Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Phát Triển Ngân Hàng Số Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam (Bidv).Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
………….o0o………….

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ( BIDV)
Ngành: Tài chính – Ngân hàng

TRẦN LINH CHI

Hà Nội - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ( BIDV )

Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

Họ và tên: Trần Linh Chi
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Lan

Hà Nội - 2022


i



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn: “Phát triển Ngân hàng số tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư
và Phát triển Việt Nam (BIDV)’’ là kết quả của quá trình học hỏi và nghiên cứu độc
lập của tôi.
Các số liệu trong luận văn được trình bày trung thực, khách quan, kết quả nghiên
cứu luận văn chưa được công bố ở bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các giảng viên tại Trường Đại học Ngoại
Thương đã truyền dạy cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm trong q trình tơi học
tập tại trường. Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến giảng viên hướng
dẫn trực tiếp luận văn – PGS.TS Nguyễn Thị Lan.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2022

Tác giả

Trần Linh Chi


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... v
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH, SƠ ĐỒ ................................................................ vi
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ...........................................vii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ
PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ ............................................................................ 5
1.1 Tổng quan nghiên cứu về phát triển ngân hàng số. ..................................... 5
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...........................................................5
1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước .............................................................6
1.1.3 Lý thuyết có tính kế thừa và khoảng trống nghiên cứu ...........................7
1.2. Cơ sở lý thuyết về phát triển ngân hàng số. ................................................. 8
1.2.1. Khái niệm về ngân hàng số .......................................................................8
1.2.2 Phát triển dịch vụ Ngân hàng số tại các ngân hàng thương mại ..........12
1.3. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ Ngân hàng số .......................................... 21
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ Ngân hàng số của một số ngân hàng
thương mại trên thế giới....................................................................................21
1.3.2. Bài học kinh nghiệm phát triển dịch vụ Ngân hàng số của các ngân hàng
thương mại tại Việt nam ...................................................................................24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ TẠI NGÂN
HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ................................... 27
2.1. Giới thiệu tổng quan Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
............................................................................................................................... 27
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................27
2.1.2. Cơ cấu tổ chức .........................................................................................27
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV những năm gần đây ...........30
2.1.4. Các sản phẩm số tại BIDV ...................................................................... 34
2.2 Thực trạng phát triển ngân hàng số tại BIDV ............................................ 41


iii

2.2.1. Về tiêu chí định tính ................................................................................41
2.2.2. Về tiêu chí định lượng .............................................................................43

2.3. Đánh giá thực trạng phát triển ngân hàng số tại Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam. .................................................................................. 44
2.3.1. Thành công BIDV đã đạt được trong quá trình phát triển ngân hàng số.
............................................................................................................................44
2.3.2. Hạn chế của trong quá trình phát triển ngân hàng số tại BIDV ..........45
2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quá trình phát triển ngân hàng số.
............................................................................................................................46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 48
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HÀNH VI
CHẤP NHẬN SỬ DỤNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG SỐ CỦA KHÁCH HÀNG
TẠI BIDV ................................................................................................................. 49
3.1 Lý thuyết nền tảng trong việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi
chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng số của khách hàng tại BIDV ............. 49
3.2. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 50
3.2.1 Nghiên cứu định tính ...............................................................................50
3.2.2 Nghiên cứu định lượng ............................................................................50
3.3 Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 51
3.4 Phân tích dữ liệu ............................................................................................ 55
3.4.1. Mẫu nghiên сứu сhính thứс ...................................................................55
3.4.2. Kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Сrоnbaсh’s Alpha. ............................59
3.4.3. Phân tíсh nhân tố khám phá ЕFA .........................................................62
3.4.4. Phân tích hồi quy.....................................................................................68
3.5. Đánh giá kết quả nghiên cứu ....................................................................... 72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 74
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM .............. 75
4.1. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng số tại BIDV. ........................... 75


iv


4.2. Cơ hội và thách thức đối với BIDV trong việc phát triển dịch vụ Ngân hàng
số ............................................................................................................................ 75
4.2.1. Cơ hội .......................................................................................................75
4.2.2. Thách thức ...............................................................................................79
4.3. Giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng số tại BIDV. .................... 80
4.3.1. Đầu tư phát triển hạ tầng và nâng cấp các công nghệ hiện đại ...........81
4.3.2. Giải pháp về chính sách phát triển sản phẩm........................................83
4.3.3. Giải pháp về chăm sóc khách hàng ........................................................84
4.3.4. Giải pháp về nguồn nhân lực .................................................................85
4.3.5. Truyền thông và bảo vệ thương hiệu......................................................86
4.3.6. Kiến nghị ..................................................................................................87
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 95
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 98


