Tải bản đầy đủ (.pdf) (285 trang)

Ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.34 MB, 285 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------

NGUYỄN THANH HỒNG

ỨNG PHĨ VỚI HÀNH VI QUẤY RỐI
TÌNH DỤC CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI - 2023


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------

NGUYỄN THANH HỒNG

ỨNG PHĨ VỚI HÀNH VI QUẤY RỐI
TÌNH DỤC CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Tâm lý học
Mã số: 9.31.04.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. VŨ DŨNG

HÀ NỘI-2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các dữ liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Thanh Hoàng

i


LỜI CẢM ƠN
Sau 3 năm học tập và nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm
Khoa học Xã hội Việt Nam, tơi đã hồn thành xong luận án tiến sĩ với đề tài “Ứng
phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh”. Bằng tất cả lịng chân thành, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc tới:
GS.TS. Vũ Dũng, người Thầy tận tình hướng dẫn tơi về học thuật và
động viên mỗi khi tơi gặp khó khăn trong công việc, trong cuộc sống. Sự chân
thành, giản dị và sâu sắc của Thầy đã giúp tôi trưởng thành khơng chỉ về chun
mơn mà cịn giúp tơi hiểu hơn về ý nghĩa của cuộc sống.
Hội đồng khoa học Học viện Khoa học Xã hội, Ban giám đốc Học viện,
GS.TS. Vũ Dũng, PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Lan, TS. Nông Thị Nhung, TS. Vũ
Thu Trang, Khoa Xã hội học, Tâm lý học và Công tác xã hội, quý Thầy Cô Viện

Tâm lý học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã nhiệt tình hướng dẫn tơi
về thủ tục hành chính và tận tình chia sẻ cùng tơi về kiến thức chun mơn trong
suốt q trình thực hiện luận án.
Các em sinh viên trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, trường Đại học Cơng
nghệ thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Tôn Đức Thắng, cùng Ban giám hiệu
nhà trường, quý Thầy Cô giảng viên chủ nhiệm/cố vấn học tập, q Thầy Cơ phụ
trách các phịng tham vấn tâm lý đã tạo điều kiện hỗ trợ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu.
Ban Giám hiệu nhà trường, cùng các đồng nghiệp tại Viện Sau đại học trường
Đại học Văn Lang đã tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ tôi cả về vật chất lẫn tinh
thần, giúp tơi có đủ điều kiện học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận án tiến sĩ của
mình.
Những người thân yêu trong Gia đình, bạn bè đã luôn ở bên quan tâm, động
viên, ủng hộ tơi trong suốt q trình thực hiện luận án.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả luận án

Nguyễn Thanh Hồng

ii

năm 2023


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ỨNG
PHĨ VỚI HÀNH VI QUẤY RỐI TÌNH DỤC CỦA SINH VIÊN ............. 7
1.1. Những nghiên cứu về hành vi quấy rối tình ục của sinh viên ......... 7
1.2. Những nghiên cứu về ứng phó với hành vi quấy rối tình ục của
sinh viên .................................................................................................. 14
1.3. Nhận x t chung về các cơng trình nghiên cứu ................................. 20
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 21
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG PHĨ VỚI HÀNH VI QUẤY
RỐI TÌNH DỤC CỦA SINH VIÊN ............................................................. 22
2.1. Lý luận về hành vi quấy rối tình dục đối với sinh viên ................... 22
2.2. Lý luận về ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên..... 40
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với hành vi quấy rối tình dục
của sinh viên............................................................................................ 57
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 62
Chương 3: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 63
3.1. Tổ chức nghiên cứu.......................................................................... 63
3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 67
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 87
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ ỨNG PHĨ
VỚI HÀNH VI QUẤY RỐI TÌNH DỤC CỦA SINH VIÊN TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................. 88
4.1. Thực trạng hành vi quấy rối tình dục ở sinh viên trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................... 88

iii


4.2. Thực trạng ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ...................................................... 96

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với hành vi quấy rối tình dục
của sinh viên.......................................................................................... 119
4.4. Nghiên cứu trường hợp về ứng phó với hành vi quấy rối tình dục
của sinh viên.......................................................................................... 142
Tiểu kết chương 4 ........................................................................................ 161
KẾT LUẬN .................................................................................................. 163
DANH MỤC CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ
ĐƯỢC CÔNG BỐ ....................................................................................... 169
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 170
PHẦN PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Nghĩa đầy đủ của từ

Các chữ viết tắt
ĐLC

Độ lệch chuẩn

ĐTB

Điểm trung bình

NXB

Nhà xuất bản


SL

Số lượng

%

Phần trăm

v


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Một số đặc điểm của mẫu điều tra chính thức ................................ 67
Bảng 3.2: Nội dung bảng hỏi về ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của
sinh viên ................................................................................................ 70
Bảng 4.1. Thực trạng các hình thức quấy rối tình dục ở sinh viên (N=628) .. 89
Bảng 4.2. Thực trạng đánh giá của sinh viên về tình trạng bị quấy rối tình
dục về mặt thể chất................................................................................ 91
Bảng 4.3. Thực trạng đánh giá của sinh viên về tình trạng bị quấy rối tình
dục về mặt ngôn ngữ ............................................................................. 92
Bảng 4.4. Thực trạng đánh giá của sinh viên về tình trạng bị quấy rối tình
dục về mặt phi ngôn ngữ ....................................................................... 93
Bảng 4.5. So sánh sự khác biệt trong đánh giá của sinh viên với các biến
nhân khẩu .............................................................................................. 94
Bảng 4.6. Các cách ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên ...... 96
Bảng 4.7. Ứng phó về mặt suy nghĩ tích cực với hành vi quấy rối tình dục
của sinh viên.......................................................................................... 98
Bảng 4.8. Ứng phó về mặt suy nghĩ tiêu cực với hành vi với hành vi quấy

