Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Thực trạng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 118 trang )




TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
  



KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG BẢO HIỂM TAI NẠN NGHỀ NGHIỆP TẠI
VIỆT NAM





Họ và tên sinh viên
Lớp
Khoá
Giáo viên hướng dẫn
: Hoµng ThÞ Thƣơng
:
: 44
: Ph¹m Thanh Hµ









Hà Nội, tháng 5 năm 2009



1
MỤC LỤC

Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục đồ thị, bảng biểu
Lời nói đầu 1
Chương I 4
Khái quát chung về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp 4
I. Khái quát chung về bảo hiểm trách nhiệm 4
1. Khái niệm bảo hiểm trách nhiệm 4
2. Đặc điểm của BHTN 6
3. Phân loại BHTN 9
II. Khái quát chung về BHTN nghề nghiệp 10
1. Khái niệm và bản chất của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. 10
2. Sự ra đời và phát triển của BHTN nghề nghiệp 16
3. Sự cần thiết khách quan của BHTN nghề nghiệp 21
III. Những nội dung cơ bản của hợp đồng BHTN nghề nghiệp 25
1. Đối tượng bảo hiểm và đối tượng tham gia bảo hiểm 25
2. Phạm vi bảo hiểm 27

3. Thời hạn bảo hiểm 31
4. Hạn mức trách nhiệm (số tiền bảo hiểm) 32
5. Phí bảo hiểm 33
6. Giám định tổn thất và giải quyết bồi thường: 33
7. Một số điều kiện của Đơn BHTN nghề nghiệp 36
Chương II 39
Thực trạng BHTN nghề nghiệp tại Việt Nam 39
I. Giới thiệu về một số công ty kinh doanh loại hình BHTN nghề nghiệp tại
Việt Nam 39


2
II. Tình hình hoạt động kinh doanh BHTN nghề nghiệp tại Việt Nam từ
năm 2001 đến nay. 46
1. Công tác khai thác 46
2. Công tác đề phòng, hạn chế tổn thất 60
3. Công tác giám định và giải quyết bồi thường 61
4. Doanh thu và thị phần bảo hiểm 67
III. Đánh giá chung về tình hình kinh doanh BHTN nghề nghiệp trong
những năm vừa qua. 75
1. Tích cực 75
2. Hạn chế 77
Chương III 82
Định hướng và một số giải pháp nhằm phát triển BHTN nghề nghiệp tại
Việt Nam 82
I. Xu hướng phát triển BHTN nghề nghiệp tại Việt Nam 82
1. Tiềm năng phát triển loại hình BHTN nghề nghiệp tại Việt Nam 82
2. Định hướng phát triển BHTN nghề nghiệp đến năm 2015. 87
II. Một số kinh nghiệm trong triển khai BHTN nghề nghiệp trên Thế giới 91
III. Một số giải pháp nhằm phát triển BHTN nghề nghiệp tại Việt Nam 91

1. Các giải pháp vĩ mô 91
2. Các giải pháp vi mô 95
Kết luận 110
Tài liệu tham khảo .












3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



BH Bảo hiểm
BHTN Bảo hiểm trách nhiệm
BTC Bộ Tài Chính
CCV Công chứng viên
CTCK Công ty chứng khoán
DN Doanh nghiệp
DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm

HĐBH Hợp đồng bảo hiểm
HHBHVN Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam
KDBH Kinh doanh bảo hiểm
KTS Kiến trúc sư
KSXD Kỹ sư xây dựng
KSTV Kỹ sư tư vấn
NBH Người bảo hiểm
NĐBH Người được bảo hiểm
NT Nhân thọ
PNT Phi nhân thọ
TĐG Thẩm định giá
TNDS Trách nhiệm dân sự
VPCC Văn phòng công chứng




4
DANH MỤC ĐỒ THỊ, BẢNG BIỂU

TT
Tên bảng
Bảng 1
Một số loại hình BHTN được thực hiện bắt buộc ở một số
nước trên thế giới.
Bảng 2
Tổng hợp Luật điều chỉnh nhóm BHTN nghề nghiệp.
Bảng 3
Danh sách các công ty bảo hiểm phi nhân thọ đã được cấp
giấy phép và đang hoạt động tại Việt Nam.

Bảng 4
Quy trình khai thác BHTN nghề nghiệp.
Bảng 5
Quy trình khai thác BHTN nghề nghiệp trên phân cấp.
Bảng 6
Danh sách các công ty môi giới bảo hiểm đã được cấp giấy
phép và đang hoạt động tại Việt Nam.
Bảng 7
Quy trình bồi thường nghiệp vụ BHTN nghề nghiệp.
Bảng 8
Tỷ lệ chi bồi thường/ phí BH thực thu của nghiệp vụ BHTN
nghề nghiệp trong hai năm 2007 & 2008.
Bảng 9
Doanh thu và thị phần BHTN nghề nghiệp trong hai năm
2007 và 2008.
Bảng 10
Doanh thu BHTN nghề nghiệp trong năm 2008 của công ty cổ
phần BH Bảo Minh.
Bảng 11
Kết quả doanh thu một số nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm của
Bảo Việt năm 2008.
Bảng 12
Kết quả doanh thu một số loại hình BHTN nghề nghiệp mới
của Bảo Việt năm 2008.



