Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Tổng hợp nghị luận văn học 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.15 KB, 49 trang )

Đề: Viếng Lăng Bác
Bài làm
Bác Hồ - tiếng gọi thân thương vang âm trong trái tim bao người, tiếng gọi ấy đã hòa vào
dòng máu của những người con đất Việt. Người là niềm tin, là sức mạnh, là phẩm giá của con
người Việt Nam. Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ
giải Sự vĩ đại, cao đẹp của Bác đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho nền văn học nước
nhà. Mỗi tác phẩm viết về Bác đều ngân lên những xúc cảm dạt dào, lịng kính u cùng niềm
rung động khơn ngi. Chế Lan Viên có “Người đi tìm hình của nước”, Tố Hữu lại có “Bác
ơi”, đó đều là những thi phẩm sáng giá và đầy thiết tha viết về Bác. Trong mạch nguồn cảm
xúc ấy, ta bắt gặp áng thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương, một trong những cây bút có
mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giả phóng miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Bài
thơ được ra đời vào năm 1976, khi đất nước vừa được giải phóng và lăng Bác vừa được khánh
thành. Bao trùm cả bài thơ là những xúc cảm bồi hồi, xúc động thiêng liêng, lòng biết ơn
thành khính và tự hào xen lẫn đau xót của tác giả khi từ miền Nam ra thăm lăng Bác. (Nổi bật
nhất ở bài thơ phải kể đến … điều đó được thể hiện rõ qua khổ thơ … của bài).
Mở đầu bài thơ là tình cảm chân thành mà giản dị của Viễn Phương khi đứng trước lăng
Bác:
“ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác ”
Ở câu thơ mở đầu chỉ gỏn gọn như một lời thông báo nhưng chứa đựng trong nó là biết bao
điều sâu xa về tâm trạng xúc động của một người con từ chiến trường miền Nam sau bao
nhiêu năm mong mỏi bây giờ mới đc ra viếng Bác. Cách sử dụng đại từ nhân xưng “con” –
“Bác” là lối nói quen thuộc của người dân miền Nam gợi sự gần gũi, thân thiết, ấm áp đầy
tình thân thương, đồng thời nó cũng thể hiện được sự tơn kính đối với Bác. Tuy là một vị lãnh
tụ vĩ đại, là một danh nhân văn hoá thế giới, một đại thi hào của dân tộc Việt Nam nhưng ở
con người của Bác vẫn toát ra vẻ đẹp gần gũi, giản dị, yêu thương. Đã có rất nhiều nhà thơ
từng xưng con với Bác như Tố Hữu hay Nguyễn Đình Thi. Song “con ở miền Nam” của Viễn
Phương vẫn chứa chan bao niềm xúc động. Hai tiếng “ Miền Nam ” không chỉ gợi sự xa xôi,
cách trở mà tác giả đã vượt qua để đến thăm Bác mà đó cịn là thành đồng Tổ quốc, nó đã
từng là nỗi niềm đau đáu trong tim Bác. Khi Người cịn sống, Người vẫn thường nói “Miền
Nam trong trái tim tơi ” và song song đó thì đồng bào “Miền Nam” cũng luôn nhớ Bác:
“ Bác nhớ Miền Nam nỗi nhớ nhà


Miền Nam mong Bác nỗi mong cha ”
Nhan đề là “viếng lăng Bác” nhưng ở đây tác giả không dùng từ “viếng” mà là ra “thăm”. Với
cách sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh đã làm giảm nhẹ đi nỗi đau thương mất mát trong
lòng tác giả cũng như để khẳng định Bác vẫn còn sống mãi trong hàng triệu trái tim nhân dân
miền Nam nói riêng và cả đồng bào dân tộc Việt Nam nói chung. Và đứng trước lăng, ngoài
những cảm xúc bồi hồi mà tác giả bộc bạch thì ấn tượng đầu tiên trong lịng nhà thơ chính là
hàng tre xanh bát ngát thấp thoáng trong sương:
“ Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng ”


Sự xuất hiện của “hàng tre” không chỉ mang ý nghĩa tả thực mà cịn vừa mang tính chất tượng
trưng, giàu ý nghĩa liên tưởng sâu sắc. Trước hết hàng tre là hình ảnh hết sức quen thuộc, gần
gũi của làng quê, đất nước Việt Nam, nó đã trở thành một biểu tượng dân tộc. Cây tre xanh
mang biểu tượng của tâm hồn thanh cao, sức sống bền bỉ, kiên cường, bất khuất của dân tộc.
Và đó cũng là những phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt Nam.
“ Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu ”
(Nguyễn Duy)
Khơng những thế hình ảnh “hàng tre xanh Việt Nam” cịn là hình ảnh ẩn dụ gợi ra nhiều liên
tưởng: hàng tre như những chiến sĩ đang canh giấc ngủ cho Bác. Đó là hình ảnh dân tộc Việt
Nam lúc nào cũng bên Người, trung thành, bền bỉ, gắn bó sắt son. Thán từ “ ơi ” đứng đầu câu
biểu thị niềm xúc động, tự hào về sức sống tràn trề, hiên ngang của cây tre dù trong “ bão táp
mưa sa ” vẫn đứng bên canh giấc ngủ cho Người. Thành ngữ “ bão táp mưa sa ” gợi về những
khó khăn, gian khổ mà nhân dân ta đã phải trải qua để dựng nước và giữ nước. Lối miêu tả
“đứng thẳng hàng” gợi ra những “ hàng tre ” mang dáng vóc cứng cỏi, bất khuất như tính cách
của người dân Việt Nam – khơng khuất phục trước mọi kẻ thù. Khổ thơ là niềm xúc động sâu
sắc niềm thành kính tự hào của Viễn Phương – một người con ở MIỀN NAM trở về thăm
người cha già của dân tộc.

Đứng trước lăng, sau ấn tượng về “ hàng tre bát ngát ” thì hình ảnh “ dòng người ” vào
lăng viếng Bác đã để lại trong lòng nhà thơ nhiều cảm xúc lắng sâu:
“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ ”
Xuyên suốt khổ thơ là nghệ thuật điệp ngữ và ẩn dụ. “Ngày ngày” vốn là một từ láy, lại được
dùng điệp ngữ nên càng gợi lên cảm giác thời gian như kéo dài vô tận trong khổ thơ, đồng
thời cũng dùng để miêu tả một chân lí vĩnh hằng - sự vĩ đại của Bác. Hình ảnh “ mặt trời ”
trong hai câu này được sử dụng đậm chất nghệ thuật tả thực và ẩn dụ sóng đơi. “ Mặt trời trên
lăng ” là “ mặt trời ” của thiên nhiên soi sáng không gian vũ trụ và mang lại sự sống cho
mn lồi. Cịn “ Mặt trời trong lăng ” là hình ảnh ẩn dụ để nói về Bác. Bác chính là “ mặt
trời ” chân lí soi sáng cho dân tộc, soi sáng cho con đường cách mạng, giúp nhân dân ta thoát
khỏi ách cần lao và mang đến một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Từ đó ta thấy được sự tơn
kính, lịng biết ơn sâu sắc mà cả dân tộc dành cho Bác. Đồng thời ta cũng thấy được sự vĩ đại
của Bác. Tiếp đến là chi tiết đặc tả “ rất đỏ ” gợi ra trái tim đầy nhiệt huyết vì nhân dân của
Bác “mặt trời” ấy sẽ mãi mãi soi sáng, sưởi ấm, tơ thắm cho đời. Hình ảnh dịng người vào
“viếng lăng Bác” được ví như những bơng hoa trong một “tràng hoa”. Chúng ta có thể cảm
nhận được nỗi xúc động bồi hồi, tiếc thương qua 2 câu thơ tiếp theo:
“ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín Mùa Xuân ”
Lần thứ hai, từ láy “ngày ngày” được sử dụng, nhưng là dùng để diễn tả một điều bất diệt đó
là lịng thành kính của nhân dân đối với Bác. Chỉ có thể bằng tình cảm thiêng liêng mới có thể
tạo nên được “dịng người đi trong thương nhớ” khơng bao giờ ngừng. Và cũng chỉ có bằng
tình cảm thiêng liêng ấy, mới có thể kết nên được một tràng hoa tươi thắm dâng lên Người.
Hình ảnh “ tràng hoa ” được tác giả sử dụng vừa là hình ảnh tả thực vừa là hình ảnh tượng
trưng. Về nghĩa tả thực, “ tràng hoa” ấy là được kết từ những lồi hoa đích thực của cuộc


sống. Đó là những bơng hoa tươi thắm từ khắp mọi miền trên đất nước tụ hội về để dâng lên
Người. Còn về nghĩa tượng trưng, “ tràng hoa” ấy khơng chỉ là tràng hoa tươi bình thường,
mà cịn là ẩn dụ của dịng người nối tiếp nhau. Có thể nói, “tràng hoa” ấy là tràng hoa đẹp

