MỤC LỤC
BẢNG THỐNG KÊ BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ VÀ CHỮ VIẾT TẮT………… 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG ACB 5
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
1
BẢNG THỐNG KÊ BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Thống kê bảng biểu :
Bảng 2.1 Mẫu phân tích tình hình vốn lưu động thường xuyên
Bảng 2.2 Mẫu phân tích nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
Bảng 2.3 Mẫu phân tích tình hình tiền mặt
Bảng 2.4 Mẫu dự phóng nhu cầu vốn lưu động cần được ngân
hàng tài trợ
Bảng 2.5 Phân tích khả năng tạo lợi nhuận FPT
Bảng 2.6 Phân tích khả năng khai thác, sử dụng tài sản FPT
Bảng 2.7 Phân tích cơ cấu nguồn vốn FPT
Bảng 2.8 Phân tích khả năng thanh toán FPT
Bảng 2.9 Số liệu mô hình dự báo của FPT
Bảng 2.10 Dự phóng nhu cầu vốn lưu động của FPT
Bảng 3.1 Ưu điểm các phương pháp dự báo nhu cầu vốn lưu động
Bảng 3.2 Khuyết điểm các phương pháp dự báo nhu cầu vốn lưu
động
Thống kê hình vẽ :
Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Á Châu
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức phòng Thông Tin Quản Trị
Hình 2.1 Sơ đồ chu kỳ vốn lưu động
Hình 2.2 Ví dụ xu hướng tăng trưởng doanh thu công ty Z
Hình 2.3 Biểu đồ tăng trưởng doanh thu
Hình 2.4 Biểu đồ phân tán khoản phải thu theo doanh thu
2
Hình 2.5 Biểu đồ phân tán hàng tồn kho theo doanh thu
Hình 2.6 Biểu đồ phân tán tiền mặt theo doanh thu
Hình 2.7 Biểu đồ phân tán khoản phải trả theo doanh thu
Hình 2.8 Biểu đồ phân tán giá vốn theo doanh thu
Hình 2.9 Xu hướng tăng trưởng khoản phải thu theo năm
Hình 2.10 Xu hướng tăng trưởng hàng tồn kho theo năm
Hình 2.11 Xu hướng tăng trưởng tiền mặt theo năm
Hình 2.12 Xu hướng tăng trưởng khoản phải trả theo năm
Hình 2.13 Biểu đồ phân tán tài sản lưu động theo năm
Hình 2.14 Biểu đồ phân tán nợ ngắn hạn theo năm
Chữ viết tắt :
ACB Ngân hàng TMCP Á Châu
DH Dài hạn
DN Doanh nghiệp
FPT Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT
TMCP Thương mại cổ phần
TSCĐ Tài sản cố định
TSLĐ Tài sản lưu động
VLĐ Vốn lưu động
ROA
ROE
EAT
Return on total assets (Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản)
Return on Equity (Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu)
Earning after Tax (Lợi nhuận sau thuế)
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
(GỌI TẮT LÀ ACB)
3
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Lí do thực hiện đề tài
Ngân hàng là một trong những mắc xích quan trọng cấu thành nên sự vận
động nhịp nhàng của nền kinh tế. Cùng với các ngành kinh tế khác, ngân hàng
thực hiện chức năng huy động vốn góp phần tăng tiết kiệm nền kinh tế, bình
ổn thị trường tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tham gia thanh toán và hỗ
trợ thanh toán Trong xu thế toàn cầu hóa và nền kinh tế thị trường của nước
ta hiện nay, hàng loạt các doanh nghiệp (DN) được thành lập mới và đi vào
hoạt động. Để nhanh chóng bình ổn hoạt động và tạo ra giá trị gia tăng, nhu
cầu vay vốn của các DN ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, nhu cầu vay tiêu dùng
như : sửa chữa nhà ở, mua sắm vật dụng đắt tiền, mua xe máy tăng lên đã
mở ra một thị trường tín dụng đầy tiềm năng đối với ngân hàng.