rối tình dục của sinh viên .................................................................... 100
Bảng 4.9. Ứng phó về mặt tập trung vào cảm xúc tích cực với hành vi
quấy rối tình dục của sinh viên ........................................................... 102
Bảng 4.10. Ứng phó về mặt tập trung vào cảm xúc tiêu cực với hành vi
quấy rối tình dục của sinh viên ........................................................... 103
Bảng 4.11. Ứng phó về mặt tập trung vào bản thân với hành vi quấy rối
tình dục của sinh viên.......................................................................... 104
Bảng 4.12. Ứng phó về mặt tập trung vào sự giúp đỡ của người thân, bạn
bè, người khác với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên ............... 107

vi


Bảng 4.13. Ứng phó ứng phó về mặt tập trung vào hành động tiêu cực với
hành vi quấy rối tình dục của sinh viên .............................................. 109
Bảng 4.14. Các cách ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên
(theo một số đặc điểm nhân khẩu) ...................................................... 110
Bảng 4.15. Cách ứng phó tập trung vào suy nghĩ với hành vi quấy rối tình
dục của sinh viên theo một số đặc điểm nhân khẩu ............................ 111
Bảng 4.16. cách ứng phó tập trung vào cảm xúc với hành vi quấy rối tình
dục của sinh viên theo một số đặc điểm nhân khẩu ............................ 113
Bảng 4.17. Cách ứng phó tập trung vào hành động với hành vi quấy rối
tình dục của sinh viên theo một số đặc điểm nhân khẩu .................... 115
Bảng 4.18. Mối tương quan giữa các biểu hiện ứng phó với hành vi quấy
rối tình dục của sinh viên .................................................................... 117
Bảng 4.19. Mối tương quan giữa các biểu hiện ứng phó với hành vi quấy
rối tình dục của sinh viên .................................................................... 118
Bảng 4.20. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với hành vi
quấy rối tình dục của sinh viên ........................................................... 120
Bảng 4.21 Nhận thức của sinh viên về vấn đề quấy rối tình dục................. 121

Bảng 4.22. Tự đánh giá của sinh viên về thái độ của sinh viên đối với
hành vi quấy rối tình dục..................................................................... 122
Bảng 4.23. Tự đánh giá của sinh viên về tính cách của sinh viên ................ 125
Bảng 4.24. Tự đánh giá của sinh viên về sự giúp đỡ từ gia đình.................. 126
Bảng 4.25. Tự đánh giá của sinh viên về sự giúp đỡ từ bạn bè .................... 127
Bảng 4.26. Cách ứng xử của nhà trường và giảng viên ................................ 128
Bảng 4.27. Tự đánh giá ảnh hưởng của yếu tố hoạt động truyền thông ....... 129
Bảng 4.28. Hệ số tương quan và hồi quy bậc nhất giữa các yếu tố ảnh
hưởng và cách ứng phó chung của sinh viên ...................................... 131
Bảng 4.29: Ba mơ hình dự báo sự thay đổi cách ứng phó chung của sinh viên ... 132

vii


Bảng 4.30: Hệ số tương quan và hồi quy bậc nhất giữa các yếu tố ảnh
hưởng và cách ứng phó bằng suy nghĩ của sinh viên ......................... 134
Bảng 4.31: Ba mơ hình dự báo sự thay đổi cách ứng phó bằng suy nghĩ
của sinh viên........................................................................................ 134
Bảng 4.32. Hệ số tương quan và hồi quy bậc nhất giữa các yếu tố ảnh
hưởng và cách ứng phó bằng cảm xúc của sinh viên ......................... 136
Bảng 4.33. Ba mơ hình dự báo sự thay đổi cách ứng phó bằng cảm xúc
của sinh viên........................................................................................ 138
Bảng 4.34. Hệ số tương quan và hồi quy bậc nhất giữa các yếu tố ảnh
hưởng và ứng phó bằng hành động của sinh viên .............................. 139
Bảng 4.35. Hai mô hình dự báo sự thay đổi cách ứng phó bằng hành động
của sinh viên........................................................................................ 140

viii



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1. Mức độ bị quấy rối tình dục ở sinh viên .................................... 88
Sơ đồ 4.1. Ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên N.T.T và
các yếu tố ảnh hưởng .......................................................................... 147
Sơ đồ 4.2: Ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên H.T.V.A
và các yếu tố ảnh hưởng...................................................................... 154
Sơ đồ 4.3: Ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên P .T.N.Q
và các yếu tố ảnh hưởng...................................................................... 159

ix


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Quấy rối tình dục là một hiện tượng tâm lý xã hội khá phổ biến, hành vi quấy
rối tình ục có thể xảy ra bất cứ đâu với bất kỳ đối tượng nào từ trẻ em đến người
lớn tuổi trong các môi trường gia đình, nơi cơng cộng, cơng sở, trong trường học…
quấy rối tình ục là chủ đề được các nhà tâm lý học quan tâm nghiên cứu nhằm đề
ra các biện pháp, chiến lược phòng ngừa, giảm thiểu hành vi quấy rối tình ục.
Trong mơi trường học đường, hành vi quấy rối tình ục diễn ra với nhiều mức
độ và hình thức khác nhau đối với học sinh, sinh viên. Nghiên cứu của Young và
các đồng nghiệp (2008) cho thấy, quấy rối tình ục diễn ra phổ biến ở các trường
trung học cơ sở và trung học phổ thơng, có khoảng 40 đến 50% học sinh đã từng
trải qua một số hình thức quấy rối tình ục trong một năm học [Dẫn theo 43].
Nghiên cứu về “quấy rối tình ục và phịng chống quấy rối tình ục trong trường đại
học” của tác giả Ngô Thuỳ Dung (2019), đã chỉ ra giáo dục đại học với nhiều ưu điểm
song cũng tiềm ẩm nhiều nguy cơ bị quấy rối tình ục đối với sinh viên [6]. Nhóm tác
giả R. K. A. Sang, J. K. Kemboi, R. O. Omenge (2016) tiến hành phỏng vấn 100 sinh
viên tại trường đại học Eldoret, Uasin Gishu County, Kenya cho thấy có khoảng một

