Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 99 trang )

TRNG I HC NGOI THNG
KHOA QUN TR KINH DOANH
CHUYấN NGNH QUN TR KINH DOANH QUC T





KHểA LUN TT NGHIP

ti:
Hoạt động đầu t- tài chính tại một số công ty
sản xuất của việt nam


































Sinh viờn thc hin
: Trng Th Lng
Lp
: Nht 2 QTKD
Khúa
: 45

Giỏo viờn hng dn
: TS. Nguyn Trng Hi







Hà Nội, tháng 5 năm 2010
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TÀI
CHÍNH CỦA CÔNG TY 4
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI SẢN TÀI CHÍNH 4
1. Khái niệm về tài sản tài chính 4
2. Chức năng của tài sản tài chính 5
3. Phân loại tài sản tài chính 5
3.1. Theo quyền người cầm giữ tài sản đó 5
3.2. Theo thời gian đáo hạn của tài sản đó 6
3.2.1. Tài sản tài chính ngắn hạn 6
3.2.2. Tài sản tài chính dài hạn 7
II. HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 11
1. Khái niệm về hoạt động đầu tư tài chính 11
1.1. Khái niệm về hoạt động đầu tư 11
1.2. Khái niệm về hoạt động đầu tư tài chính 12
2. Ý nghĩa của hoạt động đầu tư tài chính 13
3. Các phương thức hoạt động đầu tư tài chính 14
3.1. Hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn 14
3.2. Họat động đầu tư tài chính dài hạn 15
4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của hoạt động đầu tư tài chính 17
4.1. Đánh giá chung về hiệu quả đầu tư 17
4.1.1. Hướng đầu tư 17
4.1.2. Loại hình đầu tư. 17
4.1.3. Quy mô đầu tư. 18
4.2. Đánh giá một số chỉ tiêu phản ánh chi tiết hiệu quả hoạt động
đầu tư tài chính 18
Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam


Trương Thị Lương – N2 – QTKD – K45
Kết luận chƣơng I 22
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TÀI CHÍNH TẠI
MỘT SỐ CÔNG TY SẢN XUẤT CỦA VIỆT NAM 23
I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TÀI CHÍNH TẠI CÁC
CÔNG TY SẢN XUẤT CỦA VIỆT NAM 23
1.Sự phát triển của các công ty sản xuất trong thời gian qua 23
2. Hoạt động đầu tư tài chính của các công ty sản xuất của Việt Nam 26
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TÀI CHÍNH TẠI MỘT SỐ
CÔNG TY CỤ THỂ 31
1. Phân tích tình hình hoạt động đầu tư tài chính của REE 31
1.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh 31
1.2. Kết quả kinh doanh của REE 32
1.3. Hoạt động đầu tư tài chính của REE 34
1.3.1. Khái quát chung 34
1.3.2. Chi tiết đầu tư tài chính của REE 38
1.4. Đánh giá hoạt động đầu tư tài chính của REE 45
2. Phân tích tình hình hoạt động đầu tư tài chính của KDC 46
2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Kinh Đô 46
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty KDC 47
2.3. Hoạt động đầu tư tài chính của KDC 51
2.3.1. Khái quát chung 51
2.3.2. Chi tiết đầu tư tài chính của KD 53
2.4. Đánh giá hoạt động đầu tư tài chính của KDC 60
3. Phân tích tình hình hoạt động đầu tư tài chính của VNM 60
3.1. Giới thiệu chung về Công ty VNM. 60
3.2. Kết quả kinh doanh của VNM 61
3.3. Hoạt động đầu tư tài chính của VNM 64
3.3.1. Khái quát chung 65

Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam

Trương Thị Lương – N2 – QTKD – K45
3.3.2. Chi tiết đầu tư tài chính của VNM 68
3.4. Đánh giá hoạt động đầu tư tài chính của Công ty Cổ phần VNM
74
4. Đánh giá hoạt động đầu tư tài chính tại các Công ty sản xuất của Việt Nam74
4.1. Thành công 74
4.2. Hạn chế 75
4.3. Nguyên nhân 76
4.3.1. Nguyên nhân khách quan 76
4.3.2. Nguyên nhân chủ quan 80
Kết luận chƣơng II 81
CHƢƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT
Ở VIỆT NAM. 82
I. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NHÀ NƢỚC 82
1. Nâng cao hiệu quả chính sách tiền tệ 82
2.Thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán 84
3. Phát triển thị trường bất động sản 85
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÔNG TY 85
1. Xác định hướng đầu tư phù hợp 85
2. Hoàn thiện công tác tổ chức hoạt động đầu tư tài chính 86
3. Xây dựng quy trình đầu tư phù hợp 87
4. Tăng cường công tác đánh giá hiệu quả các hoạt động đầu tư tài chính
88
5. Tích cực ứng dụng khoa học công nghệ cao 88
6. Đa dạng hóa danh mục đầu tư 89
Kết luận chƣơng III 89
KẾT LUẬN. 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam

Trương Thị Lương – N2 – QTKD – K45
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Tên
Nội dung
Trang
Bảng 2.1
Số công ty đang hoạt động sản xuất phân theo ngành kinh tế
23
Bảng 2.2
Thu nhập hoạt động kinh doanh và mức trích lập dự phòng một số
công ty năm 2008
29
Bảng 2.3
Mức độ đầu tư tai chính của một số công ty niêm yết năm 2008
29
Bảng 2.4
Một số chỉ tiêu kinh doanh của REE năm 2006 - 2009
32
Bảng 2.5
Nguồn vốn dành cho hoạt động đầu tư tài chính của REE năm 2006 -
2009
36
Bảng 2.6
Một số chỉ tiêu tài chính của REE trong năm 2006 - 2009
37
Bảng 2.7

Các chỉ tiêu đầu tư tài chính ngắn hạn của REE 2006 -2009
39
Bảng 2.8
Các chỉ tiêu đầu tư tài chính dài hạn của REE năm 2006 - 2009
40
Bảng 2.9
Giá trị đầu tư vào một số công ty liên doanh liên kết của REE năm
2006 - 2009
43
Bảng 2.10
So sánh các chỉ số sinh lời của KDC với một số công ty niêm yết
trong ngành
50
Bảng 2.11
Nguồn vốn dành cho hoạt động đầu tư tài chính của KDC năm 2006 -
2009
51
Bảng 2.12
Một số chỉ tiêu sinh lợi của KDC so với trung bình ngành năm 2007
52
Bảng 2.13
Chỉ tiêu tài chính dự án nhà máy sản xuất bánh kẹo tại KCN Việt
Nam - Singapore Bình Dương
56
Bảng 2.14
Các chỉ tiêu hoạt động đầu tư tai chính của KDC năm 2006 - 2009
59
Bảng 2.15
Nguồn vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư của VNM trong giai đoạn
2006 - 2009

