Tải bản đầy đủ (.pdf) (254 trang)

Nghiên cứu luận cứ khoa học và kinh tế xã hội làm cơ sở xây dựng dự án đầu tư xây dựng khu công nghệ cao Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.87 MB, 254 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ




BÁO CÁO TỔNG HỢP


NHIỆM VỤ CẤP NHÀ NƯỚC
NGHIÊN CỨU LUẬN CỨ KHOA HỌC VÀ
KINH TẾ - XÃ HỘI LÀM CƠ SỞ XÂY DỰNG DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHỆ CAO ĐÀ NẴNG






Chủ nhiệm Nhiệm vụ: TS. Mai Hà
Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN





8915


Hà Nội, 2011



1


TÊN NHIỆM VỤ
Nghiên cứu luận cứ khoa học và kinh tế - xã hội làm cơ sở xây dựng
Dự án Đầu tư xây dựng Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
(Theo Quyết định của Bộ Khoa học và Công nghệ,
số 619/QĐ-BKHCN ngày 20 tháng 04 năm 2009,
và số 893/QĐ-BKHCN ngày 31 tháng 05 năm 2010)

CƠ QUAN GIAO NHIỆM VỤ
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

CƠ QUAN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
VIỆN CHIẾN LƯỢ
C VÀ CHÍNH SÁCH
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

MỤC TIÊU CỦA NHIỆM VỤ
Xây dựng luận cứ khoa học và kinh tế - xã hội cho việc lập Dự án Đầu tư
xây dựng Khu Công nghệ cao Đà Nẵng.
Mục tiêu cụ thể
- Xác định nhu cầu phát triển về kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ
của thành phố Đà Nẵng, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Quốc gia đối
với việc hình thành và phát triể
n Khu Công nghệ cao Đà Nẵng;
- Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, khoa
học và công nghệ, và môi trường pháp lý của Đà Nẵng phục vụ phát triển Khu
CNC Đà Nẵng;

- Phác thảo về mô hình của Khu Công nghệ cao Đà Nẵng (mô hình hoạt
động, quy mô, cơ cấu chức năng, lĩnh vực công nghệ cao ưu tiên phát triển, định
hướng đầu tư
, tổ chức quản lý…).





2
MỤC LỤC

CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ 1
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 2
Phần thứ Nhất: NHIỆM VỤ, ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP KHU CÔNG NGHỆ CAO
THEO LUẬT ĐỊNH VÀ CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY 5
I. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO VÀ KHU CÔNG NGHỆ CAO 5
1. Luật Khoa học và Công nghệ 2000 5
2. Luật Công nghệ cao 2008 5
II. GIẢI THÍCH CÁC TỪ NGỮ DÙNG TRONG LUẬT CÔNG NGHỆ CAO 5
1. Công nghệ cao 6
2. Hoạt động công nghệ cao 6
3. Sản phẩm công nghệ cao 6
4. Doanh nghiệp công nghệ cao 6
5. Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 6
6. Công nghiệp công nghệ cao 6
7. Ươm tạo công nghệ cao 6
8. Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao 6
9. Cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao 6

10. Nhân lực công nghệ cao 6
III. NHIỆM VỤ VÀ ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP KHU CÔNG NGHỆ CAO 7
IV. CÁC NGÀNH CÔNG NGHỆ CAO VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO ĐƯỢC ƯU
TIÊN 8
1. Các ngành công nghệ cao được ưu tiên phát triển 8
2. Các ngành công nghiệp được ưu tiên áp dụng công nghệ cao 8
3. Nội dung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 8
4. Tham khảo phân loại của OECD về công nghiệp công nghệ cao 8
Phần thứ Hai: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐÀ NẴNG ĐÁP
ỨNG NHỮNG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHỆ CAO ĐÀ NẴNG 10
I. VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG 10
1. Tổng quan về Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 10
2. Phân tích tổng quan Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 13
3. Kết luận về Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 17
II. VỊ THẾ CỦA ĐÀ NẴNG TRONG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG 18
1. Đà Nẵng có cơ sở hạ tầng và dịch vụ đầu tư khá hoàn thiện so với các tỉnh trong
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 18

2. Đà Nẵng đã nổi lên là một địa phương có nền kinh tế phát triển năng động 19
3. Các khu công nghiệp tại Đà Nẵng 20
4. Các doanh nghiệp FDI 24

