Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (793.53 KB, 74 trang )

Quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2020
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết xây dựng quy hoạch
Ngày 20/3/2003, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 311/QĐ-TTg phê
duyệt Đề án “Tổ chức thị trường trong nước, tập trung phát triển thương mại nông
thôn đến 2010”, trong đó ghi rõ “…củng cố, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và
cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ thương mại theo hướng: Tổ chức, khai thác có
hiệu quả các mạng lưới chợ; đẩy mạnh phát triển các chợ đầu mối, chợ chuyên
doanh…”. Tiếp theo đó, trong Chỉ thị số 13/2004/CT-TTg được Thủ tướng Chính
phủ ban hành ngày 31/3/2004 về thực hiện những giải pháp nhằm phát triển mạnh
thị trường trong nước trong thời gian tới đã “giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành và
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc phát triển kết cấu hạ
tầng thương mại”.
Quán triệt chủ trương của Chính Phủ, lãnh đạo các cấp, các ngành của tỉnh đã
tăng cường các biện pháp nhằm phát triển kết cấu hạ tầng thương mại (KCHTTM)
và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc
đầu tư phát triển hệ thống KCHTTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng và cả
nước nói chung hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết trên nhiều
phương diện khác nhau như: Đảm bảo sự phát triển của hệ thống KCHTTM một
cách tương xứng và hài hoà với sự phát triển của hoạt động thương mại, tạo nên một
diện mạo mới hiện đại và văn minh cho thị trường; đảm bảo những chuẩn mực
chung cơ bản trong phát triển của từng loại hình KCHTTM, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc quản lý đầu tư và phát triển các loại hình KCHTTM ở mỗi địa phương;
mối quan hệ giữa gia tăng đầu tư nước ngoài và gia tăng đầu tư của các doanh
nghiệp trong nước vào phát triển hệ thống KCHTTM với tư cách là công cụ để thực
thi các chính sách điều tiết và bình ổn thị trường nội địa.
Ngoài ra việc xây dựng qui hoạch phát triển KCHTTM tỉnh Thái Nguyên là
cần thiết còn xuất phát từ những lý do: Các khu công nghiệp lớn và các địa danh du
lịch nổi tiếng của tỉnh rất cần hình thành hệ thống KCHTTM với cơ cấu và qui mô
đáp ứng được yêu cầu, triển vọng phát triển của các khu đô thị, các khu du lịch;
Thái Nguyên là cửa ngõ phía Nam nối vùng Việt Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh


đồng bằng sông Hồng nên việc phát triển hệ thống KCHTTM của tỉnh không chỉ
góp phần tăng cường tính liên kết giữa tỉnh với các vùng trong nước mà còn là cơ
sở để phát triển mối liên kết giữa các quốc gia trong khu vực. Đồng thời, sự phát
triển hệ thống KCHTTM trên địa bàn tỉnh là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, góp
phần cải thiện đời sống vật chất, văn hoá của nhân dân.
2. Căn cứ pháp lý để lập quy hoạch
- Luật thương mại năm 2005; Luật cạnh tranh năm 2004 của nước cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành luật; Nghị quyết số
37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã
hội và đảm bảo Quốc phòng, an ninh vùng trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020;
- Quyết định số 311/QĐ-TTg ngày 20/3/2003; Chỉ thị số 13/2004/CT-TTg
ngày 31/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc: Phê duyệt đề án “Tiếp tục tổ
1
Quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2020
chức thị trường trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn đến năm
2010”; thực hiện một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mạnh thị trường nội địa;
- Quyết định: Số 27/2007/QĐ-TTg ngày 15/02/2007; số 278/2005 /QĐ-TTg
ngày 02/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển thương mại
trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; phê duyệt điều chỉnh Quy
hoạch chung xây dựng thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến 2020.
- Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVII;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
- Quy hoạch phát triển Thương mại tỉnh Thái Nguyên đến 2010, định hướng
2015 và tầm nhìn chiến lược 2020; các quy hoạch về giao thông, phát triển đô thị, khu,
CCN trên địa bàn tỉnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
3. Mục đích lập quy hoạch
- Đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển kết cấu hạ tầng thương mại
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nhằm đưa hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,
phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh theo đúng quy hoạch, kế hoạch bảo
đảm phục vụ có hiệu quả sản xuất kinh doanh và mọi nhu cầu thiết yếu của đời

sống xã hội.
- Là cơ sở để hoạch định các cơ chế chính sách, mô hình thương mại, dịch vụ
từng giai đoạn; đề ra các giải pháp để tổ chức, quản lý và phát triển thị trường trong
thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Nhằm đưa các hoạt động thương mại, dịch vụ trên
địa bàn tỉnh phát triển đúng luật và theo hướng văn minh, hiện đại.
4. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Phạm vi điều chỉnh
Mọi hoạt động đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng (KCHT), kinh
doanh thương mại, dịch vụ bao gồm: Trung tâm phân phối (TTPP); Trung tâm
thương mại (TTTM); siêu thị; chợ, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ nay đến 2020.
- Đối tượng áp dụng
+ Cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động đầu tư KCHT, kinh doanh thương
mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
+ Các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển hệ thống KCHT, kinh doanh
thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
+ Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến phát triển hệ thống KCHT,
kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
5. Phương pháp lập quy hoạch
- Phương pháp điều tra, khảo sát;
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, dự báo;
- Các phương pháp khác (chuyên gia, so sánh …).
2
Quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2020
PHẦN I
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KCHTTM
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
1.1. NHỮNG YẾU TỐ TỰ NHIÊN, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KCHTTM TỈNH THÁI NGUYÊN
1.1.1. Yếu tố tự nhiên
a) Vị trí địa lý, hành chính

Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế-xã hội của 14 tỉnh thuộc
vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, phía Tây giáp với các tỉnh: Vĩnh Phúc, Tuyên
Quang, phía Bắc giáp Bắc Kạn, phía Đông giáp: Lạng Sơn, Bắc Giang, phía Nam
giáp Hà Nội; diện tích toàn tỉnh là 3546,55 km
2
; Dân số 1.127.170 người.
Về tổ chức hành chính: Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính bao gồm: 01
Thành phố, 01 thị xã và 07 huyện. Thành phố Thái Nguyên với trên 244.160 dân là
trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Tỉnh.
Thái Nguyên là cửa ngõ phía Nam nối vùng Việt Bắc với thủ đô Hà Nội, các
tỉnh đồng bằng sông Hồng, với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế thông qua
đường quốc lộ 3, sân bay quốc tế Nội Bài, cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh, cảng
sông Đa Phúc và đường sông đến Hải phòng; đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên và
Thái Nguyên - Bắc Giang; đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên sẽ xây dựng là tuyến
đường hướng tâm nằm trong quy hoạch vành đai vùng Hà Nội.
b) Khí hậu và địa hình, địa chất
* Khí hậu: Thái Nguyên thuộc vùng Đông Bắc, địa hình tương đối cao nên
thường lạnh hơn so với các vùng tiếp giáp tỉnh về phía Nam và Tây Nam. Khí hậu
trong vùng tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền
vững, thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp - ngành sản xuất tạo nguồn
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm…
Trên địa bàn Thái Nguyên, nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng
6: 38,9
o
C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2
o
C) là 23,7
o
C. Tổng số giờ nắng trong
năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân bổ tương đối đều cho các tháng trong

năm.
* Địa hình: Địa hình tỉnh Thái Nguyên khá phong phú, đa dạng, có 04 nhóm
cảnh quan hình thái địa hình khác nhau:
- Nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng, kiểu đồng bằng aluvi, rìa đồng bằng
Bắc Bộ có diện tích không lớn, phân bố ở phía Nam của Tỉnh, chủ yếu thuộc 02
huyện Phú Bình và Phổ Yên với độ cao khoảng 10-15m. Kiểu địa hình đồng bằng
xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có diện tích lớn hơn, độ cao địa hình vào
khoảng 20-30m và phân bố dọc hai con sông lớn là Sông Cầu và Sông Công thuộc
huyện Phổ Yên và Phú Bình. Các kiểu đồng bằng còn lại phân bố rải rác ở độ cao
lớn hơn.
- Nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi được chia thành 03 kiểu:
3
Quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2020
+ Kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình, dạng bát úp với độ cao 50 - 70m,
phân bố ở Phú Bình, Phổ Yên.
+ Kiểu cảnh quan đồi cao đồng bằng hẹp, độ cao phổ biến từ 100 - 125m,
chủ yếu phân bố ở phía Tây Bắc của Tỉnh, kéo dài từ Đại Từ tới Định Hoá.
+ Kiểu địa hình đồi cao sườn lồi, thẳng, đỉnh nhọn, hẹp, kéo dài dạng dãy, độ
cao phổ biến từ 100 - 150m, phân bố ở phía Bắc của Tỉnh trong lưu vực Sông Cầu,
từ Đồng Hỷ, Phú Lương đến Định Hoá.
- Nhóm cảnh quan hình thái địa hình núi thấp chiếm tỉ lệ lớn, hầu như chiếm
trọn vùng Đông Bắc của Tỉnh, phân bố dọc ranh giới Thái Nguyên với các tỉnh:
Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, được cấu tạo bởi năm
loại đá chính là đá vôi, đá trầm tích biến chất, đá bazơ và siwu bazơ, đá trầm tích
phun trào và đá xâm nhập axít.
- Nhóm cảnh quan địa hình nhân tác ở Thái Nguyên chỉ có một kiểu là các
hồ chứa nhân tạo, bao gồm các hồ lớn như: Hồ Núi Cốc, Khe Lạnh, Bảo Linh, Cây
Si, Ghềnh Chè…với tổng diện tích mặt nước gần 6.000 ha.
* Địa chất
Cấu trúc địa tầng của Thái Nguyên khá phức tạp, có nhiều nguồn gốc khác