65
Bảng 2.16
Một số chỉ tiêu tài chính của VNM so với công ty cùng ngành niêm
yết năm 2006 -2009
66
Bảng 2.17
Các chỉ tiêu hoạt động đầu tư taài chính của VNM 2006 - 2009
72







Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam

Trương Thị Lương – N2 – QTKD – K45
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1
Tỷ lệ giá trị các ngành sản xuất năm 2005 - 2008
25
Biểu đồ 2.2
Tỷ trong nguồn vốn đầu tư tài chính của REE
35
Biểu đồ 2.3
Lượng tiền đầu tư ngắn hạn của Retech năm 2006 - 2009
38
Biểu đồ 2.4
Biến động giá chứng khoán STB năm 2006 - 2009

42
Biểu đồ 2.5
Một số chỉ tiêu kinh doanh của KDC năm 2006 - 2009
48
Biểu đồ 2.6
Cơ cấu đầu tư tài chính KDC năm 2006 - 2009
53
Biểu đồ 2.7
lượng tiền đầu tư ngắn hạn KDC năm 2006 - 2009
54
Biểu đồ 2.8
Một số chỉ tiêu kinh doanh của VNM năm 2006 - 2009
63
Biểu đồ 2.9
Cơ cấu nguồn vốn đầu tư tài chính VNM năm 2006 - 2009
68
Biểu đồ 2.10
Lượng tiền đầu tư ngắn hạn của VNM năm 2006 - 2009
69
Biểu đồ 2.11
Thay đổi giá chứng khóan Vn - index và HNX - index năm 2006 -
2009
77
Biểu đồ 2.12
Tăng trưởng CPI của Việt Nam năm 2009 so với năm 2008
79


Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam


Trương Thị Lương – N2 – QTKD – K45
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ACB
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
BBC
Công ty Cổ phần Bibica
BĐS
Bất động sản
DPM
Công ty Cổ phần Đạm Phú Mỹ
DTT
Doanh thu thuần
ĐTTC
Đầu tư tài chính
EPS
Lãi cơ bản trên một cổ phiếu
FDI
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
GVHB
Giá vốn hàng bán
HAP
Công ty Cổ phần giấy Hải Phòng
HHC
Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà
KCN
Khu công nghiệp
KDC
Công ty Cổ phần Kinh Đô
LCG

Công ty Cổ phần LICOGI
LNST
Lợi nhuận sau thuế
LNTT
Lợi nhuận trước thuế
MLG
Công ty cổ phần Mai Linh
MPC
Công ty Cổ phần Thủy hải sản Minh Phú
NHTM CP
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
NHTW
Ngân hàng trung ương
NH XNK
Ngân hàng xuất nhập khẩu
NKD
Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô miền Bắc
NTL
Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm
REE
Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh
ROA
Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản
ROE
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
SAM
Công ty Cổ phần Cáp và Vật liệu Viễn thông (SACOM)
SJS
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu Công Nghiệp Sông Đà
STB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín
TBC
Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà
TTCK
Thị trường Chứng khoán
VCSH
Vốn chủ sở hữu
VNM
Công ty Cổ phần sữa Việt Nam
VSH
Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh


Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam

Trương Thị Lương – N2 – QTKD – K45
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây thị trường tài chính đang phát triển rất mạnh mẽ
chính vì vậy kéo theo hoạt động đầu tư tài chính trở thành kênh đầu tư rất hấp dẫn
đối với nhiều công ty. Tại nhiều công ty sản xuất của Việt Nam hoạt động chính
đang dần kém thu hút sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty và trở thành hoạt động
phụ, trong khi hoạt động đầu tư tài chính lại dần trở thành một hoạt động chiếm
nhiều tỷ trọng đầu tư của công ty.
Hoạt động này đã được nhiều công ty của Việt Nam thực hiện và đem lại nhiều
thành công trong những suốt thời gian qua tuy nhiên cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ
đã lan rộng với quy mô toàn cầu và việc giải quyết những hậu quả của nó lại trở thành
một trở ngại lớn không chỉ cho các công ty tài chính mà tại các công ty sản xuất cũng
ảnh hưởng rất nhiều. Liệu hoạt động đầu tư tài chính có còn là lĩnh vực mà các công ty

sản xuất theo đuổi nữa hay không? Hay các công ty này nên trở về lĩnh vực kinh doanh
chính của mình? Để trả lời cho vấn đề này thì việc xem xét phân tích tình hình hoạt
động đầu tư tài chính tại các công ty này chính là bước tiến đầu tiên để có thể tìm đến
cho những công ty này con đường đi đúng đắn trong tương lai. Đây cũng chính là lý do
để em đã chọn đề tài: “ Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của
Việt Nam” làm đề tài viết khóa luận của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tổng hợp các vấn đề lý luận về hoạt động
đầu tư tài chính tại các công ty đặc biệt là tại các công ty sản xuất, trên cơ sở đó
phân tích đánh giá hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt
Nam trong giai đoạn 2006-2010. Từ đó khóa luận cũng sẽ đề ra những hướng đi
thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho các công ty sản xuất của Việt
Nam trong thời gian tới.
3. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu là hoạt động đầu tư tài
chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam. Tuy nhiên năng lực có hạn và điều
Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam

Trương Thị Lương – N2 – QTKD – K45
2
kiện không cho phép nên em chỉ nghiên cứu tại một số công ty sản xuất có hoạt
động đầu tư tài chính tích cực trong thời gian qua Là Công ty Cổ Phần Cơ Điện
Lạnh (REE), Công ty Cổ Phần Kinh Đô (KDC), Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam
(VNM).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu khóa luận sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu như:
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Số liệu thứ cấp: từ các báo cáo, tài liệu của công ty phân tích và tham khảo
thêm các tài liệu có liên quan.

