Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN: “THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI THÀNH PHỐ BẮC NINH” THUỘC CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẤP THOÁT NƯỚC BẮC NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.9 KB, 128 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học nông nghiệp hà nội

-------------***-------------

BùI THị THủY

GIảI PHáP NÂNG CAO HIệU QUả SảN XUấT
KINH DOANH CủA CÔNG TY Cổ PHầN
XUấT KHẩU THủY SảN II

Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh

Chuyờn ngnh : Quản trị kinh doanh
Mã số
: 60.34.05
Ngêi híng dÉn khoa häc: PGS.TS. ngun h÷u ngoan


hµ néi - 2011

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.


Tác giả luận văn

Bùi Thị Thủy

i


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngoan,
người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài,
cũng như trong q trình hồn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo Viện sau đại học; khoa Kế
toán & quản trị kinh doanh, đặc biệt là các thầy cô trong Bộ mơn Tài chính
(Trường Đại học Nơng nghiệp Hà Nội); các bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và
người thân đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong thời gian thực hiện đề tài và hồn
chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tơi cũng xin chân thành cám ơn Công ty Cổ phần Xuất khẩu thủy sản 2
Quảng Ninh đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tơi hồn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2011

Tác giả luận văn

Bùi Thị Thủy

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................ii
Mục lục............................................................................................................iii
Danh mục các ký hiệu viết tắt...........................................................................v
Danh mục bảng................................................................................................vi
Danh mục biểu đồ, sơ đồ.................................................................................vii
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................................................................I
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................................................II
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ........................................................................................................................VII
PHẦN I. MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................1
...................................................................................................................................................................................1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI............................................................................................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI..................................................................................................2
1.2.1 MỤC TIÊN CHUNG ....................................................................................................................................2
1.2.2 MỤC TIÊU CỤ THỂ.....................................................................................................................................2
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................3
PHẦN II. CƠ CỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.................................................................................................4
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................................................................4
2.1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ.......................................................................................4
2.1.2. BẢN CHẤT CỦA HIỆU QUẢ KINH TẾ.................................................................................................8
2.1.3. Ý NGHĨA CỦA NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH ............................................9
2.1.4. SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ.........................................................................10
2.1.5. PHÂN LOẠI HIỆU QUẢ...........................................................................................................................12
2.1.6. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH .13
2.1.7. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TRONG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THUỶ SẢN............16
2.1.7.1.ĐẶC ĐIỂM CHUNG TRONG CHẾ BIẾN THUỶ SẢN XUẤT KHẨU.........................................16
2.1.7.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHẾ BIẾN TSXK...............................18
2.1.8. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, HIỆU QUẢ

SẢN XUẤT KINH DOANH ...............................................................................................................................22
2.1.9. NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH.............................................25
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN......................................................................................................................................25
2.2.1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THUỶ SẢN Ở MỘT SỐ NƯỚC
TRÊN THẾ GIỚI..................................................................................................................................................25
2.2.2. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
..................................................................................................................................................................................31
2.3. TỔNG QUAN VỀ CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU.................................................................34

iii


PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................................................................36
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT KHẨU THUỶ SẢN II-QUẢNG NINH.36
3.1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN
XUẤT KHẨU THUỶ SẢN II-QUẢNG NINH.................................................................................................36
3.1.2. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY..................................................................................37
3.1.3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CƠNG TY........................................39
3.1.4. ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ CHẾ BIẾN THUỶ SẢN TẠI CÔNG TY......................48
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:..............................................................................................................51
3.2.1. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, THU THẬP SỐ LIỆU: ........................................................................51
3.2.2. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU, THÔNG TIN: .............................................................................51
3.2.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH................................................................................................................51
3.2.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KINH DOANH....................................................................................52
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................................................................53
4.1. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY............................53
4.1.1. KẾT QUẢ CHẾ BIẾN SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY..........................................................................53
4.1.2. KẾT QUẢ THU MUA SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY..........................................................................56
4.1.3. KẾT QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY..........................................................................58

4.1.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM ...............66
4.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY..........................................67
4.2.1. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CƠNG TY.........................68
4.2.2. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY ...................................................................................................................................71
4.2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT KHẨU THUỶ SẢN QUẢNG NINH. .96
4.2.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT KHẨU THUỶ SẢN II-QUẢNG NINH..............................................101
PHÂN V. KẾT LUẬN.........................................................................................................................................115
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................................119

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
HQKT: Hiệu quả kinh tế
VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm
SXKD: Sản xuất kinh doanh
TSXK: Thuỷ sản xuất khẩu
HACC: Trình độ quản lý chất lượng sản phẩm
GMP: Quy phạm sản xuất chuẩn
SSOP: Quy trình vệ sinh chuẩn
SXBQ: Sản xuất bình quân
VCĐ: Vốn cố định
VLĐ: Vốn lưu động
NSNN: Ngân sách nhà nước
MMTB; Máy móc thiết bị
TSCĐ: Tài sản cố định
KHKT: Khoa học kỹ thuật