nhau: 28 tầng phức hệ địa chất với nhiều loại đá khác nhau, phần lớn có dạng tuyến
và phân bố theo nhiều hướng khác nhau. Phần lớn các hệ tầng ở phía Bắc có hướng
thiên về Đông Bắc-Tây Nam, các hệ tầng ở phía Nam lại thiên về phía Tây Bắc-
Đông Nam. Các hệ tầng có chứa đá vôi (Đồng Đăng, Bắc Sơn) tập trung chủ yếu ở
vùng Đông Bắc. Vùng Tây Bắc có hệ tầng Phố Ngữ, chiếm tỉ lệ lớn. Ở phía Nam là
các hệ tầng Tam Đảo, Nà Khuất, Hà Cối chiếm tỉ lệ lớn với nhiều loại đá khác
nhau.
Như vậy, là Tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình tỉnh Thái Nguyên không
phức tạp so với các tỉnh khác trong vùng. Đây cũng là một trong những thuận lợi
cho việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ thương mại trên địa bàn nhằm phục vụ phát
triển thương mại nói riêng và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nói
chung.
c) Tiềm năng đất
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn Tỉnh là 354.655,25 ha, trong đó kế hoạch sử
dụng đất năm 2007 và bổ sung năm 2008 như sau:
- Diện tích đất nông nghiệp: 285.580,31 ha;
- Đất phi nông nghiệp: 44.785,6 ha;
- Đất chưa sử dụng: 24.289,34 ha.
d) Tài nguyên nước: Thái Nguyên có 02 sông chính:
- Sông Công:
Sông Công có lưu vực 951 km
2
bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hoá
chạy dọc theo chân núi Tam Đảo. Dòng sông được ngăn lại ở Đại Từ tạo thành Hồ
Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25 km
2
, chứa 175 triệu m
3
nước.
- Sông Cầu:

4
Quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2020
Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình có lưu vực 3.480 km
2
bắt
nguồn từ Chợ Đồn - Bắc Kạn chảy theo hướng Bắc - Đông Nam.
Ngoài ra, Thái Nguyên có trữ lượng nước ngầm khá lớn nhưng việc khai thác
sử dụng còn hạn chế.
đ) Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại (bao
gồm cả nhóm khoáng sản kim loại, nhóm khoáng sản phi kim và nhóm vật liệu xây
dựng). Trong các loại tài nguyên khoáng sản của Thái Nguyên, có nhiều loại có vai
trò rất quan trọng phục vụ phát triển kinh tế đất nước như: Sắt, than, titan,
vonfram… Ngoài ra, trên địa bàn Tỉnh còn tìm thấy một vài nơi có kim loại quý
như: Đồng, vàng, thuỷ ngân…Tuy trữ lượng của các kim loại này không lớn nhưng
chúng lại có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế.
e) Tài nguyên rừng
Toàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 165.106,51 ha đất lâm nghiệp (chiếm khoảng
46,62% diện tích tự nhiên). Trong đó: Diện tích rừng tự nhiên chiếm 50,42%, diện
tích rừng trồng chiếm 23,56% và diện tích rừng phòng hộ chiếm 24,04%. Hiện tại,
tài nguyên rừng ở Thái Nguyên bị suy giảm so với trước đây, một số loại gỗ quý đã
bị khai thác cạn kiệt, số lượng hệ động, thực vật bị giảm sút
1.1.2. Yếu tố chính trị
a) Thái Nguyên là nơi có các cơ sở công nghiệp Trung ương quan trọng
- Hệ thống các cơ sở luyên kim: Công ty gang thép, Công ty kim loại mầu
TN
- Hệ thống các cơ sở cơ khí khu vực Gò Đầm-Sông Công và Bãi Bông-
P.Yên
- Hệ thống các cơ sở sản xuất VLXD: Xi măng Thái Nguyên, La Hiên
- Hệ thống các cơ sở công nghiệp Quốc Phòng: Z

127
; Z
115
; Z
159
; Z
127
; Z
131

b) Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế, văn hoá, du lịch, đào tạo và nghiên
cứu khoa học - công nghệ của vùng
Do vị trí địa lý và những yếu tố lịch sử khách quan, trước đây Thái Nguyên
đã trở thành thủ phủ của khu tự trị Việt Bắc, là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo
dục- đào tạo, trung tâm khoa học lớn của khu vực. Theo Nghị quyết 37/NQ-TW
của Bộ chính trị, đến 2010, vùng miền núi trung du Bắc bộ cần phấn đấu tăng
trưởng ở mức 9 - 10%/năm (cao hơn mức bình quân chung của cả nước) và Thái
Nguyên phải trở thành một trong những trung tâm kinh tế của vùng Trung du miền
núi Bắc Bộ. Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh Thái Nguyên phải thực hiện được các
nhiệm vụ trọng tâm sau :
+ Phấn đấu đạt mức tăng trưởng nhanh hơn: Là một trong những địa
phương trọng yếu trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của
vùng, Thái Nguyên cần phấn đấu đạt mức tăng trưởng về mọi mặt cao hơn mức
bình quân của cả vùng. Tuy nhiên, nhiệm vụ khó khăn và quan trọng hơn đặt ra cho
Tỉnh là phải phấn đấu thu hẹp khoảng cách phát triển với các địa phương lớn khác
5
Quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2020
trong cả nước, tiến tới đuổi kịp và vượt mức phát triển bình quân chung của cả
nước.
+ Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn diện, sâu sắc và hiệu quả: Cơ

cấu kinh tế của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2010 được dự kiến là cơ
cấu kinh tế hiện đại với các ngành mũi nhọn có khả năng đột phá, có sức cạnh tranh.
Để đóng góp cho sự chuyển dịch cơ cấu của vùng, Thái Nguyên phải chuyển dịch
cơ cấu kinh tế trên địa bàn một cách toàn diện, sâu sắc nhằm khai thác có hiệu quả
nhất các tiềm năng tăng trưởng và nâng cao đáng kể chất lượng tăng trưởng, phấn
đấu đưa tỷ trọng ngành Công Thương (bao gồm công nghiệp xây dựng và dịch vụ)
chiếm khoảng 90% GDP của Tỉnh vào năm 2020.
+ Đẩy nhanh quá trình đô thị hoá: Thành phố Thái Nguyên hiện được công
nhận là đô thị loại II, cần phải tiến hành đô thị hoá với tốc độ nhanh hơn nhiều trong
những năm tới để đạt ra các tiêu chí đề ra cho loại đô thị này. Đối với các huyện, thị
xã khác, cần phát triển các khu đô thị mới, các thị tứ, các trung tâm thương mại, du
lịch trong tỉnh. Dự kiến tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt khoảng 44 - 45% vào năm
2020. Bên cạnh đó, với những tài nguyên du lịch quý giá (Khu du lịch Hồ Núi Cốc-
Tam Đảo, hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà…), các di tích lịch sử văn hoá (Khu di
tích ATK, bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam, địa điểm cuộc khởi nghĩa Thái
Nguyên năm 1917, di tích lịch sử xã Tiên phong…), các công trình kiến trúc đền
Đuổm (Phú Lương), chùa Hang (Đồng Hỷ), đền Đội Cấn, chùa Phủ Liễn…(Thành
phố Thái Nguyên)…, Thái Nguyên có thể hình thành các tuyến du lịch nối các điểm
tham quan của các tỉnh lân cận như đến Cây đa Tân Trào (Tuyên Quang), Hồ Ba Bể
(Bắc Kạn), động Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn)…Với tiềm năng này đã và
đang tạo cho Thái Nguyên là trung tâm du lịch sinh thái và văn hoá, lịch sử của
quốc gia trong tương lai.
1.1.3. Yếu tố xã hội
a) Giáo dục, đào tạo đại học, trung học và đào tạo nghề
- Hiện nay, Thái Nguyên đang là trung tâm nghiên cứu khoa học và giáo dục,
đào tạo của vùng trung du miền núi Bắc Bộ và cả nước có 5 trường đại học, 16
trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
- Việc dạy nghề, bồi dưỡng kiến thức cho người lao động luôn được Tỉnh rất
chú trọng. Tuy nhiên, nhu cầu đào tạo nghề cho người lao động hiện vẫn chưa được
đáp ứng đầy đủ, số lượng công nhân kỹ thuật được đào tạo hàng năm còn ít, chưa

đủ cung cấp cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn và các tỉnh, vùng khác.
b) Y tế, công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình
- Đến năm 2007 trên địa bàn Tỉnh có 220 cơ sở y tế với 3.525 giường bệnh
nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh cho nhân dân.
- Các chương trình y tế quốc gia được triển khai và thực hiện tương đối tốt,
tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm được cải thiện, các dịch bệnh lớn được kiểm
soát tương đối hiệu quả, các bệnh xã hội được tích cực phòng chống và bài trừ…
6
Quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2020
- Công tác dân số, KHHGĐ và bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em được thực
hiện tương đối tốt, các mục tiêu Chương trình quốc gia về chăm sóc bảo vệ trẻ em
được triển khai hiệu quả trên địa bàn.
c) Văn hoá, thể thao, thông tin tuyên truyền và các lĩnh vực xã hội khác
Cùng với đời sống kinh tế, đời sống văn hóa, xã hội của nhân dân trong Tỉnh
ngày càng được cải thiện, 100% xã trong tỉnh được phủ sóng truyền hình và truyền
thanh. Hoạt động văn hoá, thể thao, thông tin tuyên truyền phát triển rộng khắp trên
toàn địa bàn và có chiều sâu hơn so với trước đây. Công tác thông tin có hiệu quả,
hoạt động phát thanh truyền hình đã bám sát các nhiệm vụ chính trị của đất nước,
thành phố và địa phương với nhiều hình thức phong phú, chất lượng, nội dung ngày
càng được nâng cao.
Phong trào đoàn kết toàn dân xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư được
đẩy mạnh. Toàn tỉnh hiện có 01 nhà văn hoá thông tin cấp tỉnh, 09 nhà văn hoá
thông tin cấp huyện và 1.135 nhà văn hoá thông tin cấp cơ sở.
d) Quốc phòng, an ninh
Công tác quốc phòng, an ninh thường xuyên được sự quan tâm của các cấp
uỷ và chính quyền. Công tác quân sự địa phương luôn được đảm bảo, lực lượng dân
quân tự vệ, dự bị động viên được tập trung huấn luyện định kỳ, đạt yêu cầu cả về tư
tưởng và kỹ thuật tác chiến. Tình hình trật tự trị an, an toàn xã hội có những bước
chuyển biến tích cực.
e) Dân số, nhân lực