1
LỜI NÓI ĐẦU


Trong cuộc sống hàng ngày, trong hoạt động kinh tế, xã hội hay cụ
thể hơn là trong công việc của mỗi người thường có những tai nạn, sự cố
bất ngờ, ngẫu nhiên xảy ra gây thiệt hại về người và tài sản. Đằng sau vô số
những công việc, sự kiện tương lai nguy cơ gặp rủi ro vẫn tiềm ẩn. Không
cần phải xét đến những rủi ro khách quan, xa vời mà con người chỉ có thể
hạn chế, không thể loại trừ - đó là rủi ro thiên tai; chỉ cần xét đến thứ rất
gần với mình thôi, đó là công việc hàng ngày đang làm, là chuyên môn của
mình cũng đã chứa đựng vô vàn những rủi ro. Cho dù mỗi người đều cho
rằng mình rất giỏi trong công việc, có tay nghề cao, kỹ năng tốt, hiểu rõ về
công việc, mình có đạo đức nghề nghiệp nhưng rủi ro vẫn xảy ra…Vì mọi
người tất cả đều như nhau, đều có lúc sơ suất, đều có lúc sai lầm và đều
không dự đoán được hết những hậu quả mình có thể gây ra, dù là từ những
hành động rất nhỏ nhặt.
Một y tá khi theo dõi bệnh nhân truyền dịch chỉ thiếu cần mẫn quan
sát một chút thôi cũng có thể dẫn đến bệnh nhân bị sốc thuốc và tử vong.
Một hành động rất nhỏ nhưng hậu quả thì thật nặng nề. Hay nhà tư vấn
thiết kế công trình công viên trên đồi, do tính toán sai góc độ và lượng xi
măng làm cho tường bị đổ ngay trong ngày khánh thành,…Mỗi một ngành
nghề đều có một đặc điểm riêng, nhưng đứng trên góc độ rủi ro thì ngành
nào cũng có, với tính chất và mức độ khác nhau. Có những nghề nghiệp
chịu tác động rất lớn bởi tự nhiên, thiên tai như vận tải, xây dựng, nông
nghiệp,…Có những ngành khác lại phụ thuộc nhiều vào máy móc kỹ thuật
như y tế, thiết kế, sản xuất,….Những ngành như kế toán, kiểm toán, luật sư
lại dễ gặp rủi ro đối với giấy tờ, văn bản và các quy phạm pháp luật,…Có
thể thấy rằng mỗi ngành nghề có đặc điểm rủi ro riêng nhưng tần suất xảy
ra các rủi ro nghề nghiệp là như nhau.


2
Tất cả các điều trên đều chỉ ra rằng trong mỗi công việc chuyên môn,

dù tài năng và đạo đức của bạn có tốt đến đâu thì nguy cơ gặp rủi ro dẫn
đến tổn thất vẫn là không nhỏ. Hậu quả sau những sự cố đó là sự thiệt hại
về vật chất, tiền của, và sự mệt mỏi thậm chí suy kiệt về tinh thần và không
còn tập trung được vào chuyên môn nữa. Đó quả là những tổn thất rất lớn,
không chỉ đối với bản thân họ mà còn là tổn thất đối với những khách hàng
tương lai, và đối với xã hội, gây thiệt hại đối với nền kinh tế,…Trong
những trường hợp đó thì BHTN nghề nghiệp được xem là một biện pháp
chống rủi ro có nhiều ưu điểm nhất so với bất kỳ biện pháp nào khác. Nó
không chỉ bảo vệ tốt các quyền lợi của khách hàng, của người có liên quan,
mà còn là tấm lá chắn, là chỗ dựa vững chắc giúp người hành nghề yên tâm
làm việc trong điều kiện cuộc sống nghề nghiệp có nhiều bất trắc.
Trên Thế giới, BHTN nghề nghiệp là một loại hình bảo hiểm phát
triển, mua BHTN nghề nghiệp đã trở thành thói quen của các cá nhân và
doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam đây vẫn đang là một nghiệp vụ rất
mới, ít người biết đến sự có mặt cũng như vai trò và tầm quan trọng của nó.
Tuy nhiên, với cơ sở pháp lý ngày càng chặt chẽ, cùng với tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao và xu hướng mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế
ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, thì dự đoán, trong một vài năm tới
BHTN nghề nghiệp sẽ rất phát triển và phát huy đúng vai trò của nó.
Nhận thấy được tiềm năng phát triển của sản phẩm bảo hiểm này, em
đã quyết định chọn đề tài “ Thực trạng BHTN nghề nghiệp tại Việt
Nam”, với mong muốn tìm hiểu, đưa ra cái nhìn tổng quan về nghiệp vụ
bảo hiểm này tại Việt Nam, cũng như xu hướng phát triển của sản phẩm
trong thời gian tới.
Trong thời gian thực hiện bài khóa luận này em đã nhận được sự
động viên, giúp đỡ từ rất nhiều phía. Trước hết, em xin chân thành cảm ơn
các thầy cô trường đại học Ngoại Thương đã chỉ bảo, dạy dỗ để em có
được ngày hôm nay. Và đặc biệt, em xin vô cùng cảm ơn cô Phạm Thanh



3
Hà, đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành tốt bài khóa luận. Em
cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị trong Hiệp hội bảo hiểm
Việt Nam, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, chi nhánh Bảo Việt tại Hà
Nội, công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA, công ty Cổ phần bảo hiểm dầu khí
Việt Nam,…đã giải thích những thắc mắc, tạo mọi điều kiện giúp đỡ em
nghiên cứu đề tài này.
Do điều kiện thời gian và tài liệu có hạn, đề tài khá mới mẻ, kinh
nghiệm và khả năng của bản thân còn hạn chế cho nên bài viết của em
không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong các thầy cô xem xét,
đánh giá để khóa luận tốt nghiệp của em có tính thiết thực và toàn diện hơn
nữa. Em xin chân thành cảm ơn!



4
CHƢƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM NGHỀ
NGHIỆP

I. Khái quát chung về bảo hiểm trách nhiệm
1. Khái niệm bảo hiểm trách nhiệm
Trong cuộc sống, mỗi cá nhân hay mỗi tổ chức đều phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật cho từng hành động, hành vi của mình. Nhìn chung,
khi một người gây ra thiệt hại cho người khác do sự bất cẩn của mình thì
phải chịu trách nhiệm trước những thiệt hại đó.
Đối với một cá nhân, có rất nhiều nguyên nhân có thể làm phát sinh
trách nhiệm pháp lý. Ví dụ, khi một cá nhân sử dụng một chiếc xe ô tô,
người đó có thể gây tai nạn cho người khác, theo quy định của pháp luật,
thì khi đó cá nhân đó phải có trách nhiệm bồi thường các thiệt hại cho phía

nạn nhân. Hoặc một cá nhân cũng có thể phải bồi thường các thiệt hại do
động vật nuôi của anh ta gây ra cho người khác. Hay những người làm
công tác chuyên môn như bác sỹ, kế toán viên, luật sư,…đều phải chịu
trách nhiệm về nghề nghiệp của mình. Nếu họ bất cẩn trong chuyên môn
dẫn đến hậu quả gây ra thiệt hại về thân thể cũng như tài chính cho khách
hàng (chẳng hạn đưa ra lời tư vấn không chính xác, chữa bệnh sai phương
pháp,…gây thiệt hại) thì họ phải bồi thường.
Đối với một DN, theo quy định của luật pháp nhiều nước, chủ sử dụng
lao động phải có trách nhiệm thanh toán các khoản tiền bồi thường và chi
phí y tế cho người lao động họ sử dụng, khi những người lao động đó bị tai
nạn trong quá trình lao động hoặc bị mắc các bệnh do nghề nghiệp mà
không phải do lỗi của bản thân người lao động.
Một DN cũng có thể sẽ phải bồi thường các thiệt hại do tài sản của
DN đó gây ra cho người khác (bất kể do lỗi của người chủ DN hay của
người làm thuê).


