Tải bản đầy đủ (.doc) (221 trang)

Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong các bản tin y tế tiếng Việt và tiếng Anh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 221 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ VIÊN LAN HƯƠNG

ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ CẤU TRÚC
TRONG CÁC BẢN TIN Y TẾ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2023


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ VIÊN LAN HƯƠNG

ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ CẤU TRÚC
TRONG CÁC BẢN TIN Y TẾ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH

Ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu
Mã số: 9.22.20.24

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Nguyễn Thị Bích Hạnh
2. PGS. TS. Nguyễn Văn Chính



Hà Nội - 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu thống kê là hồn tồn trung thực do tơi thực hiện, không sao chép của ai. Đề
tài nghiên cứu và các kết luận khoa học của luận án chưa từng được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận án

Lê Viên Lan Hương


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Thị Bích Hạnh và PGS. TS
Nguyễn Văn Chính - thầy cơ đã ln chỉ dạy tận tình, động viên và khích lệ tơi trong
suốt q trình thực hiện và hồn thành luận án này; giúp tơi trưởng thành hơn trên con
đường nghiên cứu khoa học.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo của Học viện Khoa học
xã hội đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong
q trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án.
Tơi xin được tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc - Lãnh đạo các
phòng, ban, Khoa Ngoại ngữ và đồng nghiệp tại Học viện Quân y đã động viên,
giúp đỡ và chia sẻ với tôi về mọi mặt trong q trình tơi thực hiện luận án này.
Tôi luôn ghi nhớ và trân trọng sự nhiệt tình của anh chị em, bạn bè đã ln ở
bên, động viên và góp ý cho tơi để kết quả nghiên cứu được trọn vẹn.
Tôi xin đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới bố mẹ, chồng và các con, cùng
tồn thể đại gia đình - những người luôn thương yêu, chia sẻ, ủng hộ và sát cánh

bên tôi trên từng bước đường nghiên cứu và phấn đấu.
Hà Nội, tháng 5 năm 2023
Tác giả luận án

Lê Viên Lan Hương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
THUYẾT.................................................................................................................. 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.....................................................................7
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về ngơn ngữ y học và bản tin y tế ở nước ngồi...........7
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ y học và bản tin y tế ở trong nước .13
1.1.3. Tiếp cận theo hướng tri nhận.........................................................................17
1.2. Cơ sở lý luận về đề tài nghiên cứu.................................................................17
1.2.1. Cơ sở lý luận về ẩn dụ ý niệm.......................................................................17
1.2.2. Cơ sở lý luận về ngôn ngữ y học và bản tin y tế...........................................35
1.2.3. Cơ sở lý luận về ngôn ngữ học đối chiếu (Contrastive Linguistics)..............39
1.3. Tiểu kết............................................................................................................41
Chương 2: ĐỐI CHIẾU HIỆN TƯỢNG CHỒNG LẤN TRONG CÁC ẨN DỤ
CÓ MIỀN ĐÍCH “BỆNH TẬT/ DỊCH BỆNH” TRONG BẢN TIN Y TẾ
TIẾNG VIỆT - TIẾNG ANH…………………………………………………...43
2.1. Dẫn nhập.........................................................................................................43
2.2. Ẩn dụ ý niệm BỆNH TẬT/ DỊCH BỆNH LÀ CHIẾN TRANH..................45
2.2.1. Ẩn dụ ý niệm CÁC LOẠI BỆNH TẬT/ DỊCH BỆNH LÀ KẺ THÙ TRONG
CUỘC CHIẾN.........................................................................................................46
2.2.2. Ẩn dụ ý niệm ĐỘI NGŨ Y BÁC SĨ, BỆNH NHÂN, LIỆU PHÁP Y SINH
LÀ NHỮNG NGƯỜI LÍNH THAM CHIẾN..........................................................49
2.2.3. Ẩn dụ ý niệm LIỆU PHÁP Y SINH/ HỆ MIỄN DỊCH LÀ VŨ KHÍ


SỬ

DỤNG TRONG CUỘC CHIẾN..............................................................................51
2.2.4. Ẩn dụ ý niệm PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VÀ CƠ CHẾ PHÕNG VỆ CỦA CƠ
THỂ LÀ CHIẾN THUẬT TRONG CHIẾN TRANH............................................54
2.2.5. Ẩn dụ ý niệm MỨC ĐỘ NGUY HIỂM CỦA BỆNH TẬT LÀ MỨC ĐỘ
NGUY HIỂM CỦA CUỘC CHIẾN........................................................................57
2.2.6. Ẩn dụ ý niệm THẤT BẠI/ CHIẾN THẮNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH/ DỊCH
BỆNH LÀ THẤT BẠI/ CHIẾN THẮNG TRONG CUỘC CHIẾN..........................59