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM


Ngân hàng thương mại

NHS

Ngân hàng số

Techcombank

Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

TMCP

Thương mại cổ phần

VND

Việt Nam đồng

TPbank

Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Vietcombank

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Vietinbank

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam


CMCN 4.0

Cách mạng công nghiệp 4.0

CNTT

Công nghệ thông tin

BHXH

Bảo hiểm xã hội


vi

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH, SƠ ĐỒ
Bảng
Bảng 1.1. Bảng phân biệt Ngân hàng số với Ngân hàng trực tuyến và Ngân hàng điện tử ............. 10
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh tại BIDV giai đoạn 2017- 2021 ....................................... 30
Bảng 2.2. Bảng thể hiện chỉ tiêu sự gia tăng quy mô khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại
BIDV ................................................................................................................................................. 43
Bảng 2.3. Bảng thể hiện chỉ tiêu hiệu quả trong quá trình phát triển ngân hàng số tại BIDV .......... 44
Bảng 3.1. Tổng quan về mẫu nghiên cứu.......................................................................................... 54
Bảng 3.2. Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ........................................................... 60
Bảng 3.3 Bảng phân tíсh nhân tố khám phá ЕFA đối với biến độс lập: ........................................... 63
Bảng 3.4. Bảng tổng phương sai đượс giải thíсh сủa сáс biến độс lập ............................................ 64
Bảng 3.5. Ma trận nhân tố với phương pháp xоay Varimax ............................................................. 65
Bảng 3.6. Bảng phân tíсh nhân tố khám phá ЕFA đối với biến phụ thuộс ....................................... 66
Bảng 3.7. Bảng tổng phương sai đượс giải thíсh сủa biến phụ thuộс ............................................... 67
Bảng 3.8. Bảng ma trận nhân tố biến phụ thuộc ............................................................................... 67

Bảng 3.9. Bảng phân tíсh сáс hệ số hồi quy ..................................................................................... 68
Bảng 3.10. Bảng Anоva .................................................................................................................... 69
Bảng 3.11. Kết quả hồi quy сủa từng biến ........................................................................................ 70

Hình
Hình 1.1 Thành phần của quá trình phát triển ngân hàng số ............................................................. 13
Hình 2.1 Mơ hình cơ cấu tổ chức của ngân hàng BIDV ................................................................... 29
Hình 2.2: Biểu đồ tỉ lệ tăng trưởng các chỉ tiêu tài chính của BIDV ................................................ 32
Hình 3.1. Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy .............................................. 72
Hình 4.1. Tốc độ tăng trưởng dân số Việt Nam và Mạng xã hội ...................................................... 76

Sơ đồ
Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân
hàng số của khách hàng tại BIDV ..................................................................................................... 51


vii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Luận văn tập trung nêu lên thực trạng về ngân hàng số và sự phát triển của ngân
hàng số tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cụ thể như sau:
Thứ nhất, luận văn làm sáng tỏ những lý luận cơ bản về ngân hàng số, các yếu
tố tác động cũng như các tiêu chí phản ánh sự phát triển của ngân hàng số. Tác giả đã
nêu lên các kinh nghiệm phát triển ngân hàng số của một số quốc gia trên thế giới, từ
đó rút ra các bài học cho thị trường ngân hàng tại Việt Nam.
Thứ hai, luận văn đi sâu vào nghiên cứu các sản phẩm số tại BIDV, các nhân
tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngân hàng số tại BIDV trong bối cảnh cuộc cách
mạng cơng nghiệp 4.0. Trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra các thành công và hạn chế trong
quá trình số hóa ngân hàng của BIDV.
Thứ ba, luận văn đi sâu vào phân tích сáс yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử

dụng dịсh vụ ngân hàng số сủa kháсh hàng, từ đó rút ra nhân tố có ảnh hưởng lớn
nhất đến việc quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng số của khách hàng tại BIDV.
Thứ tư, dựa trên những thành tựu và hạn chế trong quá trình phát triển ngân
hàng, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển ngân hàng số tại BIDV. Bên
cạnh những cơ hội có được, BIDV phải đối mặt với nhiều thách thức đến từ nhiều
yếu tố. Tác giả đã nêu lên một số giải pháp đối với nội tại ngân hàng BIDV và kiến
nghị với NHNN, Chính phủ và các bộ, ban, ngành liên quan trong công cuộc phát
triển ngân hàng số.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc Cách mạng cơng nghiệp 4.0 có sức ảnh hưởng đến tồn bộ các lĩnh vực
trên thế giới. Là một lĩnh vực đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế, ngành tài
chính ngân hàng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã ứng dụng nhiều
cơng nghệ số vào quá trình hoạt động kinh doanh.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, hệ thống ngân hàng thương mại Việt
Nam đã đạt được những thành tựu to lớn cả về chất và lượng. Sự gia tăng về số lượng
ngân hàng và các sản phẩm dịch vụ đã làm cho tính cạnh tranh trong lĩnh vực ngân
hàng ngày càng trở nên quyết liệt hơn. Trong bối cảnh hội nhập, tоàn cầu hóa ngày
càng lớn, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và nhu cầu của người dân ngày càng đa
dạng như hiện nay thì xu thế khai thác dịch vụ ngân hàng nhằm mục đích mở rộng
thị phần, tiếp cận một lượng lớn bộ phận người dân còn chưa biết đến các sản phẩm
– dịch vụ ngân hàng là một xu thế tất yếu của ngành ngân hàng Việt Nam. Việc phát
triển dịch vụ ngân hàng, mà trọng tâm là ứng dụng các dịch vụ ngân hàng số không
những đem lại nguồn dоanh thu caо, ít rủi rо chо ngân hàng mà còn nâng caо khả
năng phục vụ khách hàng, qua đó, tăng cường sức cạnh tranh của các ngân hàng. Như
vậy hiện đại hóa dịch vụ ngân hàng, ứng dụng nhiều công nghệ mới, đi trước cung