5
Trong quá trình sản xuất, các DN (các nhà máy hóa chất, nhà máy
công nghiệp,…) có thể gây ra ô nhiễm môi trường và khi đó, DN đó phải
có trách nhiệm bồi thường các thiệt hại về thương tích hoặc tài sản đối với
người khác.
Các nhà sản xuất hoặc phân phối phải chịu trách nhiệm bồi thường các
thiệt hại do hàng hóa, sản phẩm của họ cung cấp gây ra cho khách hàng
hoặc cho những người khác (phải chịu trách nhiệm đối với sản phẩm) do
lỗi sản xuất, lỗi thiết kế, không có đủ các thiết bị an toàn, không có chỉ dẫn
hay chú ý đầy đủ (“hút thuốc có thể có hại cho sức khỏe”, “sử dụng thuốc
không đúng chỉ dẫn có thể nguy hiểm cho sức khỏe”,…). Đối với một số
sản phẩm, rủi ro trách nhiệm có thể là rất lớn, ví dụ các sản phẩm liên quan
đến ngành vận tải, máy móc thiết bị công nghiệp, đồ chơi, các sản phẩm

cho trẻ sơ sinh,…
Các thiệt hại trách nhiệm ở trên có thể phát sinh theo hợp đồng (giữa
các bên có liên quan trong hợp đồng, ví dụ theo hợp đồng lao động giữa
người lao động và người chủ sử dụng lao động, theo hợp đồng vận chuyển
giữa hãng vận chuyển và hành khách, theo hợp đồng mua bán giữa nhà sản
xuất và khách hàng,…); hay phát sinh ngoài hợp đồng (ví dụ các thiệt hại
phát sinh đối với một bên thứ ba). Nhưng cho dù là phát sinh theo hợp
đồng hay ngoài hợp đồng thì các trách nhiệm pháp lý đều dẫn tới thiệt hại
tài chính một cách gián tiếp cho cá nhân hay DN phải chịu trách nhiệm.
Tùy theo mức độ lỗi và thiệt hại thực tế của bên thứ ba mà thiệt hại trách
nhiệm phát sinh có thể là rất lớn hoặc không đáng kể. Trong trường hợp
thiệt hại trách nhiệm phát sinh là rất lớn, nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến
tài chính của cá nhân hay DN. Do đó các cá nhân và DN cần phải tham gia
BHTN, để khi trách nhiệm pháp lý phát sinh, họ sẽ được công ty BH bồi
thường những thiệt hại về mặt TNDS.
Như vậy, BHTN thực chất là một loại hợp đồng BH bảo vệ cho
NĐBH khi có khiếu nại của bên thứ ba. Bên thứ ba có thể là pháp nhân


6
hoặc cá nhân bị thương tật về thân thể hoặc thiệt hại tài sản do một tai
nạn, sự cố mà do NĐBH gây ra.
* Chú ý một số khái niệm đặc biệt trong bảo hiểm trách nhiệm
a/ Bên thứ ba: Bên thứ ba trong BHTN thông thường được nhận diện như
sau:
Bên thứ 1: Người hoặc công ty được bảo hiểm (NĐBH).
Bên thứ 2: Người bảo hiểm (NBH).
Bên thứ 3: Bất kỳ người nào hoặc bên nào khác có liên quan đến sự cố
tổn thất thuộc trách nhiệm của NĐBH.
b/ Trách nhiệm pháp lý: là những trách nhiệm của NĐBH theo quy định

của pháp luật, nó xác định NĐBH có trách nhiệm pháp lý bồi thường hay
không. Nếu NĐBH không có trách nhiệm pháp lý bồi thường, HĐBH sẽ
không đáp ứng.
Trách nhiệm pháp lý không phải là trách nhiệm theo đạo đức, hoặc
trách nhiệm thương mại, hoặc những trách nhiệm khác được NĐBH tự
nguyện gánh chịu mà luật pháp không ràng buộc.
2. Đặc điểm của BHTN
BHTN là một loại hình đặc biệt trong nhóm BHPNT. Nó có những
đặc điểm khác biệt so với các loại hình BH khác, thể hiện ở hình thức, đối
tượng BH, hay mức giới hạn trách nhiệm.
a/ Đối tượng bảo hiểm mang tính trừu tượng
Đối tượng BH của các hợp đồng BHTN là phần trách nhiệm hay nghĩa
vụ bồi thường các thiệt hại, do đó rất trừu tượng. Hơn nữa, trách nhiệm đó
là bao nhiêu cũng không xác định được ngay lúc tham gia BH. Thông
thường, trách nhiệm pháp lý phát sinh khi có đủ ba điều kiện sau:
- Có thiệt hại thực tế của bên thứ ba;
- Có hành vi trái pháp luật của cá nhân hay của tổ chức được BH;
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của cá nhân hay
của tổ chức được BH với thiệt hại của bên thứ ba.


