Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Pháp luật về xóa án tích theo bộ luật hình sự 2015 và thực tiễn thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.08 KB, 52 trang )

lOMoARcPSD|22494228

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA LUẬT

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHÁP LUẬT VỀ XĨA ÁN TÍCH
THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 VÀ THỰC TIỄN
THỰC HIỆN

Ngành: LUẬT KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn:ThS. VŨ THANH DƯƠNG
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN HOÀNG LÊ DUY
MSSV:1911272371 Lớp: 19DLKB2

Tp. Hồ Chí Minh - 2022


lOMoARcPSD|22494228

LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn cô Vũ Thanh Dương đã nhiệt tình hướng dẫn để em có
thể hoàn thành bài báo cáo thực tập này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Sở tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng
phịng chị Hồng Thị Hương Lan và các anh chị tại phòng lý lịch tư pháp... đã tận tình
chỉ dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập. Nhờ vậy mà em đã học thêm được
nhiều kiến thức mới và có cái nhìn tường tận hơn về lý thuyết chuyên ngành cũng như
thực tế áp dụng. Trải nghiệm thực tế và tích lũy kinh nghiệm những điều tuyệt vời nhất


mà em có được tại Sở tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh
Trong q trình thực tập và làm bài báo cáo thực tập khó tránh khỏi sai sót, rất
mong mọi người thơng cảm và bỏ qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Nguyễn Hoàng Lê Duy


lOMoARcPSD|22494228

LỜI CAM ĐOAN
Tơi tên: Nguyễn Hồng Lê Duy ,

MSSV: 1911272371

Tơi xin cam đoan các số liệu, thông tin sử dụng trong bài Báo cáo thực tập tốt
nghiệp này được thu thập từ nguồn thực tế tại Đơn vị thực tập, trên các sách báo khoa
học chun ngành (có trích dẫn đầy đủ và theo đúng qui định);
Nội dung trong báo cáo này do kinh nghiệm của bản thân được rút ra từ quá trình
nghiên cứu và thực tế tại Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chi Minh KHÔNG SAO CHÉP từ
các nguồn tài liệu, báo cáo khác.
Nếu sai sót tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo qui định của nhà trường và
pháp luật.

Sinh viên

Nguyễn Hoàng Lê Duy



lOMoARcPSD|22494228

PHẦN I : NHẬT KÝ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ
THỰC TẬP
1. Nhật ký thực tập tốt nghiệp
1.1. Nhật ký thực tập
1.2. Nhận xét của đơn vị thực tập
1.3. Nhận xét của giảng viên hướng dẫn thực tập tốt nghiệp
2. Tổng quan về đơn vị thực tập
2.1. Giới thiệu chung về đơn vị thực tập
2.2. Vị trí cơng việc thực tập


lOMoARcPSD|22494228

PHẦN I: NHẬT KÝ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP VÀ TỔNG QUAN VỀ
ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1. Nhật ký thực tập tốt nghiệp
1.1. Nhật ký thực tập

KHOA LUẬT
NHẬT KÝ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1. Tên đề tài: Pháp luật về xóa án tích theo Bộ luật Hình sự 2015 và thực tiễn thực
hiện
2. Giảng viên hướng dẫn: ThS. Vũ Thanh Dương
3. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoàng Lê Duy
MSSV: 1911272371 . Lớp:19DLKB2
Tuần
lễ


1

Từ
ngày
Ghi
Nội dung
đến ngày
chú
22/8/2022 - - Gặp gỡ, giao lưu với lãnh đạo phòng, các anh chị
26/8/2022
chuyên viên.

- Làm quen với cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng
làm việc.
- Được phổ biến quy chế, nội quy của phòng.
- Bước đầu làm quen với công việc phân loại hồ sơ,
photo tài liệu.
29/8/2022 – - Thích nghi với mơi trường làm việc, tạo thái độ làm
31/9/2022
việc tích cực.

