Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

SKKN: Các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.85 KB, 16 trang )







SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

A. Phần mở đầu

1. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển khoa học kỹ
thuật. Đội ngũ giáo viên có một vai trò vô cùng quan trọng để làm cho giáo dục
thực hiện được sứ mệnh cao cả đó. Hồ Chủ Tịch đã từng nói: “Không có thầy thì
không có giáo dục”. Do vậy, việc xây dựng và phát triển đội ngũ là lực lượng
tham gia xây dựng và phát triển nhà trường, họ có vai trò quyết định chất lượng
giáo dục của nhà trường. Cùng với sự lớn mạnh của giáo dục Thủ đô, trường
Tiểu học Nguyễn Trãi thực hiện tốt một trong bốn nhiệm vụ trọng tâm của năm
học 2011 – 2012 là “Chăm lo, đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý giáo dục”. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Các biện pháp xây dựng và phát
triển đội ngũ giáo viên Tiểu học”
2. Mục đích nghiên cứu:
Đưa ra biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên tại trường Tiểu
học Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Xác định cơ sở khoa học và phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học. Phân
tích thực trạng của việc quản lý, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên tại
trường Tiểu học Nguyễn Trãi quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Qua đó đề


xuất những biện pháp để xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học hiện
nay.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Thực trạng xây dựng và phát triển đội ngũ ở trường Tiểu học Nguyễn
Trãi. Thời gian nghiên cứu trong 2 năm học gần đây 2010 – 2011, 2011 – 2012.
5. Đối tượng nghiên cứu:
Đội ngũ giáo viên tiểu học Nguyễn Trãi cùng với các biện pháp xây dựng
và phát triển đội ngũ của trường Tiểu học Nguyễn Trãi.

B. Nội dung

1. Cơ sở lí luận – thực tiễn:
“Quản lý giáo dục” là sự tác động liên tục có tổ chức, định hướng của chủ
thể lên khách thể về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế bằng hệ thống các
luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể
nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng.
“Đội ngũ” là một trong những nguồn vốn quan trọng của bất cứ tổ chức
nào: nguồn vốn nhân lực.
“Đội ngũ giáo viên”: Là một tập thể người gắn kết với nhau bằng hệ
thống mục đích, có cùng nhiệm vụ trực tiếp dạy học và giáo dục học sinh, cùng
chứa sự ràng buộc của những qui tắc có tính hành chấp sư phạm của Ngành và
Nhà nước.
“Xây dựng đội ngũ”: Làm cho hình thành một tổ chức hay một chủ thể về
xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa theo một hướng nhất định. Xây dựng và phát
triển đội ngũ nhà trường chính là làm cho nguồn nhân lực của nhà trường không
ngừng được cải thiện cả về mặt số lượng và chất lượng. Xây dựng con người
mới, tạo ra các giá trị tinh thần có ý nghĩa.
“Phát triển”: Là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức
tạp, theo đó cái cũ biến mất, cái mới ra đời.
Trong nhà trường, đội ngũ giáo viên ở trong tập thể sư phạm. Tập thể sư

phạm trong trường học là tổ chức của tập thể lao động sư phạm, đứng đầu là
hiệu trưởng – Tập thể sư phạm liên kết các giáo viên, cán bộ, nhân viên thành
một cộng đồng giáo dục có tổ chức, có mục đích thống nhất, có phương thức
hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Đội ngũ giáo viên
ở trong tập thể sư phạm cũng có những đặc điểm giống như đặc điểm của tập
thể sư phạm. Mục tiêu của tập thể sư phạm cũng giống như mục tiêu giáo dục
của trường Tiểu học là “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những
cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất,

thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân,
chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”.
(Theo điều 23 – Luật giáo dục – 1998)
Trong quá trình hoạt động thực hiện mục tiêu đó, tập thể sư phạm nhà
trường đảm bảo được sự thống nhất giữa nhu cầu lợi ích của từng thành viên với
mục tiêu của tập thể và mục tiêu xã hội. Sự thống nhất và hài hòa ba lợi ích đó là
điều kiện tiên quyết trong sự tồn tại và phát triển của tập thể.
Đội ngũ của trường tiểu học bao gồm cán bộ, giáo viên, nhân viên không
kể người đó trong hay ngoài biên chế. Đội ngũ phải đủ về số lượng, đồng bộ về
cơ cấu, đạt trình độ chính trị – học vấn – nghiệp vụ chuyên môn.
Đội ngũ giáo viên tiểu học bao gồm các thành viên là cán bộ, giáo viên,
nhân viên đều phải đạt các tiêu chuẩn: Phẩm chất đạo đức, chuẩn về chuyên
môn nghiệp vụ, đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp, lý lịch bản thân rõ ràng.
Mỗi giáo viên tiểu học đều có ảnh hưởng giáo dục rộng rãi đến một tập thể học
sinh và mỗi học sinh cũng tiếp nhận sự giáo dục của mỗi giáo viên và tập thể
giáo viên. Vì vậy, chất lượng giáo dục, hiệu quả giáo dục được qui định bởi
năng lực, phẩm chất của mỗi giáo viên và vào sự phối hợp giáo dục của các giáo
viên. Những giáo viên có tay nghề cao, thường thực hiện tốt được cả 2 nhiệm vụ
này.
Một đội ngũ mạnh phải bao gồm nhiều người tốt và chính tập thể đó sẽ là

môi trường thuận lợi cho mỗi thành viên làm việc có chất lượng nhất là những
cán bộ giáo viên mới vào nghề hoặc còn có mặt yếu kém.
Một đội ngũ vững mạnh là tập thể sư phạm mà ở đó được phản ánh cao
nhất sự nhất trí về nguyện vọng, niềm ao ước giữa trường học, cha mẹ học sinh
và học sinh. Đó là chất lượng giáo dục cao mà cộng đồng, dân cư quanh trường
được thu hưởng lợi ích cao nhất do nhà trường mang lại. Uy tín trường học vì
thế mà tăng lên.

Người hiệu trưởng hơn ai hết bất cứ lúc nào, ở đâu đều phải nhận thức
đầy đủ yêu cầu này và làm việc không ngừng cho việc xây dựng đội ngũ giáo
viên, tập thể sư phạm luôn vững mạnh, thực hiện xuất sắc các nội dung của Luật
giáo dục “Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường” và “Nhiệm vụ của nhà giáo”.
2. Thực trạng việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trường
Tiểu học Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội trong những
năm qua:
* Trường Tiểu học Nguyễn Trãi nằm trên phố Khương Trung thuộc
phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Năm học 2011 – 2012, trường có 38 lớp với 1.908 học sinh, 3 lãnh đạo,
58 giáo viên, 5 nhân viên. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng nhà trường đã đạt
được những thành tích đáng tự hào, nhất là việc xây dựng, phát triển đội ngũ
giáo viên. Nhà trường đã phát huy được sức mạnh của mỗi cá nhân và cộng
đồng. Không những phát triển về số lượng mà điều quan trọng là đã nâng cao
được chất lượng đội ngũ giáo viên trên các mặt năng lực chuyên môn, năng lực
sư phạm. Bốn năm gần đây, năm nào cũng có giáo viên đạt danh hiệu giáo viên
dạy giỏi cấp Thành phố, số giáo viên được xếp chuyên môn loại giỏi tăng lên,
không có giáo viên xếp loại yếu kém. chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng
tăng, số lượng giải học sinh giỏi tham gia thi các môn cấp Quận, thành phố ngày
càng nhiều. Công tác xã hội hóa giáo dục đạt hiệu quả cao.
* Bảng thống kê một số mặt của năm học 2010 – 2011
- Bảng 1: Trình độ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

Đối tượng
Trình độ chuyên môn
Trình độ quản
lý giáo dục
Chính
trị
Ngoại
ngữ
Tin
học
Thạc

Đại
học
Cao
đẳng
Trung
học
Thạc

Đại
học
Hiệu trưởng 0 01 0 0 0 0 1 0 0
Phó hiệu trưởng 0 01 0 0 0 01 1 0 0
GV cơ bản 0 16 30 0 0 0 0 04 15

GV chuyên biệt 0 5 5 1 0 0 0 05 02
Tổng phụ trách 0 0 1 0 0 0 0 0 0
Nhân viên 0 4 0 2 0 0 0 1 1
T

ổng số

0

27

36

3

0

1

02

10

16


- Bảng 2: Xếp loại chuyên môn giáo viên 2010 – 2011.
Đối tượng
Số
lượng
Xếp loại
Ghi
chú
Giỏi Khá
Trung

bình
Yếu
GV cơ bản 46 20 26 0 0
GV chuyên biệt 11 2 9 0 0
Tổng phụ trách 01 0 1 0 0
Nhân viên

