Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Việt Nam nên ưu tiên mối quan hệ văn hoá với quốc gia nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.11 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA: VĂN HÓA HỌC

BÀI LUẬN GIỮA KỲ
TIẾP XÚC VÀ TIẾP BIẾN VĂN HỐ

Mơn : Tiếp xúc và Tiếp biến văn hoá
GV hướng dẫn : TS. Nguyễn Văn Hiệu
Sinh viên : Hoàng Huyền Trang
MSSV : 2056140048

2023


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................3
NỘI DUNG.................................................................................................................... 3
1. Tổng quan................................................................................................................... 3
2. Định vị văn hoá...........................................................................................................6
3. Mối quan hệ văn hoá cần được ưu tiên.......................................................................7
3.1 Các mối quan hệ văn hoá cần được ưu tiên................................................... 8
3.2 Nguyên nhân..................................................................................................9
3.2.1 Nhu cầu văn hoá......................................................................................... 9
3.2.2 Sự phát triển của nền văn minh.................................................................11
4. Những yếu tố nên được tiếp nhận và tiếp biến trong bối cảnh toàn cầu hoá............12
4.1 Yếu tố tiếp nhận...........................................................................................12
TỔNG KẾT................................................................................................................. 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................15



Câu hỏi :
Trong bối cảnh tồn cầu hố hiện nay, theo anh/chị Việt Nam nên ưu tiên
cho các quan hệ văn hoá nào và nên ưu tiên tiếp nhận, tiếp biến những gì ? Tại
sao?
MỞ ĐẦU
Tồn cầu hố trở thành một xu hướng tất yếu của thời đại, mở ra nhiều cơ hội
phát triển cho các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, khi bước
vào một “sân chơi” lớn với sự phức tạp của các nền kinh tế - chính trị - văn hố- xã
hội, Việt Nam cần có chiến lược hội nhập quốc tế phù hợp, để có thể vừa tiếp thu, tiếp
nhận những giá trị tiến bộ, tinh hoa của nhân loại, nhưng cũng đồng thời bảo vệ và gìn
giữ những giá trị tốt đẹp của riêng của mình.
Vì vậy, bài luận về vấn đề “Chúng ta nên ưu tiên gì cho các mối quan hệ văn
hoá và nên ưu tiên tiếp nhận, tiếp biến những gì trong bối cảnh tồn cầu hố” được
thực hiện, nhằm đưa ra những góc nhìn đa chiều hơn về vị trí, tầm quan trọng của văn
hố trong tiến trình tồn cầu hố. Qua đó có cách vận dụng, giải thích hợp lý các vấn
đề liên quan.

.
NỘI DUNG
1. Tổng quan
Các khái niệm
- Khái niệm tồn cầu hố :
Cho đến thời điểm hiện tại, có rất nhiều khái niệm liên quan đến tồn cầu hố từ các
học giả, nhà nghiên cứu như : “Tồn cầu hố được hiểu như cách thức diễn đạt một
cách ngắn gọn cái quá trình mở rộng phổ của các quan hệ sản xuất, giao tiếp và công


nghệ ra khắp thế giới. Quá trình này đã làm cho các hoạt động kinh tế và văn hoá đan
bện vào nhau” (Smith M.K and Smithe M (2002) : “Globalization: The Encyclopedia
of Informal Education”,).

