Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Phòng ngừa rủi ro lãi suất thông qua các công cụ phái sinh trong kinh doanh ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 123 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-----o0o-----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: PHỊNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT THƠNG QUA
CÁC CƠNG CỤ PHÁI SINH TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG

Sinh viên thực hiện
Lớp
Giáo viên hướng dẫn

: Nguyễn Thị Ngọc Diệp
: A8 – K43B
: PGS.TS. Nguyễn Thị Quy


Hà Nội - 2008

MỤC LỤC
GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
LỜI CẢM ƠN
Lời mở đầu.................................................................................................................. 1
CHƢƠNG I ................................................................................................................. 3
Lý luận chung về rủi ro lãi suất và việc phòng ngừa rủi ro lãi suất thông qua
các công cụ phái sinh trong kinh

doanh ngân hàng ............................................ 3


I/ Khái quát chung về hoạt động kinh doanh ngân hàng ...................................... 3
1. Khái niệm về Ngân hàng thƣơng mại ...................................................................... 3
2. Chức năng và các hoạt động kinh doanh cơ bản của NHTM ................................. 4
2.1 Chức năng của NHTM .......................................................................................... 4
2.2 Các hoạt động kinh doanh cơ bản của NHTM ....................................................... 5
3. Những rủi ro chủ yếu trong kinh doanh ngân hàng ................................................ 7

II/ Những vấn đề cơ bản về lãi suất và rủi ro lãi suất trong kinh doanh ngân
hàng.......................................................................................................................... 8
1. Khái niệm về lãi suất ................................................................................................ 8
2. Phân loại lãi suất ......................................................................................................10
2.1 Phân loại theo nguồn sử dụng ..............................................................................10
2.2 Phân loại theo giá trị thực ...................................................................................10
2.3 Phân loại theo phương pháp tính lãi ....................................................................10
2.4 Phân loại theo tiền ...............................................................................................11
2.5 Phân loại theo độ dài thời gian ............................................................................11
3. Rủi ro lãi suất ...........................................................................................................11
3.1 Khái niệm rủi ro lãi suất ......................................................................................11


3.2 Phân loại rủi ro lãi suất .......................................................................................12
3.2.1

Rủi ro định giá lại hay Rủi ro kỳ hạn bất cân xứng .................................12

3.2.2

Rủi ro cơ bản..........................................................................................13

3.2.3


Rủi ro đường cong lãi suất thay đổi ........................................................14

3.2.4

Rủi ro quyền chọn đi kèm .......................................................................15

4. Phƣơng pháp lƣợng hố rủi ro lãi suất ...................................................................15

III/ Các cơng cụ phái sinh và nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro lãi suất ................... 21
1. Lịch sử ra đời và phát triển của các công cụ phái sinh ..........................................21
2. Khái niệm về hợp đồng phái sinh ............................................................................23
3. Các loại hợp đồng phái sinh cơ bản ........................................................................24
3.1 Hợp đồng kỳ hạn ..................................................................................................24
3.2 Hợp đồng tương lai ..............................................................................................25
3.3 Hợp đồng quyền chọn ..........................................................................................27
3.4 Hợp đồng hốn đổi .............................................................................................28
4. Nghiệp vụ phịng ngừa rủi ro lãi suất thông qua các công cụ phái sinh ..............29
4.1 Khái niệm ............................................................................................................29
4.2 Cơ chế thực hiện ..................................................................................................31
4.2.1 Nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng kỳ hạn lãi suất.............31
4.2.2 Nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng tương lai lãi suất.........34
4.2.3 Nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng quyền chọn lãi suất..................36
4.2.4 Nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng hốn đổi lãi suất.....................39
4.3 Lợi ích .................................................................................................................40
4.4 Rủi ro...................................................................................................................41

IV/ Kinh nghiệm về phịng ngừa rủi ro lãi suất thơng qua các công cụ phái sinh
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .................................................................. 42
1. Tổng quan chung về sử dụng cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro lãi suất tại

một số nƣớc trên thế giới .............................................................................................42
2. Kinh nghiệm từ một số quốc gia Châu á .................................................................43
3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .........................................................................46

Chƣơng ii .................................................................................................................. 48


Thực trạng phòng ngừa rủi ro lãi suất trong kinh doanh ngân hàng thông qua
các công cụ phái sinh tại việt nam ........................................................................ 48
I/ Vài nét chung về hệ thống NHTM và rủi ro lãi suất tại các NHTM VN hiện
nay .......................................................................................................................... 48
1. Khái quát chung về hệ thống NHTM VN hiện nay ................................................48
2. Tình hình kinh doanh của các NHTM VN trong thời gian gần đây ......................50

II/ Thực trạng phịng ngừa rủi ro lãi suất thơng qua các cơng cụ phái sinh tại
các NHTM VN ....................................................................................................... 51
1. Vấn đề rủi ro lãi suất tại các NHTM VN ................................................................52
2. Thực trạng phòng ngừa rủi ro lãi suất tại các NHTM VN.....................................54
3. Thực trạng phịng ngừa rủi ro lãi suất thơng qua các công cụ phái sinh tại các
NHTM VN ...................................................................................................................56
3.1 Quá trình hình thành và phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam .....................56
3.2 Nguồn luật trong nước điều chỉnh các hoạt động phòng ngừa rủi ro lãi suất thơng
qua các cơng cụ phái sinh ..........................................................................................59
3.3 Tình hình sử dụng các cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro lãi suất tại các
NHTM VN..................................................................................................................64
3.3.1

Thực trạng sử dụng các hợp đồng kỳ hạn lãi suất (FRA).........................64

3.3.2


Thực trạng sử dụng các hợp đồng tương lai lãi suất ...............................65

3.3.3

Thực trạng sử dụng các hợp đồng quyền chọn lãi suất ............................65

3.3.4

Thực trạng sử dụng các hợp đồng hoán đổi lãi suất ................................66

III/ Đánh giá chung ............................................................................................... 71
1. Các kết quả đạt đƣợc ...............................................................................................71
2. Hạn chế và nguyên nhân .........................................................................................72
2.1 Hạn chế ...............................................................................................................72
2.2 Nguyên nhân ........................................................................................................74

CHƢƠNG III ............................................................................................................ 81