nửa sinh viên trải qua nhiều hình thức bị quấy rối tình ục. Các hành vi quấy rối bao
gồm những trị đùa thơ lỗ về tình dục, cho xem tài liệu khiêu dâm, cử chỉ, thái độ, hành
vi, xúc phạm và đụng chạm khiếm nhã dẫn đến phân biệt đối xử với nạn nhân bằng
cách vi phạm các quyền của họ về mặt sinh lý, tình dục và thể chất [83].
Hành vi quấy rối tình ục có thể xảy ra đối với cả nam và nữ sinh viên, tuy
nhiên, các nghiên cứu cho thấy nữ sinh viên có xu hướng bị quấy rối tình ục cao
hơn nam giới [43] [6] [77]. Hành vi quấy rối tình ục đối với sinh viên có thể được
thực hiện bởi bạn học, thầy cô giáo, hoặc các lực lượng giáo dục trong nhà trường.
Tính chất của hành vi quấy rối tình ục có thể là sự trao đổi khơng mong muốn
hoặc bị cưỡng ép, tấn cơng về tình dục một cách trực tiếp hoặc gián tiếp với những
hành vi mà sinh viên khơng mong muốn. Quấy rối tình ục để lại những hậu quả cả
về thể chất và tâm lý cho sinh viên, khi xảy ra quấy rối tình ục sinh viên có thể rơi
vào trạng thái rối loạn tâm lý như stress, trầm cảm, lo lắng, ám ảnh…Hậu quả của
hành vi quấy rối tình ục khiến sinh viên khơng ám đến trường học, nghỉ học, ảnh
hưởng đến hoạt động, uy tín và an tồn mơi trường học đường tại các trường đại học.
Với nỗ lực ngăn chặn và ứng phó với hành vi quấy rối tình ục, các biện pháp

1


được thực hiện mang tính vĩ mơ như ban hành luật về chống hành vi quấy rối tình
dục, người có hành vi quấy rối tình ục được coi là “tội phạm tình dục” [83]. Tại
trường Đại học Moi, Chính sách Phân biệt Giới tính đã được thơng qua vào năm
2010 quy định hành vi quấy rối tình ục trở thành bất hợp pháp, có thể liên quan
đến hành vi thể chất, hình ảnh, lời nói hoặc khơng lời nói về bản chất tình dục
khơng được hoan nghênh và chấp thuận. Hành vi quấy rối tình ục thể hiện một mơi
trường thù địch hoặc đe ọa tình dục đối với sinh viên trong môi trường giáo dục
cản trở việc thực hiện hoặc ảnh hưởng đến sự thích thú của sinh viên trong môi
trường học tập của họ. Khi xảy ra hành vi quấy rối tình ục, mỗi sinh viên có những
cách ứng phó khác nhau như: im lặng và chịu đựng, phản đối, chống trả, đưa đối

tượng ra pháp luật… cách ứng phó của sinh viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
văn hóa, giới tính, mơi trường và nguồn lực hỗ trợ của sinh viên.
Trong thực tế, hành vi quấy rối tình ục rất phong phú và đa ạng, đối tượng
thực hiện hành vi quấy rối tình ục có thể là thầy cô, bạn học, người thân hoặc các
đối tượng khác thực hiện đối với cả sinh viên nam và nữ. Hành vi quấy rối tình ục
để lại nhiều hậu quả cho cá nhân, trường học và xã hội. Tại Việt Nam các nghiên
cứu về hành vi quấy rối tình ục và ứng phó với hành vi quấy rối tình ục cịn hạn
chế, chưa mang tính hệ thống. Từ đó cho thấy, cần có một nghiên cứu xuyên suốt
nhằm đánh giá thực tiễn ứng phó với hành vi quấy rối tình ục của sinh viên để từ
đó đề xuất một số biện pháp giúp sinh viên phòng ngừa, giảm thiểu và ứng phó hiệu
quả với hành vi quấy rối tình ục trong môi trường học đường.
Với những lý do kể trên, việc nghiên cứu đề tài “Ứng phó với hành vi quấy rối
tình dục của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” là việc cần thiết, khơng
những có ý nghĩa về mặt lý luận mà cịn có ý nghĩa thực tiễn, giúp phòng ngừa và giảm
thiểu hành vi quấy rối tình ục cho sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về ứng phó với hành vi quấy rối tình ục của
sinh viên, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với hành vi quấy rối tình ục
của sinh viên, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp nâng cao hiệu quả
ứng phó với hành vi quấy rối tình ục.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
1) Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam có liên quan
đến ứng phó với hành vi quấy rối tình ục của sinh viên.

2


2) Xây dựng cơ sở lý luận về ứng phó với hành vi quấy rối tình ục của sinh viên.
3) Khảo sát và đánh giá thực trạng ứng phó với hành vi quấy rối tình ục của

sinh viên, cùng những yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với hành vi quấy rối tình ục
của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
4) Đề xuất một số kiến nghị giúp sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh ứng phó hiệu quả với hành vi quấy rối tình ục.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các biểu hiện và cách ứng phó với hành vi quấy rối tình ục của sinh viên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung nghiên cứu
Luận án chỉ tập trung nghiên cứu ứng phó với hành vi quấy rối tình ục của
sinh viên ở các khía cạnh Nhận thức: Cách ứng phó về mặt suy nghĩ tích cực. Cách
ứng phó về mặt suy nghĩ tiêu cực; Cảm xúc: Cách ứng phó về mặt tập trung vào
cảm xúc tích cực; Cách ứng phó về mặt tập trung vào cảm xúc tiêu cực; Hành vi:
Cách ứng phó về mặt tập trung vào bản thân; Cách ứng phó về mặt tập trung vào sự
giúp đỡ của người thân, bạn bè, người khác; Cách ứng phó về mặt hành vi tiêu cực.
- Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của luận án gồm 628 sinh viên theo học tại 03 trường
đại học công lập và dân lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Địa bàn nghiên cứu
Đề tài tiến hành khảo sát nghiên cứu trên sinh viên học tại các trường Đại học
Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng và trường
Đại học Tơn Đức Thắng tại thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở phương pháp luận của luận án
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi dựa trên một số nguyên tắc cơ
bản của tâm lý học như:
4.1.1. Nguyên tắc hoạt động
Nghiên cứu ứng phó với hành vi quấy rối tình ục của sinh viên khơng tách
rời các hoạt động của sinh viên. Tiếp cận nguyên tắc hoạt động xem xét ứng phó
với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên được hình thành, biểu hiện, củng cố và

tăng cường thông qua hành động của sinh viên.