Hay “Tồn cầu hố như một q trình (hoặc một tập hợp gồm nhiều quá trình ) Làm
biến dạng kết cấu không gian của các quan hệ và giao dịch xã hội. Quá trình này làm
nảy sinh các dòng chảy xuyên lục địa hoặc liên khu vực và làm xuất hiện các mạng
lưới hoạt động, tương tác giữa các quyền lực.” (David Herbert (2005), Religion and
Civil Society, Ashgate Publishing).
Hoặc “Tồn cầu hố có thể được định nghĩa là sự tăng cường các mối quan hệ xã hội
trên tồn thế giới, nối kết các địa phương xa xơi theo cách mà các diễn biến địa
phương được định hình bởi các sự kiện xảy ra cách xa nhiều dặm và ngược lại”
(Anthony Giddern, The Consequences of Modernity, Polity Press & Blackwell,
Publishers, 1990,p.64)
Tựu trung lại, có thể hiểu tồn cầu hoá là một xu thế khách quan của thời đại, là
quá trình gia tăng sự kết nối và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới trên
tất cả các lĩnh vực.
Nếu nhìn nhận tồn cầu hố như một q trình, vậy thì q trình đó đã bắt đầu
từ nhiều thế kỷ, nhiều thiên niên kỷ trước, khi cịn người ở các khu vực có sự trao đổi,
bn bán hàng hố với nhau. Thế nhưng, khi nhìn nhận tồn cầu hố như là một bối
cảnh của thời đại với những đặc trưng riêng của các mối quan hệ quốc tế như hiện tại,
thì tồn cầu hố bắt đầu từ thập niên 1990, khi chiến tranh lạnh kết thúc.
Roland Robertson - nhà xã hội học, người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “globalization”
đã nhấn mạnh tồn cầu hố như một thời đại bằng cách đưa ra định nghĩa. “Toàn cầu
hóa là khái niệm vừa quy chiếu tới sự nén ép của thế giới, vừa quy chiếu tới sự ý thức
về thế giới như một chỉnh thể. Trong nghiên cứu về tiếp xúc và tiếp biến văn hóa trong
bối cảnh tồn cầu hố, ý thức của chủ thể là một trong những nhân tố quan trọng giúp
tìm hiểu sâu hơn về vai trò của các yếu tố nội sinh, về độ khúc xạ…”
Ở thời điểm hiện tại, tồn cầu hố đã được các nhà nghiên cứu xác định là một tiến
trình khách quan với sự đóng góp đa dạng, đa chiều khắp nơi chứ không chỉ từ khoa
học, kỹ thuật như thời kỳ đầu. Song song đó, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, các


mối quan hệ trong bối cảnh này là các quan hệ hỗ tương tùy thuộc, được vận hành

theo quy luật thị trường với đặc điểm là công bằng, hợp lý và ai cũng có thể tiếp cận
được.

Tiếp nhận văn hố
Theo từ điển Bách khoa Văn hoá học : Tiếp nhận văn hố (L.adcultura.
P.Acculturation) là q trình một nhóm sắc tộc tiếp nhận văn hóa của một nhóm sắc
tộc khác tiến bộ hơn trong tiến trình giao lưu văn hóa giữa hai bên. Tiếp nhận văn hóa
là một hình thái truyền bá văn hóa. Tiếp nhận văn hóa chủ yếu dùng để chỉ những thay
đổi về văn hóa của những xã hội chưa cơng nghiệp hóa diễn ra do ảnh hưởng của xã
hội phương Tây đã cơng nghiệp hóa. Thí dụ như tác động của nền văn hóa Hoa Kỳ
đến những nhóm thổ dân Anh Điêng Bắc Mỹ ( (1) A.A. Radugin (Chủ biên): Từ điển
Bách khoa Văn hóa học, Vũ Đình Phịng dịch, Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật,
Hà Nội, 2002, tr. 448-449.)
Có thể hiểu tiếp nhận văn hố là một khía cạnh của vận động văn hố. Khi một
nhóm người, một cộng đồng “đón nhận” một giá trị văn hố “ngoại sinh” của một
nhóm người một cộng đồng khác và văn hố nội sinh của mình và có thể có những
biến đổi nhất định cho văn hố nhóm và cộng đồng người đó. Tiếp nhận văn hóa là
giai đoạn nằm trong quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa giữa các nền văn hóa với
nhau. Nền văn hóa tiếp nhận có thể tiếp thu, ảnh hưởng nguyên si hay được “bản địa
hóa” các yếu tố ngoại lai, tạo nên cái mới so với nền văn hóa trước đó.

Tiếp biến văn hố
Tiếp biến là một thuật ngữ có nội hàm phức tạp, vì vậy có rất nhiều nghiên cứu,
định nghĩa về thuật ngữ này, nhưng chưa thể thống nhất được khái niệm nào là chính
xác nhất. Tất cả đều mang tính tương đối, do đó khái niệm “Tiếp biến” được sử dụng
linh hoạt theo từng trường hợp, định hướng nghiên cứu cụ thể. Và trong bài luận sẽ sử
dụng khái niệm tiếp biến của nhóm 03 nhà nghiên cứu văn hoá nổi tiếng người Mỹ là
Robert Redfield, Ralph Linton và Melville J. Herskovits, được ghi trong “Bản ghi nhớ
dành cho việc nghiên cứu tiếp biến văn hóa”, được Hà Văn Tấn dịch như sau:



Với từ Acculturation, ta hiểu là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người có văn hố
khác nhau, tiếp xúc lâu dài và trực tiếp, gây ra biến đổi mô thức văn hố ban đầu của
một hay hai nhóm.
Mơ thức văn hoá
Từ định nghĩa trên, để hiểu hơn về khái niệm tiếp biến văn hố chúng ta cũng cần
phân tích yếu tố “Mơ thức văn hố”
Mơ thức văn hố có thể được hiểu theo hai hướng. Đầu tiên đó chính là những nét đặc
trưng riêng của một nền văn hoá được thể hiện dưới các bình diện văn hố như ngơn
ngữ, nghệ thuật, phong tục, tín ngưỡng,... Hướng thứ hai, mơ thức văn hố được xem
là một bộ phận nhỏ của văn hoá, là “chùm” các đặc điểm giá trị của một nhóm, tạo
nên những đặc trưng riêng, tức là các biểu thị, các dạng thức của một nền văn hố, ví
dụ như mơ thức ứng xử, mơ thức giao tiếp,... Và đây cũng là hướng nghiên cứu được
bài luận sử dụng.
Như vậy, cùng với khái niệm tiếp biến R. Redfield, ta có thể thấy sự tiếp biến chỉ thực
sự diễn ra khi có tác động từ bên ngồi, dẫn đến biến đổi về mơ thức văn hố, và chỉ
có những quan hệ trực tiếp, lâu dài và liên tục mới có thể dẫn đến những biến đổi
mang tính bề sâu này.
Thông qua việc hiểu nắm được bản chất của các khái niệm chính là nền tảng
quan trọng để bài luận phân tích những vấn đề đặt ra.
2. Định vị văn hoá
Định vị Văn hoá Việt Nam
Chủ thể
Chủ thể văn hóa Việt Nam là chủ thể văn hóa đa tộc người và là chủ thể của
một quốc gia dân tộc độc lập, có chủ quyền. Trong đó tộc người Việt chiếm đa số
(khoảng 86%). Tính thống nhất trong đa dạng của chủ thể văn hóa Việt Nam hiện nay
với tư cách là một dân tộc là kết quả của quá trình lịch sử lâu dài đấu tranh và kiến
tạo. Trong đó nổi bật là q trình ứng xử với các cộng đồng các nền văn hóa khác



trong những điều kiện tiếp xúc bình thường lẫn khơng bình thường. Tiếp cận văn hóa
Việt Nam từ góc độ nào cũng cần chú ý đến chính thống nhất và tính đa dạng này.
Trong cấu trúc đa dạng thành phần của văn hóa Việt Nam trong suốt lịch sử
người Việt đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành như một quốc gia Việt Nam
với diện mạo đặc trưng và đặc điểm nhiên hiện nay. Vì vậy, có thể lấy cụ thể văn hóa
Việt Nam là đại diện để nghiên cứu các tiếp xúc và kết nối văn hóa của chủ thể văn
hóa Việt Nam trong tiến trình lịch sử. Tùy trường hợp cũng có thể vận dụng quan
điểm tiếp cận chung để nghiên cứu các chủ thể văn hóa khác trong cộng đồng dân tộc
Việt Nam từ góc độ tiếp xúc và tiếp biến văn hóa.
Khơng gian văn hố
Như hầu hết các khu vực khác, Đông Nam Á là khu vực văn hóa có tính thống
nhất cao về điều kiện khí hậu cũng như khá đa dạng về địa hình và thời tiết. Làm nên
một khắc thể văn hóa lúa nước với ba yếu tố: văn hóa núi, văn hóa đồng bằng và văn
hóa biển. Trong đó Việt Nam được coi như một Đông Đông Á thu nhỏ khi nằm ở vị trí
trung tâm của khu vực với đủ cả ba yếu tố: văn hóa núi, văn hóa đồng bằng và văn hóa
biển. Vừa mang những đặc điểm chung của văn hóa cơ tầm Đơng Nam Á, vừa có
những đặc điểm văn hóa riêng so với các nền văn hóa khác trong khu vực.
Lịch sử văn hố Việt Nam
Tiến trình văn hóa Việt Nam có thể chia thành 6 giai đoạn: văn hóa tiền sử, văn
hóa Văn Lang – Âu Lạc, văn hóa thời chống Bắc thuộc, văn hóa Đại Việt, văn hóa Đại
Nam và văn hóa hiện đại. Sáu giai đoạn này tạo thành ba lớp: lớp văn hóa bản địa, lớp
văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực, lớp văn hóa giao lưu với phương Tây.
3. Mối quan hệ văn hoá cần được ưu tiên
Đặt trong bối cảnh tồn cầu hố , khi thế giới đang chuyển từ trật tự đơn cực đa
cực, với sự xuất hiện của nhiều trung tâm quyền lực quốc tế thì Việt Nam cần ưu tiên
xây dựng các mối quan hệ văn hố để tích cực chủ động tham gia hội nhập, tiếp thu
tinh hoa nhân loại nhưng vẫn đảm bảo tình hình an tồn an ninh quốc gia. Đặc biệt là
lưu tâm đến mối quan hệ với các nước lớn, cụ thể là Mỹ và Trung Quốc.