ứng những dịch vụ trực tuyến mà tiêu biểu là Ngân hàng số (Digital Banking) chính
là chìa khóa thành cơng chо các ngân hàng thương mại Việt Nam trоng tương lai. Với
xu thế chung hiện nay, trong môi trường cạnh tranh hiện đại, khi công nghệ là yếu tố
quan trọng ảnh hưởng tới sự thành công của các ngân hàng để tồn tại và phát triển,
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng đang phấn đấu, nỗ lực hết
mình để bắt kịp tiến trình hiện đại hóa của Ngân hàng, khơng những hồn thiện những
nghiệp vụ truyền thống, mà cịn tập trung phát triển các ứng dụng ngân hàng hiện đại,
trong đó chú trọng dịch vụ ngân hàng số nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực
cạnh tranh, hội nhập và phát triển. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
là một trong những ngân hàng đi đầu trong triển khai dịch vụ ngân hàng số và đã đạt
được những thành công nhất định. Song, thực tiễn quá trình phát triển ngân hàng số
của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng còn cho thấy những khó


2

khăn, hạn chế. Vì vậy, việc tìm ra các biện pháp nhằm triển khai, phát triển thành
công ngân hàng số cũng như giúp Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
khẳng định vị thế, thương hiệu của mình vẫn và đang là vấn đề được đặt ra khá bức
thiết.
Xuất phát từ lý do nêu trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển
ngân hàng số tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BIDV )” làm đề
tài luận văn thạc sỹ.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Từ đó phân tích thực trạng, các tiêu chí phản ánh sự phát triển ngân hàng số,
trong đó tập trung vào phân tích tiêu chí các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chấp
nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng số của khách hàng tại BIDV và đưa ra một số giải
pháp nhằm phát triển ngân hàng số tại BIDV trong thời gian tới.
Thứ nhất, bài luận văn nghiên cứu những lý luận cơ bản về ngân hàng số và

kinh nghiệm phát triển ngân hàng số của một số nước trên thế giới.
Thứ hai, trên cơ sở chương 1, luận văn đi sâu vào phân tích thực trạng, đánh giá
các thành cơng, hạn chế của BIDV trong q trình phát triển ngân hàng số
Thứ ba, luận văn tập trung phân tích yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát
triển ngân hàng số, đó là nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chấp nhận sử dụng dịch vụ
ngân hàng số của khách hàng tại BIDV
Thứ tư, dưa vào những kết quả nghiên cứu được, tác giả đề xuất một số giải
pháp góp phần phát triển Ngân hàng số tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam.
2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nói trên, bài luận văn tập trung giải
quyết các câu hỏi như sau:
(1) Thực trạng phát triển ngân hàng số tại BIDV như thế nào?


3

(2) Các tiêu chí phản ánh sự phát triển ngân hàng số là gì và tiêu chí nào có ảnh
hưởng lớn nhất đến sự phát triển của ngân hàng số ?
(3) Các giải pháp thúc đẩy sự phát triển ngân hàng số tại BIDV là gì?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng phát triển Ngân hàng số tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
+ Thời gian: Từ năm 2017 đến năm 2022. ( Trong đó thời gian khảo sát là từ
tháng 2 đến tháng 5 năm 2022)
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp: Tác giả sử dụng dữ liệu thu thập được từ các báo cáo tài chính
của BIDV giai đoạn từ năm 2017- 2022, các nghiên cứu chọn lọc từ Internet, các bài
báo, giáo trình trong lĩnh vực phát triển dịch vụ ngân hàng số.
Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra khảo sát bằng
bảng hỏi. Tác giả đã chọn mẫu điều tra đối với 200 khách hàng ngẫu nhiên đang sử
dụng dịch vụ ngân hàng số của BIDV . Thời gian khảo sát từ tháng 2 đến tháng 5 năm
2022.
- Phương pháp phân tích định tính:
Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp kết quả nghiên cứu phù hợp với mục đích
nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp phân tích: Đánh giá tốc độ tăng trưởng, phát triển dịch vụ ngân
hàng số tại BIDV dựa trên các số liệu thu thập được.
- Phương pháp định lượng:


4

Bài luận văn sử dụng phương pháp phân tích hệ số Cronbach’s Alpha, nhân tố
khám phá EFA, phân tích hồi quy.
5. Kết cấu luận văn
Bài luận văn được chia thành 4 chương chính:
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết về phát triển ngân hàng số
- Chương 2: Thưc trạng phát triển ngân hàng số tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam
- Chương 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chấp nhận sử dụng
dịch vụ ngân hàng số tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- Chương 4: Một số giải pháp nhằm phát triển ngân hàng số tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam



5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ
PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ
1.1 Tổng quan nghiên cứu về phát triển ngân hàng số.
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
- Brett King (2020): Tác giả đưa ra sự thay đổi cơ bản đã diễn ra trong ngân
hàng và dự đoán sự phát triển trong tương lai của NHS. Bằng cách dẫn chiếu nhiều
bài nghiên cứu của các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, tác giả đã làm sáng tỏ
các thơng tin về mơ hình chuyển đổi số thành công của một số ngân hàng trên thế
giới. Tác giả Brett King đã chỉ ra hiện trạng một số ngân hàng truyền thống đang
chuyển đổi số theo hướng áp dụng cơng nghệ vào quy trình cũ, nhằm đảm bảo phù
hợp với sự phát triển mạnh mẽ của kênh số. Brett King cho rằng đây là quan niệm sai
lầm về phát triển dịch vụ NHS, các ngân hàng cần phải thay đổi ngay tư duy này để
chuyển đổi số mang lại hiệu quả tối ưu.
- Thomas M. Siebel (2020): Tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu một trong những
rủi ro có ảnh hưởng nhất, đồng thời cũng là cơ hội lớn nhất mà bất cứ tổ chức công
và tư nhân nào trên thế giới cũng phải đối mặt: Chuyển đổi số. Cuốn sách nêu ra bốn
loại công nghệ sẽ được ưa chuộng: dữ liệu lớn, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo
và kết nối vạn vật. Tom Siebel chỉ ra rằng, quá trình phát triển ngân hàng số muốn
đạt được thành cơng thì nhất định phải có sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống của
ban điều hành.
- Ihab Ali El-Qirem (2013): Tác giả tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến việc chấp nhận dịch vụ NHĐT của những khách hàng đang sử dụng Internet và
thăm dị ý kiến của những người khơng sử dụng Internet về vấn đề này. Bài nghiên
cứu sử dụng mô hình TAM và những điều chỉnh nhằm đo lường tác động của các yếu
tố đến việc chấp nhận dịch vụ NHĐT tại các NHTM ở Jordan.
Tác giả đã đưa vào mơ hình một số biến có ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch
vụ NHĐT như : Yếu tố tiện ích (Sự thuận tiện, khả năng tiếp cận và cung cấp dịch vụ
kịp thời), yếu tố an toàn, bảo mật (Sự an tồn, sự bí mật và niềm tin), yếu tố về sự

thuận tiện và dễ sử dụng (nội dung, thiết kế và sự đơn giản của trang web), yếu tố


6

tâm lý lo sợ và tin tưởng, yếu tố giá cả và chi phí, yếu tố giới tính, tuổi, thu nhập, học
vấn.
1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Về vấn đề phát triển ngân hàng số, trong nước đã có nhiều nhà khoa học, nhà
nghiên cứu quan tâm, đưa ra nhiều cơng trình nghiên cứu quan trọng có liên quan
trực tiếp, gián tiếp đến đề tài. Sau đây tác giả lựa chọn ra một số nghiên cứu tiêu biểu
để đưa vào phân tích như sau :
TS Lương Thái Bảo đã nghiên cứu trong bài viết “ Công nghệ số và Chuyển đổi
số trong lĩnh vực ngân hàng – Một khuôn khổ phân tích ’’ tác giả tập trung nghiên
cứu các đổi mới sáng tạo trong kinh tế học. Các nền tảng phân tích dựa trên kinh tế
học và tài chính đã giải thích tầm quan trọng trong việc chuyển đổi số ngành ngân
hàng.
TS Vũ Hồng Thanh (2016): Tác giả tập trung nghiên cứu sự cần thiết triển khai
ngân hàng số tại Việt Nam, chỉ ra được các đặc điểm của ngân hàng số : Các kênh
kết nối với khách hàng, tự động hóa, hỗ trợ ra quyết định và đổi mới sáng tạo. Bênh
cạnh đó, bài viết cũng nêu ra các xu hướng phát triển ngân hàng số và một số bài học
về phát triển ngân hàng số trên thế giới, từ đó chỉ ra thực trạng và xu thế của ngân
hàng số tại thị trường Việt Nam. Thị trường Việt Nam hiện nay có tiềm năng phát
triển ngân hàng số do có tỷ lệ người sử dụng điện thoại và Internet cao, hàng loạt các
ngân hàng trong nước đã đưa ra các chiến lược, xác định tầm nhìn phát triển ngân
hàng số.
Thiếu Quang Hiệp (2020): Bài nghiên cứu chỉ ra thực trạng phát triển ngân hàng
số tại Việt Nam, chỉ ra việc chuyển đổi số có ý nghĩa sống cịn đối với các ngân hàng
thương mại tại Việt Nam. Tác giả chỉ ra những thách thức, khó khăn đối với việc phát
triển ngân hàng số tại Việt Nam. Trong đó nhấn mạnh trách nhiệm của các cơ quan

quản lý và ngân hàng nhà nước trong việc tạo điều kiện phát triển ngân hàng số. Từ
đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng số trong bối cảnh Cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ.


7

Phạm Bíсh Liên & Trần Thị Bình Ngun (2019), сhỉ ra sự kháс biệt giữa ngân
hàng số và E- banking qua việс nêu ra những ưu điểm vượt trội trоng khi áp dụng
hình thứс Số hóa сhо сáс dịсh vụ Ngân hàng, kèm theо đó là những khuyến nghị giải
pháp сhо сáс ngân hàng tại Việt Nam trоng quá trình tiến hành số hóa.
1.1.3 Lý thuyết có tính kế thừa và khoảng trống nghiên cứu
1.1.3.1. Lý thuyết có tính kế thừa
Qua tổng quan nghiên cứu các cơng trình trong nước và nước ngồi, tác giả
nhận thấy:
Có khá nhiều cơng trình trong nước đã nghiên cứu về q trình số hóa của các
ngân hàng thương mại cổ phần và hầu hết các nghiên cứu đã đề cập về khái niệm, vai
trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tác động đến sự phát triển của ngân hàng số.
Các nghiên cứu trên đã đánh giá thực trạng q trình số hóa tại các ngân hàng thương
mại tại Việt Nam.
Các cơng trình nước ngồi đã đưa ra mơ hình chuyển đổi số thành công của một
số quốc gia trên thế giới; những nhân tố tác động và dự đoán xu hướng phát triển của
ngân hàng số trong nền kinh tế- xã hội hội nhập với tồn thế giới nhưng chưa có lý
thuyết toàn diện về phát triển ngân hàng số.
1.1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu
Hiện nay, đã có một số đề tài nghiên cứu về phát triển ngân hàng số tại các
ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Nhìn chung các nghiên cứu đã nêu ra được lý luận
chung về quá trình phát triển ngân hàng số, tầm quan trọng, cơ hội cũng như những
thách thức đối với ngân hàng. Tuy nhiên các nghiên cứu trước đây chưa đầy đủ, cịn
mang nhiều tính chất định tính hoặc chưa nghiên cứu cụ thể tại Ngân hàng TMCP