Với môi trường kinh doanh ngày càng rõ ràng và bình đẳng, các ngân hàng
đã mạnh dạn đầu tư cho công nghệ ngân hàng hiện đại, đẩy mạnh cạnh tranh,
mở rộng cho vay, thu hút khách hàng làm ăn có uy tín, chủ động tìm kiếm
các dự án khả thi để cho vay, kết hợp với mở rộng mạng lưới, thành lập thêm
chi nhánh tại các khu vực thị trường đang lên.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế cuối năm 2008 đã tác động
tiêu cực đến nền kinh tế nước ta, áp lực giảm phát bắt đầu xuất hiện, kim
ngạch xuất khẩu giảm mạnh và GDP đạt thấp. Vấn đề phục hồi kinh tế, chủ
động ngăn ngừa lạm phát và đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng là một yêu
cầu cấp thiết đặt ra. Một thực trạng có thể nhìn thấy rõ trong thời gian vừa
qua là tăng trưởng tín dụng quá cao, nguồn vốn vào hạn chế, trần lãi suất
khống chế, các ngân hàng phải ưu tiên cho an toàn và không loại trừ những
chuẩn bị để đối phó với chính sách biến động cho thời gian tới.
Do đó, vấn đề xét duyệt tín dụng để cân đối nhu cầu vay vốn của doanh
nghiệp cũng như khả năng cho vay của ngân hàng đặc biệt quan trọng. Làm
thế nào để xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp một cách chính
xác, không dư thừa tránh tình trạng vốn nhàn rỗi không làm giảm sức sinh
4
lợi nhuận của ngân hàng và không thiếu hụt đối với doanh nghiệp trong hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Qua quá trình học tập, nghiên cứu và có được cơ hội thực tập tại Ngân Hàng
Thương Mại Cổ Phần Á Châu. Em đã mạnh dạn chọn đề tài :
Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Á Châu.
1.1.2. Mục tiêu thực hiện đề tài
Tìm hiểu các yếu tố tác động đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
Xu hướng thay đổi của nhu cầu vốn lưu động khi các yếu tố khác thay đổi.
Mô hình dự báo nhu cầu vốn lưu động
Hoàn thiện công thức tính nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp tại ngân
hàng Á Châu.
1.1.3. Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu
1.1.3.1. Đối tượng nghiên cứu :
Quy trình tín dụng của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu.
Hồ sơ vay vốn doanh nghiệp.
1.1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Phân tích tình hình tài chính.
Dự báo nhu cầu vốn lưu động.
1.1.4. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập và tổng hợp dữ liệu: Access, SQL Server 2005, Oracle…
Thống kê dữ liệu (Thống kê mô tả).
Tìm kiếm, phân loại dữ liệu.
Phân tích, đánh giá dữ liệu, từ đó xây dựng mô hình thống kê dự báo.
Các công cụ tính toán và thống kê : Excel; các công cụ của Kinh Tế
Lượng: Eview; DataMining.
1.2. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG Á CHÂU
1.2.1. Lịch sử hình thành:
1.2.1.1. Bối cảnh hình thành:
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) có tên giao dịch quốc tế
là Asia Commercial Bank đã chính thức hoạt động vào ngày 04/04/1994.
Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai,Q.3,TP.Hồ Chí Minh
5
Website : www.acb.com.vn
Vốn điều lệ: Kể từ ngày 27/11/2009 vốn điều lệ của ACB là
7.814.137.550.000 đồng (Bảy nghìn tám trăm mười bốn tỷ một trăm ba
mươi bảy triệu năm trăm năm mươi nghìn đồng).
1.2.1.2. Tầm nhìn:
Trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam.
1.2.1.3. Mục tiêu:
Tăng trưởng nhanh, quản lý tốt, lợi nhuận cao.
1.2.1.4. Chiến lược :
Chuyển đổi từ chiến lược các quy tắc đơn giản (simple rule strategy) sang
chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt hóa (a competitive strategy of
differentiation). Định hướng ngân hàng bán lẻ (định hướng khách hàng cá
nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ).
1.2.1.4.1. Chiến lược tăng trưởng ngang:
Thể hiện qua ba hình thức:
Tăng trưởng thông qua mở rộng hoạt động: Mở rộng mạng lưới
kênh phân phối trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là tại các thị
trường mục tiêu và khu vực thành thị. Đồng thời nghiên cứu và
phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới. Ngoài ra, khi điều
kiện cho phép, ACB sẽ mở văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ.
