Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tiểu luận cú pháp học tiếng hàn lỗi sai thường gặp khi xác định thành phần định ngữ trong câu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (580.69 KB, 17 trang )

lOMoARcPSD|15963670

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA HÀN QUỐC HỌC


TIỂU LUẬN CÚ PHÁP HỌC
Chủ đề:
LỖI SAI THƯỜNG GẶP KHI XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN
ĐỊNH NGỮ TRONG CÂU CỦA SINH VIÊN NĂM 2 CHUYÊN
NGÀNH NGÔN NGỮ HÀN QUỐC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG NGHỆ TP.HCM
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Trần Lê Thùy Vân
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Khánh Nhung
Lớp: 19DHQB2
MSSV: 1911830540

TP.HCM, ngày 29 tháng 06 năm 2022


lOMoARcPSD|15963670

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA HÀN QUỐC HỌC

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


Họ và tên sinh viên : ...............................................................................................................
MSSV

: ...............................................................................................................

Lớp

: ...............................................................................................................

Nhận xét chung
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................

Điểm bài tiểu luận (Điểm số và điểm chữ)
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Tp.HCM, ngày ..... tháng ...... năm 20.....
Giảng viên hướng dẫn
(Ký, ghi rõ họ tên)

-------------------------------------


lOMoARcPSD|15963670

MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................................................................................ 1

2.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU................................................................................................ 1

3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................... 1
3.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................... 1

3.2.

Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................... 1

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN......................................................................... 1

4.

4.1.

Ý nghĩa khoa học .......................................................................................................... 1

4.2.


Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................................... 1

5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 2

6.

LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 2

7.

BỐ CỤC ................................................................................................................................ 2

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................................ 3
1.1.

Khái niệm của định ngữ .................................................................................................. 3

1.2.

Cách thành lập định ngữ ................................................................................................. 3

1.2.1.

Định ngữ được hình thành từ định từ ......................................................................... 3

1.2.2.
Định ngữ được thành lập bằng cách kết hợp thể từ với trợ từ cách “의” hoặc kết
hợp giữa thể từ với thể từ ........................................................................................................... 4

1.2.3.

Định ngữ được thành lập bởi hình thức định ngữ của vị từ ....................................... 4

PHẦN 2: THỰC TRẠNG ................................................................................................................ 5
2.1.

Giới thiệu về khảo sát ...................................................................................................... 5

2.2.

Phân tích những lỗi sai thường gặp khi xác định định ngữ ......................................... 6

2.2.1.

Trường hợp định ngữ được thành lập từ định từ ....................................................... 6

2.2.2.
Trường hợp định ngữ được thành lập bằng cách kết hợp thể từ với trợ từ cách “의”
hoặc kết hợp giữa thể từ với thể từ............................................................................................. 7
2.2.3.

Trường hợp định ngữ được thành lập bởi hình thức định ngữ của vị từ.................... 8

PHẦN 3: KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 9
PHẦN 4: PHƯƠNG PHÁP ........................................................................................................... 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 11
PHỤ LỤC ........................................................................................................................................ 12



lOMoARcPSD|15963670

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sinh viên năm 2 thường chưa được tiếp xúc sâu về môn chuyên ngành của ngành

Ngôn ngữ Hàn Quốc như môn Cú Pháp Học nên thường dễ mắc các lỗi sai trong việc
thành lập câu. Trong đó phải nói đến lỗi sai khi xác định thành phần định ngữ vì sinh
viên năm 2 thường chỉ biết đến định ngữ thông qua ngữ pháp “Động từ/tính từ
(동사/형용사) + (으)ㄴ/는/을”. Tuy nhiên ngồi cách này ra, định ngữ còn được thành
lập bằng các cách khác nên sinh viên năm 2 vẫn chưa xác định được đúng về định
ngữ trong câu. Do đó tơi chọn đề tài “Lỗi sai thường gặp khi xác định thành phần
định ngữ trong câu của sinh viên năm 2 chuyên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc của
Trường Đại học Công nghệ TP.HCM” để khảo sát và phân tích những lỗi sai mà sinh
viên năm 2 đang mắc phải.
2.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Giúp sinh viên tránh được những lỗi sai khi xác định định ngữ trong câu, hiểu

rõ hơn về cách thành lập của định ngữ để sử dụng một cách chính xác hơn từ đó tiếp
thu thêm kiến thức mới làm nền tảng cho các môn học chuyên ngành sau này.
3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1.

