Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu vận dụng dạy học vi mô rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập cho sinh viên sư phạm vật lý ở trường Đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 159 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Phạm Thị Phú. Các số liệu trong luận án là
trung thực, khách quan và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình khoa
học nào.
NGHIÊN CỨU SINH

Nguyễn Văn Tuấn


LỜI CẢM ƠN
Bằng cả tấm lịng và sự tơn kính của mình, tác giả xin cảm ơn và gửi lời tri
ân tới PGS.TS. Phạm Thị Phú, người đã định hướng đề tài, động viên và giúp đỡ tác
giả trong suốt quá trình thực hiện luận án bằng tất cả sự tận tâm và nhiệt huyết của
mình.
Để hồn thành được Luận án này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới:
Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Ban chủ nhiệm Khoa Vật lý và Công
nghệ và các nhà khoa học của chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ
môn Vật lý Trường Đại học Vinh; Ban Giám hiệu các trường THPT Chuyên –
Trường Đại học Vinh, Phổ thông Thực hành Sư phạm – Trường Đại học Đồng Nai
đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Ban Giám hiệu trường Đại học Đồng Nai, Phịng Tổ chức – Hành chính,
Khoa Sư phạm Khoa học Tự nhiên và Bộ môn Vật lý – kỹ thuật đã giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi về vật chất, tinh thần và thời gian cho tác giả trong q trình thực
hiện nghiên cứu.
Q thầy (cơ), q đồng nghiệp các trường Đại học Vinh, trường Đại học
Đồng Nai, trường THPT Chuyên – Trường Đại học Vinh, trường Phổ thông Thực
hành Sư phạm – Trường Đại học Đồng Nai, các em sinh viên ngành sư phạm vật lý
đã giúp đỡ nhiệt tình cho tơi trong q trình triển khai thực hiện đề tài.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, bạn bè và những
người thân đã giúp đỡ, động viên tác giả hoàn thành luận án.


Nghệ An, tháng 11 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Văn Tuấn


i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

22
23
24
25
26
27
28
29
30

Từ viết tắt
BHVM
BT
BTVL
CNTT
CTĐT
DH
DHVM
ĐC
GD-ĐT

GiV
GV
HS
KN
LLDH

NLTH
NVSP
NXB

PPDH
SBT
SGK
SV
TB
THCS
THPT
TL
TN
TNKQ
TTSP

Từ viết đầy đủ
Bài học vi mô
Bài tập
Bài tập vật lý
Công nghệ thông tin
Chương trình đào tạo
Dạy học
Dạy học vi mơ
Đối chứng
Giáo dục - Đào tạo
Giai đoạn
Giảng viên
Giáo viên
Học sinh
Kỹ năng
Lý luận dạy học
Mức độ
Năng lực thực hiện

Nghiệp vụ sư phạm
Nhà xuất bản
Phương pháp dạy học
Sách bài tập
Sách giáo khoa
Sinh viên
Trung bình
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Tài liệu
Thực nghiệm
Trắc nghiệm khách quan
Thực tập sư phạm


ii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, sơ đồ, đồ thị
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 3

6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 4
7. Đóng góp của luận án ............................................................................................. 5
8. Cấu trúc luận án ..................................................................................................... 5
Chƣơng 0. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 7
0.1. Rèn luyện kỹ năng dạy học nói chung và rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập vật
lý nói riêng ................................................................................................................. 7
0.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................................ 7
0.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước ............................................................................ 8
0.2. Nghiên cứu về dạy học vi mô ........................................................................... 13
0.2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài .......................................................................... 13
0.2.2. Các nghiên cứu ở trong nước .......................................................................... 15
0.3. Những vấn đề đặt ra cần được giải quyết của luận án ....................................... 19
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DẠY HỌC BÀI TẬP
CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM VẬT LÝ Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC BẰNG DẠY
HỌC VI MÔ ............................................................................................................ 20
1.1. Đổi mới giáo dục đại học theo tiếp cận năng lực ............................................... 20
1.1.1. Đổi mới giáo dục đại học ................................................................................ 20
1.1.2. Đổi mới giáo dục đại học theo tiếp cận năng lực thực hiện ............................ 21
1.2. Dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện ở trường đại học .............................. 23
1.2.1. Quan niệm về dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện ................................ 23
1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản và ưu điểm, hạn chế của dạy học theo tiếp cận năng
lực thực hiện .............................................................................................................. 25


iii
1.3. Hoạt động dạy học bài tập vật lý........................................................................ 25
1.3.1. Cơ sở lý luận về bài tập vật lý ......................................................................... 28
1.3.2. Cơ sở lý luận về dạy học bài tập vật lý ........................................................... 33
1.3.3. Xây dựng hệ thống bài tập vật lý dùng cho dạy học một chương, một phần
của giáo trình vật lý trung học phổ thơng ................................................................ 43

1.3.4. Kỹ năng dạy học bài tập vật lý ........................................................................ 47
1.4. Dạy học vi mô .................................................................................................. 52
1.4.1. Khái niệm ........................................................................................................ 52
1.4.2. Cơ sở tâm lý học của dạy học vi mô ............................................................... 53
1.4.3. Các thành phần của dạy học vi mô ................................................................. 56
1.4.4. Bản chất của dạy học vi mô ............................................................................ 58
1.4.5. Quy trình triển khai dạy học vi mơ ................................................................ 58
1.4.6. Đặc điểm của dạy học vi mô .......................................................................... 62
1.4.7. Ưu điểm và hạn chế của dạy học vi mô .......................................................... 62
1.5. Sử dụng dạy học vi mô rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập ............................... 64
1.5.1. Quy trình chung rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập vật lý bằng dạy học vi mô.
................................................................................................................................... 64
1.5.2. Xác định bài học vi mô rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập vật lý .................. 65
1.5.3. Xây dựng website rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập vật lý cho dạy học vi mô
................................................................................................................................... 67
Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 69
Chƣơng 2: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DẠY HỌC BÀI TẬP VẬT LÝ CHO
SINH VIÊN SƢ PHẠM VẬT LÝ BẰNG DẠY HỌC VI MÔ............................. 70
2.1. Điều tra thực trạng dạy học bài tập vật lý ở một số trường trung học phổ thông
và thực trạng của việc rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập cho sinh viên sư phạm vật
lý các một số cơ sở đào tạo giáo viên ....................................................................... 70
2.1.1. Thực trạng dạy học bài tập vật lý ở trường trung học phổ thông ................... 70
2.1.2. Thực trạng của việc rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập vật lý cho sinh viên ở
một số cơ sở đào tạo giáo viên ................................................................................. 73
2.2. Vị trí, tầm quan trọng của kỹ năng dạy học bài tập trong chuẩn đầu ra chương
trình đào tạo cử nhân sư phạm vật lý theo tiếp cận năng lực thực hiện .................... 83
2.3. Mục tiêu rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập vật lý của một số cơ sở đào tạo giáo
viên vật lý .................................................................................................................. 85
2.4. Xây dựng thang đo đánh giá kỹ năng dạy học bài tập của sinh viên ngành sư
phạm vật lý ................................................................................................................ 87