Tăng trưởng thông qua hợp tác, liên minh: xây dựng được mối
quan hệ với các định chế tài chính và các doanh nghiệp khác như
các tổ chức phát hành thẻ (Visa, MasterCard), các công ty bảo hiểm
(Prudential, AIA, Bảo Việt, Nhà Rồng), Công ty chuyển tiền
Western Union, các ngân hàng bạn (Banknet), các đại lý chấp nhận
thẻ, đại lý chi trả kiều hối, v.v để thực hiện mục tiêu tăng trưởng,
nghiên cứu phát triển các sản phẩm tài chính mới và mở rộng hệ
6
thống kênh phân phối đa dạng. Đặc biệt, ACB đã có một đối tác
chiến lược là Ngân hàng Standard Chartered nổi tiếng về các sản
phẩm ngân hàng bán lẻ .
Tăng trưởng thông qua hợp nhất và sáp nhập: ACB từng bước
xây dựng năng lực tiếp nhận đối với loại tăng trưởng không cơ học
này và thực hiện chiến lược hợp nhất và sáp nhập khi điều kiện cho
phép.
1.2.1.4.2. Đa dạng hóa:
Đa dạng hóa là một chiến lược tăng trưởng khác mà ACB quan tâm
thực hiện. ACB đã có Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS),
Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản ACB (ACBA), Công ty
Cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL) và đang thành lập
Công ty Quản lý quỹ.
1.2.2. Qui trình phát triển:
Trong suốt hơn 16 năm hoạt động của mình và những kết quả đạt được đã
chứng minh rằng đó là các định hướng đúng đối với ACB. Đó cũng chính
là tiền đề giúp Ngân hàng khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong hệ
thống NHTM tại Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ. Dưới đây là một số cột
mốc đáng nhớ của ACB:
Năm 1993 : được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép đăng
ký kinh doanh.
Năm 1994 : chính thức đi vào hoạt động với số vốn ban đầu là 20 tỷ
đồng.
Năm 1996: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt
Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-MasterCard.
7
Năm 1997: ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Visa. Cũng trong
năm này, ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại dưới hình
thức của một chương trình đào tạo nghiệp vụ ngân hàng toàn diện kéo dài
hai năm, do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực
hiện. Thông qua chương trình này, ACB đã nắm bắt một cách hệ thống
các nguyên tắc vận hành của một ngân hàng hiện đại, các chuẩn mực và
thông lệ trong quản lý rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, và
nghiên cứu ứng dụng trong điều kiện Việt Nam.
Năm 1999: ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông
tin ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa
và tin học hóa hoạt động giao dịch; và cuối năm 2001, ACB chính thức
vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete
Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), cho phép tất cả chi
nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng
chung cơ sở dữ liệu tập trung.
Năm 2000: ACB, sau những bước chuẩn bị từ năm 1997, đã thực hiện tái
cấu trúc như là một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập
niên 2000 (2000 – 2004). Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng
kinh doanh và hỗ trợ. Các khối kinh doanh gồm có Khối Khách hàng cá
nhân, Khối Khách hàng doanh nghiệp, và Khối Ngân quỹ. Các đơn vị hỗ
trợ gồm có Khối Công nghệ thông tin, Khối Giám sát điều hành, Khối Phát
triển kinh doanh, Khối Quản trị nguồn lực và một số phòng ban do Tổng
giám đốc trực tiếp chỉ đạo. Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyển
giao cho Sở giao dịch (TP. HCM). Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo tính chỉ
đạo xuyên suốt toàn hệ thống; sản phẩm được quản lý theo định hướng
khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng; quan
tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro.
Năm 2003: ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9001:2000 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực (i)
8
huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh toán
quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội Sở.
Năm 2005: ACB và Ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa
thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của
ACB. ACB triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hóa công
nghệ ngân hàng, bao gồm các cấu phần (i) nâng cấp máy chủ, (ii) thay thế
phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả
năng tích hợp với nền công nghệ lõi hiện nay, và (iii) lắp đặt hệ thống
máy ATM.
Năm 2006: Cổ phiếu ACB chính thức giao dịch tại Trung tâm Giao dịch
Chứng khoán Hà Nội.
Năm 2007: ACB mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi
nhánh và phòng giao dịch, thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB,
hợp tác với các đối tác như Open Solutions (OSI) – Thiên Nam để nâng
cấp hệ ngân hàng cốt lõi, hợp tác với Microsoft về việc áp dụng công
nghệ thông tin vào vận hành và quản lý, hợp tác với Ngân hàng Standard
Chartered về việc phát hành trái phiếu. ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu
mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng.