KCS: Kiểm tra chất lượng sản phẩm
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
CTCP : Công ty cổ phần
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
NVL: Nguyên vật liệu

v


DANH MỤC BẢNG
BẢNG 2.1: SẢN LƯỢNG THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM TỪ 1990 ĐẾN 2009..........................................16
BẢNG 3.1.TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CƠNG TY QUA 3 NĂM ( 2007-2009)...................................42
BẢNG 3.2.TÌNH HÌNH VỐN CỦA CƠNG TY QUA 3 NĂM 2007-2009..................................................45
BẢNG 3.3.TÌNH HÌNH TRANG BỊ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY........................47
BẢNG 4.1. KẾT QUẢ CHẾ BIẾN SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2007-2009)..................55
BẢNG 4.2. KẾT QUẢ THU MUA CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM..............................................................57
BẢNG 4.3. KẾT QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM.......................................60
BẢNG 4.4. DOANH THU TIÊU THỤ SẢN PHẨM CÁC TRONG 3 NĂM..............................................62
BẢNG 4.5. SẢN LƯỢNG CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU QUA 3 NĂM................................................63
BẢNG 4.6.KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG QUA 3 NĂM.................................................65
BẢNG 4.7. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH QUA 3 NĂM.....................................67
BẢNG 4.8. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY........................................................69
BẢNG 4.9. CƠ CẤU SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ THEO THỊ TRƯỜNG.....................................................74
BẢNG 4.10. CƠ CẤU GIÁ TRỊ KIM NGẠCH THEO THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ.................................76
BẢNG 4.11. GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU THUỶ SẢN BÌNH QUÂN.................................................................79
BẢNG 4.12. ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ CẢ VÀ SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ.................................................80
BẢNG 4.13. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ CỦA CƠNG TY QUA 3 NĂM...........................................82
BẢNG 4.14. CƠ CẤU CHI PHÍ THEO TỪNG KHOẢN MỤC GIÁ THÀNH...........................................85
BẢNG 4.15. TÌNH HÌNH THU MUA NGUN LIỆU CỦA CƠNG TY QUA 3 NĂM...........................87
BẢNG 4.16. ẢNH HƯỞNG CỦA TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ SXKD.....................89

BẢNG 4.17. ẢNH HƯỞNG CỦA TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG....................................................95
BẢNG 4.18. QUY HOẠCH THEO NHÓM SẢN PHẨM ĐẾN NĂM 2020...............................................103
BẢNG 4.19. QUY HOẠCH CÔNG SUẤT CHẾ BIẾN THUỶ SẢN ĐÔNG LẠNH ĐẾN NĂM 2020..103
BẢNG 4.20. MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐẾN NĂM 2015-2020....................105

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Trình độ lao động của Công ty qua 3 năm......................................43
Biểu đồ 3.2. Kết quả tiêu thụ của Công ty..........................................................61
Biểu đồ 3.3. Sản lượng các mặt hàng xuất khẩu.................................................64
Biểu đồ 3.4. Doanh thu hoạt động SXKD..........................................................64
SƠ ĐỒ 1 : TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY.............40
SƠ ĐỒ 2 : QUY TRÌNH SẢN XUẤT TƠM BỎ VỎ, BỎ ĐẦU NHÚNG ĐƠNG LẠNH..........................50
SƠ ĐỒ 3: QUY TRÌNH SẢN XUẤT MỰC ỐNG NGUYÊN CON LÀM SẠCH ĐÔNG LẠNH.............50

vii


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết đề tài
Thủy sản là nguồn thực phẩm giầu vitamin, dễ tiêu hóa, có giá trị dinh
dưỡng cao và có tính biệt dược nên từ lâu sản phẩm thủy sản ln đóng vai
trị quan trọng trong thực đơn hàng ngày của mỗi gia đình người Việt nói
riêng và tất cả các quốc gia nói chung. Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày
càng tăng của con người việc chế biến và xuất khẩu thủy sản đang là chiến
lược phát triển của mỗi quốc gia có tiềm năng về ngành thủy sản.
Việt Nam có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển ngành thủy
sản. Có bờ biển dài với tiềm năng vơ cùng dồi dào về mặt nước và tài nguyên

sinh vật biển rất đa dạng
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường nước, ta đã đạt được những
thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong việc phát triển kinh tế mà ngành Thủy sản đóng vai trị quan trọng và có những bước phát triển
khơng ngừng. Các chỉ tiêu chủ yếu đề ra của ngành thuỷ sản trong chiến lược
phát triển kinh tế, xã hội đã hoàn thành vượt mức, được xếp vào ngành có tốc
độ tăng trưởng cao và có giai đoạn đã được Đảng và Nhà nước xác định là
ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước. Hàng năm ngành Thủy sản đem lại cho
nước ta một khoản kim ngạch đáng kể và giá trị này tăng nhanh qua các năm.
Công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản II là doanh nghiệp Nhà nước hoạt
động theo cơ chế thị trường, phương hướng hoạt động của doanh nghiệp là
chế biến các sản phẩm thủy sản để phục vụ xuất khẩu là chủ yếu. Trong
những năm qua các doanh nghiệp đã đầu tư nâng cấp hệ thống máy móc thiệt
bị nhà xưởng lên tới hàng chục tỷ đồng để phục vụ cho sản xuất. Đặc biệt
công ty đã được đầu tư dây chuyễn công nghệ cao cho chế biến thủy sản xuất
khẩu tạo ra những sản phẩm có chất lượng tơt.