+ Số liệu sơ cấp: Quan sát, tiếp cận tìm hiểu và quan sát thực tế.
– Phương pháp phân tích số liệu:
+ Phương pháp so sánh, tổng hợp: lấy số liệu của công ty nghiên cứu so sánh
số liệu thực tế với kế hoạch, so với thực tế năm trước, so với hoạt động sản xuất của
công ty, so với toàn hoạt động của công ty và so sánh với các công ty cùng ngành
+Phương pháp phân tích biểu đồ
Trong quá phân tích các phương pháp này được sử dụng một cách linh hoạt,
hoặc kết hợp hoặc riêng lẻ để có thể tạo điều kiện tốt nhất cho việc phân tích có
hiệu quả cao.
5. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, danh mục bảng biểu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, khóa luận được trình bày trong 3 chương:
Chƣơng I: Lý thuyết chung về hoạt động đầu tư tài chính của công ty
Chƣơng II: Thực trạng hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản
xuất của Việt Nam
Chƣơng III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính tại các
công ty sản xuất của Việt Nam
Do hạn chế về kiến thức thực tế cũng như nguồn tài liệu, khóa luận này sẽ
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ
Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam

Trương Thị Lương – N2 – QTKD – K45
3
phía các thầy cô và các bạn để hoàn thiện tốt hơn đề tài nghiên cứu của mình. Em
xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo trường Đại học Ngoại Thương, Các thầy cô
trong khoa Quản Trị Kinh Doanh và đặc biệt là Tiến sỹ Nguyễn Trọng Hải đã tận
tình giúp đỡ em trong suốt thời gian qua để em có thể hoàn thành khóa luận này.
Ngoài ra em cũng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
trong suốt quá trình nghiên cứu của mình.






Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam

Trương Thị Lương – N2 – QTKD – K45
4
CHƢƠNG I. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG
ĐẦU TƢ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI SẢN TÀI CHÍNH
1. Khái niệm về tài sản tài chính
Tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh
tế trong tương lai
1
. Nói chung tài sản có thể không do doanh nghiệp sở hữu nhưng
doanh nghiệp phải kiểm soát được và nó phải được định giá tài sản, có khả năng tạo ra
lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp nhờ việc sử dụng tài sản này.
Xét về quá trình tham ra vào việc sản xuất hàng hóa – dịch vụ cho xã hội thì
tài sản được chia thành tài sản thực (real asset) và tài sản tài chính (financial asset).
“Tài sản thực là các loại tài sản trực tiếp tham gia quá trình sản xuất hàng hóa - dịch
vụ của nền kinh tế như: đất đai, nhà xưởng, máy móc, thiết bị
Ngược lại, tài sản tài chính là các loại tài sản không tham gia trực tiếp vào
quá trình sản xuất hàng hóa - dịch vụ, như tiền, chứng khoán và các loại giấy tờ có
giá Các loại tài sản này chỉ là những chứng chỉ bằng giấy hoặc có thể là những dữ
liệu trong máy tính, sổ sách. Cụ thể hơn, tài sản tài chính là những tài sản có giá trị
không dựa vào nội dung vật chất của nó (giống như bất động sản gồm nhà cửa, đất
đai), mà dựa vào các quan hệ trên thị trường. Nó bao gồm các công cụ tài chính như
cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi ngân hàng, tiền tệ và các giấy tờ có giá khác. Người

chấp nhận thanh toán các tài sản tài chính trong tương lai gọi là người phát hành
(thường là chính phủ, các tổ chức và công ty). Người sở hữu các tài sản tài chính
gọi là nhà đầu tư. Giá trị của tài sản tài chính gọi là vốn tài chính.”
2

Nói tóm lại tài sản thực có giá trị dựa vào nội dung vật chất tạo ra giá trị thực
cho xã hội còn tài sản tài chính giống như một phương tiện trung gian để trao đổi tài
sản thực và giá trị của tài sản tài chính là vốn tài chính.
=>Tài sản tài chính là việc giữ một giá trị cho phép nhận một khoản tiền
(hoặc có tính thanh khoản tương đương tiền) trong tương lai hoặc khi kỳ hạn chấm


1
Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam – Chuẩn mực số 01 – số: 165/2002/QĐ - BTC
2

Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam

Trương Thị Lương – N2 – QTKD – K45
5
dứt, hoặc khi bán lại tài sản đó cho bên thứ ba một cách trực tiếp hoặc thông qua
trung gian. Tài sản tài chính vừa chứa đựng tính rủi ro nhưng cũng hứa hẹn một
khoản lợi nhuận, một khả năng sinh lời hay một giá trị thặng dư. Tài sản tài chính
như là phương tiện cho các cá nhân giữ quyền lợi của mình trên các tài sản thực
trong một nền kinh tế phát triển.
3

Tài sản tài chính thường tồn tại dưới các hình thức sau:
- Chứng khoán
- Bất động sản đầu tư

- Góp vốn liên doanh
- Cho thuê tài chính
2. Chức năng của tài sản tài chính
Tài sản tài chính có 2 chức năng cơ bản.
Thứ nhất, nó là phương tiện để dòng tài chính có thể dịch chuyển từ nơi dư
thừa sang nơi đang thiếu, hoặc nơi có cơ hội đầu tư sinh lợi.
Thứ hai, nó là phương tiện để dịch chuyển rủi ro từ người đang triển khai
phương án đầu tư sang người cung cấp dòng tài chính cho các dự án đó. Tài sản tài
chính cũng yêu cầu cao về lợi tức mà các tài sản thực tạo ra. Nói cách khác, tài sản
thực tạo ra lợi tức thuần cho nền kinh tế, còn tài sản tài chính thì định ra sự phân
phối lợi tức hoặc của cải giữa các nhà đầu tư
3. Phân loại tài sản tài chính
3.1. Theo quyền người cầm giữ tài sản đó
- Công cụ nợ: là loại tài sản tài chính mang lại cho người nắm giữ nó quyền
được hưởng dòng tiền cố định được ấn định trước và làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ
cho người phát hành. Như trái phiếu kho bạc…
- Công cụ vốn: là loại công cụ mà buộc người phát hành phải trả cho người
cầm giữ một số tiền dựa trên kết quả kinh doanh, đầu tư sau khi thưc hiện xong
nghĩa vụ đối với các công cụ nợ. Ví dụ như cổ phiếu phổ thông.