3


4.1.2. Nguyên tắc Tâm lý học nhân cách
Hiệu quả ứng phó với hành vi quấy rối tình ục của sinh viên phụ thuộc rất
nhiều vào các đặc điểm nhân cách của sinh viên. Nếu sinh viên là người quyết đoán,
mạnh mẽ, có ý chí, chủ động thì việc ứng phó với hành vi quấy rối tình ục sẽ có
kết quả tốt. Trái lại, khi sinh viên là người mềm yếu, hay lo lắng, sợ hãi, nhu nhược
thì việc ứng phó với hành vi quấy rối tình ục gặp nhiều khó khăn và k m hiệu quả.
4.1.3. Nguyên tắc tiếp cận hệ thống
Nghiên cứu ứng phó với hành vi quấy rối tình ục của sinh viên được đặt
trong mối quan hệ tác động qua lại với các yếu tố cá nhân và xã hội. Các yếu tố đặc
điểm tâm sinh lý của cá nhân, các yếu tố thuộc sự giáo dục của gia đình, các yếu tố
hồn cảnh, mơi trường đều tác động qua lại với nhau. Cách tiếp cận này cho phép
phân tích các yếu tố trong một hệ thống thống nhất, biện chứng.
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Khi sinh viên gặp phải hành vi quấy rối tình ục, các em thường lựa chọn
ứng phó bằng suy nghĩ tích cực, cảm xúc tích cực và hành động tích cực. Những
cách ứng phó bằng suy nghĩ tiêu cực, cảm xúc tiêu cực và hành động tiêu cực không
được sinh viên ưu tiên sử dụng.
- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các cách ứng phó của sinh viên với
các biến nhân khẩu về giới tính, khu vực sống, học lực của sinh viên, năm sinh viên
học, khối ngành học, trường sinh viên theo học.
- Một số yếu tố tâm lý cá nhân của sinh viên và tâm lý xã hội có ảnh hưởng có
thể tác động làm thay đổi các cách ứng phó của sinh viên khi gặp phải hành vi quấy
rối tình ục.
4.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Sinh viên ứng phó như thế nào khi gặp phải hành vi quấy rối tình ục?

- Có hay khơng sự khác biệt giữa các cách ứng phó với hành vi quấy rối tình
ục của sinh viên với các biến về giới tính, khu vực sống, học lực của sinh viên,
năm sinh viên học, khối ngành học, trường sinh viên theo học?
- Các yếu tố tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến các
cách ứng phó với hành vi quấy rối tình ục của sinh viên?
4.4. Các phương pháp nghiên cứu của luận án
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu
+ Phương pháp chuyên gia

4


+ Phương pháp thảo luận nhóm tập trung
+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
+ Phương pháp phỏng vấn sâu
+ Phương pháp nghiên cứu trường hợp
+ Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê tốn học
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1. Về lý luận
Luận án đã xây ựng cơ sở lý luận về ứng phó với hành vi quấy rối tình ục của
sinh viên; Xác định các khái niệm cơng cụ (ứng phó, hành vi quấy rối tình ục, ứng phó
với hành vi quấy rối tình ục của sinh viên); xác định các biểu hiện và ứng phó với hành
vi quấy rối tình ục của sinh viên và làm rõ một số yếu tố tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội
có ảnh hưởng đến cách ứng phó với hành vi quấy rối tình ục của sinh viên.
5.2. Về thực tiễn
Luận án đã chỉ rõ thực trạng ứng phó với hành vi quấy rối tình ục của sinh
viên, làm rõ thực trạng các cách ứng phó với hành vi quấy rối tình ục của sinh viên
trên tồn mẫu nghiên cứu và ở các nhóm. Đề tài phát hiện ra rằng: khi gặp hành vi
quấy rối tình ục, sinh viên ưu tiên sử dụng các cách ứng phó tích cực và ít sử dụng
các cách ứng phó tiêu cực.

Luận án làm rõ một số yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với hành vi quấy rối
tình ục của sinh viên, bao gồm các yếu tố tâm lý xã hội và một số yếu tố tâm lý cá
nhân của sinh viên. Trong đó, những yếu tố tâm lý xã hội ảnh hưởng lớn hơn và có
thể tác động làm thay đổi các cách ứng phó của sinh viên khi gặp phải hành vi quấy
rối tình ục. Luận án đã đề xuất một số kiến nghị giúp sinh viên phịng ngừa và ứng
phó tích cực với hành vi quấy rối tình ục.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án bổ sung thêm vào lý luận tâm lý học giáo dục,
tâm lý học xã hội một số vấn đề lý luận về ứng phó với hành vi quấy rối tình ục
của sinh viên.
6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo ành cho các trường đại
học, các nhà giáo dục, các gia đình có con ở độ tuổi sinh viên, là cơ sở để họ tìm ra
những biện pháp hữu hiệu trong việc giúp sinh viên ứng phó có hiệu quả với hành

5


vi quấy rối tình ục. Đó cũng là tài liệu hết sức bổ ích cho sinh viên trong trường
hợp sinh viên là nạn nhân của hành vi quấy rối tình ục.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận án
có 4 chương. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về ứng phó với hành vi
quấy rối tình ục của sinh viên; Chương 2: Cơ sở lý luận về ứng phó với hành vi
quấy rối tình ục của sinh viên; Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu;
Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về ứng phó với hành vi quấy rối tình ục
của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