nhất vì được kết nên từ những bông hoa đất Việt – những người con Việt Nam chăm chỉ, bất
khuất, anh dũng, hi sinh. Đặt ngay bên cạnh là từ “dâng” càng tô đậm thêm lịng trân tọng,
kính ơn ấy. Hình ảnh hốn dụ “ bảy mươi chín mùa xuân ” là để chỉ bảy mươi chín năm trong
cuộc đời của Người, bảy mươi chín năm Người hi sinh cho đất nước “ cả một đời vì nước vì
non ”. Nói đến đây ta chợt nhớ đến những câu thơ của Tố Hữu cũng từng xuất hiện hình ảnh
này:
“Bảy mươi chín tuổi xn trong sáng
Vào cuộc trường sinh nhẹ cánh bay”
Bác đã hiến dâng những gì đẹp nhất của cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Và
giờ đây những người con của dân tộc đang dâng lên cho Người lòng biết ơn sâu sắc nhất. Qua
những lời thơ trang trọng, khổ thơ đã diễn tả được một cách sâu sắc tấm lòng của nhân dân cả
nước dành cho người cha già kính u của dân tộc. Người sẽ ln sống và sáng mãi trong
triệu triệu trái tim con người Việt Nam.
Theo dòng người đi trong thương nhớ nhà thơ vào trong lăng với một cảm xúc đau xót
tiếc thương:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
Vào trong lăng, khung cảnh và khơng khí như ngưng kết cả thời gian, khơng gian. Hình ảnh
thơ đã diễn tả thật chính xác, tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm cùng ánh sáng dịu nhẹ, trong
trẻo của không gian trong lăng Bác.
“ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền ”
Biện pháp nói giảm nói tránh làm cho nỗi đau về sự mất mát nhẹ nhàng hơn. Nó giống như
một sự phủ nhận về sự thật đau lòng. Đối với mọi người, Bác khơng mất mà chỉ đang chìm
trong giấc ngủ, một giấc ngủ bình yên, thanh thản sau bao năm vì dân vì nước. Chính vì thế “
Hãy nhè nhẹ bàn chân, Bác đang ngủ kia mà ”. Cái đặc biệt ở đây là Bác nằm giữa một vầng
trăng. Nhà thơ xúc động khi liên tưởng tới hình ảnh “vầng trăng” – hình ảnh quen thuộc trong
thơ Bác, là người bạn tri kỉ của Người. Hình ảnh ẩn dụ “ vầng trăng sáng dịu hiền ” gợi lên

nhiều liên tưởng.“ Trăng ” ở đây có thể là những thứ ánh sáng dịu nhẹ trong lăng. Nó đã từng
cùng Bác vào trong thơ, vào trong chiến trận và giờ đây “ trăng ” đến để vỗ về giấc ngủ ngàn
thu cho Người. Hình ảnh “ vầng trăng dịu hiền ” cịn gợi đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong và
tấm lòng nhân hậu, hiền từ của Bác. Bác là thế, một trái tim chan chứa yêu thương bao la và
rộng lớn:
“ Bác ơi tim Bác mênh mơng thế
Ơm cả non sơng mọi kiếp người ”


Bác không chỉ là mặt trời ấm áp mà Người cịn là “ vầng trăng sáng dịu hiền ”. Đó là biểu
tượng cho sự vĩ đại, vĩnh hằng, bất tử. Chỉ có thể bằng trí tưởng tượng, sự thấu hiểu và yêu
quí những vẻ đẹp trong nhân cách của Hồ Chí Minh thì nhà thơ mới sáng tạo nên được những
ảnh thơ đẹp như vậy! Không chỉ vậy, tâm trạng xúc động của nhà thơ còn được biểu hiện
bằng một hình ảnh ảnh ẩn dụ sâu xa:
“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!”
“Trời xanh” trước tiên được hiểu theo nghĩa tả thực đó là hình ảnh thiên nhiên mà hằng ngày
chúng ta vẫn đang chiêm ngưỡng, nó tồn tại mãi mãi và vĩnh hằng. Mặt khác, nó có nghĩa
rằng Bác đã hóa thân vào thiên nhiên đất trời. Bác mãi bất tử trong trái tim của triệu triệu
người dân Việt Nam giống như cách mà bầu trời xanh vẫn đang vĩnh hằng ở trên cao. Nói đến
đây, ta chợt nhớ đến một câu thơ mà Tố Hữu đã viết Bác Sống như trời đất của ta”. Dù tin là
như thế nhưng vẫn không thể khơng đau xót vì sự ra đi của Người. Nỗi đau đó được nhà thơ
biểu hiện cụ thể trực tiếp thơng qua từ “ nhói ”.Từ “ nhói ” đã thể hiện được nỗi đau quặn
thắt, tê tái tận đáy lòng của nhà thơ. Nỗi đau ấy uất nghẹn đến nỗi khơng thể nói thành lời. Đó
khơng chỉ là nỗi đau riêng của tác giả mà của cả triệu trái tim con người VN. Cặp quan hệ từ “
vẫn ... mà ” thể hiện được sự giằng xé trong tâm trạng tác giả. Cảm giác “nhói” đau ở trong
tim nhưng lại mãi nghĩ về “trời xanh” bất tận. Giữa tình cảm và lý trí của tác giả dường như
có chút mâu thuẫn nhưng lại thể hiện được nỗi đau xót đến vô vọng của nhà thơ hay cũng là
sự đau sót của người dân đối với Bác. Chính đau sót này đã làm cho tình cảm giữa lãnh tụ và
nhân dân có sự ruột già, xót xa. Cảm xúc đau đớn, vô vọng này cũng đã từng xuất hiện trong

bài thơ của Tố Hữu:
“Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
Thơm cho ai nữa hỡi hoa nhài
Cịn đâu bóng Bác đi hôm sớm…”
Cảm xúc này là đỉnh điểm của nỗi nhớ thương, của niềm đau xót. Và những nỗi niềm đau
thương ấy cũng chính là nguyên nhân dẫn đến những khát vọng ở khổ cuối.
Nếu ở khổ đầu, nhà thơ giới thiệu mình là người con miền Nam ra thăm lăng Bác thì
trong khổ thơ cuối, tác giả lại bộc lộ cảm xúc của mình trước khi rời xa Lăng Bác. Khép lại
nỗi đau về sự mất mát ở khổ thơ trên là những giọt nước mắt lưu luyến bịn rịn không muốn
rời xa:
Mai về Miền Nam thương trào nước mắt
Lời nói thật giản dị mà chất chứa bao tình cảm lắng sâu. Đây là cách nói mộc mạc của người
Nam Bộ, lời thơ không cầu kỳ hoa mĩ, nhưng diễn tả được tất cả sự chân thành của tác giả.
Như một lời giã biệt, đã đến lúc nhà thơ phải chia xa, cách trở nghìn trùng. Cảm giác ấy thật
luyến tiếc khơn ngi! Đó cũng là tâm trạng của mn triệu trái tim người dân Việt Nam,
cùng chung nỗi đau khi mất đi vị cha già đáng kính. Nỗi nhớ thương da diết, nỗi luyến tiếc,
bịn rịn, cảm xúc mãnh liệt ấy đều được thể hiện qua lời thơ “ thương trào nước mắt ”. Mặc dù
tiếc nuối như thế nhưng tâm hồn của nhà thơ vẫn ánh lên một nỗi niềm cao cả. Bài thơ khép
lại với những nguyện ý chân thành:
“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây


Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
Nhịp thơ dồn dập kết hợp với điệp từ “muốn làm” đã tô đậm sự thiết tha mãnh liệt của niềm
mong ước ấy. Hình ảnh “ con chim ”, “ đóa hoa ”, “ cây tre ” vừa mang ý nghĩa tả thực vừa
mang ý nghĩa tượng trưng. Hiểu theo nghĩa tả thực, tác giả muốn được hóa thân thành “con
chim” để cất tiếng hót quanh lăng để gửi tới Người những âm thanh đẹp đẽ. Tác giả cũng
muốn làm “ đóa hoa ” để tỏa hương dâng sắc tô điểm cho vườn hoa quanh lăng thêm đẹp
thêm tươi.Và đặc biệt, nhà thơ ước nguyện làm “ cây tre trung hiếu ” để tỏa bóng mát cho

lăng. Đây khơng phải hình ảnh “ hàng tre ” bát ngát trong sương sớm như ở đầu bài nữa mà
đây là “ cây tre trung hiếu ”. Điều đó cho thấy tác giả như muốn nhập vào cây tre bên lăng để
được canh giấc ngủ cho Người “ chúng con canh giấc ngủ cho Người ”. Đồng thời đó cũng là
một lời hứa thiết tha – nguyện giữ mãi cốt cách trung thành, hiếu thuận, hiên ngang và bất
khuất để làm rạng ngời phẩm chất của con người Việt Nam. Cũng là để bảo vệ và xây dựng
đất nước như Người hằng mong mỏi:
Nghĩ đến bác lòng con trong sáng hơn
Đứng nơi đây mà rộng mở tâm hồn
Khát vọng của Viễn Phương cũng chính là khát vọng của tất cả mọi người. (Bài thơ đã
khép lại nhưng vẫn mở ra bao tình cảm ước nguyện chân thành đó là ước nguyện của Nhà thơ
nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói chung dành cho Bác). Với giọng thơ trang trọng, thiết
tha, thể thơ 8 chữ cùng những hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, tác giả đã lột tả được phần nào
tình cảm thiết tha của mình đối với Bác trong lần viếng thăm hiếm hoi. Bác đã đi xa nhưng
hình ảnh, sự nghiệp và con người của Bác vẫn luôn sống mãi trong tâm hồn dân tộc. Những
dòng thơ sâu sắc mà tác giả mang đên hay cũng chính là bài học để thế hệ trẻ ngày nay biết
noi theo, biết sống cống hiến hết mình cho tổ quốc và khơng ngừng nỗ lục để đưa non sông
VN ngày một phát triển như cách mà Bác đã làm.