2.4.1. Cơ sở xây dựng thang đo ................................................................................ 87


iv
2.4.2. Xây dựng thang đo đánh giá kỹ năng dạy học bài tập của sinh viên .............. 90
2.5. Đề xuất chuẩn đầu ra kỹ năng dạy học bài tập vật lý của cử nhân sư phạm vật lý
................................................................................................................................... 93
2.6. Đề xuất quy trình rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập cho sinh viên ngành sư
phạm vật lý đáp ứng chuẩn đầu ra bằng dạy học vi mô ............................................ 94
2.6.1. Căn cứ xây dựng quy trình ............................................................................ 94
2.6.2. Nội dung quy trình ........................................................................................ 95
2.7. Thiết kế mẫu bài học vi mô rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập vật lý .............. 97
2.7.1. Mẫu bài học vi mô dạng thiết kế ..................................................................... 97
2.7.2. Mẫu bài học vi mô dạng thi công (multimedia) ............................................ 100
2.8. Thiết kế website "dayhocbaitapvatly.com" rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập
bằng dạy học vi mô ................................................................................................. 101
2.8.1. Mục đích của website .................................................................................... 101
2.8.2. Đối tượng sử dụng website ........................................................................... 102
2.8.3. Cấu trúc website ............................................................................................ 102
2.8.4. Nội dung website........................................................................................... 103
2.9. Kế hoạch dạy học rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập bằng dạy học vi mô với sự
hỗ trợ của webdite www.dayhocbaitapvatly.com ................................................... 109
2.9.1. Kế hoạch tổng thể rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập .................................. 109
2.9.2. Thiết kế kế hoạch cụ thể rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập bằng dạy học vi
mô ............................................................................................................................ 109
Kết luận chương 2 ................................................................................................... 115
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ............................................................ 117
3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm .................................................................... 117
3.1.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................. 117
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ................................................................................. 117

3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm ................................................................... 117
3.3. Phương pháp thực nghiệm ............................................................................... 118
3.3.1. Bố trí thực nghiệm ........................................................................................ 118
3.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu, đo lường ....................................................... 118
3.4. Nội dung thực nghiệm ...................................................................................... 118
3.5. Diễn biến thực nghiệm ..................................................................................... 119
3.6. Phương thức và tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm .................................. 120
3.6.1. Xác định tiêu chí và thang đo ....................................................................... 120
3.6.2. Xử lý kết quả thực nghiệm ........................................................................... 121
3.7. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................ 122


v
3.7.1. Kết quả định tính ........................................................................................... 123
3.7.2. Kết quả định lượng ........................................................................................ 125
Kết luận chương 3 ................................................................................................... 135
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 137
1. Kết luận .............................................................................................................. 137
2. Kiến nghị ............................................................................................................ 138
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ ........................ 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 141
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 150


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
BẢNG
1 Bảng 1.1. Phiếu phân tích cơng việc đối với hoạt động dạy học bài
tập

2 Bảng 1.2. Các bước trong quy trình dạy học BTVL theo DHVM
3
4
5
6
7

Bảng 2.1. Mức độ sử dụng BTVL vào trong giai đoạn của quá trình
dạy học
Bảng 2.2. Mức độ sử dụng các dạng BTVL

Trang
49
60
71
71
71
72

8

Bảng 2.3. Mục tiêu chính của tiết học BTVL
Bảng 2.4. Phương án xây dựng BTVL phục vụ dạy học
Bảng 2.5. Chương trình đào tạo rèn luyện KN dạy học BTVL của
các trường đại học
Bảng 2.6. Nội dung và phương pháp sử dụng trong rèn luyện KN

9
10


dạy học BTVL
Bảng 2.7. Thống kê số lượng SV tham gia trả lời phiếu hỏi
Bảng 2.8. Tự đánh giá mức độ thành công tiêt học BTVL trong

75
77

TTSP

77

Bảng 2.9. Nhân tố chính ảnh hưởng đến sự thành công của tiết học
BTVL

78

11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

Bảng 2.10. Hoạt động của giáo viên trong tiết học BTVL
Bảng 2.11. Kết quả đánh giá các điều kiện cần thiết trong dạy học

BTVL
Bảng 2.12. Kết quả đánh giá các tiêu chí cho tiết dạy học bài tập
thành cơng
Bảng 2.13. Đánh giá mức độ khó của các KN thành tố trong hoạt
động dạy học BTVL
Bảng 2.14. Tỷ lệ SV muốn thay đổi các yếu tố trong quá trình rèn
luyện KN dạy học BTVL
Bảng 2.15. Tỷ lệ SV lựa chọn cách thức rèn luyện KN dạy học
BTVL

74

78
79
79
80
81
79

Bảng 2.16. Tỷ lệ SV lựa chọn phương tiện tự học rèn luyện KN dạy
học BTVL
Bảng 2.17. Mục tiêu môn học chủ chốt của một số cơ sở đào tạo

81

GV vật lý

85

Bảng 2.18. Thang đo phân loại của Dave về lĩnh vực KN

Bảng 2.19. Tỷ lệ kiến thức/KN trong yêu cầu thi kết thúc học phần

88


vii

22
23

nghiệp vụ dạy học vật lý
Bảng 2.20. Thang đo KN dạy học bài tập của SV cuối khoá
Bảng 2.21. Kế hoạch rèn luyện KN dạy học bài tập

89
91
110

24
25
26

Bảng 2.22. Kế hoạch dạy học chương 7
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp đối tượng TN và ĐC
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp danh sách giảng viên giảng dạy các học

112
117
118


27

phần có tổ chức TN
Bảng 3.3. Xác định nội dung, minh chứng và công cụ đánh giá
trong quá trình TNSP

118

28
29
30
31

Bảng 3.4. Bảng tổng hợp kết quả các lần rèn luyện KN thiết kế
BHVM
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp kết quả các lần rèn luyện KN thực hiện kế
hoạch BHVM
Bảng 3.6. Bảng tổng hợp kết quả các lần rèn luyện KN thiết kế

125

BHVM (Trường Đại học Đồng Nai)
Bảng 3.7. Kết quả đánh giá mức độ đạt được về thiết kế BHVM của
một số SV

127

126

130


32
33
34

Bảng 3.8. Bảng tổng hợp kết quả các lần rèn luyện KN thực hiện kế
hoạch BHVM (Trường Đại học Đồng Nai)
Bảng 3.9. Kết quả đánh giá mức độ đạt được về thực hiện kế hoạch

35
36
37

BHVM của một số SV
Bảng 3.10. Kết quả điểm kiểm tra của nhóm TN và nhóm ĐC
Bảng 3.11. Phân loại kết quả điểm kiểm tra của nhóm TN và nhóm

133
134

38
39

ĐC
Bảng 3.12. Bảng tần suất của nhóm TN và nhóm ĐC
Bảng 3.13. Bảng % số SV đạt điểm Xi trở xuống của nhóm TN và

134
134


nhóm ĐC

135

Bảng 3.14. Mơ tả và so sánh dữ liệu kết quả nhóm TN và nhóm ĐC

135

40

133


viii
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
TT
1
2
3

Hình, Sơ đồ, Đồ thị
Hình 1.1. Sơ đồ phân loại bài tập vật lý
Hình 1.2. Sơ đồ phương pháp chung giải BTVL
Hình 1.3. Sơ đồ phương pháp chung hướng dẫn học sinh giải BTVL

Trang
29
33
39


4
5
6

Hình 1.4. Sơ đồ xây dựng hệ thống BTVL phần Cơ học lớp 10
Hình 1.5. Sơ đồ cấu trúc kỹ năng dạy học bài tập vật lý
Hình 1.6. Sơ đồ quy trình dạy học vi mơ