7
Mức độ thiệt hại do trách nhiệm pháp lý phát sinh bao nhiêu là hoàn
toàn do sự phán xử của tòa án. Thông thường, thiệt hại này được tính dựa
trên mức độ lỗi của người gây ra thiệt hại và thiệt hại của bên thứ ba. Tuy
nhiên, trong thực tế cũng có những trường hợp tòa án sẽ không căn cứ vào
mức độ lỗi để phán xử, mà căn cứ vào khả năng tài chính của người gây ra
thiệt hại. Những trường hợp này thường hay gặp ở các nước áp dụng hệ
thống luật gọi theo tên tiếng Anh là common law, ví dụ như ở nước Mỹ.
b/ BHTN thường được thực hiện dưới hình thức bắt buộc

BHTN, ngoài việc nhằm đảm bảo ổn định tài chính cho NĐBH, còn
có mục đích khác là bảo vệ quyền lợi cho phía nạn nhân, bảo vệ lợi ích
công cộng và an toàn xã hội. Do vậy, loại hình BH này thường được các
nước quy định bắt buộc và được thể hiện rõ trong Luật KDBH của từng
nước (đây là một đặc điểm có lợi thế rất lớn đối với các nhà BH). Nhìn
chung, các loại hình BHTN được thực hiện dưới hình thức bắt buộc thông
thường có liên quan đến ba nhóm hoạt động chủ yếu sau:
- Thứ nhất, những hoạt động có nguy cơ gây tổn thất cho nhiều nạn
nhân trong cùng một sự cố (ví dụ: kinh doanh vận chuyển hành
khách, sử dụng khí gas lỏng);
- Thứ hai, những hoạt động mà chỉ cần có một sơ suất nhỏ cũng có thể
dẫn đến thiệt hại trầm trọng về người (hoạt động của các y bác sỹ,
hoạt động có liên quan đến các loại dược phẩm);
- Thứ ba, những hoạt động cung cấp dịch vụ trí tuệ có thể gây ra thiệt
hại lớn về tài chính, như: môi giới BH, tư vấn pháp luật.


8
Bảng 1
Một số loại hình BHTN được thực hiện bắt buộc ở một số nước trên
thế giới
Nước
Các loại hình bảo hiểm bắt buộc


Cộng hòa
Pháp
- BHTN của KTS, luật sư, chủ thầu xây dựng, kiểm
toán, đại lý BH, đại lý du lịch, công chứng viên.
- BHTN của các cửa hàng dược phẩm.

- BHTN đối với hoạt động truyền máu, hoạt động nghiên
cứu y sinh.
Cộng hòa
Liên bang
Đức
- BHTN của KTS, công chứng viên, thám tử.
- BHTN đối với hoạt động tư vấn thuế, kiểm toán, chế
biến dược phẩm.

Indonesia
- BHTN của chủ xe cơ giới đối với thương tật và chết
gây ra cho bên thứ ba.
- Chương trình bồi thường cho người lao động, bao gồm
cả hưu trí và sức khỏe.


Ma Cao
- BHTN của chủ xe đối với bên thứ ba.
- BH bồi thường cho người lao động.
- BHTN nghề nghiệp của đại lý du lịch.
- BHTN công cộng trong việc quảng cáo bằng đèn nê -
ông.

Nguồn: - Điều tiết và kiểm soát bảo hiểm ở Châu Á. OECD. 1999
- Bảo hiểm bắt buộc về trách nhiệm dân sự ở Châu Âu.
Nguyễn Ngọc Định, Nguyễn Tiến Hùng, Tạp chí Tài chính tháng
11/1999.
Ở Việt Nam, Luật KDBH số 24/2000/QH10 ban hành ngày 09/12/2000
(có hiệu lực từ ngày 01/04/2001) đã nêu rõ các loại hình BHTN bắt buộc
bao gồm:



9
- Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới, bảo hiểm TNDS của người vận
chuyển hàng không đối với hành khách;
- BHTN nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật;
- BHTN nghề nghiệp của DN môi giới BH.
c/ Có thể áp dụng giới hạn trách nhiệm hoặc không
Trong BHTN, chưa thể xác định được ngay thiệt hại TNDS phát sinh
tại thời điểm tham gia BH, và thông thường thiệt hại đó có thể là rất lớn.
Bởi vậy, để nâng cao trách nhiệm của người tham gia BH, các công ty BH
thường đưa ra các giới hạn trách nhiệm, tức là các mức bồi thường tối đa
của BH (số tiền BH). Nói cách khác, thiệt hại TNDS có thể phát sinh rất
lớn nhưng công ty BH không bồi thường toàn bộ thiệt hại TNDS phát sinh
đó mà chỉ khống chế trong phạm vi số tiền BH. Đây là hình thức chủ yếu,
tuy nhiên cũng có những trường hợp BHTN không áp dụng giới hạn trách
nhiệm, mà điều này còn tùy thuộc vào từng nghiệp vụ và đặc điểm kinh tế
xã hội trong mỗi thời kỳ.
Ví dụ, hạn mức trách nhiệm được áp dụng trong hầu hết các nghiệp vụ
bảo hiểm TNDS như: bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ
ba, bảo hiểm TNDS của chủ sử dụng lao động với người lao động, trách
nhiệm của chủ hãng vận chuyển đối với hành khách, hàng hóa,…Nhưng
cũng có một số nghiệp vụ bảo hiểm TNDS không áp dụng giới hạn trách
nhiệm (thiệt hại TNDS phát sinh bao nhiêu, công ty BH bồi thường bấy
nhiêu), ví dụ như nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ tàu.
3. Phân loại BHTN
Hiện nay loại BHTN đang được triển khai dưới nhiều nghiệp vụ như:
- BHTN chung;
- Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba;
- Bảo hiểm TNDS của chủ tàu thuyền;

- BHTN gây ô nhiễm (Pollution Liability Insurance);
- BHTN người buôn bán nhỏ (Small business Liability Insurance);


10
- BHTN nhà thầu chính (General Contractor Liability Insurance);
- Bảo hiểm TNDS của nhà vận chuyển trong ngành hàng không dân
dụng;
- Bảo hiểm TNDS của chủ sử dụng lao động đối với người lao động
(Employer Liability Insurance);
- BHTN công cộng (Public Liability Insurance);
- BHTN sản phẩm (Product Liability Insurance);
- BHTN nghề nghiệp (Professional Liability Insurance);
- BHTN cho các chủ nuôi gia súc,…
II. Khái quát chung về BHTN nghề nghiệp
1. Khái niệm và bản chất của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
Trong số những nghiệp vụ của BHTN thì BHTN nghề nghiệp là một
trong những loại hình BH quan trọng và phổ biến nhất. BHTN nghề nghiệp
(có tên tiếng Anh là Professional liability insurance hay được hiểu là
Chuyên viên BHTN pháp lý) là loại hình BH cho NĐBH là chuyên gia của
một nghề nghiệp nhất định như chuyên viên kế toán, tư vấn pháp luật,
KTS, giám định viên, môi giới chứng khoán - bảo hiểm, bác sỹ, nha sỹ,
người hành nghề y,…hoặc các tổ chức nghề nghiệp như vậy. NBH bồi
thường cho các trách nhiệm pháp lý đối với bên thứ ba phát sinh từ bất cẩn
của NĐBH hoặc nhân viên của họ dẫn đến tổn thất cho khách hàng.
Một số ví dụ về trách nhiệm nghề nghiệp:
- Thiết kế công trình sai gây thiệt hại về tài sản hoặc thương tật về
người cho bên thứ ba.
- Nhà môi giới BH tư vấn không đúng hoặc không đầy đủ cho khách
hàng gây hậu quả không được bồi thường hoặc bồi thường không

thỏa đáng.
- Bác sỹ chuẩn đoán sai bệnh, phẫu thuật nhầm bộ phận cơ thể hoặc
gắn nhầm kính sát trùng trong mắt trẻ em.


