LỜI MỞ ĐẦU
Để tồn tại và phát triển, con người phải tiến hành hoạt động xản suất. Muốn hoạt động
sản xuất ngày càng hữu ích, cần tiến hành công việc đo lường, tính toán và ghi chép. Do đòi hỏi
của đời sống kinh tế nói trên, tất yếu đã ra đời công tác kế toán.
Kế toán trước hết là phân hệ thông tin kinh tế tài chính quan trọng trong hệ thống thông
tin kinh tế đơn vị để thu nhận, xử lý và cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết cho những
nhà quản lý quan trọng để quản lý điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, hướng các
hoạt động đó theo các mục tiêu đã được đặt ra.
Sau một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Công nghệ Rồng Việt Nam, được sự chỉ
bảo tận tình của phòng Tài chính – Kế toán và sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo PGS
TS.Đặng Văn Thanh, em đã hoàn thành báo cáo thực tập này.
Báo cáo thực tập gồn 3 phần:
Phần I: Tổng quan về Công ty Cổ phần Công nghệ Rồng Việt Nam.
Phần II: Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Công nghệ Rồng Việt Nam.
Phần III: Thu hoạch và nhận xét.
Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ RỒNG VIỆT NAM
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
Tên công ty: Công ty Cổ phần Công nghệ Rồng Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế: Dragon Viet Nam Technology joit stock company
Địa chỉ : 128 Trương Định, Quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội.
Website: www.rongvietnam.com
Công ty được thành lập theo quyết định số 0103037936-CP-
1.2.Chức năng kinh doanh của Công ty:
- Sản xuất, kinh doanh gạch ốp lát, thực hiện hoàn thiện và trang trí các công trình xây
dựng dân dụng.
- Khai thác và kinh doanh nguyên liệu cho ngành gạch.
1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của công ty
Sơ đồ quy trình công nghệ xản xuất : ( Phụ lục 01)
Quy trình công nghệ sản xuất gạch Granite là công nghệ sản xuất chế biến liên tục với 4
giai đoạn chính là: gia công nguyên liệu; công đoạn ép, tráng men; sấy nung sản phẩm; mài
đóng hộp sản phẩm. Sau mỗi giai đoạn sản xuất thu được các bán thành phẩm, các bán thành
phẩm của giai đoạn trước sau khi được kiểm tra là đối tượng chế biến của giai đoạn tiếp theo.
Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất này có ảnh hưởng quan trọng tới việc xác định đối
tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm.
1.4. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty:
1.4.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty ( Phụ lục 02)
1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
* Ban giám đốc: gồm 3 người: Giám đốc, Phó giám đốc sản xuất, Phó giám đốc kinh
doanh.
- Giám đốc: là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm với mọi hoạt động của công ty,
trước pháp luật và toàn thể lao động trong công ty
- Phó giám đốc sản xuất: phụ trách sản xuất và chịu trách nhiệm giám sát việc điều
hành sản xuất, đảm bảo công tác sản xuất sản xuất đạt chất lượng và đúng kế hoạch đặt ra.
- Phó giám đốc kinh doanh: chịu trách nhiệm triển khai, đôn đốc việc thực hiện công tác
bán hang, chỉ đạo xây dựng các phương án tiêu thụ sản phẩm của công ty, tìm kiếm thị trường
mới cho các loại sản phẩm của công ty.
* Các phòng ban chức năng chính:
- Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho giám đốc về mặt tài chính kế toán, thực hiện
hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thanh quyết toán với nhà nước, công ty và các bên
liên quan.
- Phòng tổ chức: Tham mưu cho Giám đốc công ty về việc sắp xếp và bố trí cán bộ, đào
tạo và phân loại lao động cho phù hợp công việc.
- Phòng KHĐT: Thực hiện lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ, bao gồm: kế hoạch cung
ứng vật tư, kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, kế hoạch huy động vốn…
- Phòng kỹ thuật KCS: Kiểm tra chất lượng của các nguyên vật liệu trước khi nhập kho,
hiệu chuẩn thiết bị đo lường và thử nghiệm trong quá trình sản xuất.