2.3. Ẩn dụ ý niệm BỆNH TẬT/ DỊCH BỆNH LÀ THIÊN TAI.........................63
2.3 1. Ẩn dụ ý niệm BỆNH TẬT/ DỊCH BỆNH NGUY HIỂM LÀ THIÊN TAI……. 64
2.3.2. Ẩn dụ ý niệm TÁC ĐỘNG CỦA BỆNH TẬT/ DỊCH BỆNH ĐẾN CỘNG
ĐỒNG LÀ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA THIÊN TAI.........................................68
2.4. Ẩn dụ ý niệm BỆNH TẬT/DỊCH BỆNH LÀ TRẬN THI ĐẤU THỂ THAO .72
2.5. Tiểu kết............................................................................................................76
Chương 3: ĐỐI CHIẾU HIỆN TƯỢNG CHỒNG LẤN TRONG CÁC ẨN DỤ
CĨ MIỀN ĐÍCH “THỰC THỂ Y SINH” TRONG BẢN TIN Y TẾ TIẾNG
VIỆT - TIẾNG ANH……………………………………………………………..80
3.1. Dẫn nhập.........................................................................................................80
3.2. Ẩn dụ ý niệm THỰC THỂ Y SINH LÀ CON NGƯỜI................................81
3.2.1. Ẩn dụ ý niệm THỰC THỂ Y SINH LÀ CON NGƯỜI SINH HỌC.............81
3.2.2. Ẩn dụ ý niệm THỰC THỂ Y SINH LÀ TỘI PHẠM/ KHỦNG BỐ...........103
3.2.3. Ẩn dụ ý niệm THỰC THỂ Y SINH LÀ ĐỘI QUÂN PHÕNG VỆ.............117
3.2

4. Ẩn dụ ý niệm THỰC THỂ Y SINH LÀ NGƯỜI LÍNH THAM CHIẾN…121


3.3. Ẩn dụ ý niệm THỰC THỂ Y SINH LÀ THÔNG TIN...............................126
3.3

1. Ẩn dụ ý niệm THỰC THỂ Y SINH LÀ HỆ THỐNG KÝ TỰ VĂN BẢN127

3.3.2. Ẩn dụ ý niệm THỰC THỂ Y SINH LÀ HỆ THỐNG TÍN HIỆU,

MẬT

MÃ…....................................................................................................................130
3.4. Ẩn dụ ý niệm THỰC THỂ Y SINH LÀ MÁY MÓC.................................133
3.4.1. Ẩn dụ CÁC DẠNG THỰC THỂ Y SINH LÀ CÁC LOẠI/ BỘ PHẬN
MÁY MÓC...........................................................................................................134
3.4.2. Ẩn dụ CƠ CHẾ VẬN HÀNH CỦA THỰC THỂ Y SINH LÀ CƠ

CHẾ

VẬN HÀNH CỦA MÁY MÓC............................................................................138
3.4.3. Ẩn dụ KHẢ NĂNG TỰ THIẾT KẾ, ĐIỀU CHỈNH CỦA THỰC THỂ Y
SINH LÀ KỸ THUẬT THIẾT KẾ VÀ BẢO TRÌ MÁY MĨC............................140
3.5. Ẩn dụ ý niệm THỰC THỂ Y SINH LÀ PHƯƠNG TIỆN.........................142
3.5.1. Ẩn dụ ý niệm KHẢ NĂNG XÂM NHẬP, ĐIỀU KHIỂN CỦA THỰC
THỂ Y SINH LÀ KHẢ NĂNG XÂM NHẬP, ĐIỀU KHIỂN CỦA PHƯƠNG
TIỆN………..........................................................................................................143


3.5.2. Ẩn dụ ý niệm CHỨC NĂNG CỦA THỰC THỂ Y SINH LÀ CHỨC NĂNG
CỦA PHƯƠNG TIỆN...........................................................................................146
3.6. Ẩn dụ ý niệm THỰC THỂ Y SINH LÀ HỆ THỐNG PHÕNG VỆ..........148
3.7. Các ẩn dụ ý niệm chỉ xuất hiện trong bản tin y tế tiếng Anh....................151

3.7.1. Ẩn dụ ý niệm THỰC THỂ Y SINH LÀ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ/ THÖ
SĂN MỒI..............................................................................................................151
3.7.2. Ẩn dụ ý niệm THỰC THỂ Y SINH LÀ MÓN ĂN.....................................156
3.8. Tiểu kết chương............................................................................................159
KẾT LUẬN..........................................................................................................164
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ........................169
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................170
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AD:
BT:
MIP:

Ẩn dụ
Biểu thức
Metaphor Identification Procedure (Quy trình nhận dạng ẩn dụ)

MĐ:
MN:
NNH:
TA:
TV:
ADYN:
TTYS:
BTAD:


Miền đích
Miền nguồn
Ngơn ngữ học
Tiếng Anh
Tiếng Việt
Ẩn dụ ý niệm
Thực thể y sinh
Biểu thức ẩn dụ


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thống kê các ẩn dụ bậc dưới của ẩn dụ BỆNH TẬT/ DỊCH BỆNH LÀ
CHIẾN TRANH.............................................................................................45
Bảng 2.2: Lược đồ ánh xạ BỆNH TẬT/ DỊCH BỆNH LÀ CHIẾN TRANH..........45
Bảng 2.3: Thống kê các ẩn dụ bậc dưới của ẩn dụ BỆNH TẬT/ DỊCH BỆNH LÀ
THIÊN TAI.....................................................................................................63
Bảng 2.4: Lược đồ ánh xạ BỆNH TẬT/ DỊCH BỆNH LÀ THIÊN TAI.................64
Bảng 2.5: Thống kê các ẩn dụ bậc dưới của ẩn dụ BỆNH TẬT/DỊCH BỆNH LÀ
TRẬN THI ĐẤU THỂ THAO........................................................................72
Bảng 2.6: Lược đồ ánh xạ BỆNH TẬT/DỊCH BỆNH LÀ TRẬN THI ĐẤU THỂ
THAO.............................................................................................................73
Bảng 3.1: Thống kê các ẩn dụ bậc dưới của ẩn dụ THỰC THỂ Y SINH LÀ CON
NGƯỜI SINH HỌC........................................................................................82
Bảng 3.2: Lược đồ ánh xạ THỰC THỂ Y SINH LÀ CON NGƯỜI SINH HỌC....83
Bảng 3.3. Thống kê các ẩn dụ bậc dưới của ẩn dụ THỰC THỂ Y SINH LÀ TỘI
PHẠM/ KHỦNG BỐ....................................................................................103
Bảng 3.4: Lược đồ ánh xạ THỰC THỂ Y SINH LÀ TỘI PHẠM/ KHỦNG BỐ. .104
Bảng 3.5. Thống kê các ẩn dụ bậc dưới của ẩn dụ THỰC THỂ Y SINH LÀ ĐỘI