1


Tuy nhiên hiện nay công ty đang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt với các
doanh nghiệp cùng ngành trong tỉnh và các địa phương lân cận. Muốn tạo ra
nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định cung cấp cho chế biến xuất khẩu địi hỏi phải
có sự liên kết chặt chẽ với các hộ nuôi, doanh nghiệp nuôi trồng và cả các ngư
dân, doanh nghiệp đánh bắt không chỉ ở trong tỉnh mà còn phải phát triển các các
tỉnh miền trung và miền nam. Bên cạnh đó doanh nghiệp phải phát triển thị trường
tiêu thụ, phát triển các mặt hàng có chất lượng cao cải tiến cơng tác quản lý. Áp
dụng kỹ thuật mới để giảm giá thành tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.
Để các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì việc
phân tích đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra những tồn tại và các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhằm giúp

các doanh nghiệp thấy được những điểm mạnh điểm yếu cơ sở đó đưa ra các
biện pháp giải pháp khắc phục điểm yếu và phát huy những điểm mạnh của
mình để đạt được hiệu quả cao hơn trong tương lai
Từ những thực tiễn trên và được sự đồng ý của doanh nghiệp chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
của công ty cổ phần xuất khẩu thuỷ sản II”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiên chung
Trên cơ sở đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty
cổ phần xuất khẩu thuỷ sản II đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh của cơng ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
* Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về các hoạt động
xuất khẩu hàng hố nói chung và xuất khẩu thuỷ sản nói riêng
* Đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ
phần xuất khẩu thuỷ sản II. Từ đó tìm những ngun nhân ảnh hưởng đến
hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
2


* Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
của công ty cổ phần xuất khẩu thuỷ sản II.
* Đinh hướng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu
thuỷ sản đông lạnh của công ty một cách bền vững.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về hiệu quả sản
xuất kinh doanh của công ty cổ phần xuất khẩu thuỷ sản II - Quảng Ninh.
* Phạm vị nghiên cứu của đề tài
+ Phạm vị về không gian : Công ty cổ phần xuất khẩu thuỷ sản II Quảng Ninh.

+ Phạm vị về nội dung: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ
phần xuất khẩu thuỷ sản II - Quảng Ninh.
+ Phạm vị về thời gian: Dự kiến ít nhất là 3 năm (2007 - 2009). Điều tra
thực trạng năm 2010 và dự báo năm đến năm 2015

3


PHẦN II. CƠ CỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế
2.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả là một phạm trù trọng tâm cơ bản của khoa học kinh tế và
khoa học quản lý. Hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn
lực để đạt được kết quả nhất định. Song việc phân tích, đánh giá nâng cao
hiệu quả là một vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp mà nhiều vấn đề lý luận
và thực tiễn chưa giải quyết tốt. [Thái Bá Cẩn, 1998]
Hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù phản ánh chất lượng của các
hoạt động kinh tế. Theo ngành thống kê định nghĩa thì HQKT là phạm trù
kinh tế, biểu hiện của sự tập trung phát triển theo chiều sâu, phản ánh trình độ
khai thác các nguồn lực và sự chi phí các nguồn lực trong q trình sản xuất.
Nâng cao HQKT là một tất yếu của mọi nền sản xuất xã hội, yêu cầu của công
tác quản lý kinh tế buộc phải nâng cao chất lượng các hoạt động kinh tế làm
xuất hiện phạm trù HQKT. Nền kinh tế của mỗi quốc gia đều phát triển theo
hai chiều: chiều rộng và chiều sâu, phát triển theo chiều rộng là huy động mọi
nguồn lực vào sản xuất, tăng đầu tư chi phí vật chất, lao động, kỹ thuật, mở
mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêm nhiều nhà máy, xí nghiệp. Phát
triển theo chiều sâu là đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
và cơng nghệ sản xuất, tiến hành hiện đại hố, tăng cường chun mơn hố và
hợp tác hố, nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực, chú trọng chất lượng

sản phẩm và dịch vụ. Phát triển theo chiều sâu là nhằm nâng cao HQKT.
HQKT là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các tổ chức
kinh tế trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của NN. [Đỗ Kim Chung,
Phạm Vân Đình, 1997]