Đề: Mùa Xuân nho nhỏ
Bài làm
Xuân về thổn thức ngàn cây cỏ nội đâm chồi nảy lộc, xuân đến còn đánh thức nguồn cảm
xúc bất tận của thi nhân. Trước vẻ đẹp của thiên nhiên mùa xuân năm 1980, Thanh Hải, người
con thi nhân được nuôi dưỡng trong tiết trời xứ Huế đã không khỏi thổn thức mà chắp bút viết
nên hồn thơ “ mùa xuân nho nhỏ” khi mà nhịp thở ông đã dần yếu ớt. Bao trùm cả bài thơ là
cảm xúc trước thiên nhiên thơ mộng, niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất nước và những
ước nguyện cống hiến của tác giả. ( Nổi bật nhất ….. thể hiện ở khổ thơ … ).
Mở đầu bài thơ, tác giả đã phác hoạ nên bức tranh thiên nhiên thoáng đạt, trong trẻo và
tràn đầy sức sống của mùa xuân chỉ với ba nét chấm phá:
“ Mọc giữa dịng sơng xanh

Một bơng hoa tím biếc ”
Giản dị mà đầm ấm xiết bao! Thanh Hải đã khéo chọn cho mình một bức tranh xuân với gam
màu ấm áp, dịu dàng, trang nhã. Màu xanh của dịng sơng Hương Giang hồ quyện cùng màu
tím biếc của một bơng hoa nhỏ bé đã tạo nên một khơng gian thống đãng, tươi đẹp mà dạt
dào sức xuân. Sức sống mạnh mẽ được tác giả thể hiện cô đọng thông qua từ “ mọc ”. Bằng
biện pháp tu từ đảo ngữ, từ “ mọc ” được đưa lên đầu câu đã gợi lên trước mắt độc giả một
hình ảnh về một bơng hoa tím bé nhỏ nhưng lại tràn đầy sức sống mãnh liệt đang vươn mình
trồi lên giữa một dịng sơng xanh biếc. Đó là hình ảnh mang nét đặc trưng của mùa xuân Xứ
Huế, một màu tím thuỷ chung mang đặc trưng của những người con mộng mơ. Bức tranh ấy
không chỉ ngập tràn màu sắc của mùa xuân mà nó còn rộn ràng bởi âm thanh của tiếng chim
chiền chiện hót vang trên bầu trời đón chào ngày mới:
“ Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời ”
Tiếng chim chiền chiện vút cao trong nắng xuân lan tỏa khắp bầu trời, nhà thơ hỏi tiếng chim
hay chính là đang hỏi tiếng lịng rạo rực của mình. Phải chăng đất trời đang vào xuân đã tạo
nên âm hưởng xao xuyến bồi hồi trong lịng tác giả. Ơng đặt từ “ơi” vào câu thơ như một lời
thốt lên ngặc nhiên thích thú. Nó như một nốt nhạc ngân vang trong bản trường ca mùa xn
vơ tận. Có lẽ tâm hồn của nhà thơ đang tràn ngập cảm xúc, âm hưởng xao xuyến khiến cho
nhà thơ phải thốt lên rằng: “Hót chi mà vang trời” như một lời trách cứ đầy yêu thương. Kết
hợp với biện pháp nhân hóa “ ơi con chim chiền chiện ” đã góp phần làm cho câu thơ thật bay
bổng giữa cái mênh mông, bát ngát của đất trời. Đó chính là sức sống dạt dào của mùa xuân.
Khi đối diện với vẻ đẹp ấy, tác giả ngỡ ngàng xao xuyến đến say sưa:
“ Từng giọt long lanh rơi
Tơi đưa tay tơi hứng ”
Hình ảnh “ giọt long lanh rơi ” thật giàu sức gợi. Đó có thể là giọt mưa xuân, cũng có thể là
giọt sương buổi sớm mai, long lanh trong nắng sớm. Đặt trong mạch cảm xúc với câu thơ
trước, chúng ta có thể hiểu đó là giọt âm vang vọng nhưng khơng tan biến trong khơng gian
mà nó như đọng lại thành từng giọt trong vắt, long lanh. Như một thứ quà tặng của thiên



nhiên Xứ Huế, thi nhân đã vội vàng đưa đôi bàn tay của mình để hứng lấy. Tiếng chim từ chỗ
được cảm nhận bằng thính giác sau đó chuyển thành thị giác rồi xúc giác. Đó chính là nghệ
thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã được Thanh Hải sử dụng rất tài tình. Đại từ “ tơi ” được
lặp lại hai lần cùng với hành động “ hứng ” cho ta thấy được thái độ trân trọng, nâng niu của
tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật. Cách viết giàu hình ảnh thể hiện được sự say sưa,
ngây ngất trước cảnh sắc và hương vị của mùa xuân. Chỉ với nét chấm phá, đan xen với một
chút chất nhạc, Thanh Hải đã vẽ lên một bức tranh mùa xuân mang nét đặc trưng của Xứ Huế.
Đó là một bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống. Từ đó, tác giả đã bộc lộ sự trân trọng, sự
say mê trước cảnh sắc, đất trời mùa xuân.
Nếu như ở khổ 1, Thanh Hải thể hiện cảm xúc của mình trước mùa xuân của thiên nhiên.
Thì ở khổ 2, tác giả đã mở rộng để khám phá và ngợi ca vẻ đẹp của mùa xuân đất nước:
“ Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ ”
Cảm nhận của nhà thơ về mùa xuân của đất nước được thể hiện qua hình ảnh “ người cầm
súng ”,“ người ra đồng ”. Đây là hai hình ảnh tượng trưng cho hai nhiệm vụ chính của đất
nước thời kì kháng chiến. Đó là chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở tiền tuyến và lao động sản xuất,
xây dựng đất nước ở hậu phương. Hình ảnh “ người cầm súng ” đi liền với hình ảnh “ lộc giắt
đầy trên lưng ” gợi cho ta liên tưởng đến những người chiến sĩ đang ra trận và trên lưng họ là
những cành lộc ngụy trang. Cành lá ấy mang đầy lộc biếc chồi non, mang theo mùa xuân, sức
sống của tuổi trẻ, sức sống của cả một dân tộc để tiếp thêm sức mạnh và ý chí chiến đấu tiêu
diệt qn thù. Hình ảnh “ người ra đồng ” đi cùng với hình ảnh “ lộc trải dài nương mạ ” gợi
cho ta liên tưởng đến những cánh đồng xanh tươi, màu mỡ. Ngoài ra, ta cịn có thể hình dung
được những người lao động, họ đang ươm mầm cho những niềm tin hi vọng, cho những sự
sống trên cánh đồng quê hương. Điệp từ “ lộc ” cho thấy sự mênh mông với những chồi non
mới nhú xanh mướp, từ những hạt thóc, hạt giống đầu mùa, lộc sẽ mang sức mạnh của con
người để tạo nên sức mạnh của mùa xuân, “ lộc ” ở đây chính là những thành quả trong cơng
cuộc xây dựng bảo vệ đất nước, là thành quả tạo nên mùa xuân của thời đại. Tất cả mọi người
đều đã chung tay góp phần vào cơng cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong khơng khí khẩn

trương, sơi nổi:
“ Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao ”
Điệp từ “ tất cả ” đi liền với những từ láy “ hối hả ” , “ xôn xao ” làm cho nhịp thở trở nên
nhanh, gấp, gợi nhịp sống hối hả, xơn xao. Đó là tâm trạng của nhà thơ và cũng là tâm trạng
của tất cả mọi người trong thời đại ấy. Họ đang háo hức trong tâm hồn, tất cả như đang reo
vui trước tinh thần lao động hăng say, nhiệt tình, hồ hởi. Điệp ngữ “ tất cả ” còn cho ta thấy
được sự đồng lòng, đồng sức của lớp lớp con người Việt Nam, cùng chung tay bảo vệ và xây
dựng đất nước. Giai điệu rộn rã của mùa xuân, nhịp sống của con người dường như đã hối hả
hơn, xôn xao hơn qua nhưng nghệ thuật đặc sắc mà tác giả sử dụng tài tình.
Trước những âm hưởng của mùa xuân tràn ngập cả thiên nhiên, hoà vào tâm hồn con
người những niềm rung động. Bấc giác Thanh Hải đã chạnh lòng hồi tưởng lại dòng lịch sử
hào hùng của quê hương đất nước với một niềm tự hào và tin yêu:


“ Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước. ”
Trong giai điệu trầm lắng suy tư, câu thơ dường như đưa ta trở về lịch sử, trở về bốn ngàn
năm văn hiến với biết bao thăng trầm, thử thách, gian lao nhưng cũng đầy anh dũng và tự hào.
Từ “ đất nước ” được nhân hóa như một người mẹ đầy tảo tần, lam lũ, trải qua biết bao đau
thương nhưng vẫn kiên cường, bất khuất. Đất nước vẫn trường tồn, bất diệt và đi lên như
những vì sao. Hình ảnh so sánh “ đất nước như vì sao ” gợi cho ta nhiều liên tưởng, ý nghĩa
và sâu sắc. Hình ảnh “ vì sao ” được liên tưởng như một thứ nguồn sáng lấp lánh, tồn tại vĩnh
hằng trong không gian cũng giống như hình ảnh của đất nước, bất diệt với thời gian và luôn
phát triển đi lên rực rỡ. Điệp ngữ “ đất nước ” được lặp lại hai lần cũng như là để khẳng định
sự trường tồn, vĩnh cửu của dân tộc ta. Từ trong bóng đêm, đất nước ta đã vượt khỏi xiềng
xích nơ lệ. Từ những cảm xúc tự hào trong quá khứ, Thanh Hải đã cho ta thấy một đất nước
trong hiện tại và tương lai hiện lên thật đẹp, thật lung linh. Cụm từ “ cứ đi lên phía trước ”