Năm 2008: ACB thành lập mới 75 chi nhánh và phòng giao dịch, hợp tác
với American Express về séc du lịch, triển khai dịch vụ chấp nhận thanh
toán thẻ JCB. ACB tăng vốn điều lệ lên 6.355.812.780 tỷ đồng. ACB đạt
danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2008” do Tạp chí
Euromoney trao tặng tại Hong Kong.
Năm 2009: ACB là ngân hàng đầu tiên nhận được sáu giải thưởng “
Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức:
9
Hình 1.1 : Cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Á Châu
10
1.2.4. Mạng lưới hoạt động và các sản phẩm dịch vụ:
1.2.4.1. Mạng lưới hoạt động:
11
1.2.4.1.1. Các chi nhánh và phòng giao dịch:
Gồm 237 chi nhánh (tính đến cuối năm 2009) và phòng giao dịch tại
những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc :
Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 30 chi nhánh và 86 phòng
giao dịch.
Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hưng Yên,
Bắc Ninh, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc): 13 chi nhánh và 49 phòng giao
dịch.
Tại khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Đà Nẵng, Daklak, Gia Lai,
Khánh Hòa, Ninh Thuận, Hội An, Huế): 9 chi nhánh và 14 phòng
giao dịch.
Tại khu vực miền Tây (Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần
Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau): 8 chi nhánh, 6
phòng giao dịch (Ninh Kiều, Thốt Nốt, An Thới).
Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Vũng
Tàu) : 4 chi nhánh và 17 phòng giao dịch.
Trên 2.000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB
đang hoạt động.
812 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union
1.2.4.1.2. Công ty trực thuộc và công ty liên kết
Công ty Chứng khoán ACB (ACBS).
Công ty Quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu
(ACBA).
Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL).
Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu
(ACBD).
Công ty Cổ phần Địa ốc ACB (ACBR).
Công ty thẩm định giá địa ốc Á Châu (AREV)
1.2.4.1.3. Công ty liên doanh :
Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB- SJC (góp vốn thành lập
với SJC).
1.2.4.2. Các sản phẩm dịch vụ:
12
Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt
Nam, ngoại tệ và vàng .
Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh)
bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng.
Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước,
thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền
nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng).
Kinh doanh ngoại tệ và vàng.
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
1.2.4.3. Công nghệ:
ACB là một trong hai ngân hàng đầu tiên ứng dụng công nghệ thông tin để
hiện đại hóa hệ thống của mình, ngay từ những năm cuối thập niên 1990.
ACB bắt đầu trực tuyến hóa các giao dịch ngân hàng từ tháng 10/2001
thông qua hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ (TCBS- The Complete
Banking Solution), có cơ sở dữ liệu tập trung và xử lý giao dịch theo thời
gian thực. ACB là thành viên của SWIFT (Society for Worldwide
Interbank Financial Telecommunication), tức là Hiệp hội Viễn thông Tài
chính Liên ngân hàng Toàn Thế giới, bảo đảm phục vụ khách hàng trên
toàn thế giới trong suốt 24 giờ mỗi ngày. ACB sử dụng dịch vụ tài chính
Reuteurs, gồm Reuteurs Monitor: cung cấp mọi thông tin tài chính và
Reuteurs Dealing System: công cụ mua bán ngoại tệ.
1.2.4.4. Kết quả đạt được trong 2009 :
Lần đầu tiên tại Việt Nam, chỉ có Ngân Hàng Á Châu nhận được sáu giải
thưởng Ngân Hàng tốt nhất Việt Nam.
1.3. TỔNG QUAN PHÒNG THÔNG TIN QUẢN TRỊ
1.3.1. Sự hình thành
Ngày 27 tháng 5 năm 2008. theo quyết định số 1645/TCQĐ-KCN.08 của Chủ
tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Á Châu thành lập Phòng Thông tin
quản trị là đơn vị trực thuộc Khối Khách hàng cá nhân (KHCN). Đến năm
13
2008, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu chuyển Phòng Thông tin
quản trị lên trực thuộc Ban Tổng Giám đốc.
1.3.2. Chức năng
Phòng Thông tin quản trị chịu trách nhiệm nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật,
công nghệ thông tin vào hoạt động của ngân hàng nhằm đơn giản hóa quy
trình hoạt động, nâng cao năng suất lao động và nâng cao hiệu quả quản lý,
bao gồm các chức năng :
Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ thông tin vào hoạt động của ngân hàng.
Xây dựng, vận hành hệ thống MIS.