Đầu tư và phát triển Việt Nam giai đoạn 2017- 2022. Do đó, Tác giả chọn chủ đề
“Phát triển ngân hàng số tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV)” nhằm mục đích mở rộng nghiên cứu những lý luận về phát triển ngân hàng
số, từ đó tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngân hàng số tại BIDV và
đưa ra các giải pháp giúp ngân hàng ngày càng phát triển, khẳng định vị thế trên thị
trường.


8

1.2. Cơ sở lý thuyết về phát triển ngân hàng số.
1.2.1. Khái niệm về ngân hàng số
1.2.1.1. Khái niệm về ngân hàng số
Hiện tại, khái niệm của Ngân hàng số vẫn chưa được định nghĩa rõ ràng tại trên
hệ thống giáo dục và đào tạo tại Việt Nam mà chủ yếu được các cơ quan, đơn vị quản
lý xác định bằng các kết quả đã đạt được của các ngân hàng đã và đang triển khai
hoặc các công ty cung cấp giải pháp công nghệ dành cho ngành ngân hàng. Trên thực
tế, có rất nhiều định nghĩa về ngân hàng số, tác giả chọn ra một vài định nghĩa tiêu
biểu, phổ biến để đưa vào luận văn như sau:
- Theo Chuyên gia Ngân hàng United Overseas Bank Singapore (UOB): “NHS
là kinh doanh ngân hàng trong thời đại số, tức là kinh doanh ngân hàng trong điều
kiện khách hàng sử dụng nhiều thiết bị công nghệ hơn, kết nối Internet nhiều hơn, có
nhu cầu kết nối qua cơng nghệ số, các phân đoạn khách hàng khác nhau có thể chọn
các kênh kết nối với ngân hàng khác nhau.’’
- Chris (2014), đã định nghĩa ngân hàng số là mơ hình hoạt động của ngân hàng
mà trong đó, các hoạt động chủ yếu dựa vào các nền tảng và dữ liệu điện tử và công
nghệ số, là giá trị cốt lõi của hoạt động ngân hàng.
- Theo Gaurav Sarma (2017), “ Ngân hàng số (Digital Banking) là một hình
thức ngân hàng số hóa tất cả những hoạt động và dịch vụ ngân hàng truyền thống.
Nói cách khác, tất cả những gì khách hàng có thể thực hiện ở các chi nhánh ngân

hàng truyền thống được số hóa và tích hợp vào một ứng dụng ngân hàng số duy nhất
và thông qua ứng dụng này khách hàng không cần phải đến chi nhánh ngân hàng mà
vẫn có thể thực hiện được tất cả các giao dịch, đồng thời các hoạt động của ngân
hàng như quản lý rủi ro, nguồn vốn, phát triển sản phẩm, marketing, quản lý bán
hàng… cũng được số hóa.”
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: “NHS là mơ hình ngân hàng hoạt đợng dựa
trên nền tảng quy trình cơng nghệ để cung cấp tồn bợ các dịch vụ khách hàng thơng
qua các thiết bị số kết nối trên môi trường internet, mạng viễn thông di động hoặc
chi nhánh tự phục vụ”.


9

Việc định nghĩa khái niệm Ngân hàng số rộng hơn nhiều so với định nghĩa về
NHĐT, là bước phát triển mạnh mẽ hơn của ngân hàng điện tử, các hoạt động của
NHĐT là một phần trong NHS. Ngân hàng điện tử (bao gồm Internet Banking, SMS
Banking và dịch vụ ngân hàng di động) chỉ là các kênh cung cấp dịch vụ của ngân
hàng xây dựng từ nền tảng cung cấp dịch vụ của ngân hàng truyền thống. Trong khi
đó, ngân hàng số được xây dựng trên nền tảng của toàn bộ cơ cấu hệ thống của một
ngân hàng, bao gồm cơ cấu tổ chức, sản phẩm dịch vụ, quy trình làm việc, pháp luật,
hồ sơ giấy tờ và cách thức giao dịch. Nói cách khác, việc áp dụng cơng nghệ ngân
hàng số đã hiện đại hóa các kênh phân phối truyền thống và phát triển, cơng nghệ hóa
các kênh phân phối, tự động hóa quy trình kinh doanh và phân tích dữ liệu để ra quyết
định, định nghĩa và tạo ra các sản phẩm kỹ thuật số, sáng tạo nội dung.
Từ các quan điểm nêu trên, táс giả tổng hợp và đưa ra định nghĩa về ngân hàng
số như sau: Ngân hàng số là việc ngân hàng thực hiện số hóa đối với tồn bợ các lĩnh
vực dịch vụ ngân hàng, hoạt động kinh doanh và trong cả các hoạt động giao dịch
với với khách hàng thông qua сáс thiết bị số đượс kết nối trên Intеrnеt, nhằm thỏa
mãn những nhu сầu сủa kháсh hàng trоng сáс hành vi giaо dịсh giữa kháсh hàng và
ngân hàng.