3
Các nguyên lý tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính – Nguyễn Văn Luân (chủ biên), Trần Việt Hoàng,
Cung Trần Việt/ NXB ĐH Quốc Gia TP Hồ Chí Minh 2007
Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam

Trương Thị Lương – N2 – QTKD – K45
6
3.2. Theo thời gian đáo hạn của tài sản đó
- Tài sản tài chính ngắn hạn là loại tài sản tài chính có thời gian đáo hạn bằng

hoặc dưới một năm và nó được xem là thành phần của thị trường tiền tệ.
- Tài sản tài chính dài hạn là loại tài sản tài chính có thời gian đáo hạn lớn
hơn một năm và nó được xem là thành phần của thị trường vốn.
3.2.1. Tài sản tài chính ngắn hạn
Do tính chất ngắn hạn của thị trường nên loại tài sản này có đặc điểm là có
tính thanh khoản khá cao, độ an toàn cao nhưng mức thu lời ít. Và cũng chính thông
qua việc giao dịch mua bán loại tài sản này mà thị trường cung ứng một lượng tiền
tệ cho lưu thông.
a) Tín phiếu kho bạc
Tín phiếu kho bạc là giấy vay nợ ngắn hạn do nhà nước phát hành để bù đắp
thiếu hụt tạm thời của Ngân sách Nhà nước và là công cụ quan trọng để NHTW
điều hành chính sách tiền tệ.( tại Việt Nam tín phiếu kho bạc do Bộ Tài Chính phát
hành) Chúng có tính thanh khoản cao, được phát hành dưới hình thức tín chỉ hoặc
bút toán ghi sổ, song hầu hết ở dạng ghi sổ. Đây là công cụ triết khấu điển hình,
không có phiếu lãi suất. Tín phiếu kho bạc có mức rủi ro thấp nhất trong các công
cụ trên thị trường tiền tệ. Thu nhập từ tín phiếu kho bạc ( chênh lệch giữa giá mua
và giá bán hoàn trả) không bị đánh thuế vì chúng không được coi là tài sản vốn.
b) Giấy chứng nhận tiền gửi của ngân hàng
Giấy chứng nhận tiền gửi là một công cụ vay nợ do Ngân hàng Thương mại
bán cho người gửi. Ngưởi gửi được thanh toán lãi hàng năm theo một tỷ lệ nhất
định, và khi đến kỳ hạn thanh toán thì hoàn trả gốc theo giá mua ban đầu.
c) Thương phiếu
Thương phiếu là 1 tờ giấy nợ để xác nhận số tiền thanh toán khi chưa có tiền
mặt để trả ngay. Hoạt động mua bán chịu, được gọi là tín dụng thương mại, sẽ làm
phát sinh ra thương phiếu. Một thương phiếu hợp lệ thì sẽ được ngân hàng chấp
nhận chiết khấu.
Thương phiếu bao gồm hối phiếu và kỳ phiếu:
- Hối phiếu: “Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một
Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam


Trương Thị Lương – N2 – QTKD – K45
7
người ký phát cho người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy phiếu hoặc đến một
ngày cụ thể nhất định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định, hoăch đến một
ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người
nào đó, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm
phiếu”.
4

- Kỳ phiếu: “Kỳ phiếu là một tờ giấy hứa cam kết trả tiền vô điều kiện do
người lập phiếu phát ra hứa trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc theo
lệnh của người nảy trả cho người khác quy định trong kỳ phiếu đó.”
5

3.2.2. Tài sản tài chính dài hạn
Loại tài sản chính này thường có biến động về giá mạnh hơn so với tài sản tài
chính ngắn hạn, khả năng sinh lời của nó cao hơn nhưng mức độ rủi ro cũng cao hơn so
với tài sản tài chính ngắn hạn. Và loại tài sản chủ yếu của loại này là chứng khoán.
“Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người
sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể
hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các
loại sau đây:
- Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ
- Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp
đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán”.
6

a) Cổ phiếu
“Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ
xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó”

7

“Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người
sở hữu đối với một phần vốn của tổ chức phát hành”
8



4
Giáo trình Thanh toán quốc tế trong ngoại thương – PGS Đinh Xuân Trình/ NXB Giáo dục 2002
5
Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương – PGS Đinh Xuân Trình/ NXB Giáo dục 2002.
6
Luật Chứng khoán Việt Nam – số 70/2006/QH 11 ngày 29/6/2006. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2007
7
Luật Doanh nghiệp 2005/ NXB Chính trị Quốc Gia
8
Luật Chứng khoán Việt Nam
Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam

Trương Thị Lương – N2 – QTKD – K45
8
Chỉ có công ty cổ phần mới phát hành cổ phiếu. Mức độ sở hữu của cổ đông
đối với công ty tùy thuộc vào lượng cổ phần mà cổ đông nắm giữ. Cổ đông cũng
được xem như là một người chủ của công ty cùng các cổ đông khác chia sẽ lợi
nhuận cũng như tổn thất trong quá trình hoạt động của công ty. Cổ tức được hưởng
theo hình thức lời ăn lỗ chịu và cổ đông trong trường hợp công ty làm ăn thua lỗ thì
chịu trách nhiệm bằng với số cổ phần của mình góp.
-Phân loại: Cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi
+ Cổ phiếu phổ thông (common). Đây là loại cổ phiếu phổ biến nhất. Một

công ty phát hành cổ phiếu thì đây là cổ phiếu bắt buộc. Cổ đông nắm giữ cổ phiếu
này được chia cổ tức hàng năm theo kết quả làm ăn kinh doanh của công ty, được
quyền mua cổ phiếu mới trước tiên khi công ty phát hành thêm cổ phiếu mới để
tăng vốn với lượng mua tương ứng với số cổ phiếu mà cổ đông đang nắm giữ, được
quyền tham dự và phát biểu tại Đại hội cổ đông hoặc thông qua đại diện được ủy
quyền, được tự do chuyển nhượng cổ phần, khi công ty phá sản được nhận một
phần tài sản còn lại tương ứng với số vốn góp cổ phần vào công ty nhưng là sau khi
công ty đã thanh toán hết các khoản nợ và cổ phiếu khác. Ngoài ra cổ đông nắm giữ
cổ phiêu này còn được xem xét, tra cứu, trích lục sổ sách của công ty khi cần thiết,
được triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường.
+ Cổ phiếu ưu đãi (preffered) Là loại cổ phiếu dành cho những cổ đông nắm
giữ nó quyền ưu đãi hơn so với cổ phiếu phổ thông. Cổ phiếu ưu đã cổ tức thì
mang lại cho cổ đông nắm giữ nó một khoản cổ tức cố định hoặc cao hơn so với cổ
phiếu phổ thông, tuy nhiên cổ đông nắm giữ loại cổ phiếu này không được tham ra
Đai hội đồng cổ đông.
b) Trái phiếu
“ Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của
người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành”
9