6



Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ỨNG PHĨ VỚI HÀNH VI
QUẤY RỐI TÌNH DỤC CỦA SINH VIÊN

1.1. Những nghiên cứu về hành vi uấy ối t nh ục của sinh viên
1.1.1. Nghiên cứu xây dựng thang đo hành vi quấy rối tình dục của sinh viên
Các cơng trình nghiên cứu tập trung phân loại các hành vi quấy rối tình
ục, cách thức phản ứng và ứng phó lại với hành vi quấy rối tình ục của sinh
viên, trên cơ sở đó xây ựng thang đo quấy rối tình ục ở sinh viên nam và nữ
tại các trường đại học. Các nghiên cứu đã chỉ ra việc xác định các hành vi
quấy rối tình ục là rất khó khăn vì trong mỗi mơi trường làm việc, mơi
trường giáo dục và các nền văn hóa khác nhau có quan điểm, cách nhìn nhận
đánh giá khác nhau về các hành vi. Việc xây dựng công cụ đo lường hành vi
quấy rối tình

ục là rất khó khăn địi hỏi phải rất tinh vi và khéo léo

(Fitzgerald và cộng sự, 1995, tr 428). Các thang đo cũng cần chú ý đến sự
khác biệt về giới tính nam và nữ để có những nội dung phù hợp [54] [55].
Gelfand và đồng nghiệp (1995) đã tiến hành khảo sát thử thang đo về
hành vi quấy rối tình ục với các khía cạnh trên ba mẫu lớn phụ nữ; Mẫu 1
bao gồm 1746 nữ sinh viên đại học ở Mỹ, Mẫu 2 - 389 nữ sinh viên đại học từ
Brazil và Mẫu 3 - 307 nữ nhân viên đại học. Những người tham gia đã điền
vào phiên bản với bảng hỏi (SEQ) gốc gồm 25 item; hoặc là phiên bản dành
cho sinh viên (SEQ-E; Mẫu 1 và 2) hoặc phiên bản dành cho nhân viên (SEQW). Hai phiên bản khác nhau một chút, tức là SEQ-E hỏi về kinh nghiệm với
giáo sư hoặc người hướng dẫn (Bạn đã bao giờ ở trong tình huống giáo sư
hoặc người hướng dẫn kể những câu chuyện gợi dục chưa?) Và SEQ-W hỏi
về người giám sát hoặc đồng nghiệp (Bạn đã bao giờ rơi vào tình huống mà

người giám sát hoặc đồng nghiệp kể những câu chuyện gợi dục chưa?). Các
tác giả nhận thấy rằng cả hai phiên bản SEQ đều có độ tin cậy và hiệu lực
cao; hơn nữa, họ tiến hành phân tích nhân tố khẳng định cho từng nhóm và
kết quả của nó hỗ trợ giải pháp ba nhân tố trong tất cả các mẫu được nghiên
cứu; và một phân tích được thực hiện đồng thời trên cả ba mẫu cũng cho thấy

7


ba nhóm quấy rối tình ục là: quấy rối giới, quan tâm tình dục khơng mong
muốn và cưỡng bức tình dục. Qua đó, các tác giả khẳng định cấu trúc thang
đo quấy rối tình ục có sự khác biệt ở các môi trường khác nhau (người lao
động, sinh viên) và ở các nền văn hóa khác nhau (Mỹ, Brazil) [Dẫn theo 54].
Fitzgerald et al. (1995) bổ sung vào thang đo SEQ thêm một số mục mới
thể hiện một loại SH trong điều kiện hành vi. Thang đo gồm 54 item là những
hành vi quấy rối tình ục, và tiến hành khảo sát 150 nữ sinh viên tốt nghiệp.
Sau khi phân tích nhân tố và độ tin cậy tác giả giữ lại 20 item trong thang đo.
Thang đo mới, được sửa đổi (SEQW) này được khảo sát chính thức trên mẫu
gồm 1.188 nhân viên của một cơng ty cơng ích (1.156 bảng câu hỏi đã hoàn
thành, 448 phụ nữ). Kết quả cho thấy các hành vi quấy rối tình ục có sự
tương đồng về nhóm nhân tố so với các nghiên cứu khác, mức độ hài lòng
thấp đối với đồng nghiệp và người giám sát (Zickar, 1994, trong Fitzgerald và
cộng sự, 1995), sự rút lui trong tổ chức cao và cam kết thấp cũng như sự đau
khổ tâm lý cao (Schneider & Gradus, 1994, trong Fitzgerald và cộng sự,
1995), và sức khỏe tâm lý tồi tệ hơn (Gelfand & Drasgow, 1994, trong
Fitzgerald và cộng sự, 1995) [54] [96] .
Nghiên cứu quy mô lớn ở quân nhân (22399 phụ nữ và 5855 nam giới)
được thực hiện cho Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (Fitzgerald, Magley, Drasgow, &
Waldo, 1999; Magley, Waldo, Drasgow, & Fitzgerald, 1999; Donovan &
Drasgow, 1999) đã thích ứng thang đo SEQ và thang đo sửa đổi và điều chỉnh

cho phù hợp với môi trường quân sự, cũng như chung cho cả giới nam và giới
nữ, thang đo được tạo ra một phiên bản mới (SEQ-DoD. SEQDoD) bao gồm
26 item mỗi item có 5 phương án trả lời tương ứng với 5 mức độ trải nghiệm
hành vi quấy rối tình ục (0 - không bao giờ, 1 - một lần hoặc hai lần, 2 - đôi
khi, 3 - thường xuyên, 4 - rất thường xuyên), nghiên cứu này cho thấy hành vi
quấy rối tình ục ở phụ nữ bao gồm bốn loại: cưỡng bức tình dục, sự chú ý
tình dục khơng mong muốn và hai loại phụ của quấy rối giới: thù địch phân
biệt giới tính và thái độ thù địch tình dục [53] .
Mơ hình 4 nhóm nhân tố trên sau đó đã được thử nghiệm trên một mẫu
nam giới (Fitzgerald và cộng sự, 1999) kết quả cho thấy, cưỡng bức tình dục
8