GIảI PHáP PHáT TRIểN HOạT động phòng ngừa rủi ro lãi suất thông qua các
công cụ phái sinh trong kinh doanh ngân hàng trong thời kỳ hội nhập kinh tế
quốc tế .................................................................................................................... 81
I/ Sự cần thiết của việc đẩy mạnh hoạt động phịng ngừa rủi ro lãi suất thơng
qua các công cụ phái sinh tại các NHTM VN trong thời kỳ hội nhập kinh tế
quốc tế .................................................................................................................... 81
1. Quá trình tự do hố thị trƣờng tài chính và tác động đến hệ thống NHTM VN...81
2. Tiềm năng của thị trƣờng tài chính VN cho việc phát triển các cơng cụ phái sinh
để phòng ngừa rủi ro lãi suất ......................................................................................83
3. Xu hƣớng phát triển hoạt động phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất tại các

NHTM VN ...................................................................................................................87

II/ Các giải pháp nhằm phát triển hoạt động phòng ngừa rủi ro lãi suất thông
qua các công cụ phái sinh tại các NHTM VN ...................................................... 89
1. Giải pháp vĩ mơ ........................................................................................................89
1.1 Hồn thiện và phát triển thị trường tài chính, tiền tệ theo chiều sâu .....................89
1.2 Hồn thiện mơi trường pháp lý ............................................................................90
1.3 Hiện đại hoá hạ tầng thanh toán liên ngân hàng ..................................................94
1.4 Thành lập Sở giao dịch cho các hợp đồng phái sinh .............................................94
2. Giải pháp vi mô ........................................................................................................95
2.1 Các ngân hàng cần có nhận thức rõ ràng về sự cần thiết của việc sử dụng CCPS để
phòng ngừa rủi ro lãi suất .........................................................................................95
2.2 Ký kết thoả thuận khung với các ngân hàng nước ngoài .......................................96
2.3 Đào tạo nguồn nhân lực .......................................................................................97
2.4 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong quản lý rủi ro lãi suất và phát triển các CCPS .97
2.5 Đẩy mạnh việc tuyên truyền, marketing về sản phẩm tới khách hàng....................98
2.6 Hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng ......................................................................99
2.7 Tăng cường cơ chế kiểm soát nội bộ .................................................................. 100

III/ Một số kiến nghị ........................................................................................... 100
Kết luận................................................................................................................... 103


Danh mục tài liệu tham khảo ................................................................................. 105
PHụ lục ................................................................................................................... 109

GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

NHTM


Ngân hàng thƣơng mại


VN

Việt Nam

NHTƢ

Ngân hàng Trung Ƣơng

WB

World Bank - Ngân hàng thế giới

WTO

World Trade Organisation - Tổ chức Thƣơng mại thế giới

NHTM CP Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

FED

Federal Reserve Fund - Cục dự trữ liên bang Mỹ

ODA


Official Development Assisstance - Hỗ trợ phát triển chính thức

GDP

Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc dân

DTBB

Dự trữ bắt buộc

CCPS

Công cụ phái sinh

ISDA

International Swaps and Derivatives Association - Tổ chức quốc tế về
các cơng cụ phái sinh và hốn đổi

FRA

Forward rate agreement - Hợp đồng kỳ hạn lãi suất

IRS

Interst rate swap - Hợp đồng hoán đổi lãi suất

Libor

London interbank offer rate - Lãi suất huy động trên thị trƣờng liên ngân

hàng London

Sibor

Singapore interbank offer rate - Lãi suất huy động trên thị trƣờng liên
ngân hàng Singapore

Vnibor

Vietnam interbank offer rate - Lãi suất huy động trên thị trƣờng liên
ngân hàng Việt Nam

DANH MC CC BNG BIU, HèNH V

Sơ đồ 1. Những chức năng cơ bản của ngân hàng đa năng ngày nay ....................... 5


Biểu đồ 1. Tổng giá trị các giao dịch phái sinh trªn thÕ giíi 2000 - 2007 ............... 23
Sơ đồ 2. Thanh tốn hợp đồng tƣơng lai qua cơng ty thanh toỏn bự tr............... 27
Sơ đồ 3. Các loại công cụ phái sinh lÃi suất ............................................................. 30
Biểu đồ 2. Doanh thu từ các hợp đồng phái sinh lÃi suất ........................................ 43
Hình 1. Mức độ giới hạn chính sách và sự phát triển của thị tr-ờng phái sinh ..... 44
Bảng 1. Ngân hàng và các TCTD phi ngân hàng (năm 2007)................................. 48
Bảng 2. Diễn biến các loại lÃi suất do NHNN VN công bố từ 2004 - T6/2008 ........ 52
Bảng 3. Tỷ trọng của doanh thu và lợi nhuận từ các hợp đồng phái sinh trong tổng
doanh thu và lợi nhuận của các NHTM VN ........................................................... 56
Biểu đồ 3. Tỷ trọng của giao dịch kỳ hạn (Forward) trên thị tr-ờng ngoại hối VN
................................................................................................................................... 57
Bảng 3. Các giao dịch hoán đổi lÃi suất đ-ợc thực hiện tại VN .............................. 66
Bảng 4. Số tiền hoán đổi và chênh lệch lÃi từ các hợp đồng hoán đổi tiền tệ chéo

tại BIDV ...............................................................................................................

69

Bảng 5. Độ sâu tài chính (M2/GDP) tại một số quốc gia trong khu vực ................ 74
Biểu đồ 3. Các nguyên nhân ngăn trở việc sử dụng sản phẩm phái sinh ............... 79
Bảng 6: Kết quả khảo sát về việc sử dụng các công cụ phái sinh ........................... 79
Bảng 7: Các nhà cung cấp dịch vụ phái sinh tốt nhất thế giới năm 2007............... 95

LỜI CẢM ƠN


Để hồn thành khố luận này, ngồi sự nỗ lực cố gắng của bản thân, em đã nhận
đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ, động viên, hƣớng dẫn và đóng góp ý kiến của các thầy cơ
giáo, gia đình và bạn bè.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hƣớng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Quy, ngƣời
đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn ThS. Phạm Thị Thanh Hoài, phịng Chế độ tín dụng
- Ngân hàng Cơng thƣơng Việt Nam đã đƣa ra những góp ý, nhận xét quý báu để em
có thể hồn thiện khố luận của mình.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Kinh doanh
quốc tế, trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng về những bài giảng lý thú hữu ích, giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự khuyến khích quan tâm, động viên của
bạn bè và những ngƣời thân trong gia đình.