* Quy mô dân số: Dân số của Thái Nguyên (năm 2007) là 1.137.671 người
(mật độ 321 người/km
2
)

thuộc 8 dân tộc khác nhau. Tốc độ tăng dân số trung bình
của Thái Nguyên ở mức 0,9% /năm.
* Cơ cấu dân số: Tỷ lệ dân số nam và nữ trên địa bàn Thái Nguyên chênh
lệch không đáng kể (Năm 2007, tỉ lệ dân số nữ chiếm 50,1%, nam chiếm 49,9%), tỉ
lệ dân thành thị chiếm 22,81%, dân số hoạt động nông nghiệp chiếm 72,37%.
* Chất lượng dân số: Chất lượng dân số trên địa bàn Thái Nguyên được cải
thiện nhanh và hiện đạt mức cao hơn mức bình quân của vùng, các chỉ số về thể lực
như chiều cao, cân nặng có nhiều tiến bộ qua các năm.
* Nguồn nhân lực: Thái Nguyên hiện có nguồn nhân lực khá dồi dào. Tính đến
năm 2007, dân số trong độ tuổi lao động trên địa bàn là 745.175 người (trong đó:
Lao động đang làm việc trong các phân ngành kinh tế là 633.681 người, lực lượng
lao động có chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp trở lên chiếm 27,63%). Tuy nhiên, vẫn
có sự chênh lệch lớn về trình độ nguồn nhân lực giữa khu vực nông thôn và khu vực
thành thị.
1.1.4. Đánh giá về các yếu tố tự nhiên, xã hội có ảnh hưởng đến quá
trình phát triển KCHT thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
a) Tiềm năng, lợi thế
- Thái Nguyên có nhiều cơ sở đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu
của Tỉnh và của vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Đây là lợi thế rất quan trọng để
7
Quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2020
Tỉnh đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kết cấu hạ tầng
thương mại trong giai đoạn quy hoạch, đưa nhanh khoa học - công nghệ vào sản
xuất và đời sống.
Việc Chính phủ đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và nâng cao năng lực đào tạo

cho Đại học Thái Nguyên theo hướng đa ngành gắn với việc hình thành các trung
tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ sẽ tạo điều kiện để Tỉnh phát huy vai trò là
trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học - công nghệ của vùng.
- Vị trí địa lý thuận lợi với hệ thống đường giao thông đến các địa phương
trong và ngoài vùng, các thành phố lớn và các khu công nghiệp lớn, gần đồng bằng
sông Hồng… tạo cho Thái Nguyên có nhiều thuận lợi trong việc liên kết, hợp tác
đầu tư phát triển thương mại nói chung và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng
thương mại nói riêng.
- So với nhiều địa phương khác trong vùng và trong cả nước, Thái Nguyên
có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển công nghiệp kuyện kim, sản xuất vật liệu
xây dựng và chế biến nông sản, phát triển dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch
Mặt khác, điều kiện đất đai, khí hậu, thuỷ văn thuận lợi cho phát triển sản
xuất nông, lâm nghiệp, nhất là trồng cây công nghiệp (chè, lạc…), cây ăn quả, cây
dược liệu và chăn nuôi gia súc, gia cầm đang là yếu tố quan trọng để phát triển
nguồn cung ứng hàng hoá cho thị trường Thái Nguyên, làm tiền đề để phát triển kết
cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn Tỉnh.
b) Khó khăn, hạn chế
- Kinh tế Thái Nguyên tuy đã đạt được một số thành tựu, nhất là về công
nghiệp, dịch vụ nhưng còn mất cân đối trên nhiều mặt như: Thiếu vốn đầu tư, trình
độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của nhiều ngành và sản phẩm còn thấp, mức
độ phát triển kinh tế thấp hơn nhiều so với tiềm năng, Tỉnh chưa có những ngành
kinh tế mang tính đột phá và những sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao, khả năng
tích luỹ của nền kinh tế còn hạn chế, các tiềm năng chưa được khai thác có hiệu
quả…
- Đặc điểm địa hình khá phức tạp đã làm cho khả năng thu hút đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng nói chung và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại
nói riêng ở một số địa phương trong Tỉnh bị hạn chế.
- Sự chênh lệch lớn về trình độ dân trí giữa các vùng trong Tỉnh cũng ảnh
hưởng tới việc phát triển kết cấu hạ tầng thương mại theo các vùng, miền trên địa
bàn.

- Việc thực hiện các mục tiêu phát triển của Tỉnh đang gặp khó khăn một
phần do trình độ của người lao động không đồng đều, còn thiếu nhiều lao động có
trình độ cao.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên toàn địa bàn tuy đã có nhiều đổi mới
song vẫn còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến việc phát triển kết cấu hạ tầng thương
mại của Tỉnh như: Hệ thống đường sá, cầu cống chưa đáp ứng yêu cầu của khối
lượng hàng hóa vận chuyển đang tăng nhanh, giao thông nông thôn chưa hoàn
chỉnh…
8
Quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2020
1.2. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN CUNG CẦU HÀNG HOÁ CỦA THỊ
TRƯỜNG THÁI NGUYÊN
1.2.1. Khả năng cung ứng hàng hoá của thị trường Thái Nguyên
* Khả năng cung ứng các mặt hàng nông, lâm sản: Sản xuất nông, lâm
nghiệp tuy chiếm tỷ trọng giảm dần trong cơ cấu kinh tế nhưng vẫn là ngành
kinh tế quan trọng của Thái Nguyên. Trong những năm gần đây, sản xuất
nông, lâm nghiệp của Thái Nguyên đang từng bước chuyển hướng sang sản
xuất nông, lâm sản hàng hoá để phục vụ nhu cầu thị trường. Các sản phẩm
nông nghiệp chủ yếu của Tỉnh là: Thóc gạo, chè, lạc, đậu tương, gia súc, gia
cầm, hoa quả tươi…
Giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp của Tỉnh tăng từ 1.701 tỷ đồng
năm 2004 (theo giá so sánh 1994) lên 1.938 tỷ đồng năm 2007.
Một số vùng sản xuất nông sản, chăn nuôi hàng hoá tập trung hướng vào
các loại cây, con có sản lượng và giá trị kinh tế cao như: Rừng nguyên liệu,
chè,… Trâu, bò, lợn, gà, Sản xuất lương thực của Thái Nguyên đã đáp ứng
được mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời hình thành và phát
triển được những vùng lúa hàng hoá đặc sản: Bao thai Định Hoá Ngô, sắn,
các loại rau, đậu cũng tăng nhanh về diện tích và sản lượng.
Tỷ trọng dịch vụ nông, lâm sản trong tổng GTSX ngành nông, lâm nghiệp
của Tỉnh hiện chiếm khoảng 4% (theo giá hiện hành). Các dịch vụ cung cấp

giống cây trồng, tưới tiêu, làm đất, sơ chế sản phẩm, cung ứng giống cây lâm
nghiệp, cung ứng thức ăn gia súc, sửa chữa gia công cơ khí (công cụ tuốt lúa,
sao chè…) đã bước đầu phát triển. Hệ thống dịch vụ kỹ thuật nông, lâm
nghiệp của tỉnh đang được thực hiện bởi: 7 nông, lâm trường, 6 công ty, 6 cơ
quan sự nghiệp khoa học, 11 trạm trại sản xuất giống cây trồng vật nuôi, các
cửa hàng đại lý bán vật tư nông nghiệp, 104 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp,
150 tổ hợp tác thuỷ lợi, các tổ dịch vụ làm đất cơ giới hoá… Nhìn chung, các
dịch vụ nông, lâm nghiệp của tỉnh đã phát triển nhưng chưa đa dạng và chưa
đáp ứng đủ nhu cầu, nhất là nhu cầu ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa.
* Khả năng cung ứng các mặt hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
Thái Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp - xây dựng.
Trong thời kỳ 1996 -2005, GDP ngành đạt mức tăng bình quân 9,93%/năm. Năm 2007
tăng 23,5% so với năm 2006 (đạt 7.223,836 tỷ đồng). Sáu tháng đầu năm 2008, giá trị
sản xuất công nghiệp toàn Tỉnh đạt trên 4.126 tỷ đồng (bằng 47% kế hoạch năm, tăng
25,3% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, khu vực công nghiệp TW đạt mức tăng
25,7%, khu vực công nghiệp địa phương tăng 23,3%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
tăng 32,7%.
Giá trị sản xuất công nghiệp của Thái Nguyên tăng mạnh trong những năm gần
đây là do sự tăng trưởng đột biến của một số ngành công nghiệp mũi nhọn như: Công
nghiệp chế biến tăng 20,5%, công nghiệp khai khoáng tăng 18,3%, sản xuất và phân
phối điện năng tăng tới 94%, sản xuất than sạch tăng 22,2%, thép cán tăng 25,5%, xi
măng tăng 33,8%, may mặc tăng 39,8%
9
Quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2020
Các ngành và sản phẩm công nghiêp chủ yếu của tỉnh bao gồm:
- Công nghiệp sản xuất cơ khí: Gồm chế tạo máy, cơ khí tiêu dùng, lắp ráp sản
xuất phụ tùng sửa chữa và cung cấp phụ tùng thay thế, tập trung chủ yếu ở khu công
nghiệp Sông Công và các nhà máy quốc phòng trong Tỉnh. Các sản phẩm chủ yếu là
các loại máy nông nghiệp, động cơ diezen, các loại phụ tùng, hộp số, công cụ, dụng cụ
cơ khí, dụng cụ y tế, băng chuyền…