2

- Tìm hiểu Luật lý lịch tư pháp 2009.
- Hiểu rõ quy trình, cách thức làm việc của từng tổ
như: Tổ tiếp nhận hồ sơ, tổ Scan hồ sơ, tổ giải quyết
các vấn đề liên quan đến án tích...
- Photo tài liệu, phân loại hồ sơ.



lOMoARcPSD|22494228

Tuần
lễ

3

4

Từ
ngày
Nội dung
đến ngày
5/9/2022 – - Sắp xếp, phân loại hồ sơ theo ngày.
9/9/2022
- Đọc, tìm hiểu QĐ số 274/QĐ-STP-LLTP ngày

7/7/2020 của Giám đốc Sở Tư pháp Thành phố về
việc
ban hành Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu và cấp
Phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp Thành phố Hồ
Chí Minh
12/9/2022 – - Đọc, tìm hiểu hồ sơ có hay khơng có án tích.
16/9/2022
- Tìm hiểu Thơng tư liên tịch số 04/2012/TTLTBTPTANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10 tháng 5
năm 2012 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao,
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Cơng an và Bộ
Quốc phịng hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác
minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.
- Được chuyên viên hướng dẫn cách thức làm việc

nếu có cuộc gọi của người dân yêu cầu thời hạn trả
kết quả xác minh.
19/9/2022 – - Hỗ trợ thực hiện các công việc theo hướng dẫn của
23/9/2022
chuyên viên.

5

- Được hướng dẫn Scan hồ sơ để lưu trữ dữ liệu, các
thao tác chỉnh sửa để chuẩn bị cho khâu in hồ sơ.
- Được hướng dẫn cách thức in phiếu lý lịch tư pháp
số 1 và số 2.
- Hỗ trợ tìm các bản án, quyết định và các văn bản
đính kèm liên quan đến công việc lưu trữ thông tin.
26/9/2022 – - Nghiên cứu, phân loại các hồ sơ án.
30/9/2022
- In cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2.

6

- Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu cấp phiếu lý lịch và xác
minh lý lịch tư pháp của dân.
- Cùng chuyên viên hướng dẫn tiếp nhận hồ sơ yêu
cầu xác minh lý lịch tư pháp của người dân.
- Đưa hồ sơ xuống phòng văn thư.

Ghi
chú



lOMoARcPSD|22494228

Tuần
lễ

Từ
ngày
Ghi
Nội dung
đến ngày
chú
3/10/2022 – - Phân loại và Scan hồ sơ.
7/10/2022
- Làm các công việc theo hướng dẫn của anh chị

7

10/10/2022

14/10/2022
8

chuyên viên.
- In, cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2.
- Vận chuyển hồ sơ xuống phòng văn thư.
- Hỗ trợ các anh chị chuyên viên trong việc tra cứu
kết quả xác minh lý lịch tư pháp.
- Cùng chuyên viên hướng dẫn tiếp nhận hồ sơ yêu
cầu xác minh lý lịch tư pháp của người dân.
- Đưa hồ sơ xuống phòng văn thư.

- Hỗ trợ cập nhật danh sách hồ sơ lý lịch tư pháp có
số lưu trữ.

Cán bộ hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Hoàng Thị Hương Lan

TP. HCM, ngày … tháng … năm ….
Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Hoàng Lê Duy

Xác nhận của đơn vị thực tập


lOMoARcPSD|22494228

1.2. Nhận xét của đơn vị thực tập
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Hoàng Lê Duy Năm sinh : 03/8/1999
Thời gian thực tập : 08 tuần Từ 22/08/2022 đến 15/10/2022
1. Đơn vị thực tập - Bộ phận thực tập
Phòng lý lịch Tư pháp – Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh
2. Ý thức chấp hành nội quy, quy chế

Tốt 

Khá 

Bình thường 

Chưa

tốt



3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và hiệu quả công việc được giao
Tốt 

Khá 

Bình thường 

Chưa

tốt



4. Kết quả thực tập
............................................................................................................................
............................................................................................................................
5. Nhận xét chung
............................................................................................................................

............................................................................................................................
............................................................................................................................
Ngày ....... tháng ........ năm .........
Cán bộ hướng dẫn của cơ quan đến thực Thủ trưởng cơ quan
tập
(Ký tên và đóng dấu)
(Ký và ghi rõ họ tên)

Hoàng Thị Hương Lan


lOMoARcPSD|22494228

1.3. Nhận xét của giảng viên hướng dẫn thực tập tốt nghiệp

KHOA LUẬT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Hồng Lê Duy
MSSV :
1911272371
Khố :
2019-2023
2. Thời gian thực tập
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………
3. Nhận xét chung
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
4. Điểm Báo cáo thực tập
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………...
Giảng viên hướng dẫn

