Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

BÀI GIẢNG môn AN TOÀN LAO ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (845.33 KB, 89 trang )

- 1 -
Môn học: AN TOÀN LAO ĐỘNG
Chương 1: Quy định của pháp luật về An toàn lao động
Bài giảng: Quy định của pháp luật về An toàn lao động



Mục đích - yêu cầu
Sau khi học xong bài sinh viên nắm được
 Khái niệm.
 Điều kiện lao động.
 Các yếu tố nguy hiểm và có hại (harm).
 Các quy định của nhà nước về bảo hộ lao động.
 Bảo hộ lao động.
Số tiết trên lớp: 05
Bảng phân chia thời lượng

Stt
Nội dung
Số tiết
1
Khái niệm
1
2
Điều kiện lao động
1
3
Các yếu tố nguy hiểm và có hại
1
4
Các quy định của nhà nước về bảo hộ lao động


1
5
Bảo hộ lao động
1

Trọng tâm bài giảng
 Khái niệm.
 Điều kiện lao động.
 Các yếu tố nguy hiểm và có hại.
 Các quy định của nhà nước về bảo hộ lao động.
 Bảo hộ lao động.
- 2 -

Giới thiệu:
Chiều 8-6-2011, thượng tá Trần Hữu Tượng - trưởng Công an thị xã Ninh
Hòa (Khánh Hòa) - cho biết vụ tai nạn lao động chiều 7-6 tại Công ty TNHH
nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin (HVS), phường Ninh Phước, thị xã Ninh
Hòa có dấu hiệu của hành vi cố ý làm sai nguyên tắc quy trình lao động gây hậu
quả nghiêm trọng.
Trước đó, chiều 7-6 tại khu vực trên, các công nhân của nhà thầu phụ
Dongsun đang xây dựng công trình cho HVS thì bị một xe cần cẩu của nhà thầu
này gãy gập khi đang cẩu sắt, đập trúng các công nhân đang làm việc phía
dưới.
Tai nạn khiến công nhân Lê Bảo Toàn (34 tuổi, phường Ninh Phước) tử
nạn tại chỗ và Hoàng Quang Thao (40 tuổi, Hà Tĩnh) tử vong trên đường đi cấp
cứu. Tai nạn còn làm anh Nguyễn Hữu Viên (trú huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi)
và anh Nguyễn Hữu Huynh (trú huyện Diên Khánh) bị thương nặng được đưa đi
cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa.
* Ngày 8-6, Công an TP Biên Hòa (Đồng Nai) cho biết đang điều tra
nguyên nhân vụ tai nạn lao động làm chết hai công nhân tại phân xưởng 3 Công

ty TNHH Saha đóng tại Khu công nghiệp Biên Hòa 2. Theo đó, chiều 7-6 một
cần cẩu có trọng lượng khoảng 150kg rơi từ trên cao xuống đã đè chết anh Lê
Văn Chung
( xem
1.1. Khái niệm (xem [2] trang 5)
Bảo hộ lao động: Là các hoạt động đồng bộ trên các mặt về luật pháp tổ
chức hành chính, kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật, nhằm cải thiện điều kiện lao
động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo đảm an toàn, bảo vệ
sức khoẻ cho người lao động nhằm tăng năng suất lao động.
Điều kiện lao động: Là tổng thể các yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ
thuật, được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng
lao động, quy trình công nghệ, môi trường lao động và tổ chức lao động.
- 3 -

Các yếu tố nguy hiểm và có hại.
+ Yếu tố vật lý: Bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, tiếng ồn, rung động,
thiếu ánh sáng. các bức xạ có hại (cả ion hoá và không ion hoá).
+ Yếu tố sinh lý: Gánh nặng thể lực, ví dụ như người ta nâng một tạ khác
với hai tạ, tư thế người lao động (leo trèo, đu người, khom lưng….) hoặc làm
việc trong không gian hẹp.
+ Yếu tố tâm lý: thể hiện mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn đồng nghiệp, mâu
thuẫn lãnh đạo.
+ Yếu tố sinh vật: Côn trùng, nấm mốc -> gọi là vi khuẩn kí sinh trùng.
+ Yếu tố hoá học: Hóa chất, chất kích thích
+ Yếu tố cơ điện: Cán, kẹp, điện giật …

Ví dụ: Có tiêu chuẩn nào cho quần áo bảo hộ cho Người lao động ngành
dầu khí không?
Hướng dẫn : Tiêu chuẩn về quần áo bảo hộ lao động cho người lao động
ngành dầu khí hiện được quy định tại:

TCVN 2604- 1978: Quần áo bảo hộ lao động mặc ngoài cho nam công
nhân thăm dò và khai thác dầu khí. Yêu cầu kỹ thuật (Man's clothes for oil
industry works. Specifications)
TCVN 2605– 1978: Quần áo bảo hộ lao động cho nam công nhân thăm dò
và khai thác dầu khí. Yêu cầu kỹ thuật (Man's protective clothes for oil-industry
works. Specifications)
Ngoài ra, quý bạn đọc có thể tìm đọc thêm Thông tư số 10/1998/TT-
BLĐTBXH ngày 28/5/1998 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng
dẫn thực hiện chế độ phương tiện bảo vệ cá nhân; Quyết định số 955/1998/QĐ-
BLĐTBXH ngày 22/9/1998, Quyết định số 999/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày
16/8/1999, Quyết định số 1320/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 06/10/1999, Quyết
định số 722/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 02/8/2000, Quyết định số 205/2002/QĐ-
BLĐTBXH ngày 21/02/2002 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành
- 4 -
Danh mục trang bị PTBVCN cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố
nguy hiểm, độc hại.