3
III. PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHỆ CAO ĐÀ NẴNG 25
1. Tiềm lực về nghiên cứu 26
2. Đào tạo nhân lực công nghệ cao 28
3. Công nghiệp công nghệ cao đang bước đầu hình thành tại Đà Nẵng 30
4. Tiềm năng của các trường đại học, cao đẳng trong Vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung tham gia vào phát triển CNC và công nghiệp CNC Đà Nẵng 37


Phần thứ Ba: MÔ HÌNH KHU CÔNG NGHỆ CAO VÀ PHÁC THẢO QUY HOẠCH
KHU CÔNG NGHỆ CAO TẠI HÒA LIÊN, HÒA VANG 46
I. CÁC MÔ HÌNH PHỔ BIẾN PHÁT TRIỂN CNC VÀ KHU CNC 46
1. Các mô thức phát triển công nghệ cao phổ biến 46
2. Các mô hình khu công nghệ cao phổ biến 47
3. Các bài học thành công từ một số khu công nghệ cao 48
II. PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO VÀ XÂY DỰNG KHU CNC Ở VIỆT NAM 53
1. Phát triển công nghệ cao ở Việt Nam và sự cần thiết có một quá trình chuyển đổi
thích hợp 53

2. Đề xuất mô hình phát triển Khu Công nghệ cao Đà Nẵng 59
3. Phác thảo quy hoạch tổng thể phát triển CNC và Khu CNC Đà Nẵng 62
4. Vị trí Khu Công nghệ cao Hòa Liên 63
Phần thứ Tư: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN KHU CÔNG NGHỆ CAO ĐÀ NẴNG 70
I. PHÂN TÍCH ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH CÁC NGUỒN
TÀI CHÍNH NGOÀI NGÂN SÁCH THAM GIA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ
PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHỆ CAO ĐÀ NẴNG 70
1. Thực trạng các cơ chế, chính sách của Việt Nam 70
2. Kinh nghiệm thu hút nguồn ngoài ngân sách của Đà Nẵng 80
3. Đề xuất cơ chế, chính sách thu hút vốn ngoài ngân sách đầu tư xây dựng và phát
triển Khu Công nghệ cao Đà Nẵng 84

II. PHÂN TÍCH, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI NHẰM THU
HÚT CÁC NHÀ ĐẦU TƯ THAM GIA HOẠT ĐỘNG TẠI KHU CNC ĐÀ NẴNG 87
1. Các quy định của pháp luật Việt Nam 87
2. Thực tế tại Đà Nẵng về chính sách đất đai cho Khu Công nghệ cao 90
3. Đề xuất các giải pháp về chính sách đất đai khuyến nghị áp dụng cho Khu CNC
Đà Nẵng 91


III. PHÂN TÍCH, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
CÔNG NGHỆ CAO CHO KHU CÔNG NGHỆ CAO ĐÀ NẴNG 94
1. Phát triển nhân lực khoa học công nghệ và công nghệ cao ở Việt Nam 95
2. Chính sách phát triển nhân lực công nghệ cao 96
3. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực CNC cho Khu CNC Đà Nẵng 97
IV. PHÂN TÍCH, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ƯƠM TẠO VÀ PHÁT TRIỂN DOANH
NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRONG KHU CÔNG NGHỆ CAO ĐÀ NẴNG 100
1. Tình hình phát triển các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ 100
2. Chính sách khuyến khích ươm tạo, thành lập doanh nghiệp CNC của VN 102

4
3. Đề xuất các giải pháp ươm tạo và phát triển doanh nghiệp CNC trong Khu CNC
Đà Nẵng 108

V. PHÂN TÍCH, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẦY CÁC HOẠT ĐỘNG “NGHIÊN
CỨU VÀ TRIỂN KHAI” VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN 111
1. Hiện trạng chính sách khuyến khích hoạt động nghiên cứu và phát triển và ứng
dụng, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp của Việt Nam 112

2. Đề xuất các giải pháp thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và phát triển và chuyển
giao công nghệ trên địa bàn 122

VI. PHÂN TÍCH, ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY MẠNG LƯỚI LIÊN
KẾT, HỢP TÁC GIỮA KHU CÔNG NGHỆ CAO VỚI NHAU VÀ VỚI CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, KHU KINH TẾ 124
1. Các quy định về cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết, hợp tác giữa khu công nghệ
cao và với các khu công nghiệp 125