QUÂN PHÕNG VỆ......................................................................................118
Bảng 3.6. Thống kê các ẩn dụ bậc dưới của ẩn dụ THỰC THỂ Y SINH LÀ NGƯỜI
LÍNH THAM CHIẾN...................................................................................122
Bảng 3.7: Thống kê các ẩn dụ bậc dưới của ẩn dụ THỰC THỂ Y SINH LÀ THÔNG
TIN................................................................................................................ 126
Bảng 3.8. Lược đồ ánh xạ THỰC THỂ Y SINH LÀ THÔNG TIN.......................127
Bảng 3.9: Thống kê các ẩn dụ bậc dưới của ẩn dụ THỰC THỂ Y SINH LÀ MÁY
MÓC.............................................................................................................134
Bảng 3.10: Lược đồ ánh xạ THỰC THỂ Y SINH LÀ MÁY MÓC.......................134
Bảng 3.11: Thống kê các ẩn dụ bậc dưới của ẩn dụ THỰC THỂ Y SINH LÀ
PHƯƠNG TIỆN............................................................................................142


Bảng 3.12: Lược đồ ánh xạ THỰC THỂ Y SINH LÀ PHƯƠNG TIỆN...............143
Bảng 3.13. Thống kê tần suất xuất hiện của ẩn dụ THỰC THỂ Y SINH LÀ HỆ
THỐNG PHÕNG VỆ...................................................................................148
Bảng 3.14. Lược đồ ánh xạ THỰC THỂ Y SINH LÀ HỆ THỐNG PHÕNG VỆ .148
Bảng 3.15. Thống kê các ẩn dụ bậc dưới của ẩn dụ THỰC THỂ Y SINH LÀ ĐỘNG
VẬT HOANG DÃ/ THÖ SĂN MỒI............................................................152
Bảng 3.16. Lược đồ ánh xạ THỰC THỂ Y SINH LÀ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ/
THÖ SĂN MỒI............................................................................................152
Bảng 3.17. Thống kê các ẩn dụ bậc dưới của ẩn dụ THỰC THỂ Y SINH LÀ MÓN
ĂN................................................................................................................157
Bảng 3.18. Lược đồ ánh xạ THỰC THỂ Y SINH LÀ MÓN ĂN..........................157


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Hình 2.1: Tần suất sử dụng của các tiểu loại ẩn dụ có miền đích BỆNH TẬT/
DỊCH BỆNH trong các bản tin y tế tiếng Việt - tiếng Anh.............................44

Hình 2.2: Tính tầng bậc của ẩn dụ có miền đích BỆNH TẬT/ DỊCH BỆNH
trong các bản tin y tế tiếng Việt - tiếng Anh...................................................44
Hình 3.1: Tần suất sử dụng của các tiểu loại ẩn dụ trong ẩn dụ có miền đích THỰC
THỂ Y SINH trong các bản tin y tế tiếng Việt - tiếng Anh..............................80
Hình 3.2: Tính tầng bậc của ẩn dụ có miền đích THỰC THỂ Y SINH trong các
bản tin y tế tiếng Việt - tiếng Anh...................................................................81


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Những năm gần đây, NNH tri nhận đã trở thành một trào lưu nổi bật trong
nghiên cứu ngôn ngữ gắn liền với tư duy. Một trong những trọng tâm của khuynh
hướng này là việc tiếp cận ADYN và sự phản ánh chúng vào ngơn ngữ. Nó khơng
dừng lại ở việc miêu tả mà cịn đạt nhiều thành tựu trong giải thích cơ chế hình
thành và vận hành ngơn ngữ. Cùng các hỗ trợ liên ngành, lý thuyết ADYN và việc
áp dụng lý thuyết này vào nghiên cứu diễn ngôn thực sự là một cơng cụ hữu hiệu để
tìm hiểu các đặc trưng ngơn ngữ và tư duy gắn liền với bối cảnh văn hóa, xã hội của
cộng đồng, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến nền tảng kinh nghiệm trong tâm trí
người dùng ngôn ngữ.
Với ưu thế đặc biệt trên nhiều lĩnh vực, trong đó có giao tiếp, TA đã trở thành
một ngơn ngữ quốc tế, được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Tại Việt Nam, TA luôn
là môn học nhận được sự quan tâm sâu sắc ở bất cứ bậc học nào. Ở Học viện Quân
y, ngoài việc học TA cơ sở trong hai năm đầu, học viên còn được tiếp cận với TA
chuyên ngành y. Trong bối cảnh của nền cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra
như vũ bão đã giúp cho việc cập nhật các thông tin mới một cách đơn giản, liên tục
và tức thời về mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có y tế, một lĩnh vực được
nhiều người quan tâm bởi nó liên quan đến tiêu chí đánh giá hạnh phúc của con
người. Hằng ngày, để nắm bắt được các tin tức mà khơng phải mất nhiều thời gian,
mọi người có thể dễ dàng truy cập vào các trang web, bản tin y tế trên vtv.vn,
dantri.com.vn… và bản tin y tế trên trang cnn.com, nytimes.com… Đây là các kênh