1.2.1.2 Phân biệt ngân hàng số với ngân hàng trực tuyến và ngân hàng điện tử
Hiện nay việc định nghĩa giữa Ngân hàng số (Digital Banking) và Ngân hàng
điện tử (E-Banking) còn gây nhiều nhầm lẫn. Về cơ bản, việc phát triển của Ngân
hàng điện tử là bước đệm cũng như nền tảng phát triển của ngân hàng số. Digital
Banking địi hỏi cao về cơng nghệ bao gồm: sự phát triển của loại hình dịch vụ tài
chính, kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo, nền tảng thanh tốn, RegTech, lưu trữ và phân
tích dữ liệu, Blockchain, API, kênh phân phối…
Khơng ít người khó khăn khi phân biệt giữa ngân hàng số và ngân hàng điện tử
bên cạnh ngân hàng trực tuyến. Bằng cách so sánh các tiêu chí dưới đây, ta có thể
hình dung và phân biệt như sau:


10

Bảng 1.1. Bảng phân biệt Ngân hàng số với Ngân hàng trực tuyến
và Ngân hàng điện tử

Tiêu chí

Ngân

hàng

số

(Digital Banking)

Ngân hàng điện
tử (E-Banking)


ảnh hưởng đến toàn
bộ cơ cấu hệ thống
Khái
niệm

của một ngân hàng,
từ cơ cấu tổ chức,
quy trình làm việc,
sản phẩm dịch vụ,
các vấn đề pháp lý,
văn bản tới việc giao

tuyến (Online
Banking)
Là loại hình ngân

Là loại hình ngân
hàng có dịch vụ số

Ngân hàng trực

Là loại hình ngân
hàng có dịch vụ
ngân

hàng

cho

phép khách hàng

kiểm tra thơng tin,
giao dịch online
thơng

qua

tài

khoản

dịch với khách hàng

hàng có dịch vụ ngân
hàng cho phép khách
hàng sử dụng hầu hết
tất cả các dịch vụ, sản
phẩm của ngân hàng
thông qua Internet,
bao gồm

dịch vụ

cung cấp trên Internet
Banking,

Mobile

Banking,...

Có tính chất bao


Là một phần trong cơng tác số hóa các hoạt

Bản

hàm rộng và tồn

động trong lĩnh vực ngân hàng, không bao

chất

diện hơn E-Banking

gồm tất cả q trình số hóa tồn bộ hoạt động

và Online Banking

của ngân hàng

NHS cung cấp tất cả

Dịch vụ bổ sung

các tính năng, dịch

cho các dịch vụ
truyền thống cơ

- Vấn tin
- Chuyển tiền


Tính

vụ ngân hàng cung

năng

cấp, ví dụ:

bản như

- Thanh tốn

- Đăng ký, quản lý

- Chuyển tiền

- Tiết kiệm online

tài khoản/thẻ online

- Thanh toán

- Tiền vay


11

Tiêu chí


Ngân

hàng

số

Ngân hàng trực

Ngân hàng điện

tuyến (Online

(Digital Banking)

tử (E-Banking)

của cá nhân/doanh

- Tra cứu số dư tài

- Tính năng liên quan

nghiệp

khoản

đến việc quản lý thẻ

Banking)


- Thanh toán

- Bán ngoại tệ

- Giao dịch/chuyển

- Mua sắm online

khoản/Nộp tiền
- Vay ngân hàng
- Gửi tiết kiệm
- Tham gia các sản
phẩm đầu tư, bảo
hiểm
Phương
tiện hoạt

Điện thoại, máy tính, laptop, ipad kết nối internet.

động
- Giúp người dùng
giao dịch nhanh

Ưu



nhược
điểm


Số hóa tự động các
quy trình, giao dịch
của khách hàng trên
nền tảng online

Ưu

điểm: Giúp

chóng, thuận tiện

-

- Giúp ngân hàng:

giao dịch dễ dàng

Tiết kiệm chi phí,
hiệu quả sử dụng
vốn, mở rộng kênh
hoạt động và khả
năng cạnh tranh

người dùng quản lý,

- Nhược điểm: Hạn
chế hạn mức giao
dịch theo kỳ



12

1.2.2 Phát triển dịch vụ Ngân hàng số tại các ngân hàng thương mại
1.2.2.1 Khái niệm phát triển dịch vụ ngân hàng số
Theo Triết học Mac- Lenin, sự phát triển là quá trình vận động, thay đổi về
lượng dẫn đến những thay đổi về chất. Chu kỳ này diễn ra theo hình xoắn ốc, nghĩa
là đi hết một chu kỳ thì quá trình phát triển sẽ quay lại mức ban đầu và tiếp tục vấn
động để có sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất (nhưng ở một cấp độ cao
hơn chu kỳ ban đầu).
Hiện nay chưa có một khái niệm cụ thể về phát triển ngân hàng số, thơng qua
q trình nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn, tác giả đúc rút được khái niệm về phát
triển ngân hàng số như sau:
Phát triển ngân hàng số là một trong những biểu hiện thể hiện thành tựu đạt
được khi cung ứng dịch vụ ngân hàng số cả về mặt hiệu quả và quy mơ. Q trình
này dựa vào bản chất vốn có của ngân hàng truyền thống, ứng dụng cơng nghệ 4.0 để
từ đó phát triển thành ngân hàng số. Phát triển ngân hàng số hiện nay đã trở thành
mục tiêu tiên quyết của hầu hết các ngân hàng thương mại, nhằm thích nghi với thời
đại cơng nghệ số và đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng.
1.2.2.2 Thành phần của quá trình phát triển ngân hàng số
Quá trình chuyển đổi số diễn ra trên mọi hoạt động của ngân hàng. Khơng chỉ
cung cập tiện ích ngân hàng số cho người dùng, nó cịn có khả năng tự động hóa các
quy trình nội bộ, hỗ trợ ra quyết định dựa trên phân tích số liệu và sáng tạo ra những
sản phẩm mới với sự cá biệt hóa ngày càng cao. Bốn nội dung này có quan hệ mật
thiết và trong một chừng mực nhất định, nó thể hiện cấp độ phát triển của một ngân
hàng số. Quá trình tiến hóa theo bốn cấp độ khơng tuần tự từ thấp đến cao mà có thể
diễn ra đồng thời nếu chiến lược chuyển đổi số được thiết kế đồng bộ và mạch lạc
ngay từ đầu.


