Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Các thành phần cơ bản của website

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 14 trang )

CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN TRÊN GIAO DIỆN WEBSITE

I. Thông tin về Website

1. Định nghĩa


Website là một trang web đại diện cho một nhóm các trang web được quản lý
tập trung, chứa văn bản, hình ảnh và tất cả các loại tệp đa phương tiện được
trình bày cho người dùng Internet truy cập một cách dễ dàng.



Website thường nằm trong 1 tên miền hoặc tên miền phụ trên world wide web
của hệ thống internet.



Mỗi website là tập tin HTML hoặc XHTML có thể truy cập dùng bằng giao thức
HTTP or HTTPS.

2. Các loại website phổ biến
Dưới đây là 10 loại website phổ biến nhất bạn sẽ thấy trên web. Mặc dù có một số sự
chồng chéo giữa các danh mục khác nhau, nhưng nhìn chung mỗi loại trang web đều
có những mục tiêu nhất định cần đạt được và tập hợp thực tiễn tốt nhất của riêng nó.


Website Thương mại điện tử




Website Kinh doanh



Website Giải trí



Website Portfolio



Website Media




Website Brochure



Website Phi lợi nhuận



Website Giáo dục



Website Infopreneur




Website Cá nhân

3. Những yếu tố cơ bản cần có ở Website


Tên miền (có thể xem là “địa chỉ”, là dấu hiệu nhận biết để người dùng dùng nó
truy cập vào website của bạn)



Hosting (có thể xem là các máy chủ, các “mảnh đất” chứa ngôi nhà website của
bạn.



Source code (là các tệp tin html, xhtml… hoặc một bộ code/cms)

4. Website tĩnh, website động


Trang web tĩnh có thể hiểu là loại trang mà người quản trị không thể tùy ý thay
đổi nội dung và hình ảnh mà phải cần kiến thức về HTML cơ bản. Website tĩnh
được viết hoàn toàn dựa trên nền tảng HTML CSS và thêm các hiệu ứng
từ Javascript nếu muốn. Trong trường hợp muốn chỉnh sửa các chi tiết hay giao
diện của website tĩnh, người chủ sở hữu website cần phải yêu cầu các nhà cung
cấp dịch vụ hoặc các lập trình viên hỗ trợ. Trang web tĩnh mang lại một số bất
tiện khi người dùng phải thông qua nhiều khâu để có thể có được kết quả chỉnh

sửa mong muốn.



Trang web động là loại trang được viết kèm theo một bộ công cụ quản trị để
người quản trị web có thể dễ dàng thay đổi một số chi tiết trong website mà họ
mong muốn. Đây được gọi là các CMS (Hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu). Khi
thiết kế một website động, các lập trình viên sẽ cố gắng hết sức để làm sao cho
phép trang web mà bạn đang sử dụng có thể thay đổi được nội dung mà bạn
mong muốn. Tất nhiên, việc chỉnh sửa này cũng nằm trong phạm vi giao diện,
module, nội dung… Những chỉnh sửa, thêm bớt các tính năng hay các yêu cầu
cao cấp hơn, bạn cần phải yêu cầu các lập trình viên hay các dịch vụ thiết kế
web hỗ trợ.


5. Mục đích của Website
Các loại trang web khác nhau có mục đích khác nhau tùy thuộc vào đối tượng mục tiêu
xây dựng website là gì? Khi xây dựng website các đơn vị hoặc cá nhân thường có một
số mục đích sau:


Mục đích của website thơng tin/thơng tin thực tế



Mục đích của website giải trí



Mục đích của website thương mại điện tử




Mục đích của các trang web kinh doanh dựa trên dịch vụ



Mục đích của trang web truyền thơng xã hội





6. Thành phần cơ bản gồm:
Header (phần đầu website)
o

Logo

o

Menu điều hướng

o

Home link

o

Hộp tìm kiếm (Search box)


o

Giỏ hàng

o

Site ID

Slider
Content area – Nội dung website
Sidebar – phần bên phải và trái của website
Footer (phần cuối website)
Lời kêu gọi hành động – Call To Action (CTA)