05

2

3

0

0


Tổng số 63 24 39 0 0

- Bảng 3: Chất lượng mũi nhọn
Các mặt hoạt động
Giáo viên Học sinh
Cấp Quận Cấp thành phố

Cấp Quận Cấp thành phố
- GV dạy giỏi 22 01 0
- GV chủ nhiệm giỏi 08 01
- Học sinh giỏi toán qua
Internet

01 03 01 01
- Học sinh giỏi tiếng Anh
qua Internet
0 04 03

Từ thực trạng trên, tôi thấy cần phải đi sâu một số nội dung sau đó xây
dựng đội ngũ giáo viên tiểu học Nguyễn Trãi đủ về số lượng mạnh về chất
lượng:
- Lập kế hoạch.
- Bố trí sử dụng giáo viên – nhân viên.

- Bồi dưỡng giáo viên.
- Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng.
- Vai trò của người hiệu trưởng.
3. Các biện pháp:
3.1. Lập kế hoạch:
Dựa vào tình hình trong và ngoài nhà trường, hiệu trưởng phải xây dựng
kế hoạch cho từng nội dung bồi dưỡng. Phải có kế hoạch dài hạn cho 5 năm, kế
hoạch ngắn hạn cho từng năm, từng tháng, từng tuần. Ví dụ: căn cứ vào bảng
thống kê năm học 2010 – 2011, tôi đã xây dựng kế hoạch năm 2011 – 2012 một
số nội dung sau:
Nội dung Năm học 2010-2011 Năm 2011-2012
- Trình độ chuyên môn giáo viên từ
trung cấp, cao đẳng đến đại học.
27 36
- Chuyên môn từ Đại học

thạc sỹ
0 0
- Trình độ chính trị trung cấp 02 03

- GV dạy giỏi, GV giỏi cấp quận. 22 28
-

GV d
ạy giỏi cấp th
ành ph


01

01


Để thực hiện được kế hoạch trên, trong từng năm từng tháng từng tuần
phải định hướng được từng nội dung cần bồi dưỡng. Tiếp đó phải tổ chức chặt
chẽ, nêu rõ mục đích, yêu cầu, phương pháp thực hiện, phân công người phụ
trách, thực hiện, điều tiết thời gian, kinh phí… Sau đó phải có sơ kết, tổng kết,
rút kinh nghiệm kịp thời.
3.2. Bố trí sử dụng giáo viên – nhân viên.
Đây là nhiệm vụ hàng đầu của người hiệu trưởng. Phân công, sử dụng
đúng sẽ phát huy được khả năng cán bộ, ngược lại sắp xếp không hợp lý làm
giảm ý chí và chất lượng công việc, gây cản trở cho việc đào tạo bồi dưỡng và
ảnh hưởng tới xây dựng đội ngũ nhất là trong điều kiện giáo viên tiểu học đào
tạo theo các thế hệ.

* Về tổ chức chuyên môn, trường tiểu học bố trí như sau: Giáo viên chủ
nhiệm và dạy 1 lớp, các tổ chuyên môn – tổ trưởng chuyên môn theo khối lớp,
tổ văn phòng, các hội đồng tư vấn (Hội đồng trường, Hội đồng thi đua khen
thưởng và một số Hội đồng thành lập theo yêu cầu của công việc…)
* Sắp xếp, sử dụng giáo viên là khâu trọng tâm của công tác cán bộ. Vì có