1.2. Phân loại tai nạn lao động ( xem [2], tr7).
 Tai nạn lao động chết người: Có thể chết ở nơi xảy ra tai nạn hoặc chết
tại nơi cấp cứu.
 Tai nạn lao động nặng: Tác động vào bộ phận của cơ thể gây thương
tích, tác động vào đầu, mặt, cổ, ngực, bụng, chi trên, chi dưới, bỏng…
 Tai nạn lao động nhẹ: Không thuộc hai loại nói trên, nhẹ, tức là tác
động vào phần mềm không gây lên chấn thương làm mất sức lao động.
Ví dụ: Thế nào được gọi là tai nạn? tai nạn lao động?
Hướng dẫn
a, Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức
năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình
lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động (kể cả thời
gian giải quyết các nhu cầu cần thiết trong thời gian làm việc theo Bộ Luật Lao

động quy định như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh
kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị và kết thúc công
việc).
b, Tai nạn được coi là tai nạn lao động trong các trường hợp sau:
- Tai nạn xảy ra trên tuyến đường đi và về trực tiếp giữa nơi làm việc và:
+ Nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người lao động.
+ Nơi người lao động đến nhận tiền lương, tiền công.
- Tai nạn xảy do những nguyên nhân khách quan như: thiên tai, hoả hoạn và các
trường hợp rủi ro khác gắn liền với việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao
động hoặc không xác định được người gây ra tai nạn xảy ra tại nơi làm việc.
Tất cả những trường hợp trên phải được thực hiện ở địa điểm và thời gian hợp
lý.
c, Tai nạn lao động được chia thành 3 loại:
- 5 -
+ Tai nạn lao động chết người: Là tai nạn lao động dẫn đến chết người
(chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn; chết trên đường đi cấp cứu; chết trong thời
gian cấp cứu; chết trong thời gian đang điều trị; chết do tái phát của chính vết
thương do tai nạn lao động gây ra, …).
+ Tai nạn lao động nặng: Người bị tai nạn bị ít nhất một trong những chấn
thương được quy định trong thông tư
+ Tai nạn lao động nhẹ: Là những tai nạn lao động không thuộc 2 loại tai
nạn lao động nói trên.

1.3. Bệnh nghề nghiệp (BNN). (xem [4], trang 2)
Bệnh do nghề nghiệp mang lại, bệnh nghề nghiệp phụ thuộc vào 3 yếu tố:
• Nồng độ chất độc hại.
• Thời gian phơi nhiễm (thời gian tiếp xúc).
• Thể trạng của người (nữ bất lợi hơn nam)
Khám bệnh nghề nghiệp:
i. Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp đối với người lao động làm việc trong

điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.
ii. Khám phát hiện và định kỳ theo dõi bệnh nghề nghiệp: Thực hiện theo
quy trình và thủ tục hướng dẫn tại Phụ lục số 1, 2 và 3 của Thông tư số
12/2006/TT-BYT ngày 10/11/2006 của Bộ Y tế về hướng dẫn khám bệnh nghề
nghiệp.
iii. và lưu giữ hồ sơ quản lý bệnh nghề nghiệp theo Biểu mẫu số 7, 8 của
Phụ lục số 3 và Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này; và lưu trữ cho
đến khi người lao động thôi việc, nghỉ hưu hoặc khi chuyển đến cơ sở lao động
khác.
Ví dụ:: Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội bao gồm
những bệnh gì?
Hướng dẫn: Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã
hội bao gồm:
- 6 -
Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản
1.1. Bệnh bụi phổi-Silic nghề nghiệp
1.2. Bệnh bụi phổi Atbet (Amiăng)
1.3. Bệnh bụi phổi bông
1.4. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp
Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp
2.1. Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì
2.2. Bệnh nhiễm độc benzen và các hợp chất đồng đẳng của benzen
2.3. Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất của thuỷ ngân
2.4. Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan
2.5. Bệnh nhiễm độc TNT (trinitro toluen)
2.6. Bệnh nhiễm độc asen và các chất asen nghề nghiệp
2.7. Nhiễm độc chất Nicotin nghề nghiệp
2.8. Bệnh nhiễm độc hoá chất trừ sâu nghề nghiệp
Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý
3.1. Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ

3.2. Bệnh điếc do tiếng ồn
3.3. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp
3.4. Bệnh giảm áp mạn tính nghề nghiệp
Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp
4.1. Bệnh sạm da nghề nghiệp
4.2. Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc
Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp
5.1. Bệnh lao nghề nghiệp
5.2. Bệnh viêm gan virut nghề nghiệp
5.3. Bệnh do xoắn khuẩn Leptospira nghề nghiệp.
Ngoài những bệnh nghề nghiệp trên, vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Quyết
định số 27/2006 ngày 21/9/2006 bổ sung 04 bệnh nghề nghiệp vào Danh mục
bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm, gồm:
- Bệnh hen phế quá nghề nghiệp
- Nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp
- Bệnh nốt dầu nghề nghiệp
- Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp.
- 7 -
1.4. Mc ớch, ý ngha, tớnh cht An ton lao ng (xem[2], trang 6)
Mc ớch, ý ngha.
Loi tr yu t nguy him v cú hi, tng cng tin nghi iu kin lao
ng, hn ch m au v gim sỳt sc kho, nhm m bo an ton bo v sc
kho tớnh mng ngi lao ng trc tip gúp phn bo v v phỏt trin lc lng
sn sut tng nng sut lao ng.
Tớnh cht
+ Tớnh khoa hc k thut: Bo h lao ng mang tớnh khoa hc k thut vỡ:
cỏc hot ng ny nhm loi tr cỏc yu t nguy him cú hi, phũng chng tai
nn lao ng.
+ Tớnh phỏp lý: mi ngi lao ng, ngi s dng lao ng u phi
thc hin thỡ tt c cỏc cỏi nờu ra u quy thnh lut. Bt buc mi ngi thc

hin v a ra hỡnh pht i vi nhng ngi khụng thc hin.
+ Tớnh qun chỳng: Vỡ ngi lao ng v ngi s dng lao ng l ngi
cú th gõy ra ng thi õy cng l yu t cn bo v (ngi lao ng cn c
bo v), cn thuyt phc bo h lao ng trỏnh gõy au thng.