1.3.3. Nhiệm vụ
1.3.3.1. Nghiên cứu và phát triển
Tổ chức và quản lý quy trình phát triển ứng dụng tin học.
Tham gia tư vấn việc phát triển chương trình.
Tiếp nhận yêu cầu phát triển ứng dụng từ bộ phận vận hành và quản
trị hệ thống.
Tổ chức thực hiện chương trình theo đặc tả của Bộ phận Dự án.
Xây dựng tài liệu kỹ thuật trong quá trình phát triển chương trình.
Chịu trách nhiệm quy hoạch tổng thể việc phát triển ứng dụng, đảm
bảo tính tương thích về kỹ thuật của các ứng dụng khác nhau.
Trong trường hợp Outsource chương trình :
− Xây dựng bảng mô tả yêu cầu kỹ thuật.
− Đề xuất lựa chọn đối tác.
− Giám sát quá trình thực hiện.
− Thực hiện Test và nghiệm thu kỹ thuật.
1.3.3.2. Thực hiện các dự án, áp dụng kỹ thuật công nghệ thông tin
vào hoạt động của ngân hàng.
Cùng làm việc với các bộ phận nghiệp vụ khác để tiếp nhận yêu cầu
của các bộ phận nghiệp vụ.
Xây dựng tài liệu đặc tả nghiệp vụ để thực hiện chương trình quản lý.
Làm việc với bộ phận nghiên cứu và phát triển để diễn đạt yêu cầu
nghiệp vụ để thực hiện chương trình.
Theo dõi tiến độ thực hiện chương trình.
Thực hiện việc test và nghiệm thu thực hiện chương trình.
Tiếp nhận yêu cầu từ phía người sử dụng, bộ phận vận hành để thực
hiện việc nâng cấp, sửa chữa chương trình.
14
Chịu trách nhiệm quy hoạch tổng thể phát triển ứng dụng, đảm bảo
liên thông giữa các ứng dụng và mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất.
Trong trường hợp Outsource chương trình :
− Xây dựng bảng mô tả yêu cầu nghiệp vụ.
− Nghiệm thu nghiệp vụ chương trình.
1.3.3.2.1. Vận hành và quản trị hệ thống
Phối hợp với bộ phận Dự án thực hiện việc nghiệm thu và tiếp
nhận chương trình.
Xây dựng quy trình vận hành hệ thống.
Xây dựng và thực hiện quy trình back – up, phục hồi hệ thống,
đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu và an toàn hệ thống.
Thực hiện việc triển khai tại kênh phân phối, bộ phận nghiệp vụ.
Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng.
Huấn luyện và đào tạo người sử dụng.
Giám sát việc triển khai và tuân thủ của kênh phân phối.
Giám sát việc hoạt động của chương trình, hệ thống server và
database đảm bảo hiệu suất hoạt động hệ thống và nâng cấp hệ
thống kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển.
Vận hành hệ thống.
− Tiếp nhận yêu cầu từ người sử dụng.
− Phân quyền cho người sử dụng
− Kiểm tra tính chính xác của dữ liệu.
1.3.3.3. Xây dựng, vận hành hệ thống MIS :
Xây dựng hệ thống báo cáo MIS quản lý hoạt động ngân hàng.
Tiếp nhận yêu cầu từ các nghiệp vụ để xây dựng
Xây dựng, phát triển hệ thống Datawarwhouse và công cụ (MIS Tool) thực hiện
khai thác dữ liệu.
Xây dựng cổng kiểm tra tính toàn vẹn dữ liệu từ nhiều ứng dụng khác
nhau vào hệ thống Datawarehouse.
Thực hiện việc cập nhật dữ liệu vào hệ thống.
1.3.4. Tổ chức :
Tổ chức phòng Thông tin quản trị bao gồm các bộ phận sau :
Bộ phận nghiên cứu và phát triển
Bộ phận dự án
Bộ phận vận hành và phát triển hệ thống
Bộ phận MIS
15
Sơ đồ tổ chức :
Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức phòng Thông Tin Quản Trị
16
Chương 2. PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG
2.1. Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp
2.1.1. Mục tiêu và đối tượng của phân tích tài chính doanh nghiệp
2.1.1.1. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá
tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đưa ra được
quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá được các hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp từ đó giúp cho những đối tượng quan tâm
đi đến những dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua
đó có quyết định phù hợp với lợi ích của chính họ.
