Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Du lịch việt nam cơ hội, thách thức và các biện pháp thúc đẩy tới phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (940.14 KB, 95 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI












KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:
DU LỊCH VIỆT NAM: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ CÁC
BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HƢỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG



Sinh viên thực hiện : Bùi Thị Hƣơng Hà
Lớp : Trung 1
Khóa : K43
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Lƣơng Thị Ngọc Oanh





Hà Nội - 2008


LỜI CẢM ƠN

Với tấm lòng biết ơn chân thành, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế ngoại thƣơng, những ngƣời đã tận tâm
dạy dỗ, dìu dắt em trong gần bốn năm qua dƣới mái trƣờng Đại học Ngoại
thƣơng. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo hƣớng dẫn
Thạc sĩ Lƣơng Thị Ngọc Oanh, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn và chỉ bảo rất
nhiệt tình để em có thể hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của mình.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những ngƣời luôn
động viên và tạo điều kiện để em thực hiện tốt khoá luận tốt nghiệp này.
Mặc dù đã rất cố gắng nhƣng do khoá luận viết về một đề tài khá rộng
và khả năng hiểu biết còn hạn chế, thời gian lại có hạn nên khoá luận tốt
nghiệp này chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, vì vậy, em rất mong nhận
đƣợc sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo của các thầy cô giáo, các bạn và những
ngƣời quan tâm đến việc phát triển ngành du lịch Việt Nam.













MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH HƢỚNG TỚI PHÁT TRIỂN 3
BỀN VỮNG 3
I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH DU LỊCH 4
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DU LỊCH 4
1.1 KHÁI NIỆM DU LỊCH 4
1.2 SẢN PHẨM DU LỊCH VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM DU
LỊCH. 5
1.3 CÁC HÌNH THỨC DU LỊCH HIỆN NAY 6
2. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH DU LỊCH 6
2.1 KHÁI NIỆM VỀ KINH DOANH DU LỊCH 6
2.2 ĐẶC ĐIỂM NGÀNH DU LỊCH 9
2.2.1 BẢN CHẤT XÃ HỘI 9
2.2.2 BẢN CHẤT KINH TẾ: 9
2.2.3 BẢN CHẤT CHÍNH TRỊ 10
2.2.4 BẢN CHẤT VỀ SINH THÁI: 11
3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH . 11
3.1 AN NINH CHÍNH TRỊ VÀ AN TOÀN XÃ HỘI 12
3.2 PHÁT TRIỂN KINH TẾ 12
3.3 CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA NƢỚC SỞ TẠI 13
3.4 TÀI NGUYÊN DU LỊCH 13
3.5 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

THÔNG TIN 14


1
3.6 CÁC YẾU TỐ KHÁC 14


II. KHÁI NIỆM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 14
1. PHÁT TRIỂN 14
2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 16
III. DU LỊCH HƢỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 17
1. KHÁI NIỆM DU LỊCH HƢỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG 18
2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ DU LỊCH PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG 18
2.1 CÁC CHỈ SỐ VỀ THU NHẬP DU LỊCH 18
2.2 CÁC CHỈ SỐ LIÊN QUAN ĐẾN KHÁCH DU LỊCH: 19
2.3 CÁC CHỈ SỐ VỀ CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH 20
2.4 CÁC CHỈ TIÊU ĐẦU TƢ CHO DU LỊCH 20
3. ĐÓNG GÓP CỦA DU LỊCH HƢỚNG TỚI BỀN VỮNG ĐỐI VỚI
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 22
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG DU LỊCH VIỆT NAM TRONG NHỮNG
NĂM GẦN ĐÂY 23
I. VỊ TRÍ NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 23
II. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VIỆT NAM 25
1. VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 25
2. VỀ ĐIỀU KIỆN NHÂN VĂN 26
3. VỀ NGUỒN NHÂN LỰC 27
4. SỰ QUAN TÂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI VIỆC
PHÁT TRIỂN DU LỊCH 28

5. CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VIỆT NAM 29
6. VIỆT NAM ĐƢỢC ĐÁNH GIÁ LÀ ĐIỂM ĐẾN AN TOÀN 30
III. ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM
GẦN ĐÂY DƢỚI GÓC ĐỘ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG. 31
1. NHỮNG THÀNH TỰU NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM ĐÃ
ĐẠT ĐƢỢC 31


1
1.1 CHỈ TIÊU THU NHẬP DU LỊCH 31
1.2 CHỈ TIÊU KHÁCH DU LỊCH 34
1.3 CHỈ TIÊU CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC 38
1.4. CHỈ TIÊU ĐẦU TƢ CHO DU LỊCH 39


1.5. MỘT SỐ THÀNH TỰU KHÁC 40
2. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NGÀNH DU LỊCH 44
2.1 CHỈ TIÊU THU NHẬP 44
2.2 CHỈ TIÊU KHÁCH DU LỊCH 44
2.3. CHỈ TIÊU NGUỒN NHÂN LỰC 48
2.4. CHỈ TIÊU ĐẦU TƢ 49
2.5. MỘT SỐ HẠN CHẾ KHÁC 51
CHƢƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY DU LỊCH VIỆT NAM
HƢỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 58
I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VIỆT NAM 58
1. QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 58
1.1 PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẠT HIỆU QUẢ TRÊN NHIỀU PHƢƠNG
DIỆN 58
1.2 PHÁT TRIỂN DU LỊCH VỚI NHIỀU THÀNH PHẦN KINH TẾ
THAM GIA VÀ CÓ SỰ QUẢN LÝ THỐNG NHẤT CỦA NHÀ NƢỚC 59