4


Khái niệm HQKT đã được các tác giả Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình
[Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình, 1997]...bàn đến. Các tác giả này đều thống
nhất cần phân biệt rõ 3 khái niệm cơ bản về hiệu quả: hiệu quả kỹ thuật, hiệu
quả phân bổ các nguồn lực, hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị
chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng cho sản xuất trong điều kiện cụ thể về
kỹ thuật hay công nghệ áp dụng và nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật được áp
dụng phổ biến trong kinh tế vĩ mô để xem xét tình hình sử dụng các nguồn
lực cụ thể. Hiệu quả này thường được phản ánh trong quan hệ các hàm sản
xuất.
Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm
và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn
vị chi phí tăng thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân
bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của
đầu ra.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả
kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị phải
tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực. Chỉ khi nào việc sử dụng
nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản
xuất mới đạt hiệu quả kinh tế.
Như vậy: HQKT là những chỉ tiêu đánh giá kết quả của quá trình sử
dụng các nguồn lực tự nhiên và con người trong sản xuất kinh doanh của bất

kỳ một loại hình sản xuất nào. Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất
hàng hố ln ln quan tâm làm gì và làm như thế nào để sản phẩm hàng
hố làm ra có giá thành hạ, lợi nhuận thu về tối đa, chiếm lĩnh thị trường một
cách nhanh nhất.
2..1.1.2. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế

5


Từ các góc độ nghiên cứu kinh tế khác nhau mà các nhà kinh tế đã đưa
ra nhiều quan điểm về hiệu quả.
- Quan điểm 1: Hiệu quả kinh tế là kết quả đạt được trong hoạt động kinh
tế là doanh thu trong tiêu thụ hàng hoá. Quan điểm này ngày nay khơng phù
hợp bởi vì nếu cùng một kết quả sản xuất nhưng hai mức chi phí khác nhau
thì hiệu quả cũng khác nhau.[Thái Bá Cẩn ,1998]
- Quan điểm 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng nhịp độ tăng tổng
sản phẩm xã hội hoặc tổng sản phẩm quốc dân. Hiệu quả sẽ cao khi nhịp độ
tăng của các chỉ tiêu đó cao. Quan điểm này khơng thoả mãn vì trên thực tế
những yếu tố bên trong và bên ngồi của nền kinh tế có những ảnh hưởng
khác nhau.[Thái Bá Cẩn ,1998]
- Quan điểm 3: Hiệu quả kinh tế là thước đo độ hữu ích của sản phẩm
được sản xuất ra, tức là thước đo giá trị sử dụng chứ không phải là giá trị.
Quan điểm này không thuyết phục bởi vì giá trị sử dụng của mỗi sản phẩm
tuỷ thuộc vào công dụng sản phẩm và nhu cầu người sử dụng đối với sản
phẩm đó, mặt khác không thể so sánh được các sản phẩm khác nhau nếu chỉ
căn cứ vào giá trị sử dụng của sản phẩm.[Thái Bá Cẩn ,1998]
-Quan điểm 4: HQKT là mức độ thoả mãn yêu cầu của quy luật kinh tế
cơ bản của chủ nghĩa xã hội, cho rằng quỹ tiêu dùng với tính cách là chỉ tiêu
đại diện cho mức sống nhân dân là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của nền sản
xuất xã hội, quan điểm này có ưu điểm là bám sát mục tiêu của nền sản xuất

XHCN là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Song khó khăn ở đầy là phương tiện đo lường thể hiện tư tưởng định hướng
đó. [Trần Đình Đằng,1997]
-Quan điểm 5: HQKT là một chỉ tiêu so sánh biểu hiện mức độ tiết
kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng khối lượng kết quả
hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong cùng 1 thời kỳ, góp phần làm
tăng thêm lợi ích xã hội của nền kinh tế quốc dân. Quan điểm này đã gắn kết
6


quả với chi phí, coi hiệu quả là sự phản ánh trình độ sử dụng chi phí, nhưng
lại chưa rõ ràng và thiếu tính khả thi ở phương diện ấn định và tính tốn.
[Trần Đình Đằng,1997]
Có nhiều quan điểm về hiệu quả do đó việc xác định bản chất và khái
niệm hiệu quả cần xuất phát từ những quan điểm triết học Mác và những luận
điểm của lý thuyết hệ thống để có cách nhìn nhận và đánh giá đúng.
- Quan điểm Maxit cho rằng: bản chất của hiệu quả là thực hiện yêu cầu
của quy luật tiết kiệm thời gian, biểu hiện quy luật trình độ sử dụng nguồn lực
xã hội. Quy luật tiết kiệm thời gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt, tồn
tại trong nhiều phương thức sản xuất, mọi hoạt động của con người đều tuân
theo quy luật đó, nó quyết định động lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo
điều kiện nâng cao đời sống con người và phát triển văn minh nhân loại.
[Trần Đình Đằng,1997]
- Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội là một
hệ thống các yếu tố sản xuất và quan hệ sản vật chất hình thành giữa con
người với con người trong quá trình sản xuất. Bởi vì hệ thống sản xuất xã hội
bao gồm trong nó có các q trình sản xuất mà mục tiêu khái quát của nó là
sản xuất các phương tiện bảo tồn và tiếp tục đời sống xã hội. Việc bảo tồn và
tiếp tục đời sống xã hội đáp ứng các nhu cầu xã hội, nhu cầu của con người là
những yêu cầu khách quan phản ánh mối liên hệ nhất định của con người với