“Trái phiếu (bond) là công cụ nợ dài hạn do chính phủ hoặc công ty phát


9
Luật Chứng khóan Việt Nam
Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam

Trương Thị Lương – N2 – QTKD – K45
9
hành nhằm huy động vốn dài hạn. Trái phiếu do chính phủ phát hành gọi là trái

phiếu chính phủ (government bond) hay trái phiếu kho bạc (treasury bond) Trái
phiếu do công ty phát hành gọi là trái phiếu công ty (corporate bond)”
10

Khác với cổ phiếu, trái phiếu lại như là giấy chứng nợ của người phát hành
đối với người cầm giữ. Trái phiếu có mệnh giá và lãi suất cũng được công bố.
Chính phủ phát hành trái phiếu để huy động tiền cho bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà
nước hoặc để tài trợ cho các công trình công cộng. Trái phiếu chính phủ không co
rủi ro thanh toán và lãi suất thì không cao
Trái phiếu công ty được công ty phát hành nhằm huy động vốn dài hạn,
người nắm giữ trái phiếu được trả lãi định kỳ và trả cả gốc khi đáo hạn tuy nhiên
không được tham dự vào các quyết định của công ty vì người này không có tư cách
là chủ sở hữu của công ty mà chỉ là quan hệ chủ nợ. Và khi công ty phá sản thì đây
là loại giấy tờ được ưu tiên thanh toán trước.
Trái phiếu công ty có trái phiếu có bảo đảm và trái phiếu không có bảo đảm.
Trái phiếu vô danh, trên trái phiếu không mang tên trái chủ, cả trên chứng chỉ và sổ
sách của người phát hành. Trái phiếu đích danh là trái phiếu ghi trên đó tên và địa
chỉ của chủ sở hựu cũng như trên chứng chỉ và sổ sách của người phát hành.
c) Chứng chỉ quỹ
“Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư
đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng.”
11

Quỹ đại chúng là quỹ đầu tư chứng khoán hình thành từ vốn góp của nhà đầu
tư với mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đa dạng hóa đầu tư vào chứng khoán hoặc
các dạng tài sản đầu tư khác nhau nhằm phân tán rủi ro, trong đó nhà đầu tư không
có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ. Khi muốn
thành lập quỹ thì các công ty quản lý quỹ phải phát hành chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư
mua chứng chỉ quỹ tức là đã xác nhận sự góp vốn của mình vào quỹ chung đó



10
Tài chính Doanh nghiệp – TS Nguyễn Minh Kiều/NXB Thống kê Hà Nội -2008
11
Luật Chứng khoán Việt Nam 2005
Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam

Trương Thị Lương – N2 – QTKD – K45
10
d) Quyền mua cổ phần
Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành kèm
theo đợt phát hành cổ phiếu bổ xung nhằm bảo đảm cho cổ đông hiện hữu quyền
mua cổ phiếu mới theo những điều kiện đã được xác định .
e) Chứng quyền
Chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành
trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng khoán được quyền
mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước
trong thời kỳ nhất định.
f) Hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn có thể là quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán, là
một thỏa thuận, theo đó người mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một
hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản
tiền nhất định để mua quyền chọn này (phí quyền chọn). Người mua quyền có quyền
chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó nếu thấy giá cả
của hàng hóa bất lợi cho mình. Ở đây hàng hóa xét đến là cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số
cổ phiếu, chỉ số trái phiếu, tiền. Phí quyền chọn phụ thuộc vào sự biến động giá
chứng khoán trên thị trường, thời gian đáo hạn của quyền, giá trị thực hiện của quyền.
Hợp đồng quyền chọn giúp nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro giảm giá chứng khoán (khi
nhà đầu tư đang nắm giữ lượng lớn chứng khoán) hoặc để nhà đầu tư đầu cơ giá lên
(khi nhà đầu tư dự đoán giá chứng khoán sẽ lên trong tương lai).

g) Hợp đồng kỳ hạn
“Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng mua hay bán một số lượng nhất định đơn vị
tài sản cơ sở ở một thời điểm xác định trong tương lai theo một mức giá xác định
ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. Thời điểm xác định trong tương lai gọi là
ngày thanh toán hợp đồng hay ngày đáo hạn, thời gian từ khi ký hợp đồng đến ngày
thanh toán gọi là kỳ hạn của hợp đồng. Giá xác định áp dụng trong ngày thanh tóan
hợp đồng gọi là giá kỳ hạn.
Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam

Trương Thị Lương – N2 – QTKD – K45
11
Tại thời điểm ký kết hợp đồng không hề có sự trao đổi tài sản cơ sở hay
thanh tóan tiền. Hoạt động thanh toán xảy ra trong tương lai tại thời điểm xác định
trong hợp đồng. Vào lúc đó, hai bên thỏa thuận hợp đồng buộc phải thực hiện nghĩa
vụ mua bán theo mức giá đã xác định bất chấp giá thị trường lúc đó là bao nhiêu.”
12

h) Hợp đồng tương lai
Có thể nói hợp đồng tương lai là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa về loại tài
sản cơ sở mua bán, số lượng các đơn vị tài sản cơ sở mua bán thể thức thanh toán và
kỳ hạn giao dịch. Hợp đồng tương lai được thỏa thuận và mua bán qua người môi
giới. Hợp đồng tương lai được mua bán trên thị trường tập trung. Hợp đồng tương
lai được tính hàng ngày theo giá thị trường.
i) Tài sản tài chính dài hạn khác
Bất động sản đầu tư: Các doanh nghiệp sử dụng vốn để đầu tư vào bất động
sản sẽ nắm giữ giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất. Từ đó doanh nghiệp có thể
mua bán trao đổi giấy tờ này để tạo nên tính thanh khoản cho bất động sản và luân
chuyển vốn trong nền kinh tế quốc dân.
II. HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
1. Khái niệm về hoạt động đầu tƣ tài chính

1.1. Khái niệm về hoạt động đầu tư
“Đầu tư nói chung là sự bỏ ra, hy sinh nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các
hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các
nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó”
13