- Công nghiệp khai khoáng, luyện kim: Gồm than, quặng sắt, chì, kẽm, thiếc,
pirit, barit, titan, đá xây dựng, sét…, phân bố ở các huyện phía Bắc thành phố Thái
Nguyên. Công nghiệp khai khoáng của địa phương chủ yếu là tận thu. Trừ thiếc được
chế biến tinh, các loại quặng khác sau khi khai thác đều được bán thô. Các thiết bị phân
tích kiểm tra tiên tiến hiện đại không có.
10
Quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2020
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Cát, sỏi, xi măng, sét, đá xẻ, gạch
xây… tập trung ở Đồng Hỷ, Võ Nhai, thành phố Thái Nguyên, Phú Lương, Phổ Yên…
Ngành khai thác cát sỏi xây dựng tập trung ở khu vực Sông Cầu, Sông Công. Có 9
doanh nghiệp và 4 nhà máy xi măng lò đứng với công suất nhỏ. Có hai nhà máy sản
xuất gạch tuy-nel: Nhà máy gạch Cao Ngạn có công suất 20 triệu viên/năm và nhà máy
gạch Phổ Yên mới đưa vào vận hành có công suất thiết kế 50 triệu viên/năm.
- Công nghiệp nhẹ: Các sản phẩm chủ yếu là hàng may mặc, da giầy, giấy, tơ
tằm, bao bì, thực phẩm tươi sống, bia, nước giải khát, lắp ráp và kinh doanh xe máy…
- Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm: Các sản phẩm chủ yếu của
ngành là chè, trái cây, bia hơi, thực phẩm đông lạnh, nước khoáng…
- Công nghiệp điện tử tin học: Gồm lắp ráp điện tử, ứng dụng công nghệ thông
tin, dịch vụ cung cấp, sửa chữa lắp đặt, bảo trì các thiết bị điện tử, tin học.
- Các ngành tiểu thủ công nghiệp: Hoạt động sản xuất TTCN của Thái Nguyên
còn nhỏ bé, tập trung chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, huyện Đồng
Hỷ và huyện Phổ Yên. Nhìn chung, quy mô sản xuất nhỏ, chủ yếu là lao động thủ công,
một số cơ sở gia công sửa chữa cơ khí sản xuất công cụ, dụng cụ có trong những thiết
bị máy móc nhưng đã lạc hậu. Các cơ sở cán thép thiết bị đầu tư chưa đồng bộ, chất
lượng sản phẩm thấp, sản lượng chiếm khoảng 1% tổng sản lượng sản xuất trên địa bàn.
Ở Thái Nguyên hoạt động của làng nghề còn yếu, một số nghề truyền thống
đang bị mai một trong khi các nghề mới chưa được phát triển rộng rãi. Trong những
năm gần đây, một số lĩnh vực sản xuất và một số nghề đã từng bước được khôi phục và
có chiều hướng phát triển như đan lát (cót, rổ rá, rọ tôm), sản xuất mía đường, chế biến
mì, bún bánh, thêu ren…

1.2.2. Các kênh lưu thông hàng hoá trên thị trường Thái Nguyên
Kênh lưu thông hàng hoá phản ánh các đưòng vận động hàng hoá từ các tỉnh,
thị trường bên ngoài đến Thái Nguyên và ngược lại. Việc xác định các kênh lưu
thông hàng hoá vào và ra khỏi tỉnh là điều rất cần thiết để từ đó có thể tổ chức hợp
lý việc lưu thông, đáp ứng nhanh chóng kịp thời nhu cầu sản xuất và đời sống, từ
đó góp phần vào việc thúc đẩy sản xuất, giảm được chi phí lưu thông.
Từ thực trạng về tổng mức bán lẻ hàng hoá XH, mức bán lẻ bình quân đầu
người, cũng như thực trạng kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên trong giai đoạn vừa qua, trong chừng mực nào đó, đã cho thấy được
quy mô nhỏ, phạm vi hẹp của các kênh luồng hàng hoá ra, vào tỉnh. Đồng thời, với
điều kiện của một tỉnh có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp, các chủng loại hàng hoá ra, vào tỉnh Thái Nguyên cũng đã được định hình
rõ nét qua nhiều năm. Các kênh lưu thông hàng hoá được hình thành trên thị trường
Thái Nguyên như sau:
* Các luồng hàng hoá vào: Để cân đối cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng
của dân cư trên địa bàn Tỉnh, các luồng hàng hoá vào Thái Nguyên khá đa dạng,
bao gồm: Các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng; vật tư nông nghiệp; nguyên liệu
đầu vào cho sản xuất công nghiệp
11
Quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2020
- Đối với nhóm hàng công nghiệp tiêu dùng: Nhóm hàng công nghiệp tiêu dùng
được sản xuất và cung ứng cho thị trường Thái Nguyên từ nhiều nguồn khác nhau
(từ sản xuất trong nước và từ nhập khẩu). Các nguồn hàng sản xuất trong nước
được cung ứng từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn và các tỉnh vùng
Đông Bắc Bộ khác cũng như trong cả nước. Nhiều mặt hàng nhập khẩu (trực tiếp
hay qua trung gian) vào Thái Nguyên chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc thông
qua các tuyến cửa khẩu như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng…Lực lượng kinh
doanh tham gia cung ứng các loại hàng hoá phục vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên chủ yếu là các tư nhân hay các cơ sở đại lý bán hàng của nhà sản
xuất.

- Đối với các mặt hàng vật tư cho sản xuất như: Phân bón, thuốc trừ sâu,
xăng dầu… Đây là nhóm hàng chủ yếu do các doanh nghiệp Nhà nước cung ứng,
bán buôn và kết hợp với các doanh nghiệp tư nhân, các đại lý bán lẻ trên địa bàn
Tỉnh.
- Đối với hàng hoá là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất công nghiệp của
tỉnh: Luồng hàng hoá là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất công nghiệp tỉnh Thái
Nguyên hiện tại chủ yếu là nguyên, phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may, sản xuất
thức ăn gia súc, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ…
Nhìn chung, các luồng hàng hoá vào Thái Nguyên không mang tính trung
chuyển, tái phát luồng ra khỏi địa bàn mà chủ yếu phục vụ trực tiếp cho nhu cầu
tiêu dùng của dân cư trong Tỉnh và tổ chức cung ứng trên địa bàn qua hệ thống chợ
hay các đại lý, các doanh nghiệp tư nhân.
* Kênh lưu thông hàng hoá nội tỉnh: Phần lớn hàng công nghiệp tiêu dùng
lưu thông trên địa bàn Thái Nguyên như: Vải vóc, xe đạp, xe máy, đồ điện, vật
phẩm văn hoá, nhiên liệu hoá chất…được đưa từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh,
Đà Nẵng và các tỉnh khác trong cả nước. Nhìn chung, hàng hoá mua ngoài tỉnh có
xu hướng tăng về tổng giá trị và số lượng mặt hàng, trong đó mặt hàng công nghiệp
thực phẩm chiếm tỷ trọng cao. Ngoài các loại hàng hoá thông thường, Thái Nguyên
còn thực hiện tốt việc cung ứng hàng chính sách phục vụ nhu cầu thiết yếu của dân
cư vùng núi, vùng sâu, vùng xa trong Tỉnh như: Dầu hoả, giấy vở học sinh, muối
ăn, vải dân tộc, thuốc chữa bệnh…
* Các luồng hàng hóa ra
- Các sản phẩm nông nghiệp: Các sản phẩm nông nghiệp do Thái Nguyên
sản xuất có khả năng phát luồng ra ngoài địa bàn không nhiều, chủ yếu là thịt lợn
và một số hoa quả là đặc sản của Tỉnh. Một điều đáng quan tâm là luồng hàng nông
sản của Thái Nguyên ra khỏi địa bàn có tính chất nhỏ lẻ và phân tán, chủ yếu do tư
thương thu gom và trực tiếp đưa đến các thị trường tiêu thụ hoặc làm trung gian
cho các cơ sở, doanh nghiệp chế biến trong nước.
- Các sản phẩm công nghiệp: Các sản phẩm công nghiệp của Thái Nguyên
được phát luồng ra ngoài địa bàn bao gồm: Vật liệu xây dựng các loại, các sản