LỜI MỞ ĐẦU
Lãi suất là một biến số quan trọng đƣợc theo dõi chặt chẽ trong nền kinh tế, nó
trực tiếp tác động đến các lợi ích vật chất trong xã hội và lợi ích của con ngƣời. Trong

nền kinh tế kế hoạch hố tập trung, vai trị của lãi suất đã bị xem nhẹ và còn đƣợc hiểu
nhƣ sự phân chia cuối cùng của sản xuất và ngƣời sản xuất, hay ngƣời đầu tƣ về vốn và
ngƣời cho vay. Trong nền kinh tế thị trƣờng thị vai trò của lãi suất đã có sự thay đổi.
Lãi suất trong nền kinh tế thị trƣờng là giá cả để vay mƣợn tiền có liên quan đến việc
tạo ra tín dụng - đƣợc xác định trong các thị trƣờng trao đổi tài chính.
Đối với nền kinh tế Việt Nam, từ khi chuyển mình từ nền kinh tế tập trung sang
nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa,
lãi suất đã trở thành công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc. Lãi suất góp phần kiềm chế
lạm phát cũng nhƣ kích thích tăng trƣởng và phát triển kinh tế trong công cuộc đổi mới
của đất nƣớc ta.
Năm 2007 đánh dấu một sự kiện quan trọng của Việt Nam khi chúng ta trở thành
thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO). Cùng với sự kiện này,
quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới của nền kinh tế Việt Nam diễn ra ngày
càng nhanh chóng và mạnh mẽ. Một mặt, nó mang lại cho các doanh nghiệp, các định
chế tài chính trong nƣớc rất nhiều cơ hội hợp tác phát triển, nhƣng mặt khác, nó cũng
làm gia tăng áp lực cạnh tranh, gia tăng rủi ro trong kinh doanh, đẩy các doanh nghiệp
trong nƣớc đến tình thế, hoặc là phải tích cực đổi mới để thích nghi với điều kiện mới,
hoặc là mất chỗ đứng trên thị trƣờng và đi đến phá sản.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế nhƣ vậy, một trong những rủi ro mà các doanh
nghiệp, ngân hàng lo ngại nhất chính là rủi ro lãi suất. Bởi khi thị trƣờng tài chính dần
đƣợc tự do hoá thị sự can thiệp của Nhà nƣớc đến thị trƣờng này sẽ giảm đi rất nhiều,
dẫn đến việc các doanh nghiệp phải tìm cách “tự cứu lấy mình” trƣớc những biến động
thƣờng xuyên của lãi suất trên thị trƣờng. Vậy trƣớc thách thức rủi ro lãi suất ngày
càng gia tăng, nhất là trong thời gian gần đây, khi lãi suất trên thị trƣờng thay đổi

1


“chóng mặt” do ảnh hƣởng của thị trƣờng tài chính thế giới và tình hình lạm phát trong
nƣớc, làm thế nào để các doanh nghiệp, các ngân hàng phòng ngừa rủi ro này?

Một giải pháp đƣợc đề cập đến là việc sử dụng các cơng cụ tài chính phái sinh để
phòng ngừa rủi ro lãi suất. Các sản phẩm phái sinh nói chung và phái sinh lãi suất nói
riêng đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới và ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về mặt số
lƣợng và chủng loại. Tuy nhiên ở Việt Nam, các công cụ phái sinh còn rất mới mẻ và
chỉ đƣợc một số ít doanh nghiệp, ngân hàng quan tâm sử dụng. Các sản phẩm phái sinh
lãi suất thông dụng nhƣ hợp đồng kỳ hạn lãi suất, hợp đồng tƣơng lai lãi suất, hợp đồng
quyền chọn lãi suất và hợp đồng hoán đổi lãi mới chỉ đƣợc một số ít các ngân hàng
thƣơng mại trong nƣớc cung cấp, và đối tƣợng khách hàng cũng còn rất khiêm tốn.
Hầu hết các ngân hàng đều chƣa tận dụng đƣợc những lợi thế của các công cụ tài chính
phái sinh để góp phần phịng ngừa rủi ro cho khách hàng và cho chính bản thân ngân
hàng. Đây chính là một thị trƣờng tiềm năng cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
nghiên cứu và khai thác trƣớc khi các ngân hàng nƣớc ngoài với bề dày kinh nghiệm
tham gia vào thị trƣờng này.
Với mục đích tìm hiểu thực trạng về thị trƣờng phái sinh còn rất mới mẻ cũng
nhƣ nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro lãi suất thông qua các công cụ phái sinh tại các ngân
hàng thƣơng mại Việt Nam và từ đó, đƣa ra một số giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh
việc ứng dụng của các sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất tại các ngân
hàng thƣơng mại trong nƣớc, góp phần cho sự phát triển và hồn thiện của thị trƣờng
các cơng cụ tài chính phái sinh nói chung tại Việt Nam, em đã chọn đề tài “Phòng
ngừa rủi ro lãi suất thông qua các công cụ phái sinh trong kinh doanh ngân hàng”
làm đề tài cho Khoá luận tốt nghiệp của mình.

2


CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO LÃI SUẤT
VÀ VIỆC PHỊNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT THƠNG QUA
CÁC CƠNG CỤ PHÁI SINH TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG
I/ Khái quát chung về hoạt động kinh doanh ngân hàng
1. Khái niệm về Ngân hàng thƣơng mại

Theo giới sử học, những ngân hàng đầu tiên có thể là những đền thờ tơn giáo
của thế giới cổ xƣa, và có thể xuất hiện vào khoảng thiên niên kỷ thứ ba trƣớc Công
Nguyên. Những vật gửi ban đầu là thóc lúa, về sau là các loại hàng hố khác nhƣ gia
súc, nơng cụ và cuối cùng là những kim loại quý giá nhƣ vàng. Ngân hàng hiện đại
đầu tiên đƣợc tìm thấy ở Genoa, Italya, vào năm 1406, có tên là Banco di San Giorgio
(Bank of St. George). Từ “bank” bắt nguồn từ từ “banco” trong tiếng ý, có nghĩa là
“cái ghế dài” hay “bàn đổi tiền”, đƣợc sử dụng trong suốt thời kỳ phục hƣng bởi
những ngƣời bản địa ở Florentine, những ngƣời đã thực hiện các giao dịch trên những
chiếc bản đƣợc phủ bởi tấm vải xanh. Họ sử dụng tiền của mình để đổi tiền cho các
khách du lịch và chiết khấu thƣơng phiếu cho các nhà bn, sau đó họ thu hút tiền gửi
để cho vay ngắn hạn đối với những nhà buôn, chủ tàu và lãnh chúa.
Sự phát triển của thƣơng mại và hàng hải đã làm cho công nghiệp ngân hàng lan
rộng từ nền văn minh cổ đại Hy Lạp và La Mã sang nền văn minh Châu Âu và quần
đảo Anh. Vào thời của Adam Smith – ngƣời đƣợc coi là cha đẻ của kinh tế học, khoảng
cuối thế kỷ XVIII, ngành công nghiệp ngân hàng đã tăng trƣởng với quy mô lớn. Hệ
thống ngân hàng đã nhanh chóng phát triển thêm nhiều nhiệp vụ mới để đáp ứng nhu
cầu thanh tốn và tín dụng cho nền sản xuất hiện đại.
Khi thuộc địa đƣợc thiết lập ở Bắc và Nam Mỹ, các hoạt động ngân hàng chẳng
mấy chốc đã lan sang châu lục này, các tổ chức ngân hàng lớn, chuyên nghiệp đƣợc
thành lập, thị trƣờng ngân hàng trở nên đầy sôi động, đặc biệt là ở New York.