Từ định nghĩa trên cho thấy đầu tư chính là sự hy vọng ở tương lai một khoản lợi
lớn hơn so với hiện tại giống như khả năng tạo ra của cải từ tài sản. Và để tạo ra
trong tương lai thì bắt buộc phải chịu mất đi sự tiêu dùng tài sản đó ở hiện tại.
- Phân loại đầu tư:
+ Phân theo loại tài sản mà nhà đầu tư đầu tư vào: Đầu tư vào tài sản thực và
đầu tư vào tài sản tài chính. Đầu tư vào tài sản thực là đầu tư vào các loại máy móc,
trang thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu, công cụ hay quy trình công nghệ, mua


12

13
Đầu tư tài chinh – Trần Thị Thái Hà/NXB Đại học Quốc GIa Hà Nội 2005
Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam

Trương Thị Lương – N2 – QTKD – K45
12
bằng phát minh sáng chế để phục vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đầu tư
vào tài sản tài chính là đầu tư vào các loại tài sản như đã trình bày ở phần I.
+ Phân theo thời gian đầu tư: Đầu tư ngăn hạn, đầu tư trung và dài hạn. Đầu
tư ngắn hạn là đầu tư vào các loại tài sản thuộc phần tài sản ngắn hạn ghi trên bảng
cân đối kế toán của công ty. Tài khoản này bao gồm bất cứ khoản đầu tư nào mà
một công ty thực hiện với thời gian dưới một năm. Và ngược lại đầu tư vào các tài
sản trung và dài hạn là đầu tư dài hạn và đây là các khoản đầu tư thực hiện với thời

gian băng và trên một năm.
+ Phân theo quan hệ quản lý: Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Đầu tư trực
tiếp là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư đồng thời là chủ công ty tham ra trực tiếp vào
quá trình quản lý công ty của mình. Còn đầu tư gián tiếp là đầu tư mà nhà đầu tư chỉ
bỏ vốn không tham ra điều hành quản lý công ty.
1.2. Khái niệm về hoạt động đầu tư tài chính
Trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, nhiều mối quan hệ kinh tế
nảy sinh cũng như xuất hiện nhiều công ty hơn cùng tham ra vào một ngành nghề
sản xuất kinh doanh với nhiều phương thức khác nhau gây nên không ít khó khăn
cho các công ty đã có trên thị trường cũng như với công ty mới ra nhập ngành. Điều
đó đòi hỏi công ty để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như có thể đứng
vững trên thị truờng thì cần phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm hạ giá
thành sản phẩm bằng những phương thức thích hợp nhất. Tuy nhiên bên cạnh đó
trước xu thế vận động chung của thị trường thì cũng đòi hỏi các công ty phải vận
động một cách linh hoạt theo xu hướng ấy, không chỉ tập trung vào một ngành nghề
duy nhất mà cần mở rộng hoạt động của mình sang cả những lĩnh vực khác nhằm
tối ưu hóa các khoản đầu tư và đem lại lợi nhuận tối đa nhất cho công ty. Và căn cứ
vào tình hình kinh tế hiện nay thì hoạt động đầu tư tài chính đang là một hoạt động
thu hút lớn lượng vốn đầu tư của các công ty sản xuất.
“Hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp là các hoạt động đầu tư vốn
vào các lĩnh vực kinh doanh khác, ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam

Trương Thị Lương – N2 – QTKD – K45
13
nghiệp nhằm mục đích mở rộng cơ hội thu lợi nhuận cơ hội thu lợi nhuận cao và
hạn chế rủi ro trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.”
14

Như vậy hoạt động đầu tư tài chính tại các công ty sản xuất giống như là việc

mở rộng đa dạng hóa ngành nghề công ty sang một lĩnh vực không liên quan. Và đó
là hoạt động chuyển nguồn vốn đầu tư của ngành nghề chính sang ngành nghề mới,
hy sinh lợi nhuận từ hoạt động chính truyền thống của công ty với mong muốn tối
đa hóa nguồn vốn bỏ ra sang một lĩnh vực khác. Hoạt động đầu tư tài chính tại các
công ty này thường là các hoạt động mua bán chứng khoán, đầu tư bất động sản,
cho thuê tài chính…
2. Ý nghĩa của hoạt động đầu tƣ tài chính
Ngày nay khi thị trường tài chính đang phát triển với một tốc độ rất lớn và
đang chiếm nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp cũng như cac nhà đầu tư, nó
đã mang lại không ít lợi nhuận cho nhiều công ty, mở ra hướng đi mới và củng cố
mạnh mẽ hơn nữa nguồn tài chính của nhiều công ty sản xuất khi lâm vào tình trạng
bế tắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh chính của mình. Lợi ích từ hoạt động
đầu tư tài chính mang lại cho xã hội là không nhỏ như:
Xét trên góc độ toàn nền kinh tế, khi một công ty hoạt động sản xuất kinh
doanh kém hiệu quả thì thay vào việc nó tiếp tục dùng vốn đầu tư cho hoạt động sản
xuất của mình thì nó lại đầu tư cho vay vào một công ty khác hoạt động hiệu quả
hơn và thu lợi nhuận từ vốn nó bỏ ra. Như vậy hoạt động này đã góp phần thúc đẩy
luân chuyển nguồn vốn từ nơi thừa tới nơi thiếu, từ nới kém hiệu quả đến nơi hiệu
quả hơn, không những thế khi đầu tư vào lĩnh vực hiệu quả hơn thì sẽ góp phần tạo
ra nhiều của cải hơn cho xã hội. Góp phần nâng cao đời sống xã hội và tăng thu cho
ngân sách nhà nước.
Đối với bản thân công ty đầu tư thay vì không thu được lợi nhuận từ đầu tư
vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nó có thể có khoản lợi nhuận cao hơn,
tăng doanh thu cho doanh nghiệp, bớt đi áp lực về lợi nhuận.
Đối với công ty nhận đầu tư thì giải quyết được một bài toán khó một vấn đề
chung của toàn xã hội, đó là thiếu vốn, nó có vốn có thể mở rộng quy mô đẩy mạnh