như một lời khảng định hùng hồn, lòng quyết tâm và niềm tin sắt đá của nhà thơ và cả dân tộc
về tương lai tươi sáng của đất nước. Đất nước phát triển đi lên, bất chấp mọi rào cản, băng
băng vượt qua mọi thử thách. Với giọng thơ vừa tha thiết, sôi nổi, vừa trang trọng, Thanh Hải
đã gói trọn niềm yêu mến, tự hào, tin tưởng vào tương lai đất nước – một dân tộc nhỏ bé mà
vĩ đại, tầm cao.
Từ những cảm xúc say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp thiên nhiên đất trời xứ Huế và niềm tin
yêu tự hào vào tương lai tươi sáng của đất nước, Thanh Hải đã có những lời ước nguyện ngọt
ngào và thiết tha:
“Talàmcon chimhót
Ta làm một cànhhoa
Tanhậpvàohịaca
Mộtnốttrầmxaoxuyến ”
Tác giả muốn làm “ con chim ” và “ cành hoa ” trong muôn vàn điều ước. Ơng khơng ước
mình là một cánh chim đại bàng vùng vẫy giữa trời xanh hay là một rừng hoa rực rỡ sắc màu,
mà ơng chỉ ước mình là một con chim nhỏ bé để làm tiếng hót vui gọi xuân về, làm một cành
hoa trong muôn vàn loài hoa rực rỡ để tỏa hương dâng sắc cho đời. Trong bản nhạc hịa tấu
mn điệu, nhà thơ khơng ước làm một nốt thăng thật nổi bật mà chỉ xin được làm một nốt
trầm êm ái, một nốt trầm thôi nhưng cũng đủ sức ngân vang và làm xao xuyến lịng người. Đó
là ước nguyện đẹp, giản dị và đáng trân trọng. Các hình ảnh “ con chim ”, “ cành hoa ”, “ nốt
trầm ” là những hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa biểu lộ một lẽ sống, niềm tâm niệm cống hiến
những gì đẹp đẽ nhất, tốt đẹp nhất cho đất nước của Thanh Hải. Cái giai điệu nhè nhẹ, du
dương, êm ái, ngọt ngào của những thanh bằng liên tiếp, những luyến láy điệp ngữ “ta làm”
cứ xơn xao, réo rắt mãi trong lịng người đọc những ước mơ bay bổng của tác giả. Dường như
những ước mơ ấy không chỉ của riêng nhà thơ mà còn là của chung tất cả mọi người. Bởi đại
từ “ta” được tác giả đặt ở đầu câu đã cho ta thấy ước nguyện cống hiến ko chỉ của riêng ơng
mà nó đã hồ nhập, đồng điệu với tất cả mọi người. Có thể thấy, việc cống hiến cho đời, cho
đất nước là một lẽ sống cao đẹp mà Thanh Hải luôn theo đuổi.
Từ khát vọng sống cao quý, tác giả đã nâng lên thành một lí tưởng sống cao cả:



“ Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc ”
Tác giả đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ “ một mùa xuân nho nhỏ ” để bày tỏ lời nhắn: “mùa xuân
nho nhỏ ” là những gì đẹp nhất, tinh túy nhất của cuộc đời mỗi con người. Đó là trái tim, tình
u thương, sức lực, trí tuệ, sức sống của mỗi chúng ta. Mùa xuân là một khái niệm trừu
tượng chỉ thời gian nhưng lại được nhà thơ cụ thể bằng hình ảnh “nho nhỏ” thể hiện một tâm
hồn bình dị, lặng lẽ cống hiến dâng cho đời. “Lặng lẽ” thôi nhưng lại đẹp biết bao. Từ “dâng”
cho ta thấy được sự cống hiến một cách tự nguyện, cho đi mà không cần nhận lại. Tuy là “một
mùa xuân nho nhỏ” nhưng mùa xuân ấy lại có độ bền lâu dài:
“ Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc ”
Biện pháp hoán dụ “tuổi hai mươi” để chỉ tuổi trẻ của đời người và “tóc bạc” là chỉ con người
khi đã về già được cùng với điệp ngữ “ dù là ”, tác giả đã khẳng định được sự cống hiến trọn
đời, bền bỉ, không một phút giây ngừng nghỉ, bất chấp thời gian, tuổi tác. Dù là “ tuổi hai
mươi ” căng tràn sức sống hay khi tóc đã điểm bạc thì khát vọng ấy ln cháy bỏng không
bao giờ tắt. Thanh Hải cũng đã cống hiến cho sự nghiệp cách mạng và thơ ca. Ngay cả khi
đang nằm trên giường bệnh thì khát vọng ấy vẫn ln bùng cháy trong thơ của ơng. Trong lời
tâm tình khi đang trên giường bệnh của nhà thơ ta chợt liên tưởng đến tác phẩm “ Lặng lẽ Sa
Pa ” của Nguyễn Thành Long, nơi có những con người nhỏ bé không tên ngày đêm lặng thầm
cống hiến cho đất nước. Hay trong lịch đã có biết bao thế hệ cha anh phải ngã xuống, máu
thẫm đẫm từng tấc đất quê hương. Ta nhớ đến biết bao chiến sĩ nơi đầu súng ngọn gió đang
ngày đêm vững chắc tay súng để bảo vệđất nước. Lật tiếp những dòng thơ ấy, ta cịn nhớ đến
những người chiến sĩ, cơng an, bộ đội, biết bao con người đã thức trắng đêm trong tuyến đầu
chống dịch trong đại dịch Covid vừa qua. Tất cả họ đều là những mùa xuân nhỏ nhỏ đang
lặng thầm hiến dâng cho đất nước. Ước nguyện cống hiến cho cuộc đời khơng chỉ riêng nhà
thơ Thanh Hải mà nó đã trở thành lẽ sống tốt đẹp của biết bao người. Liệu mấy ai còn nhớ Tố
Hữu cũng đã từng thể hiện lẽ sống giàu giá trị nhân văn ấy trong bài “ Một khúc ca xuân ” :
“ Nếu là con chim chiếc lá

Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.”
Từ dư âm của khát khao tận hiếu, nhà thơ đã khép lại bài thơ của mình bằng câu hát ngợi
ca quê hương đất nước với những làn điệu dân ca ngọt ngào Xứ Huế:
“ Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam Ai Nam Bình
Nước non ngàn dặm tình
Nước non ngàn dặm mình
Nhịp phách tiền đất Huế ”


Thanh Hải với niềm tin yêu trìu mến quê hương, ông chọn khúc hát giữa mùa xuân là một giai
điệu êm ái Nam Ai, Nam Bình, thiết tha hiền hồ như con người xứ Huế nói riêng và cả dân
tộc Việt Nam nói chung. Bằng biện pháp điệp ngữ “nước non ngàn dặm” kết hợp gieo vần
bằng “bình, tình, mình” đã tạo nên âm hưởng bài thơ nhẹ nhàng như câu hò xứ Huế cứ ngân
dài mãi ra rồi lắng đọng lại trong lòng chúng ta những cảm xúc chân thành, ru hồn người đọc
trên con đò xứ Huế êm trôi trên sông Hương rồi khép lại trong âm hưởng rộn ràng xao động
của “nhịp phách tiền” đầy xao xuyến.
Có thể nói, khổ thơ … là … khổ thơ hay và mang nhiều ý nghĩa. Với … khổ thơ, tác giả
đã mang đến cho người đọc ( những cảm nhận tinh tế về mùa xuân của thiên nhiên đất trời xứ
Huế / đất nước đầy tươi đẹp, rộn ràng // những ước nguyện cống hiến thầm lặng của tác giả)
qua đó ….


Đề: Sang Thu
Bài làm
Xưa nay, song hành với mùa xuân, mùa thu muôn đời là nguồn cảm hứng vô tận, mãnh
liệt cho nhạc hoạ, thi ca. Lặng lẽ và khiêm nhường, nhà thơ Hữu Thỉnh đã góp vào vườn thơ
mùa thu của đất nước 1 thi phẩm “ Sang Thu ”. Bài thơ ra đời vào năm 1977, khi đất vừa hồ