VII. PHÂN TÍCH, ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY MẠNG LƯỚI LIÊN
KẾT, HỢP TÁC GIỮA KHU CÔNG NGHỆ CAO VỚI NHAU VÀ VỚI CÁC KHU CÔNG

NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, KHU KINH TẾ 127
1. Cơ chế, chính sách về tổ chức, quản lý và vận hành khu công nghệ cao, khu công
nghiệp, chế xuất, kinh tế ở Việt Nam 127

Phần thứ Năm: KIẾN NGHỊ, CÁC CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN 129
I. PHÂN TÍCH TỔNG QUAN VỀ ĐÀ NẴNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN KHU CÔNG NGHỆ CAO 129
1. Những thuận lợi 129
2. Những khó khăn 132
3. Thời cơ 135
4. Thách thức 137
II. CÁC KIẾN NGHỊ 139
III. CÁC DỰ ÁN CẦN TRIỂN KHAI PHỤC VỤ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN KHU CÔNG
NGHỆ CAO ĐÀ NẴNG 143
1. Đà Nẵng, một điểm có sức thu hút các dự án đầu tư 143
2. Đề xuất một số dự án mới phục vụ cho việc phát triển công nghệ cao và xây dựng
Khu Công nghệ cao Đà Nẵng 144

IV. KẾT LUẬN 145
1. Những điều kiện để thành lập Khu CNC Đà Nẵng 145
2. Các điều kiện Đà Nẵng cần phấn đấu để Khu CNC hoạt động đạt kết quả 147
3. Khu CNC Đà Nẵng phát triển theo mô hình “Mở” 146
4. Hình thức đầu tư huy động vốn cho Khu CNC Đà Nẵng 147
5. Đề nghị thành lập một Hội đồng tư vấn khoa học Khu CNC Đà Nẵng 147
6. Con đường phát triển công nghệ cao của Đà Nẵng 147






5
TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ CÔNG NGHỆ CAO ĐÀ NẴNG 149
CÁC VĂN BẢN CƠ BẢN 150
QUYẾT ĐỊNH VỀ KHU CÔNG NGHỆ CAO ĐÀ NẴNG 152
Phụ lục TRÍCH DẪN MỘT SỐ VĂN BẢN CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ
NHÀ NƯỚC NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CNC, CNpCNC VÀ DOANH
NGHIỆP CNC, CNpCNC 153
I. Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 16/10/2003 về việc xây dựng và
phát triển Tp. Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 153

II. Thông báo kết luận số 234-TB/TƯngày 1/4/2009 của Bộ Chính trị về báo cáo kiểm
điểm tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về KH&CN và nhiệm
vụ, giải pháp phát triển khoa học và công nghệ từ nay đến năm 2020 154

III. Kết luận số 48-KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển
tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020 159

IV. Quốc hội, Luật Khoa học và Công nghệ số 21/2000-QH10, ngày 9/6/2000 160
V. Quốc hội. Luật Công nghệ cao số: 21/2008/QH12, ngày 13/11/2008 162
VI. Bộ Công thương. Quyết định số 53/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 “Phê duyệt
Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp áp dụng CNC đến năm 2020” 171

VII. Thủ tướng Chính phủ. Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 “Quy định
về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế” 173

VIII. UBND Tp. Hồ Chí Minh. Quyết định số: 5754/QĐ-UBND Ngày 28/12/2007 Về
một số cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào Khu CNC Tp. Hồ Chí Minh 177

IX. Đà Nẵng. Chương trình "Tập trung phát triển công nghiệp, ưu tiên đầu tư đẩy
mạnh phát triển CNTT, phấn đấu là một trong những địa phương đi đầu trong sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa" 179

X. Chương trình phát triển công nghệ sinh học Đà Nẵng 192
Phụ lục SỐ LIỆU THỐNG KÊ 199

CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ
(Danh mục đầy đủ liệt kê ở phần cuối của Đề án này)

1. Bộ Chính trị (khoá IX). Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 16/10/2003). Về
“Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm
2020”.
2. Bộ Chính trị. Nghị Quyết số 39-NQTW ngày 16/08/2004. Về Phát triển kinh
tế - xã hội và
đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Trung
Bộ đến năm 2010.
3. Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000. “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
4. Chỉ thị số 50 CT/TW ngày 04/03/2005. Về việc đẩy mạnh phát triển và ứng
dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
5. Quốc hộ
i. Luật số 21/2008/QH12 thông qua ngày 13/11/2008. Luật Công
nghệ cao.
6. Quốc hội. Luật số 22/2008/QH12 thông qua ngày 13/11/2008. Luật Cán bộ,
Công chức.
7. Quốc hội. Luật số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005. Luật Bảo vệ môi trường.
8. Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/09/2010. Phê
duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về Công nghệ thông tin và
truyền thông”.
9. Thủ tướng Chính phủ. Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010. “Về