thơng tin có độ tin cậy cao, thu hút, phản ánh thông tin y tế nhanh chóng. Tuy
nhiên, khi đọc các bài báo về y học bằng TA trên các kênh đó, bản thân tôi cùng các
đồng nghiệp cũng như nhiều học viên đã gặp khơng ít lúng túng trong q trình dịch
chuyển nghĩa các từ, cụm từ, từ TA sang TV, đặc biệt những chỗ tác giả sử dụng ý
niệm AD, dẫn đến không chuyển tải hết nghĩa gốc mà người viết muốn đề cập đến.
Hơn nữa, các nghiên cứu diễn ngôn y tế cho đến nay còn rất mới mẻ, chưa được
quan tâm thích đáng. Xuất phát từ tình hình thực tiễn, chúng tơi nhận thấy cần phải
có một nghiên cứu thấu đáo, cụ thể về vấn đề này, một mặt góp phần tìm ra phương
pháp giải quyết khó khăn và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mặt khác, làm phong
phú thêm kho tàng diễn ngôn trong y học, giúp những người làm cơng tác y tế có
thể chủ động sử dụng những ý niệm AD trong công việc hằng ngày.

1


Nghiên cứu về AD tri nhận trong các văn bản y tế là một hướng tiếp cận rất
mới. Mặc dù tần suất sử dụng ý niệm AD trong các văn bản y tế khá cao nhưng cho
đến nay ở Việt Nam chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập đến. Với phương
châm kế thừa, tiếp nối hướng nghiên cứu của những người đi trước, đồng thời khai
thác những cái mới, chúng tôi quyết định tập trung đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Đối
chiếu AD cấu trúc trong các bản tin y tế TV và TA” để chỉ ra những mơ hình AD
tri nhận chủ yếu mà người viết hay sử dụng nhằm mục đích tác động một cách mạnh
mẽ nhất đến người đọc. Việc phân tích AD trong loại văn bản đặc thù này và đối chiếu
với những cách diễn đạt tương ứng trong TA sẽ góp phần soi sáng một số khía cạnh
trong cách thức tri nhận thế giới của người Anh và người Việt, đào sâu thêm một số
vấn đề về văn hóa ngơn ngữ, đồng thời bổ sung thêm một góc nhìn mới vào những
nghiên cứu về AD tri nhận, giúp cho việc giảng dạy và học tập TA chuyên ngành tại
Học viện Quân y thêm phong phú, chất lượng, hiệu quả và lý thú hơn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu

Vận dụng lý thuyết về ADYN nói chung và AD cấu trúc nói riêng, luận án xác
định và đối chiếu việc sử dụng các BTADYN trong các bản tin y tế TV và TA trên
các thời báo điện tử; xác định các điểm tương đồng và dị biệt giữa hai ngơn ngữ; từ
đó đề xuất một số hàm ý khi sử dụng các diễn ngôn y tế và ứng dụng trong các lĩnh
vực ngôn ngữ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích làm sáng tỏ việc sử dụng AD cấu trúc trong các bản tin y tế
TV và TA, luận án đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về ADYN trên thế giới và Việt Nam, đặc
biệt là nghiên cứu về ADYN trong các văn bản y tế nói chung và các bản tin y tế
nói riêng.
2. Hệ thống hố các quan điểm lý luận về ADYN và các khái niệm có liên
quan làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu.
3. Xác lập các BT ngôn ngữ của ADYN trong các bản tin y tế TV và TA: Các
mơ hình ADYN nào được sử dụng, các ADYN được xây dựng trên cơ sở ánh xạ nào
và tần suất sử dụng các bản tin y tế, làm rõ hiện tượng chồng lấn AD giữa các MN.
4. Miêu tả, phân tích, đối chiếu các mơ hình ADYN, hiện tượng chồng lấn AD
trong 2 khối ngữ liệu để lý giải điểm tương đồng và dị biệt giữa hai ngơn ngữ, từ đó
khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa bộ ba Ngôn ngữ - Văn hóa - Tư duy.

