Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động đánh giá nội bộ trong Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.11 KB, 120 trang )

Mục lục
Bảng 2: Báo cáo tổng hợp việc thực hiện mục tiêu chất lượng trong năm qua: 33
QT-09-03 ................................................................................................................................ 59
Hà nội, ngày … tháng … năm …. .................................................................................... 72
TÊN ĐƠN VỊ ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ .......................................................................... 72
BÁO CÁO ......................................................................................................................... 79
V/v: Báo cáo kết quả thực hiện ISO quý III và việc khắc phục .......................................... 79
các tồn tại trong quá trình đánh giá nội bộ. ...................................................................... 79
Sau khi tổng hợp các sai lỗi phát hiện sau kiểm tra, đánh giá nội bộ người phát
hiện kịp thời thông báo cho lãnh đạo Phòng hoặc Tổ trưởng Tổ đánh giá để báo cáo
tới Giám đốc hoặc QMR. ........................................................................................... 95
Một số thuật ngữ viết tắt và danh mục bảng biểu, sơ đồ sử
dụng trong chuyên đề :
* Một số thuật ngữ viết tắt :
PVFC : Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam.
Công ty: Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam.
NHNN : Ngân hàng Nhà nước.
HĐQT : Hội đồng Quản trị của PVFC.
HTQLCL: Hệ thống quản ly' chất lượng.
QLRR : Quản ly' rủi ro.
BM-HD-QT: Biểu mẫu- Hướng dẫn- Quy trình.
QMR : Đại diện lãnh đạo về chất lượng.
DV&TDCN : Dịch vụ và tín dụng cá nhân.
TDCN : Tín dụng cá nhân.
QLRR : Phòng Quản ly' rủi ro.
TCNS&TL: Phòng tổ chức nhân sự và tiền lương.
MTCL: Mục tiêu chất lượng.
P.KTKSNB: Phòng Kiểm tra Kiểm soát nội bộ.
* Danh mục bảng biểu, sơ đồ : Trang
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của PVFC………………………………...20
Sơ đồ 2: Mô hình của bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2000 ………………….....26


Sơ đồ 3: Sơ đồ hệ thống quản ly' chất lượng của PVFC………………….28
Sơ đồ 4: hệ thống tài liệu chất lượng của PVFC……………………….....30
Sơ đồ 5: Quy trình đánh giá nội bộ của PVFC…………………………....58
Sơ đồ 6: Quy trình khắc phục phòng ngừa và sử ly' sau vi phạm…….…..95
Bảng 1: Cơ cấu lao động của PVFC……………………………………. 19
Bảng 2: Báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu chất lượng 2007…………35
SV: Ngô Thị Thúy Hạnh – QTCL 46 - 2 -
Bảng 3: Báo cáo tỷ lệ tăng trưởng tài sản qua các năm………………….45
Bảng 4: Báo cáo tỷ lệ tẳng trưởng chi phí qua các năm………………….46
Bảng 5: Báo cáo tỷ lệ tẳng trưởng doanh thu qua các năm………………47
Bảng 6: Tốc độ tăng doanh thu chi phí qua các năm……………………48
Bảng 7: Bảng lưu hồ sơ đánh giá nội ……………………………………65
SV: Ngô Thị Thúy Hạnh – QTCL 46 - 3 -
LỜI MỞ ĐẦU:
Sự vận động phát triển của thế giới trong những năm gần đây với xu thế toàn
cầu hóa nền kinh tế thế giới đã tạo ra những thách thức mới trong kinh doanh, sản
phẩm và thị trường là toàn cầu. Cuộc cạnh tranh toàn cầu đã, đang và sẽ trở nên
ngày càng mạnh mẽ với qui mô và phạm vi ngày càng lớn. Tình hình trên đã khiến
cho chất lượng trở thành yếu tố cạnh tranh, trở thành yếu tố quyết định sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp. Chất lượng đã trở thành một “ngôn ngữ” phổ biến. Để
thu hút khách hàng, các doanh nghiệp, tổ chức cần đưa chất lượng vào nội dung
quản lý. Sự hòa nhập của chất lượng vào mọi yếu tố của tổ chức từ hoạt động quản
lý đến tác nghiệp sẽ là điều phổ biến và tất yếu đối với bất kỳ một tổ chức nào
muốn tồn tại và phát triển. Việc áp dụng một hệ thống quản ly' chất lượng trong
doanh nghiệp là rất cần thiết. Tuy nhiên, hệ thống này chỉ mang lại những lợi ích
thiết thực cho doanh nghiệp khi bản thân hệ thống hoạt động hiệu quả. Và một giải
pháp tối ưu đối với doanh nghiệp là duy trì và nâng cao hiệu quả của hoạt động
đánh giá nội bộ hệ thống quản ly' chất lượng.
Đối với Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam cũng vậy, việc áp
dụng hệ thống quản ly' chất lượng ISO 9001:2000 là một điều tất yếu nhằm duy trì

