dụng, và nghiên cứu ứng dụng nhằm
cho ra những sáng chế cụ thể hoặc những cải tiến đối với các kỹ thuật hiện có.
+ Công ty có thể phát triển các khái niệm sản phẩm để nhận định xem
liệu các khái niệm đó có khả thi và tồn tại được không. Giai đoạn này gồm: i)
thiết kế mẫu; ii) triển khai và thử nghi
ệm; iii) nghiên cứu tiếp để cải tiến thiết

kế hoặc chức năng kỹ thuật.
- Việc không liên quan đến NC&PT: Công ty có thể tham gia vào nhiều
hoạt động khác không có bất kỳ mối liên quan trực tiếp nào đến NC&PT và

20
không được định nghĩa là NC&PT, song lại đóng vai trò chủ chốt trong đổi
mới doanh nghiệp và nâng cao hiệu năng doanh nghiệp như:
+ Nhận dạng các khái niệm sản phẩm mới và công nghệ mới: i) Thông
qua bên tiếp thị của công ty và quan hệ với người dùng; ii) Thông qua việc
nhận dạng các cơ hội cho việc thương mại hóa được hình thành từ nghiên cứu
cơ bản và nghiên cứu chiến lược của chính công ty hoặc của các công ty khác;
iii) Thông qua thi
ết kế năng lực thiết kế và kỹ thuật của mình; iv) Bằng cách
giám sát đối thủ; v) Bằng cách sử dụng nhà tư vấn.
+ Phát triển dự án dẫn đường và sau đó phát triển phương tiện sản xuất
ở mức tổng thể.
+ Mua thông tin kỹ thuật, trả lệ phí hoặc tiền bản quyền cho các sáng
chế đã được cấp bằng (điều này thường đòi hỏ
i công tác nghiên cứu và kỹ
thuật để thích nghi và cải tiến) hoặc mua bí quyết và kỹ năng thông qua tư vấn
kỹ thuật và thiết kế các loại khác nhau.
+ Trình độ nhân lực cần cho sản xuất có thể được phát triển (thông qua
đào tạo nội bộ) hoặc mua (qua thuê mướn); học hỏi ngầm và không chính thức
(học qua làm).
+ Đầu tư vào thiết bị qui trình hoặc các đầu vào trung gian (các cấu
kiện, các máy móc hoặc toàn bộ một nhà máy).
+ Tổ chức lại hệ thống quản lý, toàn bộ hệ thống sản xuất và các
phương pháp sản xuất, bao gồm cả các dạng mới của quản lý kho hàng và
kiểm soát chất lượng, và không ngừng cải tiến chất lượng.
Nhiều nỗ lực đã được thực hiện nhằm xây dựng các mô hình để tìm

hiểu phương cách mà đổi mới (công nghệ) được khởi tạo trong nội bộ công ty,
và đổi mới (công nghệ) bị ảnh hưởng như thế nào bởi các yếu tố diễn ra bên
ngoài công ty. Một trong những cách tiếp cận hữu ích là mô hình chuỗi liên
kết (Hình 2).
Hình 2. Mô hình đổi mới chuỗi liên kết
Nghiên cứu
Tri thức
Thị trường
tiềm năng
Sáng chế
và/hoặc tạo ra
mẫu phân tích
Thiết kế chi
tiết và thử
nghiệm
Thiết kế lại và
sản xuất
Phân phối và
tiếp thị
Mô hình chuỗi liên kết trình bày đổi mới dưới dạng mối quan hệ tương
tác giữa các cơ hội thị trường với cơ sở tri thức và năng lực của công ty.
Trong mô hình chuỗi liên kết, nghiên cứu được xem không phải như nguồn

21
gốc của những ý tưởng phát minh, mà như một dạng giải quyết vấn đề được
yêu cầu gọi đến vào bất kỳ thời điểm nào. Khi xuất hiện vấn đề trong quá
trình đổi mới, công ty sẽ cần đến cơ sở tri thức của mình vào thời điểm cụ thể
đó. Cơ sở tri thức này được tạo nên từ các kết quả nghiên cứu trước
đây và từ
các kinh nghiệm thực tiễn và kỹ thuật. Hệ thống nghiên cứu sẽ nhận lấy