1.3 PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ VÀ DU LỊCH NỘI ĐỊA 59
1.4 PHÁT TRIỂN DU LỊCH NHANH VÀ BỀN VỮNG 60
1.5 XÂY DỰNG DU LỊCH THÀNH NGÀNH MŨI NHỌN 60
2. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH: 61
2.1 MỤC TIÊU TỔNG QUÁT 61
2.2 MỤC TIÊU CỤ THỂ: 62
2.2.1 TĂNG CƢỜNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH 62
2.2.2 NÂNG CAO NGUỒN THU NHẬP TỪ DU LỊCH 62
2.2.3 XÂY DỰNG MỚI, TRANG BỊ LẠI CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ
THUẬT DU LỊCH 62
2.2.4 TĂNG CƢỜNG HỢP TÁC QUỐC TẾ, ĐẨY MẠNH CÔNG
TÁC XÚC TIẾN, TUYÊN TRUYỀN QUẢNG BÁ, NGHIÊN CỨU,


1
ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ ĐÀO TẠO PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH 63


II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY DU LỊCH VIỆT NAM HƢỚNG TỚI PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG 63
1. NHỮNG GIẢI PHÁP MANG TÍNH VĨ MÔ 63
1.1 KIỆN TOÀN VÀ ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ 64
1.2 TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH 65
1.3 TĂNG CƢỜNG XÚC TIẾN TUYÊN TRUYỀN QUẢNG BÁ DU LỊCH
67
1.4 CHÚ TRỌNG ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG NGUỒN NHÂN LỰC
NGàNH DU LỊCH 69
1.5 ĐẨY MẠNH NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ 70

1.6 BẢO VỆ, TÔN TẠO TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ MÔI TRƢỜNG TỰ
NHIÊN, XÃ HỘI 71
1.7 CHỦ ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRANH THỦ NGUỒN LỰC BÊN
NGOÀI 72
2. NHỮNG GIẢI PHÁP MANG TÍNH VI MÔ 73
2.1 ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH LỮ HÀNH 74
2.2 ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH LƢU TRÚ 77
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


ADB Ngân hàng phát triển châu Á
AFT Diễn đàn Du lịch Đông Nam Á
APEC Tổ chức các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ thế giới
ASEANTA Hiệp hội du lịch Đông Nam Á
EU Cộng đồng các nƣớc Châu Âu
FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
GNP Tổng sản phẩm quốc dân
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
IUCN Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên
nhiên quốc tế
SNV Tổ chức phát triển du lịch Hà Lan
WCED Ủy ban Môi trƣờng và phát triển thế giới
WTO Tổ chức thƣơng mại thế giới
WTTC Hội đồng lữ hành và du lịch quốc tế






DANH MC CC BNG BIU



Bảng 1: Kết quả kinh doanh du lịch trong giai đoạn 2003-2008 31
Bảng 2: Kết quả thu hút khách du lịch trong giai đoạn 2003-2008 34
Bảng 3: Mức chi tiêu trung bình một ngày của khách du lịch tại Việt Nam . 36
Bảng 4: Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam từ 1995 2010 45


DANH MC CC BIU


Biểu đồ 1: Thu nhập xã hội từ du lịch, 2003-2008 32
Biểu đồ 2: Sự phát triển số l-ợng khách du lịch quốc tế, 2003-2008 34
Biểu đồ 3: Sự phát triển số l-ợng khách du lịch nội địa, 2003-2008 35






1
LỜI MỞ ĐẦU

I. Tên đề tài

“Du lịch Việt Nam: Cơ hội, thách thức và các biện pháp thúc đẩy
hƣớng tới phát triển bền vững”
II. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tƣợng phổ biến trong đời sống
kinh tế xã hội và ngày càng phát triển với nhịp độ cao. Du lịch không còn đƣợc
coi là nhu cầu cao cấp, thậm chí ở nhiều nƣớc phát triển nó là nhu cầu không
thể thiếu đƣợc của mỗi ngƣời dân. Về phƣơng diện kinh tế, du lịch đƣợc coi
nhƣ một ngành công nghiệp không khói - một ngành có khả năng giải quyết
một số lƣợng lớn công ăn việc làm và đem lại nhiều thu nhập ngoại tệ, điều
chỉnh cán cân thanh toán, đặc biệt là đối với những nƣớc đang phát triển. Về
phƣơng diện xã hội, nó đem lại sự thoả mãn cho ngƣời đi du lịch, góp phần
tăng cƣờng giao lƣu văn hoá, phát triển bản sắc văn hoá của các dân tộc.
Gần 45 năm hình thành và phát triển, đặc biệt là từ năm 1990, du lịch
Việt Nam đã có bƣớc phát triển vƣợt bậc, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách
với du lịch các nƣớc trong khu vực. Từ một ngành kinh tế tổng hợp, giữ vai
trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế - xã hội, đến nay du lịch đã đƣợc xác định
là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nƣớc. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng đã xác định
“Phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”- đây là một
vinh dự to lớn của toàn ngành du lịch Việt Nam trong tiến trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Đồng thời, đây cũng là một đòi hỏi lớn lao đối với
ngành du lịch nói riêng và là nhiệm vụ của các cấp, các ngành và toàn thể
nhân dân nói chung trong sự vận động đi lên của toàn dân tộc những năm đầu
thế kỷ 21.