14
Phân tích hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp – PGS,TS Nguyễn Năng Phúc/ NXB Tài chính 2005

Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam

Trương Thị Lương – N2 – QTKD – K45
14
sản xuất kinh doanh hơn nữa tạo ra nhiều doanh thu cũng như là lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
Đa dạng hóa ngành nghề bằng việc đầu tư sang ngành tài chính giúp cho
công ty giảm bớt được rủi ro tài chính cho công ty mình. Từ hiện tại hoạt động có
thể phân tích tình hình để phân bổ nguồn lực một cach hợp lý nhất góp phần mang
lại lợi nhuận tối đa cho công ty.
3. Các phƣơng thức hoạt động đầu tƣ tài chính
Nhìn chung hoạt động đầu tư tài chính của các công ty là việc dùng vốn mua
các tài sản tài chính đã trình bày ở phần I của chương này, hoặc mua bán luân
chuyển nó trên thị trường để thu được khoản lợi nhuận. Hay tham gia góp vốn với
công ty liên doanh, cho vay hưởng lãi cố định hay tham gia cùng điều hành quản lý
để ăn chia lợi nhuận cùng công ty góp vốn.
Cũng từ các loại tài sản tài chính đã trình bày ở phần trước thi nhìn chung
chia đầu tư tài chính ra làm hai loại là đầu tư tài chính ngắn hạn và đầu tư tài chính
trung và dài hạn.
3.1. Hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn
Là việc đầu tư vốn vào các tài sản tài chính ngắn hạn bằng việc mua các tài
sản tài chính trên thị trường tiền tệ hoặc mua vào bán ra các tài sản tài chính trên thị
trường vốn với thời gian nắm giữ không lớn hơn một năm nhằm kiếm lời từ sự
chênh lệch giá mua và giá bán. Thường thì các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
thường được các công ty xếp vào khoản mục tương đương tiền vì chúng có tính
thanh khoản cao dễ dàng chuyển đổi thành tiền khi cần thiết và luôn có một thị
trường để trao đổi loại tài sản này là thị trường hàng hóa và thị trường chứng khoán.
Bên cạnh đó các công ty cũng không có ý định lưu giữ loại tài sản này trong thời
gian lâu dài vì nó chỉ được xem như một phương tiện trung gian cất giữ tiền nhà rỗi
một cách có lãi. Vậy đầu tư tài chính ngắn hạn là đầu tư vào tài sản tài chính với

thời gian đầu tư dưới một năm.
Hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn trong công ty bao gồm những hoạt
động sau:
Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam

Trương Thị Lương – N2 – QTKD – K45
15
- Hoạt động mua bán tài sản tài chính trên thị trường tiền tệ
+ Hoạt động mua bán tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng, thương phiếu
của các công ty lớn có khả năng thanh khoản cao thời hạn ngắn và ít rủi ro. Đây là
hoạt động đầu tư của công ty rất được xem trọng khi công ty có khoản tiền nhàn rỗi
trong thời gian ngắn. Hoạt động này vừa đem lại lợi nhuận cho công ty tiền của
công ty luôn luôn vận động không bị bỏ không mà vẫn đáp ứng đầy đủ khi công ty
cần. Hoạt động này cũng có mức rủi ro rất thấp, công ty có thể nhận được vốn và lãi
khi đến hạn. Vì đây là loại tài sản tài chính do các tổ chức lớn có uy tín phát hành
nên khả năng họ không thanh toán được nợ là rất ít.
+ Hoạt động gửi tiền tại Ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác hoặc cho
các đơn vị kinh doanh khác vay vốn hoạt động. Hình thức này giúp cho công ty thu
được một khoản lãi cố định định kỳ, giúp công ty dễ dàng tính được thu nhập thuận
lợi cho tính toán. Không lo không có lãi bất kể các tổ chức vay này làm ăn thế nào.
- Hoạt động mua bán tài sản tài chính trên thị trường vốn với thời hạn nắm
giữ nhỏ hơn một năm.
+ Hoạt động mua bán chứng khoán ngắn hạn: Công ty dùng tiền mua bán các
loại cổ phiếu,trái phiếu ngắn hạn có thời hạn thu hồi dưới một năm. Và các loại tài
sản tài chính này công ty có thể bán ra bất cứ lúc nào để kiếm lợi nhuận.
+ Hoạt động mua chứng khoán đầu tư dài hạn nhưng có thể tự do chuyển đổi
bán lại bất cứ khi nào cho nhà đầu tư khác để kiếm lời như cổ phiếu ưu đãi cổ tức,
cổ phiếu phổ thông của công ty cổ phần.
- Hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn khác.
Góp vốn liên kết kinh doanh với các công ty khác với thời gian thu hồi vốn

góp dưới một năm, vốn góp có thể bằng tiền hoặc hiện vật như tài sản cố định, nhà
xưởng, máy móc, công cụ, dụng cụ… và phần vốn góp phải được định giá tài sản
theo thỏa thuận giữa các bên góp vốn.
3.2. Họat động đầu tư tài chính dài hạn
Là hoạt động đầu tư vốn vào việc mua các loại tài sản tài chính dài hạn trên
thị trường chứng khoán có thời gian thu hồi vốn trên một năm. Đầu tư tài chính là
chỉ tiêu phản ánh giá trị các loại đầu tư tài chính dài hạn tại thời điểm lập báo cáo.
Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam

Trương Thị Lương – N2 – QTKD – K45
16
Nhìn chung hoạt động đầu tư tài chính dài hạn không chỉ đơn thuần là kiếm lời từ
khoản tiền nhàn rỗi tạm thời mà nó là hoạt động mở rộng của công ty mở rộng sang
lĩnh vực khác và hoạt động này cũng đem lại nguồn thu chính dài hạn cho công ty
như là hoạt động sản xuất kinh doanh của nó.
Hoạt động đầu tư tài chính dài hạn bao gồm các hoạt động:
+ Các hoạt động mua bán chứng khoán dài hạn. Việc đầu tư vốn vào mua các
loại cổ phiếu trái phiếu có thời hạn thu hồi trên một năm với mục đích thu lợi nhuận
như mua cổ phiếu của doanh nghiệp của công ty cổ phần là chứng chỉ hoặc bút toán
ghi sổ sở hữu cổ phần của công ty vào các công ty mới thành lập hoặc đang hoạt
động trên thị trường. Khi đầu tư vào đây công ty cũng là chủ sở hữu của công ty
phát hành cổ phần chịu trách nhiệm về hoạt động làm ăn kinh doanh của công ty
này, khi công ty phát hành cổ phiếu này làm ăn có lợi nhuận thì công ty cũng được
chia lợi nhuận theo giá trị phần vốn góp cổ phần, hoặc khi công ty làm ăn thua lỗ
hoặc phá sản thì công ty cũng phải chịu chia sẻ khoản lỗ này và được chia tài sản
còn lại khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ khác theo quy định của pháp luật.
Còn đối với trái phiếu thì nó được nhận lãi định kỳ và đến kỳ đáo hạn thì được hoàn
trả cả vốn lẫn lãi.
+ Hoạt động góp vốn liên doanh với các công ty khác hay góp vốn cho một
dự án nào đó có thời hạn hoàn trả trên một năm. Công ty góp vốn vào đây và phải