Downloaded by vu hi ()


lOMoARcPSD|22494228

2. Tổng quan về đơn vị thực tập
2.1. Giới thiệu chung về đơn vị thực tập
Sau khi miền Nam được hồn tồn giải phóng, tại Sài Gịn (Thành phố Hồ Chí
Minh ngày nay), Đồn Cán bộ Tịa án nhân dân Tối cao do đồng chí Nguyễn Thành
Vĩnh làm Trưởng đồn vào tiếp quản ngành Tư pháp, một tổ chuyên viên phụ trách
pháp chế được thành lập gồm ba người giúp việc cho Ủy ban Quân quản Sài Gòn Gia Định (tiền thân của Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh sau này). Thực hiện
Thông tư số 08-TT ngày 06 tháng 01 năm 1982 của Bộ Tư pháp hướng dẫn chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của các cơ quan thuộc hệ thống tư pháp, ngày

27 tháng 3 năm 1982, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 43/QĐUB thành lập Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh.
Sở Tư pháp có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và tài khoản ngân hàng
theo quy định Nhà nước.
Vị trí, chức năng: Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
Thành phố, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện quản
lý nhà nước trên địa bàn Thành phố về công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo
dõi thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; pháp chế; phổ
biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; hộ tịch; quốc tịch; chứng thực; nuôi con
nuôi; lý lịch tư pháp; bồi thường nhà nước; trợ giúp pháp lý; luật sư; tư vấn pháp luật;
công chứng; giám định tư pháp; bán đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; đăng ký
giao dịch bảo đảm; thừa phát lại; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực công tác tư pháp
theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Tư pháp.
Nhiệm vụ, quyền hạn:
Trình Ủy ban nhân dân Thành phố:
Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi thẩm quyền
ban hành của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố trong lĩnh vực tư
pháp;
Dự thảo chương trình, kế hoạch dài hạn, 05 năm, hàng năm và các đề án, dự
án, chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà

Downloaded by vu hi ()


lOMoARcPSD|22494228

nước, cải cách tư pháp, xây dựng, hoàn thiện văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền
quyết định của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố trong lĩnh vực tư
pháp phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố;
Dự thảo văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn chức danh đối với cấp

Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở Tư pháp; Trưởng, Phó Trưởng phịng Phịng Tư
pháp.
Trình chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố:
Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức, đơn vị
thuộc Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật;
Dự thảo quyết định, chỉ thị cá biệt thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân Thành phố về công tác tư pháp ở địa phương.
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch,
chương trình, đề án, dự án trong lĩnh vực tư pháp đã được cấp có thẩm quyền quyết
định, phê duyệt.
Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và tư vấn pháp luật; về theo
dõi thi hành pháp luật; công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
Cơng tác rà sốt, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.
Cơng tác kiểm sốt thủ tục hành chính.
Cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hịa giải ở cơ sở.
Cơng tác xây dựng phường, xã, thị trấn tiếp cận pháp luật.
Công tác quản lý nhà nước về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực và nuôi con nuôi.
Công tác bồi thường của nhà nước.
Công tác trợ giúp pháp lý.
Công tác quản lý nhà nước đối với tổ chức hành nghề luật sư và tư vấn pháp
luật.

Downloaded by vu hi ()


lOMoARcPSD|22494228

Công tác quản lý nhà nước về công chứng, giám định tư pháp, về bán đấu giá
tài sản, về trọng tài thương mại, đăng ký giao dịch bảo đảm, về thừa phát lại, về pháp
chế.

Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân Thành phố thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy
định của pháp luật.
Quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Cơng tác cải cách hành chính.
Quản lý tổ chức bộ máy, công chức, viên chức.
Giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thi hành
án dân sự, hành chính theo quy định của pháp luật và quy chế phối hợp công tác giữa
cơ quan tư pháp và cơ quan thi hành án dân sự địa phương do Bộ Tư pháp ban hành.
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tư pháp, pháp
luật đối với Phòng tư pháp cấp huyện, công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã, các tổ
chức cá nhân khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
Kiểm tra, thanh tra đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thi hành pháp
luật thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống
tham nhũng theo quy định của pháp luật hoặc theo sự phân cấp, ủy quyền của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
Công tác Lý lịch tư pháp:
Xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp trên địa
bàn Thành phố theo quy định pháp luật.
Tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin Lý lịch tư pháp do Tòa án, cơ quan Thi
hành án dân sự và các cơ quan, tổ chức có liên quan và Trung tâm Lý lịch tư pháp
quốc gia cung cấp; cung cấp Lý lịch tư pháp và thông tin bổ sung cho Trung tâm Lý
lịch tư pháp quốc gia; cung cấp thông tin Lý lịch tư pháp cho Sở Tư pháp khác.