3.1 Các mối quan hệ văn hoá cần được ưu tiên

Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước láng giềng
có chung biên giới trên bộ và trên biển, chung mơ hình thể chế chính trị và có q
trình gắn bó tương tác sâu sắc về văn hóa và lịch sử lâu đời. Có thể tóm gọn mối quan
hệ Việt-Trung trong 6 chữ "vừa hợp tác, vừa đấu tranh". Đến tháng 5/2008, hai bên
nhất trí phát triển "quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện". Hiện nay, Việt Nam
mới chỉ thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Nga,Trung Quốc,
Ấn Độ và Hàn Quốc.
Quan hệ Việt-Mỹ là một trong những mẫu điển hình của sự thăng trầm từ “đối đầu
thù địch” đến “đối tác toàn diện”.
Từ năm 1955-1975, Mỹ đã kéo quân, đưa vũ khí vào Miền Nam gây ra cuộc chiến
tranh thảm khốc ở Việt Nam. Sau khi Mỹ rút quân khỏi Miền Nam Việt Nam, năm
1975, trong 2 thập niên tiếp theo (1975-1995), quan hệ Việt-Mỹ cực kỳ căng thẳng.
Chính quyền Mỹ qua nhiều thế hệ lãnh đạo đã sử dụng biện pháp bao vây, cấm vận về
kinh tế, chính trị với mục tiêu làm cho Việt Nam kiệt quệ về kinh tế, suy kiệt về chính
trị.
Năm 1995, quan hệ 2 nước được bình thường hóa, với phương châm “khép lại quá
khứ, hướng đến tương lai”, quan hệ Việt-Mỹ đã không ngừng phát triển. Hơn 20 năm
kể từ khi bình thường hóa, Việt-Mỹ đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diện (2013) và
hướng tới nâng cấp quan hệ trong một tương lai không xa.
Việc xây dựng mối quan hệ văn hóa trong bất cứ bối cảnh nào chỉ để phục vụ
cho mục tiêu duy nhất là giúp Việt Nam ngày càng cường thịnh. Trong bối cảnh tồn
cầu hố, Trung Quốc và Mỹ đều là hai quốc gia siêu cường, có nền văn minh phát
triển ở nhiều mặt và là quốc gia có tranh chấp với Việt Nam về vấn đề chủ quyền lãnh
thổ và kinh tế. Vì vậy, việc ưu tiên mối quan hệ văn hoá này là một việc làm cần thiết
xuất phát từ chính nhu cầu của đất nước cho đến tính tất yếu khách quan của thời đại.