- Phòng kinh doanh: Tiếp xúc với khách hang, giải quyết các khiếu nại của khách hang,
thực hiện việc quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, tìm hiểu nhu cầu khách hang và cung ứng trực tiếp
hàng hóa cho mọi đối tượng.
- Phòng sản xuất : Quản lý các hoạt động xuất khẩu sản phẩm sứ vệ sinh của công ty ra
nước ngoài, cũng như việc nhập khẩu các thiết bị, máy móc, phụ tùng phục vụ co quá trình cải
tiến kỹ thuật, sản xuất sản phẩm.
- Văn phòng: phụ trách công việc văn thư.
- Các chi nhánh đại diện: Nghiên cứu thị trường, tổ chức phân phối hàng hóa cho các
đại lý, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm…
1.5. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty gạch Granite là nơi triển khai kế hoạch sản xuất sản phẩm gạch các loại, đảm
bảo đúng số lượng và chất lượng dự kiến.
Công ty có 4 phân xưởng sản xuất: PX tạo hình, PX kỹ thuật men, PX lò nung, và PX cơ
điện. Trong đó:
- Phân xưởng tạo hình là phân xưởng quan trong nhất của nhà máy. Nhieemjv ụ chính là
tạo ra các sản phẩm (mộc) với các hình dáng khác nhau, tùy thuộc vào thị hiếu người tiêu dung.
- Phân xưởng kỹ thuật men đảm bảo nhiệm vụ pha chế men, phun men.
- Phân xưởng lò nung: có nhiệm vụ nung các thành phẩm (mộc) sau khi được phun men
đến một nhiệt độ nhất định để thành sản phẩm gạch.
- Phân xưởng cơ điện: đảm bảo việc lắp ráp, sửa chữa bảo quản các thiết bị máy móc và
hệ thống cung cấp điện chung cho toàn nhà máy.Ngoài ra phân xưởng cơ điện còn có nhiệm vụ
kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ các hệ thống máy móc ở các phân xưởng khác để đạt
được hiệu quả cao nhất.
1.6. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2008-2009:
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
So sánh
Giá trị %
Tổng tài sản 202.789.476 800.064.547 597.275.071 2,94
Doanh thu thuần 114,325,953,150 120,317,756,900 5,991,803,750 5.24
LN trước thuế 16,405,275,249 18,593,437,353 2,188,162,104 13.34
Nộp ngân sách 4101318812 4648359338 547,040,526 13.34
Nợ phải trả 62.540141 70.490.340 7.950.199 1.27
Nợ phải thu 72.490.789 92.470.131 19.979.342 2.75
Lao động (người) 520 600 80 1.53
Thu nhập bình quân
(đ/ng/tháng)
1.820.000 2.040.000 220.000 1.2
Nhận xét:
Qua số liệu của những năm gần đây ta thấy các chỉ tiêu của công ty đều tăng. Tổng tài
sản năm 2009 tăng 2.94%. Doanh thu năm 2009 tăng 5.24% đã thể hiện cố gắng của công ty
trong thời gian qua mặc dù nền kinh tế đang lâm vào tình trạng khó khăn. Đây chính là nguyên
nhân chính làm lợi nhuận trước thuế tăng 13.34%. Số lao động của công ty tăng không đáng kể
là 1.53% nhưng công ty đã phần nào làm giảm tình trạng thất nghiệp trong xã hội hiện nay.
PHẦN II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ RỒNG VIỆT NAM
2.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán
* Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (Phụ lục 02)
* Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Kế toán trưởng: Chị trách nhiệm trước Giám đốc về công tác kế toán, quản lý tài chính
của công ty và mọi hoạt động của phòng.
- Phó phòng: Trực tiếp làm kế toán các khoản phải thu,kế toán xây dựng cơ bản,kế toán
các khoản phải nộp ngân sách nhà nước,kê khai thuế GTGT và các khoản nộp NSNN.