Downloaded by vu hi ()


lOMoARcPSD|22494228

Lập Lý lịch tư pháp, cập nhật thông tin Lý lịch tư pháp bổ sung theo thẩm

quyền.
Cấp phiếu Lý lịch tư pháp theo thẩm quyền.
2.2. Vị trí cơng việc thực tập
Công việc mà em đã thực hiện tại Sở Tư pháp dựa trên kết quả hoạt động quản
lý nhà nước về lý lịch tư pháp của Phòng lý lịch tư pháp. Cụ thể:
Đối với việc tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp:
Phân loại, sắp xếp hồ sơ thành hồ sơ của từng cá nhân; mỗi hồ sơ có ký hiệu
riêng bảo đảm chính xác và thuận tiện cho việc tra cứu thông tin.
Vào sổ tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp từ các đơn vị khác gởi đến; vào sổ
tiếp nhận thông tin yêu cầu tra cứu lý lịch tư pháp.
Xử lý thông tin: Nhập hồ sơ lý lịch tư pháp gồm: Thông tin nhân thân, thơng
tin án tích, thơng tin quyết định đi kèm bản án, thông tin cấm đảm nhiệm chức vụ.
Đối với việc cấp phiếu Lý lịch tư pháp:
Sau khi thực hiện các thủ tục tiếp nhận hồ sơ của người có u cầu cấp phiếu
lý lịch tư pháp thì đơn vị sẽ tiến hành các bước như: xác minh hồ sơ có án tích hay
khơng, Scan hồ sơ, in cấp phiếu Lý lịch tư pháp số 1 và số 2.

Downloaded by vu hi ()


lOMoARcPSD|22494228

PHẦN II: ĐỀ TÀI THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHÁP LUẬT VỀ XĨA ÁN TÍCH THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ
2015 VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN

Downloaded by vu hi ()



lOMoARcPSD|22494228

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................1
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài .......................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................2
5. Kết cấu của đề tài ..............................................................................................2
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XĨA ÁN TÍCH THEO BỘ LUẬT HÌNH
SỰ 2015 ......................................................................................................................2
1.1 Tổng quan về án tích và xóa án tích ..............................................................3
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của án tích ............................................................3
1.1.2. Khái niệm và ý nghĩa của xóa án tích .......................................................4
1.2 Quy định của bộ luật hình sự 2015 về xóa án tích ........................................6
1.2.1. Điều kiện để được xóa án tích ...................................................................6
1.2.2. Thời hạn để được xóa án tích ..................................................................14
1.2.3. Thủ tục xóa án tích ..................................................................................15
KẾT LUẬN CHƯƠNG I ........................................................................................20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH
VỀ XĨA ÁN TÍCH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ...................................................21
2.1 Thực trạng thực hiện các quy định về xóa án tích. ....................................21
2.1.1 Ưu điểm các quy định về xóa án tích theo BLHS 2015 so với BLHS 1999
...........................................................................................................................21
2.1.2. Các hạn chế .............................................................................................24
2.2 Kiến nghị ........................................................................................................25
2.2.1 Cần hoàn thiện quy định pháp luật về xóa án tích ...................................25
2.2.2 Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật đồng
thời nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc

xóa án tích ..........................................................................................................30
KÊT LUẬN CHƯƠNG II.......................................................................................33
KẾT LUẬN ..............................................................................................................34
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................35

Downloaded by vu hi ()


lOMoARcPSD|22494228

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS
BLTTHS

:
:

Bộ luật hình sự
Bộ luật Tố tụng hình sự

LLTP
TANDTC

:
:

Lý lịch tư pháp
Tịa án nhân dân tối cao

TNHS

XHCN

:
:

Trách nhiệm hình sự
Xã hội chủ nghĩa

Downloaded by vu hi ()


lOMoARcPSD|22494228

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xóa án tích là chế định nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam. Mục đích cuối
cùng là nhằm xóa đi sự mặc cảm của người bị kết án, động viên họ trở về cuộc sống
lương thiện. Ngồi ra, xóa án tích cịn có tác dụng hỗ trợ cho cơng tác quản lý, giáo
dục người đang chấp hành hình phạt tin tưởng vào sự công bằng của xã hội đối với
họ.
Trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN việc nghiên cứu chế
định xóa án tích trong luật hình sự là rất cần thiết vì một số quy định về chế định xóa
án tích trong Bộ luật hình sự hiện hành, ở những mức độ khác nhau, bộc lộ những
hạn chế, thiếu sót nhất định hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu của việc xây dựng xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Xóa án tích là một chế định quan trọng của BLHS Việt Nam, chế thể hiện nội
dung các nguyên tắc cơ bản của Luật hình sự Việt Nam, như: Nguyên tắc dân chủ,
nguyên tắc nhân đạo của pháp luật xã hội chủ nghĩa, mà ở đó quyền con người và
quyền công dân được tôn trọng và bảo vệ. Việc nghiên cứu những quy định về xóa
án tích để từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả chế

định này trong thực tiễn áp dụng là cần thiết đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới,
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân với một nền pháp luật thực sự
đảm bảo sự dân chủ, cơng bằng và văn minh. Đó cũng chính là lý do tác giả quyết
định lựa chọn “Pháp luật về xóa án tích theo Bộ luật Hình sự 2015 và thực tiễn thực
hiện” làm đề tài nghiên cứu cho bài báo cáo thực tập của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và nội dung cơ bản cũng
như thực tiễn áp dụng chế định xóa án tích trong Bộ luật Hình sự 2015. Đồng thời chỉ
ra những bất cập tồn tại, vướng mắc khi áp dụng vào thực tiễn, cũng như đề xuất
những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chế định xóa án tích.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài

1

Downloaded by vu hi ()


lOMoARcPSD|22494228

Đối tượng nghiên cứu
Đề tài lấy các quan điểm khoa học, các quy định của Bộ luật Hình sự 2015 về
xóa án tích để nghiên cứu các vấn đề thuộc nội dung của đề tài.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu xoay quanh BLHS 2015, BLHS 1999, Luật lý lịch tư
pháp 2009 và các công văn hướng dẫn về quy định xóa án tích và lý lịch tư pháp.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài lấy phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác –
Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng về nhà nước, pháp
luật, về tội phạm, hình phạt, về quyền con người làm phương pháp luận nghiên cứu.

5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung
của luận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Lý luận chung về xóa án tích theo Bộ luật Hình sự 2015
Chương 2: Thực trạng trong việc thực hiện các quy định về xóa án tích và một số
kiến nghị.

2

Downloaded by vu hi ()


lOMoARcPSD|22494228

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XĨA ÁN TÍCH THEO BỘ LUẬT
HÌNH SỰ 2015
1.1 Tổng quan về án tích và xóa án tích
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của án tích
Án tích là một thuật ngữ khơng định nghĩa rõ trong quy định pháp luật, một số
quan điểm về khái niệm án tích từ các chuyên gia như sau :
Quan điểm thứ nhất: “Án tích là hậu quả pháp lý mà người phạm tội phải chịu
khi bị tòa án kết án, theo đó người này có thể trở thành đối tượng bị áp dụng tình tiết
tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm khi tái phạm tội mới”1
Quan điểm thứ hai: “Án tích là khoảng hời gian nhất định buộc người phạm
tội sau khi chấp hành xong bản án phải phấn đấu tu dưỡng để được xóa bỏ mặc cảm
của xã hội, xóa bỏ lai lịch rằng mình đã can án và trường hợp nếu họ phạm tội mới
thì khơng bị xem là tái phạm, tái phạm nguy hiểm”2
Quan điểm thứ ba: “Án tích là vết tích đã từng bị kết án của người phạm tội;
xuất hiện khi người đó đã chấp hành xong hình phạt và được xóa khi đáp ứng đủ các
điều kiện Bộ luật hình sự quy định hoặc tồn tại một khi người đã bị kết án dù đã chấp

hành xong hình phạt nhưng chưa đáp ứng được những điều kiện được quy định trong
Bộ luật hình sự và người đó cịn phải chịu tình tiết định khung tăng nặng hình phạt
nếu phạm tội trong thời gian mang vết tích đã từng bị kết án hoặc phải chịu trách
nhiệm hình sự về những hành vi vi phạm pháp luật mà theo quy định của Bộ luật hình
sự vết tích đã từng bị kết án là yếu tố điều kiện cấu thành tội phạm”3
Như vậy, xung quanh vấn đề khái niệm án tích, trong giới khoa học luật nói
chung đã tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, để định nghĩa được án tích