đào tạo, bồi dưỡng công chức”.
10. Thủ tướng Chính phủ. Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08/03/2010. “Về
quản lý biên chế công chức”.
11. Thủ tướng Chính phủ. Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/03/2010. “Về
tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức”.
12. Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số: 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010. “Về
việc phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến n
ăm 2020”.
13. Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg ngày 17/06/2009.
“Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến
năm 2020”.
14. Thủ tướng Chính phủ. Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008. Quy
định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
15. Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số 97/2007/QĐ-TTg ngày 29/06/2007.
Phê duyệt "Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh họ
c trong lĩnh vực thuỷ sản
đến năm 2020".
16. Thủ tướng Chính phủ. Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/05/2007. Quy
định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về
công nghiệp công nghệ thông tin.
17. Thủ tướng Chính phủ. Quyết Định số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31/05/2007.
Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định

2
hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước “Đa dạng sinh học và Nghị định thư
Cartagena về An toàn sinh học”.
18. Thủ tướng Chính phủ. Quyết định Số 55/2007/QĐ-TTg ngày 23/04/2007.
Phê duyệt Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai
đoạn 2007-2010, tầm nhìn đến năm 2020.

19. Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/08/2006. Về
việc Phê duyệt quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Vi
ệt Nam đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2020.
20. Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg ngày 12/01/2006.
Phê duyệt "Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong
lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020".
21. Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số 113/2005/QĐ-TTg ngày 20/05/2005.
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39 của Bộ Chính tr
ị.
22. Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004.
Về “Phương hướng chủ yếu phát triển - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”.
23. Thủ tướng Chính phủ. Quyết định 1085/QĐ-TTg ngày 12/08/2008. Về việc
phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - vùng Trung
Trung bộ từ nay đến 2025.
24. Bộ Công thương. Quyết
định số 53/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008. “Phê
duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp áp dụng công nghệ cao đến năm
2020”.
25. Bộ Xây dựng. Thông tư số 19/2008/TT-BXD ngày 20/11/2008. “Hướng dẫn
thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng khu công
nghiệp, khu kinh tế".
26. HĐND Thành phố Đà Nẵng. Nghị quyết số 66/2008/NQ-HĐND ngày
03/07/2008. Về định hướng đến năm 2020 xây dựng và phát triển công nghệ thông tin
trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong ba trung tâm công nghệ hàng đầu
của cả nước.
27. UBND thành phố Đà Nẵng. Quyết định số 69/2007/QĐ-UB ngày
18/12/2007. Về phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ sinh học của thành phố Đà

Nẵng giai đoạn từ nay đến 2010 và định hướng đến 2020.


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

CGCN Chuyển giao công nghệ
CNC Công nghệ cao
CNpCNC Công nghiệp công nghệ cao
CNpPT Công nghiệp phụ trợ
CNSH Công nghệ sinh học
CNTT Công nghệ thông tin
CVBCB Các văn bản cơ bản
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
KH&CN Khoa học và công nghệ
KT-XH Kinh tế - xã hội
NC&TK Nghiên cứu và triển khai
NLCNC Nhân lực công nghệ cao
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
UBND Uỷ ban nhân dân
VKTTĐMT Vùng kinh tế trọng điể
m miền Trung