bình thống nhất I được 2 năm. Bằng những vần thơ gợi cảm, tác phẩm đã diễn tả thật ấn tượng
những chuyển biến nhje nhàng mà rõ rệt của đất trời trong buổi giao mùa từ cuối hạ sang đầu
thu . Bài thơ đã để lại trong lòng người đọc bao cảm xúc bàng hoàng, xao xuyến.
“Sang Thu” là 1 khoảnh khắc biến chuyển nhẹ nhàng đặc biệt của thiên nhiên. Đó là lúc
mà Hạ vẫn chưa kịp đi thì hương thu đã lặng lẽ đến. Trước sự thay đổi ấy, ở những câu thơ
đầu của bài thơ cho ta thấy được cảm nhận tinh tế, giàu cảm xúc của Hữu Thịnh :
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chừng chính qua ngõ
Hình như thu đã về
Từ bao đời nay, mùa thu luôn được đưa vào trong thơ với những hình ảnh quen thuộc
như hoa cúc vàng, lá thu rơi xào xạc hay bầu trời thu quang đăng. Tuy nhiên dấu hiệu mùa thu
mà Hữu Thịnh chọn khơng phải là những hình ảnh quen thuộc ấy mà là một hình ảnh sáng tạo
đầy mới mẻ “Làn hương ổi”. Một mùi hương quen thuộc , mộc mạc , giản dị của làng quê Bắc
Bộ , một mùi hương nhè nhẹ, thoang thoảng nhưng lại làm thức tỉnh lòng người. Mùi hương
ấy khơng hồ quyện vào nhua mà “Phả” vào trong gió. Từ “Phả” và “gió se” được tác giả kết
hợp một cách khéo léo gợi cho người đọc cảm nhận được hượng vị của mừi ổi chín đậm đạc,
nồng nàn, quyến rũ, sánh lại lan toả trong không gian phả và gió se tạo cho nhà thơ chỉ là
“bỗng” nhận ra, nó đến rất khẽ khàng, “khẽ” đến mức chỉ 1 chút đột ngột, tình cờ mà khơng
một ai hay biết. Tín hiệu thứ hai mà tác giả đã lựa chọn cho khoảnh khắc giao mùa này đó
chính là “gió se” là ngọn gió heo may đặc trưng của mùa thu đất Bắc. Đó là một thứ gió khơ
và thống chút se lạnh. “ làn gió se ấy” đã làm dịu đi cái nắng oi ả như sánh lại và trở nên
ngọt ngào hơn. Những tín hiệu từ “ hương ổi ” , “ gió se ” dường như vẫn còn chưa đủ để
đánh giá cho khoảnh khắc giao màu. Bởi vậy, tác giả đã kiếm tìm ở một tín hiệu tiếp theo và
những ngàn sương. Cảm nhận của tác giả không chỉ cảm nhận qua khứu giác , xúc giác mà
còn được cảm nhận bằng thị giác. Nhà thơ đã nhân hoá màn sương qua từ láy “Chùng Chình”
gợi tả sự khoang thai chậm rãi của màn sương li ti đang giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động
chậm chậm nơi đầu thơn ngõ xóm hay cũng là cửa ngõ của thời gian không gian thông giữa
hai mùa cuối hạ đầu thu. Sự “chùng chình” ấy có lẽ là cảm giác bâng khuâng, lưu luyến của
nhà thơ khi thu tới. Ơng khơng muốn mùa hạ đi qua mà cũng đã lỡ yêu mùa thu mất rồi . Hẳn

là không có gì là lạ khi Hữu Thịnh cảm nhận mùa thu bằng cả tâm hồn như vậy, bởi bài thơ
được ông sáng tác vào năm 1977, một trong những mùa thu độc lập đầu tiên của đất nước.
Trước những tín hiệu thu về lịng người dường như cũng có sự băng khoăn, xốn xang. Tình
thái từ “hình như” là một lối nói giả định diễn đạt cảm xúc mơ hồ, chưa xác định, dường như
nhà thơ vẫn cịn đơi chút băn khoăn , đơi chút ngỡ ngàng: liệu có pahỉ mùa thu đã đến thật
không ? khổ thơ là những cảm nhận tinh tế của tác giả lúc thu sang và đối diện với những
khoảng khắc ấy là niềm vui, niềm hạnh phúc vô bờ.


Nếu như ở khổ thơ thứ nhất, dấu hiệu mùa thu cịn mơ hồ, hư do thì thì ở khổ thơ thứ 2,
sắc thu đã rõ ràng hơn, quang cảnh thiên nhiên được tái hiện chân thực và sinh động hơn qua
việc lựa chọn nhưng hình ảnh đặc trưng:
“ Sơng được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu ”
Khơng gian của mùa thu như được mở rộng hơn . Bức tranh thu khơng cịn chỉ gói gọn trong
khơng gian nhỏ hẹp của “ ngõ ” với những nét vơ hình như “ hương ” , “ gió ” mà trở nên
rộng hơn , cao hơn với những hình ảnh cụ thể như : “ sông” , “ chim ” , “ mây ”. Hai câu thơ
đầu có cấu trúc đối tự nhiên , chặt chẽ đã diễn tả vẽ đẹp thiên nhiên và lịng người trong giây
phút giao mùa . Hình ảnh dịng sơng được nhân hố qua từ láy “ dềnh dàng ”. Dịng sơng
khơng cịn chảy cuồn cuộn , dữ dội , gấp gáp như những ngày mưa lũ mùa hạ . Từ láy “ dềnh
dàng ” gợi tả một dịng sơng tĩnh lặng , trong trẻo với dịng chảy êm đềm . Con sơng được
nhân hố như đang được nghỉ ngơi sau 1 mùa hạ vất vả với bão giơng . Có lẽ thiên nhiên đất
trời khi vào mùa thu lúc nào cũng êm đềm tĩnh lặng nhẹ nhàng như thế . Và trong bài “ Thu
điếu ” của Nguyễn Khuyến cũng đã thể hiện được điều đó :
“ Áo thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiết thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợi tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo ” .

Nhịp chảy rộng rãi, thư thả ấy kết hợp với từ “được lúc” đệm vào như gợi lên hình ảnh con
người đã trưởng thành, trải qua khó khăn giờ đang được sống chậm lại , suy tư nhiều hơn .
Tương phản với sông là sự vội vã của chim . Khi khí trời chuyển lạnh cũng là lúc các loài
chim chuẩn bị cho chuyển di cư về phương Nam tránh rét trong mùa đông . Chúng “ vội vã ”
vì mùa thu tới báo hiệu một mùa đông lạnh giá sắp đến gần . Đi liền với từ “ bắt đầu ” gợi ta
liên tưởng đến những người lính từng trải , đã trưởng thành . Họ cứ ngỡ đã đến lúc phải nghỉ
ngơi để suy ngẫm , xong lại chính là lúc “ bắt đầu ” phải vội vã , tất bật trong những lo toan
của c.s mới . Nghệ thuật đối được tác giả sử dụng một cách nhịp nhàng , tài tình qua hình ảnh
“ Dềnh dàng ” >< “ vội vã ” làm nổi bật hai động thái trái ngược của thiên nhiên trong khoảnh
khắc giao mùa . hay cũng chính là đang làm nổi bật hai tâm trạng trái ngược nhau của con
người khi đã trưởng thành .
“ Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Nghệ thuật nhân hố hình ảnh đám mây “ vắt nửa mình ” khơng chỉ gợi khơng gian thiên
nhiên mà cịn diễn tả sự vận động của thời gian. Khiến cho đám mây như có hình , có hồn và
trở nên gần gũi sinh động. Động từ “vắt” được Hữu Thỉnh dùng còn gợi ra trong thời điểm
giao mùa , đám mây như kéo dài ra , nhẹ trôi như tấm lụa mềm treo lơ lửng giữa bầu trời xanh
, cao rộng . Đám mây mùa thu nhưng vẫn cịn sót lại những tia nắng ấm mùa hạ , chúng như
cây cầu nối đặc biệt để nối liền những ngày cuối hạ và đầu thu . Hơn thế nữa , hình ảnh “ đám
mây ” còn mang nghĩa thế sự. Gợi sự giao thời của đời sông khi đất nước đang chuyển giao từ
chiến tranh sang hồ bình. Khoảng khắc giao mùa đã được nhà thơ tái hiện lại rất tinh tế ,
sống động bằng những câu thơ giàu giá trị tạo hình. Và ẩn sau khoảnh khắc đó cịn là hình
ảnh của đời sống Sang Thu với biết bao biến chuyển.
Từ say sưa cảm nhận nhhững biến chuyển nhẹ nhàng của không gian lúc sang thu , cái nhìn
của nhà thơ như lắng lại cùng sự trải nghiệm , nghĩ suy về cuộc đời :
“ Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ



Trên hàng cây đứng tuổi ”.
Nghệ thuật đối qua hình ảnh “vẫn còn” với “vơi dần” và “ nắng ” với “ mưa ” vốn là những
hiện tượng tự nhiên của mùa hạ , vận hành theo quy luật và có thể dự báo . Chính vì thế , tác
giả đã mượn những hiện tượng thiên nhiên quen thuộc, dễ nắm bắt để cụ thể hoá thành khắc
giao mùa . Những từ ngữ chỉ mực độ , ước lượng : “ vẫn còn ”, “ bao nhiêu ”, “ vơi ”, “ bớt ”
được sắp theo trình tự giảm dần, cho thấy dấu hiệu mùa hạ đang nhạt dần và những dấu hiệu
của mùa thu ngày một đậm nét hơn. Qua đó , tác giả làm hiện hình bước chân của mùa thu
giữa đất trời. Đối diện với mùa thu của đất trời, trong lòng nhà thơ đã dào dạt bao suy ngẫm
về đời người lúc chớm thu qua những hình ảnh “sấm” và “ hàng cây ” đầy sứ gợi . Ngồi giá
trị tả thực , nó cịn mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc. “Sấm” là một hiện tượng dấu hiệu cho những
cơn mua rào mùa hạ hay cũng chính là hình ảnh ẩn dụ, ẩn dụ cho những biến động bất
thường, thử thách trong cuộc đời của mỗi con người. Còn “hàng cây đứng tuổi” là hàng cây
đã được gieo trồng từ hàng trăm , hàng chục năm trước , chúng ta phải mạnh mẽ trải qua rất
nhiều cơn bão giơng để cho đến giờ vẫn có thể đứng dừng sững. Hình ảnh đó cũng chính là để
chỉ những con nười đứng tuổi từng trải. Hình ảnh “sấm” đi liền với lối miêu tả “ bớt bất ngờ”
và “hàng cây đứng tuổi” tả thực tế một hiện tượng đó là sang thu, tiếng sấm như nhỏ dần, ko
còn đủ sức làm lay động những hàng cây đã qua bao mùa thay lá. Nó cịn là một ẩn dụ về
những người từng trải , giờ đến tuổi số chiều thì trở nên vững vàng hơn , ung dung hơn trước
nhưng đổi thay, biến động của cuộc đời. Giọng trầm xuống, câu thơ không đơn thuần chỉ là
giọng kể, là sự cảm nhận mà còn là sự suy nghĩ, sự chiêm nghiệm về đời người. Phải chăng
mùa thu, sang thu của đời người là sự kép lại của những ngyà tháng sôi nổi với những nông
nổi của tuổi trẻ và mở ra một trang mới, đó chính là sự chín chắn, điềm tĩnh, vững vàng hơn
của con người trước những bão giơng của cuộc đời.
Nghệ thuật nhân hố và ẩn dụ, cách chọn lọc từ ngữ khá tinh tế là những thành công của
Hữu Thỉnh để lại dấu ấn đẹp và sâu sắc trong “Sang Thu”. Thơ ngũ ngôn trong “Sang Thu”
thể hiện một cách cảm, cách nghĩ, cách diễn đạt mới mẻ, lắng đọng và hồn nhiên. “Sang Thu”
là một tiếng lóng trang trải, một lời gửi gắm của người lính được qua gian khổ về những trải
nghiệm đã qua của cuộc đời. Nó cịn là một lời báo hiệu mùa thu của qh, đất nước, một tiếng
thu nồng hậu, thiết tha .