2


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các BTADYN trong các bản tin y tế TV
và TA.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Ngữ liệu nghiên cứu giới hạn trong phạm vi văn bản là các bản tin điện tử
hằng ngày về y tế của Việt Nam và Mỹ trong khoảng thời gian giới hạn từ

01/01/2019 - 31/08/2022. Do hạn chế về mặt thời gian và dung lượng, luận án chỉ
tập trung nghiên cứu các mơ hình AD cấu trúc để làm rõ cơ chế ánh xạ; cách thức
tri nhận và phân tích nghĩa AD của các đơn vị từ vựng, qua đó bước đầu kiến giải
chức năng dụng học của các mơ hình AD đó trong hai ngơn ngữ.
4. Phương pháp nghiên cứu và ngữ liệu nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện việc khảo sát và nghiên cứu đề tài, luận án sử dụng tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phư ng pháp miêu t : Sử dụng để miêu tả cơ chế ẩn dụ, cơ chế ánh xạ và
chuyển di các thuộc tính giữa hai miền “nguồn” - “đích”, miêu tả sự chồng lấn giữa
các AD có cùng chung cấu trúc khái niệm đích và phân tích, làm rõ tính dụng học
của AD theo các khung lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận được sử dụng trong các
bản tin y tế TV và TA mà luận án khảo sát.
- Phư ng pháp so sánh đối chiếu: Được sử dụng để so sánh các mô hình
ADYN trong khối ngữ liệu của hai ngơn ngữ. Cụ thể, luận án đã tiến hành áp dụng
phương thức đối chiếu hai chiều để tìm ra những n t tương đồng và dị biệt của ẩn dụ
cấu trúc trong các bản tin y tế TV và TA.
- Thủ pháp thống kê, phân loại: Được dùng để tập hợp, phân loại và thống kê
các BTAD trong khối ngữ liệu theo các nhóm để phục vụ mục tiêu nghiên cứu.
4.2. Ngữ liệu nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng ngữ liệu gồm 500 bản tin TV với 357 BTAD và 500 bản tin
TA với 658 BTAD để tiến hành nghiên cứu. Tư liệu là những bản tin được thu thập và
lựa chọn, chủ yếu trong chuyên mục Sức khoẻ và một số chuyên mục khác như Đời
sống, Kinh tế, Bàn luận, Khoa học… từ những trang web có độ tin cậy cao và phổ biến
trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam (; ;
) và Mỹ (; ;... ). Thời gian thu
thập ngữ liệu trong thời

3



gian 42 tháng (từ tháng 1/2019 đến tháng 8/2022) để đảm bảo tính cập nhật. Ngữ
liệu bao gồm 45 mặt bệnh phổ biến như cảm cúm, cảm lạnh, sốt xuất huyết, sốt r t,
miễn dịch, vaccine, các loại biến đổi gen, ung thư, vi khuẩn, virus, HIV, lão hoá,
các loại u, di truyền, DNA, tế bào, bệnh parkinson, bệnh alzheimer...
Sau khi thu thập, ngữ liệu được chia thành hai nhóm: ngữ liệu TV (được mã
hoá từ V1 đến V500) và ngữ liệu TA (được mã hoá từ A1 đến A500). Với các ngữ
liệu TA, luận án sử dụng bản dịch thô (do nghiên cứu sinh dịch) cho các BT ngôn
ngữ và được đặt trong ngoặc vuông sau BT nhằm làm sáng rõ ý niệm sử dụng trong
các diễn ngôn.
Ngữ liệu được xử lý theo hai bước. Bước đầu tiên: Dựa vào khung lý luận về
AD trong Chương 1, các BTAD trong các bản tin y tế thuộc khối ngữ liệu nghiên
cứu được nhận diện. Dựa vào các đặc điểm của MN, các AD tìm thấy được chia
thành các MN, sau đó phân chia thành các tiểu loại tùy theo MN được sử dụng để
kích hoạt các AD này. Khi đối chiếu với khung lý thuyết, luận án xếp các nhóm AD
có cùng chung miền đích thành một nhóm, từ đó tìm cách giải mã dựa trên cơ chế
chiếu xạ và chuyển di thuộc tính giữa hai miền “nguồn’ và “đích”. Bước thứ hai:
Luận án tiến hành đối chiếu các AD tìm được trong mỗi tiểu loại giữa TV và TA để
kiến giải về điểm tương đồng và dị biệt giữa hai ngơn ngữ, từ đó làm rõ mơ hình
chồng lấn AD trong bản tin y tế TV, TA.
5. Đóng góp mới của luận án
5.1. Đóng góp về lý luận
Cho đến nay, đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về ngôn ngữ học tri nhận
với việc áp dụng thành tựu của các khung lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận trong
nhiều lĩnh vực, nhưng đây là luận án đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về đề tài AD
cấu trúc trong các bản tin y tế - một lĩnh vực hiện còn bỏ ngỏ. Kế thừa cơ sở lý luận
của những nghiên cứu đi trước, luận án đã hệ thống một cách có chọn lọc những
khái niệm cốt lõi về NNH tri nhận và ADYN qua việc đi vào nghiên cứu chun sâu
mơ hình AD được tìm thấy trong ngữ liệu và kiến giải cho những tương đồng và
khác biệt giữa hai ngơn ngữ, làm rõ tính chồng lấn trong các mơ hình ẩn dụ.