môi trường bên ngồi, đó là q trình trao đổi vật chất, năng lượng giữa sản
xuất xã hội và mơi trường.[Trần Đình Đằng,1997]
- Hiệu quả là một phạm trù phản ánh yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời
gian. Quy luật này hoạt động trong nhiều phương thức sản xuất vì phạm trù
này cũng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Ở đâu và lúc nào con
người cũng muốn hoạt động có hiệu quả. Trong kinh tế, hiệu quả là mục tiêu
không phải là mục tiêu cuối cùng mà là mục tiêu phương tiện, xuyên suốt mọi
hoạt động kinh tế. Trong kế hoạch hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu
7


ra và đầu vào,là lợi tích lớn nhất thu được với 1 chi phí nhất định hoặc một
kết quả nhất định với chi phí nhỏ nhất. Trong phân tích kinh tế, hiệu quả kinh
tế được phản ánh thông qua các chỉ tiêu đặc trưng kinh tế kỹ thuật xác định
bằng cách so sánh giữa đầu vào và đầu ra của hệ thống sản xuất xã hội phản
ánh trình độ sả dụng các nguồn lực vào việc tạo ra các lợi ích nhằm đạt được
các mục tiêu kinh tế xã hội.
Quan điểm hiệu quả trong điều kiện hiện nay là phải thoả mãn các vấn
đề về tiết kiệm thời gian lao động xã hội, tài nguyên, nguồn lực trong sản xuất
mang lại lợi ích xã hội và bảo vệ mơi trường. Vì vậy hiệu quả của một q
trình nào đó cần được đánh giá hồn thiện cả 3 khía cạnh: hiệu quả kinh tế,
hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
Từ những quan điểm và luận điểm trên cho thấy quá trình sản xuất là sự
liên hệ mật thiết giữa các yếu tố nguồn lực đầu vào và lượng sản phẩm đầu ra,
kết quả của mối quan hệ này thể hiện tính hiệu quả của sản xuất. Với cách xem
xét này, hiện nay có nhiều ý kiến thống nhất với nhau. Như vậy HQKT ở trong
phương thức sản xuất khác nhau, ở các nền sản xuất khác nhau thì khác nhau,
tuỳ từng trường hợp cụ thể mà lựa chọn các chỉ tiêu phản ánh cho phù hợp.
2.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế
Thực chất của hiệu quả kinh tế là vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng các

nguồn lực sản xuất kinh doanh và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó. Hay bản
chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm
lao động xã hội, hai mặt này có mối quan hệ mật thiết, gắn liền với hai quy
luật tương ứng của nền sản xuất xã hội, là quy luật tăng năng suất lao động và
quy luật tiết kiệm nguồn lực tài nguyên.
Cần phải phân biệt rõ sự khác nhau giữa kết quả và hiệu quả:
Kết quả phản ánh về mặt định lượng, mục tiêu đạt được bằng hệ thống
các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, không đề cập đến cách thức, chi phí bỏ ra để đạt
được mục tiêu đó. Bản thân kết quả khơng thể hiện chất lượng.
8


Hiệu quả thể hiện một cách toàn diện trên mặt định lượng và định tính.
Về định lượng, hiệu quả thể hiện rõ mối tương quan giữa chi phí (đầu vào) và
kết quả (đầu ra). Về mặt định tính, hiệu quả khơng chỉ thể hiện các con số cụ
thể mà cịn thể hiện các nguyên nhân mang tính định tính để đạt được con số
đó, phản ánh được sự nhất trí và khả năng đóng góp của các mục tiêu trên
thành phần vào mục tiêu chung.
Như vậy bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả của lao động xã hội và
được xác định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được
với lượng hao phí lao động xã hội. Thước đo hiệu quả là sự tiết kiệm hao phí
lao động xã hội, cịn tiêu chuẩn của hiệu quả là sự tối đa hoá kết quả và tối
thiểu hố chi phí trong điều kiện nguồn tài lực nhất định.
HQKT phản ánh trình độ thực hiện các nhu cầu của xã hội cịn mục
đích cuối cùng của sản xuất là đáp ứng những nhu cầu vật chất, tinh thần cho
xã hội. Do đó, hiệu quả khơng phải là mục đích cuối cùng của sản xuất vì vậy
việc nghiên cứu HQKT khơng những để đánh giá mà cịn là cơ sở để tìm ra
các giải pháp phát triển sản xuất với trình độ cao hơn.
2.1.3. Ý nghĩa của nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh không những là thước đo chất