46
51
58

7
8
9
10
11

Hình 1.7. Sơ đồ quy trình dạy học BTVL theo DHVM
Hình 2.1. Quy trình rèn luyện KN dạy học bài tập
Hình 2.2. Quy trình rèn luyện KN dạy học bài tập bằng DHVM
Hình 2.3. Các Clip BHVM đã thực hiện
Hình 2.4. Cấu trúc website

60
95
96
101
102


12
13

Hình 2.5. Giao diện trang chủ
Hình 2.6. Giao diện trang thơng báo yêu cầu xem hết nội dung site cơ
sở lý luận

103

14

Hình 2.7. Giao diện trang cơ sở lý luận về bài tập trong dạy học vật lý

104

15
16

Hình 2.8. Giao diện trang cơ sở lý luận về dạy học vi mơ
Hình 2.9. Giao diện trang mẫu bài học vi mô dạng thiết kế

105
106

17
18
19

Hình 2.10. Giao diện trang mẫu bài học vi mơ dạng thi cơng
Hình 2.11. Giao diện trang bài tập rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập

Hình 2.12. Giao diện trang kiểm tra đánh giá

106
107
107

20
21
22

Hình 2.13. Tiêu chí đánh giá bản thiết kế
Hình 2.14. Tiêu chí đánh giá bản thi cơng
Hình 2.15. Thống kế số SV đăng nhập, upload và đánh giá BHVM

108
108
109

23
24
25
26
27

Hình 3.1. Nhóm SV lớp TN tham gia buổi thiết kế BHVM
Hình 3.2. Nhóm HS tham gia buổi dạy minh hoạ BHVM
Hình 3.3. Giao diện website tự rèn luyện
Hình 3.4. SV rèn luyện KN lập kế hoạch BHVM
Hình 3.5. SV rèn luyện KN thực hiện kế hoạch BHVM


123
123
124
128
132

28

Hình 3.6. Biểu đồ tần số biểu diễn kết quả điểm kiểm tra của nhóm
TN và ĐC
Hình 3.7. Đường luỹ tích biểu diễn kết quả của nhóm TN và ĐC

134

29

104

135


1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển của đất nước, trong những năm qua, giáo dục đại học
(GDĐH) nước ta đã có những đổi mới cơ bản, tồn diện trên tất cả các mặt. Chính
điều đó đã tạo ra một diện mạo mới cho GDĐH Việt Nam trong những thập niên
đầu của thế kỷ XXI.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung
ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ra đời là nhằm đáp ứng yêu

cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đổi mới căn bản nền giáo dục trước hết
phải tích cực đổi mới PPDH và hình thức tổ chức giáo dục theo hướng tăng cường
phát triển năng lực người học, chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học, chiến lược
học tập, khả năng hợp tác, KN vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Thực tế dạy học của các trường đại học sư phạm trong thời gian gần đây
cho thấy trong mục tiêu “dạy chữ, dạy người, dạy nghề”, việc “dạy nghề” còn chưa
được coi trọng đúng mức. Biểu hiện là những KN của năng lực sư phạm cơ bản của
giáo viên nói chung khi mới ra trường và của giáo viên vật lý nói riêng ở các trường
đại học ít mắc sai sót về kiến thức chuyên môn nhưng lại yếu về phương pháp sư
phạm. Mặt khác số cơng trình nghiên cứu về dạy nghề và rèn luyện các KN dạy học
ở bộ môn vật lý chưa nhiều, chưa đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn. Vì vậy cần
có “PPDH cho phép lấp đầy khoảng trống giữa đào tạo lý thuyết và thực tế của lớp
học” (Allen và Ryan, 1972).
Trong những năm qua, các trường đại học sư phạm trong cả nước nói chung
và Trường Đại học Đồng Nai nói riêng đã có nhiều đổi mới về nội dung, chương
trình, PPDH, tăng cường rèn luyện nghề nghiệp cho SV, góp phần tích cực vào quá
trình đổi mới nền giáo dục nước nhà. Tuy nhiên chất lượng đầu ra của SV vẫn còn
những hạn chế, đặc biệt về KN dạy học. Điều này đòi hỏi các trường sư phạm phải
đẩy mạnh cải tiến hơn nữa phương pháp, nội dung đào tạo theo hướng tăng cường
rèn luyện NVSP, hình thành cho SV những KN dạy học cốt lõi để khi ra trường có
thể vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong quá trình dạy học ở trường phổ
thông. Thông qua việc rèn luyện KN, mỗi SV cũng tự hoàn thiện hơn năng lực của
bản thân. Tuy nhiên, trong điều kiện của nhà trường, với khung thời gian có hạn, để
tổ chức có khoa học việc rèn luyện KN dạy học cho SV cần phải dựa trên việc lựa
chọn một phương pháp rèn luyện phù hợp, đồng thời xác định được hệ thống KN
dạy học cần rèn luyện cho SV.
Thực tế tại Việt Nam, ngành sư phạm nói chung và ngành sư phạm vật lý
nói riêng không thu hút được người học, điểm chuẩn tuyển sinh vào ngành sư phạm



2
ngày một thấp so với các ngành khác. Trước những khó khăn như hiện nay, làm thế
nào để chất lượng đào tạo sư phạm ngày một được nâng lên, đáp ứng yêu cầu của
giáo dục phổ thông là một bài tốn khó cho các nhà quản lý, các trường sư phạm và
các giảng viên đại học. Năm 2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế số
43/2007/QĐ-BGD&ĐT “đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống
tín chỉ”. Các trường đại học Việt Nam đã chuyển sang đào tạo theo học chế mới –
học chế tín chỉ, CTĐT phải thay đổi cho phù hợp với cơ chế đào tạo mới; theo đó
thời gian dành cho đào tạo nghề (NVSP) ngày càng giảm. Bài toán nâng cao chất
lượng đào tạo sư phạm lại càng khó. Giảng viên trường sư phạm, đặc biệt là giảng
viên bộ môn phương pháp giảng dạy, những cán bộ đảm nhận sứ mạng dạy nghề sư
phạm phải tìm tịi các PPDH tiên tiến nhằm giải quyết bài tốn khó này.
Trong số các phương pháp rèn luyện KN dạy học, DHVM là một PPDH lấy
hoạt động của người học làm trung tâm. Phương pháp này đã chứng minh được hiệu
quả trong đào tạo giáo viên ở Hoa Kỳ, các nước Châu Âu và trong những thập kỷ
gần đây là các nước Châu Á, Châu Phi. Ở Việt Nam, DHVM bước đầu đã được
nghiên cứu và ứng dụng ở một số trường đại học và cao đẳng sư phạm. Mục tiêu
của phương pháp là thơng qua việc rèn luyện, SV hình thành các KN dạy học, từ đó
hình thành và phát triển năng lực nghề nghiệp để khi ra trường họ có thể đáp ứng
các yêu cầu của sự nghiệp giáo dục trong thời đại cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. DHVM cho phép rèn luyện các KN dạy học thông qua các BHVM được thiết
kế chu đáo, được tiến hành dưới sự kiểm sốt của giảng viên và có sự tham gia tích
cực của SV. Như vậy DHVM là một lựa chọn phù hợp để giải bài toán nâng cao
chất lượng đào tạo cử nhân sư phạm trong tình hình hiện nay.
Việc rèn luyện KN dạy học cho SV sư phạm vật lý có những yêu cầu chung
của SV sư phạm, nhưng đồng thời có những nét đặc thù do đặc trưng của mơn học.
Vì vậy, bên cạnh những KN dạy học chung cịn có những KN dạy học riêng của
giáo viên vật lý như KN sử dụng thí nghiệm, xử lí và phân tích số liệu thống kê, sử
dụng các phương tiện dạy học trực quan,... Việc áp dụng DHVM trong rèn luyện
KN dạy học cũng vì thế sẽ có những đặc điểm riêng biệt, bên cạnh những điểm

chung có giá trị đóng góp cho việc đào tạo giáo viên nói chung.
KN dạy học vật lý gồm KN sư phạm chung và KN chuyên biệt. KN dạy học
BTVL thuộc nhóm KN chuyên biệt vì tầm quan trọng của BTVL như là một
phương tiện và PPDH vật lý thuộc nhóm các PPDH tích cực ở trường phổ thơng.
Rèn luyện được KN này cho SV sư phạm vật lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo giáo viên vật lý hiện nay.