hiệu quả của các hoạt động trong công ty. Hoạt động đánh giá nội bộ hệ thống quản
ly' chất lượng rất được coi trọng và thực hiện trong công ty nhằm xem xét tính đầy
đủ và mức độ phù hợp của các hướng dẫn công việc, các quy trình, quy định,...
được sử dụng để kiểm soát các hoạt động về chất lượng ở mọi khâu trong công ty,
đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng
để đáp ứng các mục tiêu chất lượng đã hoạch định và tìm hiểu nguyên nhân của sự
không phù hợp để đưa ra biện pháp khắc phục/phòng ngừa nhằm duy trì và cải tiến
hệ thống quản lý chất lượng ngày càng hoàn thiện hơn.
Vì vậy, sau một thời gian được thực tập tại Tổng công ty Tài chính Cổ phần
Dầu khí Việt Nam và với sự hướng dẫn của Thầy Ths.Vũ Anh Trọng, em đã chọn
đề tài " Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động đánh
giá nội bộ trong Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam " để
nghiên cứu với mong muốn đưa ra những giải pháp có căn cứ thực tiễn để góp phần
nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của hoạt động đánh giá nội bộ trong công
ty.
SV: Ngô Thị Thúy Hạnh – QTCL 46 - 4 -
Chuyên đề tốt nghiệp của em gồm có ba phần được kết cấu như sau:
Phần 1: Tổng quan về Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí
Việt Nam.
Phần 2: Thực trạng về công tác đánh giá nội bộ của hệ thống quản ly' chất
lượng của PVFC
Phần 3: Một số kiến nghị về giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của công
tác đánh giá nội bộ hệ thống quản ly' chất lượng trong PVFC
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty
Tài Chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam nói chung và các anh chị trong phòng kiểm
tra kiểm toán nội bộ trong công ty nói riêng đã chỉ bảo tận tình và giúp đỡ em rất
nhiều trong thời gian thực tập, giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp mà em đã
chọn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong trường đã tận tình hướng dẫn em
trong chuyên đề tốt nghiệp này. Đặc biệt là thầy giáo Ths.Vũ Anh Trọng đã rất tận

tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo cho em, giúp em từng bước để hoàn thành chuyên
đề tốt nghiệp này.
Em cũng mong rằng thầy cô, các bạn và các anh chị trong công ty PVFC và
những ai quan tâm đến đề tài này, đóng góp y' kiến giúp em hoàn thiện chuyên đề
hơn nữa.
SV: Ngô Thị Thúy Hạnh – QTCL 46 - 5 -
Phần 1: Tổng quan về Tổng Công ty Tài chính Cổ phần
Dầu khí Việt Nam.
I- Thông tin chung về công ty :
1- Thông tin chung về công ty.
Thông tin chung về Công ty:
Tên công ty : Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam.
Tên viết tắt : PVFC.
Tên tiếng Anh: Petro VietNam Finance Joint Stock Corrporation.
Tên giao dịch : Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam.
Gọi tắt là Công ty Tài chính dầu khí.
Hình thức pháp lý : Tổng công ty là Tổng công ty cổ phần có tư cách pháp nhân
phù hợp với pháp luật hiện hành của Việt Nam .
Lĩnh vực kinh doanh của Tổng công ty: Tài chính tiền tệ.
Trụ sở đăng ký của Tổng công ty :
Địa chỉ : 72 Trần Hưng Đạo - Hà nội.
Điện thoại: (84-4) 9426800
Fax : (84-4) 9426796
Webside : http:// www.pvfc.com.vn .
Email :
Tổng Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC) là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng
và là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, được thành lập
SV: Ngô Thị Thúy Hạnh – QTCL 46 - 6 -
theo quyết định số 04/2000/QĐ-VPCP ngày 30 tháng 3 năm 2000 của Bộ trưởng,
Chủ nhiệm văn phòng chính phủ.

Tổng Công ty bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 12 năm 2000 theo Giấy
phép hoạt động số 12/GP-NHNN ngày 25 tháng 10 năm 2000 của Ngân hàng Nhà
nước Việt nam ban hành kèm theo Quyết định số 456/2000/QĐ-NHNN ngày 25
tháng 10 năm 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh số 113108 ngày 23 tháng 8 năm 2000 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà
nội cấp.
Tổng công ty có con dấu riêng và tài khoản riêng mở tại Ngân hàng Nhà Nước
và các ngân hàng trong nước và ngoài nước theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước.
Ngay từ khi ra đời, Công ty đã nhanh chóng hội nhập vào cộng đồng Tổng
Công ty Dầu khí Việt Nam cũng như hội nhập vào cộng đồng các định chế tài chính
trong nước và quốc tế. Công ty xác định hợp tác chặt chẽ, chân thành với các tổ
chức tín dụng, các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhằm đảm bảo nguồn vốn cho
các dự án của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam - Yếu tố quan trọng đầu tiên đảm
bảo sự thành công của Công ty.
"Tầm nhìn tăng trưởng - Cam kết vững chắc - Thành công tài chính" là
tôn chỉ hoạt động của Công ty Tài chính Dầu khí. Tư tưởng của tôn chỉ thể hiện rõ
nhiệm vụ chiến lược của Công ty là: đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển của
ngành Dầu khí Việt nam và vận hành sinh lời hiệu quả nhất mọi nguồn tài chính
tiền tệ của ngành Dầu khí.
"Công ty Tài chính Dầu khí niềm tin mới của sự phát triển"
2- Ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty :
Ngành nghề kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hiện tại của
Tổng công ty sau khi chuyển sang Tổng công ty Cổ phần là :
1* Huy động vốn:
2- Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước;
3- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác
để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của
pháp luật hiện hành;

SV: Ngô Thị Thúy Hạnh – QTCL 46 - 7 -
4- Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong, ngoài nước và các tổ chức tài chính
quốc tế;
5- Tiếp nhận vốn uỷ thác của Chính phủ, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài
nước;
* Cho vay:
1- Cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và dài hạn theo quy định của Ngân hàng
Nhà nước;
2- Cho vay theo uỷ thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
theo quy định hiện hành của Luật các tổ chức tín dụng và hợp đồng uỷ thác;
3- Cho vay theo tiêu dùng bằng hình thức cho vay mua trả góp;

* Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác:
4- Được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và
các giấy tờ có giá khác đối với các tổ chức và cá nhân;
5- Được tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác
với các tổ chức tín dụng khác;
6
7* Bảo lãnh: Được bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với
người nhận bảo lãnh. Việc bảo lãnh của Tổng công ty Tài chính Dầu khí phải được
theo quy định tại Điều 58, Điều 59, Điều 60 Luật các tổ chức tín dụng và hướng dẫn
của Ngân hàng Nhà nước;
8* Được cấp tín dụng dưới các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước;
9* Mở tài khoản:
10- Tổng công ty Tài chính Dầu khí được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà
nước nơi Tổng công ty Tài chính đặt trụ sở chính và ngân hàng hoạt động trên lãnh
thổ Việt Nam. Việc mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng ngoài lãnh thổ Việt Nam
phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép;
11- Tổng công ty Tài chính Dầu khí có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tài khoản tại

Ngân hàng Nhà nước và duy trì tại đó số dư bình quân không thấp hơn mức quy
định của Ngân hàng Nhà nước;
12* Dịch vụ ngân quỹ: Được thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng;
13* Đầu tư, góp vốn, mua cổ phần của các Doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng
khác; Đầu tư cho các dự án theo hợp đồng;
SV: Ngô Thị Thúy Hạnh – QTCL 46 - 8 -
14* Tham gia thị trường tiền tệ;
15* Được quyền nhận uỷ thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến tài
chính, ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của
các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng;
16* Cung ứng dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính, tiền tệ, đầu tư cho khách
hàng;
17* Mua bán ngoại tệ với khách hàng, cụ thể:
(a) Mua ngoại tệ từ Tập đoàn Dầu khí, các đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Dầu
khí và các khách hàng có quan hệ tín dụng từ các nguồn thu sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ của các đối tượng này;
(b) Bán ngoại tệ cho các ngoại tệ nêu tại điểm (a) để phục vụ nhu cầu hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ của họ;
(c) Mua ngoại tệ từ các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối trên lãnh
thổ Việt Nam để đảm bảo nguồn ngoại tệ đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh,
dịch vụ của các đối tượng nêu tại điểm (a) và hoạt động ngân hàng của Tổng công
ty Tài chính Dầu khí;
(d) Bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối trên lãnh
thổ Việt Nam để đảm bảo nguồn tiền đồng Việt Nam đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh
doanh, dịch vụ của các đối tượng nêu tại điểm (a) và hoạt động ngân hàng của Tổng
công ty Tài chính Dầu khí;
(e)Thu đổi và đặt bàn đổi ngoại tệ;
* Được thực hiện hoạt động bao thanh toán trong nước;Thực hiện các dịch vụ kiều
hối, kinh doanh vàng;
* Làm đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá cho các

Doanh nghiệp;
* Cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ
và các dịch vụ khác.
* Các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.
II- Quá trình ra đời và phát triển của PVFC :
Lịch sử ra đời và sự thay đổi hình thức pháp lý của công ty :
SV: Ngô Thị Thúy Hạnh – QTCL 46 - 9 -
+ Ngày 30/3/2000: Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ký quyết định số 04/2000/
QĐ/VPCP về việc thành lập Công ty Tài chính Dầu khí.
+ Ngày 19/6/2000: Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam ký quyết
định số 903/QĐ-HĐQT thành lập Công ty Tài chính Dầu khí.
+ Ngày 1/10/2000: Công ty Tài chính Dầu khí chính thức đặt trụ sở hoạt động
đầu tiên tại 34B Hàn Thuyên - Hà Nội và Khai trương hoạt động phòng giao dịch số
10.
+ Ngày 5/2/2001: Lễ khai trương hoạt động Công ty Tài chính Dầu khí đã được
tổ chức trọng thể tại Hà Nội.
+ Ngày 30/10/2001:
- Khai trương hoạt động phòng giao dịch số 11
- Khai trương hoạt động phòng giao dịch số 20
- Khai trương hoạt động phòng giao dịch số 30
+ Ngày 19/6/2002: Khai trương hoạt động phòng giao dịch chứng khoán BSC –
PVFC.
+ Ngày 1/10/2002: Khai trương website Công ty Tài chính Dầu khí tại địa chỉ:

+ Ngày 3/9/2003: Phát hành thành công Trái phiếu Dầu khí.
+ Ngày 21/5/2003: Khai trương hoạt động Chi nhánh Công ty Tài chính Dầu khí
tại thành phố Hồ Chí Minh.
+ Ngày 5/5/2004:
- Ra mắt Hội đồng quản trị đầu tiên của Công ty Tài chính Dầu khí.
- Nhận chứng chỉ Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO

9001:2000 do tổ chức SGS (Thuỵ Sỹ) cấp.
+ Đến ngày 31/12/2000:
- Thu xếp vốn cho các dự án của PetroVietnam đạt 5.000 tỷ đồng.
- Tổng tài sản đạt hơn 4.000 nghìn tỷ đồng.
- Doanh thu đạt trên 200 tỷ đồng.
+ Ngày 1/1/2005: Tăng vốn điều lệ của PVFC lên 300 tỷ đồng.
+ Ngày 28/2/2005: Khai trương hoạt động Chi nhánh Công ty Tài chính Dầu khí
tại Vũng Tàu.
+ Ngày 20/4/2005: Khai trương hoạt động phòng giao dịch số 12.
+ Ngày 20/5/2005: Khai trương hoạt động phòng giao dịch số 21.
SV: Ngô Thị Thúy Hạnh – QTCL 46 - 10 -
+ Ngày 19/8/2005: Nhận bàn giao quản lý toà nhà PetroTower từ Công ty Dịch
vụ - Du lịch Dầu khí.
+ Ngày 3/9/2005: Nhận Cúp vàng Thương hiệu và Nhãn hiệu 2005.
+ Ngày 15/9/2005: Nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2005.
+ Ngày 15/12/2005: PVFC được xếp hạng Công ty Nhà nước loại 1.
+ Tháng 12/2005: Quy mô hoạt động của PVFC đạt trên 8000 tỷ đồng.
+ Tháng 12/2005: Triển khai thành công việc lắp đặt và đưa vào sử dụng hệ
thống mạng WAN trong toàn hệ thống.
+ Tháng 2/2006: Đưa vào hoạt động đường dây nóng 18001525 miễn phí dành
cho khách hàng, phục vụ 24/24h.
+ Ngày 19/6/2006: Phát hành thành công Trái phiếu Tài chính Dầu khí. Tổng
khối lượng huy động đạt 690 tỷ đồng.
+ Ngày 26/4/2006: PVFC chính thức tăng vốn điều lệ lên 1000 tỷ đồng.
+ Ngày 4/7/2006: Khai trương Chi nhánh Công ty Tài chính Dầu khí tại Đà
Nẵng.
+ Ngày 24/10/2006: Khai trương Phòng Giao dịch Chứng khoán SSI – PVFC.
+ Ngày 14/2/2007: PVFC chính thức tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng, đánh
dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình hoạt động và phát triển của Công ty.
+ Ngày 9/3/2007: PVFC chính thức tài trợ cho CLB Bóng đá Sông Lam Nghệ

An. Từ đây, CLB Bóng đá chuyên nghiệp Sông Lam Nghệ An chính thức mang tên
CLB Bóng đá Tài chính Dầu khí – Sông Lam Nghệ An.
+ Tháng 4/2007: PVFC vinh dự đón nhận giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt
Nam” và lọt vào “TOP 50 nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam”.
+ Ngày 5/5/2007: PVFC nhận giải thưởng “Quả Cầu Vàng” dành cho doanh
nghiệp Nhà nước hoạt động trong ngành tài chính.
+ Ngày 18/5/2007: Khai trương Chi nhánh tại thành phố Hải Phòng.
+ Ngày 21/5/2007: Ra mắt Quỹ học bổng “PVFC- Thắp sáng niềm tin”- Quỹ
học bổng dành cho các học sinh, sinh viên vượt qua hoàn cảnh khó khăn, đạt thành
tích học tập tốt.
+ Ngày 18/6/2007: Khai trương Công ty Tài chính Dầu khí – Chi nhánh Nam
Định.
+ Ngày 19/6/2007: PVFC vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng 3, đại
diện Đảng và nhà nước đã trao tặng các danh hiệu cho các cá nhân trong Ban lãnh
đạo Công ty: Ông Nguyễn Tiến Dũng - CTHĐQT nhận Huân chương Lao động
SV: Ngô Thị Thúy Hạnh – QTCL 46 - 11 -
Hạng nhì, Bà Vũ Thị Ngọc Lan – Phó TGĐ nhận Huân chương Lao động hạng 3,
Ông Nguyễn Xuân Sơn – Nguyên TGĐ PVFC nhận Huân chương Lao động Hạng
3.
+ Ngày 19/6/2007: Phát hành thành công Trái phiếu Tài chính Dầu khí 2007 với
tổng khối lượng huy động đạt 1500 tỷ đồng.
+ Ngày 26/6/2007: Khai trương Công ty Tài chính Dầu khí- Chi nhánh Cần Thơ.
+ Ngày 15/7/2007: PVFC đón nhận “Cúp vàng Thương hiệu và Nhãn hiệu
2007".
+ Ngày 24/7/2007: Chính thức khai trương và đi vào hoạt động Công ty Tài
chính Dầu khí- Chi nhánh Sài Gòn.
+ Ngày 10/8/2007: Khai trương Công ty Tài chính Dầu khí- Chi nhánh Thăng
Long.
+ Ngày 8/9/2007: PVFC là đơn vị duy nhất trong ngành Tài chính – Ngân hàng
được cùng lúc trao tặng hai giải thưởng “Nhà quản lý giỏi 2007” và “Cúp vàng ISO