những khó khăn mà cơ sở tri thức hiện có không giải quyết được, và như vậy
sẽ mở rộng khả năng của cơ sở tri thức nếu giải quyết thành công các khó
khăn đó.
Tổng kết thực tiễn cho thấy Nghiên cứu có thể liên quan đến bất kỳ giai
đoạn nào của đổi mới, nó là một hoạt động phức tạp và khác biệt từ trong nội
tại, với nhiều chức năng rất đa dạng. Nghiên cứu có thể là một bổ trợ cho đổi
mới. Nhiều hoạt động nghiên cứu sẽ được hình thành từ quá trình đổi mới.
Nhiều vấn đề cần giải quyết bắt nguồn từ các ý tưởng đổi mới
được tạo ra ở
những nơi khác. Do đó, đối với mô hình chuỗi liên kết, nghiên cứu không thể
được xem chỉ như là công việc khám phá diễn ra trước đổi mới mà có thể cả
trong quá trình đổi mới.
Đề tài sử dụng những lý luận theo quan niệm của OECD nêu trong mục
I.2. Hoạt động đổi mới (công nghệ) để làm cơ sở cho việc phân tích về cơ chế,
chính sách tài chính của Nhà nước và của doanh nghiệp đố
i với các hoạt động
đổi mới (công nghệ) tại các Chương II và Chương III của đề tài.

I.3. QUAN HỆ GIỮA NC&PT VÀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
Từ các phần I.1 và I.2 có thể nhận thấy có sự tương tác, liên hệ giữa
nghiên cứu và phát triển với đổi mới công nghệ. Các hoạt động NC&PT chỉ
diễn ra ở quy mô phòng thí nghiệm, hoặc xưởng thử nghiệm, xưởng bán công
nghiệp với sản phẩm ở dạ
ng sản phẩm mẫu. Để có được công nghệ mới hoàn
chỉnh và sản phẩm mới có thể thương mại hoá được trên thị trường thì cần
phải có công việc đổi mới trong thực tiễn sản xuất (quy trình công nghệ mới
thay quy trình cũ, sản phẩm mới thay sản phẩm cũ). Trong giai đoạn đổi mới
này không chỉ quy trình công nghệ mới được đưa vào hoạt động, sản phẩm
mới được sản xuất mà một số công tác tổ chức thâm nhập thị trường để bán
sản phẩm mới cũng được xúc tiến. Trong công việc này cũng có thể nảy sinh

vấn đề mà cần phải tiến hành các hoạt động NC&PT bổ sung cần thiết để cho
sản phẩm hoàn hảo hơn, thích hợp hơn với thị trường cần thâm nhập.
Mô hình tương tác về tri thức và hệ th
ống đổi mới theo một cách đơn
giản hoá có thể thể hiện ở Hình 3. Ở đây có thể nhận thấy hoạt động này có
thể diễn ra theo kiểu Công nghệ đẩy hoặc Thị trường kéo nhưng quá trình này
là liên tục không bị ngắt quãng từ nghiên cứu cơ bản đến phân phối sản phẩm
trong thị trường hoặc ngược lại. Chỉ có đến thâm nhập vào thị trường thành
công thì mới có th
ể nói đến sự thành công của quy trình sản xuất mới hoặc sản
xuất thành công sản phẩm mới. Nhiều kết quả rất có thể ngộ nhận là sản phẩm

22
mới, quy trình công nghệ mới nhưng thực tế mới ở mức quy mô phòng thí
nghiệm hoặc xưởng thực nghiệm. Có một điều cần khẳng định là doanh
nghiệp phải là người chủ trì của việc đổi mới công nghệ, các nhà khoa học
không bao giờ và cũng không thể đóng được vai trò chủ trì công tác đổi mới
công nghệ tại doanh nghiệp. Điều này ở nhiều nước đã trở thành nguyên t
ắc
trong việc hỗ trợ tài chính cho đổi mới công nghệ tại doanh nghiệp.
Hình 3. Mối quan hệ giữa tri thức và
hệ thống đổi mới - cơ chế công nghệ đẩy và thị trường kéo