3
Việc sử dụng DHVM trong các tiết dạy học BTVL nhằm ban đầu đào tạo
cho SV nắm chắc từng KN và hình thành năng lực đặc thù của mơn học. Kết quả
mong muốn là mang lại cho SV sau khi ra trường có một năng lực sư phạm bền
vững, có thể đáp ứng sự nghiệp giáo dục của thời đại mới. Với đặc điểm là được
xây dựng trên quan niệm cơ bản là: Năng lực sư phạm được hình thành thơng qua
DHVM, SV có thể hình thành và nắm được các năng lực sư phạm mang tính đại
cương và cả năng lực mang tính đặc thù của mơn học.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả chọn đề tài: Nghiên cứu vận dụng
dạy học vi mô rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập cho sinh viên sư phạm vật lý ở
trường Đại học.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu vận dụng DHVM để hình thành và rèn luyện KN dạy học bài
tập cho SV sư phạm vật lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo GV vật lý đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các KN dạy học bài tập cần rèn luyện
cho SV sư phạm vật lý và cách tổ chức rèn luyện những KN này bằng DHVM, cụ
thể:
- Dạy học vi mơ (Micro teaching);
- Q trình đào tạo giáo viên vật lý ở các khoa/trường Đại học có đào tạo

GV (mục tiêu, chương trình đào tạo, người dạy, người học và phương pháp đào
tạo);
- Năng lực dạy học vật lý;
- Sinh viên ngành sư phạm vật lý.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Kỹ năng dạy học BTVL cho sinh viên sư phạm ở trường đại học
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu vận dụng DHVM trong rèn luyện KN dạy học bài tập thì sẽ góp phần
nâng cao được chất lượng đào tạo giáo viên vật lý theo tiếp cận năng lực thực hiện.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cơ sở lý luận và thực tiễn rèn luyện KN dạy học bài tập cho SV sư
phạm vật lý bằng DHVM.
- Xác định hệ thống KN dạy học bài tập cần rèn luyện cho SV sư phạm vật
lý.


4
- Xác lập và chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho rèn luyện KN dạy học
bài tập bằng DHVM.
- Xây dựng quy trình rèn luyện KN dạy học bài tập cho SV sư phạm vật lý
bằng DHVM.
- Đề xuất kế hoạch rèn luyện KN dạy học bài tập cho SV bằng DHVM
- Nghiên cứu và áp dụng DHVM kết hợp với một số thủ thuật dạy học
nhằm rèn luyện KN dạy học bài tập cho SV sư phạm vật lý ở trường Đại học.
- Thực nghiệm sư phạm
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các tài liệu về tâm lý học, giáo dục học, lý luận dạy học đại
học, lý luận dạy học vật lý, lý luận về đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện, lý
luận về bài tập vật lý, dạy học vi mô, các văn kiện đại hội Đảng về đổi mới giáo

dục, các bài báo, tạp chí có liên quan tới đề tài nhằm trang bị cơ sở lý luận cho đề
tài nghiên cứu.
- Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa và sách bài tập vật lý các lớp 10,
11, 12 để dự kiến các nội dung trong dạy học bài tập vật lý.
 Nghiên cứu điều tra, phỏng vấn
Tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi đối với giáo viên, học viên và sinh viên
vật lý. Phỏng vấn về hoạt động đào tạo, rèn luyện kỹ năn dạy học bài tập vật lý ở
một số trường/ khoa sư phạm; thực trang dạy học bài tập vật lý ở trường phổ thông
và rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập vật lý cho sinh viên ở trường đại học.
 Tham vấn ý kiến chuyên gia
Tham vấn ý kiến của các giảng viên chuyên ngành lý luận và phương pháp
dạy học bộ môn vật lý, các chuyên gia vật lý ở Sở Giáo dục và Đào tạo, các chuyên
gia kiểm định chất lượng về các vấn đề liên quan đến rèn luyện kỹ năng dạy học,
cán bộ quản lý và giáo viên giỏi vật lý ở trường phổ thông trong việc rèn luyện kỹ
năng dạy học bài tập vật lý cho sinh viên và các tiêu chí đánh giá.
 Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp
Là một PPDH, trong đó người học tự lực nghiên cứu một tình huống thực
tiễn và giải quyết các vấn đề của tình huống đặt ra, hình thức làm việc chủ yếu là
làm việc nhóm.
 Phƣơng pháp lựa chọn ngơn ngữ lập trình
Ngơn ngữ được lựa chọn để lập trình website gồm HTML5, CSS3, Jquery,
LinQ, ASP.NET 4.5, SQL Server 2016.
 Thực nghiệm sƣ phạm


5
Tiến hành thực nghiệm sư phạm 2 vòng trên đối tượng là sinh viên sư phạm
vật lý trường Đại học Vinh và trường Đại học Đồng Nai.
 Xử lý thống kê trong giáo dục
- Đánh giá hiệu quả rèn luyện kỹ năng dạy học cho sư phạm ngành vật lý ở

trường đại bằng DHVM.
- Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu thu được qua
điều tra thực trạng, thực nghiệm sư phạm. Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để
phân tích kết quả nghiên cứu (định tính và định lượng), từ đó rút ra các kết luận
khoa học của đề tài.
7. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Lựa chọn sử dụng tiếp cận NLTH để rèn luyện KN dạy học bài tập nói
riêng và đào tạo giáo viên vật lý nói chung;
- Xây dựng được mơ hình cấu trúc KN dạy học BTVL trong đào tạo giáo
viên vật lý;
- Đề xuất một thang đo 5 mức để đánh giá KN dạy học BTVL của SV cuối
khóa;
- Đề xuất quy trình rèn luyện KN dạy học BTVL bằng DHVM;
- Đề xuất 7 dạng BHVM dùng cho rèn luyện KN dạy học BTVL, xây dựng
mẫu 7 BHVM này ở dạng thiết kế và dạng thi công;
- Xây dựng được một trang web với tên gọi “dạy học bài tập vật lý” tại địa
chỉ bao gồm 05 yếu tố chính của q trình rèn
luyện KN dạy học BTVL bằng DHVM: Nội dung, phương pháp, phương tiện học,
kiểm tra đánh giá và quản lý hoạt động học của SV;
- Đề xuất kế hoạch rèn luyện KN dạy học BTVL bằng DHVM cho SV sư
phạm vật lý ở các cơ sở đào tạo giáo viên. Kế hoạch đã sử dụng được tất cả các
nghiên cứu nêu trên và thông qua thực nghiệm sư phạm trong khuôn khổ luận án đã
khẳng định tính khả thi và hiệu quả của kế hoạch trong rèn luyện KN dạy học bài
tập từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm 2 vòng để rèn luyện kỹ năng dạy học bài
tập vật lý cho sinh viên sư phạm ở trường đại học theo quy trình đã đề xuất.
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Tổng dung lượng của luận án là 148 trang A4, bao gồm:
Phần mở đầu (5 trang)
Chƣơng 0. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu (12 trang)