Đề: Nói với con ( cội nguồn sinh dưỡng của con )
Bài làm
Tình cảm gia đình, tình yêu quê hương xứ sở ln là những tình cảm ngun sơ, thiêng
liêng nhất của mỗi con người chúng ta. Đã có rất nhiều thi phẩm hay viết về đề tài tình cảm
này. Mỗi tác giả đều có những cái nhìn, khám phá riêng. Góp một phần nhỏ bé nhưng cũng
khơng kém phần đặc sắc vào đề tài này đó là bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương. Là
một người con của dân tộc Tày, thơ của ông thể hiện hình ảnh chân thực và trong sáng, cách
tư duy giàu hình ảnh con người miền núi. Và bài thơ “Nói với con” được sáng tác vào năm
1980 khi đứa con đầu lịng của ơng vừa mới chào đời cũng đã thể hiện đc phong cách đó. Bài
thơ là tiếng lịng của người cha muốn nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của mình, về
những đức tính tốt đẹp của người dân nơi đây. Nổi bật nhất phải kể đến là những lời tâm tình
người cha muốn gửi con về cội nguồn sinh dưỡng của con là gđ là qh và con chính là sự kết
tinh của tình u thương ấy ở khổ thơ thứ nhất.
Mở đầu bài thơ, tgiả đã cho ta thấy cội nguồn sinh dưỡng mà con cần nhớ đến đầu tiên
chính là tình cảm gia đình, cái nơi êm của cuộc đời con. Từ đó, đưa con lớn lên, trưởng thành
với những nét đẹp tâm hồn:
“ Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười ”
Qua 4 câu thơ đầu, tác giả đã phác hoạ lên trước mắt chúng ta một bức tranh về gia đình đầm
ấm, yên vui tràn ngập tiếng nói tiếng cười của trẻ thơ. Qua đó ta thấy được rằng hạnh phúc
khơng chỉ đến từ những điều lớn lao mà nó cịn đến từ những điều bình dị, đơn sơ, ấm áp. Với
cấu trúc đối xứng “chân trái” – “chân phải” , “một bước” – “hai bước’, “tiếng nói” – “tiếng
cười” đã gợi ra những bước chân chập chững tập đi đầu tiên của con luôn được cha mẹ nâng
đỡ, những tiếng bi bô tập nói đầu tiên của con ln được cha mẹ chờ mong, vui mừng đón
nhận. Âm thanh tươi vui, quấn qt, nhịp thơ 2/3 tạo ra khơng khí gia đình đầm ấm, yên vui,
quây quần bên nhau. Điệp ngữ “ bước tới” đã nhấn mạnh được bước chân của con đang bước
đến cha, bước đến mẹ là con đang bước đến cội nguồn yêu thương. Tình cảm cha mẹ - con cái

thiêng liêng là sợi dây vơ hình gắn kết gia đình bền chặt và nó chính là được hình thành từ
những giây phút bình dị, đáng yêu ấy. Từ đó tác giả muốn hướng đến một điều cao cả hơn đó
là con được sinh ra trong hạnh phúc, được lớn lên trong tình yêu thuơng, sự đùm bọc, che chở
của cha mẹ là con được sung sướng hơn rất nhiều người khác. Đó là cái nơi êm để ni dưỡng
tâm hồn và con người con trưởng thành khôn lớn. Tình cảm ruột thịt, tình yêu thương của cha,
của mẹ, công lao biển trời của cha mẹ con phải khắc cốt ghi tâm.


Con khơng chỉ lớn lên trong tình cảm gia đình đầm ấm mà còn trưởng thành trong cuộc
sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng, trong tình yêu thương của người đồng mình:
“ Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát ”
Trước hết, cách gọi “Người đồng mình” là để chỉ những người trong một cộng đồng, cùng
chung một tiếng nói, một lối sống cùng sống chung bản làng, cùng sống chung một dịng suối,
dịng sơng. “ Người đồng mình ” là cách nói riêng đầy mộc mạc mang đậm chất miền núi của
người dân tộc quê hương Cao Bằng của tác giả. Tác giả sử dụng tính từ “ Yêu lắm ” để bày tỏ
rằng người đồng mình rất đáng yêu, dễ thương, dễ mến. Họ yêu cuộc sống, vui tươi, bình dị,
lạc quan, yêu đời, yêu bản làng, yêu cả tấm lịng tình nghĩa của những con người nơi đây. Một
loạt các động từ “đan”, “cài”, “ken” vừa dùng để chỉ những hành động mưu sinh, vừa gợi cho
người đọc thấy sự gắn bó chân thành, gắn bó sum vầy, đồn kết, sẻ chia, yêu thương nhau của
người đồng bào miền núi trong lao động và trong cuộc sống hàng ngày. Với ngôn từ đậm màu
sắc địa phương, tác giả đã vẽ ra khơng khí lao động vui vẻ. Lời thơ không chỉ gợi công việc
lao động cần cù tỉ mỉ của dân tộc mình mà cịn như một dịp để tự hào về đôi bàn tay tài hoa ,
tâm hồn trong sáng lạc quan yêu đời. Dưới đôi bàn tay khéo léo của họ các vật liệu tre, nứa
tưởng chừng như bình thường đã được đan kết thành những vật dụng đánh bắt cá như những
chiếc nan hoa rất đẹp mắt. Cái dụng cụ ấy vừa là phương tiện lao động thân thuộc phục vụ đời
sống, vừa là một sáng tạo mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền. Qua lời thơ ngọt ngào của Y
Phương, dường như cuộc sống ấy cũng có cái thú vị, nên thơ đầy tình người chia sẻ. Nó đã tự
nhiên từ bao đời, nâng đỡ cho những đứa con trưởng thành, khôn lớn. Nếu như cái “lờ”, vật

dụng đánh bắt cá bình dị đã góp phần ni lớn con trưởng thành thì “vách nhà” và “câu hát”
cũng là hình ảnh, âm điệu thân thương, gắn bó, che chở con người, giúp q trình sinh dưỡng,
trưởng thành của con người thêm vững vàng, bền bỉ. Như ta đã biết, “ vách nhà ” của người
miền núi thường được làm từ những tấm ván gỗ đặt sát nhau hoặc đc đan bằng nan tre nứa.
Đó là những vật liệu vô cùng quen thuộc, gần gũi. Nhưng đâu chỉ vậy, “ vách nhà ” che nắng,
che mưa còn được đan kết bằng chất liệu đặc trưng là “ câu hát ”, được tạo ra từ những âm
thanh ngọt ngào trong đời sống, những câu hát lượn, hát then mang đậm bản sắc văn hóa của
đồng bào dân tộc Tày. Hình ảnh so sánh được dùng để chỉ nhung hành
Song song với đó, núi rừng quê hương thơ mộng, nghĩa tình của “người đồng mình” cũng
góp phần hun đúc cho con người con tinh thần, tình yêu thương để trưởng thành, khôn lớn:
“ Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lịng”
Con khơng chỉ lớn lên trong tình u thương của gia đình mà con cịn lớn lên trong cái nghĩa
tình của “người đồng mình”, trong thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng của núi rừng quê hương.
Rừng không chỉ cho gỗ, cho măng tre mà còn cho cả “ hoa ”. “ Hoa ” là sản phẩn của thiên
nhiên, là sự kết hợp những gì tinh túy nhất, đẹp đẽ nhất, lãng mạn nhất của trời và đất mà
rừng núi quê hương đã ban tặng cho con người nơi đây. Còn “ con đường ” là sợi dây liên kết
gắn bó chặt chẽ của những “ người đồng mình ”. Con đường này không chỉ là con đường chỉ
ra sơng, ra suối mà đó cịn là con đường tình nghĩa. Những “ con đường ” ấy được tạo nên bởi
những “ tấm lịng ” nhân hậu, bao dung. Đó là con đường tình nghĩa, gắn kết những “ người
đồng mình ” với nhau. Từ những nẻo đường tình nghĩa đó, con có thể đi tới mọi miền của đất
nước, đi tới những chân trời mơ ước:


“ Gập ghềnh xuống biển lên non
Con đường tình nghĩa ai cịn nhớ chăng ”
Với phép tu từ nhân hóa “rừng cho hoa”, “ con đường cho…” kết hợp với điệp từ “cho”, ta
thấy quê hương nghĩa tình đã cho con những gì đẹp đẽ nhất, đã hun đúc lên một tâm hồn đẹp
trong con. Qua những câu thơ trên, ta hiểu được người cha muốn nói với con rằng: q hương
chính là nơi ni lớn tuổi thơ ta, nơi chắp cánh cho ta những ước mơ hoài bão để ta vươn tới

những chân trời cao rộng:
“ Quê hương là gì hở mẹ
Mà cơ giáo dạy phải u
Q hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều ”
Quê hương là những gì bình dị nhất. Đó cũng chính là cội nguồn của yêu thương, cội nguồn
sâu xa của tình yêu Tổ quốc:
“ Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người ”
Sau khi nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của con là gia đình và quê hương, thì người cha
nhắc cho con về ngày cưới của cha mẹ:
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời
Người cha muốn nói về sự ra đời của đứa con u thương, đó chính là kết tinh yêu thương của
hai tấm lòng, hai trái tim cùng chung nhịp đập. Trong kí ức của cha thì ngày đẹp nhất, ý nghĩa
nhất trên đời, đó là “ ngày cưới ”, ngày kết nối hai tấm lòng yêu thương. Nói về những kí ức
vui vẻ, người cha như muốn nói với con mình về mái nhà hạnh phúc của mình, bởi đứa con
được sinh ra trong tình yêu thương, sự gắn kết của cha mẹ. Đó là điểm xuất phát của tình u
gia đình. Cha nói với con những điều đó là muốn nhắn gửi với con rằng tình cảm gia đình là
tình cảm thiêng liêng, đáng trân trọng. Con hãy luôn tự hào bởi con được sống trọn vẹn trong
tình yêu thương ấy.
Bằng nghệ thuật đặc sắc với ngơn từ và những hình ảnh đậm chất miền núi, cách nói mộc
mạc, chân thành và có sự đan xen trong mạch thơ, Y Phương đã cho chúng ta thấy được sức
mạnh của tình cảm gia đình. Gia đình là nền tảng của những thứ tình cảm khác. Gia đình và
q hương là cái nơi êm che chở, ni dưỡng tâm hồn mỗi con người. Và từ đó khơi gợi trong
ta mối tình thắm thiết giữa con người và quê hương, dạy cho ta biết cách yêu quê hương yêu
gia đình, biết nỗ lực phấn đấu để mang về niềm tự hào cho quê hương, Tổ quốc và cho dù có
bay cao bay xa đến đâu thì cội nguồn, ốc gác của mình vẫn là quê hương, gia đình.
Đề: Nói với con khổ 2 ( những đức tính tốt đẹp của người đồng mình ).
Bài Làm

Tình cảm gia đình, tình u q hương xứ sở ln là những tình cảm nguyên sơ, thiêng
liêng nhất của mỗi con người chúng ta. Đã có rất nhiều thi phẩm hay viết về đề tài tình cảm
này. Mỗi tác giả đều có những cái nhìn, khám phá riêng. Góp một phần nhỏ bé nhưng cũng
không kém phần đặc sắc vào đề tài này đó là bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương. Là


một người con của dân tộc Tày, thơ của ông thể hiện hình ảnh chân thực và trong sáng, cách
tư duy giàu hình ảnh con người miền núi. Và bài thơ “Nói với con” được sáng tác vào năm
1980 khi đứa con đầu lịng của ơng vừa mới chào đời cũng đã thể hiện đc phong cách đó. Bài
thơ là tiếng lịng của người cha muốn nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của mình, về
những đức tính tốt đẹp của người dân nơi đây. Nổi bật nhất phải kể đến là những đức tính tốt
đẹp của người đồng mình mà người cha muốn đứa con của mình tiếp nối, điều đó thể hiện rõ
qua khổ thơ thứ 2 của bài.
Nếu như ở khổ 1 người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của con đó là gia đình và
quê hương thì ở khổ 2 người cha nói với con về những đức tính cao q của “người đồng
mình”:
“ Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa ni chí lớn ”
Khi con cịn thơ, q hương đã có mặt, quê hương như người cha, người mẹ của con, là cội
nguồn sinh dưỡng. Đến lúc trưởng thành, quê hương lại là chỗ dựa tinh thần để con bước
những bước đi vững vàng. Và người cha muốn con luôn nhớ về quê hương, tự hào về những
đức tính cao q của “người đồng mình” để tiếp nối, phát huy. Cách gọi“ Người đồng mình ”
là để chỉ những người trong một cộng đồng, cùng chung một tiếng nói, một lối sống cùng
sống chung bản làng, cùng sống chung một dịng suối, dịng sơng. “ Người đồng mình ” là
cách nói riêng đầy mộc mạc mang đậm chất miền núi của người đồng bào dân tộc Tày. Nếu
như ở khổ 1tác giả nói người đồng mình “u lắm” thì ở khổ 2 tác giả lại nói người đồng
mình “thương lắm”. “Thương lắm” có nghĩa là người đồng mình rất dễ thương dễ mến, thật
thà, chân chất nhưng cũng rất đáng thương. Bởi sau từ “ thương ” là bao nỗi vất vả, gian khó
cuộc đời. Nhưng những gian truân, thử thách càng tu rèn thêm ý chí và nghị lực của con

người nơi đây. Hai câu thơ “ cao đo nỗi buồn ” - “ xa ni chí lớn ” là cách nói đặc trưng của
người miền núi. Từ ngữ ít mà ý nghĩa phong phú. Đây là những hình ảnh vừa cụ thể, vừa
mang tính tượng trưng. Lấy sự từng trải “ nỗi buồn ” để đo chiều cao. Lấy chí lớn để đánh giá
độ xa. Giá trị của con người được đo bằng tầm cao mà người đó đang vươn tới. Người đồng
mình vất vả chồng chất cao như núi nhưng thử thách càng lớn thì ý chí của con người càng
mạnh mẽ. Họ đã chiến thắng nỗi buồn. Ni chí lớn, ươm mầm những khát vọng. Đó chính là
bản lĩnh, nghị lực của những người con dân tộc Tày nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói
chung.
Đức tính tốt đẹp tiếp theo của “ người đồng mình ” mà người cha nhắc đến đó chính là
khơng than phiền, chê bai q hương, nơi chơn rau cắt rốn của mình. Ln tự hào về nơi đã
sinh ra và ni lớn mình, biết vượt qua mọi khó khăn để trưởng thành:
“ Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung khơng chê thung nghèo đói
Sống như sơng như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc ”


Điệp ngữ “ không chê - không lo ” đã nhấn mạnh thái độ sống biết chịu đựng, không than thở,
không kêu ca, sống chung thuỷ, không được phản bội q nghèo. Bởi đó là nơi ni dưỡng
tuổi thơ ta, nơi chắp cánh cho ta những ước mơ hoài bão. Dù “ trên đá gập ghềnh ” hay “
trong thung nghèo đói ” thì tình người vẫn ln nồng ấm. Dù ở đâu cũng ln cảm nhận được
vì niềm vui đó xuất phát từ bên trong tâm hồn. Cha muốn dạy con bài học làm người. Đó là
con phải biết chấp nhận vượt qua gian nan, cực nhọc:
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Khơng lo cực nhọc ”
Hình ảnh dịng sơng chảy xiết qua bao vực sâu, vượt qua bao ghềnh thác để vươn ra biển lớn
cũng giống như con người trên hành trình chinh phục thành cơng. Trên đường đời, con người

phải biết chấp nhận, vượt qua những trở ngại, khơng nhụt chí thì sẽ trưởng thành. Điệp từ “
sống ” được lặp lại ba lần như nhiều âm thanh dõng dạc và đằm thắm mà người cha muốn gửi
tới con. Con phải sống nghĩa tình với quê hương, mạnh mẽ trước những khó khăn của cuộc
đời, giống như người đồng mình ln tự chủ trong cuộc sống, giàu bản lĩnh, đầy niềm tin.
Người đồng mình là những con người chân quê, mộc mạc, giản dị với những áo chồng
khăn phiêu nhưng hồn tồn khơng nhỏ về tâm hồn, ý chí:
“ Người đồng mình thơ sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao q hương
Cịn q hương thì làm phong tục”
Với nghệ thuật tương phản, tác giả muốn nói lên hai mặt của hình thức bên ngồi và giá trị
bên trong. Bề ngồi tuy thơ sơ da thịt, mộc mạc, chân chất. Có thể hình dáng nhỏ bé, khơng
biết nói khéo, khơng biết nói hay nhưng tâm hồn mộc mạc ấy lại chứa đựng sức sống mạnh
mẽ, ý chí và nghị lực phi thường. Họ luôn sáng tạo để xây dựng, để “ kê cao quê hương ”
khiến bản làng , thơn xóm ngày càng phát triển. Sự đóng góp đó cịn vất vả như việc đục đá
nhưng họ tự nguyện làm tất cả cho bản làng. Và để đáp lại những đóng góp đầy tự nguyện đó
thì q hương, cuộc sống ng đồng mình ln tạo ra những cái đẹp đầy nhân văn qua những
phong tục, tập quán tốt đẹp. Chính những con người ấy bằng sự cần cù lao động, nhẫn nại đã
giúp quê hương ngày một khởi sắc. Lời cuối cùng người cha muốn nói với con bằng giọng
thiết tha, trìu mến và đó cũng là mệnh lệnh của trái tim:
“ Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con ”
Người cha muốn nhắn gửi với con khi lên đường tức là bước vào đời, bước vào cuộc sống, con
phải luôn kiêu hãnh, tự tin, ngẩng cao đầu. Phải chứng tỏ được mình xứng đáng với những
truyền thống của ng đồng mình. Đó là niềm tin mà cha gửi gắm vào con với tất cả yêu thương.
Người cha mong rằng con sẽ luôn tự hào và phát huy được truyền thống tốt đẹp của buôn làng,
quê hương. Dù là con sinh ra, lớn lên trong một vùng quê nghèo, cuộc sống khó khăn, lam lũ
nhưng “ chẳng mấy ai nhỏ bé ” chùn bước trước những khó khăn đó. Con người phải “ không