3.2 Nguyên nhân

3.2.1 Nhu cầu văn hoá
Nhu cầu về văn hố vật chất
Chúng ta cần có sự trao đổi giao lưu hàng hoá với Mỹ và Trung Quốc khi hai
quốc gia này vừa là thị trường vừa là nguồn cung hàng hoá của nước ta lớn nhất của
ta. Để từ đó thị trường trong nước có sự đa dạng về mẫu mã và ngành hàng và thơng
qua q trình giao thương, để kinh tế ngày càng phát triển đáp ứng được nhu cầu vật
chất.
Năm 2020, Việt Nam là nước đối tác thương mại lớn thứ 6 trên thế giới từ năm
2020 của Trung Quốc. Đồng thời Trung Quốc cũng là đối tác thương mại, thị trường
nhập khẩu lớn nhất, đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Hoa
Kỳ. Việt Nam chủ yếu giao lưu với Trung Quốc thơng qua hình thức thứ 3. Xuất khẩu
nguyên nhiên liệu, khoáng sản. Nhập khẩu (NK), vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất
và tiêu dùng trong nước.
Đối với quan hệ Việt - Mỹ, trong nhiều năm qua, hợp tác thương mại luôn là
điểm sáng trong quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Kim ngạch thương mại song
phương đã tăng từ 6,78 tỷ USD năm 2005 lên 123,86 tỷ USD năm 2022. Đặc biệt,
năm 2022, Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam vượt mốc
100 tỷ USD.
Nhu cầu văn hoá tinh thần
Bên cạnh nhu cầu văn hoá vật chất, nhu cầu tinh thần cũng là nguyên nhân chính để
Việt Nam nên ưu tiên mối quan hệ văn hoá giữa Mỹ và Trung Quốc
Nhu cầu học hỏi phát triển.
Trung Quốc và Mỹ đều là những siêu cường trên thế giới với những mô hình phát
triển cực Kỳ thành cơng để Việt Nam tiếp nhận và học hỏi như
Có thể thấy, từ sự tăng trưởng thần kỳ của Trung Quốc có thể rút ra nhiều bài học cho
Việt Nam như phải tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và liên tục trong thời gian dài
đồng thời tiết kiệm tiêu dùng. Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng cao, có dự trữ ngoại
tệ lớn, nhưng có tỷ lệ tiêu dùng so với GDP mới đạt 54,1%, thấp nhất thế giới, nhờ



vậy mà hàng hóa của Trung Quốc tràn ngập thế giới. Hay duy trì lạm phát thấp nhờ
cung hàng hóa lớn hơn cầu, sức mua của dân cư, đặc biệt là nơng dân và vùng sâu
trong nội địa cịn thấp,..
Với Mỹ là thành công trong áp dụng thành tựu khoa học tiên tiến, chiêu mộ nhân tài,
sử dụng hợp lý vốn nước ngoài, xâm nhập thị trường thế giới bằng hàng hố chất
lượng, Các chính sách và hoạt động điều tiết cùng đội ngũ cán bộ lãnh đạo sáng suốt
đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế Mĩ, Nhật phát triển.
Nhu cầu khám phá du lịch
Ngoài ra, cũng về mặt tinh thần, có thể thấy nhu cầu khám phá trải nghiệm những
vùng đất mới cũng là một trong những nhu cầu cơ bản không thể thiếu, nhất là khi con
người có điều kiện kinh tế nhất định, dẫn đến các hoạt động đi du lịch và tổ chức du
lịch.
Nhu cầu văn hoá xã hội
Đây là nhu cầu được chú ý hơn cả vì nó là xuất phát điểm dẫn đến thiết lập mối quan
hệ đa chiều giữa Trung Quốc - Việt Nam - Mỹ để hỗ trợ nhau, không xâm phạm nhau
và hỗ trợ nhau khi cần.
Trong mối quan hệ Mỹ -Việt Nam -Trung Quốc, Việt Nam là nước nhỏ, dễ bị tổn
thương nhất. Khi muốn kiềm chế Trung Quốc, Mỹ coi Việt Nam là một mắt xích trong
chiến lược bao vây này, cịn Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa coi Việt Nam là
tiền đồn chống chủ nghĩa đế quốc.
Mỹ tranh thủ vị thế của Trung Quốc trong quan hệ với Việt Nam, thông qua Trung
Quốc để tác động đến Việt Nam, còn Trung Quốc luôn muốn sử dụng giá trị của vấn
đề Việt Nam để tăng lợi thế trong quan hệ với Mỹ. Việt Nam có vị trí “gần sát trung
tâm của chiến lược tái cân bằng” ở châu Á bởi “Việt Nam là một quốc gia đang vươn
lên… là một đối tác chủ chốt trong ASEAN vào một thời điểm mà sự tham gia của
Mỹ trong các tổ chức (khu vực)… đang tăng tốc. Việt Nam cũng là một đối tác đàm
phán quan trọng của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương”.
Hiện nay, duy trì chính sách “cân bằng động” trong quan hệ với các nước lớn là một
trong những vấn đề cần được Việt Nam chủ động, tích cực, linh hoạt và xử lý kịp thời.
Trung Quốc là nhân tố quan trọng và có thể gây trở ngại, nhưng cũng tạo ra khơng ít



chất xúc tác khiến Việt Nam cải thiện mối quan hệ với Mỹ trong nhiều vấn đề quốc tế.
Những hành động “khơng thiện chí” của Trung Quốc đã buộc chúng ta phải gia tăng,
củng cố sức mạnh tổng thể và tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, trong đó có
tiếng nói của Mỹ.