5.2. Đóng góp về thực tiễn
Các sơ đồ tầng bậc của AD cấu trúc được xây dựng nên để so sánh đối chiếu tần
suất, ánh xạ và đặc trưng ngơn ngữ của các AD. Từ đó xác định sự giống nhau và
khác nhau trong cách tri nhận về các vấn đề liên quan đến sức khỏe nói chung, các mặt
bệnh nói riêng, từ đó làm rõ hơn mối quan hệ giữa ngơn ngữ, văn hóa và tư duy
trong các

4


thông tin liên quan đến lĩnh vực y tế và sức khoẻ. Kết quả nghiên cứu góp phần bổ
sung và làm rõ phương thức tư duy về thế giới khách quan của hai cộng đồng ngơn
ngữ nói chung, cách tri nhận về các vấn đề liên quan đến y tế cơng cộng, cơng tác
khám chữa, điều trị, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng nói riêng. Đồng thời đây cũng có
thể trở thành tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy,
biên - phiên dịch trong các trường có đào tạo ngành Y khoa, Báo chí, giảng dạy tiếng
Anh như một ngoại ngữ.
Luận án cũng chỉ ra các mơ hình AD cấu trúc và tần suất sử dụng trong bản tin
y tế kết hợp một số bình luận về vai trị của AD cấu trúc trong các diễn ngôn y học.
Đây là cơ sở tham khảo giúp những nhà nghiên cứu nói chung và những người làm
trong lĩnh vực y tế nói riêng nhận thức được tầm quan trọng trong việc lựa chọn
ngôn ngữ để phản ánh các vấn đề liên quan đến công tác chăm sóc y tế và khám
chữa bệnh nói chung, đồng thời là cơ sở cho các biên tập viên sử dụng AD như một
phương tiện giao tiếp và truyền tải thông tin hữu hiệu khi viết và biên tập những tin
tức y tế.
6. Ý nghĩa của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Các kết quả nghiên cứu của luận án góp phần củng cố lý thuyết của NNH tri
nhận và làm rõ thêm về lý thuyết ADYN, lý thuyết về hiện tượng chồng lấn ẩn dụ
thông qua ngữ liệu bản tin y tế.

Luận án cũng tiếp tục khẳng định ưu thế và vai trị của ADYN trong diễn ngơn,
qua đó củng cố thêm tính đa dạng văn hóa của ADYN.
Ở Việt Nam, đây là cơng trình nghiên cứu một cách có hệ thống đầu tiên các
AD cấu trúc về sức khỏe nói chung và các mặt bệnh nói riêng trên thể loại bản tin y
tế. Luận án mở ra hướng nghiên cứu sâu hơn về thể loại ngôn ngữ y tế mà lâu nay
chưa nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu này trước hết sẽ có ý nghĩa đối với những độc giả của bản tin
y tế, những người làm công tác nghiên cứu ngôn ngữ hiểu sâu hơn về ẩn dụ ý
niệm nói chung và AD cấu trúc nói riêng trong các diễn ngơn y tế theo góc độ
NNH tri nhận.
Đồng thời, luận án cũng sẽ giúp cho những người làm công tác biên - phiên
dịch tài liệu y tế, cho giảng viên biên soạn và thiết kế tài liệu giảng dạy TA chuyên
ngành, cho sinh viên đang theo học TA chuyên ngành y tế tại các trường đại học
hiểu sâu hơn về ẩn dụ tri nhận trong các bản tin y tế tiếng Việt và tiếng Anh.

5


Ngồi ra, đối với lĩnh vực báo chí, các kết quả nghiên cứu của luận án có thể
giúp ích cho cơng tác viết tin, dịch tin tức cũng như bình luận các bản tin y tế.
7. Bố cục của luận án
Ngoài các phần chung như Phần mở đầu, Phần kết luận, Phụ lục và Tài liệu
tham khảo, luận án có kết cấu gồm 3 chương chính sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chương này trình bày tổng hợp và phân tích các nghiên cứu có liên quan đến
ngơn ngữ y học và ADYN trong các văn bản y tế. Một số vấn đề lý luận chung về
ADYN, hiện tượng chồng lấn AD, NNH so sánh đối chiếu, ngôn ngữ y học và bản
tin y tế cũng được trình bày trong chương này.
Chương 2: Đối chiếu hiện tượng chồng lấn trong các ADYN có MĐ “bệnh

tật/ dịch bệnh” trong bản tin y tế tiếng Việt - tiếng Anh
Dựa trên lý thuyết của AD cấu trúc, lý thuyết về hiện tượng chồng lấn ẩn dụ,
các mô hình AD có chung MĐ “bệnh tật/ dịch bệnh” được sắp xếp và phân tích, lý
giải theo tầng bậc, theo các thuộc tính ánh xạ. Các mơ hình AD với MN khác nhau
cùng tập hợp kiến tạo nên một ý MĐ được xác định là chồng lấn lên nhau nhờ các
tương đồng trong thuộc tính ánh xạ. Các tri thức từ nhiều MN được kích hoạt và
chọn lọc để cùng làm rõ một ý niệm đích. Từ đó, luận án đối chiếu để tìm ra những
điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ.
Chương 3: Đối chiếu hiện tượng chồng lấn trong các ADYN có MĐ “thực
thể y sinh” trong bản tin y tế tiếng Việt - tiếng Anh
Chương này đi sâu phân tích các mơ hình AD có MĐ “TTYS”, làm rõ tính
tầng bậc trong cấu trúc ẩn dụ. Dựa trên lý thuyết của AD cấu trúc, lý thuyết về hiện
tượng chồng lấn AD, luận án chỉ ra sự chồng lấn trong các cấu trúc ý niệm căn cứ
trên các tri thức được chuyển di từ MN lên MĐ, các tương đồng ánh xạ giữa các mơ
hình ý niệm. Chứng minh hiện tượng nhiều MN cùng được huy động để cấu trúc
nên một miền ý niệm đích là hiện tượng chồng lấn AD. Tập hợp các MN được sử
dụng để giải thích và làm rõ một MĐ tạo thành một ma trận miền.