- Nhân viên kế toán tổng hợp: Trực tiếp làm kế toán tiền lương,kế toán giá thành,kế
toán tiền mặt,kế toán thanh toán.Lập báo cáo chi tiết và báo cáo tổng hợp các nghiệp vụ kế toán
trên hàng tháng,hàng quý trong năm.Lập các báo cáo quyết toán tài chính hàng quý ,hàng năm,
báo cáo quản trị hàng tháng,báo cáo nhanh Tổng công ty,một số báo cáo khác.
- Nhân viên kế toán Ngân hàng kiêm kế toán công nợ phải trả: Trực tiếp giao dịch với
Ngân hàng mở tài khoản,theo dòi các khoản tiền gửi Ngân hàng, tiền vay ngắn hạn,trung
hạn,dài hạn,trực tiếp theo dõi các khoản phải trả.
- Nhân viên kế toán vật tư kiêm kế toán TSCĐ: theo dõi,ghi chép,phản ánh về tình hình
nhập-xuất-tồn kho vật tư,theo dõi tình hình tăng giảm,trích và phân bổ khấu hao cho các đối
tượng.
-Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý tiền mặt của công ty,cấp phát lương cho cán bộ công nhân
viên khi đến kỳ.
2.2.Chính sách kế toán công ty
• Chế độ kế toán áp dụng tại công ty công nghệ Rồng Việt Nam:Căn cứ vào chế độ kết
toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/02/2006
• Niên độ kế toán:bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
• Kỳ kế toán:theo tháng
• Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: VNĐ
• Phương pháp hach toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên
• Phương pháp xác định trị giá NVL,CCDC xuất kho: Tính bình quân gia quyền cả kỳ
dự trữ.
• Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ
• Phương pháp khấu hao TSCĐ:sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng
• Hình thức kế toán áp dụng: nhật ký chung
Trình tự ghi sổ hình thức Nhật ký chung (phụ lục 04)
2.3. Phương pháp kế toán một số phần hành chủ yếu tại công ty
2.3.1. Kế toán tài sản cố định
2.3.1.1. Đặc điểm và phân loại về TSCĐ tại công ty
* Đặc điểm TSCĐ
TSCĐ sử dụng cho sản xuất của công ty CN Rồng Việt Nam bao gồm nhiều như nhà
xưởng,máy khuấy,máy nghiền,tời nâng,lò nung,cabin phun men, băng đổ rót, máy nén khí, máy
phát điện,…Tất cả các TSCĐ sủ dụng cho sản xuất đều là TSCĐ hữu hình, không có TSCĐ vô
hình.
Công ty CN Rồng Việt Nam thực hiện khấu hao TSCĐ theo quyết định 206/2003/QĐ-
BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính
Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng
*Phân loại TSCĐ
TSCĐHH được phân loại theo tính năng sử dụng bao gồm các loại sau:
- Nhà xưởng,vật kiến trúc
- Thiết bị sản xuất
- Phương tiện vận tải
- Thiết bị văn phòng
- TSCĐ khác
2.3.1.2.Đánh giá TSCĐ
TSCĐ của doanh nghiệp được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại.
a. Xác định nguyên giá TSCĐ:
Nguyên giá TSCĐ của công ty do mua sắm được xác định:
Nguyªn gi¸
TSC§
=
TrÞ gi¸ mua thùc tÕ
(®· trõ CKTM, GG)
+
C¸c kho¶n
thuÕ
+
Chi phÝ liªn
quan trùc tiÕp
kh¸c
Ví dụ: Ngày 22/6/2009 công ty mua 1 bộ máy photocopy,giá mua thực tế là 12.560.000đ,
thuế 1.256.000đ.Chi phí vận chuyển là 520.000đ
Nguyên giá TSCĐ = 12.560.000 + 1.256.000 + 520.000 = 14.336.000đ
b. Xác định giá trị còn lại của TSCĐ
Giá trị còn lại = Nguyên giá - Số khấu hao
Của TSCĐ TSCĐ lũy kế
*Trường hợp nguyên giá của TSCĐ bị đánh giá lại thì giá trị còn lại được xác định như
sau:
Giá trị còn lại Giá trị còn lại Giá trị đánh giá lại của TSCĐ
Của TSCĐ sau = của TSCĐ đánh × ───────────────────
Khi đánh giá lại giá lại Nguyên giá của TSCĐ
2.3.1.3. Kế toán chi tiết TSCĐ
-Kế toán chi tiết TSCĐ tại nơi bảo quản,sử dụng:
Kế toán công ty mở sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng cho từng xí nghiệp,kho để theo dõi tình
hình tăng,giảm TSCĐ trong thời gian sử dụng tại đơn vị trên cơ sở các chứng từ gốc.