Do nhu cầu về thông tin tài chính rất đa dạng, đòi hỏi phân tích tài chính
phải được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau để từ đó đáp ứng
nhu cầu của của các đối tượng quan tâm. Phân tích tài chính doanh
nghiệp nhằm đáp ứng những mục tiêu sau :
Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong
giai đoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh
lời, khả năng thanh toán và rủi ro trong doanh nghiệp…
Hướng các quyết định của nhà quản lý theo đúng hướng thực tế
của DN, như quyết định về đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận …
Làm cơ sở cho các dự đoán
Công cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động của DN
Như vậy phân tích tài chính là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá
trị kinh tế, đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu của một DN, tìm ra nguyên
nhân chủ quan, khách quan giúp cho nhà quản lý lựa chọn và đưa ra
quyết định phù hợp với thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
2.1.1.2. Đối tượng của phân tích tài chính DN
Tài chính doanh nghiệp là các mối quan hệ phân phối dưới hình thức giá
trị gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp
trong quá trình kinh doanh. Về hình thức tài chính doanh nghiệp phản
17
ánh sự vận động và chuyển hóa của các nguồn lực tài chính trong quá
trình phân phối để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài
chính của doanh nghiệp.
Quá trình vận động và chuyển hóa các nguồn lực tài chính trong tiến trình
phân phối để tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính
doanh nghiệp diễn ra như thế nào, kết quả kinh tế tài chính của sự vận
động và chuyển hóa ra sao, có phù hợp với mục tiêu mong muốn của các
đối tượng quan tâm đến tài chính của doanh nghiệp là đối tượng nghiên
cứu cụ thể của phân tích tài chính doanh nghiệp.
2.1.2. Các vấn đề và chỉ số liên quan khi phân tích tài chính doanh nghiệp
2.1.2.1. Vốn lưu động
2.1.2.1.1. Khái niệm và bản chất
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động
(TSLĐ) của doanh nghiệp.
Trong đó, TSLĐ là những tài sản có thời gian sử dụng tương đối
ngắn ( trong vòng 12 tháng ) và chuyển đổi hình dáng (chuyển đổi
thành tiền ) dễ dàng khi sử dụng. TSLĐ thể hiện ở các khoản mục
như :
Tiền mặt
Chứng khoán đầu tư tài chính ngắn hạn
Khoản phải thu
Hàng tồn kho…
Ví dụ :
Một công ty sản xuất nước sốt cho món mì spaghety sử dụng $100
để mua cà chua, hành, tỏi, hạt tiêu , nhập kho. Một tuần sau, công
ty đã chế biến các thành phần này thành nước sốt và xuất kho. Tuần
sau đó công ty kiểm tra xem hàng đã tới tay khách hay chưa. Như
vậy lượng tiền trị giá $100 đã bị đọng trong vòng hai tuần chính là
vốn lưu động của công ty.
2.1.2.1.2. Phân loại vốn lưu động
18
Để quản lý, sử dụng vốn lưu dộng hiệu quả, thông thường vốn lưu
động được phân loại theo các tiêu thức khác nhau.
Theo hình thái biểu hiện :
Vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán
Vốn bằng tiền: gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang
chuyển, kể cả kim loại quý (Vàng, bạc, đá quý …)
Vốn trong thanh toán: Các khoản nợ phải thu của khách hàng, các
khoản tạm ứng, các khoản phải thu khác…
Vốn vật tư hàng hóa (hay còn gọi là hàng tồn kho) bao gồm nguyên,
nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ lao động, sản
phẩm dở dang và thành phẩm.
Vốn về chi phí trả trước: Là những khoản chi phí lớn hơn thực tế đã
phát sinh có liên quan đến nhiều chu kỳ kinh doanh nên được phân
bổ vào giá thành sản phẩm của nhiều chu kỳ kinh doanh như: chi
phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí thuê tài sản, chi phí nghiên cứu thí
nghiệm, cải tiến kỹ thuật, chi phí xây dựng, lắp đặt các công trình
tạm thời, chi phí về ván khuôn, giàn giáo, phải lắp dùng trong xây dựng cơ bản …
Theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh
doanh.
Theo cách phân loại này vốn lưu động được chia thành 3 loại:
Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất : Bao gồm giá trị các
khoản nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực, phụ
tùng thay thế, công cụ, dụng cụ lao động nhỏ.
Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Bao gồm giá trị sản phẩm dở
dang và vốn về chi phí trả trước.