Mô hình trên là mô hình tuyến tính mô tả mối quan hệ trực tuyến tuần
tự nối tiếp nhau từ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ đến sản xuất và
thương mại. Vào thời điểm đến những năm 1970 quan điểm này đã được phổ
biến rộng rãi trên thế giới. Người ta gọi đây là mô hình "Công nghệ đẩy". Tư
tưởng chính của nó là công nghệ
đóng vai trò động lực cho quá trình đổi mới
và phát triển của xã hội. Công nghệ là sản phẩm sáng tạo của con người trong
hoạt động NC&PT và khi được đưa vào sản xuất nó sẽ dẫn dắt thị trường, tạo
ra nhu cầu thị trường. Nói một cách khác nhu cầu thị trường là hệ quả của
phát triển công nghệ. Theo lôgic hình thức thì có thể thấy như vậy là hợp lý,
tuy nhiên, trong thực tiễn không thiếu những sáng t
ạo công nghệ không thể
tạo nên phát triển thị trường do không đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Mô hình "Công nghệ đẩy" đã không thể hiện được tầm quan trọng của
yêu cầu thị trường, nhu cầu xã hội đến việc sáng tạo công nghệ mới. Mô hình
này thường tồn tại trong các nước đang phát triển khi mà hoạt động NC&PT
phần lớn vẫn do nhà nước bao cấp. Đây không phải là mô hình phát huy tốt
trong cơ chế thị trường. Đây chỉ là cơ chế "điểm hút" của thị trường và theo
mô hình này chủ yếu nhà nước sử dụng cho sự phát triển trong một số lĩnh
vực khoa học và công nghệ.
Mô hình "Thị trường kéo" cũng là mô hình tuyến tính và có cách tiếp
cận ngược với mô hình công nghệ đẩy. Mô hình này nhấn mạnh vai trò quyết
Nghiên cứu
cơ bản
Nghiên cứu ứng
dụng và phát triển
côn
g

n
g
h

Triển khai thương
mại và sản xuất
Nhu cầu thị trường
Kết quả Sản phẩm mẫu Sản phẩm
Các yêu cầu về
khoa học
Các yêu cầu
kỹ thuật
Nhu cầu
thị trường

23
định của thị trường đến các hoạt động NC&PT công nghệ. Tư tưởng của quan
điểm này coi yêu cầu của thị trường chứ không phải các tổ chức NC&PT là
động lực cho quá trình đổi mới và sáng tạo công nghệ. Khi xuất hiện yêu cầu
của thị trường thì các ý tưởng KH&CN lập tức được sản sinh ra từ các tổ chức
NC&PT để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thị
trường. Theo mô hình này người
ta tìm được mối liên kết chặt chẽ hơn giữa thị trường và hoạt động của các tổ
chức NC&PT. Đây là mô hình mà ở đó phát huy được tối đa cơ chế thị trường
(cơ chế lợi nhuận). Nhà nước trong trường hợp này tạo điều kiện thuận lợi cho
cơ chế thị trường phát huy hết tác dụng, không nên có các can thiệp vào các
lĩnh vự
c KH&CN mà ở đó có thể thị trường phát huy được vai trò của mình.
Trong thực tế phát triển của KH&CN, quá trình đổi mới không phải
diễn ra một cách tuyến tính như đã được nêu trong mô hình trên, có nghĩa là

không phải chỉ đơn thuần do sức đẩy của công nghệ mà cũng không phải luôn
luôn do sức kéo của thị trường mà nó diễn ra do cả hai động lực trên trong
từng hoàn cảnh cụ thể của quá trình đổi mới. Chính vì vậy để
mô tả một cách
sát thực quá trình phát triển KH&CN người ta đưa ra mô hình hỗn hợp giữa
công nghệ đẩy và sức kéo của thị trường. Tuy vai trò của thị trường được đề
cao nhưng không phải lúc nào thị trường cũng có tính quyết định cho quá
trình đổi mới. Nhà nước luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc bù đắp
phần khiếm khuyết của thị trường.
Theo mô hình này, khi xuất hiện yêu cầu của thị trườ
ng về một sản
phẩm nào đó thì sẽ làm xuất hiện nhu cầu cho hoạt động nghiên cứu và sáng
tạo công nghệ để sản xuất ra sản phẩm đó. Như vậy thị trường đã có tác động
mạnh và thúc đẩy hoạt động NC&PT phát triển. Ngược lại, hoạt động NC&PT
sáng tạo ra công nghệ tạo ra sản phẩm mới sẽ kích thích tiêu dùng và tạo ra
nhu cầu thị trường mới và tác độ
ng lại NC&PT.
Đề tài đã sử dụng triết lý đẩy, kéo nêu trên để làm cơ sở cho các phân
tích về cơ chế, chính sách tài chính đối với việc tổ chức và hoạt động của các
chương trình, đề tài, dự án KH&CN phải được « kéo » như thế nào thì mới
thực sự gắn kết KH&CN với sản xuất ; có địa chỉ ứng dụng ; đáp ứng yêu cầu
của thị trường.