-Kế toán chi tiết TSCĐ tại phòng kế toán:
Kế toán công ty sử dụng thẻ TSCĐ để theo dõi chi tiết từng TSCĐ của công ty.Căn cứ
lập thẻ TSCĐ là:Biên bản giao nhận,biên bản đánh giá lại,biên bản thanh lý,bảng tính và phân
bổ khấu hao TSCĐ và các tài liệu liên quan.Thẻ được lưu trong suốt quá trình sử dụng.Cuối
mỗi tháng,”Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ” được kế toán TSCĐ thực hiện thủ công trên bảng
tính excel.
2.3.1.4. Kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ
*Chứng từ kế toán sử dụng
-Biên bản giao nhận TSCĐ,biên bản đánh giá lại TSCĐ,biên bản kiểm kê TSCĐ,biên bản
thanh lý,biên bản nhượng bán TSCĐ,biên bản kiểm kê TSCĐ-phát hiện thiếu TSCĐ và các
chứng từ kế toán liên quan.
-Các chứng từ liên quan đến khấu hao TSCĐ:bảng tính khấu hao TSCĐ.
*Tài khoản kế toán sử dụng:TK 211 và các Tk lien quan
*Phương pháp kế toán:
-Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ
Ví dụ: Ngày 20/04/2009 công tty mua 2 máy tính dung cho công việc tại phòng kế
toán.Tổng giá thanh toán là 17.600.000đ(trong đó thuế GTGT 10%).Công tty đã thanh toán
bằng tiền gửi ngân hàng.
Kế toán ghi:
Nợ TK 211 : 16.500.000đ
Nợ TK 1332 : 1.650.000đ
Có TK 112 : 17.650.000đ
-Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ
Ví dụ: Ngày 12/06/2009 thanh lý ô tô tải chở hàng giá 155.000.000đ sử dụng 7 năm khấu
hao được 82.500.000đ.
Kế toán ghi:
BT1: Kế toán ghi giảm nguyên giá:
Nợ TK 811 : 82.500.000đ
Nợ TK 214 : 72.500.000đ
Có TK 211 : 155.000.000đ
BT2: Bán thu tiền mặt là 80.000.00đ
Nợ TK 1111: 80.000.000đ
Có TK 711 : 80.000.000đ
BT3: Chi phí thanh lý:
Nợ TK 811 : 2.500.000đ
Có TK 111: 2.500.000đ
2.3.2.Kế toán NVL,CCDC
2.3.2.1.Phân loại NVL,CCDC
Tại công ty NVL được phân loại thành:
- Nguyên vật liệu: căn cứ vào nội dung kinh tế để tiến hành phân loại nguyên vật liệu của
công ty thành các loại sau:
+ Nguyên vật liệu chính:là những nguyên vật liệu chủ yếu cấu thành nên trực thể sản
phẩm như:sắt,thép,xi măng,thủy tinh,…
+ Nguyên vật liệu phụ:là những vật liệu mà tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh
có thể kết hợp với nguyên vật liệu chính làm thay đổi màu sắc,hình dáng bên ngoài,làm tăng
chất lượng sản phẩm như: bột màu, phẩm…
+ Nhiên liệu: là những thứ vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản
xuất kinh doanh: xăng, dầu, nước….
- Công cụ dụng cụ tại công tty gồm: Dây chuyền SX, các máy móc, trang thiết bị phục vụ
quá trình sản xuất sản phẩm..