Chƣơng 1. Cơ sở lý luận rèn luyện KN dạy học bài tập cho sinh sư phạm
vật lý ở trường Đại học bằng dạy học vi mô (50 trang)


6
Chƣơng 2: Rèn luyện KN dạy học bài tập cho sinh viên sư phạm vật lý
bằng dạy học vi mô (48 trang)
Chƣơng 3: Thực nghiệm sư phạm (20 trang)
Phần kết luận và kiến nghị (3 trang)
Danh mục các cơng trình của tác giả: gồm 8 cơng trình (1 trang)
Tài liệu tham khảo: gồm 139 đầu mục (9 trang)
Phụ lục: gồm có 14 phụ lục (72 trang)


7
CHƢƠNG 0. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đề tài xác định mục đích nghiên cứu là vận dụng DHVM vào việc rèn
luyện KN dạy học BTVL cho SV sư phạm – một KN dạy học đặc thù của người GV
vật lý.
Để xác định được câu hỏi nghiên cứu, dưới đây trình bày các kết quả
nghiên cứu đã cơng bố về:
- Rèn luyện kỹ năng dạy học nói chung và rèn luyện kỹ năng dạy học bài
tập vật lý nói riêng.
- Dạy học vi mô và vận dụng DHVM vào việc rèn luyện KN dạy học trong
đào tạo và bồi dưỡng GV.
0.1. Rèn luyện kỹ năng dạy học nói chung và rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập
vật lý nói riêng
Nghiệp vụ sư phạm là KN dạy học, KN giáo dục, là những nhóm KN cần
thiết và điển hình đối với hoạt động nghề nghiệp của người GV. Việc rèn luyện KN
dạy học là hoạt động đã được nghiên cứu rất lâu trên thế giới với nhiều cơng trình

của các tác giả trong nước và ngoài nước.
0.1.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngồi
- Cu-dơ-min-na N. V (1961), Hình thành các năng lực sư phạm [27], trong
cơng trình này đã xác định năng lực sư phạm cần có của người GV, mối quan hệ
giữa năng lực chuyên môn và năng lực nghiệp vụ, giữa năng khiếu sư phạm và việc
bồi dưỡng năng khiếu sư phạm thành năng lực sư phạm.
- Apdulinna O. A (1963), Bàn về KN sư phạm [6], tác giả đã nêu rõ từng
loại KN sư phạm của người GV và phân tích chi tiết những KN chung và KN
chuyên biệt trong hoạt động giảng dạy và giáo dục.
- Ki-xê-gốp X. I (1977), Hình thành các KN, kỹ xảo sư phạm trong điều
kiện giáo dục đại học [47], tác giả đã nêu ra hơn một trăm KN nghiệp vụ sư phạm,
trong đó tập trung vào năm mươi KN cần thiết nhất, được phân chia luyện tập theo
từng thời kỳ thực hành, thực tập cụ thể. Đồng thời, công trình này nghiên cứu sự
hình thành KN sư phạm của SV dưới góc độ là một q trình có tổ chức trong nhà
trường sư phạm và chia quá trình này thành năm giai đoạn. Việc phân chia quá trình
hình thành KN thành năm giai đoạn chỉ có tính chất định hướng cho sự hình thành
một KN cụ thể có thể không nhất thiết phải trải qua tất cả các giai đoạn trên.
- Ở một số nước như Canada, Australia, Hoa Kỳ, …, người ta dựa trên cơ
sở các thành tựu của tâm lý học hành vi và tâm lý học chức năng để tổ chức rèn
luyện các KN thực hành giảng dạy cho SV. Những luận điểm của J. Watson (1926),


8
A. Pojoux (1926), F. Skinner (1963)…, những cơng trình: The process of learning
của J.B. Bigs và R. Tellfer (1987) [107], Beginning teaching của K. Barry và L.
King (1993) [108], đang được sử dụng và đưa vào giáo trình thực hành lý luận dạy
học trong đào tạo GV ở Australia và một số nước khác.
- Chris Kyriacou (1998), Essential teaching skill [122] trình bày những KN
cơ bản để GV lên lớp thành cơng như việc soạn bài, trình bày bài giảng (từ phong
cách đứng lớp, thuyết trình, diễn giảng, kể chuyện, đàm thoại, phát vấn, sử dụng tài

liệu giảng dạy), quản lý lớp học,…
- A. Duminy và các cộng sự (2006), Teaching Practice (Thực hành dạy
học) [115]. Cơng trình này tập hợp các KN cơ bản về dạy học và trình bày kỹ thuật
thực hiện các KN đó.
- C. M. Evertson, C. S. Weinstein (2006), Sổ tay quản lý lớp học [116]
Tóm lại, với những cơng trình cơng bố trên thế giới về rèn luyện KN dạy
học nói chung, dạy học vật lý nói riêng đã cho thấy vấn đề KN dạy học của GV
quyết định chất lượng dạy học của họ. Các KN đều gắn với kỹ thuật triển khai (lý
thuyết về KN). KN có thể hình thành thơng qua luyện tập trên cơ sở định hướng.
Công cụ định hướng như thế nào để đạt kết quả phụ thuộc vào nội dung, mục tiêu,
yêu cầu của mỗi KN và là vấn đề còn bỏ ngõ cần tiếp tục nghiên cứu.
0.1.2. Các nghiên cứu ở trong nƣớc
Trước hết phải kể đến các cơng trình về cơ sở lý luận trang bị nhận thức cho
SV sư phạm về các năng lực sư phạm nói chung, KN sư phạm nói riêng.
- Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà
trường [58], Đây là cơng trình tập hợp đầy đủ và cập nhật các vấn đề về PPDH từ
góc độ tâm lý học, lý luận dạy học đến phương pháp, kỹ thuật phương tiện, hình
thức tổ chức dạy học, đánh giá kết quả học tập và nghệ thuật dạy học.
Thế kỷ XXI bùng nổ việc phổ biến các phương pháp và kỹ thuật dạy học
tân tiến trên thế giới vào Việt Nam. Nhiều cơng trình dạng này được cơng bố nhằm
đổi mới PPDH ở nước ta (trước hết là về mặt nhận thức).
- Hồ Ngọc Đại (2014), Công nghệ giáo dục tập 1, tập 2 [35], tập 1 là định
hướng lý luận, tập 2 trình bày kỹ thuật cơ bản cho công nghệ giáo dục môn Tiếng
Việt lớp 1.
Trong lĩnh vực dạy học vật lý, trang bị cơ sở lý thuyết cho năng lực dạy học
phải kể đến các công trình về lý luận và PPDH như:
- Nguyễn Đức Thâm (Chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế
(2002), Phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông [75]