sắp xếp, sử dụng hợp lý mới phát huy sức mạnh của từng thành viên hướng vào
nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Vậy, việc phân công lao động này phải đảm
bảo nguyên tắc chung sau đây:
- Tuân thủ định mức lao động của Nhà nước và văn bản hướng dẫn của
các cấp.
- Phù hợp với trình độ đào tạo và trình độ lành nghề của cán bộ, giáo viên.
- Tuân thủ tính kế thừa khi phân công.
- Cân nhắc đến phẩm chất công tác và phẩm chất cá nhân của từng giáo
viên.
- Đảm bảo chất lượng và lợi ích của học sinh nên các tổ chuyên môn, các
lớp phải bố trí xen kĩ giáo viên giỏi và yếu, giáo viên cũ và mới.
- Quan tâm đúng mức đến hoàn cảnh, nguyện vọng của từng giáo viên,
cán bộ nhân viên.
* Năm học 2011 – 2012, tôi đã phân công bố trí, sử dụng giáo viên của
trường tiểu học Nguyễn Trãi đảm bảo các nguyên tắc trên như sau:
- Tổ 1: Có 8 đồng chí chủ nhiệm và dạy 8 lớp. Trong đó có đồng chí Yên
trẻ, mới chuyển từ tỉnh ngoài về chuyên môn còn chưa tốt được xếp cùng tổ
chuyên môn với các đ/c Thúy Anh, Huỳnh Thanh Hiền là những người có
chuyên môn giỏi. Trong tổ đồng chí Hiếu tuy chuyên môn không giỏi bằng đ/c
Thúy Anh, Hiền nhưng lại là người có tài tổ chức, thuyết phục, công tác chủ
nhiệm rất giỏi… Đặc biệt, do dạy lớp 1 nên chọn cả 8 đồng chí chữ viết đều rất
đẹp, chuẩn mực và rất kiên trì trong công tác chủ nhiệm. Chính vì vậy mà tổ 1 là
1 trong những tổ chuyên môn dẫn đầu về mọi mặt. Uy tín của trường Tiểu học

Nguyễn Trãi một phần cũng khơi nguồn từ uy tín giáo viên dạy khối 1. Đây
cũng chính là sự thành công của việc bố trí sắp xếp chuyên môn.
- Sắp xếp tổ trưởng và tổ phó chuyên môn cũng đảm bảo các nguyên tắc
trên: Trong 6 đ/c tổ trưởng chuyên môn của năm học này thì có 5 đ/c đã làm lâu
năm có nhiều kinh nghiệm. Còn đ/c Thu Hương tổ trưởng tổ 4 trẻ, có chuyên
môn tốt, nhiệt tình nhưng kinh nghiệm lãnh đạo tổ còn hạn chế. Tôi đã sắp xếp

đ/c Mai Hương nguyên là chuyên viên tiểu học từ nơi khác về, nhiều tuổi hơn,
có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc tổ chức, lãnh đạo dạy cùng ở tổ 4 với đ/c
Thu Hương. Đ/c Mai Hương giúp đỡ, kết hợp với đ/c Thu Hương lãnh đạo tổ và
tổ 4 cũng là 1 trong những tổ làm nên chất lượng của trường tiểu học Nguyễn
Trãi.
- Phân công chuyên môn cho 2 hiệu phó giúp việc cho hiệu trưởng cũng
đảm bảo các nguyên tắc trên đã phát huy hết năng lực mang lại lợi ích chung
cho tập thể. Đ/c Thủy hiệu phó trẻ sinh năm 1973 mới được đề bạt 3 năm, có
nhiệt tình, có phẩm chất đạo đức tốt, có chuyên môn tốt, nhưng phụ trách
chuyên môn của cả trường thì còn hạn chế. Đ/c Phương hiệu phó sinh năm 1959
có 15 năm kinh nghiệm quản lý chuyên môn của trường tiểu học. Các năm học
trước, đ/c Phương đều phụ trách chuyên môn, năm học 2011 – 2012 này tôi
phân công đ/c Thủy phụ trách chuyên môn. Đ/c Phương đã giúp đỡ đ/c Thủy rất
nhiều. Cả 2 đ/c đều phát huy được thế mạnh của mình. Chính vì vậy mà nhà
trường liên tục có nhiều thành tích cao về mọi mặt trong cả giáo viên và học
sinh.
* Quy trình sắp xếp: Hiệu trưởng tham khảo ý kiến của các phó hiệu
trưởng (và người đứng đầu các tổ chức đoàn thể) quyết định phương án phân
công. Có thể tham khảo ý kiến các tổ trưởng chuyên môn hoặc để giáo viên đề
xuất nguyện vọng trước khi bố trí kế hoạch phân công lao động. Ví dụ năm học
2011-2012, đ/c Thịnh có nhiều kinh nghiệm dạy ở lớp 3 nhưng lại nhiều tuổi,
đ/c Thịnh muốn dạy chung lớp với đ/c Lê giáo viên trẻ, nhiệt tình… Tôi đã phân
công theo nguyện vọng của đ/c Thịnh. Cả 2 đ/c đều bổ sung cho nhau, phát huy

được thế mạnh của mình, lớp 3D do đ/c chủ nhiệm cũng là 1 lớp chất lượng, nề
nếp, phụ huynh tin yêu.
* Điều kiện đảm bảo sử dụng giáo viên có hiệu quả: Hiệu trưởng phải coi
trọng nhiệm vụ quản lý lao động giáo viên thông qua thời khóa biểu, tiến độ
thực hiện kế hoạch chuyên môn, kết quả học tập của học sinh – hoạt động cơ
bản của trường học. Xây dựng về qui định các Phó hiệu trưởng, tổ trưởng

chuyên môn giúp hiệu trưởng quản lý lao động giáo viên và thực hiện qui định
về mối quan hệ giữa hiệu trưởng với các tổ chức đoàn thể trong phối hợp thực
hiện nhiệm vụ này.