2
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, du lịch Việt Nam còn có
những khó khăn, hạn chế dẫn đến sự phát triển không bền vững, do vậy, việc
phân tích cụ thể, chi tiết thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch thời gian qua

từ đó, rút ra những đánh giá làm tiền đề cho việc đề xuất những giải pháp để
thúc đẩy du lịch Việt Nam hƣớng tới phát triển bền vững trong thời gian tới là
một vấn đề hết sức cần thiết, cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn trong bối cảnh hội
nhập khu vực và thế giới hiện nay. Với ý nghĩa thiết thực đó, em quyết định
chọn đề tài: "Du lịch Việt Nam: Cơ hội, thách thức và các biện pháp thúc
đẩy hướng tới phát triển bền vững" cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
III. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khoá luận là nhằm đƣa ra một cái nhìn tổng
quan nhất về hoạt động của ngành Du lịch Việt Nam trong những năm gần
đây và những dự báo khách quan về khả năng phát triển của du lịch Việt
Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục phát huy những
thành tựu đã đạt đƣợc, hạn chế những tồn tại để thúc đẩy du lịch Việt Nam
hƣớng tới phát triển bền vững trong thời gian tới.
IV. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình làm khoá luận tốt nghiệp này, em đã sử dụng phƣơng
pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, em còn sử dụng một số
phƣơng pháp nhƣ phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp phân tích, so sánh,
đánh giá, phƣơng pháp thống kê và phƣơng pháp dự báo.
V. Bố cục của Đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khoá luận tốt
nghiệp đƣợc chia thành ba chƣơng:
Chương I: Khái quát về du lịch hướng tới phát triển bền vững
Trong chƣơng này, em cung cấp một số cơ sở lý luận cơ bản về du lịch,
về phát triển bền vững từ đó có cơ sở để phân tích và đánh giá tình hình phát
triển du lịch Việt Nam ở chƣơng sau.


3
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam
trong những năm gần đây

Trong chƣơng này, trƣớc khi đi vào xem xét thực trạng hoạt động kinh
doanh du lịch Việt Nam, em phân tích vị trí và tiềm năng phát triển của ngành
du lịch ở Việt Nam, tiếp theo, phân tích những thành tựu mà ngành du lịch
Việt Nam đã đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế , đồng thời tìm ra nguyên
nhân của những tồn tại đó nhằm tạo tiền đề cho việc đƣa ra những giải pháp
tƣơng ứng ở chƣơng tiếp theo.
Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh du lịch ở
Việt Nam trong giai đoạn tới
Chƣơng cuối đƣợc mở đầu bằng việc trình bày mục tiêu, quan điểm
phát triển du lịch của Đảng, Nhà nƣớc và đƣợc khép lại bằng việc đƣa ra
những giải pháp vi mô và vĩ mô nhằm tăng cƣờng phát triển hoạt động kinh
doanh du lịch ở Việt Nam trong thời gian tới theo hƣớng phát triển bền vững.








CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH HƢỚNG TỚI PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG


4

I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH DU LỊCH
1. Những vấn đề cơ bản về du lịch
1.1 Khái niệm du lịch

Quan niệm về du lịch thay đổi theo quá trình phát triển của nó. Trƣớc
thế kỷ XIX, du lịch chỉ là hiện tƣợng lẻ tẻ của một số ít ngƣời ở tầng lớp trên.
Đến đầu thế kỷ XX, khách du lịch vẫn tự lo lấy việc đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi
ở nơi du lịch, lúc đó du lịch chƣa đƣợc coi là hoạt động kinh doanh, nó nằm
ngoài lề của nền kinh tế. Vì vậy vào thời kỳ này, ngƣời ta coi du lịch nhƣ là
một hiện tƣợng nhân văn, hiện tƣợng xã hội nhằm làm phong phú thêm nhận
thức của con ngƣời. Trên quan điểm này, du lịch đƣợc coi là hiện tƣợng
những ngƣời đến một nơi khác ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình do
nhiều nguyên nhân khác nhau, ngoại trừ mục đích kiếm tiền và ở đó những
ngƣời này phải tiêu tiền mà họ kiếm đƣợc ở nơi khác.
Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai khi dòng khách du lịch ngày càng
đông, việc giải quyết nhu cầu ăn, ở, giải trí… đã trở thành một cơ hội kinh
doanh. Với góc độ đó du lịch không chỉ là một hiện tƣợng xã hội mà còn là
một hoạt động kinh tế. Du lịch đƣợc coi là toàn bộ những hoạt động và những
công việc phối hợp nhau nhằm thoả mãn các yêu cầu của khách du lịch.
1