Đối tượng nghiên cứu


Sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc khoa Hàn Quốc Học của Trường Đại học
Công nghệ TP.HCM.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu

25 sinh viên năm 2 ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc thuộc Khoa Hàn Quốc Học của
Trường Đại học Công nghệ TP.HCM.
4.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
4.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần làm tiền đề và làm tài liệu cho các bài nghiên cứu về định ngữ hoặc

những lỗi sai thường gặp khi xác định thành phần định ngữ sau này.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Giúp sinh viên tránh được những lỗi sai khi xác định thành phần định ngữ.
1

Downloaded by ng?c trâm ()


lOMoARcPSD|15963670

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khảo sát và phân tích lỗi sai thường gặp khi xác định định ngữ trong câu của
sinh viên năm 2 ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc khoa Hàn Quốc Học của Trường Đại
học Công nghệ TP.HCM.
6. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

정희진, “관형어의 지도 방안에 관한 연구: 초등학생을 대상으로”

7. BỐ CỤC
Phần mở đầu
Phần 1: Cơ sở lý luận
Phần 2: Thực trạng
Phần 3: Kết luận
Phần 4: Phương pháp

2

Downloaded by ng?c trâm ()


lOMoARcPSD|15963670

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm của định ngữ
Theo 고영근  남기심 (1991), định ngữ là thành phần được gắn vào trước thể từ
để bổ sung nghĩa cho thể từ đó. Khi đó, thể từ được bổ sung nghĩa sẽ trở thành trọng
tâm và định ngữ trở thành một thành phần phụ của câu, dù khơng có định ngữ thì câu
vẫn có thể được thành lập. Do đó định ngữ là thành phần khơng bắt buộc phải có
trong câu.
Ví dụ: 우리 이 꽃을 좋아한다.
Định ngữ “이” đứng trước thể từ “꽃” và bổ sung nghĩa cho thể từ này. Tuy
nhiên, nếu ta lược bỏ định ngữ “이” thì câu vẫn có thể được thành lập và câu vẫn có
nghĩa.
Bên cạnh đó, theo tài liệu “외국인을 위한 한국어 문법 1” định ngữ là thành
phần bắt buộc phải có khi bổ nghĩa cho một danh từ phụ thuộc (의존명사) vì bản
thân danh từ phụ thuộc không thể tự biểu đạt được nghĩa của nó.

Ví dụ: 나는 늦은 적이 없다.
*나는 적이 없다.
1.2. Cách thành lập định ngữ
Theo 이익섭남기심 (1988), định ngữ có thể được thành lập từ định từ (관형사),
hình thức định ngữ của vị từ (용언의 관형사형), danh từ kết hợp với trợ từ cách “의”,
cụm định ngữ (관형구) hoặc mệnh đề định ngữ (관형절).
Ngồi ra theo tài liệu mơn Cú Pháp Học, cách thành lập của định ngữ gồm 3
cách:
 Định ngữ được hình thành từ định từ.
 Định ngữ được thành lập bằng cách kết hợp thể từ với trợ từ cách “의” hoặc
kết hợp giữa thể từ với thể từ.
 Định ngữ được thành lập bởi hình thức định ngữ của vị từ.
1.2.1. Định ngữ được hình thành từ định từ
Tất cả định từ như 새, 헌, 이, 그, 저,...đều được xem là định ngữ.
Ví dụ: a. 철수는 새 집으로 이사를 했다.