3.3. Bồi dưỡng đào tạo giáo viên: Gồm 4 nội dung.
* Về chính trị tư tưởng: Bồi dưỡng lòng yêu nghề, yêu trẻ, chống biểu
hiện bằng quan hoặc thương mại hóa dạy học, gắn việc bồi dưỡng lí tưởng nghề
nghiệp với bồi dưỡng phẩm chất người giáo viên. Giáo viên nắm vững mục tiêu
giáo dục, chấp hành chính sách pháp luật nhà nước, không ngừng phấn đấu nâng
cao trình độ, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết hợp tái thực hiện nhiệm
vụ. Năm học 2011 – 2012, đ/c Nguyễn Thu Hà giáo viên dạy lớp 2G tham gia
học lớp quản lý giáo dục của Sở giáo dục Hà Nội, 5 đ/c giáo viên học tập bồi
dưỡng chính trị, kết nạp được 02 đảng viên là đ/c Thu Hương 4H và Hiền 1E,
chuẩn bị kết nạp tiếp đ/c Thắm giáo viên Anh văn và đ/c Trung nhân viên văn
phòng.
* Về chuyên môn và nghiệp vụ:
- Tại trường học: Bồi dưỡng qua thực tiễn nhằm hoàn thiện kỹ năng sư
phạm như tổ chức dự giờ, hội thảo, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, tổ chức
đúc rút kinh nghiệm và ứng dụng các SKKN, tổ chức sinh hoạt chuyên đề về
dạy một số vấn đề khó của chương trình, tổ chức giao lưu nghiệp vụ với các
trường có đội ngũ giáo viên giỏi.

- Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của Vụ Tiểu học Sở GD&ĐT Hà Nội,
Phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân. Năm học 2011 – 2012, tạo điều kiện cho đ/c
Nguyễn Thúy Hường tham gia dự án chuẩn bị cho việc thay sách Mỹ thuật cho
học sinh tiểu học. Tôi quản lý chặt chẽ kết quả bồi dưỡng của đ/c Hường. Đ/c
Hường đã thể hiện kết quả thông qua 1 buổi dạy tại trường đạt yêu cầu cao.
* Về văn hóa – ngoại ngữ:
Giáo viên có trình độ ngoại ngữ nhất định là điều kiện thuận lợi để nâng

cao trình độ và giao tiếp. Tôi đã tổ chức cho giáo viên 1 tuần/ 2 buổi học ngoại
ngữ tại trường sau giờ học. Giáo viên giảng dạy vừa là người Việt vừa là người
nước ngoài. Do vậy, tuy học chưa nhiều nhưng giáo viên có điều kiện phát âm
chuẩn. Ngoài ra, người giáo viên phải được bồi dưỡng về văn hóa nói chung, các
hoạt động giao lưu văn hóa tại địa phương. Trường Tiểu học Nguyễn Trãi
thường xuyên tham gia giao lưu văn hóa với đơn vị 781 – Bộ Tổng tham mưu,
tham gia biểu diễn văn nghệ tại phường Khương Trung…
* Về công nghệ thông tin:
Muốn đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng thì
không thể thiếu được việc áp dụng CNTT vào giảng dạy hàng ngày. Mấy năm
qua, trường Tiểu học Nguyễn Trãi liên tục có kế hoạch bồi dưỡng trình độ
CNTT trong hè, trong năm vào các ngày nghỉ. Tất cả giáo viên đều được cấp
chứng chỉ nếu đạt được yêu cầu của nội dung tập huấn. Ngoài ra, trường còn
thành lập 1 tổ công nghệ thông tin bao gồm những giáo viên có trình độ CNTT
khá. Đó là các đ/c Nguyễn Thu Hà 2G (nhóm trưởng), đ/c Nguyễn Trọng Trung
(văn phòng), đ/c Nguyễn Thúy Liên (3A), đ/c Huỳnh Thanh Hiền (1E), đ/c
Nguyễn Thu Hương (4H), đ/c Vũ Thị Huê (5G), đ/c Nguyễn Hồng Thắm (Anh
văn). Nhóm này được tập huấn thêm ở trình độ cao hơn và có nhiệm vụ giúp đỡ
về CNTT cho tất cả giáo viên trong trường. Có thể nói 100% giáo viên của
trường biết áp dụng CNTT vào giảng dạy và có 8 lớp học tương tác thân thiện
nên 8 giáo viên này thường xuyên áp dụng CNTT vào dạy học. Chính vì vậy,
năm học 2011 – 2012, trường Tiểu học Nguyễn Trãi thi CNTT đạt 2 giải nhất