2.3.2.2. Kế toán chi tiết NLV,CCDC
Công ty áp dụng phương pháp kế toán chi tiết NLV,CCDC theo phương pháp ghi thẻ
song song
2.3.2.3. Kế toán tổng hợp tăng, giảm NVL,CCDC
- Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT…
- Các tài khoản kế toán sử dụng: TK 152, 153
* Kế toán tổng hợp tăng NVL, CCDC
Ví dụ: Nhập đất sét theo chứng từ :PN 56 ngày 15/01/2009 khối lượng nhập 373.500
kg,đơn giá 595.450đ/kg. Tổng tiền 244.640.582đ thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
Kế toán ghi:
Nợ Tk 152 222.400.575đ
Nợ Tk 1331 22.240.057đ
Có Tk 112 244.640.582đ
*Kế toán tổng hợp giảm NVL,CCDC
Ví dụ:Ngày 02/05/2009 xuất cao lanh Yên Bái số lượng 319.800 kg đơn giá 590.000đ/kg.
Tổng tiền 188.862.000đ
Kế toán ghi
Nợ TK 621 188.862.000đ
Có TK 152 188.862.000đ
2.3.3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
2.3.3.1. Kế toán tiền lương
* Quỹ tiền lương của công ty bao gồm;
+ Tiền lương theo sản phẩm
+ Tiền lương theo thời gian
Ngoài ra còn có các khoản như :ăn ca,khen thưởng ,phúc lợi
* Chứng từ kế toán sử dụng:Bảng thanh toán tiền lương,bảng thanh toán tiền bảo hiểm
xã hội,bảng thanh toán tiền thưởng
* Tài khoản kế toán sử dụng: TK 334 và các Tk liên quan
* Phương pháp kế toán
Ví dụ : Căn cứ bảng lương thang 1/2009 lương trả cho công nhân bộ phận sán xuất sứ,số
tiền 540.722.580đ
Kế toán ghi
Nợ TK 642 540.722.580đ
Có TK 334 54.722.580đ
2.3.3.2. Kế toán các khoản trích theo lương
* Nội dung: các khoản trich theo lương
- Hiện nay công ty đang trích BHXH la 20% trên lương cơ bản,người lao động chịu 5%,
công ty trích 15 % từ chi phí sản xuất kinh doanh
- Kinh phí công đoàn là 2 % do công ty chịu
- BHYT công ty trích 3 %,trong đó ngườ lao động chịu 1 % và công ty chịu 2%
* Chứng từ kế toán sử dụng
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (phụ lục 07), bảng thanh toán tiền bảo hiểm xã hội
* Tài khoản kế toán sử dụng: TK 338: phải trả, phải nộp khác
* Phương pháp kế toán
Ví dụ: Căn cứ bảng lương tháng 1/2009 công ty trích BHXH,BHYT và KPCĐ
Tính váo chi phí QLDN
Nợ TK 642(1) 83.866.517đ
Có TK 388 83.866.517đ
( SCT: TK 3382 10.814.452đ
TK 3383 73.052.065đ)
2.3.4. Kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP
2.3.4.1 . Đặc điểm và phân loại CPSX
CPSX tại công ty được phân thành :
- Chí phí NVLTT: bao gồm đát sét ,caolanh,Feldar,thạch anh,men,…Mỗi loại chi phí này
thường chỉ sử dụng riêng cho một bộ phận ,chẳng hạn:đất sét ,cao lanh ,chỉ sử dụng cho bộ
phận mộc-đổ rót,men chỉ sử dụng riêng cho bộ phận phun men nên được tập hợp trực tiếp cho
mỗi bộ phân sử dụng,không qua phân bổ
- Chi phí NCTT: bao gồm chi phí tiền lương ,tiền công,các khoản trích theo lương như :
BHXH,BHYT,KPCĐ và các khoản khác như:phụ cấp độc hịa,tiền lương làm them giờ
- Chi phí SXC: là tập hợp các chi phí phát sinh tại các bộ phận tham gia gián tiếp vào quá
trình sản xuất tại các XN như :tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng,chii phí điện nước,…
2.3.4.2. Đối tượng tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm
-Đối tượng tập hợp chi phí: Đối tượng kế toán tập hợp chi phí là từng giai đoạn của quy
trình công nghệ, bao gồm 4 giai đoạn: gia công nguyên liệu; công đoạn, ép, tráng men; sấy
nung; mài đóng hộp sản phầm.