II. Nội dung các thành phần trong Website

1. Header (phần đầu website)
Phần trên cùng của một website thường là header ngồi một số website có thiết kế đặc
biệt. Header thường có các thành phần điều hướng website, giúp người dùng dễ dàng
tới các nội dung mong muốn.
Ở bên trong header thường có chứa các thành phần gồm Logo, Site ID, Home link,
Menu định hướng, Giỏ hàng, Hộp tìm kiếm (Search box).

a. Logo
Logo thể hiện giá trị doanh nghiệp mà bạn đang xây dựng. Vị trí đặt và màu sắc của
logo là tâm điểm để tạo nên một website đẹp.
Khi chọn cách hiển thị logo trong bộ nhận diện thương hiệu. Bạn nên cân đối màu logo
và màu nền của phần chưa logo. Từ đó có cái nhìn ấn tượng nổi bật cho website của

bạn.

b. Menu điều hướng
Điều hướng menu là yếu tố logic tạo nên tính linh hoạt của trang Web. Vùng này cần
được thiết kế một cách thân thiện và rõ ràng. Từ đó giúp người dùng nhanh chóng đi
đến các trang họ mong muốn.


Ví dụ: menu điều hướng thường gồm các link: Trang chủ, Giới thiệu, Sản phẩm, Tin
tức, Liên hệ…

c. Home link
Home link là đường dẫn liên kết đến trang chủ. Click vào link này màn hình sẽ nhanh
chóng chuyển đến trang chủ của website.
Danh mục này có thể được thực hiện theo hai cách như sau:
Gắn trực tiếp vào logo của website.
Được thêm vào đoạn text mà bạn dễ nhìn thấy như “trang chủ” hoặc “Home”.
Ví dụ về phần header của trang shopee

d. Hộp tìm kiếm (Search box)
Hộp tìm kiếm (Search box) giúp người dùng tìm kiếm thơng tin mình mong muốn nhanh
chóng. Đây là một chức năng cần thiết khi thiết kế website. Tạo điều kiện thuận lợi để
khách hàng tự tìm kiếm nội dung hay sản phẩm mong muốn.

e. Giỏ hàng
Mục giỏ hàng là phần không thể thiếu đối với website thương mại điện tử, bán hàng
trực tuyến. Bạn thường thấy biểu tượng giỏ hàng đặt ở góc bên phải trang web.


Khách hàng có thể nắm được số lượng sản phẩm đã chọn và tổng tiền. Giỏ hàng thống

kê chi tiết các sản phẩm họ mua và chuyển qua thanh toán khi khách hàng mua sản
phẩm.

f. Site ID
Site ID là tên website hay còn gọi cách khác là định dạng web. Site Id nên được đặt ở
góc trái giao diện web, thường thấy nhất là một đoạn slogan ngắn của website hay là
một hình logo.

2. Slider
Thành phần website cơ bản thứ hai là slider, nó thường được đặt ngay phía sau phần
header. Thường bao gồm các hình ảnh, sản phẩm nổi bật của doanh nghiệp. Cùng nút
điều hướng để giúp người dùng di chuyển đến các trang bạn mong muốn.
Slider cần thiết kế đẹp vì nó sẽ là hình ảnh đầu tiên khi người dùng nhìn thấy. Slider có
thể là các sản phẩm hot, ưu đãi, dịch vụ nổi bật của doanh nghiệp.


3. Content area – Nội dung website
Nội dung của website là giá trị cốt lõi mà bạn muốn chia sẻ. Phần này nên trình bày dễ
nhìn, cơ đọng nội dung thơng tin. Điều đó sẽ giữ chân khách hàng của bạn ở lại website
lâu hơn.
Phần nội dung website thường có các thành phần cơ bản như sau:


Tiêu đề website (Page Title): đặt ở ngay đầu phần nội dung. Tiêu đề sẽ được in
đậm với phông chữ to nhằm thu hút người dùng cũng như mang đến vấn đề
khiến khách hàng phải tìm hiểu.