Vốn lưu động trong khâu lưu thông : Bao gồm giá trị thành phẩm,
vốn bằng tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán
19
ngắn hạn, cho vay ngắn hạn …) các khoản vốn trong thanh toán
(các khoản phải thu, tạm ứng …)
2.1.2.2. Vốn lưu động ròng
Vốn lưu động ròng: là giá trị của tài sản lưu động được tài trợ bởi nguồn
vốn dài hạn, là khoản tiền mà DN giữ lại cho các hoạt động ngắn hạn.
Công thức :
VLĐ ròng = TSLĐ - Nợ ngắn hạn. = Nguồn dài hạn - tài sản dài hạn
Nếu VLĐ ròng < 0, tức là có một phần nợ ngắn hạn dùng tài trợ cho tài
sản dài hạn, như vậy rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến mất khả năng thanh toán.
2.1.2.3. Chu kỳ vốn lưu động của DN :
Trong một doanh nghiệp hoạt động tài chính và hoạt động kinh doanh có
liên quan mật thiết với nhau. Một cách đơn giản, giả sử một DN mới
thành lập dùng nguồn tiền từ vốn chủ sở hữu và từ các nhà cho vay để
mua sắm tài sản, máy móc thiết bị sẵn sàng hoạt động. Để có thể hoạt
động được, công ty dùng tiền mua nguyên vật liệu và thuê mướn nhân
công, với những yếu tố đầu vào này DN tiến hành sản xuất ra sản phẩm
và được tạm thời lưu giữ trong kho. Như vậy, vốn bằng tiền của DN giờ
đây đã trở thành tài sản vật chất ( hàng hóa ) ở trong kho. Khi DN bán
sản phẩm, tài sản vật chất lúc bấy giờ sẽ được chuyển trở lại thành tiền
tệ. Nếu bán hàng thu tiền mặt ngay thì kết thúc một chu kỳ kinh doanh
tại đây, nếu chưa thu được tiền thì chu kỳ sẽ kết thúc sau đó khi tiền
trong tài khoản phải thu đã được thanh toán. Đây chỉ là sự vận động đơn
giản từ tiền sang hàng, tới khoản phải thu và quay trở lại thành tiền trong
chu kỳ hoạt động kinh doanh của DN.
Sơ đồ chu kỳ vốn lưu động :
Hình 2.1 Sơ đồ chu kỳ vốn lưu động
20
2.1.2.4. Nhu cầu vốn lưu động
Là lượng vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp cần phải tài trợ cho một phần tài
sản lưu động như các khoản phải thu, hàng tồn kho, tiền mặt …
Mức độ an toàn của tài sản lưu động phụ thuộc vào mức độ VLĐ thường
xuyên. Khi phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản
xuất kinh doanh ta cần tính toán và so sánh giữa nguồn vốn và tài sản.
Khi nguồn vốn dài hạn < TSCĐ hoặc TSLĐ < nguồn vốn ngắn hạn có
nghĩa là nguồn VLĐ < 0, nguồn vốn dài hạn không đủ đầu tư cho TSCĐ,
DN phải đầu tư một phần nguồn vốn ngắn hạn, TSLĐ không đáp ứng đủ
nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của DN mất thăng
bằng, DN phải dùng một phần TSCĐ để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn
21
trả. Trong trường hợp này, giải pháp của DN là tăng cường huy động vốn
ngắn hạn hợp pháp hoặc giảm quy mô đầu tư dài hạn hoặc thực hiện đồng
thời cả hai phương pháp.Khi nguồn vốn dài hạn > TSCĐ hoặc TSLĐ >
nguồn vốn ngắn hạn có nghĩa là nguồn VLĐ > 0, nguồn vốn dài hạn dư
thừa sau khi đầu tư TSCĐ, phần dư thừa đó đầu tư vào TSLĐ. Đồng thời,
TSLĐ > nguồn vốn ngắn hạn do đó khả năng thanh toán của DN tốt.
VLĐ = 0 có nghĩa nguồn vốn dài hạn đủ tài trợ cho TSCĐ, TSLĐ đủ để
thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính của DN như vậy là
lành mạnh.
2.1.2.5. Các chỉ số tài chính liên quan
2.1.2.5.1. Vòng quay vốn lưu động (A)
Công thức :
A =
Trong đó:
Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Các
khoản giảm trừ.
Các khoản giảm trừ bao gồm :
Chiết khấu thương mại
Giảm giá hàng bán
Hàng bán bị trả lại
Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, Thuế giá trị gia
tăng nếu tính theo phương pháp trực tiếp.