các yếu tố
nguy hiểm
tnlđ
độc hại
bnn
kiểm tra at
kỹ thuật vs
bộ lao động
bộ y tế
cục an toàn

vụ y tế dự
phòng
- 8 -

Ví dụ: Các biện pháp an toàn khi sử dụng máy mài không tâm ?
Hướng dẫn: Để an toàn khi sử dụng máy mài không tâm về cơ bản cần
nắm vững và tuân thủ các quy định an toàn chung đối với máy mài cũng như các
quy định riêng của loại máy không tâm như sau:
1. Một số quy định an toàn chung đối với máy mài
1.1. Các máy mài phải có thiết bị bảo vệ, che chắn vùng gia công theo
TCVN 4725-89 ( ST.SEV 538-77). Đối với các máy mài mà chính chi tiết được
gia công có chức năng của thiệt bị bảo vệ (ví dụ : máy mài trục cán) cho phép
không lắp thiết bị bảo vệ.
1.2. Các máy mài mà tần số quay của đá mài có thể thay đổi được cần

được trang bị khóa liên động để không cho phép máy làm việc với vận tốc vượt
quá vận tốc cho phép đã quy định cho đá mài.
1.3. Chiều quay trục chính đá mài cần được ký hiệu bằng một mũi tên
được gắn chắc chắn, dễ thấy trên bao che của đá mài hoặc trên ụ mài, gần đá
mài.
1.4. Trên các máy mài ( trừ máy mài tròn trong ), đá mài cần được che
chắn bằng vỏ che bảo vệ để loại trừ khả năng gây chấn thương cho người thao
tác do những mảnh vỡ văng ra trong trường hợp đá mài bị vỡ; trong trường hợp
này, không cho phép vỏ che bảo vệ tuột ra khỏi vị trí kẹp chúng.
1.5. Trên các máy mài khi làm việc không dùng chất lỏng bôi trơn - làm
nguội, vỏ che bảo vệ của đá mài ngoài chức năng bảo vệ còn phải có khả năng
thu gom bụi mài.
1.6. Vỏ che bảo vệ đá mài làm việc với chất lỏng làm nguội cần có hình
dạng sao cho có thể dẫn thoát hoàn toàn chất lỏng làm nguội sau khi ngắt
truyền động đá mài và ngừng bơm cấp chất lỏng làm nguội.
Sau khi đá mài ngừng quay, phần dưới của nó không được ngâm trong
chất lỏng làm nguội.
1.7. Đai mài bóng của những máy mài bóng bằng đai cần được che chắn
bằng vỏ che bảo vệ trên suốt chiều dài của đai mài, trừ phần tiếp xúc với chi tiết
- 9 -
gia công đối với máy dùng để gia công các mặt phức tạp, ví dụ., mài vít chân
vịt, yêu cầu này không bắt buộc).
1.8. Trong trường hợp sử dụng bàn điện từ trên máy, cần phải trang bị
khóa liên động để không cho phép sự chuyển dịch của đá mài đang quay về phía
bàn và không thực hiện được bước tiến cơ khí hóa của bàn khi bàn chưa được
nối với nguồn điện. Việc nối thông nguồn điện đến bàn điện tử cần được chỉ thị
bằng đèn tín hiệu.
2. Những quy định an toàn riêng đối với Máy mài không tâm: Để đảm bảo
an toàn, trên các máy mài không tâm cần có cơ cấu nạp và lấy chi tiết gia công
chuyên dụng.


1.5. Các quy định của nhà nước về bảo hộ lao động (xem[2], trang 7)
* Thời giờ làm việc không quá 8 giờ/ngày, không quá 48 giờ/1tuần
* Thời giờ làm việc một ngày rút ngắn 1-2 giờ đối với công việc nặng
nhọc, độ hại.
* Làm việc thêm không quá 4giờ/ngày, 200giờ/1năm, trường hợp đặc biệt
không quá 300 giờ/1năm
* Lao động liên tục 8 giờ thì được nghỉ 0,5 giờ tính vào giờ làm việc.
* Nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác.
* Mỗi tuần ít nhất nghỉ một ngày liên tục.
* Nếu do công việc phải bố trí một tháng nghỉ bình quân ít nhất 4 ngày.
* Nghỉ lễ được hưởng nguyên lương (nếu vào ngày nghỉ cuối tuần thì
được bố trí nghỉ vào ngày tiếp theo).
o Tết âm lịch nghỉ 4 ngày: 1 ngày cuối năm và ba ngày đầu năm
o Tết dương lệch nghỉ một ngày 1/1.
o Ngày 10/3 âm lịch là ngày dỗ tổ Hùng Vương
o Ngày chiến thắng 30/4
o Ngày quốc tế lao động 1/5
o Ngày Quốc Khánh 2/9
- 10 -
* Nghỉ phép : 12 tháng được nghỉ hàng năm được hưởng lương phân ra
nghỉ 12 ngày trong điều kiện làm việc bình thường.
o Trong điều kiện lao động mệt nhọc, độc hại nghỉ 14 ngày
o Việc đặc biệt nặng nhọc nghỉ 16 ngày
* Nghỉ việc riêng không được hưởng lương
o Kết hôn được nghỉ 3 ngày
o Con kết hôn thì được nghỉ 1 ngày.
o Bố mẹ hai bên, vợ hoặc chồng đến con cái mất được nghỉ 3
ngày không lương
* Thì giờ làm việc hàng ngày được rút 2 giờ cho người làm việc các công