lượng của sản xuất mà cịn phản ánh trình độ tổ chức, trình độ quản lý kinh
doanh của doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng
mở rộng, doanh nghiệp muốn tồn tại và tiếp tục vươn lên thì trước hết địi hỏi
doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh càng cao thì
doanh nghiệp ngày càng có điều kiện mở mang và phát triển kinh tế, đầu tư
mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện kỹ thuật và quy trình cơng nghệ mới,
cải thiện nâng cao đời sống của người lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với
ngân sách nhà nước. [Huỳnh Phước Mỹ, 2008]
Không ngừng nâng cao hiệu quả không chỉ là mối quan tâm hàng đầu
của bất kỳ xã hội nào mà còn là mối quan tâm của bất kỳ ai khi làm bất kỳ
9


việc gì. Đó cũng là vấn đề bao trùm và xuyên suốt, thể hiện chất lượng công
tác quản lý kinh tế, bởi vì suy cho cùng quản lý kinh tế là để đảm bảo tạo ra
kết quả và hiệu quả cao nhất của mọi quá trình.
Mọi giai đoạn và mọi hoạt động kinh doanh. Tất cả những cải tiến,
những đổi mới về nội dung phương pháp và biện pháp áp dụng trong quản lý
thực sụ mang lại ý nghĩa khi và chỉ khi chúng làm tăng kết quả kinh doanh mà
qua đó làm tăng được hiệu qảu sản xuất cho doanh nghiệp.
- Mục tiêu phấn đấu của mỗi cá nhân, mỗi đơn vị là nâng cao năng
suất lao động, chất lượng và hiệu quả. Trong đó hiệu quả kinh doanh ngày
càng là biểu hiện trung tâm. Bởi lẽ hiệu quả kinh doanh chỉ có thể đạt được
trên cơ sở nâng cao năng suất lao động và chất lượng công tác. [Huỳnh Phước
Mỹ, 2008]
- Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phải được xem xét một cách
toàn diện cả về thời gian và khôn gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung
toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả đó bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu
quả xã hội. [Huỳnh Phước Mỹ, 2008]
2.1.4. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh tế

Hiệu quả hoạt động kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị
thực hiện chức năng của mình. Việc tính tốn và xem xét hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh không những chỉ cho biết việc sản xuất đạt ở trình độ nào
mà cịn cho phép các nhà quản trị phân tích, tìm ra các nhân tố để đưa ra các
biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng kết quả và giảm chi phí kinh
doanh nhằm nâng cao hiệu quả. [Nguyễn Thế Khải, 2002]
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn là biểu hiện của sự lựa chọn
phương án sản xuất kinh doanh. Khi đứng trước mỗi quyết định kinh doanh,
các nhà quản trị thường phải đảm bảo mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và phù
hợp với điều kiện hiện tại của doanh nghiệp có tính đến các yếu tố kinh tế xã

10


hội khác. Đây cũng chính là thước đo trình độ của các nhà quản trị. [Nguyễn
Thế Khải, 2002]
Ngoài những chức năng trên, sự cần thiết của nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn được thể hiện thơng qua vai
trị quan trọng của nó đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường:
Thứ nhất: Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là cơ sở cơ
bản để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do yêu cầu của sự
tồn tại và phát triển nên các doanh nghiệp phải đảm bảo có lợi nhuận và lợi
nhuận đó phải khơng ngừng tăng theo thời gian. Nhưng trong điều kiện các
nguồn lực ngày càng khan hiếm như hiện nay thì để tăng lợi nhuận địi hỏi
các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. [Nguyễn Thế
Khải, 2002]
Ta cũng có thể nhìn nhận vấn đề này như sau: Sự tồn tại của doanh
nghiệp được xác định bởi sự tạo ra hàng hoá, của cải vật chất và các dịch vụ
phục vụ cho nhu cầu của xã hội, đồng thời tạo ra tích luỹ cho xã hội. Để làm

được như vậy thì mỗi doanh nghiệp phải vươn lên để đảm bảo thu nhập đủ bù
đắp chi phí bỏ ra và phải có lãi. Có như vật mới đáp ứng được nhu cầu tái sản
xuất trong nền kinh tế. Vì vậy, chúng ta buộc phải nâng cao hiệu quả một cách
liên tục trong mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, đây là một việc làm
tất yếu. Tuy nhiên, sự tồn tại mới chỉ là một u cầu mang tính chất giản đơn
cịn sự phát triển và mở rộng doanh nghiệp mới là yêu cầu quan trọng.
Thứ hai: Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là nhân tố
thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến bộ trong kinh doanh. Chính sự thúc đẩy cạnh
tranh địi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm tòi, đầu tư tạo nên sự tiến bộ trong
kinh doanh. [Nguyễn Thế Khải, 2002]
Chấp nhận cơ chế thị trường là chấp nhận cạnh tranh. Khi thị trường
ngày càng phát triển thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng gay gắt và
11