phẩm may mặc
12
Quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2020
Tóm lại, sự hình thành và phát triển của các kênh, luồng hàng hóa ra, vào
tỉnh Thái Nguyên có những nét nổi bật sau: Các hàng hoá ra, vào tỉnh Thái Nguyên
chủ yếu là từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc và ngược lại, lượng và giá trị hàng hoá
xuất nhập khẩu còn ở mức thấp; không có lợi thế về quy mô, về tính tổ chức phát
luồng, về tính khác biệt của sản phẩm, hàng hoá và khả năng cạnh tranh thấp; ít có
sự thay đổi do các yếu tố cần thiết để phát triển sản xuất trên địa bàn ít được đổi
mới, quy mô sản xuất chậm mở rộng, quỹ mua của dân cư thấp.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu hàng hóa trên thị trường
Theo dự báo, từ nay đến năm 2020, nền kinh tế cả nước sẽ tiếp tục tăng
trưởng nhanh với tốc độ trên 7,5%/năm (Trong đó: Công nghiệp - xây dựng tăng
khoảng 9%/năm, nông nghiệp tăng 3,5 - 4%/năm, dịch vụ tăng 7 - 8%/năm, xuất
khẩu tăng trung bình trên 14%/năm). Theo Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg ngày
13/08/2004 của Thủ tướng Chính Phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế
xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời
kỳ 2006-2010 là 10,25% (gấp 1,3 lần so với mức tăng trưởng bình quân chung của
cả nước). Các tỉnh lân cận cũng đạt tốc độ tăng trưởng trên 7,5%/năm, trong đó có
nhiều tỉnh đạt tới 9-10%/năm. Điều này đòi hỏi Thái Nguyên phải có tốc độ tăng
trưởng cao hơn mức trung bình của cả vùng Trung du miền núi phía Bắc.
- Chủ trương tiếp tục chuyển dịch cơ cấu và nâng cao chất lượng các ngành
trong cơ cấu kinh tế của cả nước và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ sẽ tác động
một cách toàn diện, sâu sắc đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thái Nguyên. Đến năm
2010 và 2020, cơ cấu kinh tế của cả nước sẽ tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm
tỷ trọng nông nghiệp xuống còn 14% và 9%; tỷ trọng công nghiệp tăng tương ứng
lên 42% và 45%; dịch vụ tăng lên 44% và 46%. Riêng vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ có các ngành phi nông nghiệp đạt khoảng 94 - 96% vào năm 2010 (công nghiệp
khoảng 44-45%, dịch vụ khoảng 50-51%) và 96 - 97% vào năm 2020 (công nghiệp

khoảng 46-47%, dịch vụ 50-51%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng số
việc làm có năng suất cao, tiêu hao ít năng lượng trên cơ sở phát triển các ngành
công nghệ cao và sản xuất các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao.
- Chủ trương phát triển khoa học và công nghệ của cả nước và vùng trọng
điểm kinh tế Bắc Bộ trong những năm tới là hình thành hệ thống các trường đại học,
Viện, Trung tâm nghiên cứu khoa học đầu ngành, gắn chặt nghiên cứu với đào tạo,
sản xuất kinh doanh mang ý nghĩa trọng điểm của cả nước; hình thành mạng lưới
thông tin khoa học và công nghệ hiện đại ở một số ngành quan trọng đủ sức đáp
ứng nhu cầu thông tin của các tổ chức nghiên cứu - triển khai, các trường đại học,
các doanh nghiệp và các cơ quan hoạch định chính sách; hình thành mạng lưới các
tổ chức tư vấn, hỗ trợ khuyến công, nông, lâm, ngư để chuyển giao công nghệ. Chủ
trương trên liên quan toàn diện, trực tiếp đến Thái Nguyên bởi vì một số đầu mối
công nghệ của cả nước và vùng trung du và miền núi Bắc Bộ tập trung ở đây. Do
vậy, Thái Nguyên phải thể hiện được vị thế của mình trong một số lĩnh vực nghiên
cứu, triển khai, truyền bá công nghệ cho cả vùng cùng với Quảng Ninh, Hải Phòng,
Hà Nội.
13
Quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2020
- Chiến lược đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, phát triển đô thị rải đều tại các
vùng lãnh thổ trên phạm vi cả nước một cách hiệu quả với tầm nhìn dài hạn đặt ra
cho Thái Nguyên việc thực hiện đô thị hóa nhanh chóng, chuyển các nhà máy ra xa
nội thành gắn với việc hình thành các khu đô thị vệ tinh; xây dựng các hành lang
kinh tế quan trọng dọc theo các tuyến quốc lộ 10, 18, 5 trên cơ sở phát triển hợp lý
các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại, du lịch…
- Do khu vực Đồng bằng sông Hồng được xác định là khu vực kinh tế trọng
điểm của cả nước và là khu vực kinh tế động lực của Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ và
mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ của khu vực này đến 2010 được dự báo đạt 134,19
ngàn tỷ đồng (đạt mức tăng bình quân 10,9%/năm giai đoạn 2006-2010). Quỹ mua
dân cư của toàn khu vực dự báo sẽ đạt 397,6 ngàn tỷ đồng vào năm 2010, đạt mức
tăng 11,3 %/năm trong giai đoạn 2006-2010.

Thế mạnh của một cơ cấu kinh tế phát triển hợp lý với các ngành công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đa dạng; các ngành nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản,
trồng trọt, chăn nuôi còn nhiều tiềm năng phát triển; các khu công nghệ cao thuộc
tam giác trọng điểm kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh đang được hình thành
và phát triển tạo điều kiện cho vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển kinh tế với
nhịp độ cao, sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu
cầu của các tỉnh trong khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ cũng như tạo nguồn hàng
xuất khẩu. Khu vực Đồng bằng sông Hồng có thể cung cấp cho Thái Nguyên một số
mặt hàng: Lương thực, thực phẩm, hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp,
nguyên liệu, vật tư, thiết bị cho sản xuất công nghiệp, đồng thời tiêu thụ các loại
lâm hải sản, khoáng sản, hàng thủ công mỹ nghệ và hàng tiêu dùng của Thái
Nguyên.
1.3. NHỮNG LỢI THẾ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN THƯƠNG
MẠI VÀ KCHTTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
1.3.1. Những lợi thế trong phát triển thương mại và KCHTTM trên địa
bàn
- Như ta đã biết, sau khi gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam đang phát triển
mạnh và có nhiều cơ hội tăng số lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu và thu hút
vốn đầu tư nước ngoài. Hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam nói chung và của Thái
Nguyên nói riêng được hưởng quy chế tối huệ quốc, không bị phân biệt đối xử,
hoàn toàn có điều kiện thâm nhập sâu hơn vào thị trường rộng lớn của hơn 150
quốc gia trên toàn thế giới.
- Các hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn Tỉnh bao gồm bán buôn,
bán lẻ, vận tải, dịch vụ kinh doanh ăn uống và lưu trú… đều có mức tăng trưởng
khá, góp phần quan trọng thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá phát triển, tham gia vào
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh.
- Ngành thương mại, dịch vụ Thái Nguyên đã đóng góp vai trò quan trọng
trong việc đáp ứng nhu cầu hàng hoá phục vụ sản xuất và tiêu dùng của dân cư.
Trên thị trường Thái Nguyên, hàng hoá được cung ứng rất đa dạng, phong phú, chất
lượng ngày càng được nâng cao, một số mặt hàng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, các dịch

14
Quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2020
vụ phục vụ hoạt động lưu thông hàng hoá phát triển mạnh giúp thúc đẩy phát triển
sản xuất và phục vụ đời sống.
- Tham gia hoạt động thương mại trên thị trường Thái Nguyên có sự góp mặt
của các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp quốc
doanh trên địa bàn đã cơ bản được sắp xếp, tổ chức lại sản xuất theo phương thức
cổ phần hoá, thích ứng dần với cơ chế thị trường, hoạt động kinh doanh đa dạng,
nắm khâu xuất, nhập khẩu, bán buôn đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản
xuất và tiêu dùng như xăng dầu, điện, nước…
- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động thương mại, dịch
vụ cũng có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ và
dịch vụ. Hiện trên địa bàn Tỉnh đã xây dựng và đưa vào hoạt động một số trung tâm
thương mại, siêu thị, cửa hàng tự chọn, bước đầu hình thành một số cụm thương
mại, dịch vụ ở các thị trấn, thị tứ gần các trục đường giao thông, hệ thống chợ dần
được cải tạo và phát triển, các cửa hàng bán lẻ phát triển nhanh đáp ứng nhu cầu
buôn bán thuận tiện của dân cư.
1.3.2. Những thách thức, bất cập trong phát triển thương mại và
KCHTTM
Trong thời gian từ nay đến 2015 và những năm tiếp theo, sự phát triển kinh tế - xã
hội nói chung và sự phát triển hoạt động thương mại nói riêng của Thái Nguyên có
nhiều lợi thế so với một số tỉnh trong vùng và cả nước nhưng cũng đang phải đứng
trước những thách thức không nhỏ. Cụ thể là:
- Kinh tế Thái Nguyên phát triển nhanh nhưng còn có biểu hiện chưa thật sự bền
vững như: Sự phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, vốn đầu tư thiếu, thừa
lao động phổ thông, thiếu lao động kỹ thuật, lao động tay nghề cao, đội ngũ cán bộ khoa
học kỹ thuật tuy đông nhưng bất hợp lý về cơ cấu, thiếu chuyên gia đầu ngành…
- Kinh tế hàng hóa trên địa bàn Tỉnh phát triển chậm, sức cạnh tranh yếu, nạn phá
rừng và khai thác cạn kiệt tài nguyên vẫn tồn tại đang là nguy c¬ nghiªm träng cho sù
ph¸t triÓn thiếu bÒn v÷ng cña nÒn kinh tÕ TØnh.