việc nặng nhọc, độc hại, đặc biệt nguy hiểm.
* Hàng ngày trong sáu giờ làm việc liên tục nghỉ ít nhất 30 phút nếu là
ban ngày còn 45 phút nếu là ban đêm.
* Trong một ngày không làm việc thêm quá 3 giờ, một tuần không quá 9
giờ.
Ví dụ : Theo quy định mới tại điều 73 của Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ
sung người lao động được nghỉ ngày Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) và được
hưởng nguyên lương. Do ngày nghỉ này gần với đợt ngày nghỉ 30/4, 1/5, người
lao động có thể thỏa thuận với doanh nghiệp chuyển sang nghỉ ngày thứ 6 thay
vì nghỉ ngày thứ 5 được không? Và nếu chuyền ngày như vậy thì cách tính tiền
lương, tiền công như thế nào?
Trả lời: Thi hành Luật số 84/2007/QH11- Luật sửa đổi, bổ sung Điều 73
của Bộ Luật Lao động về việc cho phép người lao động nghỉ làm việc hưởng
nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương - ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm
(năm 2007 là Thứ Năm, ngày 26/4/2007), Cục An toàn lao động có ý kiến như
sau:
1- Nếu người sử dụng lao động yêu cầu người lao động đi làm vào ngày
Thứ Năm (2/4/2007) và cho nghỉ bù ngày Thứ Sáu (27/4/2007), thì người sử
dụng lao động phải trả thêm phần lương chênh lệch (ít nhất bằng 200% tiền
lương của ngày làm việc bình thường) do bố trí cho người lao động làm việc vào
- 11 -
ngày nghỉ có hưởng lương và sau đó cho nghỉ bù. (Căn cứ theo quy định tại:
- Điều 10 của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ Luật Lao động về
tiền lương;
- Mục V của Thông tư số 12/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 hướng dẫn
thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tiền
lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp Nhà nước;
- Mục V của Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 hướng dẫn
thực hiện một số điều của nghị định số 114/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tiền

lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp hoạt động theo luật
doanh nghiệp
- Mục V của Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003hướng dẫn
thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tiền
lương đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài và cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam.)
2- Nếu người sử dụng lao động và người lao động tự nguyện thoả thuận và
nhất trí hoán đổi ngày nghỉ giữa Thứ Năm (26/4/2007) và Thứ Sáu (27/4/2007),
tức là người lao động sẽ làm việc vào Thứ Năm, nghỉ Thứ Sáu, để được nghỉ
liền 05 ngày, nếu doanh nghiệp đã tổ chức nghỉ hàng tuần vào Thứ Bảy và Chủ
nhật, mà không coi đây là trường hợp làm thêm và nghỉ bù, thì người sử dụng
lao động không phải trả thêm phần lương chênh lệch như nêu tại Điểm 1 trên, vì
Điều 9 của Bộ Luật Lao động có quy định "Nhà nước khuyến khích những thoả
thuận bảo đảm cho người lao động có những điều kiện thuận lợi hơn so với
những quy định của Pháp luật Lao động".
3- Nếu người sử dụng lao động không cho phép nghỉ làm việc ngày Thứ
Sáu (27/4/2007), mà người lao động tự ý nghỉ, thì người lao động vi phạm quy
định của Bộ Luật Lao động.



- 12 -
1.6. Chế độ quản lý sức khoẻ và bệnh nghề nghiệp (xem[4], trang 3)
Khám sức khoẻ:
• Người lao động phải được khám sức khoẻ tuyển dụng.
• Hàng năm người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ,
kể cả học nghề, tập nghề.
• Đối tượng công việc nặng nhọc độc hại phải khám 6 tháng/1lần. Người
lao động có sức khoẻ loại 4, loại 5 và bị các bệnh mãn tính phải được theo dõi,
điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng.

• Khám tuyển, khám sức khoẻ định kỳ do y tế Nhà nước từ tuyến huyện,
quận, trung tâm y tế hay cấp tương đương trở lên thực hiện (Trung tâm y tế lao
động ngành và tương đương). Thời gian khám tính vào thời gian làm việc hưởng
nguyên lương và có quyền lợi khác.
Bảo hộ lao động nữ.
• Người sử dụng lao động: không được sử dụng lao động nữ làm những
công việc nặng nhọc, nguy hiểm độc hại ảnh hưởng đến chức năng sinh đẻ và
nuôi con.
• Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ ở bất kỳ độ tuổi
nào làm việc thường xuyên dưới hầm mỏ, ngâm mình xuống nước.
• Trong thời gian nghỉ việc để khám thai thực hiện kế hoạch hoá gia đình
hay do xảy thai, nghỉ sanh, chăm sóc con dưới 7 tuổi khi ốm, nhận trẻ sơ sinh
làm con nuôi thì được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.
• Hết thời gian nghỉ thai sản theo chế độ khi trở lại làm việc người lao động
nữ vẫn được bảo đảm chỗ làm việc.
Các công việc không được sử dụng lao động nữ:
• Lao động trong điều kiện áp suất cao hơn khí quyển.
• Hầm lò.
• Các khu vực treo leo.
• Những nơi không phù hợp thần kinh tâm lý phụ nữ.
• Ngâm mình thường xuyên dưới nước.
- 13 -
• Các công việc nặng nhọc quá mức.
• Tiếp xúc với phóng xạ.
• Hoá chất biến đổi gen
• Các điều kiện có hại đối với phụ nữ có thai cho con bú hay lao động nữ
chưa thành niên.
• Điều kiện điện từ trường quá tiêu chuẩn cho phép.
• Hoá chất ảnh hưởng đến chuyển hóa tế bào dễ gây sảy thai, đẻ non, nhiễm
trùng nhau thai, khuyết tật bẩm sinh, ảnh hưởng sữa mẹ.