Xuất phát từ chính những nhu cầu của Việt Nam, có thể thấy muốn phát triển
và đưa Việt Nam hưng thịnh phải luôn đặt Việt Nam trong mối quan hệ tương tác và
học hỏi lẫn nhau đặc biệt là đối với Trung Quốc và Mỹ vì đây để đáp ứng những nhu
cầu văn hố vật chất, văn hoá tinh thần và văn hoá xã hội. Cả Trung Quốc và Mỹ Hai
quốc gia siêu phát triển có sức ảnh hưởng và chi phối nhiều hoạt động của thế giới, có
những thành tựu, khoa học kỹ thuật đáng để học tập và làm theo.Và nếu khơng có sự
định hướng chính xác, sẽ gây ra những hậu quả ảnh hưởng đến an toàn an ninh quốc
gia.
3.2.2 Sự phát triển của nền văn minh
Với sự gia tăng phát triển các thành tựu khoa học của mình Trung Quốc và Mỹ
đang có sức lan tỏa rộng rãi hơn bất kỳ các quốc gia nào, đã tự tiêu chuẩn hóa bản
thân và tầm ảnh hưởng toàn cầu dẫn đến việc người ta chấp nhận về tính động bộ của
hành vi con người. Vì vậy, việc chịu ảnh hưởng của hai quốc gia hùng cường này là
một điều mang tính tất yếu và khách quan.
Do đó thay vì chịu ảnh hưởng mang tính bị động, chúng ta nhìn nhận trước những tiến
bộ văn minh của hai cường quốc này và sẵn sàng có cách áp dụng hợp lý, để khúc xạ
nó trở thành một yếu tố phù hợp hơn với quốc gia.

Tuy nhiên cũng cần phải nhìn nhận, mối quan hệ Việt Nam Trung Quốc hay
Việt Nam - Mỹ chỉ nên là mối quan hệ ưu tiên chứ không thể trở thành mối quan hệ
duy nhất và lệ thuộc hoàn toàn. Khi cả hai quốc gia đều có những mâu thuẫn tranh
chấp với Việt Nam và với chính bản thân mỗi nước về vấn đề lãnh thổ và kinh tế. Việt
Nam cần có sự tỉnh táo, linh hoạt trong việc xây dựng quan hệ văn hố. Khơng nên

q ưu tiên một mối quan hệ nào, cũng không nên quá làm ngơ và chỉ tập trung xây


dựng với hai quốc gia này. Theo đó Việt Nam cần song song xây dựng các mối quan
hệ với khu vực như Asean, EU,...để đa dạng các mối quan hệ, tạo điều kiện tốt nhất
cho sự phát triển của Việt Nam.
4. Những yếu tố nên được tiếp nhận và tiếp biến trong bối cảnh tồn cầu hố.
4.1 Yếu tố tiếp nhận
Thơng qua q trình khơng ngừng kết nối trong thời đại tồn cầu hố, Việt
Nam có cơ hội tiếp nhận những tinh hoa văn hố nhân loại khơng chỉ là khoa học kỹ
thuật ngơn ngữ mà cịn là văn hố đại chúng, văn hố nghệ thuật. Để từ đó làm đa
dạng, phong phú thêm bức tranh văn hoá trong nước. Điển hình như việc tiếp nhận
nghệ thuật Drones Art và kỹ thuật dựng phim từ Hollywood.
Theo giải thích từ giáo sư giáo sư Arthur Holland Michel, nhà văn – nhà nghiên
cứu kiêm đồng sáng lập của “Trung tâm nghiên cứu Drone” thuộc Viện nghiên cứu
Đại học Bard, Hoa Kỳ – “Drones Art là hình thức nghệ thuật trong đó có sử dụng
Công nghệ Máy bay không người lái (UAV) vào q trình sáng tác tác phẩm và biến
nó thành một đối tượng chính để thể hiện ý tưởng nghệ thuật của nghệ sĩ.”
Trước đây Drones hay máy bay không người lái được phục vụ cho mục đích quân sự.
Từ năm 2010 trở về đây, Drone đã được chính phủ của nhiều quốc gia dân sự hóa, có
mặt trong nhiều lĩnh vực hơn ngồi mục đích qn sự. Đặc biệt là trong các ngành
cơng nghiệp, từ các hoạt động tìm kiếm cứu nạn cho đến vận chuyển hàng hóa và
phục vụ cho nhu cầu giải trí.
Lần đầu tiên Drone được sử dụng như một công cụ thực hành nghệ thuật vào năm
2007, khi nữ nghệ sĩ Addie Wagenknecht dùng một chiếc máy bay khơng người lái có
gắn bình phun sơn để vẽ các tác phẩm trừu tượng Black Hawk (Black Hawk mang
nghĩa Diều hâu đen, đồng thời ám chỉ những chiếc máy bay).
Drones Art đặc biệt ở chỗ, nó là sự kết nối giữa nghệ thuật và công nghệ. Cuộc “trao
đổi ngôn ngữ” đến từ hai lĩnh vực tưởng chừng như là trái ngược vơ hình lại cộng
hưởng và nâng đỡ lẫn nhau một cách không ngờ tạo ra những ấn tượng mạnh mẽ cho