11
- Đại lý du lịch đăng ký nhầm tour du lịch cho khách hàng dẫn đến
khách hàng phải hoãn chuyến đi và phát sinh thêm chi phí khác.
Những người hành nghề chuyên môn phải thực hành công việc, thao
tác nghề nghiệp chuyên môn với sự cẩn thận và tay nghề đảm bảo yêu cầu
chuyên môn. Tuy nhiên, thực tế vì nhiều lý do vẫn có thể gây thiệt hại cho
bên thứ ba từ những hành động bất cẩn, những sai phạm hoặc thiếu sót
trong quá trình thực hiện các công việc chuyên môn, vì vậy cần phải có
BHTN nghề nghiệp.
Ở đây, cần phân biệt trách nhiệm nghề nghiệp với trách nhiệm chung
(general liability). Chẳng hạn: một bệnh nhân gặp tai nạn do dây điện nội
bộ mắc trong cây cối trong khu vực lối đi của cơ sở y tế đổ gãy, trường hợp
này có thể phát sinh trách nhiệm của chủ cơ sở y tế nhưng đó chưa phải là
loại trách nhiệm gắn với các công việc chuyên môn của nghề y; nhưng khi
bệnh nhân bị sốc thuốc do y tá đã thiếu mẫn cán trong việc theo dõi ca
truyền dịch -> trường hợp này thuộc về trách nhiệm nghề nghiệp của bác
sỹ, y tá.
Gắn với đặc tính của các lĩnh vực hoạt động chuyên môn khác nhau,
các sản phẩm BHTN nghề nghiệp cũng rất đa dạng: BHTN nghề nghiệp
KTS, kỹ sư trong xây dựng; BHTN nghề nghiệp môi giới BH; BHTN nghề
nghiệp môi giới chứng khoán; BHTN nghề nghiệp kiểm toán, tư vấn tài
chính; BHTN nghề nghiệp bác sỹ; BHTN nghề nghiệp nhân viên thẩm định
giá; Có rất nhiều khác biệt trong quy định cụ thể của từng loại sản phẩm
đó, tuy nhiên cũng có một vài điểm chung rất cơ bản, đó là:
- Thứ nhất, thông thường bảo đảm có giới hạn cho NĐBH trách

nhiệm bồi thường theo luật đối với thiệt hại về tài sản hoặc tính mạng, sức
khỏe của bên thứ ba và chi phí pháp lý liên quan. Điều này có nghĩa là
DNBH chỉ bồi thường có giới hạn cho NĐBH, chỉ BH theo một mức giới
hạn trách nhiệm nhất định mà NĐBH phải đăng ký với DNBH khi tham gia
BH. Ngoài việc bồi thường những thiệt hại do vi phạm trách nhiệm nghề


12
nghiệp của NĐBH gây ra đối với bên thứ ba ra, DNBH còn chi trả những
chi phí pháp lý liên quan như chi phí trong quá trình kiện tụng, chi phí y tế,
chi phí phòng ngừa hạn chế tổn thất,…
- Thứ hai, BHTN nghề nghiệp có xu hướng bảo vệ khách hàng khỏi
những khiếu nại của bên thứ ba - bên không liên quan đến HĐBH và việc
chi trả tổn thất cũng không phải dành cho NĐBH mà cho người bị thiệt hại,
không phải là một bên của hợp đồng. Trách nhiệm của DNBH chỉ phát sinh
khi có khiếu nại, chỉ khi người thứ ba có dấu hiệu khiếu nại hoặc đã khiếu
nại thì DNBH mới vào cuộc.
- Thứ ba, cơ sở xác định trách nhiệm bảo hiểm:
+ Phải là hành động bất cẩn, lỗi hay sai sót: Nếu DNBH chứng
minh được rằng người tham gia BH cố ý gây tổn thất thì NĐBH sẽ
không được bồi thường, và NĐBH phải chịu hoàn toàn trách
nhiệm. Nhưng thường thì khi xảy ra sự cố, cơ quan công an sẽ vào
cuộc đầu tiên để xem các tình tiết có liên quan đến trách nhiệm
hình sự không. Nếu không có dấu hiệu hình sự thì cơ quan BH
mới vào cuộc, và trách nhiệm của cơ quan BH lúc này là xác định
tổn thất có phải do rủi ro được BH gây ra không, và phải là hành
động bất cẩn, lỗi hay sai sót của NĐBH thì cơ quan BH mới bồi
thường.
+ Phải xảy ra trong khi cung cấp dịch vụ chuyên môn: BHTN
nghề nghiệp bảo vệ trách nhiệm pháp lý của các nhà chuyên môn

khi cung cấp dịch vụ chuyên môn. Nếu như rủi ro gây ra tổn thất
không thuộc phạm vi BH, không phải xảy ra trong quá trình thực
hiện công việc chuyên môn nghề nghiệp thì DNBH sẽ không có
trách nhiệm bồi thường. Nếu tổn thất như vậy xảy ra nó sẽ nằm
trong phạm vi BH của sản phẩm BH khác, ví dụ như một bác sỹ
đã mua BHTN nghề nghiệp, đâm vào một người đi đường gây tai
nạn. Khi đó DN bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp sẽ không bồi