I.4. LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ PHẠM VI, TRÁCH NHIỆM CỦA
NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KH&CN,
ĐỔI MỚI (CÔNG NGHỆ)
1.4.1. Lý luận chung về quan hệ giữa nhà nước và thị trường
Trong quá trình phát triển của kinh tế thế giới, mối quan hệ giữa nhà
nước và thị trường được tổng kết theo 3 mô hình như sau:
1) Trường phái "Bàn tay vô hình" mà Adam Smith là đại diện chủ

trương không có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế thị trường. Theo

24
đó, nhân tố quan trọng nhất cho sự phát triển là con người - con người kinh tế
và điều kiện để họ tiến hành trao đổi chính là lợi ích tư mà họ nhận được. Khi
các hoạt động kinh tế được tiến hành, bàn tay vô hình chính là các quy luật
khách quan của nền kinh tế thị trường sẽ chi phối các hoạt động. Nhà nước
trong những điều kiện như vậy, không cần can thiệp vào hoạt động kinh tế mà
ch
ỉ cần thực hiện những chức năng truyền thống của nhà nước của mình.
2) Trường phái "Cần có sự can thiệp của nhà nước" cho rằng nền kinh
tế thị trường theo kiểu bàn tay vô hình đã không giải quyết được các cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới và chính bàn tay hữu hình (can thiệp của nhà
nước) đã phải tham gia lập lại trật tự kinh tế. Học thuyết kinh tế củ
a
M.Keynes là nền tảng tư tưởng về sự can thiệp của nhà nước. Đó là vấn liên
quan đến lao động, thị trường lao động, thất nghiệp; vấn đề cơ cấu kinh tế,
quy mô sản xuất, quy mô tiêu dùng và thu nhập; vấn đề kích cầu, kích thích
tiêu dùng, khuyến khích sản xuất và đầu tư phát triển; vấn đề tham gia tích
cực vào hoạt động đầu tư; sử dụng ngân sách để khuyến khích đầ
u tư tư nhân;
vấn đề sử dụng hệ thống tài chính, tiền tệ, thuế.
3) Trường phái "Kinh tế hỗn hợp" là trường phái vừa đề cao vai trò của
nhà nước, vừa đề cao vai trò năng động, tích cực của thị trường. Đó là sự kết
hợp giữa bàn tay vô hình của thị trường và bàn tay hữu hình (có sức mạnh của
công quyền, thể chế, tài chính). Một nền kinh tế vậ
n hành tốt chỉ khi kết hợp
một cách hài hoà nhất giữa nhà nước và thị trường theo nguyên tắc: không thể
vỗ tay bằng một bàn tay. Thừa nhận một cơ chế vận hành hỗn hợp, cần quan
tâm cả yếu tố vô hình và hữu hình. Những điều thị trường không thể giải

quyết được thì nhà nước phải quan tâm giải quyết.
Trên thực tế, hiện nay phần lớn các nước trên thế
giới phát triển kinh tế
thị trường đều thực hiện hoặc hướng theo mô hình "kinh tế hỗn hợp". Việt
Nam đi theo mô hình nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, như
vậy về cơ bản cũng là theo mô hình "kinh tế hỗn hợp".
Dựa theo mô hình trên, phần lớn các nước đang phát triển ban đầu luôn
luôn coi phát triển KH&CN là hoạt động của nhà nước. Nhà nước tổ
chức,
tham gia và cung cấp tài chính cho hầu hết các hoạt động KH&CN. Tuy
nhiên, vai trò của nhà nước ở các nước đang phát triển trong việc can thiệp để
phát triển KH&CN cũng chỉ có thể dừng lại ở một mức độ nhất định. Để có
được những thành công lớn, nhà nước các nước trên đã hỗ trợ và khuyến
khích các vai trò tác nhân trung gian tích cực tham gia vào các hoạt động phát
triển KH&CN chế tạo ra nhu cầu thật sự đối v
ới công nghệ và tạo ra động lực
cho quá trình đổi mới. Trong quá trình đó, nhà nước đã tạo ra được sự tin cậy
lẫn nhau giữa khu vực tư nhân và nhà nước và ngay cả ở bộ máy hành chính
của nhà nước. Nhà nước cũng giúp thiết lập sự tin cậy lẫn nhau giữa ngành
công nghiệp và các tổ chức NC&PT. Bước đi đầu tiên là các tổ chức NC&PT
phải tìm kiếm các chương trình nghiên cứu cho mình từ những vấn đề mà các
ngành công nghiệp đang gặp khó khăn trong việc sử dụng công nghệ được