và tấn cơng tình dục bị loại bỏ ra khỏi thang đo vì tỷ lệ rất thấp. Tuy nhiên,
các tác giả cho rằng ngoại trừ trường hợp loại trừ cụ thể này, cấu trúc của
thang đo quấy rối tình ục là giống nhau ở nam và nữ. Tuy nhiên, một phân
tích hoạt động thử nghiệm khác biệt (DTF) được thực hiện bởi Donovan và
Drasgow (1999) trên cùng một dữ liệu cho thấy SEQ-DoD không cho kết quả
giống nhau giữa nam và nữ [53] .
Nhìn chung, các thang đo về quấy rối tình ục gồm các nhóm nhân tố về:
cưỡng bức tình dục, quan tâm tình dục khơng mong muốn và quấy rối giới,
trong đó quấy rối giới, các thang đo cũng đã đưa thêm vào các yếu tố ảnh
hưởng khác có liên quan đến mơi trường, đến đặc điểm văn hóa, giới tính, và
các yếu tố khác để đo lường hành vi quấy rối tình ục. Đây là cơ sở để chúng
tôi thiết kế xây dựng thang đo áp ụng đo lường hành vi quấy rối tình ục ở
sinh viên và cách sinh viên ứng phó với hành vi quấy rối tình dục.
1.1.2. Thực tiễn hành vi quấy rối tình dục của trẻ em và của sinh viên
Các tác giả Barth, J., Bermetz, L., Heim, E., Trelle, S., & Tonia, T.(2013).
Nghiên cứu về tỷ lệ lạm dụng tình dục trẻ em hiện nay trên toàn thế giới. Các
tác giả đã phác thảo ra bức tranh khá tổng quát về thực trạng trẻ em bị lạm

dụng tình dục ở các quốc gia [38].
Các tác giả Berthelot, N., Godbout, N., Hébert, M., Goulet, M., &
Bergeron, S. (2014) phân tích về Tỷ lệ và mối tương quan của lạm dụng
tình dục trẻ em và hoạt động tư vấn cho các vấn đề tình dục cho trẻ em và
gia đình [40].
Tác giả Finkelhor, D. (2014) nghiên cứu về các biện pháp phòng chống
xâm hại tình dục trẻ em và vấn đề tương lai của trẻ em. Tác giả đã đưa ra một
số biện pháp về phồng chống xâm hại tình dục ành cho gia đình, nhà trường,
các tổ chức xã hội và dành cho chính các em [50].
Hilton, A. (2008) đã nghiên cứu tình trạng lạm dụng và bóc lột tình dục
các bé trai ở Campuchia. Tác giả đã phân tích khá sâu sắc thực trạng, hình
thức lạm dụng và bóc lột tình dục các bé trai ở Campuchia, cũng như nguyên
nhân của thực trạng này [61].
Korn, L. (2004) đã phân tích về tài liệu về phịng chống lạm dụng tình
9


dục trẻ em ở trường trong cuốn Cẩm nang của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ ,
ấn bản thứ 5 [66].
Các tác giả Lindert, J., Von Ehrenstein, OS, Grashow, R., Gal, G.,
Braehler, E., & Weisskopf, MG (2014) đã nghiên cứu về lạm dụng tình dục
và thể chất trong thời thơ ấu. Các tác giả này cho rằng sự lạm dụng này có
liên quan đến trầm cảm và lo lắng trong suốt cuộc đời của đứa trẻ [72].
Mitchell, KJ, Ybarra, ML, & Korchmaros, JD (2014) nghiên cứu về
quấy rối tình dục ở thanh thiếu niên có xu hướng tình dục và bản dạng giới
khác nhau. Trong nghiên cứu của mình các tác giả cũng phân tích vấn đề lạm
dụng trẻ em và bỏ bê trẻ em như một yếu tố tác động đến quấy rối tình dục ở
thanh thiếu niên [76].
Richardson, B.K, & Taylor, J. (2009) tìm hiểu về quấy rối tình dục từ
góc độ giao thoa giữa chủng tộc và giới tính. Các tác giả chỉ ra một mơ hình

lý thuyết về trải nghiệm quấy rối tình dục của phụ nữ da màu [84].
Yoon, Y., Cederbaum, JA, & Schwartz, A. (2018) nghiên cứu về lạm
dụng tình dục thời thơ ấu và ý định tự tử hiện nay ở thanh thiếu niên. Trong
nghiên cứu của mình các tác giả chỉ ra các kỹ năng đối phó tập trung vào
vấn đề và tập trung vào cảm xúc đối với hành vi lạm dụng tình dục đối với
trẻ thơ [105].
Các nhà nghiên cứu khảo sát và phân tích thực tiễn nhằm đánh giá mức
độ, các hình thức và cách thức ứng phó với hành vi quấy rối tình ục diễn ra
đối với sinh viên trong các trường đại học. Trên cơ sở đó, các nhà nghiên cứu
tìm ra sự khác biệt theo các yếu tố, từ đó đề xuất những chiến lược, cách thức
phịng ngừa và ứng phó với hành vi quấy rối tình ục cho sinh viên.
Theo các tác giả Børge Sivertsen, Morten Birkeland Nielsen, Ida E H
Madsen, Marit Knapstad, Kari Jussie Lønning, Mari Hysing (2019), quấy rối
tình ục được định nghĩa chính thức là các hành vi khơng mong muốn liên
quan đến tình dục được người bị quấy rối tình ục đánh giá là xúc phạm và
vượt quá khả năng đối phó của họ hoặc đe ọa sức khỏe của họ. Quấy rối tình
ục bao gồm các hành vi tình dục bằng lời nói và khơng lời khơng được hoan
nghênh, cũng như các hành vi thể chất không mong muốn mà người bị quấy rối
10


