TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
MÔN GDCD THCS
1/Mối quan hệ giữa chương trình giáo dục phổ
thông, hướng dẫn thực hiện chuẩn KT, KN
và sách giáo khoa.
Câu hỏi :
Thầy/cô hiểu quan hệ giữa chương trình, hướng
dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng và sách
giáo khoa như thế nào?
*Mối quan hệ giữa chương trình, hướng dẫn thực hiện
chuẩn kiến thức, kĩ năng và sách giáo khoa.
Chương
trình
Chuẩn
KT,
KN
Hướng
dẫn thực
hiện
chuẩn
KTKN
Sách
giáo
khoa
2. Những nguyên tắc định hướng dạy học theo chuẩn
kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ
thông, thông qua các phương pháp và kỹ thuật dạy học
tích cực.
a/ Phải căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng
thái độ để xác định mục tiêu bài học.
Mục tiêu mỗi bài học thể hiện trong chuẩn là bắt
buộc, vấn đề là GV phải nghiên cứu kĩ và hiểu rõ các yêu
cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ của chuẩn để thực hiện.
- Khi thiết kế bài dạy, GV cần căn cứ vào Hướng dẫn
thực hiện chuẩn và so sánh, đối chiếu với sách giáo
khoa để xác định các kiến thức cơ bản, trọng tâm, các
kĩ năng và thái độ cần hình thành ở HS.
- Cần tránh các khuynh hướng sau :
+ Khuynh hướng ôm đồm, lệ thuộc vào sách giáo khoa.
+ Làm giảm nhẹ những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng,
thái độ.
+ Khuynh hướng đưa thêm nội dung kiến thức, kĩ năng
vào bài hoặc khai thác quá sâu nội dung bài, gây quá
tải đối với HS.
b/ Bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài
giảng nhằm đạt được các yêu cầu về kiến thức, kĩ
năng, định hướng thái độ.
c/ Khi thiết kế và thực hiện bài giảng, GV phải biết vận
dụng kết hợp một cách hợp lí, linh hoạt các phương pháp
và kĩ thuật dạy học tích cực để thiết kế thành các hoạt động
dạy học cụ thể.
d/ Cần chú trọng việc hình thành và rèn luyện các kĩ năng
cho HS.
Do đặc trưng của môn GDCD là môn học có tính
giáo dục cao và yêu cầu HS phải biết thực hiện các chuẩn
mực đã học trong cuộc sống, nên việc hình thành và rèn
luyện các kĩ năng là rất quan trọng.
e/ Tích cực sưu tầm, chế tạo và sử dụng hợp lí, có hiệu
quả các phương tiện, đồ dùng, thiết bị dạy học.
- Đồ dùng dạy học có thể do nhà trường cung cấp, nhưng
phần quan trọng là do GV sưu tầm, tự làm và hướng dẫn
HS làm.
- Cần tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết
kế và thực hiện giờ học
3. Tổ chức dạy học theo chuẩn KT, KN
Các bước thực hiện:
1. Sử dụng Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục
tiêu tiết dạy
2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo phục vụ
cho việc thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng.
3. Vận dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng và phương pháp,
KTDH tích cực để xây dựng các hoạt động lên lớp bài
học GDCD.
1. Yêu cầu đối với 1 giáo án chuẩn:
-Bám sát yêu cầu chuẩn: Tối thiểu về kiến thức,
kỹ năng, không quá tải và không quá lệ thuộc
vào SGK
-Thực hiện các hoạt động dạy học với các hình
thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù
hợp với đặc trưng bài học, đặc điểm và trình độ
học sinh, phù hợp với điều kiện cụ thể của lớp,
trường, địa phương.
HƯỚNG DẪN SOẠN GIÁO ÁN THEO
CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG
•
2. Cách xây dựng giáo án theo chuẩn KTKN:
•
- Nghiên cứu SGK và tài liệu để xác định chuẩn KTKN
•
- Căn cứ chuẩn KTKN để xác định rõ mục tiêu bài học
•
- Thiết kế các hoạt động dạy học (trong đó có lồng ghép
nội dung giáo dục) theo các phương pháp giảng dạy được
xác định.
•
- Khi thiết kế hoạt động chú trọng rèn luyện các kỹ năng,
năng lực hành động, vận dụng các kiến thức GDCD vào
thực tiễn cuộc sống đa dạng.)
•
- Thiết kế hướng dẫn HS trao đổi, trả lời các câu hỏi và bài
tập tình huống nhằm rèn luyện kỹ năng thực hành.
VÍ DỤ MINH HỌA
BÀI …
I- Xác định mục tiêu bài học theo chuẩn kiến thức kỹ
năng
1.1. Về kiến thức:
1. 2. Về kĩ năng:
a)
b)
1.3. Về thái độ:
II- Các giải pháp để đạt được mục tiêu
2.1. Nghiên cứu SGK và các tài liệu để xác định nội dung
chuẩn kiến thức, kĩ năng
2.2. Sử dụng các PPDH, kĩ thuật dạy học để thiết kế các
hoạt động lên lớp
a. Hướng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn KT…
Gợi ý phương pháp tiến hành: Động não, đàm thoại
Gợi ý cách thực hiện:
- GV lần lượt nêu các câu hỏi dẫn dắt cho HS động não suy
nghĩ và trả lời
-
GV nhận xét, giải thích và kết luận:
Gợi ý phương pháp tiến hành: Nêu vấn đề, đàm thoại
Gợi ý cách thực hiện:
-
GV nêu câu hỏi:
- GV nêu tiếp câu hỏi:
- Sau khi HS trả lời, GV kết luận: …
VÍ DỤ MINH HỌA
Chương trình giáo dục công dân 6
Bài 1
TỰ CHĂM SÓC RÈN LUYỆN THÂN THỂ
1. Sử dụng Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định
mục tiêu tiết dạy
a. Về kiến thức:
b. Về kĩ năng:
c. Về thái độ:
2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác
định kiến thức minh họa cho chuẩn kiến thức, kĩ năng
2.1. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để
xác định kiến thức minh họa cho chuẩn kiến thức
a. Thân thể, sức khỏe là tài sản quý nhất của mỗi người
nên cần phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
-
Tự chăm sóc sức khỏe là biết giữ vệ sinh cá nhân, ăn
uống điều độ, biết phòng bệnh,…
-
Tự rèn luyện thân thể là tập thể dục hàng ngày và hoạt
động thể thao đúng mức.
b. Ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (về
mặt thể chất và tinh thần).
-
Mặt thể chất: Giúp chúng ta có một cơ thể khoẻ mạnh,
cân đối, có sức chịu đựng dẻo dai,…
-Mặt tinh thần: Thấy sảng khoái, sống lạc quan, yêu đời.
c. Cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
-Những việc cần làm để chăm sóc, rèn luyện
thân thể của bản thân như: giữ gìn vệ sinh cá nhân,
ăn uống, sinh hoạt điều độ…
-Cách khắc phục những thiếu sót, những thói
quen có hại.
2.2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định
kĩ năng minh họa cho chuẩn kĩ năng
a. Biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện
thân thể của bản thân và của người khác.
b. Biết đưa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống để tự
chăm sóc, rèn luyện thân thể.
c. Biết đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và thực
hiện theo kế hoạch đó.
3. Vận dụng chuẩn KTKN và kĩ thuật dạy học tích cực để
xây dựng các hoạt động lên lớp bài học GDCD
a. Hướng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức:
-Thân thể, sức khỏe là tài sản quý nhất của mỗi người
nên cần phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
-Trước hết GV cần cho học sinh hiểu khái niệm “sức
khoẻ”.
-Giáo viên tổ chức cho HS hoạt động nhóm để rút ra vai
trò quan trọng của sức khoẻ con người thông qua câu
hỏi:
Trong cuộc sống hàng ngày, những hoạt động nào
cần phải có sức khỏe mới thực hiện được?
b. Hướng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức :
Cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và chuẩn kĩ năng
(biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện
thân thể, đưa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống,
đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và thực hiện
theo kế hoạch).
-
Giáo viên tổ chức cho học sinh sắm vai thể hiện các cách
tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
+ Nêu câu hỏi để học sinh tự khái quát cách tự chăm sóc
rèn luyện thân thể.
+ Nêu vấn đề: Cần làm gì để khắc phục một số thói quen
có hại cho sức khỏe?
+ Giáo viên nêu một số tình huống yêu cầu học sinh đưa ra
cách xử lí để tự chăm sóc rèn luyện thân thể.
c. Hướng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức:
Ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm câu hỏi:
Việc chăm sóc và rèn luyện thân thể đem lại những lợi
ích gì về mặt thể chất và tinh thần?
Chương trình giáo dục công dân 7
Bài 13
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC
CỦA TRẺ EM VIỆT NAM
1/Sử dụng Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định
mục tiêu tiết dạy
a. Về kiến thức:
b. Về kĩ năng:
c. Về thái độ:
2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định
kiến thức minh họa cho chuẩn kiến thức, kĩ năng.
2.1. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định
kiến thức minh họa cho chuẩn kiến thức.
a. Một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam.
b. Bổn phận của trẻ em trong gia đình, nhà trường và xã hội.
c. Trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc
chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2.2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định
kĩ năng minh họa cho chuẩn kĩ năng
a. Nhận biết được các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
b. Biết xử lí các tình huống cụ thể có liên quan đến quyền
và bổn phận của trẻ em.
c. Biết thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em, đồng
thời biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
GV tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm thảo luận câu hỏi:
Nhóm 1: Theo em, vì sao Thái có những hành vi vi phạm
pháp luật?
Nhóm 2: So với những bạn cùng lứa tuổi, lẽ ra Thái phải
được hưởng những điều gì?
Giáo viên:
-Giới thiệu điều 12, điều 13, điều 15, điều 16 Luật Bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004.
-
Phát phiếu thông tin về nội dung các điều luật chohọc
sinh đọc và tìm hiểu.
- Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em
Việt Nam được quy định như thế nào trong các điều luật
ấy?
+ Đối chiếu với những quyền được quy định ở điều 12,
điều 13, điều 15, điều 16 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em năm 2004, em thấy bản thân mình đã được đảm
bảo đủ các quền đó chưa ?
b. Hướng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức :
(Nêu được bổn phận của trẻ em, biết thực hiện tốt quyền và
bổn phận của trẻ em, đồng thời biết nhắc nhở bạn bè cùng
thực hiện).
-
Giáo viên nêu vấn đề yêu cầu học sinh suy nghĩ (động
não) để trả lời:
Theo em, những bạn có hoàn cảnh như Thái phải
làm gì để trở thành người tốt?
-
Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm thảo
luận câu hỏi:
Trẻ em có bổn phận gì đối với gia đình, nhà trường
và xã hội?
-Giáo viên giới thiệu điều 21 Luật Bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em năm 2004.
-
Giáo viên tổ chức cho học sinh sắm vai thể hiện tình
huống có nội dung nói về quyền và bổn phận của trẻ em
với gia đình, nhà trường, xã hội, yêu cầu các em đưa ra
cách xử lí.