3


Cùng với sự ra đời và phát triển của nó, khái niệm ngân hàng cũng đƣợc hình
thành, và có đơi chút khác nhau ở mỗi quốc gia.
Đạo luật ngân hàng của Pháp nêu rõ, “Ngân hàng là những cơ sở nghề nghiệp,
thường xun nhân tiền của cơng chúng dưới hình thức ký thác và sử dụng nguồn lực
đó cho chính họ để thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng và tài chính”.
Theo luật Mỹ, “Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh

mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh
tốn và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh
nào trong nền kinh tế”.
Theo luật 20/2004QH11, luật bổ sung, sửa đổi luật các Tổ chức tín dụng
(TCTD) của Việt Nam (VN), “Ngân hàng là loại hình TCTD được thực hiện tồn bộ
hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất
và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm Ngân hàng thương mại (NHTM),
ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và
các loại hình ngân hàng khác”.
Từ những khái niệm trên ta có thể thấy, NHTM là một loại hình doanh nghiệp
đặc biệt đƣợc thành lập theo quy định của Luật các TCTD và các quy định khác của
phap luật để hoạt động kinh doanh, kiếm lời.
2. Chức năng và các hoạt động kinh doanh cơ bản của NHTM
2.1 Chức năng của NHTM
Hệ thống ngân hàng, đƣợc coi là bộ xƣơng sống của nền kinh tế, cung cấp một
kênh dẫn vốn gián tiếp từ những ngƣời có nhu cầu đến các công ty. Về cơ bản, NHTM
thực hiện 2 chức năng: chức năng luân chuyển tài sản và chức năng cung cấp các dịch
vụ thanh tốn, mơi giới, tƣ vấn,...
Tuy nhiên, với sự lấn sân của các cơng ty bảo hiểm và cơng ty kinh doanh
chứng khốn lớn sang lĩnh vực ngân hàng dƣới hình thức các “ngân hàng phi ngân
hàng” (non-banking banks), các ngân hàng truyền thống ngày nay cũng phải đa dạng

4


hố dịch vụ của mình để cạnh tranh duy trì chỗ đứng trên thị trƣờng. Sự đa dạng trong
các dịch vụ và chức năng của ngân hàng dẫn đến việc chúng đƣợc gọi là các “Bách hố
tài chính” (financial department stores) và giờ đây các ngân hàng là những tổ chức tài
chính cung cấp đầy đủ các dịch vụ, hƣớng tới mục tiêu chung là thoả mãn nhu cầu
ngày càng cao của khách hàng và tối đa hoá lợi nhuận.

Sơ đồ 1. Những chức năng cơ bản của ngân hàng đa năng ngày nay

2.2 Các hoạt động kinh doanh cơ bản của NHTM
Các hoạt động của NHTM có thể đƣợc tổng kết nhƣ sau:
 Hoạt động nguồn vốn
- Vốn chủ sở hữu: đƣợc sử dụng để đầu tƣ cơ sở vật chất của NHTM, góp
vốn vào các cơng ty con hoặc góp vốn vào các doanh nghiệp khác, dự trữ thanh tốn và
cho vay. Vốn chủ sở hữu có ý nghĩa quan trọng, quyết định năng lực tài chính , khả
năng an tồn và quy mơ hoạt động của NHTM.

5


- Vốn huy động: là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất của
NHTM đƣợc sử dụng phần lớn để cho vay, đầu tƣ. Bao gồm: (i) nguồn tiền gửi không
kỳ hạn của các tổ chức, cá nhân; (ii) nguồn tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức, cá nhân
dƣới các hình thức nhƣ tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền
gửi,...
- Vốn vay: NHTM có thể vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và
ngồi nƣớc, vay Ngân hàng Trung ƣơng (NHTƢ) dƣới hình thức chiết khấu hoặc tái
chiết khấu...
- Vốn khác: phát sinh trong quá trình hoạt động của NHTM nhƣ chuyển
tiền, thanh toán, các khoản phải trả chƣa đến hạn,...
 Hoạt động sử dụng vốn
- Hoạt động ngân quỹ: NHTM phải dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh tốn
theo quy định pháp luật dƣới hình thức tiền mặt, tiền gửi tại NHTƢ và các cơng cụ nợ
có tính lỏng cao.
- Hoạt động cho vay: là hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM,
thƣờng chiếm từ 60-70% tổng tài sản, mang lại 70-90% lợi nhuận.
- Hoạt động đầu tư: là hoạt động giúp NHTM đảm bảo khả năng thanh

khoản và đa dạng hoá kinh doanh nhằm chia sẻ rủi ro. NHTM có thể đầu tƣ trực tiếp
thơng qua việc lập cơng ty con, góp vốn liên doanh,mua cổ phần hoặc đầu tƣ gián tiếp
dƣới hình thức mua cơng trái, trái phiếu, tín phiếu của chính phủ và những cơng cụ có
tính thanh khoản cao.
- Hoạt động khác: nhƣ mua sắm tài sản, cho thuê tài chính,...
 Hoạt động dịch vụ
Dịch vụ ngân hàng ngày càng trở nên thiết yếu khơng những đối với các
tổ chức kinh doanh mà cịn với các cá nhân trong xã hội. Thành công của ngân hàng
hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực trong việc xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội

6


có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó có hiệu quả và bán chúng tại một mức giá cạnh
tranh.
Sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ
thông tin đã làm cho dịch vụ ngân hàng ngày càng hoàn thiện, đa dạng và tiện lợi. Các
dịch vụ cơ bản của NHTM bao gồm: thanh toán, thu chi hộ, cung cấp các tài khoản
giao dịch, bảo quản các tài sản quý giá, các giấy tờ quan trọng, mua bán ngoại tệ, mua
bán chứng khoán, dịch vụ bảo hiểm, tƣ vấn khách hàng, cung cấp dịch vụ mơi giới đầu
tƣ chứng khốn, cung cấp dịch vụ quỹ tƣơng hỗ và trợ cấp,...