cảm thấy khó đối phó hoặc xử lý. Như vậy, quấy rối tình ục cũng bao gồm tấn
cơng tình dục, cưỡng hiếp và hiếp dâm. Một loạt các hậu quả tiêu cực liên quan
đến quấy rối tình ục đã được ghi nhận, trong đó quấy rối tình ục làm tăng
nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần. sinh viên bị quấy rối tình ục
cũng được chứng minh là có thành tích học tập k m hơn, cũng như có nhiều khả
năng tham gia vào các hành vi nguy cơ tăng như sử dụng ma túy, hành vi uống
rượu, chấp nhận rủi ro tình dục và rối loạn chức năng tình ục [41].
Trong một đánh giá có hệ thống gần đây về tài liệu, Børge Sivertsen,
Morten Birkeland Nielsen, Ida E H Madsen, Marit Knapstad, Kari Jussie

Lønning, Mari Hysing (2019) đã tổng hợp ước tính tỷ lệ quấy rối tình ục
trong các mẫu đại học dựa trên 34 nghiên cứu có tại Hoa Kỳ, được cơng bố từ
năm 2000 đến năm 2015. Các tác giả kết luận rằng trong khi tỷ lệ phổ biến
khác nhau rất nhiều, chủ yếu là do sự khác biệt về đo lường và xác định quan
hệ tình dục khơng mong muốn là hình thức quấy rối phổ biến nhất, sau đó là
cưỡng hiếp. Phần lớn các nghiên cứu báo cáo ước tính trên 20% ở nữ sinh
viên bị quấy rối tình ục, tỷ lệ ao động rộng từ 1,8% đến 34% sinh viên nữ
bị quấy rối tình ục. Đối với nam sinh viên, những phát hiện về quan hệ tình
dục khơng mong muốn cũng thay đổi đáng kể, từ 4,8% đến 31%. Về tội hiếp
dâm, tỷ lệ phổ biến ở phụ nữ ao động từ 0,5% đến 8,4%, trong khi tỷ lệ cố
gắng hiếp dâm ở phụ nữ ao động từ 1,1% đến 3,8%. Phần lớn các nghiên
cứu bao gồm chủ yếu tập trung vào sinh viên nữ da trắng. Ngoài ra, các tác
giả kêu gọi các nghiên cứu trong tương lai xác định khung thời gian các vụ
quấy rối tình ục khác nhau xảy ra để phân biệt rõ hơn những trải nghiệm vừa
xảy ra ở trường đại học với những trải nghiệm trong đời và thời thơ ấu [41].
Gần đây, tỷ lệ quấy rối tình ục và bạo lực cao cũng đã được báo cáo từ các
trường đại học châu Âu, một nghiên cứu lớn trên 42 000 phụ nữ từ 28 quốc
gia thuộc Liên minh châu Âu cho thấy 1/5 phụ nữ đã từng bị quấy rối tình dục
(khơng chỉ giới hạn trong khuôn viên trường).
Børge Sivertsen và cộng sự đã nghiên cứu về “Quấy rối và tấn cơng tình
dục giữa sinh viên đại học ở Na Uy: một nghiên cứu về tỷ lệ phổ biến”. Dữ
liệu lấy từ một cuộc khảo sát sức khỏe sinh viên quốc gia gần đây từ năm
11


2018 cho giáo dục đại học ở Na Uy, 50054 sinh viên tham gia nghiên cứu
(69,1% nữ) từ 18–35 tuổi đã tham gia, tỷ lệ phản hồi là 31%. Kết quả cho
thấy, tỷ lệ từng bị quấy rối tình ục là 24,2% (nữ 31,3%, nam 8,0%), 16,7%
(nữ 21,6%, nam 5,7%) cho biết đã bị quấy rối tình ục trong năm qua. Các
hình thức quấy rối tình ục phổ biến nhất từng trải qua là “khiêu gợi tình dục,

gợi ý hoặc nhận xét về cơ thể của sinh viên” và “chạm, ôm hoặc hôn không
mong muốn” (cả hai đều là 15,4%), trong khi cưỡng hiếp và hiếp dâm là
tương ứng 3,4%. và 2,1%. Việc tiếp xúc với tất cả các hình thức quấy rối tình
ục trong năm qua phổ biến hơn đáng kể ở phụ nữ và nhóm tuổi trẻ nhất. Các
sinh viên đã phạm tội quấy rối tình ục trong năm qua trong 18% –29%
trường hợp, một nhân viên trường đại học được báo cáo đã thực hiện hành vi
quấy rối trong 0,6% – 4,6% trường hợp [41].
Nghiên cứu hiện tại đã điều tra 3 nguồn tiềm ẩn của sự thay đổi trong
nhận thức của sinh viên đại học về quấy rối tình ục trong các tình huống giả
định là mối tương tác giữa giáo sư với sinh viên: giới tính của giáo sư và sinh
viên, đánh giá của người tham gia về hành vi quấy rối tình ục. Những người
tham gia hầu hết đều xác định các tương tác là quấy rối và họ cho rằng nam
giới là tội phạm và nữ giới là nạn nhân. Họ ít có khả năng coi các hành vi là
quấy rối khi chúng xảy ra giữa các thành viên cùng giới tính hoặc giữa một
giáo sư nữ và một sinh viên nam. Phụ nữ cởi mở hơn khi coi các tình huống là
quấy rối và nam giới không xem các hành vi tương tác giữa một giáo sư nữ và
một sinh viên nam là quấy rối. Tiền sử quấy rối tình ục cá nhân không ảnh
hưởng đến nhận thức của người tham gia [74]. Vohlýdalová (2011) khảo sát
700 sinh viên tại Đại học Prague, có 66% sinh viên cho biết học từng có trải
nghiệm về sự quấy rối giới tính, 18% từng bị gạ gẫm tình dục khơng mong
muốn và cuối cùng 9% sinh viên từng bị áp chế tình dục [101] .
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, cụm từ “quấy rối tình ục” được ghi
nhận trong Bộ luật Lao động năm 2012. Trong đó có 4 điều đề cập đến quấy
rối tình ục bao gồm: Điều 8, Các hành vi bị nghiêm cấm: Ngược đãi người
lao động, quấy rối tình ục tại nơi làm việc; Điều 37, Quyền đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động: Bị ngược đãi, quấy rối tình
12