2007”.
+ Ngày 7/10/2007: PVFC nhận giải thưởng “Sao vàng Đất Việt năm 2007”
+ Ngày 8/10/2007: Khai trương hoạt động ba công ty thành viên: Công ty Cổ
phần Đầu tư và Tư vấn Tài chính Dầu khí (PVFC Invest); Công ty Cổ phần Kinh
doanh Bất động sản Tài chính Dầu khí (PVFC Land); Công ty Cổ phần Truyền
thông Tài chính Dầu khí (PVFC Media).
+ Ngày 19/10/2007: PVFC tổ chức thành công đấu giá cổ phần, số lượng cổ
phần đua ra đấu giá là: 59.638.900 Cổ phần, Giá đấu thành công bình quân là:
69.974 đồng/cổ phần.
+ Ngày 28/12/2007: Tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông Tổng công ty
Tài chính Cổ phần Dầu khí lần thứ nhất.
+ Ngày 6/1/2008: PVFC nhận giải thưởng “Thương mại Dịch vụ - Top Trade
Services 2007”.
+ Ngày 9/1/2008: PVFC nhận Giải thưởng “Ngôi sao Kinh doanh” - TOP 10
doanh nghiệp hội nhập thành công nhất.
+ Ngày 5/2/2008:Được tặng cờ thi đua 2007 của Chính phủ với thành tích "đã
hoàn thành xuất sắc toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phòng trào Thi đua yêu
nước năm 2007 của ngành Công thương."
+ Ngày 18/3/2008: Chính thức ra mắt Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí
Việt Nam và công bố cổ đông chiến lược nước ngoài. PVFC chính thức chuyển đổi
SV: Ngô Thị Thúy Hạnh – QTCL 46 - 12 -
sang mô hình Tổng Công ty với Vốn điều lệ là 5000 tỷ VNĐ, trong đó Mogan
Stanley trở thành cổ đông chiến lược nắm giữ 10% Vốn điều lệ của PVFC.
+ Ngày 4/4/2008, khai trương hoạt động Phòng Giao dịch Trung tâm Long Biên.
+ Ngày 10/4/2008, PVFC khai trương hoạt động Tổng công ty Tài chính Cổ
phần Dầu khí Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hoá.
+ Ngày 26/04/2008, PVFC nhận danh hiệu “Nhãn hiệu nổi tiếng Quốc gia” năm
2008 tại lễ trao giải “Nhãn hiệu Cạnh tranh - Nổi tiếng Quốc gia” tổ chức tại Hà
Nội vào sáng 26/04/2008.
III- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Tổng công ty :

1- Sản phẩm và thị trường :
1.1 - Sản phầm :
SV: Ngô Thị Thúy Hạnh – QTCL 46 - 13 -
Sản phẩm dịch vụ của Công ty là các sản phẩm dịch vụ về tài chính ngân hàng bao
gồm các nhóm sản phẩm chính sau:
0- Thu xếp vốn cho các dự án đầu tư.
1- Huy động vốn.
2- Tín dụng doanh nghiệp.
3- Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp.
4- Dịch vụ tài chính cá nhân.
5- Đầu tư.
0- Dịch vụ uỷ thác: Uỷ thác đầu tư; uỷ thác quản lý vốn và tài sản; uỷ thác phát
hành trái phiếu…
1- Các sản phẩm dịch vụ khác như: Mua bán ngoại tệ, bao thanh toán…...
1.2- Thị trường :
Hiện nay, thị trường hoạt động của Công ty đã mở rộng khắp tại các khu vực kinh
tế trọng điểm của đất nước và khu vực có hoạt đồng dầu khí như Hà Nội, Tp. HCM,
Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nam Định…
Tính đến thời điểm hiện nay, hệ thống các tổ chức tài chính, ngân hàng tại Việt
Nam bao gồm 7 Công ty Tài chính thuộc Tổng Công ty; 6 Ngân hàng thương mại
quốc doanh; 31 ngân hàng thương mại cổ phần đô thị; 4 ngân hàng thương mại cổ
phần nông thôn; 36 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; 6 ngân hàng liên
doanh; 12 Công ty cho thuê tài chính; 43 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài
tại Việt Nam. Số lượng các tổ chức tín dụng trên cũng như sự đa dạng về loại hình
chức vẫn tiếp tục được gia tăng, đặc biệt khi Việt nam gia nhập WTO.
Số lượng các tổ chức tài chính, tín dụng như trên cùng với sư phong phú về các loại
hình tổ chức cho thấy sự phát triển ngày càng mạnh của nền tài chính. Xu thế hiện
nay các tổ chức tài chính, tín dụng đều bám sát và mở rộng hoạt động kinh tế đến
các địa bàn kinh tế ở cả thành thị lẫn nông thôn. Trong thời gian tới cùng với quá
trình tái cơ cấu các ngân hàng và việc các ngân hàng 100% vốn của nước ngoài

được phép thành lập tại Việt Nam thì áp lực về cạnh tranh cả về quy mô vốn, mạng
lưới hoạt động, cơ sở vật chất và công nghệ sẽ ngày càng lớn.
Song song với sự bùng nổ về số lượng, phát triển về chất lượng của các tổ chức tài
chính thì những biến động của thị trường kinh tế tài chính cũng đang mở ra cơ hội
đồng thời thách thức đối với PVFC. Năm 2006 là năm có nhiều biến động của thị
trường tài chính, đó cũng là năm mang lại những thành công vượt bậc cho PVFC.
SV: Ngô Thị Thúy Hạnh – QTCL 46 - 14 -
Từ năm 2007, thị trường tài chính đã dần ổn định hơn và khẳng định được những tổ
chức có uy tín, có chất lượng sẽ đứng vững trên thị trường.
Nằm trong sự phát triển chung của thị trường, PVFC cũng sẽ phải cạnh tranh rất
quyết liệt để đứng vững và phát triển. Nhận thức được vấn đề này, PVFC cần đánh
giá lại nội lực, xây dựng mục tiêu kinh doanh phù hợp, đề ra chiến lược phát triển
trên mọi lĩnh vực: sản phẩm dịch vụ, mạng lưới, cơ sở vật chất, con người…. để trở
thành một trong các tổ chức tài chính hàng đầu tại Việt Nam và phát huy tối đa vai
trò một định chế tài chính chuyên nghiệp vững mạnh của Tập đoàn.
2. Khách hàng và đối tác :
Khách hàng và đối tác của Công ty bao gồm:
1- Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam: Tập đoàn và các đơn vị thành viên trong
Tập đoàn là các khách hàng chủ yếu của Công ty
2- Các tổ chức tài chính ngân hàng: PVFC đã có mối quan hệ chặt chẽ với hầu hết
các tổ chức tài chính ngân hàng tại Việt Nam, bao gồm các ngân hàng thương mại
trong và ngoài nước, Công ty Tài chính, Công ty chứng khoán, các Quỹ đầu tư….
3- Các tổ chức kinh tế: Ngoài các đơn vị trong Tập đoàn, PVFC đã mở rộng đối tác
khách hàng ra các tổ chức kinh tế ngoài ngành. Hiện nay PVFC đã ký thoả thuận
hợp tác với nhiều doanh nghiệp và tổ chức kinh tế lớn như: Tổng Công ty Sông Đà,
Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam, Tổng Công ty Bạch Đằng, Tổng Công ty Đầu tư
phát triển đô thị…
4- Các cá nhân trong và ngoài ngành: Hiện nay PVFC đã triển khai rộng rãi các sản
phẩm dịch vụ dành cho cá nhân như huy động tiền gửi có kỳ hạn, uỷ thác quản lý
vốn cá nhân, cho vay cá nhân, uỷ thác đầu tư…