3. Những rủi ro chủ yếu trong kinh doanh ngân hàng
Nhƣ mọi ngành kinh doanh khác, lợi nhuận mà ngành ngân hàng thu đƣợc cũng
hàm chứa các rủi ro. Với những chức năng và vai trị đặc biệt trong nền kinh tế, có thể
nói rằng, kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, và những rủi ro đối
với hoạt động ngân hàng cũng vì thế mà mang tính đặc thù.
Rủi ro, nói chung, là khả năng có thể xảy ra thƣơng tổn hoặc mất mát trong
tƣơng lai. Trong kinh doanh ngân hàng, “rủi ro là việc phải đối mặt với khả năng tạo
ra thua lỗ, đủ lớn để đe doạ đến sức mạnh và năng lực của một định chế tài chính

chính trong việc duy trì những hoạt động lõi của nó. Rủi ro có thể nảy sinh đối với tài
sản có, tài sản nợ hoặc những tài sản ngoại bảng, thông qua việc tiến hành và xử lý
các hoạt động giao dịch (về cả sản phẩm cũng như dịch vụ)” 1.
Theo cách phân loại của Hiệp Ƣớc Basel II 2, đƣợc thông qua năm 2001, rủi ro
ngân hàng đƣợc phân chia thành 3 loại chính là: (i) rủi ro thị trƣờng, (ii) rủi ro tín dụng,
(iii) rủi ro hoạt động và các rủi ro khác nhƣ rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro danh

1

Theo Risk Concentration Principles - Basel, December 1999
Basel là Uỷ ban Giám sát ngân hàng do các NHTƢ các nƣớc G10 thành lập năm 1975 dƣới sự bảo trợ của Ngân
hàng thanh toán quốc tế. Sau một thời gian hoạt động, Uỷ ban đã nghiên cứuc và đƣa ra các yêu cầu về an toàn
vốn, đƣợc ban hành lần đầu vào năm 1988 và gọi là Basel I. Năm 1999, Uỷ ban đã đề ra 25 nguyên tắc cơ bản về
giám sát ngân hàng hữu hiệu, đây là những nguyên tắc tối thiểu và đƣợc xem là tài liệu để các cơ quan thanh tra,
giám sát ngân hàng và các nhà quản lý tài chính tham khảo. Do những hạn chế của Basel I, một hiệp ƣớc mới về
vốn đã đƣợc thông qua vào năm 2001, gọi là Basel II.
2

7


tiếng, rủi ro chiến lƣợc,... Tuy nhiên, một cách cụ thể hơn, ta có thể liệt kê một số loại
rủi ro chủ yếu trong kinh doanh ngân hàng nhƣ sau: (i) rủi ro lãi suất, (ii) rủi ro ngoại
hối, (iii) rủi ro tín dụng, (iv) rủi ro thanh khoản, (v) rủi ro hoạt động ngoại bảng, (vi)
rủi ro công nghệ và hoạt động, (vii) rủi ro quốc gia và các rủi ro khác.
II/ Những vấn đề cơ bản về lãi suất và rủi ro lãi suất trong kinh doanh ngân hàng
1. Khái niệm về lãi suất
Lãi suất là một trong những nhân tố khả biến đƣợc theo dõi chặt chẽ nhất trong
nền kinh tế. Sự biến động của lãi suất đƣợc đƣa tin hàng ngày bởi lãi suất ảnh hƣởng
trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta. Lãi suất ảnh hƣởng đến các quyết định cá nhân

cũng nhƣ quyết định của các doanh nghiệp và hộ gia đình nhƣ liệu nên tiêu dùng hay
tiết kiệm, nên mua một căn nhà, mua cổ phiếu, hay gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm tại
ngân hàng. Lãi suất cũng là một trong những công cụ của ngân hàng Trung Ƣơng
(NHTƢ) dùng để điều tiết lƣu thông tiền tệ trong nền kinh tế. Mỗi sự biến động, dù
nhỏ, trong lãi suất cũng có thể gây ảnh hƣởng lớn đến hoạt động của cả nền kinh tế.
Vậy lãi suất là gì?
Chúng ta hiểu lãi suất theo nghĩa “giá cả” giống nhƣ mọi loại giá cả hàng hoá
khác trên thị trƣờng. Điều khác biệt duy nhất của lãi suất so với các loại giá cả khác là
nó chính là giá của một loại hàng hố rất trừu tƣợng.
Lãi suất là chi phí bỏ ra cho việc vay tiền, là giá cả của quyền được sử dụng
tiền tệ trong một khoảng thời gian nhất định mà người sử dụng phải trả cho người sở
hữu nó3. Nói cách khác, lãi suất chính là cái giá phải trả do việc khơng có sẵn tiền mặt
gây ra, và là chi phí cơ hội cho việc nhận lại tiền muộn hơn và trì hỗn việc tiêu dùng
trước mắt.
Trên thực tế, lãi suất cịn là thƣớc đo phản ánh rủi ro khơng trả đƣợc nợ của
ngƣời vay.
3

Theo The Economics of Money, Banking and Financial Markets - Frederic S.Mishkin, Columbia University Seventh Edition, p61.

8


Thông thƣờng, lãi suất đƣợc biểu thị bằng một tỷ lệ phần trăm của tổng số tiền
vay tính trên một đơn vị thời gian là tháng hoặc năm.
Cơ sở kinh tế của lãi suất đó là:
-

Hiện tƣợng tạm thời “thừa”, hay tạm thời “thiếu” vốn tiền tệ trong các luồng


di chuyển tiền tệ trong nền kinh tế hàng hố.
-

Vai trị trung gian của các ngân hàng trong việc tập trung và phân phối lại

vốn tiền tệ thông qua công cụ lãi suất.
Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất giữ vai trị như sau:
-

Lãi suất là địn bẩy, kích thích sự tăng trƣởng kinh tế, góp phần thực hiện

mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia;
-

Lãi suất là cơng cụ thúc đẩy cạnh tranh giữa các NHTM;