thị giác. V.Có thể nói, đây là một loại hình nghệ thuật mang giá trị thẩm mỹ, sáng tạo


cao, nhưng ở Việt Nam chưa thật sự có nhiều người biết và được trải nghiệm loại hình
nghệ thuật này. Gần đây nhất, Nha Trang đã thử nghiệm loại hình nghệ thuật này tại
Festival biển 6/2023 và tạo được tiếng vang cho du lịch thành phố nhờ yếu tố nghệ
thuật độc đáo này.

Tiếp đến yếu tố thứ hai mà Việt Nam nên ưu tiên tiếp nhận đó chính là các kỹ
thuật dựng phim làm phim của điện ảnh thế giới.
Nếu xét về biên độ lịch sử, thời gian hình thành phát triển của điện ảnh Việt Nam có
bề dày tương đương với Hollywood. Nhưng nếu xét về những thành tựu điện ảnh
nước ta đã làm được thì lại khơng thể so bì được. Điện ảnh Việt Nam dù có những
thành cơng nhất định, nhưng khơng thể phủ nhận tình trạng “dậm chân tại chỗ”, khi
các nội dung, tình tiết cũng như cách quay dựng phim khơng có sự đột phá. Vì vậy
việc tiếp nhận những kỹ thuật dựng phim ở Hollywood là một việc làm cần thiết. Từ
việc lựa chọn xây dựng nội dung kịch bản cho đến những tạo tình tiết, nút thắt hay kỹ
thuật quay dựng,... chúng ta đều có thể học hỏi từ nền cơng nghiệp điện ảnh này. Và
để một ngày nào đó khơng xa, người dân Việt Nam khơng cịn phải than câu : “Xem
phim Việt Nam là đang lãng phí cơng sức lao động của bản thân mình”.

4.2 Yếu tố tiếp biến
Văn hố là một hệ thống có tính mở, tính năng động. Văn hố mang trong đó
tính linh hoạt sáng tạo và chủ động thay đổi những giá trị “lỗi thời” khơng cịn phù
hợp với thời đại. Và trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay, theo tơi chúng ta nên có
sự tiếp biến về mô thức ứng xử với xã hội, trong quan niệm tư tưởng “sĩ nông công
thương”, Thương là những người hoạt động buôn bán. Trong tư tưởng tứ dân, vai trò
của họ bị đặt ở hàng thấp nhất trong xã hội. Điều này xuất phát từ thực tế nền kinh tế
tự cung tự cấp và tính tự trị của làng xã gần như khơng có nhu cầu trao đổi hàng hoá
ra khỏi phạm vi cư trú, những người hành nghề bn bán do đó phải năng động, sịng

phẳng, thậm chí gian lận mới có lãi. "Bn gian bán lận" đã trở thành cụm từ phổ biến
cho tới tận ngày nay, đó là điều mà một xã hội thuần nông coi trọng lễ nghĩa không
muốn chấp nhận. Trong quan niệm, người Việt ta xưa cho rằng nghề kinh doanh chỉ là