Điều hướng đường dẫn (breadcrumb navigation) giúp người dùng biết mình
đang ở đâu trong website. Từ đó có thể di chuyển đến các mục trên website một
cách nhanh chóng. Phần này sẽ được đặt ngay ở đầu nội dung trang.
Ví dụ: Tin tức → Thể thao …



Phần nội dung chính: phần này chứa bất kì về thơng tin gì, thường website có
phần quản trị website hay cịn được gọi là CMS để bạn có thể nhập nội dung
này.



Paging navigation (điều hướng phân trang): đối với những website chứa
nhiều nội dung như một trang trình bày danh sách sản phẩm, hay các danh sách
bài viết, phân trang là việc nhằm giảm tải cho website có thể load nhanh hơn,
ngồi ra cịn giúp người dùng không phải cuồn chuột nhiều. Điều hướng phân
trang thường được đặt ở đầu, cuối hoặc ở cả đầu và cuối của phần nội dung
trang.



Thanh thông tin: thường đặt ở đầu hay cuối của phần nội dung trang, thanh
thông tin thường gồm thông tin như là ngày đăng bài, tên tác giả, số lượt xem
của bài viết…




Thanh chia sẻ mạng xã hội: gồm các nút chia sẻ trang web sang các mạng xã

hội khác như Facebook, Google, Twitter…

4. Sidebar – phần bên phải và trái của website
Các thanh này là cột dọc hẹp ngay bên cạnh nội dung website. Sidebar chứa các
banner quảng cáo, danh mục, kêu gọi hành động hoặc tìm kiếm. Sidebar là thành phần
hỗ trợ với website chính của bạn.
Những năm gần đây, xu hướng thiết kế website bỏ hoàn toàn thanh sidebar. Chỉ sử
dụng cột giữa để có chiều rộng đầy đủ để hiển thị nội dung – xu hướng của facebook.


Chúng ta thường bắt gặp những dạng chia cột phổ biến: chia 2 cột, 3 cột…
Scan column thường chiếm không nhiều chiều rộng, và chứa các thành phần dưới:






Menu điều hướng.
Box tìm kiếm nâng cao.
Sản phẩm và bài viết nổi bật.
Thông tin liên hệ.
Banner quảng cáo

5. Banner


Một số trường hợp nhầm lẫn giữa header và banner. Banner và Header hoàn toàn khác
nhau. Từ banner được dùng trong việc quảng cáo ví dụ như là quảng cáo sản phẩm,
quảng cáo sự kiện, ưu đãi, dịch vụ,… Thông thường trong các danh mục website thì

Banner sẽ ở dạng hình ảnh và được thiết kế để hấp dẫn sự chú ý của khách hàng. Vị
trí phổ biến của banner thường được đặt trên cùng của trang (trên phần header) hay ở
khu vực scan column. Bên cạnh đó, banner cịn có thể thấy ở dưới dạng video clip như
youtube chẳng hạn.

Banner

6. Footer (phần cuối website)
Footer nằm ở chân website. Hiển thị các thành phần như thông tin bản quyền website,
menu, các link liên kết, thông tin liên hệ,…

7. Lời kêu gọi hành động – Call To Action (CTA)


Đây là thành phần phụ của website nhưng lại khá quan trọng. Đó như yêu cầu điều
hướng của bạn để người dùng đến trang bạn muốn. Lời kêu gọi nên đơn giản nhẹ
nhàng theo sản phẩm và khu vực bạn ở (ngơn ngữ vùng miền).

Call to
action

III. Các tính năng của một website
Không chỉ phải đảm bảo về mặt giao diện mà 1 website tốt cần phải có đủ tính năng để
thu hút người dùng.