cùng với công ty góp vốn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của công ty này
hoặc dự án góp vốn. Công ty nhận về khoản tiền cả gốc và lãi sau khi thời hạn góp
vốn đến hạn. Công ty có thể góp vốn bằng máy móc, công cụ, nhà xưởng, vật tư
hoặc bằng tiền vốn dài hạn.
+ Hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản. Công ty kiếm lời bằng cách mua
đi bán lại các tài sản cố định như nhà cửa đất đai…Công ty có thể giữ tài sản này và
bán ra khi tài sản được giá hoặc dùng nó làm tài sản cho thuê để thu khoản phí thuê
hàng năm làm lợi nhuận. Hoạt động này đòi hỏi khoản đầu tư của công ty phải lớn và
công ty không có sức ép về tiền vì hoạt động này phụ thuộc rất nhiều vào biến động
của thị trường, và do tính thanh khoản của loại tài sản này không cao lắm.
+ Hoạt động cho vay vốn dài hạn. Công ty cho các tổ chức tín dụng hay các
Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam

Trương Thị Lương – N2 – QTKD – K45
17
công ty khác vay vốn trong thời gian dài, tức là thời gian hoàn trả trên một năm và
thu khoản lợi từ lãi suất cho vay. Hoạt động này không được các công ty xem trọng
nhiều vì nó cần một khoản vốn lớn, nếu cho các công ty khác vay thì có khả năng
khó thu hồi vốn khi đến hạn nếu các công ty đi vay làm ăn thua lỗ.
4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của hoạt động đầu tƣ tài chính
Hiệu quả đầu tư tài chính là việc phản ánh hiệu quả cao của vốn mà công ty
bỏ vào đầu tư cho hoạt động đầu tư tài chính với mức chi phí thấp nhất có thể. Khả
năng sinh lời của một đồng vốn bỏ ra là nhiều nhất.
Và muốn biết được rõ nhất có cái nhình chính xác nhất hiệu quả đầu tư tài chính của
công ty thì cần phải sử dụng các chỉ số phản ánh hiệu quả bằng cách so sánh thực tế
với kế hoạch, kỳ sau so với kỳ trước, so sánh với các doanh nghiệp trong toàn
ngành, hay quy mô đầu tư, chất lượng đầu tư, so sánh hoạt động này với các hoạt
động chính khác của công ty hay hoạt động chung của toàn công ty.
4.1. Đánh giá chung về hiệu quả đầu tư
4.1.1. Hướng đầu tư

Hoạt động đầu tư có hai hướng đầu tư chính là đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài
hạn. Để đánh giá hướng đầu tư của công ty có đúng đắn hay không có đem lại lợi
nhuận tối đa cho công ty từ những khoản vốn bỏ ra đầu tư hay không thì cần phải
xem xét công ty đầu tư như thế nào. Nếu công ty đầu tư cho tài sản tài chính dài hạn
bằng nguồn vốn ngắn hạn thì áp lực tài chính của công ty là rất lớn gây khó khăn
cho công ty. Hoặc càng nghiêm trọng hơn nữa khi công ty dùng các khoản vốn ngắn
hạn này là các khoản đi vay thì khả năng tự chủ về tài chính của công ty càng yếu
rất có thể sẽ dẫn đến không trả được nợ gây ảnh hưởng đến uy tín cũng như tài
chính của công ty. Tuy nhiên nếu ngược lại công ty dùng nguồn vốn dài hạn để đầu
tư cho ngắn hạn thì khả năng thu được lợi nhuận là không cao vì thông thường
những loại đầu tư ngắn hạn thường có lợi suất thấp hơn so với đầu tư dài hạn.
4.1.2. Loại hình đầu tư.
Khi công ty đã đánh giá được nên đầu tư vào hướng nào thì bước tiếp theo là
phải xem xét loại hình đầu tư nào là phù hợp nhất trong hướng đầu tư đó. Và loại
hình đó phải làm sao đảm bảo lợi nhuận đem lại cho công ty là hơn tất cả các loại
Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam

Trương Thị Lương – N2 – QTKD – K45
18
hình khác có như thế đầu tư của công ty mới thực sự có được hiệu quả.
4.1.3. Quy mô đầu tư.
Tiếp theo hai bước trên khi công ty đã phân tích đánh giá tình hình tìm được
nơi mà nó nên đầu tư nên đổ vốn vào để thu lợi nhuận thì cũng cần phải đánh giá
xem xét nó nên đổ vốn là bao nhiêu theo từng giai đoạn từng thời kỳ có như thế
công ty mới có thể đánh giá một cách tổng hợp nhất được hiệu quả đầu tư của mình
để hoạt động đầu tư của công ty luôn luôn mang lại lợi nhuận cao nhất cho nó trong
mọi thời kỳ mọi hoàn cảnh.
4.2. Đánh giá một số chỉ tiêu phản ánh chi tiết hiệu quả hoạt động đầu tư
tài chính
Các bước đánh giá trên mới chỉ là một cái nhìn tổng quát để tìm được hướng

đi chung cho hoạt động đầu tư của công ty. Để có thể có cái nhìn đúng đắn nhất
chính xác nhất về hiệu quả đầu tư tài chính của công ty thì chúng ta cần phải xem
xét đến những chỉ số đánhh giá cụ thể.
a) Hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính tổng quát
Công thức:

(1.1)

KQ thu được của hoạt động ĐTTC có thể là doanh thu từ hoạt động ĐTTC
hoặc lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư tài chính.
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra cho hoạt động ĐTTC thì công ty thu
về bao nhiêu đồng kết quả. Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động đầu tư tài
chính của công ty càng lớn. Để làm tăng chỉ tiêu này công ty vừa phải nâng cao quy
mô kết quả đầu ra vừa phải tìm biện pháp để cắt giảm chi phí cho hoạt động đầu tư
tài chính đến mức có thể.
Chỉ tiêu này được phân tích một cách chi tiết cho hai chỉ tiêu:
- Hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn.
Công thức:

Hq hoạt động ĐTTC tổng quát
=
KQ thu được của hoạt động ĐTTC
Chi phí hoạt động của ĐTTC

×