9
- Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (2011), Tổ chức hoạt động nhận
thức cho HS trong dạy học vật lý ở trường phổ thơng [76]
- Phạm Hữu Tịng (2001), Lý luận dạy học vật lý ở trường trung học [85]
- Đỗ Hương Trà (2011), Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học
vật lý ở trường phổ thông [92]
Các tài liệu nói trên bàn về PPDH vật lý chủ yếu ở góc độ lý thuyết và kỹ
thuật triển khai các PPDH, mà chưa bàn đến khâu làm thế nào để có được KN thực
hiện các hoạt động dạy học theo lý thuyết đó.
Từ những năm 70 về trước chưa có những nghiên cứu cơ bản về rèn nghề
GV. Tay nghề sư phạm của người GV chỉ được đề cập đến trong các giáo trình tâm
lý học, giáo dục học viết dựa trên các giáo trình của Liên xơ. Đến năm 1982, Cục
Đào tạo – bồi dưỡng GV của Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành tài liệu “Rèn
luyện NVSP thường xuyên cho SV các trường sư phạm” [28]. Đây là tài liệu có tính
chất chỉ đạo cho hoạt động rèn luyện NVSP, nhằm đưa hoạt động này trở thành một
thành tố quan trọng của nội dung CTĐT của các trường sư phạm.
- Nguyễn Quang Uẩn (1987), Vấn đề rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường
xuyên cho SV [97], trong đó đã vạch ra một số phương hướng có tính chất lý luận
chung cho hoạt động rèn luyện NVSP cho SV nói chung.
- Phạm Viết Vượng (2001), Hình thành KN giảng dạy và giáo dục cho SV
đại học sư phạm thông qua thâm nhập thực tế các trường phổ thông [101]. Bản
tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện đã phân loại KN sư phạm, qui trình
rèn luyện KN sư phạm tại các trường phổ thông (qua TTSP).
- Phạm Trung Thanh, Nguyễn Thị Lý (2006), Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
thường xuyên [74], chủ yếu bàn về lý thuyết vấn đề rèn luyện NVSP thường xuyên.
- Nguyễn Như An (1993), Hệ thống KN giảng dạy trên lớp về mơn giáo dục
học và quy trình rèn luyện các KN đó cho SV khoa Tâm lí - giáo dục hoc [2]. Luận
án đã tiếp cận vấn đề một cách hệ thống về lý luận cơ bản và đã xây dựng một quy
trình rèn luyện KN giảng dạy cho SV khoa Tâm lý- giáo dục học.
- Nguyễn Hữu Dũng (1995), Hình thành KN sư phạm cho giáo sinh sư

phạm [31]. Đây là một cơng trình chun về rèn luyện KN sư phạm, tác giả đã chỉ
ra được một số cơ sở lí luận khoa học về KN sư phạm và vai trị của việc hình thành
nó trong q trình đào tạo SV sư phạm nói chung. Năm 1996, tác giả đã chủ trì đề
tài cấp Bộ: “Định hướng đổi mới phương pháp đào tạo GV” [32]. Trong đó đã đề
cập và giải quyết tiếp một số vấn đề lí luận về hệ thống KN cần có của người GV
trong điều kiện mới và vấn đề đổi mới quá trình đào tạo GV để kịp thời đáp ứng
nhu cầu của giáo dục nước nhà trong thời kì mới của sự phát triển kinh tế - xã hội.


10
- Phan Đức Duy (1999), Sử dụng bài tập tình huống sư phạm để rèn luyện
cho SV KN dạy học sinh học [33], luận án xây dựng hệ thống bài tập tình huống rèn
luyện KN dạy học sinh học với những nội dung: Xây dựng một hệ thống lý luận về
bài tập tình huống dạy học trong đào tạo GV sinh học ở các trường sư phạm; Quy
trình sử dụng bài tập tình huống để đổi mới đào tạo nhiệp vụ trong giảng dạy PPDH
bộ môn; Xây dựng được gần 150 bài tập tình huống dạy học sử dụng trong dạy HS
học phổ thông trung học từ lớp 10 đến lớp 12 cải cách giao dục.
- Trịnh Văn Biều (2003), Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện KN
dạy học hoá học cho SV trường đại học sư phạm [12], luận án đã đề xuất được 3
biện pháp rèn luyện KN dạy học hoá học gồm: Thiết kế tài liệu dạng mở và tổ chức
thảo luận nhóm; Tổ chức SV tham gia vào q trình đánh giá; Hồn thiện nội dung
giáo trình thí nghiệm thực hành lý luận dạy học hoá học và phương pháp rèn luyện
các KN dạy học cơ bản cho SV trong các buổi thí nghiệm thực hành mơn hố học.
- Phạm Kim Chung (2010), Đề xuất và thử nghiệm các biện pháp phát triển
KN sử dụng thí nghiệm trong dạy học cho SV sư phạm vật lý khi dạy học học phần
thí nghiệm vật lý phổ thông [25], luận án đã đề xuất được 2 biện pháp phát triển KN
sử dụng thí nghiệm trong dạy học vật lý ở trường phổ thông cho SV sư phạm vật lý
gồm: 1. Đổi mới toàn diện về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức kiểm tra –
đánh giá trong dạy học học phần thí nghiệm vật lý phổ thông theo quan điểm phát
triển năng lực sử dụng thí nghiệm trong dạy học của SV sư phạm. trong đó cần thực

hiện các biện pháp sau: Điều chỉnh lại nội dung các bài thực hành thí nghiệm phổ
thơng theo hướng hình thành và phát triển những KN nền tảng, từ đó phát triển
những KN khác dựa trên các KN nền tảng; Đổi mới hình thức tổ chức thực hành thí
nghiệm trong dạy học vật lý ở trường phổ thơng theo hướng tăng cường tự học, tìm
tịi, sáng tạo; Áp dụng các hình thức kiểm tra – đánh giá đa dạng nhằm đánh giá khả
năng thực thi của SV; 2. Ứng dụng CNTT hỗ trợ rèn luyện KN sử dụng thí nghiệm
trong dạy học vật lý của SV sư phạm.
- Nguyễn Thị Kim Ánh (2012), Rèn luyện KN dạy học theo hướng tăng
cường năng lực tự học, tự nghiên cứu của SV khoa hoá học ngành sư phạm ở các
trường Đại học [5], luận án đề xuất biện pháp rèn luyện KN dạy học theo hướng
tăng cường tự học tự nghiên cứu của SV ngành sư phạm hoá.
- Nguyễn Thị Bích Hiền (2012), Rèn luyện KN sử dụng bài tập hoá học
trong dạy học ở trường trung học phổ thơng cho SV đại học sư phạm ngành hố
học [39], luận án có đóng góp mới là: Về mặt lý luận (Xác định hệ thống các KN sử
dụng bài tập hố học trong dạy học, đề xuất quy trình rèn luyện các KN sử dụng bài
tập hoá học trong dạy học), về mặt thực tiễn (Xây dựng hệ thống bài tập để rèn


11
luyện KN sử dụng bài tập trong dạy học cho SV, đề xuất và thử nghiệm 7 biện pháp
nâng cao hiệu quả việc rèn luyện các KN sử dụng bài tập hoá học cho SV đại học sư
phạm ngành hoá học). Tác giả không đề cập đến DHVM trong rèn luyện KN dạy
học bài tập hoá học.
- Nguyễn Thị Nhân (2015), Rèn luyện KN dạy học cho SV đại học sư phạm
theo tiếp cận linh hoạt trong TTSP [62]. Tác giả đã xây dựng hệ thống lý luận về
rèn luyện KN dạy học theo tiếp cận linh hoạt trong TTSP và đề xuất các biện pháp
rèn luyện KN dạy học (Thiết kế nội dung rèn luyện KN dạy học; đa dạng hoá
phương pháp, con đường rèn luyện KN dạy học cho SV; xây dựng môi trường
TTSP linh hoạt; Ứng dụng CNTT hỗ trợ SV rèn luyện KN dạy học trước và trong
TTSP).

Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu đã góp phần xây dựng một nền tảng cơ
sở lí luận sâu sắc về đào tạo nghề cho SV đại học sư phạm, đã chỉ ra được nội dung
và con đường cơ bản của vấn đề đào tạo tay nghề cho SV sư phạm. Chúng vẫn có
giá trị đối với việc xây dựng nội dung và phương pháp đào tạo GV trong các trường
ĐHSP hiện nay. Tuy nhiên, giáo dục đại học hiện nay ở nước ta đang chuyển sang
đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động,
khắc phục hạn chế được cho là đào tạo nặng về lý thuyết của các trường đại học
nước ta hiện nay. Đào tạo GV cần xác định rõ những công việc, nhiệm vụ mà SV
tốt nghiệp sẽ đảm nhận và lựa chọn được biện pháp rèn luyện KN phù hợp nhất để
đạt kết quả SV làm chủ KN. Chưa có cơng trình đã nêu nào ở trên lựa chọn DHVM
trong rèn luyện NVSP cho SV.
Cơ sở lý luận về dạy học BTVL được trình bày khá tường minh thành một
chương/phần trong các cơng trình của Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng,
Phạm Xuân Quế [70], “Phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thơng”, Phạm
Hữu Tịng [85], “Lý luận dạy học vật lý ở trường trung học”. Ngồi ra cịn có một
số cơng trình chun khảo về dạy học bài tập như:
- Phạm Hữu Tòng (1994), Bài tập về phương pháp dạy học bài tập vật lý
[88]. Tác giả trình bày những cơ sở lý luận của việc dạy học BTVL, gồm các nội
dung: Vai trò của BTVL; phương pháp hướng dẫn HS giải BTVL và các hình thức
dạy học về BTVL. Đồng thời tác giả cũng phân tích phương pháp giải một số bài
tập của một số đề tài trong giáo trình vật lý phổ thông.
- Đỗ Hương Trà (Chủ biên), Phạm Gia Phách, Dạy học BTVL ở trường phổ
thông [91]. Nêu lên các vấn đề lý luận chung, các phương pháp dạy học về BTVL,
phân tích các phương pháp và hướng dẫn giải BTVL phần cơ học và nhiệt học.


12
Rất nhiều cơng trình trong nước và quốc tế chun về KN giải BTVL
THPT, một KN thành tố quan trọng của KN dạy học bài tập. Tiêu biểu như:
- X. E. CAMENEXTKI – V. P. ÔRÊKHỐP (1975), Phương pháp giải bài

tập vật lý [21]. Tác giả giới thiệu những biện pháp và những phương pháp chung
nhất để giải các bài tập mẫu có tác dụng hình thành tư duy vật lý cho HS, cung cấp
cho HS những KN, kỹ xảo thích hợp.
- Lê Nguyên Long (Chủ biên), An Văn Chiêu, Nguyễn Khắc Mão (2003),
Giải toán vật lý THPT – một số phương pháp [50], Lê Nguyên Long (2000), Giải
toán vật lý như thế nào? tập 1, tập 2 [52]. Đây là những cơng trình tiêu biểu cho
phong cách dạy học bài tập đúng tinh thần của vật lý học: dạy học bài tập để khơi
gợi tính tị mị, ham hiểu biết khám phá, bồi dưỡng tình yêu vật lý và năng lực phát
hiện vấn đề, năng lực sáng tạo.
- Dương Trọng Bái (chủ biên), Phương pháp chọn lọc giải bài tập vật lý
[8], trình bày các phương pháp tiêu biểu giải BTVL, bài tập mẫu và bài tập tự giải
về cơ, nhiệt, điện, quang.
- Nguyễn Quang Linh (2017), Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thí
nghiệm phần cơ học (Vật lí lớp 10) nhằm phát triển tư duy phê phán và tư duy sáng
tạo của học sinh. Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, trường Đại học sư phạm Hà
Nội.
- Nguyễn Thị Thanh Vân, Đỗ Hương Trà, Đề xuất quy trình bồi dưỡng
năng lực chuyển vị Didactic cho SV trong quá trình đào tạo ở các trường sư phạm.
Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội 2016.
- Nguyễn Thị Diệu Linh, Đỗ Hương Trà, Từ khảo sát thực tiễn đến đề xuất
giải pháp phát triển năng lực thiết kế công cụ đánh giá năng lực trong bồi dưỡng
và đào tạo giáo viên vật lý. Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội
2016.
- Dương Xuân Quý, Trần Thị Huyền, Xây dựng và sử dụng bài tập thí
nghiệm trong dạy học vật lý ở trường phổ thông. Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Đại
học Sư phạm Hà Nội 2016.
- Phạm Thị Phú, Phát triển BTVL nhằm củng cố kiến thức và bồi dưỡng tư
duy sáng tạo cho học sinh. Tạp chí giáo dục số 138 – kỳ 2 5/2006, tr 38-40.
- Phạm Thị Phú, Chu Văn Lanh, Hình thành kỹ năng mở rộng phát triển
BTVL cho SV trong dạy học học phần "Điện từ học" vật lý đại cương. Tạp chí khoa

học – Đại học Vinh số 3A, 2006 tr 73-79.


13
- Phạm Thị Phú, Nguyễn Thị Hương, Vận dụng lý thuyết phát triển BTVL
vào dạy học bài tập dao động cơ học vật lý 12. Tạp chí giáo dục Đặc san 10/2006 tr
47-49, 55.
- Phạm Thị Phú, Nguyễn Đình Thước, Bài tập sáng tạo về vật lý ở trường
THPT. Tạp chí giáo dục số 163 kỳ 2, 5/2007 tr 34-36
- Vũ Thị Minh (2011), Nghiên cứu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập
sáng tạo trong dạy học học phần Cơ học lớp 10 – THPT. Luận án tiến sĩ khoa học
giáo dục, trường Đại học Vinh.
Hàng loạt sách luyện giải BTVL 10, 11, 12 theo lớp, theo chủ đề, sách bài
tập luyện thi trắc nghiệm cho các kỳ thi tốt nghiệp và tuyền sinh đại học; Trong
nhóm này còn hàng loạt sách về luyện thi (thực chất là các bài tập đã có lời giải sẵn)
HS giỏi các cấp.
Tất cả chỉ dừng lại ở việc rèn luyện KN giải BTVL, mà không bàn đến việc
rèn luyện KN sử dụng BTVL trong dạy học vật lý hay KN dạy học BTVL. Có thể
nói thị trường khủng hoảng thừa các sách về giải sẵn BTVL. Phụ huynh và HS
hoang mang không biết chọn mua sách nào, học như thế nào để đạt kết quả cao
trong các kỳ thi, còn giáo sinh cũng hoang mang dạy học bài tập như thế nào để vừa
đáp ứng yêu cầu người học, vừa đáp ứng yêu cầu của dạy học phát triển năng lực
HS. Phải tìm câu trả lời trong các phương pháp hiện đại về rèn luyện nghiệp vụ dạy
học mà các nước tiên tiến đã sử dụng, trong số đó có DHVM (Micro – teaching).
0.2. Nghiên cứu về dạy học vi mô
0.2.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngồi
Dạy học vi mơ (Micro – teaching) ra đời vào năm 1963 tại Trường Đại học
Stanford (Hoa Kì), phương pháp ban đầu được sử dụng trong một khóa đào tạo giáo
sinh vào dịp hè và ngày càng khẳng định vai trò trong đào tạo GV ở nhiều cơ sở
giáo dục ở nhiều quốc gia.