1. Website được thiết kế với giao diện tùy biến và thanh menu rõ
ràng
Khách truy cập website có thể đến từ nhiều quốc gia và phương tiện truy cập khác
nhau. Nếu thiết kế web của bạn có tính tùy biến, nó sẽ tự động điều chỉnh sao cho
thích hợp với thiết bị đang được sử dụng. Ví dụ, với các thiết bị smartphone, máy tính

bảng (tablets), laptop và máy tính để bàn PC, đa số các trang web hiện nay đều có thể
tự động điều chỉnh kích thước giao diện thành 1 hoặc 2 cột để khách truy cập có thể
đọc dễ dàng hơn. Sau khi truy cập vào website, khách hàng có thể dễ dàng tìm các tab,
đường link và nút bấm để có thể đến đúng trang họ cần. Song song với việc có thiết kế
tùy biến, trang web cũng nên có một bố cục rõ ràng để có thể tự động điều chỉnh


hướng nhìn của khách hàng vào sản phẩm, nút mua hàng hoặc giỏ hàng. Amazon và
E-bay là những ví dụ dụ điển hình về cách thiết kế này. Các trang của họ tự điều chỉnh
kích thước và các nút thanh toán cũng như giỏ hàng được làm nổi bật, giúp các khách
hàng lần đầu tiên truy cập có thể nhìn thấy chúng dễ dàng.

2. Các yếu tố SEO

Tối ưu hóa cơng cụ tìm kiếm cũng là yếu tố hết sức cần thiết để đảm bảo trang web của
bạn thu hút đúng đối tượng truy cập. Bài viết đặc sắc kết hợp với từ khóa chính xác
cũng sẽ giúp bạn tăng cao lượng truy cập. Những công ty chuyên thiết kế website cũng
cung cấp các dịch vụ về nội dung hoặc các từ khóa đang được quan tâm. Bạn có thể
sử dụng những dịch vụ này để quá trình marketing đạt hiệu quả cao hơn.

3. Tương tác với khách hàng
Đa số những người truy cập vào website của bạn là do họ quan tâm đến sản phẩm
hoặc tính năng nào đó mà trang web cung cấp. Và hiển nhiên họ sẽ có những thắc
mắc, u cầu đơn giản vì vậy bạn nên chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng hoặc trả lời. Các
mục thông tin dành cho khách hàng, e-book miễn phí giải thích về sản phẩm, các cơng
cụ hỗ trợ trực tuyến, video trực tuyến, các khóa đào tạo online, bản tin … đều sẽ là
những phần cần thiết nhằm giúp khách hàng có thể hiểu hơn về doanh nghiệp bạn.
Bạn cũng có thể thiết lập một diễn đàn dành riêng cho khách hàng của mình và danh
sách địa chỉ email của họ để gửi các thông tin khuyến mãi, phiếu giảm giá, hoặc hàng
mẫu … cho họ.


4. Tích hợp các phương tiện truyền thông mạng xã hội


Ngày nay, phương tiện truyền thơng xã hội được tích hợp vào website ngày càng nhiều
và bạn cũng nên khai thác các tính năng này để đem lại hiệu quả cao cho việc kinh
doanh của mình. Nó có thể thúc đẩy quá trình SEO, cải thiện khả năng hiện thị nội dung
và sản phẩm, cũng như tăng lượng truy cập đồng thời cũng làm tăng thứ hạng tìm kiếm
cho trang web của bạn.
Ví dụ: like share và comment Facebook, share Google +, Twitter…

5. Bảo mật thơng tin khách hàng
Có một website an toàn và đáng tin cậy là điều hết sức cần thiết khi bạn rao bán sản
phẩm trên đó hoặc chỉ đơn thuần là thúc đẩy webiste của mình. Các hình thức mã hóa
như SSL, VeriSign, Trust E, Entrust, GeoTrust,…



×