Du lịch ngày càng phát triển, các hoạt động kinh doanh du lịch ngày
càng gắn bó và phối hợp với nhau tạo thành một hệ thống rộng lớn và chặt
chẽ. Dƣới góc độ này, du lịch đƣợc coi là một ngành công nghiệp với toàn bộ
các hoạt động mà mục tiêu là kết hợp giá trị của các tài nguyên du lịch thiên
nhiên và văn hoá với các hàng hoá, dịch vụ để tạo ra sản phẩm du lịch nhằm
đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Nhìn chung hiện nay đại đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng nên xem
xét thuật ngữ du lịch dƣới hai góc độ: 1/ Du lịch là hiện tƣợng của xã hội, và 2/

1
Trung tâm từ điển Bách Khoa Việt Nam- Hà Nội, năm 1995, Từ điển Bách khoa Việt Nam tập 1



5
Du lịch là một ngành kinh tế. Việc nhận định rõ hai góc độ cơ bản của khái niệm
du lịch có ý nghĩa góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch. Cho đến nay,
không ít ngƣời chỉ cho rằng du lịch là một ngành kinh tế, do đó, mục tiêu quan
tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh tế, điều đó cũng đồng nghĩa với việc tận
dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội để kinh doanh. Trong khi đó, du
lịch còn là một hiện tƣợng xã hội. Nó góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức
khoẻ cộng đồng, giáo dục lòng yêu nƣớc, tình đoàn kết Chính vì vậy toàn xã
hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tƣ cho du lịch phát triển nhƣ đầu
tƣ cho giáo dục, thể thao hoặc một lĩnh vực văn hoá khác.
Nhƣ vậy, cùng với sự phát triển của hoạt động du lịch, khái niệm du
lịch cũng có sự phát triển, đi từ hiện tƣợng đến bản chất. Tuỳ thuộc vào từng
góc độ nghiên cứu mà ngƣời ta sử dụng khái niệm du lịch với các nội dung
khác nhau. Luận văn này sẽ đứng trên góc độ thứ hai của du lịch - du lịch là
“một lĩnh vực kinh doanh” để xem xét tính hiệu quả của du lịch dƣới góc độ
thứ nhất – du lịch là “một hiện tƣợng xã hội”.
1.2 Sản phẩm du lịch và các đặc điểm của sản phẩm du lịch.
Sản phẩm du lịch khác với nhiều sản phẩm đơn thuần, chủ yếu là các
dịch vụ đa dạng, tồn tại dƣới nhiều hình thái vật chất và phi vật chất.
Sản phẩm du lịch có những đặc điểm chủ yếu nhƣ:
 Sản phẩm du lịch là một sản phẩm trừu tƣợng đƣợc bán cho
khách trƣớc khi họ thấy hay trƣớc khi họ hƣởng thụ.
 Sản phẩm du lịch là sản phẩm tổng hợp bao gồm vận chuyển, lƣu
trú, ăn uống và những loại hình dịch vụ khác.
 Sản phẩm du lịch đƣợc bán ra một nơi có khoảng cách rất xa cho
nên muốn tiêu thụ đƣợc phải qua nhiều kênh phân phối hoặc có sự phối hợp
của nhiều quốc gia trong cùng một chuyến đi của du khách.
 Nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm du lịch dễ bị thay thế,



6
nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ chính trị, tình hình kinh tế - xã hội. Đồng
thời sản phẩm du lịch thƣờng bị chi phối và mất cân đối bởi tính thời vụ.
1.3 Các hình thức du lịch hiện nay
Nền kinh tế càng phát triển, đời sống càng đƣợc nâng cao thì nhu cầu
của khách du lịch ngày càng đa dạng và phát triển không ngừng. Do đó việc
phân loại các loại hình du lịch là rất quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu của
khách du lịch.
 Theo xu thế du lịch thế giới ngày nay du lịch diễn ra hai thể loại
là du lịch xanh và du lịch văn hoá.
Du lịch xanh là hoà mình vào thiên nhiên xanh với nhiều mục đích
khác nhau nhƣ ngắm cảnh, tắm biển, leo núi, nghỉ dƣỡng, chữa bệnh Trong
du lịch xanh, xu hƣớng du lịch điền dã (du lịch sinh thái) đến các làng quê
ngày càng thu hút nhiều du khách.
Du lịch văn hoá là loại hình du lịch giúp cho du khách thấy đƣợc bề
dày lịch sử, văn hoá, các phong tục tập quán của các địa phƣơng bao gồm hệ
thống đình chùa, nhà thờ, lễ hội dân gian…
 Đi sâu vào các thể loại du lịch cụ thể, theo cách tiếp cận truyền
thống thì có các loại hình du lịch cơ bản nhƣ sau:
Căn cứ vào thành phần của khách: du lịch thƣợng lƣu, bình dân, ba lô
Căn cứ vào phƣơng tiện giao thông: du lịch tàu thuỷ, máy bay, xe đạp
Căn cứ vào phƣơng thức ký kết hợp đồng: du lịch trọn gói, du lịch
không trọn gói.
Căn cứ hình thức tổ chức: du lịch theo đoàn, theo gia đình, cá nhân
2. Khái niệm và đặc điểm của ngành du lịch
2.1 Khái niệm về kinh doanh du lịch
Kinh doanh du lịch là quá trình tổ chức sản xuất, lƣu thông mua bán hàng