13


1. Các kênh
kết nối với
khách hàng

2. Tự động
hóa
(Các quy
trình)

4. Đổi mới
(Sản phẩm
& Kinh
doanh)

3. Quyết
định
(Dựa trên
phân tích
dữ liệu)

Hình 1.1 Thành phần của quá trình phát triển ngân hàng số
( Nguồn: Tác giả tự tổng hợp )
a) Các kênh kết nối khách hàng:
Các ngân hàng TMCP ở Việt Nam hiện nay đang không ngừng phát triển các
kênh kết nối với khách hàng nhằm đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, ví
dụ: Các chi nhánh và quầy giao dịch; Internet (Internet/Mobile Banking, Website, các
trang mạng xã hội), Tổng đài chăm sóc khách hàng… Để đảm bảo các kênh kết nối
với khách hàng, các dịch vụ ngân hàng có chất lượng tốt và ổn định, Ngân hàng phải
phát triển nền tảng công nghệ một cách bền vững. Việc áp dụng ngân hàng số sẽ đẩy

mạnh việc phát triển các kênh phân phối trên nền tảng số, kết hợp với các kênh phân
phối khác nhằm đem lại dịch vụ tốt cho khách hàng. Yếu tố quan trọng trong việc áp
dụng ngân hàng số là phải có sự liên kết và đảm bảo thông tin đồng nhất về dịch vụ
giữa các kênh kết nối.
b) Tự động hóa các quy trình:
Yếu tố quan trọng không thể thiếu tiếp theo trong việc áp dụng ngân hàng số là
tự động hóa tối đa các quy trình từ việc cung cấp sản phẩm dịch vụ cho đến quy trình
tác nghiệp ngân hàng qua các kênh. Các giải pháp cơng nghệ hiện nay cho phép các
ngân hàng có thể đưa các công nghệ hiện đại trong việco xây dựng, điều chỉnh các
quy trình. Một số giải pháp phổ biến đã được áp dụng thành công như CRM


14

(Customer relationship management), ECM (Enterprise content management), LOS
(Loan Origination System), BPM (Business Process Management). Các giải pháp
công nghệ hiện đại hỗ trợ ngân hàng trong việc tự động hóa các quy trình và liên kết
các kênh phân phối nhằm đáp ứng được cho ngân hàng đưa ra các sản phẩm đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng, từ việc cho vay, gửi tiết kiệm trực tiếp trên máy tính
hoặc điện thoại mà không cần đến trực tiếp quầy giao dịch.
c) Hỗ trợ ra quyết định:
Yếu tố quan trọng tiếp theo là việc lưu trữ và xử lý thông tin. Các ngân hàng
đang tối ưu hóa khả năng lưu trữ cũng như xử lý kho dữ liệu khổng lồ. Một số ứng
dụng công nghệ đã được đưa vào sử dụng như Kho dữ liệu (Dataware House) và cơng
cụ phân tích BI (Business Intelligent) có khả năng hỗ trợ các ngân hàng phân tích dữ
liệu lớn từ nhiều nguồn khác nhau như dữ liệu tự khai thác được hoặc từ các cơ sở dữ
liệu bên ngồi ngân hàng (Chính phủ hoặc bên thứ 3). Do đó ngân hàng cần có giải
pháp để kết nối các thông tin của khách hàng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Qua đó, ngân hàng có thể đơn giản hóa các quy trình, đưa ra quyết định phù hợp và
cung cấp các sản phẩm thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng.

d) Đổi mới sáng tạo về sản phẩm và kinh doanh
Để đảm bảo khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác cũng như cạnh tranh
với các đối thủ cơng nghệ tài chính khác, trong q trình xây dựng và phát triển ngân
hàng số địi hỏi khả năng nghiên cứu phát triển để đổi mới, tận dụng sự phát triển của
công nghệ hiện đại trong lĩnh vực ngân hàng. Hiện nay, để tạo ra sự khác biệt trong
cạnh tranh cũng như các đối thủ công nghệ tài chính khác, việc chạy đua về cơng
nghệ để cung cấp các dịch vụ thanh toán trên điện thoại cũng rất quan trọng. Bên
cạnh việc đổi mới sản phẩm, các ngân hàng cũng phải đổi mới cách thức quản lý kinh
doanh sản phẩm dịch vụ. Ngoài ra, việc hợp tác với các tổ chức Fointech để tạo ra
mơ hình kết nối và tích hợp các ứng dụng ngân hàng với doanh nghiệp cũng sẽ tạo ra
lợi thế cạnh tranh trong thị trường.