• Nhiệt độ không khí quá 45
O
C về mùa hè, qúa 40
O
C về mùa đông, bức xạ
nhiệt quá cao.
• Rung quá tiêu chuẩn cho phép.
• Tư thế gò bó hay thiếu dưỡng khí.
Bảo hộ lao động chưa thành niên.
• Điều kiện lao động có hại không sử dụng lao động chưa thành niên.
• Lao động thể lực quá mức: đào vàng, hầm mỏ…
• Tư thế gò bó, thiếu dưỡng khí.
• Hoá chất có khả năng biến đổi gen.
• Yếu tố gây bệnh truyền nhiễm như: HIV, Viêm gan…
• Chất phóng xạ.
• Điện từ trường.
• Rung.
• Nhiệt độ qúa 40
O
C về mùa hè, quá 35
O
C về mùa đông, bức xạ nhiệt cao.
• Áp suất không khí quá tiêu chuẩn cho phép.
• Trong lòng đất.
• Trèo quá cao.
• Không phù hợp với thần kinh tâm lý.
• Ảnh hưởng đến nhân cách.
• Danh mục cấm sử dụng lao động chưa thành niên: 81 loại.
- 14 -
Ví dụ : Cho biết khi người lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 thì có được

hưởng chế độ làm việc 7 giờ/ngày nhưng vẫn được hưởng lương 8 giờ như
người đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi? Văn bản nào qui định?
Hướng dẫn: Theo quy định tại Khoản 2, Điều 115 của Bộ luật Lao động
(đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002) “Người lao động nữ làm công việc nặng
nhọc khi có thai đến tháng thứ 7 được chuyển sang làm công việc nhẹ hơn hoặc
được giảm bớt một giờ làm việc hàng ngày mà vẫn được hưởng đủ lương”.

1.7. Chế độ đối với người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
(xem[4], trang 5)
Chế độ đối với người bị tai nạn lao động.
• Trang bị đầy đủ phương tiện kỹ thuật y tế đầy đủ tại chỗ để cấp cứu kịp
thời như: thuốc cấp cứu, thuốc giải độc, phác đồ cấp cứu, garo, cán thương, mặt
nạ phòng độc, xe cấp cứu.
• Phải có phương án xử lý cấp cứu dự phòng được cơ quan y tế địa phương
chấp thuận.
• Phải tổ chức lực lượng cấp cứu.
• Người sử dụng lao động có trách nhiệm cấp cứu tại chỗ sau đó chuyển tới
cơ sở y tế gần nhất.
• Hồ sơ cấp cứu lưu trữ ít nhất cho đến khi người lao động thôi làm việc và
bàn giao cho cơ sở mới của người lao động.
• Người bị tai nạn lao động sau khi điều trị ổn định được hội đồng giám
định y khoa xác định mức độ suy giảm lao động và được xắp xếp công việc phù
hợp.

Chế độ đối với người bị bệnh nghề nghiệp(BNN).
• Người làm việc có nguy cơ mắc BNN phải được khám BNN theo đúng
quy định của Bộ y tế.
- 15 -
• Việc khám bệnh nghề nghiệp do đơn vị y tế chuyên khoa, Vệ sinh lao
động, Bệnh nghề nghiệp Nhà nước từ cấp Tỉnh và Ngành trở lên.

• Người bị bệnh nghề nghiệp phải được hội đồng giám định Y khoa xác
định mức độ suy giảm khả năng lao động.
• Người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị đúng chuyên khoa, được
điều dưỡng và kiểm tra sức khoẻ 6 tháng/1 lần, có hồ sơ quản lý riêng được lưu
giữ suốt đời.
Ví dụ : Ngoài trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng,
người lao động được hưởng thêm những quyền lợi gì?
Trả lời: Ngoài trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng,
người lao động được hưởng những quyền lợi sau đây:
- Nếu nghỉ việc, thì được hưởng bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội trả.
- Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp làm giảm khả năng
lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù hai mắt, cụt hai chi, tâm thần
nặng, hàng tháng được phụ cấp phục vụ bằng 80% mức lương tối thiểu.
- Người lao động bị tai nạn lao dộng, bệnh nghề nghiệp làm tổn thương
các chức năng hoạt động chân, tay, tai, mắt, răng, cột sống được cung cấp
phương tiện trợ giúp cho sinh hoạt phù hợp với các tổn thất chức năng theo niên
hạn.
- Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ
cấp 1 lần hoặc hàng tháng. Khi vết thương tái phát được cơ quan bảo hiểm xã
hội giới thiệu đi giám định lại mức độ suy giảm khả năng lao động do thương
tật.
- Người hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 1 lần hoặc hàng
tháng, nếu đủ điều kiện thì được hưởng chế độ hưu trí.

Luyện tập trên lớp
Câu 1: Bảo hộ lao động là gì?
Câu 2: Điều kiện lao động bao gồm những yếu tố nào?
Câu 3: Trình bày các yếu tố nguy hiểm và có hại cho người lao động ?
- 16 -
Câu 4: Tai nạn lao động là gì ?