7

hoá du lịch trên thị trƣờng nhằm đảm bảo hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội.
1

Ngày nay, tổng sản phẩm quốc dân của một nƣớc hay doanh thu của
một doanh nghiệp không thể không tính đến sự đóng góp của lĩnh vực dịch
vụ. Khác với các sản phẩm thông thƣờng đƣợc sản xuất ra trƣớc khi bán và
dùng, sản phẩm dịch đƣợc tạo ra và tiêu dùng ngay cùng một lúc. Dịch vụ
trong ngành du lịch rất đa dạng, diễn ra ở nhiều hình thức kinh doanh khác
nhau, về cơ bản có 4 loại hình chủ yếu sau:
 Kinh doanh lữ hành
 Kinh doanh khách sạn
 Kinh doanh vận chuyển du lịch
 Kinh doanh các dịch vụ khác
Kinh doanh lữ hành: là ngành kinh doanh các chƣơng trình du lịch
bao gồm: sản xuất, đại lý, môi giới nhằm cung ứng một cách thuận lợi các
dịch vụ du lịch. Hiện nay, loại hình này rất phát triển trên thế giới nói chung
và ở Việt Nam nói riêng. Kinh doanh lữ hành bao gồm: các hãng lữ hành
quốc tế, lữ hành nội địa và đại lý lữ hành. Ngành kinh doanh lữ hành có vai
trò quyết định đối với sự phát triển của du lịch thế giới. Thực tế cho thấy trên
80% khách du lịch sử dụng loại hình dịch vụ này. Dịch vụ lữ hành phát triển
sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của các loại hình dịch vụ du lịch khác.
Kinh doanh khách sạn du lịch: Kinh doanh khách sạn bao gồm việc
cung cấp cho khách các dịch vụ về cƣ trú, ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí, các
hàng hóa, các dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân Sản phẩm của dịch
vụ khách sạn là sản phẩm dịch vụ trực tiếp phục vụ ngƣời tiêu dùng hay nó
chính là một hình thức xuất khẩu trực tiếp (đối với khách du lịch là ngƣời
nƣớc ngoài). Kinh doanh khách sạn có hai chức năng chính của là kinh doanh
lƣu trú và kinh doanh ăn uống, ngoài ra còn có dịch vụ bổ sung. Trong đó:

1

PTS Trần Nhạn, năm 1996, Địa lý du lịch và kinh doanh du lịch, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin Hà Nội.


8
Kinh doanh lƣu trú bao gồm kinh doanh các loại buồng ngủ, nghỉ loại
này thƣờng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu khách sạn. Thực tế
cho thấy, du khách thƣờng chi cho lƣu trú trong tổng chi tiêu cho du lịch là:
Trung Quốc 22.5%, Australia 46%, Indonesia 30.8%.
Kinh doanh ăn uống là kinh doanh các mặt hàng ăn uống và chủ yếu phục
vụ cho khách theo tuyến khép kín. Kinh doanh ăn uống đóng vai trò quan trọng
trong tổng doanh thu của khách sạn, đây là phƣơng thức xuất khẩu tại chỗ tối ƣu.
Trên thực tế, phƣơng thức này mang lại hiệu quả gấp 10 lần so với ngoại thƣơng.
Chi cho ăn uống của khách trong tổng chi tiêu ở một số nƣớc là: Trung Quốc
9.5% , Hồng Kông 10.98% , Indonesia 17.4% , Thái Lan 15.1%.
Kinh doanh các dịch vụ bổ sung bao gồm: dịch vụ giặt là quần áo, sửa
chữa giày dép, đồng hồ, mua vé xem phim, đặt vé máy bay, đặt chỗ khách
sạn, dịch vụ vui chơi giải trí, biểu diễn ca nhạc, cho thuê xe đạp, xe máy, ô tô,
bán hàng lƣu niệm, chữa bệnh Loại hình kinh doanh này rất khó thống kê
đầy đủ do luôn thay đổi theo nhu cầu của khách.
Kinh doanh vận chuyển du lịch: cung cấp cho khách các phƣơng tiện
vận chuyển khác nhau: thô sơ, truyền thống hoặc hiện đại. Ví dụ nhƣ vận
chuyển bằng máy bay, tàu hoả, tàu thuỷ, ô tô, xe đạp, cáp vận chuyển và các
phƣơng tiện vận chuyển thông tin theo nhu cầu của khách nhƣ điện thoại,
fax Loại hình kinh doanh này đòi hỏi phải đáp ứng các nhu cầu đa dạng của
khách và đạt hiệu quả cao.
Kinh doanh các dịch vụ khác:
Dịch vụ thông tin bao gồm nhiều dạng khác nhau nhƣ: dịch vụ môi
giới, tìm địa chỉ, thông tin về giá cả, tƣ vấn về pháp lý
Dịch vụ thanh toán: dịch vụ này tạo thuận lợi cho khách đƣợc thanh
toán một cách dễ dàng. Hình thức thanh toán có thể bằng séc, chuyển khoản

séc du lịch, thẻ tín dụng Các hình thức này ngày càng đƣợc mở rộng.
Dịch vụ bảo hiểm: Bảo hiểm có hai loại: bảo hiểm cho các nhà kinh