cấp Quận là đ/c Nguyễn Thu Hà 2G và Nguyễn Trọng Trung văn phòng. Đ/c
Nguyễn Thu Hà tiếp tục thi cấp Thành phố đạt giải Ba.
* Muốn đào tạo bồi dưỡng giáo viên có hiệu quả thì Hiệu trưởng phải
phân loại trình độ giáo viên, định hướng nội dung bồi dưỡng. Tạo điều kiện trên
10% giáo viên được đào tạo nâng chuẩn. Xây dựng nhà trường tự học, tự bồi
dưỡng, xây dựng thư viện hoặc tủ sách bồi dưỡng giáo viên, mỗi giáo viên phải
xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng và bồi dưỡng hàng năm.

3.4. Đẩy mạnh Công tác thi đua khen thưởng:
* Nội dung thi đua:
Công tác thi đua khen thưởng có tác dụng lớn trong việc đẩy mạnh nâng
cao chất lượng hoạt động trong nhà trường. Làm cho mọi giáo viên hiểu mục
đích của thi đua là để đánh giá công lao cống hiến của mỗi cá nhân, mỗi tập thể,
khuyến khích mọi người làm tốt hơn nhiệm vụ của mình. Đầu năm học, trường
Tiểu học Nguyễn Trãi cho các giáo viên, tổ đăng ký các loại danh hiệu thi đua,
ai không đăng ký thi đua thì cuối năm học không được bình xét. Năm học 2011
– 2012, trường đã có tới 14 đ/c đăng ký danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, 25
người đăng ký danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Quận và 01 cấp Thành phố, 10
đ/c đăng kí danh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Quận, 3 danh hiệu Quản lý
giỏi cấp quận.
* Hình thức thi đua, khen thưởng:
- Thi đua của các cá nhân và tổ để đạt các danh hiệu phải dựa vào tiêu
chuẩn được nhà nước qui định và tiêu chuẩn thi đua của nhà trường đã được
thông qua Hội nghị cán bộ viên chức.
- Thi đua trong từng tổ, giữa các cá nhân.
- Khen thưởng công bằng, có khuyến khích bằng vật chất hợp lý.
3.5. Vai trò của người Hiệu trưởng:
Người hiệu trưởng phải thật sự là con chim đầu đàn, tích cực phát huy uy
tín cá nhân và vai trò lãnh đạo trong quan hệ Công tác, trong sinh hoạt tập thể và
trong quan hệ cá nhân. Hiệu trưởng không bao giờ đặt mình ngoài tập thể, coi

mình là ngoại lệ trong việc thực hiện qui định của tập thể. Luôn luôn tự nghiêm
khắc với bản thân, gương mẫu, đầu tầu trong mọi việc. Luôn tự bồi dưỡng để
nâng cao trình độ quản lý nhà nước và chuyên môn. Trong lãnh đạo phải thực sự
cầu thị, tránh quan liêu phiến diện và đặc biệt định kiến với người dưới quyền.
Người Hiệu trưởng phải là người lãnh đạo chủ chốt và cũng là thành viên
trong đội ngũ giáo viên, tập thể sư phạm trước hết phải nắm vững chủ trương
chính sách và các văn bản pháp qui về giáo dục tiểu học, am hiểu công việc