-Đối tượng tính giá thành: là cả nhóm bán thành phẩm từng giai đoạn và từng loại sản
phẩm nhập kho.
2.3.4.3. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất
* Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ CP NVLTT
- Công ty thực hiện tính trị giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia
quyền cố định
- Chứng từ kế toán sử dụng:Phiếu xuất kho,phiếu nhập kho,…
- Tài khoản kế toán sử dụng:TK 621 –Chi phi nguyên vật liệu trực tiếp
Ví dụ: Xuất đất sét theo chứng từ: PX 56 ngày 15/01/009 khối lượng 373.500 kg, đơn giá
595.450đ/kg, thành tiền 222.400.575đ.
Kế toán ghi
Nợ TK 621 222.400.575đ
Có TK 152 222.400.575đ
* Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí NCTT
- Chứng từ kế toán sử dụng:bảng chấm công,bảng thanh toán tiền lương bộ phận,bảng
tổng hợp thanh toán lương…
- Tài khoản kế toán sử dụng:TK 622-Chi phí nhân công trực tiếp
Ví dụ: Từ bảng lương tháng 1/2009 ta hoạch toán như sau:
Nợ TK 622(2) 42.425.823đ
Có TK 334 42.425.823đ
* Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ CP SXC
- Chứng từ kế toán sử dụng:bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương,phiếu xuất
kho,bảng phân bổ khấu hao TSCĐ,hóa đơn thanh toán..
- Tài khoản sử dụng:TK 627-chi phí sản xuất chung
- Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Căn cứ vào bảng phân bổ lương tháng 1/2009,kế toán ghi
Nợ Tk 62711 209.709.771đ
Có Tk 334 209.709.771đ
* Kế toán tổng hợp CPSX toàn công ty
- TK kế toán sử dụng: TK 154-chi phí sản xuất dở dang
- Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Căn cứ bảng Sổ cái TK 154 (Phụ luc 08) kế toán ghi;
Nợ Tk 154 5.462.165.175đ
Có Tk 621 2.921.415.556đ
Có Tk 622 667.014.920đ
Có Tk 627 1.873.734.699đ
2.3.4.4. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm dơ dang cuối kỳ liên quan đén quá trình sản xuất gạch tại công ty bao gồm sản
phẩm dở dang cuối kỳ ở giai đoạn mộc đổ rót,giai đoạn phun men và giai đoạn lò nung
2.3.4.5. Phương pháp tính giá thành
Để tính giá thành kế toán sử dụng phương pháp phân bước có tính trị giá bán thành phẩm
Đến kỳ tính giá thành,căn cứ vào đối tượng tính giá thành ,kế toán chi phí sản xuất và giá
thành tại công ty CN Rồng Việt Nam lập các Bảng tính giá thành sản phẩm.Căn cứ để lập các
Bảng tính giá thành này là:các bảng tính giá thành sản phẩm kỳ trước,sổ chi tiết chi phí sản
xuất kinh doanh kỳ này.,các bảng tổng hợp sản phẩm
Ta chỉ xét phương pháp tính giá thành ở giai đoạn nung
Chi phí chuyển giao giai đoạn nung chính là tổng giá thành sản phẩm nhập kho màu
trắng.
Chi phí Chi phí
Chi phí dở dang nhận Chi phí Chi phí dở dang
Chuyển giao = tồn đầu + chuyển + phát sinh - tồn cuối
Trong kỳ kỳ giao trong kỳ kỳ
Giá thành đợn vị nhập kho Tổng giá thành nhập kho màu trắng sản phẩm i
= ────────────────────────────
Màu trắng sản phẩm I Số lượng sản phẩm I nhập kho thực tế
Ví dụ:Tính giá thành sản phẩm nhập kho màu trắng sản phẩm gạch VI 3
Theo bảng tổng hợp sản phẩm giai đoạn nung,trọng lượng sản phẩm nhập kho thực tế vf
phế phẩm giai đoạn nung của gạch VI3 là 4.659,2kg,tổng trọng lượng sản phẩm nhập kho thực
tế và phế phẩm giai đoạn nung là 650.585,3 kg
Tổng giá thành nhập kho màu trắng của gạch VI3:
+ Nguyên liệu:
+ Nhân công:
2.821.509.569,3
x 4.659,2 = 20.206.385,5đ
650.585,3
625.353.409,3
x 4.659,2 = 4.550.116đ
650.585,3
+ Điện:
+ Thạch cao:
+ Khấu hao:
+ Chung:
=> Tổng giá thành nhập kho màu trắng của gạch V13 là : 40.702.268,5.