- Hệ thống cấu trúc hạ tầng yếu (không chỉ ở khu vực nông thôn, miền núi mà
cả ở khu vực thành thị), các dịch vụ bưu chính viễn thông, tài chính, ngân
hàng….chưa phát triển mạnh.
- Công tác cải cách hành chính chậm được đổi mới, thủ tục hành chính còn
rườm rà ở nhiều khâu, nấc, bộ phận đã làm cho các nhà đầu tư còn băn khoăn khi
quyết định đầu tư vào Thái Nguyên, trong khi đó Thái Nguyên lại đang rất cần vốn
cho đầu tư và phát triển.
- Khi nước ta gia nhập WTO, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn với điều
kiện thực thi đầy đủ các cam kết gia nhập WTO về dịch vụ phân phối từ ngày
01/01/2009, các rào cản gia nhập thị trường bị dỡ bỏ, song song với cơ hội cho
thương mại, dịch vụ gia tăng, các áp lực cạnh tranh cũng ngày càng khốc liệt. Đây
15
Quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2020
thật sự là thách thức không nhỏ cho phát triển thương mại Việt Nam nói chung và
phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng.
Những hạn chế trong phát triển thương mại dịch vụ của Tỉnh
- Thị trường hàng hoá và số lượng các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc
doanh phát triển nhanh nhưng mang nặng tính tự phát, vốn ít, quy mô nhỏ, sức cạnh
tranh bị hạn chế.
- Các doanh nghiệp thiếu vốn, chủ yếu là các cơ sở nhỏ, lẻ. Các doanh nghiệp
do Nhà nước hoặc còn một phần vốn Nhà nước thiếu vốn, cơ sở vật chất xuống cấp,
mạng lưới, ngành hàng kinh doanh cũng thu hẹp, hàng nông sản thực phẩm hầu như
bỏ không kinh doanh. Hoạt động phân tán, hiệu quả kinh doanh thấp, vai trò chủ
đạo còn mờ nhạt.
- Hoạt động kinh doanh thương mại mới tập trung vào việc đáp ứng đầu vào sản
xuất và tiêu dùng, việc tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ, việc tiếp thị hướng dẫn
sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường giải quyết đầu ra cho sản xuất còn hạn chế, chưa
tạo được mối quan hệ thương mại chặt chẽ gắn bó giữa thương nghiệp và sản xuất,
giữa các doanh nghiệp của và các tỉnh, vùng, miền. Các đơn vị có khuynh hướng kinh
doanh tổng hợp nhưng lại thiếu sự hợp tác, phối hợp để tạo thành sức mạnh tổng hợp.

Các siêu thị, cụm thương mại, hệ thống chợ, cửa hàng, quầy hàng phát triển chưa có
quy hoạch nên tính ổn định và mức độ sử dụng còn nhiều hạn chế .
PHẦN II
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI TỈNH
THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2005 - 2008
2.1. MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
PHÁT TRIỂN KCHT TM TRÊN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2005 - 2008
2.1.1. Tăng trưởng GDP
16
Quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2020
Trong thời gian từ năm 2005 đến nay, Thái Nguyên đã đạt những thành tựu
đáng khích lệ về quy mô, tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tốc độ
tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Thái Nguyên tăng từ 9,36% năm 2005
lên 12,46% năm 2007 và năm 2008 ước đạt 12,5%. Mức tăng trưởng GDP bình
quân giai đoạn 2005 - 2008 đạt 12,03%/năm (Trong đó: Công nghiệp - xây dựng
đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 16,77%/năm; dịch vụ - thương mại tăng
bình quân 12,72%/năm và nông, lâm nghiệp tăng 4,33%/năm. GDP bình quân đầu
người của Thái Nguyên đạt 7,13 triệu đồng/người năm 2006, năm 2007 đạt 8,67
triệu đồng/người.
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2005 -2008 Đơn vị tính: %
Số
TT
Chỉ tiêu
Năm
Tăng trưởng
BQ
2005 2006 2007
Ước 2008
1
2

3
Tốc độ tăng trưởng
GDP
Công nghiệp- xây dựng
Dịch vụ thương mại
Nông, lâm nghiệp
9,36
10,74
11,89
5,00
11,14
14,26
13,87
4,03
12,46
18,26
12,19
4,54
12,5
17,85
12,16
4,4
12,03
16,77
12,72
4,33
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên
Từ 2005 đến 2008, cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên đang chuyển dịch theo
hướng tích cực. Tỷ trọng GDP của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ
38,71% năm 2005 lên 39,55% năm 2007 và ước đạt khoảng 40,77% năm 2008.

Nhóm ngành thương mại- dịch vụ có tỷ trọng tăng tương ứng từ 35,08% năm 2005
lên 36,20% năm 2007 và ước năm 2008 đạt khoảng 35,71%; nhóm ngành nông,
lâm nghiệp tăng tương ứng 26,21% năm 2005 lên 24,25% năm 2007 và ước năm
2008 đạt khoảng 23,52%. Các ngành kinh tế chủ lực, có lợi thế được tập trung phát
triển, một số ngành đạt bước phát triển đột phá, thị trường trong nước và quốc tế
được mở rộng, có thêm nhiều ngành sản xuất và nhiều sản phẩm mới tham gia thị
trường, tỷ lệ nội địa hoá và hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm được
nâng lên, nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao, có khả năng đứng vững trên thị
trường trong nước và quốc tế.
2.1.2. Tình hình đầu tư
Trong giai đoạn 2005 - 2008, toàn Tỉnh huy động vốn cho đầu tư phát triển được
15.693 tỷ đồng. Tỷ lệ huy động trên GDP bình quân 3 năm đạt 50,2%, trong đó,
vốn ngoài ngân sách chiếm tỉ trọng khoảng 73% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Bảng 2: Tình hình đầu tư giai đoạn 2005 - 2008 Đơn vị tính: Tỷ đồng
Số
TT
Chỉ tiêu
Năm
17
Quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2020
2005 2006 2007 Ước 2008
Tổng cộng 3.729,6 4.723 4.895,7 5.630
1. Phân theo cấp quản lý
1.1.
1.2.
Trung ương
Địa phương
1.213,9
2.515,7
1.702,6

3.020,4
1.774
3.121,7
2.040
3.590
2. Phân theo nguồn vốn
2.1. Kinh tế Nhà nước 2.098,9 2.877,8 2.707,9 3.114
2.2.
Kinh tế dân doanh
1.379,6 1.495,1 1.635,9 1.881
2.3. Khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài (FDI)
167,1 173,2 448,9 516
2.4. Nguồn khác 83,8 176,8 102,9 119
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên
Số liệu thống kê ở bảng trên cho thấy, tổng số vốn đầu tư trên địa bàn toàn
Tỉnh tăng từ 3.729,6 tỷ đồng năm 2005 lên 4.723 tỷ đồng năm 2006, năm 2007 là
4.895,7 tỷ đồng (tăng 3,6% so với năm 2006). Trong số đó, vốn của các doanh
nghiệp TW chỉ chiếm 32,5 - 36%, số còn lại là của các doanh nghiệp địa phương.
Nguồn vốn của các thành phần kinh tế Nhà nước chiếm tới gần 60% tổng số vốn
đầu tư, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm khoảng 37%, khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm khoảng 4,5% tổng số vốn đầu tư.
Với chính sách cải thiện môi trường đầu tư, tỉnh Thái Nguyên đã thu hút
nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực: Xây dựng, khách sạn,
trung tâm thương mại…Hiện nay, số dự án đã thu hút và vận động đầu tư vào Tỉnh
là 127 dự án với tổng số vốn đăng ký là 48.869 tỷ đồng. Chỉ riêng năm 2007, trên
địa bàn toàn Tỉnh có 37 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép với tổng số vốn
đăng ký khoảng 350 triệu USD (trong đó vốn pháp định là 120 triệu USD, vốn thực
hiện trong năm của tất cả các dự án là 99,07 triệu USD). Lĩnh vực đầu tư chủ yếu là
công nghiệp chế biến, chế tạo (với 21 dự án, số vốn đăng ký đầu tư là 313,95 triệu

USD, vốn thực hiện là 98,05 triệu USD). Các đối tác chủ yếu là Trung Quốc (12 dự
án), Nhật Bản (4 dự án), Đài Loan (4 dự án), Đức (3 dự án), Singapore (1 dự án) và
Canađa (1 dự án).
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2005 - 2008
Cùng với sự phát triển kinh tế, hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu đáng khích lệ.
2.2.1. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ
Theo số liệu của Sở Công Thương Thái Nguyên, tổng mức bán lẻ hàng hoá và
doanh thu dịch vụ xã hội trên địa bàn Tỉnh tăng từ 3.564,2 tỷ đồng năm 2005 lên 4.790 tỷ
đồng năm 2007 và ước đạt 6.600 tỷ đồng năm 2008. Tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ
18
Quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2020
hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội trên địa bàn bình quân giai đoạn 2005 - 2008 đạt
khoảng 22,8%/năm. Nhu cầu hàng hoá sản xuất và tiêu dùng được đáp ứng đầy đủ, giá cả
ổn định.
Bảng 3: Tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Số
TT
Chỉ tiêu
Năm
Tốc độ tăng
trưởng BQ
2005 2006 2007
Ước
2008
TMLCBLHHXH và
doanh thu dịch vụ
3.564,2 3.980,2 4.790 6.600 22,8

1. Phân theo loại hình kinh tế
1.1.
1.2.
Kinh tế Nhà nước
Kinh tế dân doanh
327,5
3.236,7
388,6
3.591,6
466
4.324
700
5.900
28,8
22,2
2. Phân theo ngành kinh doanh
2.1.
Thương nghiệp
3.142,3 3.474,5 4.206,5 5.805 22,7
2.2.
Dịch vụ lưu trú, ăn uống
301,3 347,3 420,5 585 24,8
2.3.
Dịch vụ
120,5 158,4 163,0 210 20,3
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên
Nếu xét theo loại hình kinh tế thì kinh tế nhà nước trên địa bàn Thái Nguyên chỉ
chiếm 9,18% - 10,6%, còn lại thành phần kinh tế ngoài nhà nước chiếm phần lớn. Đứng
ở góc độ kinh doanh thì thương nghiệp chiếm phần lớn thị phần (gần 90%), tiếp theo là
dịch vụ lưu trú, ăn uống (gần 10%), các ngành dịch vụ khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Điều