13
thường mà nó thuộc phạm vi của “BHTNDS đối với người thứ
ba”.
+ Phải hành động trong phạm vi ranh giới của nghề chuyên môn
nêu trong Giấy yêu cầu BH: khi tham gia BH, nhà chuyên môn
phải đăng ký với DNBH những rủi ro được BH, và ghi trong Giấy
yêu cầu BH. Tổn thất xảy ra trong khi cung cấp dịch vụ chuyên
môn nhưng không đăng ký trong Giấy yêu cầu BH thì cũng không
được bồi thường. Ví dụ như một bác sỹ chỉ yêu cầu BH trách
nhiệm pháp lý phát sinh khi cung cấp dịch vụ phẫu thuật, khi xảy
ra rủi ro liên quan đến việc bác sỹ kê nhầm thuốc cho bệnh nhân
không phẫu thuật thì bác sỹ đó tự chịu trách nhiệm về mình.
+ Phải xuất phát từ một bên thứ ba không có liên quan: DNBH sẽ
không bồi thường nếu đối tượng bị tổn thất chính là nhà chuyên
môn hay chính là người được BH và nhân viên của họ.
+ Trên cơ sở khiếu nại phát sinh: nghĩa là nếu gây ra tổn thất
nhưng nạn nhân không khiếu nại hoặc hai bên giải quyết bằng
cách riêng không phải là khiếu nại thì DNBH sẽ không có liên
quan. Đây chính là điểm đặc biệt của các sản phẩm BHTN. Một
khi xảy ra khiếu nại thì NĐBH phải thông báo ngay cho DNBH để
DNBH thực hiện các biện pháp nghiệp vụ bảo vệ quyền lợi của

khách hàng.
+ Trong thời hạn hồi tố: tức là, nếu tổn thất xảy ra đối với bên thứ
ba phát sinh trước thời điểm bắt đầu hiệu lực hồi tố thì khiếu nại
liên quan sẽ không thuộc phạm vi BH.
- Thứ tư, những điểm loại trừ điển hình:
+ Những trách nhiệm do chấp nhận thực hiện các công việc
chuyên môn một cách không phù hợp với những tiêu chuẩn nghề


14
nghiệp hợp lý được chấp thuận (ví dụ, công việc cần một tháng là
hợp lý lại làm trong hai tuần). Hay tiêu chuẩn thiết kế căn nhà là
phải chịu được chấn động 7 độ nhưng khi có chấn động 3 độ đã đổ
rồi thì đây hoàn toàn là trách nhiệm của người thiết kế.
+ Các công việc thực hiện trong các lĩnh vực ngoài phạm vi lĩnh
vực chuyên môn.
+ Các loại tiền phạt: khi NĐBH mắc lỗi thì DNBH chỉ BH trách
nhiệm của NĐBH đối với tổn thất gây ra bởi rủi ro được BH cho
bên thứ ba, còn các khoản tiền phạt thì NĐBH phải tự gánh chịu.
* Chú ý một số khái niệm đặc biệt trong BHTN nghề nghiệp
- Sơ xuất, bất cẩn: được hiểu là NĐBH hoặc nhân viên của NĐBH
đã không thực hiện kỹ năng và sự cẩn trọng cần thiết trong khi thao tác
nghiệp vụ hoặc cung cấp tư vấn mà pháp luật hay các quy định nghề nghiệp
yêu cầu dẫn đến thiệt hại cho bên khác mà họ có trách nhiệm bồi thường
theo pháp luật. Hiện nay ở nhiều nước như Anh, Hoa Kỳ, Newzeland,
Australia, Canada, Hongkong,…áp dụng hệ thống Westminster về sơ xuất
và bất cẩn. Theo đó, sơ xuất và bất cẩn được hiểu là sai phạm dân sự phải
bồi thường, tức là, khi một người khác bị thiệt hại do lỗi của bạn thì theo
quy định của pháp luật bạn phải có trách nhiệm bồi thường cho họ  đây
được coi là cơ sở của BHTN nói chung và BHTN nghề nghiệp nói riêng.

- Thời hạn hồi tố: ngày hồi tố là thời điểm bắt đầu hiệu lực hồi tố.
Quy định về thời hạn hồi tố có nghĩa là: nếu tổn thất xảy ra đối với bên thứ
ba phát sinh trước thời điểm bắt đầu hiệu lực hồi tố thì khiếu nại liên quan
sẽ không thuộc phạm vi BH. Một tổn thất chỉ có thể được xem xét bồi
thường khi nó xảy ra sau thời điểm bắt đầu hiệu lực hồi tố và trước thời
điểm kết thúc thời hạn BH. Đồng thời khiếu nại liên quan phải được lập
trong thời hạn BH (có thể mở rộng cho 36 tháng tiếp theo kể từ ngày
HĐBH kết thúc với điều kiện là thông báo về sự cố có thể dẫn đến khiếu


15
nại phải được gửi cho NBH trong vòng 30 ngày sau khi kết thúc thời hạn
BH).
Cách thức quy định ngày hồi tố tùy thuộc vào 2 trường hợp sau:
+ BH có thời hạn BH theo năm: không áp dụng ngày hồi tố khi ký hợp
đồng năm đầu tiên hoặc đã ký trước đấy nhưng gián đoạn. Trong những
năm tiếp theo, đối với khách hàng tái tục hợp đồng và có thời gian tham gia
BH liên tục, thời gian hồi tố được phép tính từ ngày bắt đầu thời hạn BH
của đơn đầu tiên (thường là 3 năm trước đó), không hồi tố cho những thỏa
thuận mới không thuộc phạm vi BH trước đó hoặc có mức trách nhiệm thấp
hơn.
+ BH có thời hạn BH theo dự án: chỉ hồi tố cho những hợp đồng khi
không có tổn thất hoặc tổn thất tiềm tàng được biết đến cho đến khi HĐBH
có hiệu lực.
Như vậy, NĐBH phải chú ý thực hiện nghĩa vụ của mình trong trường
hợp phát hiện tổn thất, cụ thể:
+ Trong thời hạn sớm nhất có thể được, nhưng trong mọi trường hợp
không được chậm hơn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn BH ghi trong
giấy chứng nhận BH/ phụ lục hợp đồng, NĐBH phải gửi thông báo bằng
văn bản cho NBH hoặc người đại diện được ủy quyền của NBH với đầy đủ

thông tin về thời gian, địa điểm và tình huống phát sinh tổn thất, tên và địa
chỉ của những người bị thương và của nhân chứng nếu có.
+ Gửi ngay cho NBH mọi thư yêu cầu, thông báo, trát triệu tập hoặc
các yêu cầu khác mà NĐBH hoặc đại diện của họ đã nhận nếu có khiếu nại
phát sinh hay khiếu kiện chống lại NĐBH. NĐBH hay đại diện của họ
không được thừa nhận, hứa hẹn hoặc chi trả bất kỳ khoản tiền nào nếu
không được sự đồng ý bằng văn bản của NBH. NBH có quyền đứng tên
NĐBH tiến hành bào chữa hoặc giải quyết bất kỳ khiếu nại nào hoặc vì lợi
ích của chính mình thay mặt NĐBH theo đuổi bất kỳ khiếu kiện nào và