6


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ y học và bản tin y tế ở nước ngồi
Theo khảo sát của chúng tơi, về lĩnh vực ngơn ngữ y tế nói chung, các nhà
nghiên cứu đã tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau. Nhìn chung, các nghiên cứu
ban đầu chủ yếu là các nghiên cứu lý thuyết, bắt đầu từ các giáo trình y khoa và từ
điển chuyên ngành y khoa, các nghiên cứu chủ yếu tập trung dưới góc độ thuật ngữ

chuyên ngành. Sau đó là các nghiên cứu ứng dụng với các hướng tiếp cận dựa trên
các bình diện như: phân tích diễn ngôn, lý thuyết giao tiếp và hành động ngôn ngữ,
NNH xã hội và NNH tri nhận.
Trên thế giới, giáo trình về y khoa khá đa dạng, được sắp xếp thành 12 loại
như các giáo trình tập trung vào các thuật ngữ y khoa, các tiểu luận về y học, các
câu chuyện về y đức, chăm sóc sức khỏe từng giai đoạn, từng mặt bệnh, cẩm nang
cho bác sĩ và sinh viên y khoa… Giáo trình điển hình có thể kể đến English for the
Medical Professions (Beitler & Macdonald, 1982) [71], The Language of Medicine
in English (Bloom, 1982) [75], Human diseases (2003) [88] và English in Medicine:
course in communication skills (2005) [99]… tập trung chủ yếu vào các kỹ năng
đọc hiểu để làm chủ các từ vựng chuyên ngành y khoa. Trong khi Bloom (1982)
thiết kế giáo trình với các chủ điểm chung, đơn giản như y học - lịch sử và văn hóa
dân gian, các trường hợp cấp cứu y tế, phịng ngừa và chăm sóc sức khỏe cơng nghệ
cao [75] thì Beitler & Macdonald (1982) lại tập trung vào các chuyên ngành sâu
hơn như: Di truyền học, Giải phẫu và Sinh lý học… với mục đích giúp sinh viên y
khoa có thể tiếp cận các văn bản chuyên ngành phức tạp hơn [71].
Về các cuốn giáo trình dùng để giảng dạy và nghiên cứu tiếng Anh chuyên
ngành y, tác giả Eric H. Glendinning & Ron Howard (2007) với “Profesional
English in Use Medicine” đã đề cập đến các chủ đề đa dạng bao gồm các mặt bệnh
và triệu chứng, cách phòng và điều trị bệnh cũng như giới thiệu tổng quát các từ
vựng chuyên ngành liên quan đến các bộ phận và chức năng của cơ thể, đội ngũ
nhân viên y tế, các nghiên cứu chuyên sâu [99].
Về từ điển, bên cạnh Mosby's Medical Dictionary 9th Edition [139],
Butterworths Medical Dictionary 2nd edition (1978) [136]; Encyclopedia and
dictionary of medicine, nursing, and allied health (1983) [137], Dorland’s
Illustrated Medical Dictionary [89] với ấn bản lần thứ 32 được coi là cuốn Từ điển

7



Y khoa nổi tiếng trên thế giới, cung cấp những tri thức tổng quát và chuyên sâu cho
các bác sĩ, các nhà nghiên cứu, các sinh viên ngành y và tất cả những ai muốn tìm
hiểu về y học. Cuốn sách cũng nêu lên đầy đủ những thuật chữa bệnh truyền thống
của các nền văn hóa phương Ðơng và những thành tựu tiên tiến của y học phương
Tây, từ lịch sử y học cổ đại đến các phân nhánh tỉ mỉ của y học hiện đại qua hơn
120.000 mục từ kết hợp với 1.500 minh họa màu được chọn lọc cẩn thận để bổ sung
và làm sáng tỏ các định nghĩa.
Tiếp cận dưới góc độ thuật ngữ, trên thế giới bên cạnh các nghiên cứu đặc điểm
cấu tạo thuật ngữ ngành Y, đã có khá nhiều nghiên cứu về vấn đề chuyển dịch thuật
ngữ như Pilegaard, Morten (1997) cùng các cộng sự [144], Berghammer (2006) [73],
Mgr. et Mgr. Eva Dávidová (2011) [85], Adrian Naznean (2013) [140], Anna
Browne (2016) [77], Ali Akbar Zeinali (2017) [159], Dzuganova (2017) [90]… Với
nghiên cứu của mình về sự hình thành từ chuyển dịch các thuật ngữ y học, Ali
Akbar Zeinali (2017) đã so sánh đối chiếu cấu tạo từ trong chuyển dịch thuật ngữ y
học TA sang tiếng Ba Tư, đồng thời gợi mở ra các hướng khi dịch thuật TA y học.
Mgr. et Mgr. Eva Dávidová (2011) [85] lại đi sâu phân tích phạm vi ảnh
hưởng của tiếng Latinh đối với thuật ngữ y học TA. Nghiên cứu chỉ ra rằng thuật
ngữ TA chuyên ngành tiêu hóa được hình thành dựa trên từ gốc, ngữ nghĩa và hình
thức từ.
Anna Browne (2016) [77] cho rằng để dịch được văn bản y tế, người dịch bên
cạnh việc phải có khả năng ngơn ngữ tốt cịn cần đến kiến thức chuyên sâu về y học
và thuật ngữ y học. Tuy nhiên, chỉ có một số ít những người thông thạo cả hai lĩnh
vực, đáp ứng được nhu cầu thị trường dược phẩm và y tế ngày càng tăng. Do đó, để
tránh được những sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra trong dịch thuật dẫn đến hậu quả
nghiêm trọng, các dịch giả nên hợp tác với các chuyên gia y tế.
Nghiên cứu về vị trí của TA chuyên ngành y trong TA chuyên ngành nói
chung và TA khoa học quốc tế, Dzuganova (2017) [90] nhận thấy sự cần thiết phải
tạo ra các thuật ngữ mới cho các khái niệm mới. Bên cạnh đó, nghiên cứu cịn chỉ ra
sự không cân xứng giữa thuật ngữ giải phẫu và lâm sàng, phân tích các nguồn chính
để hình thành nên thuật ngữ y tế, đặc biệt là đi sâu tìm hiểu một số ưu điểm của các