25
chuyển giao từ nước ngoài. Từ đó các tổ chức NC&PT dần tiến đến giúp các
doanh nghiệp nghiên cứu khả năng thích nghi và cải tiến các quy trình công
nghệ hiện có, nâng cấp công nghệ. Cuối cùng các tổ chức NC&PT nhờ đó mà
có khả năng sáng tạo ra công nghệ mới và giúp doanh nghiệp đổi mới công
nghệ. Kinh nghiệm cho thấy, ở một nước thành công về phát triển công nghệ,
đầu tư của công nghiệp cho NC&PT của quốc gia

đã chiếm tỷ lệ 60%-70%.
Điều đó chứng tỏ rằng khi nhà nước đề ra được đường lối đúng đắn cho quá
trình phát triển các hoạt động NC&PT thì sự phối kết hợp giữa các tổ chức
nhà nước có liên quan với khu vực tư nhân (thị trường) sẽ chặt chẽ trong hoạt
động KH&CN theo chức năng, cơ chế hoạt động của mỗi bên. Lý thuyết về
liên kết xo
ắn ba (Triple Helix) đã thể hiện sự cộng tác này và trên thực tế
nhiều nước phát triển đã thực hiện tốt mối liên kết này trong hoạt động phát
triển KH&CN, đổi mới công nghệ.
Bức tranh về hoạt động KH&CN, đổi mới (công nghệ) của các nước
cho thấy hiện nay đang tồn tại hai quan điểm có vẻ trái ngược nhau về hoạt
động này. Quan điểm đó được dự
a trên hai lôgíc khác nhau. Lý luận về công
ích coi kết quả nghiên cứu và phát triển có thể tự do tiếp cận và sử dụng và lý
luận về sở hữu coi kết quả nghiên cứu là sở hữu tư nhân. Hoạt động KH&CN
là một trong những hoạt động quan trọng của xã hội và đóng vai trò quan
trọng trong phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Trong bối cảnh hiện nay tại
các nước đang phát triển, sản phẩm củ
a NC&PT được coi là hàng hóa thương
mại, đề cao vai trò của thị trường, dường như đang thách thức quan niệm cho
rằng KH&CN là của công. Đây là vấn đề khá phổ biến ở các nước đang phát
triển và các nước đang có nền kinh tế chuyển đổi, nơi có đến 80% hoạt động
NC&PT vẫn còn do chính phủ cấp tài chính. Nguyên nhân chính của hiện
tượng này ở các nước đang phát triển là sức ép tài chính của nhà nước quá lớn
khi cung c
ấp cho KH&CN theo hình thức bao cấp, trong khi đó các tổ chức
NC&PT hoạt động thiếu hiệu quả làm cho người ta nghĩ ngay đến việc dùng
cơ chế thị trường để điều tiết. Theo quan điểm này chi phí cho NC&PT trong
nhiều lĩnh vực sẽ được giảm đi, thậm chí ngay cả những lĩnh vực như y tế,
giáo dục và các nghiên cứu rủi ro khác. Như vậy, chính tại các nước này sẽ

xuấ
t hiện mâu thuẫn mới giữa việc hướng các hoạt động KH&CN, đổi mới
công nghệ theo yêu cầu thị trường để phát triển kinh tế- xã hội và duy trì một
số hoạt động KH&CN, đổi mới công nghệ như là hoạt động công cộng vì lợi
ích chung trong một số hoạt động KH&CN, đổi mới công nghệ. Thiên về
quan điểm thị trường hoá tất cả các hoạt động KH&CN, đổi mới công ngh
ệ sẽ
là nguy hiểm đối với nền KH&CN của một quốc gia. Nhà nước phải đảm bảo
phát triển KH&CN, đổi mới công nghệ bằng cách phối hợp giữa hai cơ chế
xuất phát từ chức năng của nhà nước là công ích và chức năng của thị trường
là lợi ích của doanh nghiệp.
Đề tài đi theo quan điểm nêu trên và lấy đó làm cơ sở cho việc xác định
vai trò của nhà n
ước và của thị trường trong hoạt động KH&CN, hoạt động
đổi mới (công nghệ), đặc biệt là vấn đề cơ chế, chính sách tài chính của nhà

×