Tỷ số này đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, thể hiện
vốn lưu động có đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của DN có
diễn ra liên tục, hiệu quả hay không. Tỷ số này càng cao thì hiệu
quả đồng vốn đem lại càng cao.
Hệ số này còn thể hiện được rằng : muốn tạo ra một đồng doanh thu
thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động.
2.1.2.5.2. Hệ số lãi ròng/Vốn chủ sở hữu (ROE – Return On
Equity )
Công thức :
22
ROE =
EAT : Earning After Tax
Đây là thước đo để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo
được bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROE càng cao chứng tỏ DN sử
dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là DN cân đối một
cách hài hòa giữa vốn cổ đông và vốn đi vay để khai thác lợi thế
cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy
mô.
Khi tính toán được tỷ lệ này, các nhà đầu tư có thể đánh giá :
ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, vậy khi DN có
khoản vay ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông,
thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng.
ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì chúng ta phải đánh giá
xem DN đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh
trên thị trường chưa để có thể đánh giá DN này có thể tăng tỷ
lệ ROE trong tương lai hay không.
2.1.2.5.3. Hệ số lãi ròng/Tổng tài sản (ROA – Return on Total
Assets)
Công thức :
ROA =
EAT lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tài sản lấy từ
bảng cân đối kế toán, tài sản tính ở đây là giá trị tài sản bình quân.
ROA sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về các khoản lãi được tạo ra
từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản) hay hiệu quả của việc
chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận. ROA đối với các DN cổ phần
có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh.
23
Do đó nên so sánh ROA của mỗi DN qua các năm và so giữa các
DN tương đồng nhau.
Chỉ số này để đánh giá một đồng tài sản bỏ ra thì tạo được bao
nhiêu đồng lợi nhuận.
2.1.2.5.4. Thời gian dự trữ tiền mặt (X) :
Công thức :
X =
Đơn vị : Ngày
Hệ số này cho biết thời gian bình quân DN dự trữ tiền mặt để phục
vụ thanh toán các chi phí phát sinh năm hiện tại và năm dự kiến.
Trong công thức tính trên :
Giá vốn = Doanh thu * (Tỷ lệ giá vốn trên doanh thu)
Tiền mặt bình quân =
2.1.2.5.5. Vòng quay các khoản phải thu (Y) :
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu
hàng hóa hoặc dịch vụ.
Do đó, vòng quay khoản phải thu là một chỉ số cho thấy tính hiệu
quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các
bạn hàng. Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp
được khách hàng trả nợ càng nhanh. Nhưng nếu so sánh với các
doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số này vẫn quá cao thì có thể
doanh nghiệp sẽ bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ chuyển
sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời
gian tín dụng dài hơn. Và như vậy doanh nghiệp chúng ta sẽ bị sụp
giảm doanh số. Khi so sánh chỉ số này qua từng năm, nhận thấy sự
sụt giảm thì rất có thể là doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc
thu nợ từ khách hàng và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số
đã vượt quá mức.
Công thức :
24
Y =
Đơn vị : Lần
Trong đó:
=
( CK : cuối kỳ, ĐK : đầu kỳ, TB : trung bình)
2.1.2.5.6. Thời gian thu hồi các khoản phải thu (Z) :
Tương tự như vòng quay các khoản phải thu, chỉ số này cho chúng
ta biết về số ngày trung bình mà doanh nghiệp thu được tiền của
khách hàng từ khi bán hàng hóa, dịch vụ.
Z =
Đơn vị : Ngày
2.1.2.5.7. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho:
Hàng tồn kho là những tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất
kinh doanh bình thường, đang trong quá trình sản xuất kinh doanh
dở dang, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được dùng để tham gia
vào quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
Như vậy trong doanh nghiệp, hàng tồn kho bao gồm :
Hàng hoá mua để bán : Hàng hoá tồn kho, hàng mua đang đi
đường, hàng gửi bán, hàng gửi đi gia công chế biến
Thành phẩm : Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán
Sản phẩm dở dang : Sản phẩm chưa hoàn thành hoặc sản
phẩm hoàn thành nhưng chưa làm thủ tục nhập kho.
Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho : đã mua đang
đi trên đường hoặc gửi đi gia công chế biến
Chi phí dịch vụ dở dang
25
Các khoản phải
thu TB