thuật ngữ y khoa có nguồn gốc từ các thuật ngữ Hy Lạp và Latinh.
Trên bình diện diễn ngơn và lý thuyết giao tiếp ngơn ngữ: Cơng trình
“English in medical education: An intercultural approach to teaching language and
values” được Peih-ying Lu & John Corbett (2012) [134] tập trung vào những phát
triển gần đây về giáo dục y tế và ngôn ngữ, cụ thể là sử dụng ngôn ngữ để giải
quyết các vấn đề liên quan đến lâm sàng. Peih-ying Lu & John Corbett đã biến lớp

8


học như một cơ sở y tế, giúp sinh viên y khoa hiểu được các diễn ngôn cụ thể trong
một loạt các tình huống lâm sàng giữa bác sĩ với bệnh nhân và bác sĩ với các đồng
nghiệp. Ngoài ra giáo trình cịn giúp sinh viên phát triển các kỹ năng thuyết phục,
phản biện trong một số tình huống cụ thể.
Dưới góc độ lý thuyết giao tiếp, các nhà nghiên cứu như Ainsworth Vaughn
(1994) [66]; Cicourel (1981) [81]; Frankel (1990) [96]; Hein và Wodak (1987)
[107]; Mishler (1984) [138]; Robins and Wolf (1988) [146]; Sarangi và Stembrouk
(1998) [148]; Waitzkin (1983, 1991) [153], [154]; West (1984) [156]; West and
Frankel (1991) [155]; Wodak (1996); Davidson (2000) [86]… đã dành nhiều sự
quan tâm đến diễn ngôn y tế đặc biệt là diễn ngôn giữa bác sĩ và bệnh nhân, chủ yếu
tập trung vào những khó khăn mà bệnh nhân và bác sĩ gặp phải khi giao tiếp với nhau.
Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào một loại diễn ngơn, đó là “phỏng vấn y tế”. Đây
là một loại tương tác có cấu trúc, được thực hành giữa bác sĩ và bệnh nhân, được
giảng dạy trong các trường y khoa, được thiết kế giúp bác sĩ nhanh chóng tiếp cận với
bệnh nhân trong chẩn đốn và điều trị. Do đó, tương tác y tế là một loại điều tra bằng
lời nói và thể chất, một sự kết hợp giữa các trải nghiệm khơng có tổ chức với các mơ
hình và quy trình quen thuộc về tính dễ bị tổn thương của con người đối với bệnh tật.
Tương tự, Siminoff LA, Graham GC, Gordon NH. (2006) [150] ghi âm các
cuộc hội chẩn của 58 bác sĩ chuyên khoa ung thư và 405 bệnh nhân ung thư vú để
tìm ra mơ hình giao tiếp giữa bác sĩ - bệnh nhân. Kết quả cho thấy dựa vào đặc điểm

của người bệnh như độ tuổi, chủng tộc, trình độ học vấn, thu nhập, có sự khác nhau
về số lượng các câu hỏi, mối quan tâm đến bệnh và bệnh nhân da trắng có nhiều mơ
hình giao tiếp hơn số cịn lại. Từ đó cần chú trọng đến việc nâng cao kỹ năng giao
tiếp của các bác sĩ lâm sàng để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
Luận án của Berbyuk Lindström N. (2008) [72] cũng cùng chia sẻ mối quan
tâm đến mơ hình giao tiếp giữa bác sĩ không phải người Thuỵ Điển - bệnh nhân là
người Thuỵ Điển và bác sĩ không phải người Thuỵ Điển - nhân viên y tế Thuỵ Điển
để tìm ra mối quan hệ quyền lực trong tham vấn y tế đa văn hóa, đa ngơn ngữ.
Như vậy giao tiếp giữa bác sĩ và bệnh nhân thu hút được nhiều sự quan tâm
của các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ nói chung và y tế nói
riêng. Đây là mối quan hệ có tính chất phức tạp bởi đó là sự tương tác của các cá
nhân có vị trí khơng bình đẳng, thường là khơng tự nguyện và liên quan đến các vấn
đề sống còn.
Nhận thức được tầm quan trọng của khía cạnh tâm lý xã hội đối với việc điều
trị bệnh, đặc biệt là các bệnh hiểm nghèo như ung thư, Ong và cộng sự (1995) [143]
đi sâu vào các khía cạnh của giao tiếp bác sĩ - bệnh nhân nói chung và với bệnh

9



×