Câu 5: Các loại tai nạn lao động?
Câu 6: Ý nghĩa của tần suất tai nạn lao động?
Câu 7: Bệnh nghề nghiệp ( BNN) là gì?
Câu 8: Nêu mục đích, ý nghĩa của pháp luật về an toàn lao động
Câu 9: Nêu tính chất về an toàn lao động?
Câu 10: Tính khoa học kỹ thuật về an toàn lao động là gì?
Bài tập tổng hợp
Câu 11: Tính pháp luật về an toàn lao động là gì?
Câu 12: Tính quần chúng về an toàn lao động là gì?
Câu 13: Các quy định của nhà nước về bảo hộ lao động?
Câu 14: Bộ luật lao động ra đời vào thời gian nào?
Câu 15: Bộ luật lao động có bao nhiêu chương? bao nhiêu điều?
Câu 16: Những điểm mới của Bộ luật lao động sau khi sửa đổi?
Câu 17: Các quy định của bộ luật lao động?
Câu 18: Các bộ luật khác có liên quan đến an toàn lao động?
Câu 19: Các nghị định về an toàn lao động ?
Câu 20: Cho ví dụ về các nghị định về an toàn lao động?
Câu 21: Trình bày Thông tư 14/1998/TTLT hướng dẫn việc tổ chức thực
hiện công tác bảo hộ trong doanh nghiệp ?
Câu 22: Cho ví dụ minh họa về thông tư 14?
Câu 23: Nội dung của các thông tư hướng dẫn bảo hộ lao động gần đây?
Câu 24: Trách nhiệm của các bộ ngành trong thông tư 14 ?
Câu 25: Trách nhiệm của Bộ Lao động – Thương binh Xã hội trong công
tác bảo hộ trong doanh nghiệp ?
Câu 26: Nhiệm vụ của Bộ Y tế trong công tác bảo hộ trong doanh nghiệp?
Câu 27: Trách nhiệm của Bộ KHCN trong công tác bảo hộ trong doanh
nghiệp?
Câu 28: Nhiệm vụ của các Bộ khác trong công tác bảo hộ trong doanh
nghiệp?
- 17 -

Câu 29: Trách nhiệm của các cơ quan cấp trên cơ sở trong công tác bảo hộ
trong doanh nghiệp?
Câu 30: Nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân trong công tác bảo hộ trong doanh
nghiệp ?
Câu 31: Chức trách của tổ chức công đoàn trong công tác bảo hộ trong
doanh nghiệp?
Câu 32: Cơ sở lý luận công tác bảo hộ trong doanh nghiệp?
Câu 33: Vai trò của đoàn thanh niên trong công tác bảo hộ trong doanh
nghiệp?
Câu 34: Công đoàn có bao nhiêu nhiệm vụ chính trong doanh nghiệp ?
Câu 35: Các chế độ bảo hộ lao động?
Câu 36: Thời gian làm việc và nghỉ ngơi?
Câu 37: Chế độ quản lý sức khỏe và bệnh nghề nghiệp?
Câu 38: Người lao động có cần thiết khám sức khỏe tuyển dụng?
Câu 39: Các quy định về bảo hộ lao động nữ ?
Câu 40: Các công việc không được sử dụng lao động nữ ?
Câu 41: Các quy định về bảo hộ lao động chưa thành niên ?
Câu 42: Chế độ đối với người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ?


Câu 43. Nêu rõ các yếu tố vật lý nguy hiểm và gây hại ?
Câu 44. Nêu rõ các yếu tố sinh lý nguy hiểm và gây hại ?
Câu 45. Nêu rõ các yếu tố tâm lý nguy hiểm và gây hại ?
Câu 46. Nêu rõ các yếu tố sinh vật nguy hiểm và gây hại ?
Câu 47. Tai nạn lao động được chia thành những loại nào ?
Câu 48. Tai nạn lao động nặng được hiểu như thế nào?
Câu 49. Tai nạn nhẹ được hiểu như thế nào?
Câu 50. Hệ số tần suất tai nạn lao động là gì?
Câu 51. Bệnh nghề nghiệp phụ thuộc vào bao nhiêu yếu tố ?
Câu 52. Bệnh nghề nghiệp được xếp thành mấy nhóm ?

Câu 53. Bộ luật lao động có hiệu lực từ thời gian nào ?
Câu 54. Bộ luật lao động được sửa đổi mấy lần cho đến nay ?
- 18 -
Câu 55. Cho ví dụ về bệnh nghề nghiệp ?
Câu 56. Luật công đoàn ban hành năm nào ?
Câu 57. Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân ban hành năm nào ?
Câu 58. Những nội dung chính của Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân?
Câu 59. Theo nghị định 06/NĐ-CP cho người sử dụng lao động có bao
nhiêu điều?
Câu 60. Nội dung các điều trong nghị định 06 ?
Câu 61. Bảo hộ lao động trong ngành điện tử?
Câu 62. Bảo hộ lao động trong ngành hóa chất?
Câu 63. Bảo hộ lao động trong ngành thực phẩm?
Câu 64. Các yếu tố liên quan đến bảo hộ lao động làm việc áp suất cao?
Câu 65. Chức trách của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến bảo hộ lao động?
Câu 66. Làm người đại diện và bảo vệ quyền lợi công đoàn phải có trách
nhiêm nào?
Câu 67. Để làm tốt công tác an toàn sản suất, Công đoàn phải có trách
nhiệm gì?
Câu 68. Các yếu tố liên quan đến bảo hộ lao động làm việc trong môi
trường bức xạ mạnh?
Câu 69. Điều 68-BLLĐ quy định thời gian làm việc và nghỉ ngơi như thế
nào?
Câu 70. Pháp luật quy định như thế nào về thời gian làm việc?
Câu 71. Pháp luật quy định như thế nào về thời gian nghỉ phép ?
Câu 72. Pháp luật quy định như thế nào về thời gian nghỉ lễ và nghỉ bù?
Câu 73. Thông tư số 16 bộ luật LĐTBXH quy định thời gian làm việc và
nghỉ ngơi như thế nào?
Câu 74. Đối tượng công việc nặng nhọc độc hại phải khám sức khỏe định
kỳ bao nhiêu tháng một lần?