đó chứng tỏ rằng: (1) Nhu cầu có khả năng thanh toán của các tầng lớp dân cư tỉnh Thái
Nguyên tăng lên đáng kể (Sức mua của dân cư tăng tỷ lệ thuận với tốc độ tăng của tổng
mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thị trường xã hội); (2) Giá cả thị trường trong
cả thời kỳ tương đối ổn định (Chỉ số giá tiêu dùng so với tháng trước không có hiện
tượng tăng đột biến); (3) Kinh tế Thái Nguyên đã chuyển hẳn sang nền kinh tế thị trường,
kinh tế Nhà nước chỉ còn nắm ở một số khâu trọng yếu để điều tiết nền kinh tế vĩ mô (tỷ
trọng trong khu vực kinh tế Nhà nước giảm dần).
2.2.2. Thực trạng hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2008
a) Đối với hoạt động xuất khẩu
- Trong những năm vừa qua, hoạt động xuất khẩu của tỉnh Thái Nguyên có
những bước phát triển mạnh cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng. Giá trị kim ngạch
xuất khẩu tăng từ 35.416 nghìn USD năm 2005 lên 67.744 nghìn USD năm 2007
(tăng 27,76% so với năm 2006) và năm 2008 ước đạt 121.051 nghìn USD. Tốc độ
tăng trưởng bình quân của kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2005 -
2008 đạt 39,35%.
19
Quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2020
Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2008
Đơn vị tính : nghìn USD
Số
TT
Chỉ tiêu
Năm
Tốc độ tăng
trưởng BQ
2005 2006 2007
Ước
2008
Tổng KNXK

35.416 53.023 67.744 95.843 39,35
1. Phân theo khu vực kinh tế
1.1.
1.2.
1.3.
Kinh tế Nhà nước
Kinh tế dân doanh
Khu vực vốn đầu tư
nước ngoài (FDI)
10.014
21.835
3.567
16.527
26.267
10.229
22.534
35.262
6.948
37.428
49.933
8.482
55,2
31,75
33,47
2. Chia theo cấp quản lý
2.1.
2.2.
Trung ương
Địa phương
12.416

23.000
23.756
29.267
20.089
44.655
29.249
66.594
33,05
42,53
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên
Riêng khu vực kinh tế nhà nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân
2005 - 2008 đạt 55,2%/năm, con số này đối với khu vực kinh tế dân doanh đạt
31,75%/năm, đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mặc dù có tốc độ
tăng trưởng khá (33,47%/năm) song giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt được vẫn còn
nhỏ bé (8.482 triệu USD năm 2008). Xét theo góc độ cấp quản lý thì kim ngạch
xuất khẩu do địa phương quản lý chiếm ưu thế (64,9 - 69,4% tổng giá trị kim ngạch
xuất khẩu); giá trị kim ngạch xuất khẩu do Trung ương quản lý chỉ chiếm 30,6 -
35,1%; đạt 12.416 nghìn USD năm 2005 và ước đạt 29.249 nghìn USD năm 2008 (tăng
45,6% so với năm 2007).
- Cơ cấu các nhóm hàng, mặt hàng xuất khẩu đã được cải thiện nhất định nhờ
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng
của các nhóm, mặt hàng đã qua chế biến tăng dần, chất lượng hàng hóa xuất khẩu
đã được nâng lên đáng kể. Một số mặt hàng xuất khẩu của Thái Nguyên đã đủ sức
cạnh tranh để giữ vững và tăng nhanh thị phần trên thị trường thế giới như: Thiếc,
chè khô các loại, hàng may mặc, các sản phẩm kim khí, dụng cụ y tế, thú y, giầy đế,
đũa tre
Bảng 5: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2008
Đơn vị tính :nghìn USD
Số
TT

Mặt hàng
Năm
Tốc độ tăng
trưởng BQ
2005 2006 2007
Ước
2008
20
Quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2020
Tổng cộng 35.416 53.023 67.744 95.843 39,35
1 Sản phẩm may 11.518 14.462 23.650 36.541 46,95
2 Thiếc 283 1.379 6.200 8.470 210,7
3 Quặng Titan 260 1.740 1.615 355 10,95
4 Quặng kẽm sunphua 3.342 5.429 33 - -
5 Kẽm thỏi - 732 1.974 6.164 -
6 Thép cán 1.490 6.389 10356 17.853 128,8
7 Gang 269 807 1.271 684 36,5
8 Chè 7.775 8.754 7.996 8.829 4,33
9 Công cụ, dụng cụ 3.871 5.222 7.733 12.717 48,65
10 Giấy đế 1.414 1.506 1.610 2.014 11,0
11 Hàng hoá khác 5.134 7.335 4.280 12.726 35,35
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái
Nguyên
Hiện cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Thái Nguyên đang có sự chuyển dịch từ
các sản phẩm công nghiệp sang các sản phẩm nông nghiệp do nguồn nguyên liệu là
khoáng sản đang cạn dần. Mặt khác, do chính sách của Nhà nước đang có những cải
thiện nên các doanh nghiệp trên địa bàn đã chú trọng hơn vào việc đầu tư chế biến
hàng nông sản xuất khẩu. Mặc dù vậy, Thái Nguyên mới chỉ tập trung đầu tư sản
xuất, chế biến và xuất khẩu hàng hóa dưới dạng nguyên liệu thô phổ biến như: Chè
(các dạng chè xanh -là nguồn nguyên liệu cho một số nước chế biến tiếp), khoáng

sản qua sơ tuyển, thiếc thỏi cũng mới xuất khẩu dạng thiếc tinh 99,95 - 99,97%
Tỷ trọng hàng xuất khẩu đã qua chế biến chưa có sự cải thiện tích cực do công nghệ
chế biến còn lạc hậu.
- Về thị trường xuất khẩu: Hiện nay, các sản phẩm may mặc của Thái Nguyên
đã và đang tiêu thụ tốt tại thị trường Hoa Kỳ, Canađa, Đức, Pháp , các mặt hàng
nông sản của Tỉnh đang được xuất khẩu sang các nước Châu Á và một số nước
Trung Đông, mặt hàng quặng đã qua chế biến chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc,
Anh , một số mặt hàng là dụng cụ y tế xuất sang thị trường Nhật Bản
b) Đối với hoạt động nhập khẩu
- Cũng như hoạt động xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu của Thái Nguyên cũng
có bước tăng trưởng khá tuy chưa ổn định. Giá trị nhập khẩu của các doanh nghiệp
trên địa bàn tăng từ 135.025 nghìn USD năm 2005 lên 180.561 nghìn USD năm 2007.
Con số này năm 2008 ước đạt 170.000 nghìn USD, trong đó chủ yếu là nhập khẩu
trực tiếp (chiếm 96,4 - 99%), lượng nhập khẩu theo hình thức uỷ thác chỉ chiếm một
lượng rất nhỏ (1-3,6%).
Bảng 6: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Thái Nguyên giai đoạn 2005 -
2008
21
Quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2020
Đơn vị tính : nghìn USD
Số
TT
Chỉ tiêu
Năm
Tốc độ
tăng
2005 2006 2007 Ước 2008
1
2
Tổng cộng

Trực tiếp
Uỷ thác
135.025
134.975
50
173.567
171.232
2.335
180.561
174.231
6.330
170.000
164.040
5.960
8,63
7,18
39,4
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên
- Thị trường nhập khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp Thái Nguyên là các
nước Đông Nam Á, một số nước châu Âu Hàng hoá nhập khẩu chủ yếu của các
doanh nghiệp Thái Nguyên là các mặt hàng phụ liệu ngành may, phôi thép, sắt thép
các loại, than cốc, than mỡ, gạch bột chịu lửa, phân bón
2.3. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TỔ CHỨC KINH DOANH VÀ PHÂN PHỐI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2005 - 2008
2.3.1. Hệ thống tổ chức kinh doanh thương mại
Trên thị trường tỉnh Thái Nguyên, hệ thống tổ chức kinh doanh thương mại
đang hình thành và phát triển theo nhiều cấp độ cả ở khu vực đô thị và nông thôn
miền núi, vùng cao.
* Thị trường khu vực thành thị: Cùng với quá trình đô thị hóa, thị trường khu
vực đô thị ở Thái Nguyên đang phát triển khá mạnh. Trong đó, Thành phố Thái