-

Lãi suất là công cụ dùng để điều chỉnh các hoạt động đầu tƣ trong nền kinh

-

Lãi suất cịn là cơng cụ để kiềm chế lạm phát rất hữu hiệu thơng qua các

tế;

chính sách tiền tệ của NHTƢ.
Nhƣ vậy, việc duy trì và sử dụng công cụ lãi suất trong nền kinh tế hàng hoá là
một tất yếu khách quan, song tác dụng của lãi suất đến mức nào lại là do sự vận dụng
chính sách lãi suất. Mức lãi suất sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế và chế độ quản

lý kinh tế hiện tại, điều tiết hợp lý cung-cầu tín dụng trên thị trƣờng trong mối quan hệ
với các yếu tố kinh tế khác, sẽ là chìa khố thúc đẩy phát triển kinh tế.
NHTƢ có thể ấn định khung lãi suất chung. Khung lãi suất chính là giới hạn tối
đa của lãi suất cho vay và giới hạn tối thiểu của lãi suất tiền gửi mà NHTƢ quy định để
khống chế và quản lý chung về mặt lãi suất đối với các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên,
trong nền kinh tế thị trƣờng, NHTƢ thƣờng chỉ công bố một mức lãi suất cơ bản, hoặc
một mức lãi suất để định hƣớng lãi suất thị trƣờng. Các NHTM có thể lấy mức lãi suất
đó để tham khảo, sau đó đƣa ra mức lãi suất riêng để đảm bảo kết quả hoạt động kinh
doanh.

9


2. Phân loại lãi suất
Khi nói đến lãi suất, chúng ta thấy sẽ có rất nhiều loại lãi suất khác nhau đƣợc
phân loại dựa trên các căn cứ khác nhau, đồng thời phạm vi hoạt động của chúng cũng
khác nhau.
Phân loại theo nguồn sử dụng
-

Lãi suất huy động: là loại lãi suất quy định tỷ lệ lãi phải trả cho các hình

thức nhận tiền gửi của khách hàng. Lãi suất huy động thƣờng căn cứ vào đối tƣợng huy
động (tiền hay vật đảm bảo có giá trị, nội tệ hay ngoại tệ, cá nhân hay các tổ chức kinh
tế) và thời gian huy động.
-

Lãi suất cho vay: là lãi suất quy định tỷ lệ lãi mà ngƣời đi vay phải trả cho

ngƣời cho vay.

Theo nguyên tắc hoạt động của ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác mà hoạt
động thƣờng xuyên và chủ yếu của chúng là kinh doanh tiền tệ, lãi suất cho vay bao
giờ cũng phải lớn hơn lãi suất huy động để đảm bảo ngân hàng có thể bù đắp đƣợc các
chi phí bỏ ra và có lợi nhuận. Thơng thƣờng, lãi suất cho vay và lãi suất huy động có
mối quan hệ đƣợc xác định nhƣ sau:
Lãi suất cho vay = lãi suất huy động + chi phí + rủi ro tối thiểu + lợi nhuận
Phân loại theo giá trị thực
-

Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất đƣợc xác định cho mỗi kỳ hạn gửi hoặc vay.,

thể hiện trên quy ƣớc giấy tờ đƣợc thoả thuận trƣớc.
-

Lãi suất thực: là lãi suất xác định giá trị thực của các khoản lãi phải trả và

thu đƣợc
Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát
Phân loại theo phương pháp tính lãi
-

Lãi suất đơn: là tỷ lệ theo năm, tháng, ngày của số tiền lãi so với số tiền vay

ban đầu, không gộp lãi vào số tiền vay ban đầu để tính lãi kỳ hạn kế tiếp.

10


-


Lãi suất kép: là tỷ lệ theo năm, tháng, ngày của số tiền lãi so với số tiền vay,

số tiền vay này có tăng lên do có gộp lãi qua từng thời kỳ cho vay để tính lãi kỳ hạn kế
tiếp.
Phân loại theo tiền
-

Lãi suất nội tệ: là loại lãi suất áp dụng để tính tốn cho đồng nội tệ (kể cả lãi

suất huy động và lãi suất cho vay).
-

Lãi suất ngoại tệ: là loại lãi suất áp dụng để tính tốn cho đồng ngoại tệ.

Phân loại theo độ dài thời gian
Theo cách phân loại này, đối với cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay, thời
hạn càng dài thì lãi suất càng cao.
-

Lãi suất ngắn hạn: là loại lãi suất áp dụng cho các khoản huy động và khoản

vay dƣới một năm.
-

Lãi suất trung hạn: là loại lãi suất áp dụng cho các khoản huy động và khoản

vay từ một đến năm năm.
-

Lãi suất dài hạn: là loại lãi suất áp dụng cho các khoản huy động và khoản


vay trên năm năm.

3. Rủi ro lãi suất
Khái niệm rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là một trong những loại rủi ro chủ yếu trong kinh doanh ngân
hàng. Rủi ro lãi suất là rủi ro đối với các khoản thu nhập và giá trị thị trường của
danh mục đầu tư bắt nguồn từ sự biến động của tỷ lệ lãi suất4.
Ngƣời ta có thể tiếp cận với vấn đề rủi ro lãi suất từ hai giác độ khác nhau:
 Từ khía cạnh “giá trị sổ sách” (book value), rủi ro lãi suất đƣợc nhìn
nhận thơng qua các ảnh hƣởng của nó đến khoản thu nhập đƣợc phản ánh trong sổ sách
của ngân hàng. Khía cạnh này tập trung vào rủi ro đối với thu nhập trong ngắn hạn, đặc
Theo Interest rate risk - Comptroller’s handbook (Narrative - June 1997, Procedures - March 1998), Office for
Comptroller of the Currency (OCC), USA.
4

11


biệt trong vòng 1 hoặc 2 năm. Sự biến động của tỷ lệ lãi suất nhìn chung thƣờng ảnh
hƣởng đến thu nhập đƣợc phản ánh trong sổ sách thông qua những thay đổi trong thu
nhập lãi ròng của ngân hàng.
 Từ khía cạnh “giá trị thị trường” (market value) - đơi khi cịn đƣợc gọi
là giá trị kinh tế - rủi ro lãi suất đƣợc nhìn nhận thơng qua các ảnh hƣởng của nó đến
giá trị thị trƣờng của một danh mục đầu tƣ, bao gồm các tài sản có, tài sản nợ và các
cơng cụ tài chính ngoại bảng có liên quan đến lãi suất của ngân hàng. Giá trị kinh tế
của những tài sản này bằng với giá trị hiện tại của những dòng tiền trong tƣơng lai của
chúng. Bằng việc định giá những thay đổi trong giá trị hiện tại của những hợp đồng
xuất phát từ một sự thay đổi trong tỷ lệ lãi suất đã đƣợc tính đến, ngƣời ta có thể ƣớc
lƣợng đƣợc sự thay đổi về giá trị kinh tế của ngân hàng. Ngƣợc lại với khía cạnh “giá