16
được tự mình toàn quyền trong việc tiến hành bất kỳ thủ tục pháp lý và giải
quyết bất kỳ khiếu nại nào.
2. Sự ra đời và phát triển của BHTN nghề nghiệp
a. Trên Thế giới
Ở Anh, luật trách nhiệm chủ lao động được ban hành năm 1880 không
chỉ khai sinh ra loại hình BHTN chủ lao động mà còn tạo ra nhu cầu về
BHTN nghề nghiệp ở rất nhiều ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, các loại
hình BHTN nói chung và BHTN nghề nghiệp nói riêng vẫn bị xem như đi
ngược lại những chuẩn mực đạo đức, với lý do loại hình BH này khuyến
khích sự cẩu thả. Ban đầu, trình độ giáo dục thấp đã khiến nhiều nạn nhân
các vụ tai nạn có thể đã bỏ qua việc khiếu kiện chỉ bởi vì chưa bao giờ họ
nhận thức được rằng, về mặt pháp lý họ có quyền khiếu nại đòi bồi thường
những thiệt hại. Tuy nhiên, sau một số vụ khiếu nại thành công thời gian đó
đã khuyến khích mọi người tìm cách đòi bồi thường cho nhiều vụ việc
khác, khiến BHTN nghề nghiệp trở thành nhu cầu cấp thiết, đặc biệt với
những trách nhiệm phát sinh từ việc tư vấn hoặc điều trị mang tính chuyên
môn cao.
Ở Anh, dường như bác sỹ là đối tượng đầu tiên trong số những người

hoạt động chuyên môn tìm kiếm loại hình BH này. Tổ chức “Northern
Accident” đã triển khai BHTN của dược sỹ (người bán thuốc) năm 1896 và
bán BHTN của luật sư vào đầu thế kỷ XX. Năm 1992, loại hình BHTN của
KTS & KSTV cũng bắt đầu được bán ở Lloyd’s. Trong thế kỷ XX, do
quyết định của luật pháp và quyết định của tòa án, trách nhiệm của các nhà
chuyên môn nói chung và của KTS, KSTV nói riêng đã tăng lên đáng kể.
Hơn nữa, cùng với sự phát triển của xã hội, của công nghệ thông
tin,…những nguy hiểm, rủi ro phát sinh trong các hoạt động chuyên môn
cao ngày càng lớn. Chính vì vậy, ở Anh nói riêng và ở các nước phát triển
nói chung, BHTN nghề nghiệp vẫn duy trì và ngày càng phát triển, chiếm
một vị trí quan trọng, và thành một thói quen của các cá nhân và tổ chức.


17
b. Ở Việt Nam
BHTN nghề nghiệp đã du nhập vào thị trường BH Việt Nam từ năm
1995, cùng với sự có mặt của các công ty BH nước ngoài như Allianz,
QBE. Tuy nhiên, mãi đến sau khi Luật KDBH ra đời ngày 09/12/2000,
cùng với quy định của BTC về BHTN nghề nghiệp bắt buộc đối với hoạt
động môi giới BH và tư vấn pháp luật, cũng như hàng loạt các văn bản luật
chuyên ngành khác quy định về nghĩa vụ mua BHTN nghề nghiệp thì
BHTN nghề nghiệp mới có giá trị pháp lý đầy đủ và chính thức được các
công ty BH Việt Nam nghiên cứu đưa vào triển khai.
BHTN nghề nghiệp là một loại hình BH đặc thù, liên quan đến nhiều
ngành nghề, nhiều lĩnh vực nên ngoài chịu sự điều chỉnh của Luật KDBH
cũng như các văn bản, thông tư hướng dẫn, BHTN nghề nghiệp còn chịu sự
điều chỉnh của rất nhiều luật chuyên ngành khác như Luật Xây dựng, Luật
Chứng khoán, Luật Công chứng,…Dưới đây là tổng hợp 8 loại sản phẩm
BH được quy định bởi các văn bản pháp luật hiện hành và đang áp dụng
trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam:

Bảng 2
Tổng hợp Luật điều chỉnh nhóm BHTN nghề nghiệp
STT
Loại bảo hiểm
Quy định pháp luật tương
ứng
Ngày áp
dụng
1
Bảo hiểm TNNN cho công
ty môi giới BH
Điều 8 Luật KDBH năm
2000
01/04/2001
2
Bảo hiểm TNNN cho luật

Điều 40 Luật Luật sư
01/01/2007
3
Bảo hiểm TNNN cho
CTCK
Điều 71 Luật Chứng
khoán
01/01/2007
4
Bảo hiểm TNNN cho công
ty quản lý quỹ
Điều 72 Luật Chứng
khoán

01/01/2007


18
5
Bảo hiểm TNNN của Nhà
thầu thiết kế xây dựng công
trình
Điều 58 Luật Xây dựng
01/07/2004
6
Bảo hiểm TNNN của Nhà
thầu giám sát thi công công
trình xây dựng
Điều 90 Luật Xây dựng
01/07/2004
7
Bảo hiểm TNNN cho công
ty kiểm toán
Điều 25 Nghị định
105/2004/NĐ-CP về
kiểm toán độc lập
30/03/2004
8
Bảo hiểm TNNN cho DN
TĐG
Điều 11 Nghị định
111/2005/NĐ-CP về
TĐG
03/08/2005