bao giờ nhỏ bé ” nghĩa là trong bất kì hồn cảnh nào, giây phút nào cũng khơng được để cho sự
hèn kém lấn chiếm làm giảm giá trị của người đồng mình, phải ln tự tin, vững bước.
Bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, lối nói miền núi mộc mạc, cách ví von
sinh động, giọng điệu thiết tha trìu mến, nhịp điệu lúc nhanh lúc chậm đầy khát vọng làm
người, đoạn thơ ca ngợi những đức tính tốt đẹp của người đồng mình, cha mong con sống có
tình nghĩa với q hương, phải giữ đạo lí “ uống nước nhớ nguồn ” của cha ông từ bao đời để
lại. Hơn nữa, con phải biết chấp nhận gian khó và vươn lên bằng ý chí của mình.
Đề: Vẻ đẹp của ba cô thanh niên xung phong trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa
xôi” của Lê Minh Khuê.
Bài làm
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai
Đó là tinh thần trục sơi của tồn dân Việt Nam trong thời đại chống Mĩ. Là hình ảnh của
những anh bộ đội, nhữn người lính lái xe, những cô gái thanh thiên xung phong trên tuyến đường
Trường Sơn huyền thoại. Viết về những con người đáng khâm phục, tự hào này, Lê Minh Khuê,
cây bút nữ chuyên về truyện ngắn của nền văn học VN đã thành công trong truyện ngắn “Những
ngôi sao xa xôi”. Truyện được sáng tác vào năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân
tộc đang diễn ra ác liệt. Qua tác phẩm, tgiả đã đem đếm cho người đọc những cảm xúc mới mẻ
về hình ảnh những cơ gái thanh niên xung phong, là tiêu biểu về thế hệ trẻ VN trong thời kì
chống Mĩ. Họ vừa mang vẻ đẹp của những cô gái mười tám, đôi mươi hồn nhiên giàu mơ mộng,
lại vừa mang trong mình vẻ đẹp người lính giữa chiến trường gan dạ, dũng cảm không sợ hi
sinh , họ có lịng u nước nồng nàn và tình đồng đội , đồng chí gắn kết bền chặt , keo sơn. Đó là
vẻ đẹp của ba cơ gái trong bài.
Mở đầu truyện ngắn, nhà văn Lê Minh Khuê đã giới thiệu với chúng ta về điều kiện sống của
ba cô gái trong tổ trinh sát mặt đường. Họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, giữa một
vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung nhiều bom đạn nhất, sự nguy hiểm
và ác liệt mà từng ngày từng giờ họ phải đối mặt. Nơi đó đã có biết bao thương tích vì bom đạn
của giặc: “Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường khơng có lá xanh.

Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một
vài cái thùng xăng hoặc thành ơ tơ méo mó, han gỉ nằm trong đất”. Đó là hiện thực đầy mùi
chiến tranh, khơng có màu xanh của sự sống, chỉ thấy thần chết ln rình rập. Cơng việc của họ
vơ cùng nguy hiểm, luôn phải đối mặt với tử thần: “Việc của chúng tơi là ngồi đây. Khi có bom
nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”.
Đó hàng loạt là những cơng việc nặng nhọc, địi hỏi sức mạnh cơ giới. Hơn cả nặng nhọc, đó là
nhiệm vụ hiểm nghèo. Họ “bị bom vùi luôn”, họ “chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày
chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn
trong ruột những quả bom”. Chạy trên cao điểm nơi giặc tập trung ném bom nghĩa là chạy dưới
mưa bom bão đạn, cái chết ln rình rập, bủa vây từ ba bề bốn bên. Nhiệm vụ của họ thật quan
trọng nhưng cũng đầy gian khổ, hi sinh, phải mạo hiểm với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh,
địi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh hết sức. Qua đó ta thấy được hồn cảnh sống và chiến đấu của
họ vô cùng gian khổ, khốc liệt, hiểm nguy.
Chung về hoàn cảnh xuất thân, cả Phương Định, Nho và chị Thao đều là những cô gái Hà Nội
rời thành phố thân yêu để đến với chiến trường nhiều gian khổ hy sinh. Họ đều thuộc thế hệ
những cô gái thanh niên xung phong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Họ tuy có tuổi đời cịn rất
trẻ nhưng lại có lịng u nước sâu sắc, lí tưởng sống cao đẹp. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ


quốc “nước còn giặc còn đi đánh giặc”, “Chiến trường giục giã bước hành quân”, họ rời xa gia
đình, xa mái trường, họ sẵn sàng xếp bút nghiên lại, tình nguyện vào chiến trường lửa đạn để
cống hiến sức trẻ, tuổi thanh xuân cho sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Họ
mang trong mình tinh thần thời đại của lớp lớp thế hệ thanh niên xung phong trên tuyến đường
Trường Sơn huyền thoại ngày ngày ấy. Họ mang theo niềm tin và ý chí chiến đấu bất khuất
“Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Lòng yêu nước của họ, ý thức cống hiến của họ thật đáng
trân trọng và ngưỡng mộ biết bao.
Mặc dù cả ba cô gái Phương Định, Nho và chị Thao là những cô gái còn rất trẻ họ hồn
nhiên trong sáng nhưng khi đã vào chiến trường họ là những cô gái quả cảm, gan dạ, bản lĩnh
kiên cường. Họ nói đến cơng việc phá bom, một công việc nguy hiểm vô cùng, nhưng lại với
giọng điệu bình thản: “Quen rồi. Một ngày chúng tơi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần”.

Công việc nguy hiểm, hằng ngày phải đối mặt với tử thần là thế nhưng họ không hề nao núng, sợ
hãi, họ ln có cảm giác nhẹ nhàng và nghĩ về 1 cái chết mờ nhạt. Khi phá bom, bước tới những
quả bom chưa nổ, họ không đi khom mà cứ đường hoàng, thẳng lưng bước tới. Đối mặt với cái
chết, các cơ khơng hề run sợ mà bình tĩnh moi đất, đặt dây, châm lửa, tính tốn sao cho chính
xác. Những lúc căng thẳng nhất, chị Thao vẫn có thể móc cái bánh bích quy trong túi ra nhai.
Phương Định bị thương vẫn nhất định không vào viện quân y mà ở lại để chiến đấu cùng đồng
đội, Nho một mình phá 2 quả bom trên đồi, bị thương vẫn khơng tỏ vẻ đau đớn mà cịn lạc quan
động viên đồng đội của mình “khơng chết đâu…”. Sự dũng cảm, kiên cường của ba cô gái
TNXP ấy khiến ta nhớ đến hình ảnh những cơ gái mở đường trong bài hát “Cô gái mở đường”
của nhạc sĩ Xuân Giao:
“Cơ gái miền q ra đi cứu nước
Mái tóc xanh xanh tuổi trăng tròn
Bàn tay em phá đá mở đường
Gian khó phải lùi nhường em tiến bước
Cả ba cơ gái đều có tinh thần trách nhiệm cao với cơng việc, bất chấp mọi hiểm nguy gian
khó, bất kể là vào thời gian nào các cô luôn sẵn sàng trong việc ra trận. Có lệnh là lên đường. Đã
lên đường là họ ln hồn thành xuất sắc nhiệm vụ và ln trong tâm thế “Sẵn sàng chiến đấu,
sẵn sàng hi sinh” – “Nhiệm vụ nào cũng hồn thành, khó khăn nào cũng vượt qua”. Họ làm việc
một cách tự nguyện, luôn nhận khó khăn, nguy hiểm về mình: “Tơi một quả bom trên đồi. Nho
hai quả dưới lòng đường. Chị Thao một quả dưới cái chân hầm ba – ri – e cũ”. Đối mặt với hiểm
nguy, các cô cũng nghĩ đến cái chết nhưng là “một cái chết mờ nhạt khơng cụ thể” quan trọng là
“liệu mìn có nổ, bom có nổ khơng?”. Họ ý thức được trọng trách của mình, họ ln trăn trở, lo
lắng liệu bom có nổ khơng, nếu khơng nổ thì làm thế nào để châm mìn lần 2. Họ ln thơi thúc
bản thân sao mình làm chậm quá, phải nhanh lên chứ. Bom đạn tàn bạo của kẻ thù đã làm các cô
gái bị thương, có thể khiến trái tim tươi trẻ của các cơ gái ngừng đập nhưng tình yêu đất nước
với trái tim quả cảm ngời sáng của các cơ gái thì khơng một sức mạnh tàn bọ nào của kẻ thù có
thể khuất phục được. Ba cô gái trẻ cùng với những đồng đội của mình đã khắc sâu vào đại ngàn
Trường Sơn bài ca lớn của chủ nghĩa anh hùng CM về một lòng dũng cảm, tinh thần trách nhiệm
cao với công viẹc, luôn đặt công việc lên trên cả sinh mạng của mình để hậu thế hơm nay mãi
trân trọng, khâm phục, ngưỡng mộ, ngợi ca. : Từ hình ảnh bất khuất của của ba cô gái thanh niên

xung phong, ta lại nhớ đến hình ảnh của mười cơ gái Ngã Ba Đồng Lộc trên tuyến đường
Trường Sơn huyền thoại. Họ là những cơ giao liên cũng cịn rất trẻ và tuổi trẻ của họ đã để lại ở
nơi ấy:
Họ đã sống và chết



×