Theo bảng tổng hợp sản phẩm giai đoạn nug, số lượng sản phẩm gạch V13 nhập kho thực
tế là 213 sản phẩm
=> Giá thành đơn vị nhập kho màu trắng sản phẩm gạch V13 là:
40.702.268,5
= 191.090,5 đ/SP
-213
2.3.5. Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh:
2.3.5.1. Kế toán bán hàng
* Nội dung doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng tại công ty gồm doanh thu từ bán
các sản phẩm gạch. Hiện nay công ty tiêu thụ thành phẩm sản xuất chủ yếu theo công trình và
hạng mục công trình.
* Chứng từ kế toán sử dụng: Hóa đơn giá trị gia tăng, Phiếu thu, Phiếu xuất kho, Bảng kê
nộp séc, Chứng từ thanh toán khác.
* Tài khoản kế toán sử dụng : TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
* Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Ngày 15/09/2009 công ty bán 100m2 gạch granite cho nhà hàng Hoa Hồng với số
tiền là 120.965.000 đồng chưa có thuế ( thuế GTGT 10%). Khách hàng thanh toán bằng tiền
gửi ngân hàng.
Nợ TK 112: 133.061.500 đồng
256.932.140,6
x 4.659,2 = 1.840.032,7đ
650.585,3
400.328.145,3
x 4.659,2 = 2.866.97,5đ
650.585,3
673.985.522,9
x 4.659,2 = 4.826.871,9đ
650.585,3
895.334.205,9
x 4.659,2 = 6.411.981,8đ
650.585,3
Có TK 511: 120.965.000 đồng
Có TK 3331: 12.096.500 đồng
2.3.5.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu:
* Nội dung các khoản giảm trừ doanh thu: Các khoản giảm trừ doanh thu của công ty là :
CK thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.
* Chứng từ kế toán sử dụng: Hóa đơn giá trị gia tăng, Phiếu thu, Phiếu xuất kho, Bảng kê
nộp séc, Chứng từ thanh toán khác.
* Tài khoản kế toán sử dụng : TK 521,531,532
* Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Ngày 26/09/2009 cửa hàng Thành Niên trả lại lô hàng gồm 10m2 gạch mẫu MG
204D do không đúng màu,trị giá 22.482.000 đồng, kế toán ghi:
Nợ TK 531: 20.000.000 đồng
Nợ TK 3331:2.248.200 đồng
Có TK 111: 22.248.200 đồng
2.3.5.3. Kế toán vốn hàng bán
* Phương pháp xác định giá vốn hàng bán: là giá thành sản xuất thực tế.
* Chứng từ kế toán sử dụng: Hóa đơn giá trị gia tăng, Phiếu thu, Phiếu xuất kho, Bảng kê
nộp séc, Chứng từ thanh toán khác.
* Tài khoản kế toán sử dụng : TK 632- Giá vốn hàng bán
* Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Ngày 26/09/2009 công ty bán 20m2 gạch cho khách hàng Mạc Hải Yến trị giá
10.690.000 đồng
Nợ TK 632: 10.690.000 đồng
Có TK 156: 10.690.000 đồng
2.3.5.4. Kế toán chi phí bán hàng
* Nội dung chi phí bán hàng: Bao gồm : Chi phí tiếp khách, chi phí về lương CNV, Chi
phí về bảo quản hàng hóa, chi phí khấu hao TSCĐ…
* Chứng từ kế toán sử dụng: Hóa đơn giá trị gia tăng, Phiếu chi, Bảng phân bổ tiền lương
* Tài khoản kế toán sử dụng : TK 641_ Chi phí bán hàng
* Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Ngày 22/10/2009 công ty phát sinh chi tiếp khách là 2.448.000 đồng