3. Công nghệ, cơ sở vật chất và trang thiết bị:
Tình hình đầu tư xây dựng cơ sở vật chất luôn được lãnh đạo PVFC coi trọng như:
- Nâng cấp hệ thống trang thiết bị văn phòng Công ty hiện đại.
- Đầu tư xây dựng mới trụ sở: Chi nhánh PVFC tại Vũng tàu với tổng vốn
đầu tư là 17,5 tỷ đồng, đã giải ngân 7,2 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2009;
Trung tâm Tài chính dầu khí Đà Nẵng với tổng vốn đầu tư là 100 tỷ đồng, đã giải
ngân 12,2 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong năm 2009; Trung tâm tài chính dầu khí
Hà Nội khoảng 179 tỷ đồng, đã giải ngân 242 triệu đồng và đã bàn giao toàn bộ dự
án cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tiếp tục triển khai.
SV: Ngô Thị Thúy Hạnh – QTCL 46 - 15 -
- Mạng lưới thông tin luôn được đầu tư lắp đặt, nâng cấp hiện đại nhằm đảm bảo
việc trao đổi thông tin nhanh chóng, chính xác giữa các đơn vị, thực hiện cung cấp
thông tin, xử lý số liệu, quản lý các hoạt động kinh doanh bằng hệ thống phần mềm
Bank2000, phân tích, thẩm định, định giá dự án chính xác bằng hệ thống phần mềm
hiện đại.
4- Tình hình lao động :
Lực lượng lao động của công ty đa số có tuổi đời trẻ, cần cù, chịu khó học hỏi,
có tiềm năng. Công tác tuyển dụng, đào tạo bổ sung, đào tạo nâng cao nghiệp vụ
chuyên môn của nhân viên được Công ty thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, đề
đáp ứng nhu cầu công việc và theo kịp xu thế phát triển hiện nay CBCNV cần được
đào tạo bổ sung thường xuyên.
Tổng số lao động tính đến thời điểm hiện tại ở công ty là 781 lao động được
phân bố đều tại các phòng ban của công ty, việc phân bố lao động được thể hiện
như trong bảng sau:
SV: Ngô Thị Thúy Hạnh – QTCL 46 - 16 -
Bảng 1: CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA PVFC:
( Đơn vị: người )
STT Đơn vị
Theo trình độ Theo loại lao động Theo giới tính
Đại học

và trên
ĐH
Trung
cấp

khác
Lđ hợp
đồng dài
hạn
Lđ hợp
đồng ngắn
hạn

khác
Nam Nữ
Tổng
1 Công ty 124 17 11 89 38 25 70 82 152
2 HCM 129 21 17 91 42 34 89 78 167
3 Vũng Tàu 63 17 12 65 21 6 52 40 92
4 Đà Nẵng 41 20 14 39 18 18 40 35 75
5 TL 41 18 15 42 19 13 41 33 74
6 Cần Thơ 47 17 16 49 20 11 42 38 80
7 Nam Định 39 16 15 35 18 17 39 31 70
8 Hải Phòng 35 19 17 37 19 15 32 39 71
9 Tổng 519 145 117 447 195 139 405 376 781
SV: Ngô Thị Thúy Hạnh – QTCL 46 - 17 -
Việc phân bố lao động trong tổng công ty được phân bố như sau:
- Hội đồng quản trị : 05 người.
- Ban kiểm soát : 03 người.
- Tổng giám đốc : 01 người.