Câu 75. Khám tuyển, khám sức khoẻ định kỳ do cơ quan nào thực hiện?
Câu 76. Pháp luật quy định như thế nào về việc sử dụng lao động nữ?
Câu 77. Pháp luật quy định như thế nào về thời gian nghỉ của lao động nữ?
- 19 -
Câu 78. Các công việc không được sử dụng lao động nữ?
Câu 79. Điều kiện lao động có hại nào không sử dụng lao động vị thành
niên ?
Câu 80. Danh mục cấm sử dụng lao động chưa thành niên gồm bao nhiêu
loại?
Câu 81. Chế độ đối với người bị tai nạn lao động ?
Câu 82. BNN phát sinh do điều kiện làm việc như thế nào?
Câu 83. Việc khám BNN do đơn vị nào thực hiện?
Câu 84. Chế độ bồi thường khi lao động trong môi trường nguy hiểm độc
hại ?
Câu 85. Chế độ phụ cấp độc lao động ở khu vực độc hại, nguy hiểm ?
Câu 86. Chế độ đối với người tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp?

Tài liệu tham khảo
[1]. Nguyễn Thế Đạt – Giáo Trình An Toàn Lao Động –Nhà Xuất Bản
Giáo Dục 2010
[2]. Vũ Văn Học - Giáo trình An toàn và Bảo hộ lao động - Nhà xuất bản
Bộ Xây Dựng năm 2005.
[3]. Viện Sức Khỏe Và An Toàn Lao Động Đài Loan - Giáo trình huấn
luyện về an toàn nghề nghiệp vệ sinh cho lao động nước ngoài – Nghề điện tử
- 2010
[4]. Hướng dẫn thực hiện các quy định về bệnh nghề nghiệp- Thông tư
liên tịch Số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 20/4/1998 của Liên tịch Bộ
Y tế - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội







- 20 -
Môn học: An toàn lao động
Chương 2: Tổ chức công tác an toàn lao động
Bài giảng: Tổ chức công tác an toàn lao động

Mục đích - yêu cầu
Sau khi học xong bài sinh viên nắm được.
 Quyền hạn và nghĩa vụ của người sử dụng lao động.
 Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
 Tổ chức bộ máy làm công tác bảo hộ lao động (Bhlđ).
 Mạng lưới an toàn vệ sinh (ATVS).
 Khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động.

Số tiết trên lớp: 05
Bảng phân chia thời lượng

Stt
Nội dung
Số tiết
1
Quyền hạn và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1
2
Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động
1
3

Tổ chức bộ máy làm công tác Bhlđ
1
4
Thực hiện các nội dung công tác Bhlđ
1
5
Khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo TNLĐ
1

Trọng tâm bài giảng
 Quyền hạn và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
 Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động
 Thực hiện các nội dung công tác bảo hộ lao động
 Khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động


- 21 -

Giới thiệu
Một số vụ TNLĐ nghiêm trọng trong năm 2010
• 9h00 ngày 13/4/2010, tại mỏ đá thuộc HTX Minh Tâm, thị xã Hồng Lĩnh,
tỉnh Hà Tĩnh, xảy ra một vụ tai nạn lao động do nổ mìn, làm 2 người chết, 3
người bị thương.
• 8h30 phút ngày 9/5/2010, tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Vĩnh
Kiên đóng tại ấp An Khương, xã Minh Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang
xảy ra vụ tai nạn lao động do nổ nồi hơi làm 3 người chết và 15 người bị thương
nặng.
• 21h25 phút ngày 14/5/2010 tại Công ty TNHH sản suất vật liệu xây dựng
Thành Công, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, xảy ra tai nạn lao động do các
tảng liệu trong Buồng đốt bị sập xuống làm 02 người chết và 03 người bị

thương.
• 19h10 phút ngày 13/8/2010 tại lò Phỗng thông gió số 3 vỉa G9 Vũ Môn
thuộc công trường khai thác 2, Công ty cổ phần than Mông Dương, xảy ra tai
nạn lao động do sạt lở, sập vùi than làm 03 người chết và 01 người bị thương.
• 3h50 phút ngày 12/11/2010 tại lò thượng số 2 vỉa 11 khu Nam, phân
xưởng đào lò 2, công ty TNHH MTV than Dương Huy-Vinacomin xảy ra tai nạn
lao động do sạt lở, sập vùi than làm 03 người chết và 01 người bị thương.
(

2.1. Quyền hạn và nghĩa vụ của người sử dụng lao động (xem[1], trang 3)
Nghĩa vụ:
• Hàng năm khi xây dựng kế hoạch sản suất kinh doanh, doanh nghiệp
phải lập kế hoạch, biện pháp An toàn lao động (ATLĐ) – Vệ sinh lao động
(VSLĐ) và cải thiện điều kiện lao động.
• Trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ cá nhân và thực hiện chế độ khác về
an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
- 22 -
• Phân công trách nhiệm và cử người giám sát việc thực hiện các quy định
và nội quy, biện pháp ATVSLĐ trong doanh nghiệp, phối hợp với công đoàn
xây dựng và duy trì sự hoạt động của mạng lưới an toàn viên và vệ sinh viên.
• Xây dựng nội quy, quy trình ATVS phù hợp với từng loại máy, thiết bị,
vật tư, đổi mới công nghệ, thiết bị, vật tư theo tiêu chuẩn quy định của Nhà
nước.
• Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp về
ATVSLĐ.
• Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ theo tiêu chuẩn chế độ quy định.
• Chấp hành nghiêm chỉnh khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp và định kì 6 tháng hoặc hàng năm, báo cáo kết quả thành tích thực hiện
ATVSLĐ với Sở Lao Động, Sở Y tế nơi doanh nghiệp hoạt động.


Quyền Hạn:
• Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định, nội quy, biện pháp
ATVSLĐ.
• Khen thưởng người lao động chấp hành tốt, kỷ luật người vi phạm thực
hiện ATVSLĐ.
• Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quyết định của thanh
tra viên ATVSLĐ, nhưng vẫn phải chấp hành các quyết định đó khi chưa có
quyết định mới.
Ví dụ:Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm gì khi người lao động
bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp?
Hướng dẫn: Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm trả các khoản
chi phí y tế và tiền lương từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương
tật cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Sau khi điều trị ổn định thương tật, người sử dụng lao động có trách nhiệm
sắp xếp công việc phù hợp cho người bị tai nạn lao động.