Nguyên - một trong những đô thị, trung tâm kinh tế thương mại của Tỉnh và của cả
vùng trung du miền núi Bắc Bộ - là hạt nhân. Hiện Thành Phố Thái Nguyên đang
giữ vai trò là đầu mối tập trung giao dịch buôn bán, mở đầu các kênh buôn bán vật
tư và hàng công nghiệp tiêu dùng, đồng thời là trung tâm trung chuyển, phân phối
các kênh mua bán hàng hoá nông, lâm sản, thực phẩm…
* Thị trường khu vực nông thôn miền núi, vùng cao:
- Thị trường khu vực nông thôn miền núi, vùng cao của Thái Nguyên rất rộng
lớn và đa dạng. Đây là nơi tiêu thụ hàng hoá vật tư nông nghiệp, hàng công nghiệp
tiêu dùng đồng thời là nguồn cung cấp nông sản, thực phẩm cho tiêu dùng ở thành
thị và nguyên liệu cho ngành chế biến xuất khẩu. Từ nhiều năm nay, ở khu vực
nông thôn miền núi, vùng cao của Thái Nguyên đã hình thành các cơ sở sản xuất,
chế biến hàng hoá phục vụ xuất khẩu như: Chè, hàng may mặc, nông sản thực
phẩm, quặng tinh…
- Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 38.745 cơ sở tham gia kinh
doanh thương mại dịch vụ (Trong số đó, chỉ có 12 doanh nghiệp Nhà nước (chiếm
0,031%), 572 doanh nghiệp dân doanh (HTX: 20), số hộ kinh doanh cá thể chiếm
tới 98,49% tổng số hộ kinh doanh). Trên thực tế, chủ thể kinh doanh thương mại
dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chủ yếu vẫn là các cơ sở nhỏ lẻ, tập trung
trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ôtô, môtô, xe máy, xe có động cơ khác và
dịch vụ lưu trú, ăn uống.
22
Quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2020
- Nhiều năm qua, hệ thống doanh nghiệp kinh doanh thương mại thuộc các
thành phần kinh tế ở Thái Nguyên phát triển mạnh. 95% doanh nghiệp Nhà nước
được sắp xếp lại và chuyển đổi hình thức sở hữu thành Công ty cổ phần. Hệ thống
doanh nghiệp sau cổ phần đã năng động hơn, phương thức hoạt động được đổi mới,
quy mô hoạt động được mở rộng tạo cơ sở phát triển mạnh các kênh phân phối và
tiêu thụ hàng hóa ở trong nước.
Bảng 7: Thực trạng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2008


T
T
Loại hình
Tổng số cơ sở
DNNN
DN dân
doanh
Hộ KD
cá thể
1
Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ôtô, xe máy,xe có đ.
cơ khác
8 412 24.482
- Bán, sửa chữa ôtô, xe máy và xe có động cơ
khác
1 52
- Bán buôn (trừ ôtô, xe máy và xe có động cơ
khác)
5 240
- Bán lẻ (trừ ôtô, xe máy và xe có động cơ khác) 2 120
2
Vận tải, kho bãi 2 86 2.85
1
3 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 1 30 7.679
4 Thông tin truyền thông 1 348
5
Hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 1
78
6 Hoạt động kinh doanh bất động sản 1 11

7
Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ,
hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ
31 676
8
Giáo dục và đào tạo
Nghệ thuật, vui chơi, giải trí
7 139
9 Hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân khác 2 1.802
10
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội
2
95
Cộng 12 572 38.161
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên
23
Quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2020
Thương mại hợp tác xã trên địa bàn Thái Nguyên tiếp tục được đổi mới,
doanh nghiệp dân doanh phát triển nhanh đã hình thành các kênh tiêu thụ hàng hóa
chủ lực, đảm bảo hoạt động thương mại gắn liền với sản xuất và dịch vụ tạo ra một
khối lượng hàng hóa lớn chiếm thị phần tiêu thụ chủ yếu tại vùng Trung du, miền
núi phía Bắc, tại các địa phương khác trong cả nước và tham gia xuất khẩu.
2.3.2. Các kênh phân phối hàng hóa truyền thống
Việc phân phối hàng hoá trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được thực hiện chủ
yếu thông qua mạng lưới chợ. Hiện trên địa bàn tỉnh có 135 chợ các loại và đảm
nhận phân phối đến 90% lượng hàng hoá luân chuyển trên địa bàn. Mạng lưới chợ
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên khá đa dạng, thực hiện dịch vụ phân phối hang hoá ở
tất cả các khu vực: Thành thị, nông thôn, miền núi, vùng cao.
+ Các chợ bán buôn: Tập trung chủ yếu ở Thành phố Thái Nguyên, các thị
xã, thị trấn trung tâm các huyện. Đây là các trung tâm phát luồng hàng hóa phục vụ

các tư thương thực hiện dịch vụ bán lẻ tại các chợ trên toàn địa bàn.
- Đối với hàng nông sản, thực phẩm: Các mặt hàng được mua buôn, bán buôn
tại các chợ đầu mối, chợ bán buôn ở Thái Nguyên chủ yếu là: Chè các loại, thực
phẩm, các loại rau, củ, trái cây…Các nhà bán buôn mua hàng của các nhà sản xuất
và thương lái, sau đó bán buôn cho các nhà bán lẻ ở các chợ. Phần lớn những mặt
hàng được phân phối đều dưới dạng tươi sống, chưa qua chế biến, cần đưa nhanh
đến người tiêu dùng, các chi phí để tăng giá trị sản phẩm thấp, số thành viên tham
gia rất đông, quan hệ mua bán được hình thành qua quá trình mặc cả hoặc thương
lượng. Đã có những hình thức liên kết giữa các thành viên tham gia trong hệ thống,
như các cam kết cung ứng thường xuyên giữa thương lái và người sản xuất, giữa
người bán buôn và bán lẻ, tuy nhiên còn rất lỏng lẻo, thiếu tính bền vững do dễ
dàng chuyển sang quan hệ với các đối tác khác nếu thấy có lợi ích cao hơn. Hoặc
các nhà bán buôn ở các chợ thường có sự hợp tác, phân chia nguồn cung cấp để
tránh tranh mua tranh bán, thậm chí còn thoả thuận với nhau ấn định giá mua, giá
bán. Còn ở các vùng nông thôn, hàng thực phẩm thường được trao đổi trực tiếp giữa
người sản xuất và người tiêu dùng, hoặc qua thương nhân hoạt động tại các chợ.
- Đối với hàng công nghiệp tiêu dùng: Do đặc điểm của hàng công nghiệp
tiêu dùng là rất đa dạng, nhiều chủng loại, nhiều cấp độ chất lượng và luôn thay đổi
do nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Các chợ bán buôn hàng công nghiệp tiêu
dùng chủ yếu tập trung ở thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, các tư thương
mua buôn rồi mang bán lẻ ở các chợ tại các huyện, thị xã.
Mặt khác, do khoảng cách địa lý từ một số huyện, thị xã phía Nam của Thái
Nguyên đến Hà Nội - trung tâm phát luồng hàng tiêu dùng khu vực phía Bắc -
không xa nên tư thương đã về thẳng Hà Nội mua hàng rồi chuyển về bán lẻ tại các
chợ trên địa bàn. Điều này khiến cho vai trò “trung tâm phát luồng hàng hóa” của
các chợ bán buôn của Thái Nguyên bị hạn chế nhiều.
+ Các chợ bán lẻ: Các chợ bán lẻ của Thái Nguyên được hình thành rộng
khắp trên các thành phố, huyện, thị xã trên địa bàn. Các chợ bán lẻ thực hiện việc
phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng.
24

Quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2020
Chợ bán lẻ ở Thái Nguyên rất đa dạng, hàng hóa kinh doanh trên chợ khá
phong phú, nhiều cấp độ chất lượng và giá cả nhằm phù hợp với sức mua và tập
quán tiêu dùng của dân cư.
Ở khu vực đô thị của Tỉnh, các chợ bán lẻ chủ yếu cung cấp hàng thực phẩm,
hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày của dân cư.
Ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng cao, các chợ bán lẻ chủ yếu cung cấp
hàng tiêu dùng, nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và mua bán nông sản phẩm
của địa phương.
2.3.3. Các kênh phân phối hàng hóa hiện đại
Bên cạnh sự phát triển của các kênh phân phối hàng hoá truyền thống, các
kênh phân phối hàng hoá hiện đại như: Hệ thống siêu thị (có 9), các cửa hàng tiện
ích, tự chọn… xuất hiện ngày một nhiều trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Nguồn
hàng cung ứng cho các siêu thị, cửa hàng trên có thể do các nhà đại lý độc quyền
cho các hãng nước ngoài ký hợp đồng cung ứng, hoặc các nhà bán lẻ lớn (các công
ty thương mại tổng hợp, các siêu thị, các cửa hàng bách hoá…) ký hợp đồng với các
nhà bán buôn, các nhà sản xuất để họ đảm bảo cung ứng hàng hoá thường xuyên,
hoặc các doanh nghiệp thương mại và các doanh nghiệp sản xuất ký hợp đồng sản
xuất và tiêu thụ hàng hoá với các HTX và hộ sản xuất, hoặc các nhà bán buôn lớn
ký hợp đồng đặt hàng với các doanh nghiệp, hộ sản xuất, chế biến, đồng thời cung
ứng nguyên liệu hoặc giới thiệu công nghệ, hỗ trợ vốn cho họ để sản xuất và cung
ứng các mặt hàng theo nhu cầu. Do vậy, các quan hệ liên kết để sản xuất và tiêu thụ
hàng hoá giữa các doanh nghiệp thương mại với các nhà sản xuất được thiết lập,
củng cố và phát triển.
Ngoài ra, trên thị trường tỉnh còn xuất hiện khá nhiều các dãy phố buôn bán,
tiệm tạp hoá…cũng thực hiện dịch vụ phân phối hàng hóa.
2.4. THỰC TRẠNG VỐN, LAO ĐỘNG VÀ HẠ TẦNG CƠ SỞ PHỤC VỤ PHÁT
TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ KCHT THƯƠNG MẠi TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
2.4.1. Thực trạng vốn kinh doanh thương mại
Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh

thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là doanh nghiệp vừa và nhỏ, số vốn đầu
tư ít, toàn Tỉnh chỉ có 59 doanh nghiệp có số vốn kinh doanh trên 10 tỉ đồng. Theo
số liệu của Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, tính đến 31/12/2007, tổng vốn đầu tư
của các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh đạt 4.960 tỉ đồng (trong đó, giá trị tài sản cố
định là 3.484 tỉ đồng).
Như vậy, thiếu vốn để phát triển hoạt động kinh doanh đang là khó khăn rất
lớn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên. Để giải quyết vấn đề này, bên cạnh sự chủ động của doanh nghiệp
cũng đòi hỏi có sự hỗ trợ của Nhà nước.
2.4.2. Thực trạng lao động thương mại
25

×