Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242 KB, 3 trang )
VIỆN ĐÀO TẠO KỸ NĂNG GS
Kính Tặng!
ĐỪNG TẠO NỘI KẾT TRONG LÒNG CON
Ngày hôm qua, khi tôi đang say sưa dán mắt lên màn hình thì TV tắt phụt! Ngớ
người ra một lúc mới hiểu là cúp điện; thế là vừa tiu nghỉu vừa bực mình! Bỗng
dưng lúc ấy tôi lại nhớ thời thơ ấu khi thường xuyên “được” cha mẹ… tắt phụt
TV bằng cách rút hẳn dây nguồn ra để ngăn tôi không mải mê với phim ảnh mà
lơ đãng chuyện học hành. Cảm giác hụt hẫng khi TV tắt vì bị rút dây ở quá khứ
và khi TV tắt vì cúp điện ở hiện tại, có khác hay không cảm giác ức chế khi bị
đối xử đường đột hằng ngày (bị… giật đồ khi đang thong dong đi dạo chẳng
hạn)? Và có bao giờ bạn tự hỏi những kỷ niệm vô thức của tuổi thơ sẽ ảnh
hưởng đến cách hành xử của mình khi trưởng thành?
Thích Nhất Hạnh đã từng dạy rằng “nội kết” là những gút mắc trong lòng ta –
được hình thành khi ta nghe thấy điều gì đó nặng nề, hoặc bị cư xử không đúng
mực. Những trải nghiệm không vừa lòng hoặc thậm chí uất ức qua thời gian trở
thành nội kết và ngày càng lớn dần lên và làm người ta hành động và suy nghĩ
tiêu cực. Cha mẹ đóng vai trò như thế nào trong việc hình thành nội kết của
chúng ta?
Thực tế là ít có cha mẹ Việt Nam nào giải thích cặn kẽ cho con hiểu vì sao
chúng không được phép xem TV quá giờ quy định; hiếm có khi nào bạn được
thông báo hoặc giải thích vì sao điện lại bị cúp; và chẳng có tên trộm nào bận
lòng giải thích cho bạn vì sao hắn giật đồ bạn. Vậy suy ra từ khi còn là một trẻ
thơ cho đến lúc trưởng thành, đa số chúng ta đã luôn có những “nội kết” của
riêng mình. Vấn đề là từ nhỏ, cha mẹ ta đã để mặc ta đấy với những ấm ức trong
lòng và đủ thứ băn khoăn mà không biết rằng thời gian càng làm “nội kết” khó
hóa giải. Những uất ức nhỏ nhoi của tuổi thơ qua năm tháng như một viên than
hồng âm ỉ sẽ là ngon lửa nóng giận bùng lên khi có cơ hội và làm chủ chúng ta.
VIỆN ĐÀO TẠO KỸ NĂNG GS
Kính Tặng!