ục, cưỡng bức lao động; Điều 182. Nghĩa vụ của lao động là người giúp việc

gia đình: Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có
hành vi ngược đãi, quấy rối tình ục; Điều 183. Những hành vi bị nghiêm
cấm đối với người sử dụng lao động: Ngược đãi, quấy rối tình ục, cưỡng bức
lao động, ùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình [16]. Tuy
nhiên, Bộ luật Lao động chưa đưa ra được khái niệm “quấy rối tình ục” để
chúng ta có thể hình dung hành vi nào, lời nói ra sao, điệu bộ, cử chỉ như thế
nào mới được xem là quấy rối tình ục. Năm 2015 với sự hỗ trợ và tham gia ý
kiến của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội đã phối hợp với Phòng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI),
Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam công bố Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối
tình ục tại nơi làm việc, trong đó đưa ra định nghĩa quấy rối tình ục đồng
thời liệt kê các hình thức quấy rối tình ục. Tuy đây khơng phải là một văn
bản quy phạm pháp luật nhưng nó được công bố bởi một cơ quan cấp trung
ương nên có thể coi là một nguồn tham khảo đáng tin cậy. Mặc dù vậy thì quấy
rối tình ục trong bộ quy tắc trên vẫn chỉ được đề cập ở lĩnh vực lao động; trong
khi quấy rối tình ục xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau, ở mọi nơi. Theo
văn bản này: “quấy rối tình ục là hành vi có tính chất tình dục gây ảnh hưởng
tới nhân phẩm của nữ giới và nam giới, đây là hành vi không được chấp nhận,
không mong muốn và không hợp lý làm xúc phạm đối với người nhận, và tạo ra
môi trường làm việc bất ổn, đáng sợ, thù địch và khó chịu” [1].
Như vậy, hai vấn đề mấu chốt để xác định quấy rối tình ục là thái độ
của nạn nhân bị quấy rối tình ục và tính chất gợi dục của hành vi quấy rối.
Một người chỉ bị buộc tội quấy rối tình ục khi hành vi quấy rối gây phiền hà
cho người bị quấy rối hoặc khi nạn nhân đồng tình chỉ vì muốn khỏi bị đối xử
tệ trong cơng việc, học tập…khi có những hành vi mang tính chất tình dục
khơng mong muốn, khơng được chấp nhận thì đó là quấy rối tình ục.
Tại Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu về hành vi quấy rối tình ục ở
sinh viên cịn khá ít. Tác giả Ngơ Thuỳ Dung (2019), nghiên cứu về “quấy rối
tình ục và phịng chống quấy rối tình ục trong trường đại học” đã chỉ ra môi
trường đại học là môi trường dễ xảy ra hành vi quấy rối tình ục [6].

13


Nhóm tác giả Nguyễn Thị Văn, Phạm Phương Chi (2019) nghiên cứu
“Nhận thức, thái độ của sinh viên về hành vi quấy rối tình ục, tạp chí nghiên
cứu gia đình và giới” cho thấy, nhận thức về hành vi quấy rối tình ục của
sinh viên nữ có xu hướng tốt hơn sinh viên nam, thái độ của sinh viên đối với
hành vi quấy rối tình ục thể hiện qua mức độ cảm xúc tiêu cực khá cao đối
với hành vi này, trong đó sinh viên nữ có điểm cảm xúc cao hơn sinh viên
nam. sinh viên nam nữ đều có suy nghĩ, thái độ đúng đắn với hành vi quấy rối
tình ục, tuy nhiên nam giới chọn thái độ im lặng hoặc phớt lờ tước hành vi
quấy rối tình ục nhiều hơn. Sự chuyển biến sang hành vi tích cực phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố như môi trường và hồn cảnh, nhận thức giới, truyền
thơng và tương tác xã hội [30]. Nghiên cứu này tiếp cận tìm hiểu nhận thức,
thái độ của sinh viên đối với hành vi quấy rối tình ục nơi cơng cộng.
Trên cơ sở tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới,
cho thấy, hành vi quấy rối tình ục diễn ra với nhiều hình thức khác nhau và để
lại hậu quả về thể chất, tâm lý cho nạn nhân khác nhau. Có nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến mức độ hành vi quấy rối tình ục ở sinh viên trong đó có các yếu tố
chủ quan và yếu tố khách quan như mơi trường sống, văn hóa xã hội.
nghiên

1.2.

vi

sinh viên

1.2.1. Các nghiên cứu ứng phó với hành vi quấy rối tình dục hướng vào
môi trường

Các nghiên cứu theo hướng này cố gắng phân loại hành vi quấy rối nào
được xem là những hành vi quấy rối tình ục hay khơng phải là hành vi quấy
rối tình ục. Trên cơ sở phân loại hành vi này có thể đề xuất những cách thức
ứng phó mang tính chất phịng ngừa và giải quyết tình huống hành vi xâm hại
tình dục đã xảy ra.
Theo tác giả R. K. A. Sang ,J. K. Kemboi ,R. O. Omenge (2016), ngay từ
năm 1964 hành vi quấy rối tình ục đã được đề cập trong luật nhân quyền của
Hòa Kỳ, năm 1986 tòa án liên bang tối cao coi hành vi quấy rối tình ục là
một kiểu phân biệt giới tính, trong đó sự trao đổi lợi ích và môi trường làm
việc thù địch đã được xác định. Ở Cana a, người có hành vi quấy rối tình
ục là tội phạm và những người vi phạm sẽ bị truy tố về tội “Tội phạm tình
14


×