3

Downloaded by ng?c trâm ()


lOMoARcPSD|15963670

b. 저 식당이 음식값이 싸다.
c. 준수에게서 전화를 한 통 받았다.
1.2.2. Định ngữ được thành lập bằng cách kết hợp thể từ với trợ từ cách “의”
hoặc kết hợp giữa thể từ với thể từ
[체언 + 의]: Thể từ kết hợp với trợ từ cách “의” sẽ tạo thành định ngữ.
[체언 +체언]: Thể từ kết hợp với một thể từ khác cũng sẽ tạo thành định ngữ.
Ví dụ: a. 이순신 장군의 거북선에 관한 글을 읽었다.

b. 서울의 지하철은 무척 편리하다.
c. 어제 고향 친구들을 만났다.
d. 소년은 시골 풍경을 좋아한다.
Ở ví dụ (a) và (b), thể từ “장군” và “서울” được kết hợp với trợ từ cách “의” để
tạo thành định ngữ. Ở ví dụ (c) thể từ “고향” kết hợp với thể từ “친구들” và “고향”
trở thành định ngữ, bổ sung nghĩa cho thể từ “친구들”. Tương tự với ví dụ (d), thể
từ “시골” kết hợp với thể từ “풍경” và “시골” trở thành định ngữ, bổ sung nghĩa cho
thể từ “풍경”.
1.2.3. Định ngữ được thành lập bởi hình thức định ngữ của vị từ
Khi kết hợp gốc từ của động từ hoặc tính từ với “(으)ㄴ/는/을/던” sẽ tạo thành
định ngữ thể hiện về thì quá khứ, hiện tại, tương lai hoặc thể hiện sự hồi tưởng.
Ví dụ: a. 선생님은 항상 웃는 얼굴로 학생을 맞이하십니다.
b. 아까 먹은 사과는 정말 맛있었다.
c. 내일 비빔밥을 먹을 것이다
d. 우리와 같이 있던 밤을 기억하고 있다.
Trong đó hình thức định ngữ của vị từ khi kết hợp với từ trung tâm tức thể từ
mà nó bổ nghĩa sẽ thể hiện mối quan hệ về câu văn. Được chia thành mệnh đề định
ngữ quan hệ (관계관형사절) và mệnh đề định ngữ đồng cách (동격관형사절).
 Mệnh đề định ngữ quan hệ (관계관형사절)

4

Downloaded by ng?c trâm ()


lOMoARcPSD|15963670

Bổ sung nghĩa cho thể từ và không liên quan đến nghĩa của cả câu nên có thể
được lượt bỏ và khi đem thể từ và mệnh đề định ngữ ra ngồi ta vẫn có thể thành lập
được câu.

Ví dụ: 수확의 계절인 가을에 태어났다.
 가을은 수확의 계절이다.


Mệnh đề định ngữ đồng cách (동격관형사절)

Bổ sung nghĩa cho thể từ và liên quan đến nghĩa của cả câu nên không thể lượt
bỏ được. Thể từ và định ngữ có vai trị tương đương nhau.
Ví dụ: 다음 주에 불고기를 먹으러 갈 계획을 취소하였다.
PHẦN 2: THỰC TRẠNG

2.1. Giới thiệu về khảo sát
Khảo sát được lập ra để thu thập câu trả lời của sinh viên năm 2 đang theo học
chuyên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc, Khoa Hàn Quốc Học của Trường Đại học Công
nghệ TP.HCM về việc xác định định ngữ trong câu, đồng thời đây cũng là minh chứng
cho bài tiểu luận cuối kỳ môn Cú Pháp Học. Khảo sát được thực hiện trong vịng 2
ngày thơng qua Google Form, bắt đầu từ ngày 24/06/2022 và kết thúc vào ngày
26/06/2022 và đã nhận được câu trả lời của 25 sinh viên năm 2 chuyên ngành Ngôn
ngữ Hàn Quốc. Khảo sát gồm 9 câu hỏi, và được phân chia như sau (cách phân chia
không được đề cập trong form khảo sát):
Trường hợp định ngữ
được hình thành từ
định từ.