khốc liệt hơn. Cạnh tranh lúc này không chỉ đơn thuần là cạnh tranh về số
lượng hàng hoá mà là cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, giá cả. mẫu mã, chế
độ ưu đãi với khách hàng... Khi mục tiêu của doanh nghiệp đều là phát triển
và mở rộng thị trường thì việc có doanh nghiệp thành cơng, doanh nghiệp thất
bại là điều khơng thể tránh khỏi. Để có thể tồn tại và khơng ngừng phát triển
thì hàng hố, dịch vụ của doanh nghiệp phải có chất lượng tốt, giá cả hợp lý,
mẫu mã phong phú, đây cũng chính là động lực thúc đẩy doanh nghiệp tiến bộ
không ngừng.
Thứ ba: Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là nhân tố
cơ bản tạo ra sự thắng lợi của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động trên thị
trường. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
sẽ là tiền đề để doanh nghiệp cải thiện mọi mặt, từ trang thiết bị sản xuất,
công nghệ sản xuất, mẫu mã, chủng loại sản phẩm đến chất lượng sản phẩm,
giá thành,... Tất cả sự thay đổi trên đều làm cho thế đứng của doanh nghiệp
trên thị trường vững chắc hơn, ảnh hưởng rộng hơn và thắng lợi trên thị

trường là điều không cần bàn cãi nhiều. [Nguyễn Thế Khải, 2002]
Nâng cao hiệu quả SXKD là nhiệm vụ trọng tâm có tính quyết định đến sự
tồn tại và phát triển của DN. Nó chính là điều kiện để mở rộng sản xuất đổi mới
cơng nghệ và góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
2.1.5. Phân loại hiệu quả
*Căn cứ vào nội dung và bản chất của hiệu quả:
− Hiệu quả kinh tế thể hiện mối quan hệ giữa kết quả đạt được về mặt
kinh tế và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, là khâu trung tâm của tất cả
các loại hiệu quả, có vai trị quyết định đối với các loại hiệu quả khác
− Hiệu quả xã hội thể hiện mục tiêu hoạt động của con người, phản ảnh
trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu về xã hội nhất
định. Hiệu quả xã hội thường khó lượng hố được rõ ràng mà chỉ đánh giá
mang tính chất định tính như các mục tiêu trên.
12


− Hiệu quả môi trường: là hiệu quả của việc thay đổi môi trường do các
tác động kinh tế gây ra. Hiệu quả môi trường chủ yếu cũng chỉ đánh giá mang
tính chất định tính như: phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống ơ nhiễm đất
đai, nước, khơng khí, đảm bảo vệ sinh môi trường.
*Căn cứ vào phạm vi và đối tượng các hoạt động kinh tế phân thành:
− Hiệu quả kinh tế quốc dân: là HQKT tính chung trên phạm vi quy mơ
tồn bộ nền kinh tế
− Hiệu quả kinh tế ngành: là HQKT xác định riêng đối với trong ngành
sản xuất vật chất như: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn, nông
nghiệp thương mại, dịch vụ....
− Hiệu quả kinh tế theo vùng, lãnh thổ là HQKT được tính tốn, xem xét
và phân tích theo từng vùng, từng địa phương riêng biệt....
− Hiệu quả kinh tế theo đơn vị sản xuất được tính tốn cho các doanh
nghiệp, công ty, trang trại, hộ nông dân...

*Căn cứ vào yếu tố cơ quản của quá trình sản xuất và phương thức tác
động vào sản xuất phân thành:
− Hiệu quả sử dụng vốn
− Hiệu quả sử dụng đất đai
− Hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị
− Hiệu quả các biện pháp khoa học quản lý, kỹ thuật.
Ngoài ra tuỳ theo mục đích phân tích và đặc điểm của từng quá trình
sản xuất kinh doanh mà HQKT có thể được xem trong khoảng thời gian ngắn,
dài khác nhau: quý, năm, tháng...
2.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự tác động của rất
nhiều yếu tố. Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh nhằm thấy được sự tác động của những nhân tố đó để xây dựng

13


chiến lược cho doanh nghiệp nhằm tận dụng những thuận lợi và có biện pháp
khắc phục những khó khăn góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.1.6.1. Các nhân tố ngồi doanh nghiệp
a. Mơi trường ngành [Phạm Thị Gái,2000]
* Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành
Tác động đến doanh nghiệp hai chiều: hoặc doanh nghiệp sẽ nhanh
chóng tiến bộ hoặc doanh nghiệp sẽ thua lỗ và bị đào thải, việc này còn tùy
thuộc bản thân doanh nghiệp đó.
* Khả năng gia nhập mới của các doanh nghiệp
Khả năng gia nhập mới của các doanh nghiệp tiềm ẩn ln có thể xảy
ra nếu doanh nghiệp tiềm ẩn có khả năng trên lĩnh vực mà họ chuẩn bị gia
nhập. Đây là mối đe doạ không nhỏ đối với các doanh nghiệp đang tồn tại.
* Nhà cung ứng

Nếu nhà cung ứng cung cấp những đầu vào kém chất lượng, giá cả
cao, khối lượng khơng đảm bảo thì thực sự là mối nguy hại lớn cho doanh
nghiệp. Nhưng nếu doanh nghiệp quá phụ thuộc vào nhà cung ứng thì doanh
nghiệp sẽ bị động, hiệu quả sản xuất kinh doanh không được đảm bảo.
* Sức ép về giá cả của người mua
Người mua được xem là sự đe doạ mang tính cạnh tranh khi họ đẩy giá
cả xuống hoặc khi họ yêu cầu chất lượng sản phẩm, dịch vụ cao hơn làm tăng
chi phí lên. Ngược lại, khi người mua yếu thế, doanh nghiệp sẽ có cơ hội đẩy
giá lên, kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.
*Sản phẩm thay thế
Sự tồn tại những sản phẩm thay thế hình thành một sức ép cạnh tranh
rất lớn. Nó giới hạn mức giá một cơng ty có thể định ra và do đó giới hạn mức
lợi nhuận của công ty.