buôn nước bọt, mua chỗ này rẻ rồi bán chỗ kia đắt, ăn chênh lệch, không làm ra của
cải vật chất, sản phẩm tinh thần cho xã hội.
Bên cạnh đó, vì hàng ngàn năm sớng tự cấp tự túc bằng một nền kinh tế tiểu
nông sản xuất nhỏ là phổ biến, với chế độ phong kiến nông nghiệp cổ truyền thường
xuyên đeo đuổi chính sách “trọng nông ức thương” là chủ yếu, hơn nữa lại mới vừa
phải trải qua một cuộc chiến tranh dai dẳng với cơ chế quan liêu bao cấp. Do đó tư
tưởng “sĩ - nơng- cơng thương” đã hằn sâu trong nếp nghĩ, nếp làm mọi người thậm
chí đã trở thành nếp vận hành của toàn bộ đời sống xã hội kéo dài tận sau ngày giải
phóng thớng nhất đất nước, vì vậy đến hiện thời chúng ta vẫn chưa có một nền văn
hóa kinh doanh đúng nghĩa và chưa thật sự coi trọng kinh doanh. Và rõ ràng trong
thời đại hội nhập toàn cầu, đội ngũ “thương nhân” luôn được xem là một trong những
nhân tố có ý nghĩa quyết định nhằm thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu,
nâng cao vị thế của nền kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế. Vì vậy, việc có sự tiếp
biến trong mô thức ứng xử này, thay đổi nhận thức về vai trị của “sĩ - nơng-cơng
-thương” là một việc làm cần thiết, để từ đó xây dựng và phát triển Việt Nam ngày
càng hiện đại và văn minh.

TỔNG KẾT
Khi tồn cầu hố đã và đang khơng ngừng ảnh hưởng đến sự phát triển của các
quốc gia, đã khiến quá trình giao lưu, hội nhập, tiếp biến văn hoá trở thành một xu thế
khách quan của thời đại. Tồn cầu hố được ví như con dao hai lưỡi, vừa có mặt tích
cực vừa có mặt tiêu cực, vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức. Và đứng trên đầu con
dao hai lưỡi ấy, Việt Nam cần giải quyết vấn đề thích ứng và phát triển văn hố ra sao
? Lựa chọn nào mơ hình văn hố nào sẽ thực sự phù hợp với lịch sử phát triển của đất

nước ?
Bài luận đã phân tích những nguyên nhân Việt Nam nên ưu tiên mối quan hệ
văn hoá với Trung Quốc và Mỹ. Đó là những lý do xuất phát từ nhu cầu văn hố và
tính xu thế khách quan của thời đại. Bên cạnh đó, bài luận cũng trình bày những quan


điểm cá nhân về những yếu tố nghệ thuật, mô thức ứng xử nên được Việt Nam tiếp
nhận, tiếp biến trong thời đại này. Qua đó, hy vọng đã cung cấp những thơng tin thiết
thực, bổ ích để vận dụng giải thích hợp lý các vấn đề liên quan. Song vì một vài lý do
khách quan cũng như chủ quan, bài luận cịn khá nhiều thiết sót và chỉ mang tính chất
tham khảo, rất mong nhận được sự góp ý để ngày càng hoàn thiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Robert Redfield (Chairman), Ralph Linton, Melville J. Herskovits, 1936,
Memorandom for the study of Acculturation, (N.s., 38, 1936).
/>0330
2. Eric Hobsbawm, T. Ranger, 2004, Hobsbawm, E & Ranger, T. The
invention of Traditional, Cambridge University Press.
/>95DC86BE856F321C34B3
3. TS. Nguyễn Văn Hiệu (2020), Tiếp xúc và tiếp biến văn hố, NXB ĐHQG - TP
HCM.
4. TS. Hồng Vĩnh Thắng (2020), Quan hệ thương mại Việt Trung, Một chặng
đường nhìn lại (Phần 1), Bộ Cơng Thương Viện nghiên cứu chiến lược, chính
sách cơng thương
/>
(Truy

cập

ngày


30/05/2023 vào lúc 18:00)
5. Ngọc Minh (2006), Những bài học phát triển của Trung Quốc, Báo Thanh
Niên Việt Nam số ngày 22/08/2006
/>(Truy cập ngày 28/05/2023 vào lúc 18:00)


6. ThS Đoàn Thị Mai Liên (2020), Xử lý đúng đắn mối quan hệ của Việt Nam với
Mỹ và Trung Quốc góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền, mơi trường hịa
bình, ổn định để phát triển đất nước, Tạp chí điện tử Lý Luận chính trị số ra
ngày

19/11/2020

/>i-quan-he-cua-viet-nam-voi-my-va-trung-quoc-gop-phan-giu-vung-doc-lap-chu
-quyen-moi-truong-hoa-binh-on-dinh-de-phat-trien-dat-nuoc.html (Truy cập
ngày 24/05/2023 vào lúc 17:00)



×