Hãy xác định định ngữ trong câu sau:


철수는 새 집으로 이시를 했다.




저 식당이 음식값이 싸다.

 준수에게서 전화를 한 통 받았다.

Trường hợp định ngữ
được thành lập bằng Hãy xác định định ngữ trong câu sau:
cách kết hợp thể từ



어제 고향 친구들을 만났다.

với trợ từ cách “의”



소년은 시골 풍경을 좋아한다.

hoặc kết hợp giữa thể



서울의 지하철은 무척 편리하다.

từ với thể từ.

5

Downloaded by ng?c trâm ()



lOMoARcPSD|15963670

Trường hợp định ngữ Hãy xác định định ngữ trong câu sau:
được thành lập bởi



아까 먹은 사과는 정말 맛있었다.

hình thức định ngữ



내일 비빔밥을 먹을 것이다.

của vị từ.



다음 주에 불고기를 먹으러 갈 계획을 취소하였다.

2.2. Phân tích những lỗi sai thường gặp khi xác định định ngữ
Thông qua câu trả lời của 25 sinh viên năm 2 Khoa Hàn Quốc Học chuyên
ngành Ngôn Ngữ Hàn của trường Đại học Công nghệ TP.HCM, tôi sẽ dựa vào những
ý đã triển khai ở phần cơ sở lý luận để phân tích những lỗi sai thường gặp mà sinh
viên mắc phải khi xác định định ngữ trong các trường hợp sau:
 Trường hợp định ngữ được thành lập từ định từ.
 Trường hợp định ngữ được thành lập bằng cách kết hợp thể từ với trợ từ

cách “의” hoặc kết hợp giữa thể từ với thể từ.
 Trường hợp định ngữ được thành lập bởi hình thức định ngữ của động từ
và tính từ.
2.2.1.

Trường hợp định ngữ được thành lập từ định từ

Đối với trường hợp định ngữ được hình thành từ định từ trong các câu khảo sát
“철수는 새 집으로 이시를 했다”, “저 식당이 음식값이 싸다”, “준수에게서 전화를
한 통 받았다”, đa số sinh viên đều xác định đúng “새”, “저” và “한” là định ngữ trong

câu. Tuy nhiên vẫn có sinh viên chưa xác định được định ngữ trong câu. Chi tiết lỗi
sai mà sinh viên mắc phải ở các câu như sau (Biểu đồ mình chứng ở phần Phụ lục
trang 12):
 철수는 새 집으로 이시를 했다
Có 8 sinh viên trên tổng số 25 sinh viên tham gia khảo sát xác định định ngữ sai
trong câu này. Trong đó có 3 sinh viên xác định “새 집” là định ngữ, tuy nhiên định
ngữ ở câu này phải là “새” và bổ nghĩa cho thể từ “집” đứng sau nó như đã nói đến ở
ví dụ ở cơ sở lý luận phần “1.2.1. Định ngữ được hình thành từ định từ”. Có 3 sinh
viên xác định “철수는” là định ngữ, tuy nhiên đây là chủ ngữ của câu. 2 sinh viên còn

6

Downloaded by ng?c trâm ()


lOMoARcPSD|15963670

lại lần lượt xác định “이사를” và “집으로” là định ngữ, tuy nhiên “이사를” là tân
ngữ và “집으로” là trạng ngữ của câu.

 저 식당이 음식값이 싸다
Có tất cả 13 trên tổng số 25 sinh viên tham gia khảo sát đã xác định sai. Trong
câu này các sinh viên xác định các trường hợp sinh viên xác định định ngữ là “식당이”,
“식당”, “이”, “음식값”, “음식값이”, tuy nhiên những thành phần này lần lượt là chủ
ngữ, thể từ, trợ từ, tân ngữ. Trường hợp các sinh viên xác định “저 식당”, “저 식당이
음식값”, “저 식당이” là định ngữ nhưng định ngữ ở trường hợp này chỉ có từ “저” là
định ngữ và bổ nghĩa cho thể từ đứng sau nó.

