PHÂN I
LÝ LUẬN GIÁO DỤC THỂ CHẤT
TS. NGUYỄN TRÍ LỤC
ĐT: 0966005558
Bài 3
CÁC NGUYÊN TẮC VỀ PHƯƠNG PHÁP
TẬP LUYỆN TDTT
I. Nguyên tắc tự giác tích cực.
Nguyên tắc tự giác tích cực phản ánh quy luật tâm lý hoạt động.
Hiệu quả của quá trình tập luyện TDTT phụ thuộc rất nhiều vào tinh
thần thái độ bản thân người tập việc hiểu được bản chất các nhiệm
vụ cũng như tích cực thực hiện chúng sẽ rút ngắn thời gian thực
hiện bài tập, tạo điều kiện sử dụng sáng tạo kiến thức, kỹ năng, kỹ
xảo vào cuộc sống.
- Tiền đề để xây dựng tính tự giác tích cực là gì?
+ Động cơ hay là nhu cầu của con người….
- Nguồn gốc để xây dựng tính tự giác tích cực là gì?
+ Động cơ, hứng thú, lý tưởng
II. Nguyên tắc trực quan
Đây là nguyên tắc quan trọng trong giáo dục thể chất, bởi vì
hoạt động của người tập về cơ bản là mang tính chất thực hành và
một trong những nhiệm vụ chun mơn của mình là phát triển
tồn diện các cơ quan cảm giác.
Tính trực quan trong dạy học và giáo dục thể chất biểu hiện ở
việc sử dụng rộng rãi các cảm giác, các cơ quan cảm thụ nhờ đó
có thể tiếp xúc trực tiếp nhiều mặt với hiện thực xung quanh.
Cơ sở triết học người ta đã nhận ra rằng con người có thể
nhận thức được thông qua các giác quan.
Nội dung nguyên tắc trực quan là quy luật của quá trình nhận
thức: "Từ trực quan sinh động tới tư duy trừu tượng, từ tư duy
trừu tượng tới thực tiễn".
III. Nguyên tắc thích hợp
Trong tập luyện TDTT nguyên tắc này đặc biệt quan trọng.
Về bản chất, nó thể hiện yêu cầu xây dựng quá trình tập luyện
TDTT phù hợp (thích hợp) với khả năng của người tập, đồng thời
có tính đến đặc điểm của cá nhân người tập về lứa tuổi, giới tính,
trình độ tập luyện, trạng thái sức khoẻ và cả những khác biệt cá
nhân về năng lực thể chất và tinh thần.
IV. Nguyên tắc hệ thống
Nguyên tắc này có liên quan đến tính thường xuyên trong tập
luyện và hệ thống luân phiên lượng vận động với nghỉ ngơi, cũng
như tính tuần tự trong tập luyện và mối liên hệ lẫn nhau giữa các
mặt khác nhau trong nội dung tập luyện. Đây là một nguyên tắc
cơ bản trong quá trình tập luyện TDTT vì kiến thức về kỹ thuật
phải được sắp xếp theo một trật tự lôgic.
+ Nội dung thể hiện trong các mặt sau:
- Tính thường xuyên trong tập luyện
- Hệ thống luận phiên lượng vận động và nghỉ ngơi
- Tính tuần tự trong tập luyện
- Mối liên hệ các mặt trong nội dung tập luyện
V. Nguyên tắc tăng tiến
Nguyên tắc này thể hiện những xu hướng chung về các yêu
cầu đặt ra cho người tập trong quá trình giáo dục thể chất, đề ra
các nhiệm vụ ngày càng khó ở việc tăng từ từ lượng vận động có
liên quan đến các nhiệm vụ đó.
Nội dung của nguyễn tắc thể hiện ở những yêu cầu sau đây:
+ Cần thường xuyên đổi mới nhiệm vụ vận động và tăng lượng
vận động.
+ Điều kiện để phức tạp hoá nhiệm vụ vận động
+Yêu cầu tăng lượng vận động