Trong suốt q trình phát triển của phương pháp, đã có rất nhiều nghiên cứu
được thực hiện:
- D. W. Allen (1967), Mô tả về DHVM [103]. Đây là nghiên cứu đầu tiên do
chính nhóm giáo sư tại Trường Đại học Stanford thực hiện. Cơng trình đã trình bày
kết quả nghiên cứu về DHVM trong ba năm từ 1965 - 1967. Những nghiên cứu này
tập trung vào các vấn đề: Lập kế hoạch cho BHVM, khả năng rèn luyện KN dạy
học bằng DHVM, việc tận dụng kinh nghiệm của những người quan sát BHVM,
cấu trúc của một khóa rèn luyện KN dạy học bằng DHVM. Đây là những nghiên
cứu mở đầu có ý nghĩa quan trọng, mang tính định hướng cho việc triển khai áp


14
dụng DHVM trong đào tạo GV tại Hoa Kì nói riêng và các quốc gia trên thế giới
nói chung.
- J. E. Shively và công sự (1970), Tác động của phương thức phản hồi
trong DHVM [130].
- P. C. Limbacher (1971), Nghiên cứu tác động của thực hành DHVM lên
hành vi đứng lớp của các giáo sinh chuyên ngành khoa học xã hội [124].
- J. C. Cotrell, và R. C. Doty (1971), Đánh giá DHVM và việc ghi hình
trong đào tạo GV dạy nghề và GV kĩ thuật. Pha IV: Ứng dụng trên lớp của DHVM
và ghi hình [114].
- D. W. Johnson, B. S. Prancrazio (1971), Hiệu quả của ba môi trường
DHVM trong việc đào tạo giáo sinh bậc đại học [120]. Những nghiên cứu này cho
thấy ý nghĩa của những nhân tố quan trọng trong DHVM như: Các phản hồi; Những
đoạn băng ghi hình BHVM cũng như tác động của DHVM trong q trình đào tạo
GV... Phân tích các kết quả nghiên cứu cho thấy một quá trình đánh giá lâu dài và
đa phương diện về tác động của DHVM đến quá trình đào tạo GV. Các kết quả đều
chứng minh việc áp dụng DHVM vào đào tạo GV mang ý nghĩa thực tiễn và lí luận
cao.
Ngồi những nghiên cứu cơ bản về DHVM, cũng có những nghiên cứu của

một số tác giả như:
- B. M. Shore (1972) [131] và A. M. Boeck, P. G. Hillenmeyer (1973) [112]
đã tập trung vào một vài vấn đề cụ thể hơn của DHVM như: BHVM nên kéo dài
bao nhiêu phút là phù hợp, kiểm chứng sự khác biệt giữa đối tượng là HS trung học
hay giáo sinh với vai trò là HS trong lớp học vi mô. Những nghiên cứu chi tiết này
đã cho những gợi ý hết sức quý báu cho việc xác định những nhân tố cụ thể khi
triển khai áp dụng DHVM trong đào tạo GV vật lý tại Việt Nam.
Cho đến những năm sau vẫn có những nghiên cứu tập trung vào những vấn
đề cơ bản của DHVM như nghiên cứu của:
- M. R. Malone, B. M. Strawitz (1985), Tác động tương đối của DHVM và
trải nghiệm thực tế lên giáo sinh [125].
- J. W. vare (1993), [135] với nghiên cứu về việc hình thành hành vi của
giáo sinh dưới tác động của Học thuyết Lịch sử văn hóa xã hội của Vưgôtxki trong
môi trường rèn luyện bằng DHVM;
- Chris Kyriacou (1998), Những KN dạy học cơ bản [122];
- A. T. Karckay và S. Sanli (2003), Tác động của ứng dụng DHVM lên
trình độ chun mơn của giáo sinh [121];


15
- A. E. Al-Methan (2003), Những giá trị của DHVM theo cảm nhận của
giáo sinh trường Đại học Cô oet [109];
Những nghiên cứu này đều tập trung ở những quốc gia thuộc Châu Á –
những nước chỉ mới áp dụng của DHVM trong những năm gần đây. Kết quả nghiên
cứu đều chỉ ra những tác động tích cực trong quá trình đào tạo GV xét trên góc độ
đánh giá của đối tượng người học. Những nghiên cứu trên một lần nữa khẳng định
khả năng ứng dụng DHVM trong những điều kiện không thực sự thuận lợi vẫn
mang lại hiệu quả cao.
Sau thời gian bùng nổ ứng dụng DHVM vào thập kỉ 70 và 80 của thế kỷ
XX; trong thời gian gần đây, có những thay đổi trong nghiên cứu về DHVM.

Những nghiên cứu cho thấy xu hướng kết hợp giữa DHVM với phương thức đào
tạo GV khác, hoặc xem xét các tác động của nhân tố lịch sử, văn hóa – xét trên quan
điểm tâm lí học hoạt động trong q trình hình thành KN của giáo sinh. Có thể kể
đến:
- N. D. Bell (2007), [110] nghiên cứu về đặc trưng hoạt động của các giáo
sinh trong môi trường của DHVM.
- M. L. Fernández (2009), [117] trong nghiên cứu về việc kết hợp giữa
DHVM với nghiên cứu bài học của Nhật Bản trong đào tạo GV;
Ngồi những cơng trình nghiên cứu trên, cũng có nhiều cuốn sách đề cập
đến DHVM. Trong đó có thể kể đến một số cuốn sách tiêu biểu như:
- N. Shamsi (2004), Phương pháp dạy học hiện đại môn nghiên cứu xã hội
[112].
- M. J. Lakshmi (2009), DHVM và các GV tương lai [123];
Những cuốn sách này đã đề cập ở mức độ khái quát một số vấn đề cơ bản
của DHVM. Tuy nhiên, DHVM chỉ được áp dụng để rèn luyện các KN dạy học đơn
lẻ và khơng có những hướng dẫn triển khai cụ thể trong q trình đào tạo GV. Có
nhiều bước tiến hành rèn luyện KN dạy học bằng DHVM được nêu ra tùy thuộc vào
quan điểm hoặc điều kiện tiến hành rèn luyện của từng quốc gia.
0.2.2. Các nghiên cứu ở trong nƣớc
Ở Việt Nam, DHVM là một khái niệm còn khá mới mẻ. Năm 1999, trong
khuôn khổ của dự án Việt Bỉ - Hỗ trợ học từ xa, tác giả M. Altet, J. D. Britten Đại
học sư phạm Dakar [1], xuất bản cuốn “DHVM và đào tạo GV” được dịch từ tiếng
Pháp sang tiếng Việt. Đây là cuốn sách đề cập đến DHVM đầu tiên. Nội dung của
cuốn sách bàn về khái niệm, những cơ sở lý thuyết, các bước tiến hành, khái quát
một số KN dạy học chung. Tuy nhiên, trong sách chưa trình bày cụ thể về phương
hướng ứng dụng DHVM, các loại KN dạy học (trong đó bao gồm những KN dạy


×