- 23 -
2.2. Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động. (xem [1], trang 4)
Nghĩa vụ:
• Chấp hành các quy định nội quy về ATVS có liên quan đến công việc,
nhiệm vụ được giao.
• Phải sử dụng và bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp,
các thiết bị ATVS nơi làm việc, nếu làm mất hay hư hỏng phải bồi thường.
• Phải báo cáo kịp thời người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại và sự cố nguy hiểm. Tham gia cấp
cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao
động.
Quyền lợi:
• Yêu cầu người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện lao động vệ sinh, cải
thiện điều kiện làm việc trang cấp đầy đủ phương tiện bảo hộ cá nhân, huấn

luyện, thực hiện các biện pháp an toàn vệ sinh.
• Từ chối làm việc và rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn
lao động, đe doạ nghiêm trọng tính mạng sức khoẻ của mình và phải báo cáo
ngay với người phụ trách trực tiếp. Từ chối trở lại làm việc nếu thấy nguy cơ đó
chưa được khắc phục.
• Khiếu nại và tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi người sử
dụng lao động vi phạm quy định của Nhà nước hoặc không thực hiện đúng các
giao kết về an toàn vệ sinh trong hợp đồng lao động, hay thoả ước lao động.
Ví dụ: Trường hợp người lao động đã đeo dây an toàn nhưng trong lúc leo
cao bị trượt chân và té ngã. Vậy người lao động có được bồi thường không? Ai
là người chị trách nhiệm?
Hướng dẫn: Người lao động thực hiện nhiệm vụ lao động do người sử
dụng lao động phân công mà nhiệm vụ đó phải thực hiện trên cao (phải leo cao)
đã đeo dây an toàn nhưng trong lúc leo cao bị trượt chân té ngã (tai nạn lao
động) thì tất nhiên là phải được bồi thường do bị tai nạn lao động. Người chịu
trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động là người sử dụng lao động.
- 24 -
2.3. Tổ chức bộ máy làm công tác Bảo hộ lao động (xem[1], trang 5).
Hội đồng bảo hộ lao động.
• Tổ chức phối hợp, tư vấn.
• Đảm bảo quyền tham gia, kiểm tra, giám sát của tổ chức công đoàn.
• Do người sử dụng lao động quy định thành lập.
• Thành phần của hội bảo hộ lao động:
o Đại diện của người sử dụng lao động : Chủ tịch hội đồng.
o Đại diện tổ chức công đoàn cơ sở: Phó chủ tịch thường trực.
o Cán bộ BHLĐ: Là uỷ viên thường trực kiêm thư kí hội đồng.
o Cán bộ Ytế:
o Cán bộ kỹ thuật:
Nhiệm vụ của hội đồng:
• Tham gia và tư vấn với người sử dụng lao động về ATVS.

• Phối hợp hoạt động với chuyên môn và công đoàn.
• Tổ chức kiểm tra định kì 6 tháng, hàng năm.
• Hội đồng chỉ mang tính chất tư vấn.
Bộ phận bảo hộ lao động (BHLĐ).
• Chịu trách nhiệm chính trong công tác BHLĐ.
• Đôn đốc phối hợp với các bộ phận thực hiện công tác BHLĐ.
• Xây dựng kế hoạch BHLĐ.
• Làm các báo cáo về BHLĐ.
• Tham gia các cuộc họp liên quan đến công tác BHLĐ.
• Ra lệnh đình chỉ hoạt động sản suất nếu xét thấy mất an toàn.
• Đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của người sử dụng lao động.
Bộ phận Y tế:
• Kiểm tra giám sát các yếu tố độc hại.
• Khám sức khoẻ, khám bệnh nghề nghiệp, tổ chức giám định thương tật.
• Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động và môi trường lao động.
- 25 -
Ví dụ: Quản lý hồ sơ sức khoẻ, hồ sơ môi trường lao động (đo đạc).
• Báo cáo về quản lý sức khoẻ và bệnh nghề nghiệp.
• Tham dự các cuộc họp liên quan.
• Được sử dụng con dấu riêng.
Mạng lưới an toàn vệ sinh (ATVS).
• Mạng lưới ATVS viên có chế độ sinh hoạt chuyên môn được khuyến
khích bằng vật chất và tinh thần.
• Nhân viên ATVS là người lao động trực tiếp được tổ bầu ra.
• Mỗi tổ hoặc nhóm có ít nhất một ATVS viên.
• ATVS viên không phải là tổ trưởng sản suất.
• Người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức công đoàn cơ sở quy định
công nhận ATVS viên.
• Lập tổ chức công đoàn quản lý hoạt động mạng lưới ATVS viên.


Ví dụ: Xin cho biết cơ quan chức năng nào sẽ kiểm tra, giám sát về
ATVSLĐ trong các doanh nghiệp? nếu muốn các cơ quan chức năng đến kiểm
tra, giám sát thì thủ tục như thế nào?
Hướng dẫn: Các cơ quan chính có chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát
về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp bao gồm:
- Chức năng thanh tra về ATVSLĐ: gồm các cơ quan theo quy định tại
Điều 185 và Khoản 3, Điều 191, Bộ luật Lao động,
- Chức năng kiểm tra về ATVSLĐ: Cục An toàn lao động (theo Quyết định
số 1123/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 10/9/2003 của Bộ LĐ-TB và XH) và các cơ
quan, ban, ngành quản lý cấp trên của doanh nghiệp (theo theo quy định cụ thể
của ban, ngành)
- Chức năng giám sát ATVSLĐ: Tổ chức công đoàn (theo quy định tại
Khoản 1, Điều 21, Nghị định số 06/CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ)
Đồng thời doanh nghiệp cũng có nhiệm vụ tự kiểm tra công tác ATVSLĐ của
chính mình.

×