- Phó tổng giám đốc : 07 người.
- Kế toán trưởng : 01 người .
- Bộ máy giúp việc : 17 phòng ban.
Trong đó: Khối quản ly : 10 phòng, bao gồm:
+ Phòng Tổ chức nhân sự & tiền lương.
+ Phòng Kế hoạch & thị trường.
+ Phòng Kế toán.
+ Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ.
+ Phòng Quản lý rủi ro Tín dụng và đầu tư.
+ Văn phòng.
+ Phòng Thẩm định độc lập.
+ Ban Xây dựng.
+ Trung tâm Thông tin và Công nghệ tin học.
+ Trung tâm Đào tạo.
Khối kinh doanh: 07 phòng, bao gồm:
+ Phòng Thu xếp vốn & tín dụng doanh nghiệp.
+ Phòng Quản lý dòng tiền.
+ Phòng Dịch vụ tài chính.
+ Phòng Đầu tư.
+ Phòng Quản lý vốn uỷ thác đầu tư.
+ Phòng Dịch vụ & Tín dụng cá nhân.
+ Phòng Giao dịch trung tâm Láng Hạ.
- Các chi nhánh :
+ Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh.
+ Chi nhánh Vũng Tàu.
+ Chi nhánh Cần Thơ.
+ Chi nhánh Đà Nẵng.
+ Chi nhánh Nam Định.
+ Chi nhánh Hải Phòng.
- Các phòng giao dịch :

SV: Ngô Thị Thúy Hạnh – QTCL 46 - 18 -
+Khu vực Hà Nội có 02 phòng giao dịch:
Phòng giao dịch số 10 .
Phòng giao dịch số 12.
+Khu vực TP. Hồ Chí Minh có 02 phòng giao dịch:
Phòng giao dịch số 20 .
Phòng giao dịch TT Quận 1.
+Khu vực Vũng Tàu có 03 phòng giao dịch:
Phòng giao dịch số 30 .
Phòng giao dịch 31.
SV: Ngô Thị Thúy Hạnh – QTCL 46 - 19 -
5-Cơ cấu bộ máy tổ chức quản trị của PVFC:
Sơ đồ 1:
SV: Ngô Thị Thúy Hạnh – QTCL 46 - 20 -
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
Các bộ phận chức năng trong hệ thống của PVFC bao gồm:
* Văn phòng Giám đốc và Hội đồng quản trị : Là đầu mối trao đổi thong tin
giữa các đơn vị trong công ty với ban Lãnh đạo Công ty, tham mưu và giúp việc cho
ban Giám đốc và Hội đồng Quản trị công ty trong việc chỉ đạo, quản lý và điều hành
hoạt động chung.
- Thực hiện công tác thư ký, quản lý văn phòng cho Hội đồng Quản trị và
ban Giám đốc.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trực thuộc thực hiện
các nhiệm vụ do ban Giám đốc giao.
- Tham mưu cho ban Giám đốc và hội đồng quản trị trong việc xem xét và
quyết định trình các cấp có thẩm quyền về chủ trương, chính sách, cơ chế hoạt động
của Công ty.
- Thực hiện, tư vấn về công tác pháp chế của công ty.
- Thực hiện công tác đối ngoại chung của Công ty.
* Phòng tổ chức Hành chính : Thực hiện và quản lý về phát triển nguồn nhân

lực, chế độ chính sách lương thưởng , văn thư lưu trữ, hành chính quản trị, lễ tân, an
ninh, an toàn vệ sinh lao động.
* Phòng Kế hoạch-Thị trường : Tham gia xây dựng chiến lược phát triển, kế
hoạch, báo cáo thống kê, đầu tư xây dựng cơ bản, và kế hoạch phát triển sản phẩm
và thị trường , đầu mối trong công tác xây dựng, duy trì và cải tiến hệ thống Quản lý
chất lượng của công ty.
* Phòng kế toán : Tổ chức công tác hạch toán kế toán, quản lý tài sản tiền
vốn, xây dựng, quản lý và thực hiện kế hoạch tài chính của công ty.
* Phòng thông tin - Công nghệ tin học : Thực hiện thu thập, tổng hợp, xử lý,
phân tích, lưu trữ và cung cấp thông tin phục vụ hoạt động của công ty, quản lý hệ
thống kỹ thuật công nghệ thông tin, phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm
công nghệ thông tin ứng dụng.
* Phòng Kiểm tra – Kiểm toán nội bộ : Tham mưu và giúp việc cho Giám đốc
công ty trong công tác kiểm tra, kiểm toán các hoạt động của Công ty nhằm đảm
bảo được thực hiện đúng các quy định của pháp luật và của công ty.
* Phòng quản lý dòng tiền: Tham mưu và giúp việc cho Giám đốc công ty
trong việc cân đối, điều hòa, sử dụng và kinh doanh mọi nguồn vốn trong công ty
SV: Ngô Thị Thúy Hạnh – QTCL 46 - 21 -
nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời và hiệu quả vốn trong hoạt động kinh doanh của
công ty.
* Phòng dịch vụ tài chính: Tổ chức, triển khai cung cấp các dịch vụ tài chính
tiền tệ cho Tổng công ty và các tổ chức kinh tế khác.
* Phòng thu xếp vốn – Tín dụng doanh nghiệp : Thực hiện thu xếp vốn cho
các dự án đầu tư trong và ngoài Tổng công ty; quản lý và tổ chức triển khai các hoạt
động tín dụng đối với doanh nghiệp.
* Phòng tín dụng cá nhân : Nghiên cứu và chỉ đạo triển khai chung trong toàn
hệ thống công ty và trực tiếp tổ chức hoạt động các phòng giao dịch trực thuộc công
ty về dịch vụ tài chính đáp ứng nhu cầu của cán bộ công nhân viên ngành Dầu khí
và các cá nhân khác.
* Phòng Đầu tư : Nghiên cứu, tổ chức triển khai và quản lý đầu tư, vốn của