Xem: ThS. Phùng Văn Ngân, “Hỏi và trả lời về Luật hình sự Việt Nam”, Học viện Cảnh sát nhân
dân, NXB Lao động – xã hội, năm 2004, tr.95.
2
Xem: ThS. Phùng Văn Ngân, “Hỏi và trả lời về Luật hình sự Việt Nam”, Học viện Cảnh sát nhân
dân, NXB Lao động – xã hội, năm 2004, tr.95
3
Xem: Ths: Hồ Sĩ Sơn, “Án tích theo Bộ luật hình sự năm 1999”, tạp chí Nhà nước & pháp luật số
12/2001, tr.65
1

3

Downloaded by vu hi ()


lOMoARcPSD|22494228

một cách chính xác thì trong khái niệm án tích phải đưa ra được bản chất pháp lý,
điều kiện, nội dung cũng như giới hạn của bản án
Về bản chất pháp lý: Án tích là hậu quả pháp lý của việc phạm tội, là một trong
những sự thể hiện của trách nhiệm hình sự 4
Về điều kiện: Án tích xuất hiện khi có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật

của tòa án; người bị kết án bị áp dụng hình phạt. Với việc đáp ứng được đồng thời cả
hai điều kiện này thì quy định tại khoản 1 Điều 64 BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung
năm 2009 là khơng hợp lý vì khi người được miễn hình phạt là được xóa án tích ngay
cho nên thực tế án tích khơng xảy ra trong trường hợp này. Nên Bộ luật hình sự năm
2015 đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới ở khoản 1 Điều 70 Bộ luật hình sự năm
2015 đã quy định cụ thể, rõ ràng về điều kiện để được xóa án tích.
Giới hạn của án tích: Án tích chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ khi bản án
kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật cho đến khi được xóa bỏ.5
Từ những phân tích, nghiên cứu trên và tham khảo một số quan điểm khác
nhau về án tích, đồng thời trên cơ sở thực tiễn công tác áp dụng các quy phạm pháp
luật hình sự Việt Nam về xóa án tích, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về án tích như
sau: Án tích là hậu quả pháp lý của việc phạm tội mà người bị kết án phải chịu hình
phạt theo bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật, gánh chịu trong thời hạn nhất định
kể từ khi bản án đó có hiệu lực pháp luật cho đến khi hậu quả pháp lý đó được xóa
bỏ theo quy định của pháp luật.
1.1.2. Khái niệm và ý nghĩa của xóa án tích
Xóa án tích là một chế định quan trọng, thể hiện tính nhân văn và sự tôn trọng
quyền con người trong quy định Pháp luật. Xóa án tích nhằm góp phần giúp những
người phạm tội khơng bị mặc cảm trong q trình hịa nhập cộng đồng, xã hội.
Việc xác định một người đã được xóa án tích hay chưa có ý nghĩa rất quan
trọng trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự. Nếu một người bị kết án đã được xóa
Xem: Khóa luận: “Chế định xóa án tích trong Luật Hình sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn”,
SVTH: Trần Thị Mai Ly, GVHD: Trần Thị Ngọc Hiếu
5
Xem: Khóa luận: “Chế định xóa án tích trong Luật Hình sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn”,
SVTH: Trần Thị Mai Ly, GVHD: Trần Thị Ngọc Hiếu
4

4


Downloaded by vu hi ()