trị sổ sách”, khái cạnh “giá trị thị trƣờng” tập trung vào những rủi ro bắt nguồn từ việc
định giá lại hay sự không cân xứng về kỳ hạn các loại tài sản trong dài hạn.
3.2 Phân loại rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất mà các NHTM phải đối mặt có thể đƣợc chia thành 4 loại sau:
3.2.1 Rủi ro định giá lại hay Rủi ro kỳ hạn bất cân xứng
Rủi ro định giá lại bắt nguồn từ sự khác nhau về thời hạn lãi suất thay đổi
và thời hạn của dòng tiền, xảy ra khi các tài sản có, tài sản nợ, các cơng cụ ngoại bảng
của ngân hàng đƣợc định giá hoặc đáo hạn. Đây là loại rủi ro lãi suất thƣờng thấy nhất
trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Một số ngân hàng vẫn chủ ý chấp nhận loại
rủi ro này để cải thiện thu nhập, tuy nhiên, những nguồn thu nhập này thƣờng dễ bị ảnh
hƣởng trƣớc sự tăng lên của tỷ lệ lãi suất kéo theo sự tăng lên của chi phí vay tiền.
Ngƣời ta gọi những ngân hàng mà kỳ hạn của các tài sản có đƣợc định
giá lại dài hơn kỳ hạn của các tài sản nợ đƣợc định giá lại là “nhạy cảm với tài sản
nợ”, bởi vì tài sản nợ của các ngân hàng này sẽ đƣợc định giá lại nhanh hơn. Thu nhập
của các ngân hàng nhạy cảm với tài sản nợ thƣờng tăng khi tỷ lệ lãi suất giảm và giảm
khi tỷ lệ lãi suất tăng. Ngƣợc lại, các ngân hàng nhạy cảm với tài sản có (kỳ hạn của tài

12


sản nợ đƣợc định giá lại dài hơn) sẽ hƣởng lợi từ sự gia tăng tỷ lệ lãi suất và bị thiệt hại
khi tỷ lệ lãi suất giảm.
Ví dụ nhƣ, ngân hàng huy động vốn có kỳ hạn 1 năm với mức lãi suất
12%/năm, và đầu tƣ kỳ hạn 2 năm với mức lãi suất 13%/năm. Sau năm đầu tiên, ngân
hàng thu đƣợc lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất là 13% - 12% = 1%. Sang năm thứ hai,
do lãi suất thị trƣờng tăng lên, ngân hàng chỉ có thể huy động vốn ở mức 14%, do đó,
ngân hàng sẽ chịu lỗ 14% - 13% = 1%. Nhƣ vậy, lợi nhuận của năm thứ nhất chỉ đủ bù
đắp cho khoản lỗ của năm thứ hai.
Kết quả là, nếu ngân hàng duy trì tài sản có có kỳ hạn dài hơn so với tài
sản nợ (ngân hàng nhạy cảm với tài sản nợ), thì ngân hàng ln đứng trƣớc rủi ro về

lãi suất trong việc tái tài trợ đối với tài sản nợ. Trƣờng hợp ngƣợc lại, nếu tài sản nợ có
kỳ hạn dài hơn tài sản có, ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro về lãi suất tái đầu tƣ.
Rủi ro định giá lại hay rủi ro kỳ hạn bất cân xứng cịn có thể xảy ra trong
trƣờng hợp tài sản có hoặc tài sản nợ có lãi suất thả nổi. Nếu tài sản có có lãi suất cố
định đƣợc tài trợ bằng tài sản nợ có lãi suất thả nổi, tỷ lệ lãi phải trả của tài sản nợ có
thể tăng trong khi tỷ lệ lãi kiếm đƣợc từ tài sản có có thể vẫn giữ ngun khơng đổi.
3.2.2 Rủi ro cơ bản
Rủi ro cơ bản (rủi ro biên độ) bắt nguồn từ sự thay đổi trong mối quan hệ
về tỷ lệ lãi suất tại các thị trƣờng tài chính khác nhau, hoặc của các cơng cụ tài chính
khác nhau. Nó xảy ra khi lãi suất thị trƣờng của các cơng cụ tài chính khác nhau, hoặc
các chỉ số đƣợc sử dụng để định giá tài sản có và tài sản nợ thay đổi vào những thời
điểm khác nhau, hoặc thay đổi những lƣợng khác nhau.
Ví dụ nhƣ, nếu ngân hàng cho vay với mức lãi suất cơ bản (Prime rate)5
trong khi huy động với mức lãi suất Libor6, nó sẽ đứng trƣớc rủi ro là biên độ giữa lãi

5

Lãi suất cơ bản là mức lãi suất mà các ngân hàng thƣờng áp dụng cho khoản vay của những khách hàng tốt
nhất. Các ngân hàng sẽ dựa trên lãi suất cơ bản để đặt ra các mức lãi suất điều chỉnh cho các sản phẩm tín dụng
nhƣ thẻ tín dụng, cho vay mua xe, cho vay thế chấp nhà,...
6
Libor - London Interbank Offered Rate: Lãi suất huy động trên thị trƣờng liên ngân hàng tại London, là tỷ lệ lãi
suất mà các ngân hàng đƣa ra để vay mƣợn tiền lẫn nhau trên thị trƣờng tiền tệ lớn ở London. Đó là một chỉ số tài

13


suất cơ bản và Libor có thể thu hẹp. Trƣờng hợp khác khi biên độ giữa lãi suất trái
phiếu kho bạc kỳ hạn 3 tháng và lãi suất Libor kỳ hạn 3 tháng thay đổi, nó sẽ ảnh
hƣởng đến lãi rịng của ngân hàng thơng qua sự thay đổi giữa biên độ lãi kiếm đƣợc và

phải trả của các công cụ tài chính đƣợc định giá lại. Nó cũng ảnh hƣởng đến dịng tiền
trong tƣơng lai đƣợc dự đốn của các cơng cụ trên và do đó, ảnh hƣởng đến giá trị kinh
tế ròng cơ sở của ngân hàng.
3.2.3 Rủi ro đường cong lãi suất thay đổi
Đƣờng cong lãi suất biểu thị mối quan hệ giữa lãi suất thị trƣờng cho
những chứng khốn có thu nhập cố định và thời gian đáo hạn của chứng khốn đó, với
một đồng tiền nhất định, của một khách hàng nhất định. Trong điều kiện thị trƣờng
bình thƣờng, các chứng khốn có kỳ hạn càng dài thì sẽ có lãi suất càng cao nhƣng lãi
suất biên lại giảm dần, và nhạy cảm hơn với lạm phát cũng nhƣ những sự biến động
trên thị trƣờng. Một ví dụ hết sức đơn giản là, giả sử trong nền kinh tế có 3 tài sản là
trái phiếu kỳ hạn 3 tháng có lãi suất thị trƣờng là 3%/năm, trái phiếu kỳ hạn 5 năm 60 tháng có lãi suất 5%/năm và trái phiếu kỳ hạn 10 năm - 120 tháng có lãi suất
10%/năm, nhƣ vậy ta sẽ xây dựng đƣợc đƣờng cong lãi suất nhƣ sau:

Tỷ lệ lãi suất (%/năm)

Đường cong lãi suất
12
10
8
6
4
2
0
3

60

120

Kỳ hạn (tháng)


chính chuẩn đƣợc sử dụng tại các thị trƣờng vốn ở Hoa Kỳ. Nói chung, Libor thƣờng thấp hơn mức lãi suất cơ
bản.

14


Rủi ro đƣờng cong lãi suất thay đổi xuất phát từ sự biến động về lãi suất
của các kỳ hạn khác nhau của cùng một chỉ số hay trên cùng một thị trƣờng (ví dụ nhƣ,
trái phiếu kho bạc kỳ hạn 3 tháng và 5 tháng). Mối quan hệ giữa lãi suất và kỳ hạn thay
đổi khi hình dáng của đƣờng cong cho từng thị trƣờng xác định thoải, dốc, hoặc đảo
chiều trong suốt một chu kỳ lãi suất. Sự khác nhau về đƣờng cong lãi suất có thể làm
tăng rủi ro cho ngân hàng bằng việc khuyếch đại ảnh hƣởng của việc bất cân xứng kỳ
hạn.

3.2.4 Rủi ro quyền chọn đi kèm
Một hợp đồng quyền chọn mang lại cho ngƣời nắm giữ quyền (không
phải nghĩa vụ) mua hoặc quyền bán một tài sản tại một mức giá xác định trong một
khoảng thời gian nhất định. Trong đó, ngƣời bán hợp đồng quyền chọn có nghĩa vụ
thực hiện hợp đồng nếu ngƣời mua quyền chọn thực hiện hợp đồng. Thông thƣờng,
ngƣời nắm giữ quyền chọn chỉ thực hiện hợp đồng khi họ có lợi. Do vậy, ngƣời nắm
giữ quyền phải đối mặt với rủi ro đƣợc giới hạn (phí phải trả để mua hợp đồng quyền
chọn) và khoản lợi không giới hạn, ngƣợc lại, ngƣời bán quyền phải đối mặt với rủi ro
khơng giới hạn (vì hợp đồng quyền chọn thƣờng đƣợc thực hiện vào thời điểm bất lợi
cho ngƣời bán quyền) và khoản lợi giới hạn (nếu ngƣời mua quyền không thực hiện
hợp đồng, ngƣời bán sẽ thu đƣợc khoản phí). Vấn đề về quyền chọn lãi suất sẽ đƣợc
làm rõ hơn trong phần tiếp theo của chƣơng I.

4. Phƣơng pháp lƣợng hoá rủi ro lãi suất
Một thực tế mà hầu hết chúng ta đều biết đó là, giữa thị giá trái phiếu và mức lãi

suất thị trƣờng có mối quan hệ nghịch biến7. Mặc dù đây là một thực tế rất phổ biến và

7

Cơng thức tính thị giá trái phiếu là P =

C
C
C
CM


 ... 
(1  k d )1 (1  k d ) 2 (1  k d ) 3
(1  k d ) n

Trong đó: P là giá trị thực của trái phiếu (hay thị giá trái phiếu)

15

.


hữu ích để phịng ngừa rủi ro lãi suất đối với các trái phiếu nắm giữ, nhƣng các nhà
quản trị ngân hàng vẫn cần thơng tin chính xác về các khoản thực thu và thực lỗ khi lãi
suất thay đổi một lƣợng xác định. Để làm đƣợc điều đó, địi hỏi các ngân hàng phải áp
dụng các phƣơng pháp hiện đại để lƣợng hoá rủi ro lãi suất và xem xét sự ảnh hƣởng
của chúng đến kết quả kinh doanh.
Hiện nay, trên thế giới có 3 mơ hình lƣợng hố rủi ro lãi suất đang đƣợc các
ngân hàng hiện đại áp dụng, đó là: (i) Mơ hình kỳ hạn đến hạn (the maturity model);

(ii) mơ hình định giá lại (the pricing model); và (iii) mơ hình thời lượng (the duration
model). Trong khuôn khổ nghiên cứu, luận văn chỉ xin giới thiệu một mơ hình tiêu biểu
nhất, đó là mơ hình thời lƣợng và các cơng thức có liên quan đến việc lƣợng hố rủi ro
lãi suất thơng qua mơ hình này.
So với hai mơ hình trên, mơ hình thời lƣợng hoàn hảo hơn nhiều trong việc đo
mức độ nhạy cảm của tài sản có và tài sản nợ đối với lãi suất, bởi nó đề cập đến yếu tố
thời lƣợng của tất cả các luồng tiền cũng nhƣ kỳ hạn đến hạn của tài sản nợ và tài sản
có.
Mơ hình thời lƣợng đƣợc nghiên cứu và giới thiệu lần đầu tiên bởi Frederick R.
Macaulay - nhà nghiên cứu tại Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia Hoa Kỳ, và tiếp tục
đƣợc phát triển bởi các nhà kinh tế tài chính vào thập niên 50, 60, của thế kỷ XX. Vào
năm 1938, Fred Macaulay đã giới thiệu một phƣơng pháp có thể giúp các nhà đầu tƣ
đo lƣờng đƣợc rủi ro trong việc đầu tƣ trái phiếu. Ông đặt tên cho phƣơng pháp đó là
“Thời lượng” (Duration), và hiện nay, nó thƣờng đƣợc gọi là phƣơng pháp “Thời
lượng Macaulay”. Công thức tính thời lƣợng của Fred Macaulay nhƣ sau:

C là lãi coupon
M là mệnh giá trái phiếu
kd là lãi suất yêu cầu (hay lãi suất kỳ vọng của thị trƣờng)
Nhƣ vậy, ta thấy, khi lãi suất thị trƣờng tăng, thị giá trái phiếu sẽ giảm và ngƣợc lại.

16


×