9
doanh dịch vụ du lịch và bảo hiểm cho ngƣời đi du lịch.
Dịch vụ thƣơng mại: có thể nói chắc chắn rằng hiếm có một khách du
lịch nào mà sau chuyến đi không mua bất cứ vật phẩm nào làm kỷ niệm cho
ngƣời thân, bạn bè và cho chính mình. Chi tiêu cho việc mua các vật phẩm
này cùng với chi tiêu của khách trong thời gian nghỉ ngơi tại các điểm du lịch
đã lên tới 30 - 40%
1
tổng chi tiêu trong chuyến đi của họ, đặc biệt đối với
những nƣớc có chính sách khuyến khích khách du lịch chi tiêu nhƣ: Thái Lan,
Singapo, Pháp, Mỹ
2.2 Đặc điểm ngành du lịch
2.2.1 Bản chất xã hội
Trong chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế các bệnh tật, kéo
dài tuổi thọ của con ngƣời. Các công trình nghiên cứu về sinh học khẳng định
nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ƣu, bệnh tật của dân cƣ trung bình giảm
30%, bệnh đƣờng hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh đƣờng
tiêu hoá giảm 20%.
2

Thông qua hoạt động du lịch, đông đảo quần chúng có điều kiện tiếp
xúc với những thành tựu văn hoá phong phú và lâu đời của các dân tộc, từ đó
tăng thêm lòng yêu nƣớc, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành những phẩm
chất đạo đức tốt đẹp nhƣ lòng yêu lao động, tình bạn… Điều đó quyết định sự
phát triển cân đối về nhân cách của mỗi cá nhân trong toàn xã hội.
2.2.2 Bản chất kinh tế:

Có thể nói ngành du lịch là cơ sở quan trọng kích thích sự phát triển
kinh tế, là nguồn thu ngoại tệ lớn của nhiều nƣớc.
Thứ nhất, du lịch phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành
kinh tế khác, vì sản phẩm du lịch mang tính liên ngành. Khi một khu vực nào
đó trở thành một điểm du lịch, dịch vụ ở khu vực đó sẽ tăng lên đáng kể do

1
Di Linh, Năm 2007, Du lịch Việt Nam: “Vẻ đẹp bao giờ hết tiềm ẩn”, Báo thời đại mới 31/12/2/2007.
2
Trần Nhạn, năm 1995, Du lịch và kinh doanh Du lịch, Nhà xuất bản văn hoá thông tin.


10
nhu cầu về sản phẩm của du khách tăng. Xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng đó
mà ngành kinh tế du lịch không ngừng mở rộng hoạt động của mình đồng thời
làm biến đổi cơ cấu ngành trong nền kinh tế quốc dân.
Thứ hai, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cân bằng thu chi
ngoại tệ của một đất nƣớc. Đối với một đất nƣớc có thế mạnh về tiềm năng du
lịch, ngành du lịch phát triển sẽ tạo nguồn thu nhập về ngoại tệ lớn cho đất
nƣớc với tỷ suất lợi nhuận cao.
Cuối cùng, nhƣng không kém phần quan trọng, du lịch tạo ra nhiều việc
làm cho xã hội. Bên cạnh đó, ngành du lịch còn tạo ra các nguồn thu làm lợi
cho cƣ dân địa phƣơng, các khoản thuế thu từ kinh doanh du lịch. Ngoài ra vì
du lịch là một ngành xuất khẩu tại chỗ nên có thể xuất đƣợc những mặt hàng
tƣơi sống khó bảo quản mà ít bị rủi ro nhƣ : hoa, rau quả tƣơi, thực phẩm
những mặt hàng phục vụ khách du lịch tại chỗ nên không cần đóng gói, vận
chuyển, bảo quản phức tạp, tốn kém. Đây là một ƣu thế nổi trội của ngành du
lịch so với ngành ngoại thƣơng.
Bản chất kinh tế của du lịch còn thể hiện ở một khía cạnh khác - Du
lịch góp phần vào việc hồi phục sức khoẻ, đảm bảo tái sản xuất mở rộng lực

lƣợng lao động với hiệu quả kinh doanh rõ rệt. Thông qua hoạt động nghỉ
ngơi, du lịch, tỷ lệ ốm đau trong khi làm việc giảm đi, tỷ lệ ốm đau ở độ tuổi
lao động hạ thấp và rút ngắn thời gian chữa bệnh. Ở các nƣớc kinh tế phát
triển, nguồn lao động gia tăng rất chậm, vì thế sức khỏe và khả năng lao động
trở thành nhân tố quan trọng để đẩy mạnh nền sản xuất xã hội và nâng cao
hiệu quả của nó.
2.2.3 Bản chất chính trị
Du lịch nhƣ là một nhân tố củng cố hoà bình, đẩy mạnh các mối giao
lƣu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc. Du lịch quốc tế làm cho
con ngƣời sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại gần nhau. Trƣớc
xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá và hội nhập nền kinh tế quốc tế, du lịch đã