lOMoARcPSD|22494228

án tích mà phạm tội thì các cơ quan tiến hành tố tụng không được căn cứ vào tiền án
đã được xóa án tích đó để xác định là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm. Ngoài ra,
việc đã được xóa án tích hay chưa cịn có ý nghĩa trong việc xác định một người là
có tội hay khơng có tội, hành vi thực hiện đó là vi phạm hành chính hay là hành vi tội
phạm, đồng thời đó cịn là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, căn cứ để định
khung, định khoản hình phạt đối với hành vi phạm tội mới đó. Bên cạnh đó trong lý
lịch tư pháp của người đã bị kết án ln có phần thể hiện nội dung có hay khơng có
tiền án. Xét dưới góc độ xã hội thì việc trong lý lịch của một người có hay khơng có
án tích có ý nghĩa rất lớn đối với chính bản thân họ, đặc biệt trong các vấn đề như:
Tìm kiếm việc làm, đăng ký kinh doanh, đi lao động, học tập ở nước ngồi... Với
những ý nghĩa quan trọng như vậy thì việc nghiên cứu cụ thể, có hệ thống về xóa án
tích là cần thiết, có ý nghĩa khơng chỉ mang tính lý luận mà cịn mang tính thực tiễn
sâu sắc.
Theo quy định của BLHS, việc xóa án tích chỉ được đặt ra khi người bị kết án
đã hội đủ các điều kiện luật định. Các điều kiện đó là điều kiện về thời hạn, điều kiện
không phạm tội mới trong thời hạn luật định. Riêng đối với xóa án tích theo quyết
định của Tòa án, BLHS quy định thêm điều kiện về tính chất của tội phạm được thực
hiện, thái độ, nhân thân của người bị kết án.
Theo Điều 69 BLHS 2015 quy định về xóa án tích như sau:
“1. Người bị kết án được xố án tích theo quy định tại các điều từ Điều 70 đến
Điều 73 của Bộ luật này.
Người được xố án tích coi như chưa bị kết án.
2. Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm
trọng và người được miễn hình phạt khơng bị coi là có án tích.”
Theo quy định nêu trên, một người sau khi được xóa án tích thì được coi như

chưa bị kết án và có ý nghĩa rất lớn cả về mặt pháp lý và về mặt xã hội.
Ý nghĩa về mặt pháp lý: Xố án tích thể hiện sự cơng nhận coi như chưa bị kết
án đối với người trước đó đã bị Tồ án xét xử, kết tội. Khi một người được xố án
tích phạm tội mới thì Tồ án không được căn cứ vào tiền án đã được xác định là tái
phạm hay tái phạm nguy hiểm. Người đã được xóa án được coi như chưa có bị kết án
5

Downloaded by vu hi ()


lOMoARcPSD|22494228

và không phải tiếp tục gánh chịu bất cứ hậu quả nào do việc kết án mang lại. Nghĩa
là kể từ thời điểm đó họ trở thành người hồn tồn bình thường về mặt tư pháp và
khơng ai có thể căn cứ vào sự kiện họ đã bị kết án trước đây để hạn chế quyền lợi của
họ. Sau khi đã được xóa án, họ được coi là “khơng có án tích” và nếu người đó lại
phạm tội mới thì cũng coi như phạm tội lần đầu.6
Ý nghĩa về mặt xã hội:
Xóa án tích thể hiện sự nhìn nhận của Pháp luật vào chiều hướng thay đổi tích
cực của người phạm tội, khích lệ, động viên họ nhìn nhận ra điều sai trái mà mình đã
mắc phải, đồng thời cho họ một cơ hội làm lại cuộc đời.
Xóa án tích cịn có ý nghĩa quan trọng đối với q trình học tập, lao động và
ảnh hưởng đến đời sống của những người này, nhất là đối với người phạm tội chưa
thành niên.
Việc xóa án sẽ giúp cho những người đã từng lầm lỡ có cơ hội làm lại cuộc
đời, xóa đi cảm giác mặc cảm, bởi quá khứ tội lỗi của mình và tránh được kì thị của
người khác, dễ dàng hịa nhập với cộng đồng.
Ngồi ra, việc xóa án tích cịn mang tính phịng ngừa tội phạm cao. Bởi lẽ, xóa
án tích đã góp phần động viên người bị kết án tích cực cải tạo, học tập, lao động và
ngăn ngừa họ phạm tội mới để nhanh chóng trở thành người lương thiện, có ích cho

xã hội.7
1.2 Quy định của BLHS 2015 về xóa án tích
1.2.1. Điều kiện để được xóa án tích
Theo BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có 4 trường hợp người bị kết án được
xóa án tích và được coi như chưa bị kết án bao gồm :
Trường hợp 1: Đương nhiên được xóa án tích Điều 70 BLHS 2015 quy định :

Thinh Tri luật (2021), Ý nghĩa của xóa án tích trong thực tiễn. Nguồn:
/>7
Thinh Tri luật (2021), Ý nghĩa của xóa án tích trong thực tiễn. Nguồn:
/>6