công ty tại các doanh nghiệp khác ( ngoại trừ lĩnh vực đầu tư chứng khoán).
* Ban chứng khoán : Thực hiện triển khai kinh doanh trên thị trường chứng
khoán; nghiên cứu và xây dựng đề án thành lập công ty chứng khoán Dầu khí.
* Văn phòng giao dịch: Là bộ phận kinh doanh có chức năng giao dịch tổng
hợp phù hợp với chức năng của PVFC trên địa bàn của Văn phòng Giám đốc.
Phòng giao dịch là đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty, chịu sự quản lý của trụ sở
chính hoặc chi nhánh trên cùng địa bàn. Đối tượng phục vụ của Văn phòng Giám
đốc bao gồm các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, các cá nhân trong và ngoài ngành
Dầu khí.
SV: Ngô Thị Thúy Hạnh – QTCL 46 - 22 -
Phần 2: Thực trạng về công tác đánh giá nội bộ của hệ
thống quản ly' chất lượng của PVFC:
I- Giới thiệu về hệ thống quản ly' chất lượng ISO 9001:2000 :

1- Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2000 :
Trong những năm gần đây, ISO 9001 đã trở thành một tiêu chuẩn mang tính
chuẩn mực, phổ biến nhất trong quản lý chất lượng của các tổ chức, doanh nghiệp
trên toàn thế giới do tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) ban hành.
ISO 9001 là tiêu chuẩn không mang tính bắt buộc đây là tiêu chuẩn mang tính
tự nguyện. ISO 9001 là một hệ thống mang tính nền tảng phục vụ hữu hiệu cho hoạt
động điều hành của các tổ chức, doanh nghiệp. Giúp tổ chức, doanh nghiệp đảm
bảo rằng mọi hoạt động của mình đều hướng tới các mục tiêu đã hoạch định như
việc tạo sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng đã nêu
ra.
¨ Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 dựa trên 8 nguyên tắc quản lý chất lượng :
* Hướng vào khách hàng .
* Sự lãnh đạo.
* Sự tham gia của mọi người.
* Tiếp cận theo quá trình.
* Cách tiếp cận hệ thống trong quản lý.

* Cải tiến liên tục.
* Quyết định dựa trên sự kiện.
* Quan hệ cùng có lợi với nhà cung ứng .
Lợi ích khi áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế
ISO 9001:2000 :
* Lợi ích khi xây dựng và áp dụng ISO 9001: 2000 về quản lý nội bộ :
- Quản lý doanh nghiệp khoa học và hiệu quả
- Nâng cao uy tín của lãnh đạo, giúp lãnh đạo quản lý một cách hiệu quả hoạt
động trong doanh nghiệp .
- Tạo một tác phong công nghiệp trong làm việc, một nét đẹp của một tổ chức.
- Duy trì và củng cố mối quan hệ hữu cơ trong bộ máy quản lý.
- Nâng cao năng xuất lao động , tăng lợi nhuận và giảm chi phí sản xuất kinh
doanh nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực.
SV: Ngô Thị Thúy Hạnh – QTCL 46 - 23 -
- Kiểm soát các quá trình trong sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ, nâng
cao chất lượng sản phẩm.
- Dựa vào sự thống nhất và được thừa nhận của hệ thống quản lý, Hệ thống
chất lượng được chứng nhận ISO 9001 sẽ giúp cho quí Công ty cải tiến sản phẩm và
qui trình mang lại cho việc kinh doanh của qúi công ty một áp dụng lợi thế thực sự
trên thị trường.
* Lợi ích khi xây dựng và áp dụng ISO 9001: 2000 về đối ngoại:
- Thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Khẳng định uy tín về chất
lượng sản phẩm của Công ty
- Đáp ứng đòi hỏi của Ngành và Nhà nước về quản lý chất lượng
- Đem lại lòng tin cho khách hàng qua việc chứng tỏ khả năng cung cấp sản
phẩm và dịch vụ của Doanh nghiệp .
- Nâng cao lợi thế thương mại bằng uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị
trường trong nước và quốc tế . Củng cố và phát triển thị phần, giành ưu thế trong
cạnh tranh.
- Phá bỏ được rào cản, tạo được một sân chơi bình đẳng giữa các doanh

nghiệp trong các thị trường yêu cầu bắt buộc việc chứng nhận hệ thống quản lý chất
lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 .
- Giấy chứng nhận hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn sẽ giúp doanh nghiệp
tiết kiệm được tiền bạc và thời gian vì khách hàng phải đánh giá lại hệ thống quản
lý chất lượng của doanh nghiệp.
Sơ đồ 2:
Mô hình của bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2000 :
SV: Ngô Thị Thúy Hạnh – QTCL 46 - 24 -

Các yêu cầu của HTQLCL được sắp xếp trong 4 mục lớn:
Mục 5 : Trách nhiệm của quản lý/ lãnh đạo
Mục 6 : Quản lý nguồn lực
Mục 7 : Thực hiện sản phẩm
Mục 8 : Đo lường, phân tích và cải tiến
Hệ thống quản lý ISO 9001:2000 dựa trên mô hình quản lý theo quá trình, lấy
phòng ngừa làm phương châm chủ yếu trong chu trình sản phẩm. ISO 9001:2000 là
mô hình rất tốt cho việc đảm bảo chất lượng của một tổ chức, một mô hình lý tưởng
cho một tổ chức đạt hiệu quả cao cũng như cải tiến liên tục và nâng cao vị thế cạnh
tranh trên thị trường.
2- Thực trạng việc áp dụng ISO 9001:2000 trong PVFC :

SV: Ngô Thị Thúy Hạnh – QTCL 46 - 25 -

×