14


b. Môi trường kinh tế [Phạm Thị Gái,2000]
Môi trường kinh tế có thể tạo ra tính hấp dẫn về thị trường và sức mua
khác nhau đối với thị trường hàng hoá khác nhau. Khi nền kinh tế ở vào giai
đoạn khủng hoảng, tỷ lệ lạm phát cũng như thuế khoá tăng làm cho con người
phải đắn đo đề ra các quyết định mua sắm. Khi nền kinh tế trở lại thời kỳ
phục hồi và tăng trưởng, việc mua sắm tấp lập trở lại là cho tốc độ mua sắm
tăng và chu kỳ kinh doanh của các doanh nghiệp cũng tăng theo.
c. Môi trường pháp lý[Phạm Thị Gái,2000]
Môi trường pháp lý tạo ra sân chơi cho các doanh nghiệp vừa cạnh
tranh vừa hợp tác nên việc tạo ra một môi trường pháp lý lành mạnh vì nó vừa
tạo cho các doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp mình lại vừa điều hành các hoạt động kinh tế theo
hướng công bằng cho tất cả các thành viên trong xã hội.

d. Môi trường công nghệ[Phạm Thị Gái,2000]
Xu hướng phát triển khoa học công nghệ và tình hình ứng dụng khoa
học cơng nghệ trong nước và trên thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất,
chất lượng sản phẩm, tức là ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
2.1.6.2. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp
a. Lực lượng lao động[Phạm Thị Gái,2000]
Trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm của người lao động là nhân
tố tác động trực tiếp tác động đến năng suất, chất lượng sản phẩm và tốc độ
tiêu thụ sản phẩm.
b. Cơ sở vật chất kỹ thuật[Phạm Thị Gái,2000]
Cơ sở vật chất kỹ thuật là tài sản cố định của doanh nghiệp, phục vụ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh, gồm nhà cửa, kho tàng, bến bãi,... Nó đem lại
sức mạnh kinh doanh cho doanh nghiệp trên cơ sở sức sinh lời của tài sản.

15


c. Nhân tố quản trị trong doanh nghiệp[Phạm Thị Gái,2000]
Chất lượng của bộ máy quản trị quyết định rất lớn tới hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có năng lực quản trị non
kém sẽ khơng thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Một
doanh nghiệp có bộ máy quản trị được bố trí hợp lý sẽ làm giảm chi phí hành
chính, góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.7. Một số đặc điểm trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản
2.1.7.1.Đặc điểm chung trong chế biến thuỷ sản xuất khẩu
Công nghiệp chế biến thuỷ sản là một bộ phận của ngành chế biến thực
phẩm nói chung do đó nó mang đầy đủ những nét chung của một ngành công
nghiệp chế biến thực phẩm. Nhưng do đặc thù của quá trình sản xuất và đặc
điểm nguyên liệu chế biến nên có những đặc điểm riêng sau đây:

Nguồn nguyên liệu thủy sản phong phú, đa dạng tạo điều kiện cho
ngành công nghiệp chế biến phát triển một cách nhanh chóng gồm nhiều lĩnh
vực sản xuất, mỗi lĩnh vực có quá trình chế biến riêng tạo ra các sản phẩm có
chất lượng và quy cách khác nhau. [Nguyễn Thị Lan Anh,2002] Theo số liệu
thống kê của Tổng cục thống kê tổng số lượng thuỷ sản ở Việt Nam [Tổng
cục Thống kê, http:/www.gso.gov.vn]
Bảng 2.1: Sản lượng thuỷ sản của Việt Nam từ 1990 đến 2009
ĐVT: nghìn tấn
Năm
1990
1995
2000
2005
2008
Sơ bộ 2009

Chia ra

Tổng
896,6
1.584,4
2.250,5
3.465,9
4.602,0
4.847,6

Khai thác
728,5
1.195,3
1.660,9

1.987,9
2.136,4
2.277,7

Ni trồng
162,1
389,1
589,6
1.478,0
2.465,6
2.569,9

(Nguồn : Tổng cục thống kê)
− Nguồn nguyên liệu phong phú có cả về ni trồng và đánh bắt. Xu
hướng hiện nay là khai thác thuỷ sản tự nhiên giảm xuống và tăng lượng thuỷ
16


×