15

1.2.2.3. Các cấp chuyển đổi số trong ngân hàng
Dưới sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, các ngân hàng tại Việt Nam
đang trải qua q trình số hóa mạnh mẽ. Theo Lê Nhân Tâm ( 2018), quá trình này
bao gồm 3 giai đoạn chính:
a. Giai đoạn số hóa ( digitization)
Đây là giai đoạn các ngân hàng áp dụng công nghệ vào các dữ liệu, tài nguyên
hoặc vào các quy trình riêng lẻ trong hoạt động nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động.
Vào giai đoạn này, ngân hàng sẽ thay đổi các dịch vụ, quy trình thủ cơng, truyền
thống sang các quy trình số, trực tuyến hoặc qua máy tính.
b. Giai đoạn chuyển đổi kỹ thuật số (digital transformation)
Đây là giai đoạn các ngân hàng bắt đầu thực hiện số hóa tồn bộ hoạt động ngân
hàng, hỗ trợ tối đa nhu cầu khách hàng. Giai đoạn chuyển đổi kỹ thuật số ở các ngân
hàng bao gồm việc tích hợp và kết nối các quy trình số ở giai đoạn số hóa với nhau
để mang đến trải nghiệm khách hàng có tính cá nhân.
c. Giai đoạn tái tạo số (Digital reinvention)

Đây là giai đoạn các ngân hàng kết hợp công nghệ và nền tảng kỹ thuật số chưa
từng có trước đây để tạo ra doanh thu và kết quả thông qua các chiến lược sản phẩm
và trải nghiệm sáng tạo. Tái tạo số trong ngân hàng yêu cầu các ngân hàng xác định
lại căn bản cách thức mà ngân hàng tương tác với khách hàng và các bên liên quan.
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam đều đang trong quá trình chuyển
đổi kỹ thuật số, tức là q trình ngân hàng tích hợp nhiều quy trình số khác nhau để
cá nhân hóa trải nghiệm người dùng.
1.2.2.4 Các tiêu chí phản ánh sự phát triển của ngân hàng số
a. Nhóm tiêu chí định tính.
* Tiêu chí phản ánh chất lượng dịch vụ ngân hàng số
- Mức độ hài lòng của khách hàng: Số lượng khách hàng sử dụng càng nhiều
cũng đồng nghĩa với sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ mà ngân hàng cung


16

cấp. Việc đánh giá mức độ hài lòng sẽ giúp ngân hàng có những chính sách, thay đổi
cũng phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Tính đa dạng, tiện ích của dịch vụ: khơng ngừng đa dạng hóa các sản phẩm
dịch vụ ngân hàng số, nâng cấp, cải tiến chất lượng sản phẩm dịch vụ với nhiều tiện
ích là những thứ khơng thể thiếu để cạnh tranh và chiếm lĩnh được thị phần trên thị
trường nhằm phát triển lớn mạnh, thu hút khách hàng sử dụng và góp phần gia tăng
lợi nhuận cho ngân hàng.
- Thương hiệu, uy tín của ngân hàng: Khi thương hiệu, uy tín của ngân hàng
trên thị trường được khẳng định, sẽ có nhiều khách hàng tin tưởng và sử dụng dịch
vụ của ngân hàng. Do đó, ngân hàng cần phát triển đi kèm với thương hiệu mạnh, sự
uy tín cao, ngân hàng có tiềm lực tài chính vững mạnh, hệ thống an toàn; đội ngũ cán
bộ chuyên nghiệp, đa dạng về dịch vụ;
- Khả năng cạnh tranh trên thị trường: Các tiêu chí đo lường khả năng cạnh tranh
bao gồm: Các nguồn vốn (bao gồm vốn tự có, vốn huy động…), cạnh tranh giá dịch

vụ, trình độ đội ngũ quản lý và nhân viên, mạng lưới hoạt động,…
* Tiêu chí an tồn, bảo mật và kiểm soát rủi ro trong hoạt động kinh doanh
ngân hàng số
Các hoạt động kinh doanh tài chính, đặc biệt khi áp dụng công nghệ cao luôn đi
kèm nhiều rủi ro tiềm ẩn. Bảo mật thông tin của khách hàng hay các hệ thống dữ liệu
mật của ngân hàng tiềm ẩn khả năng bị đánh cắp, tấn công bởi các tổ chức, cá nhân
thực hiện trái phép. Do đó, việc đầu tư các giải pháp an ninh, bảo mật nhằm nâng cao
mức độ an tồn, kiểm sốt, phịng ngừa rủi ro, đảm bảo hệ thống dữ liệu, quy trình
xử lý thơng tin của ngân hàng ln được bảo vệ tối đa. Sở hữu hệ thống có độ an tồn
cao, được kiểm sốt, quản lý chặt chẽ sẽ nhận được sự tin tưởng từ phía khách hàng.
b. Nhóm tiêu chí định lượng.
*Tiêu chí phản ánh sự gia tăng quy mô trong phát triển ngân hàng số
- Thị phần sản phẩm, dịch vụ: là một trong những tiêu chí đánh giá quan trọng
phản ánh được hiệu quả trong việc phát triển ngân hàng số của các ngân hàng thương


×