11
thực sự là sứ giả của hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các dân
tộc, góp phần thắt chặt mối quan hệ kinh tế - chính trị giữa các quốc gia.
2.2.4 Bản chất về sinh thái:
Du lịch tạo nên môi trƣờng sống ổn định về mặt sinh thái. Để đáp ứng
nhu cầu du lịch, trong cơ cấu sử dụng đất đai nói chung phải dành riêng
những lãnh thổ nhất định có môi trƣờng tự nhiên ít thay đổi, xây dựng các
công viên rừng quanh thành phố, thi hành các biện pháp bảo vệ nguồn nƣớc
và bầu khí quyển nhằm tạo nên môi trƣờng sống thích hợp. Việc làm quen với
các danh thắng và môi trƣờng thiên nhiên bao quanh có ý nghĩa không nhỏ
đối với khách du lịch. Nó tạo điều kiện cho họ hiểu biết sâu sắc các tri thức về
tự nhiên, hình thành quan niệm và thói quen bảo vệ tự nhiên, góp phần giáo
dục cho khách du lịch về mặt sinh thái học.
Trong lĩnh vực du lịch, xã hội và môi trƣờng có mối quan hệ chặt chẽ.
Một mặt xã hội cần đảm bảo sự phát triển tối ƣu của du lịch, nhƣng mặt khác
lại phải bảo vệ môi trƣờng tự nhiên khỏi tác động phá hoại của khách du lịch
và của việc xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Du lịch và bảo vệ môi

trƣờng là những hoạt động gần gũi và liên quan đến nhau.
3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động du lịch
Du lịch chỉ có thể phát triển trong những điều kiện và hoàn cảnh thuận
lợi nhất định. Trong số các điều kiện đó có những điều kiện trực tiếp tác động
đến việc hình thành nhu cầu du lịch và việc tổ chức các hoạt động kinh doanh
du lịch, bên cạnh đó có những điều kiện mang tính phổ biến nằm trong các
mặt của đời sống xã hội và cũng có những điều kiện gắn với đặc điểm của
từng khu vực địa lý. Tuy nhiên, tất cả các điều kiện này có quan hệ chặt chẽ
với nhau, tác động qua lại với nhau tạo thành môi trƣờng cho sự phát sinh,
phát triển du lịch. Mặt khác, bản thân sự có mặt, sự phát triển du lịch cũng trở
thành một thành tố của môi trƣờng đó, và do vậy nó có thể tác động tích cực
hoặc có thể cản trở chính sự phát triển đó.


12
3.1 An ninh chính trị và an toàn xã hội
Không khí chính trị hoà bình đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan
hệ kinh tế, văn hoá và chính trị giữa các dân tộc. Du lịch nói chung, du lịch
quốc tế nói riêng chỉ có thể phát triển đƣợc trong bầu không khí hoà bình, ổn
định. Du khách thích đến những đất nƣớc và vùng du lịch có không khí chính
trị hoà bình, những điểm du lịch mà tại đó không có sự phân biệt chủng tộc,
tôn giáo ở đó du khách có thể gặp gỡ dân bản xứ, giao thiệp và làm quen
với phong tục tập quán của địa phƣơng sẽ thu hút đƣợc nhiều du khách hơn .
Do vậy, nhờ du lịch mà các dân tộc hiểu biết lẫn nhau, gần gũi nhau hơn và có
khuynh hƣớng hoà bình hơn. Tóm lại, du lịch phát triển là nhờ có bầu không
khí chính trị hoà bình và bầu không khí đó càng đƣợc củng cố khi mở rộng và
phát triển trao đổi du lịch giữa các quốc gia và dân tộc
3.2 Phát triển kinh tế
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến sự phát sinh và phát
triển của du lịch là điều kiện kinh tế. Nền kinh tế phát triển là tiền đề cho sự

ra đời và phát triển của ngành du lịch. Những nƣớc có nền kinh tế phát triển
sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Việc phát triển các ngành kinh
tế nhƣ giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, thƣơng nghiệp, dịch vụ có ý
nghĩa quan trọng đối với du lịch.
Khi đi du lịch và lƣu trú ngoài nơi ở thƣờng xuyên, khách du lịch luôn
là ngƣời tiêu dùng của nhiều loại dịch vụ hàng hoá, do đó họ phải có phƣơng
tiện vật chất đầy đủ. Thu nhập của nhân dân là chỉ tiêu quan trọng và là điều
kiện vật chất để họ có thể tham gia đi du lịch. Con ngƣời khi muốn đi du lịch
không chỉ cần thời gian mà còn phải có đủ tiền mới thực hiện đƣợc mong
muốn đó. Ngƣời ta đã xác lập đƣợc rằng mỗi khi thu nhập của nhân dân tăng
thì sự tiêu dùng du lịch cũng tăng theo. Phúc lợi vật chất của nhân dân luôn
phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế và vào thu nhập quốc dân của đất
nƣớc đó.