 준수에게서 전화를 한통 받았다
Có tất cả 11 sinh viên trên tổng số 25 sinh viên tham gia khảo sát xác định sai
trong trường hợp này. Trong đó có 8 sinh viên xác định định ngữ là “에게서”, “전화”,
“전화를”, “준수에게서”, “준수”, “통”. Tuy nhiên những thành phần này đều không
phải là định ngữ của câu mà chúng lần lượt là trợ từ trạng cách, thể từ, tân ngữ, trạng
ngữ và thể từ. Bên cạnh đó có 3 sinh viên xác định định ngữ của câu là “전화를 한
통” và “한 통” nhưng định ngữ ở đây chính xác phải là “저” cịn các từ ở trước và sau

“저” là tân ngữ và thể từ.
2.2.2. Trường hợp định ngữ được thành lập bằng cách kết hợp thể từ với trợ từ
cách “의” hoặc kết hợp giữa thể từ với thể từ
Đối với trường hợp định ngữ được thành lập bằng cách kết hợp thể từ với trợ từ
cách “의” hoặc kết hợp giữa thể từ với thể từ trong các câu khảo sát “어제 고향
친구들을 만났다”, “소년은 시골 풍경을 좋아한다”, “이순신 장군의 거북선에 관한
글을 읽었다”, “서울의 지하철은 무척 편리하다” thì đây là trường hợp có khá nhiều

sinh viên xác định chưa chính xác định ngữ. Chi tiết các lỗi sai sinh viên mắc phải
ở các câu như sau (Biểu đồ mình chứng ở phần Phụ lục trang 13):


어제 고향 친구들을 만났다


Có tất cả 15 sinh viên trên tổng số 25 sinh viên tham gia khảo sát xác định sai
định ngữ trong câu này. Trong đó, có 7 sinh viên xác định “어제” là định ngữ tuy
7

Downloaded by ng?c trâm ()


lOMoARcPSD|15963670

nhiên “어제” là thành phần trạng ngữ của câu. Có 5 sinh viên xác định sai ở các
trường hợp như “고향 친구”, “고향 친구들”, “고향 친구들을”, “어제 고향”. Bên cạnh
đó có 3 sinh viên xác định “만났다”, “친구” và “친구들을” là định ngữ tuy nhiên
chúng là vị ngữ, thể từ và tân ngữ của câu. Như đã triển khai ở phần “1.2.2. Địnhh
ngữ được thành lập bằng cách kết hợp thể từ với trợ từ cách “의” hoặc kết hợp giữa
thể từ với thể từ” thì trong câu này, “고향” mới là định ngữ của câu và bổ nghĩa cho
thể từ đứng sau nó.
 소년은 시골 풍경을 좋아한다
Có 13 sinh viên trên tổng số 25 sinh viên tham gia khảo sát xác định sai định
ngữ trong câu này. Có 7 sinh viên xác định định ngữ lần lượt là “소년”, “소년은”,
“풍경을”, “풍경을”, tuy nhiên chúng đều không phải định ngữ của câu mà lần lượt
là thể từ, chủ ngữ và tân ngữ của câu. 4 sinh viên xác định “시골 풍경” và 2 sinh viên
xác định “소년은 시골” là định ngữ, tuy nhiên định ngữ ở đây phải là “시골”, từ
“풍경” là thể từ được bổ nghĩa bởi “시골” như đã giải thích ở cơ sở lý luận phần
1.2.2.
 서울의 지하철은 무척 편리하다
Có 15 sinh viên trên tổng số 25 sinh viên tham gia khảo sát xác định sai định
ngữ trong câu này. Trong đó có 6 sinh viên xác định “무척” là định ngữ của câu
nhưng nó là thành phần trạng ngữ. Có 5 sinh viên xác định “지하철”, “지하철을” và
“편리하다” là định ngữ, tuy nhiên “지하철” là thể từ, “지하철을” là tân ngữ và
“편리하다” là vị ngữ của câu. 1 sinh viên chọn “서울” là định ngữ nhưng như đã