6

Downloaded by vu hi ()


lOMoARcPSD|22494228

“ 1. Đương nhiên được xố án tích được áp dụng đối với người bị kết án không
phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã
chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi
hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Người bị kết án đương nhiên được xố án tích, nếu từ khi chấp hành xong
hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình
phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới
trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam
giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử
hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế,
cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định,
tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định
tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xố án tích sẽ hết vào
thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
3. Người bị kết án đương nhiên được xố án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi
hành bản án, người đó khơng thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định
tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này.
4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thơng
tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư
pháp xác nhận khơng có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản
3 Điều này.”
Đương nhiên xóa án tích là trường hợp xóa án tích mà khơng cần phải có sự
xem xét để quyết định của Tịa án hay một chủ thể nào bất kỳ khác.Dựa vào điều luật
này bao gồm có 4 khoản và từng khoản quy định về nội dung nhất định cụ thể như
7

Downloaded by vu hi ()


lOMoARcPSD|22494228

sau: Điều luật xác định phạm vi các trường hợp có thể được đương nhiên xóa án tích
Theo đó, đương nhiên xóa án tích được đặt ra đối với tất cả những người bị kết án
(trừ người bị kết án nhưng khơng bị coi là có án tích theo Điều 69 BLHS năm 2015
sửa đổi bổ sung năm 2017), tuy nhiên trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các
tội phá hoại hịa bình, chống lồi người và tội phạm chiến tranh được quy định tại

Chương XIII và Chương XXVI BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 này
khơng được xóa án tích đương nhiên. Ngồi ra đối với tất cả các tội phạm khi họ đã
chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách của án treo hoặc hết thời hiệu thi
hành bản án sẽ đương nhiên được xóa án tích.
Quy định về các thời hạn mà khi hết thời hạn này người bị kết án đã chấp hành
xong bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới thì trường hợp này đương nhiên
được xóa án tích. Thời hạn này được tính từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc
hết thời gian thử thách của án treo cũng như đã thực hiện xong hình phạt bổ sung và
các quyết định khác của bản án. Bao gồm các thời hạn như sau:
01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ,
phạt tù nhưng được hưởng án treo;
02 năm trong trường họp bị phạt tù đến 05 năm;
03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
05 năm trong trường họp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình
nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế,
cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định,
tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định
tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào
thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung. Tương ứng với khoản 3 điều
luật quy định về thời hạn được xóa án tích đương nhiên đối với trường họp hết thời
hiệu thi hành bản án. Theo đó, thời hạn này như thời hạn được quy định tại khoản 2.
Thời hạn này được tính từ khi hết thời hiệu thi hành bản án. Khi hết thời hạn này mà
người bị kết án không thực hiện hành vi phạm tội mới thì họ đương nhiên được xóa
án tích. Điều luật quy định: "Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách
nhiệm cập nhật thơng tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu
8

Downloaded by vu hi ()



lOMoARcPSD|22494228

thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận khơng có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định
tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này." Vậy luật quy định về trách nhiệm của cơ quan
quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong việc cập nhật thơng tin về tình hình án tích
của người bị kết án cũng như trong việc cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận khơng có
án tích theo u cầu của người đã được xóa án tích đương nhiên. Theo đó, người bị
kết án khi có đủ các điều kiện được đương nhiên xóa án tích có quyền u cầu cơ
quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận khơng
có án tích. So với quy định tại khoản 2 Điều 64 BLHS năm 1999, quy định tại khoản
1 Điều 70 BLHS năm 2015 là quy định mới có lợi cho người phạm tội được áp dụng
kể từ ngày 01/01/2016 . Theo đó, người bị kết án đương nhiên được xóa án tích nếu
kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ
sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong
thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 BLHS năm 2015. Tuy nhiên, điều kiện để
người bị kết án đương nhiên được xóa án tích quy định tại Điều 70 BLHS năm 2015
khơng thay đổi so với Điều 64 BLHS năm 1999.8
Trường hợp 2: Xóa án tích theo quyết định của Tịa án Điều 71 BLHS 2015
quy định:
“1. Xố án tích theo quyết định của Toà án được áp dụng đối với người bị kết
án về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã
chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi
hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Tồ án quyết định việc xố án tích đối với những người đã bị kết án về các tội
quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này, căn cứ vào tính chất của
tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết
án.
2. Người bị kết án được Tịa án quyết định xố án tích, nếu từ khi chấp hành xong
hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt


Phạm Linh Trang (2021), Đương nhiên xóa án tích theo quy định của Bộ luật Hình sự- Những
khó khăn, vướng mắc và giải pháp kiến nghị. Nguồn: />8

9

Downloaded by vu hi ()


×