13
3.3 Chính sách phát triển du lịch của nước sở tại
Hiện nay trên thế giới hầu nhƣ không có một nơi nào không tồn tại một
bộ máy quản lý xã hội. Rõ ràng rằng bộ máy này có vai trò quyết định đến các
hoạt động của cộng đồng đó. Hoạt động du lịch cũng không nằm ngoài quy
luật ấy. Một khu vực có tài nguyên phong phú, mức sống của ngƣời dân
không thấp nhƣng chính quyền địa phƣơng không yểm trợ cho các hoạt động
du lịch thì hoạt động này cũng không thể phát triển đƣợc.
3.4 Tài nguyên du lịch
Các điều kiện về môi trƣờng tự nhiên có liên quan đến sự phát triển của
hoạt động du lịch. Khách du lịch thƣờng ƣa thích những nơi nhiều đồi núi,
biển cả, có khí hậu điều hoà, và thƣờng lẩn tránh nơi bằng phẳng mà họ cho là
tẻ nhạt và không thích hợp với du lịch; thế giới động thực vật cũng đóng vai
trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch, thực vật phong phú và quý hiếm
thì sẽ thu hút đƣợc các khách du lịch văn hoá với lòng ham tìm tòi nghiên cứu

thiên nhiên. Các nguồn nƣớc khoáng cũng là tiền đề không thể thiếu đƣợc đối
với việc phát triển du lịch nghỉ dƣỡng, chữa bệnh.
Giá trị văn hoá lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc
trƣng cho sự phát triển du lịch ở một điểm, một vùng hoặc một đất nƣớc. Các tài
nguyên có giá trị lịch sử có sức hút đặc biệt với du khách có trình độ cao, ham
hiểu biết. Một số nƣớc có nhiều tƣợng đài lịch sử từ thời phong kiến nhƣ: Séc,
Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Pháp, Nga, Belarus, Ucraina hay những nƣớc nổi tiếng với
những công trình lịch sử từ thời cổ đại nhƣ: Ai Cập, Hy Lạp, Ấn Độ, Trung
Quốc, Mêxicô, Italia là những điểm du lịch đƣợc nhiều khách biết đến.
Tƣơng tự, các tài nguyên có giá trị văn hoá cũng thu hút khách du lịch
với mục đích tham quan, nghiên cứu nhƣ các thƣ viện lớn và nổi tiếng, các
thành phố có triển lãm nghệ thuật và điêu khắc, những làng mạc có kiến trúc
và xây dựng độc đáo
Ngoài ra, một số sự kiện đặc biệt cũng có thể thu hút khách du lịch và


14
là điều kiện đặc trƣng để phát triển du lịch, ví dụ nhƣ: các cuộc thi đấu thể
thao quốc tế, các cuộc kỷ niệm tín ngƣỡng hoặc chính trị, các đại hội, liên
hoan
3.5 Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, khoa học kỹ thuật ngày càng
phát triển tạo điều kiện cho hoạt động du lịch trở nên dễ dàng và nhanh
chóng. Phƣơng tiện giao thông vận tải ngày càng hiện đại và hoàn thiện làm
cho chúng ta có thể đi đến mọi nơi trên trái đất một cách dễ dàng trong một
khoảng thời gian rất ngắn. Phƣơng tiện truyền thông và thông tin liên lạc cho
phép chúng ta có thể cập nhật tất cả các thông tin cần thiết về các nơi du lịch
hấp dẫn trên thế giới mà không cần phải đi đâu cả. Công nghệ thông tin là
phƣơng tiện hữu hiệu để quảng bá hình ảnh một đất nƣớc cho bạn bè thế giới,
nhờ đó mà thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan.

3.6 Các yếu tố khác
Ngoài các yếu tố nêu trên, phải kể đến một số yếu tố tự thân làm nảy
sinh nhu cầu đi du lịch, đó là thời gian rỗi, thu nhập, trình độ dân cƣ.
Con ngƣời không thể đi du lịch nếu không có thời gian và một số tiền
nhất định để trang trải cho các nhu cầu tiêu dùng các dịch vụ du lịch nhƣ đã
phân tích ở trên. Bên cạnh đó, sự phát triển của du lịch còn phụ thuộc vào
trình độ văn hoá chung của nhân dân ở một đất nƣớc. Nếu trình độ văn hóa
chung của cộng đồng đƣợc nâng cao, nhu cầu đi du lịch của nhân dân nƣớc đó
tăng lên rõ rệt. Tại các nƣớc phát triển, du lịch đã trở thành một nhu cầu
không thể thiếu của con ngƣời. Mặt khác, nếu trình độ dân trí cao, đất nƣớc
đó khi phát triển, du lịch sẽ đảm bảo phục vụ du khách một cách văn minh,
lịch sự và thu hút ngày càng đông đảo du khách. Ngƣợc lại, những hành vi
thiếu văn hoá sẽ là nhân tố cản trở du lịch phát triển.
II. KHÁI NIỆM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1. Phát triển

×