triển khai ở phần cơ sở lý luận phần 1.2.2., khi thể từ kết hợp với trợ từ cách “의” thì
nó mới trở thành định ngữ của câu nên định ngữ của câu này phải là “서울의”.
2.2.3. Trường hợp định ngữ được thành lập bởi hình thức định ngữ của vị từ
Đối với trường hợp định ngữ được thành lập bởi hình thức định từ của vị từ
trong 2 câu “아까 먹은 사과는 정말 맛있었다”, “내일 비빔밥을 먹을 것이다”, như
đã triển khai ở phần 1.2.3. của phần cơ sở lý luận, định ngữ của 2 câu này là “웃는”

8

Downloaded by ng?c trâm ()


lOMoARcPSD|15963670

và “먹을”. Số lượng sinh viên xác định sai định ngữ trong 2 câu khá nhiều. Chi tiết
các lỗi sai như sau (Biểu đồ mình chứng ở phần Phụ lục trang 14):


아까 먹은 사과는 정말 맛있었다

Có tất cả 16 sinh viên trên tổng số 25 sinh viên tham gia khảo sát xác định sai ở
câu này. Trong đó có 6 sinh viên xác định “아까 먹은” là định ngữ, 4 sinh viên xác
định “정말” là định ngữ nhưng cả “아까” và “정말” đều là thành phần trạng ngữ của
câu. Bên cạnh đó có 6 sinh viên chọn “먹은 사과” là định ngữ nhưng “사과” là thể
từ và được “먹은” bổ sung nghĩa nên ở câu này chỉ có “먹은” là thành phần định
ngữ.
 내일 비빔밥을 먹을 것이다
Có tất cả 19 sinh viên trên tổng số 25 sinh viên tham gia khảo sát xác định sai ở
câu này. Trong đó có 4 sinh viên xác định “먹을 것이다” là định ngữ, tuy nhiên chỉ
có “먹을” là định ngữ và nó bổ nghĩa cho danh từ phụ thuộc đằng sau nó nên “먹을

것이다” khơng phải là định ngữ. Có 15 sinh viên xác định định ngữ là “내일 비빔밥을”

(1 sinh viên), 비빔밥 (1 sinh viên), 비빔밥을 (4 sinh viên), 비빔밥을 먹을 (4 sinh
viên), “내일” (5 sinh viên). Trong các trường hợp mà sinh viên xác định thì “내일” là
trạng ngữ và “비빔밥”, “비빔밥을” là thể từ và tân ngữ chứ không phải định ngữ.

Đối với định ngữ được thành lập bởi hình thức định từ của vị ngữ trong câu
“다음 주에 불고기를 먹으러 갈 계획을 취소하였다”. Đây cũng là câu mà sinh viên
mắc lỗi sai nhiều nhất và chỉ có 1 sinh viên trên tổng số 25 sinh viên tham gia khảo
sát xác định đúng định ngữ của câu này. Đa số sinh viên xác định “갈” hoặc “불고기를
먹으러 갈” là định ngữ. Tuy nhiên như đã triển khai ở cơ sở lý luận mục 1.2.3. thì

định ngữ của câu này phải là “다음 주에 불고기를 먹으러 갈”, làm rõ nghĩa cho từ
trung tâm tức thể từ “계획”.
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Thông qua khảo sát và phân tích với chủ đề “Lỗi sai thường gặp khi xác định
thành phần định ngữ trong câu của sinh viên năm 2 chuyên ngành Ngôn ngữ Hàn
Quốc của Trường Đại học Công nghệ TP.HCM”, tôi nhận thấy rằng phần lớn sinh

9

Downloaded by ng?c trâm ()


lOMoARcPSD|15963670

viên năm 2 tham gia khảo sát vẫn chưa thực sự hiểu và xác định được thành phần câu
đặc biệt là định ngữ.
Các sinh viên thường xác định nhầm định ngữ với các thành phần khác như chủ
ngữ, trạng ngữ, thể từ, tân ngữ. Tổng hợp số lượng sinh viên mắc phải lỗi sai như sau:



Trường hợp định ngữ được thành lập từ định từ, dù đa số sinh viên đều

xác định đúng nhưng vẫn có 8 đến 11 sinh viên trên tổng số 25 sinh viên
nhầm lẫn và xác định sai thành phần định ngữ ở mỗi câu và sinh viên chủ yếu
xác định nhầm với thành phần trạng ngữ.