(Nguồn: webbaohiem.net)
b1. Sự ra đời của BHTN nghề nghiệp KTS & KSTV
Tại Việt Nam, Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng (ban hành kèm
theo Nghị định số 52/1999/NĐ - CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ) cùng
với Thông tư số 137/1999/TT - BTC ngày 19/11/1999 của BTC hướng dẫn
BH công trình xây dựng, là những văn bản pháp luật đầu tiên có vai trò
quan trọng đối với sự ra đời của nghiệp vụ BHTN nghề nghiệp KTS &
KSTV tại Việt Nam. Cụ thể, trong điểm 3, mục I của Thông tư
137/1999/TT - BTC có quy định “Các tổ chức tư vấn xây dựng, nhà thầu
xây lắp phải mua BHTN nghề nghiệp cho các sản phẩm tư vấn, cho vật tư
thiết bị, nhà xưởng phục vụ thi công, BH tai nạn đối với người lao động,
bảo hiểm TNDS đối với người thứ ba trong quá trình thực hiện dự án. Phí
BH được tính vào chi phí sản xuất”.
Như vậy, theo quy định của Thông tư 137/1999/TT - BTC thì các tổ
chức tư vấn xây dựng phải mua BHTN nghề nghiệp cho các sản phẩm tư
vấn của mình. Hiện nay, đã có Thông tư 76/2003/TT - BTC thay thế Thông


19
tư 137/1999/TT - BTC của BTC hướng dẫn BH công trình xây dựng, tuy
nhiên điều khoản quy định về BHTN nghề nghiệp cho tổ chức tư vấn xây
dựng vẫn không thay đổi.
Sau khi Thông tư 137/1999/TT - BTC của BTC ra đời thì Bảo Việt là
công ty BH đầu tiên đã xúc tiến việc nghiên cứu loại hình BH này và đã áp
dụng mẫu đơn BHTN nghề nghiệp KTS & KSTV của Munich Re có sự
điều chỉnh, biên soạn lại cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Sau một
thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, ngày 05/11/2001 Bảo Việt đưa ra Quyết
định số 3435/2001/BV/QĐ - TGĐ quyết định về việc cho phép các công ty
BHPNT thành viên của Bảo Việt triển khai BHTN nghề nghiệp KTS &
KSTV. Đây là mốc thời gian đánh dấu sự ra đời của BHTN nghề nghiệp

KTS & KSTV ở Việt Nam. Ngoài Bảo Việt, công ty cổ phần BH
Petrolimex (PJICO) là công ty tiếp theo triển khai loại hình BH này.
Như vậy, có thể nói BHTN nghề nghiệp cho KTS & KSTV là loại
hình BHTH nghề nghiệp ra đời sớm nhất ở Việt Nam. Đến nay, hầu hết
các công ty BHPNT đều kinh doanh loại hình BH này, nó là sản phẩm
chính, và phổ biến nhất của nghiệp vụ BHTN nghề nghiệp tại Việt Nam
(chiếm đến 80% doanh thu phí BHTN nghề nghiệp).
b2. Sự ra đời của BHTN nghề nghiệp luật sư
Ra đời sau loại hình BHTN nghề nghiệp KTS & KSTV là loại hình
BHTN nghề nghiệp luật sư. Liên quan đến việc hành nghề tư vấn pháp luật
của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam, điều 30, 31 Nghị định
92/1998/NĐ - CP ngày 10/11/1998 của Chính phủ có quy định “chi nhánh,
tổ chức luật sư nước ngoài phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật
chất do lỗi của luật sư của chi nhánh gây ra cho khách hàng; chi nhánh có
nghĩa vụ mua BHTN nghề nghiệp cho luật sư của mình hành nghề tại Việt
Nam”. Hướng dẫn thi hành nghị định 92 của Chính phủ, Bộ Tư pháp đã ban
hành Thông tư số 08/1999/TT - BTP ngày 13/02/1999 trong đó quy định,
chi nhánh tổ chức luật sư và luật sư nước ngoài có thể mua BHTN nghề


20
nghiệp luật sư tại một công ty BH được phép hoạt động tại Việt Nam; hoặc
trong trường hợp tổ chức luật sư nước ngoài đã có BHTN nghề nghiệp cho
luật sư hành nghề tại Việt Nam, thì không phải mua BHTN nghề nghiệp tại
Việt Nam mà chỉ cần xuất trình Bộ Tư pháp giấy tờ xác nhận về việc BH
đó. Chính vì quy định thông thoáng này của Thông tư số 08 cho nên đến
trước năm 2001, loại hình BHTN nghề nghiệp cho luật sư vẫn chưa phát
triển tại thị trường BH Việt Nam. Chỉ sau khi Pháp lệnh về luật sư năm
2001 ra đời thì loại hình BH này mới được các công ty BHPNT Việt Nam
tiến hành nghiên cứu để triển khai. Điều 23 của Pháp lệnh này có quy định,

một trong những nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư là phải bồi thường
thiệt hại do lỗi của luật sư mình gây ra cho khách hàng trong khi thực hiện
tư vấn pháp luật, các dịch vụ pháp lý khác và phải mua BHTN nghề nghiệp
cho luật sư. Tuy nhiên, Luật KDBH năm 2001 lại không có quy định gì về
nghiệp vụ BH này, và BTC cũng chưa soạn thảo ra bộ quy tắc và biểu phí
cho BH bắt buộc BHTN nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật
này. Vì vậy, 4 năm sau, sau khi Bảo Minh xây dựng và tung ra thị trường
“Quy tắc BHTN nghề nghiệp cho luật sư” thì loại hình BH này mới thực sự
đi vào hoạt động tại thị trường BH Việt Nam. Đến ngày 10/08/2005, văn
phòng luật sư Phan Trung Hoài đã là văn phòng luật sư đầu tiên tại Việt
Nam mua BHTN nghề nghiệp cho luật sư.
b3. Sự ra đời của BHTN nghề nghiệp bác sỹ
Đến nay, Luật khám chữa bệnh của chúng ta vẫn chưa có quy định gì
về việc các bác sỹ, y tá, kỹ thuật viên làm việc tại các cơ sở y tế phải mua
BHTN nghề nghiệp. Do đó, việc mua BH vẫn hoàn toàn không có ràng
buộc. Tuy nhiên, căn cứ vào nhu cầu của thị trường, các DNBH vẫn xây
dựng “Quy tắc BHTN nghề nghiệp bác sỹ” dựa trên những kinh nghiệm học
hỏi từ các DNBH nước ngoài tại Việt Nam và các DNBH trên Thế giới.
Khi có hợp đồng BHTN nghề nghiệp bác sỹ được ký thì DNBH và NĐBH

×