quản lý trường học và điều hành có kết quả, có nghệ thuật xử lý các mối quan hệ
trong triển khai nhiệm vụ trường học. Là một cán bộ giỏi về chuyên môn, giàu
kinh nghiệm về giáo dục và cuộc sống là trụ cột sư phạm vững chắc để đội ngũ
giáo viên sẵn sàng hợp tác; luôn giúp đỡ đồng nghiệp và mọi người.
Hiệu trưởng phải xây dựng tín nhiệm của mình đối với tập thể và phát huy
uy tín, vai trò lãnh đạo đối với nhiệm vụ xây dựng tập thể. Có được tín nhiệm là
một quá trình lao động vất vả và phải xây dựng từ nhiều yếu tố. Ví dụ là bằng
phẩm chất đạo đức, lời nói đi đôi với việc làm, lãnh đạo có kết quả, trung thực
trong công việc và trong cuộc sống.
Trong đánh giá cán bộ phải công tâm, công bằng, khách quan và sáng
suốt. Chấp hành mọi qui định của tập thể như mọi thành viên khác. Có tinh thần
giúp đỡ đồng nghiệp và mọi người, thấu hiểu nguyện vọng của các thành viên.
Phải biết tham khảo các bí quyết thành công trong quản lý như: Phải có khả
năng và tư cách, biết thỏa hiệp tùy từng người mà giao việc, trọng thể diện
người khác và đối với ai cũng phải lương thiện, khen thưởng và dám phạt,
cương quyết mà không độc đoán, khen nhưng không nịnh, chê mà không đay
nghiến, không vội hứa mà hứa rồi phải giữ.
Tóm lại người Hiệu trưởng phải có tâm và có tầm.


C. kết quả:
Thực hiện kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ năm học 2011 – 2012,
kết quả như sau:
- Bảng 1: Trình độ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

Đối tượng
Trình độ chuyên môn
Trình độ quản
lý giáo dục
Chính

trị
Ngoại
ngữ
Tin
học
Thạc

Đại
học
Cao
đẳng
Trung
học
Thạc

Đại
học
Hiệu trưởng 0 01 0 0 0 0 01 0 0
Phó hiệu trưởng 0 02 0 0 0 01 02 0 1
GV cơ bản 0 23 23 0 0 0 0 07 30
GV chuyên biệt 0 6 5 0 0 0 0 05 03
Tổng phụ trách 0 0 01 0 0 0 0 0 0
Nhân viên 0 4 0 1 0 0 0 1 2
Tổng số 0 36 29 1 0 1 2 13 36


- Bảng 2: Xếp loại chuyên môn giáo viên 2011 – 2012.

Đối tượng
Số

lượng
Xếp loại
Ghi
chú
Giỏi Khá
Trung
bình
Yếu
GV cơ bản 46 24 22 0 0
GV chuyên bi
ệt

11

04

07

0

0


Tổng phụ trách 01 0 01 0 0
Nhân viên 05 03 02 0 0
Tổng số 63 31 32 0 0








- Bảng 3: Chất lượng mũi nhọn
Các mặt hoạt động
Giáo viên Học sinh
Cấp Quận Cấp thành phố

Cấp Quận Cấp thành phố
- GV dạy giỏi 25 01 02 0
- GV chủ nhiệm giỏi 13 0 02 0
- Học sinh giỏi toán qua
Internet
0 0 05 0
- Học sinh giỏi tiếng Anh
qua Internet
0 0 03 05
- HS Viết chữ đẹp

10 03 18 05



D. kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận:
Chất lượng của trường tiểu học phụ thuộc trực tiếp vào đội ngũ cán bộ
giáo viên nhân viên đứng đầu là Hiệu trưởng. Xây dựng đội ngũ giáo viên, tập
thể sư phạm vững mạnh là yếu tố quan tọng trong thực hiện mục tiêu giáo dục
tiểu học và nhiệm vụ trường học. Thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng
này, trách nhiệm trước hết là Hiệu trưởng, các giáo viên, cán bộ và sự phối hợp

hoạt động giữa Hiệu trưởng và các tổ chức đoàn thể trong trường học.
2. Khuyến nghị:
- Với các Hiệu trưởng nên thường xuyên tự bổ sung, cập nhật kiến thức
quản lý. Phải tăng cường công tác bồi dưỡng giáo viên.
- ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân bổ sung cơ sở vật chất cho các nhà
trường và tổ chức cho cán bộ quản lý được bồi dưỡng về quản lý nhà nước hoặc
được tham quan giao lưu học tập kinh nghiệm quản lý của các nhà trường xuất
sắc trong nước và các nước phát triển trong khu vực trong dịp hè.

Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2012
Người viết



Nguyễn Thị Bích Loan

×