Trường hợp định ngữ được thành lập bằng cách kết hợp thể từ với trợ

từ cách “의” hoặc kết hợp giữa thể từ với thể từ thì đa số sinh viên đều mắc
lỗi sai khi xác định thành phần định ngữ, có 13 đến 15 sinh viên trên tổng số
25 sinh viên nhầm lẫn và xác định sai thành phần định ngữ ở mỗi câu, sinh
viên chủ yếu xác định nhầm với thể từ và tân ngữ.


Trường hợp định ngữ được thành lập bởi hình thức định ngữ của vị từ

cùng cũng là trường hợp nhiều sinh viên mắc lỗi sai nhất, có 16 đến 25 sinh
viên tham gia khảo sát xác định sai ở mỗi câu và chủ yếu sinh viên xác định
nhầm với thành phần trạng ngữ.
Qua đó có thể thấy, đối với 25 sinh viên tham gia khảo sát do chưa được tiếp
xúc sâu với môn chuyên ngành như Cú Pháp Học nên dễ dẫn đến việc xác định sai
thành phần định ngữ. Bên cạnh đó, một số sinh viên vẫn chưa thực sự hiểu và phân
biệt được về từ loại và thành phần câu dẫn đến việc nhầm lẫn và xác định sai.
PHẦN 4: PHƯƠNG PHÁP
Sinh viên nên chủ động tìm hiểu khi học về các thành phần câu và phải tìm thêm
các tài liệu như giáo trình hoặc bài nghiên cứu bằng tiếng Hàn về định ngữ, hệ thống
lại các kiến thức đã học để ghi nhớ một cách tốt nhất, tránh nhầm lẫn khi xác định

thành phần định ngữ trong câu như khi tham gia trả lời khảo sát. Ngồi ra khi học đến
mơn chuyên ngành Cú Pháp Học, sinh viên cũng nên chủ động hỏi lại những phần
mà bản thân còn chưa nắm rõ về định ngữ cũng như các cách thành lập của định ngữ
để ghi chú lại kỹ càng nhằm giúp ghi nhớ kiến thức một cách lâu dài và tránh mắc
phải những lỗi sai trong bài khảo sát đã như đã phân tích ở phần thực trạng.
10

Downloaded by ng?c trâm ()


lOMoARcPSD|15963670

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. 국립국어원, 외국인을 위한 한국어 문법 1, Trang 74-76.
2. 정희진, “관형어의 지도 방안에 관한 연구: 초등학생을 대상으로”, tham khảo tại
trang Riss.kr.
3. 쩐티타인, 한국어와 베트남어 어순 대조 연구: 문장 성분의 어순과 구의 어순을
중심으로, tham khảo tại trang Riss.kr.

4. Tài liệu bài giảng môn Cú Pháp Học.

11

Downloaded by ng?c trâm ()


lOMoARcPSD|15963670

PHỤ LỤC
Biểu đồ câu trả lời trường hợp định ngữ được thành lập từ định từ trong các câu:


12

Downloaded by ng?c trâm ()


lOMoARcPSD|15963670

Biểu đồ câu trả lời cho trường hợp định ngữ được thành lập bằng cách kết hợp thể
từ với trợ từ cách “의” hoặc kết hợp giữa thể từ với thể từ

13

Downloaded by ng?c trâm ()


lOMoARcPSD|15963670

Biểu đồ trường hợp định ngữ được thành lập bởi hình thức định ngữ của vị từ trong
các câu:

14

Downloaded by ng?c trâm ()



×