2
ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày 16/10/2003 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây
dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước (Các văn bản cơ bản - CVBCB.1); trong đó đã ghi:
“Đà Nẵng phải phấn đấu để trở thành một trong những địa phương đi đầu
trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và cơ bản trở thành thành phố
công
nghiệp trước năm 2020”.
“Có kế hoạch và bước đi trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nay đến năm 2010
theo hướng cơ cấu kinh tế công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, sau năm 2010 chuyển
sang cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Trong đó chú trọng phát triển công
nghiệp có công nghệ cao, dịch vụ có chất lượng cao, xây dựng trung tâm công nghệ
cao; khai thác tiềm năng kinh t
ế biển; phát triển các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh
tranh; quan tâm đến đổi mới công nghệ, tiếp cận với công nghệ hiện đại”.
Thông báo kết luận số 234-TB/TƯ ngày 01/04/2009 của Bộ Chính trị về báo
cáo kiểm điểm tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về KH&CN
và nhiệm vụ, giải pháp phát triển KH&CN từ nay đến năm 2020 (CVBCB.2), đã nhận
định:
“Chất lượng độ
i ngũ cán bộ KH&CN nhìn chung còn thấp, thiếu những cán bộ,
chuyên gia giỏi đầu đàn trong nhiều lĩnh vực KH&CN, đủ sức đảm nhiệm các nhiệm
vụ nghiên cứu có tầm cỡ quốc tế, có đóng góp đột phá đối với các lĩnh vực kinh tế - xã
hội của đất nước. Chính sách đãi ngộ, sử dụng chưa thu hút được nhiều và sử dụng tốt
cán bộ trẻ đã được
đào tạo có trình độ cao về làm việc tại các cơ sở nghiên cứu và đào
tạo nguồn nhân lực”.

“Phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ dựa trên CNC, dịch chuyển nhanh
cơ cấu kinh tế sang các ngành dựa nhiều vào công nghệ và tri thức, đưa nền kinh tế đất
nước vượt qua khó khăn trong tình hình kinh tế thế giới suy giảm Hiện nay, và vươn
lên vị trí cao hơn trong mạng lưới sản xuất quố
c tế và trong quá trình hội nhập quốc tế.
Tập trung phát triển và tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, đẩy nhanh quá trình
xây dựng công nghiệp cơ bản, công nghiệp phụ trợ; phát triển một số sản phẩm công
nghiệp chủ lực và các sản phẩm nông nghiệp chế biến có giá trị, chất lượng và khả
năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới”.
“Đến năm 2020, xây dựng được m
ột nền KH&CN có trình độ trung bình tiên
tiến trong khu vực; về cơ bản có khả năng tự chủ những công nghệ tiên tiến then chốt
trong các lĩnh vực chính của nền kinh tế, với chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu
quả, sức cạnh tranh cao; trở thành động lực trực tiếp, đưa nước ta cơ bản trở thành
một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
“Nhà n
ước tập trung xác định, xây dựng và đặt hàng triển khai thực hiện những
nhiệm vụ KH&CN trọng điểm quốc gia thông qua Chương trình đổi mới công nghệ
quốc gia, Chương trình phát triển CNC quốc gia; xây dựng cơ chế thúc đẩy hình thành
tổ chức KH&CN theo nhiệm vụ trên cơ sở liên kết các tổ chức KH&CN để tập hợp
một cách linh hoạt những cán bộ giỏi về nghiên cứu, triển khai và quản lý nhằ
m tập
trung lực lượng để giải quyết các nhiệm vụ KH&CN cho việc hình thành các sản phẩm
trọng điểm quốc gia trong giai đoạn tới. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân cấp và tự chủ

3
đối với các tổ chức KH&CN phù hợp với đặc thù của hoạt động KH&CN”.
“Tăng cường chức năng nghiên cứu cơ bản tại các trường đại học. Nghiên cứu
thành lập hệ thống đổi mới KH&CN quốc gia để tạo sự gắn kết và liên thông giữa
nghiên cứu, đào tạo, sản xuất và kinh doanh, giữa hoạt động KH&CN trong nước và

quốc tế”.
“Đẩy mạnh phát tri
ển và hoàn thiện thị trường KH&CN - Nhà nước có chính
sách tập trung hỗ trợ, tài trợ để khuyến khích liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp, viện
nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ với trường đại học trong việc đổi mới
công nghệ, đổi mới sản phẩm, hình thành doanh nghiệp KH&CN mới…”
Thủ tướng Chính phủ. Quyết định Số 1866/QĐ-TTg ngày 08/10/2010. “Phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát tri
ển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm
2020.” (CVBCB.44) Đã ghi:
“Mục tiêu tổng quát
Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị
lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung với vai trò là trung tâm
dịch vụ, cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về vận tải và trung chuyển hàng hoá
trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính viễn thông và tài chính - ngân hàng; m
ột
trong những trung tâm y tế, văn hoá - thể thao, giáo dục và đào tạo, khoa học công
nghệ cao của miền Trung; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng,
an ninh của khu vực miền Trung và của cả nước”.
Trong hướng liên kết với các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung,
Đà Nẵng cần khai thác thế mạnh của tỉnh giáp kề là Thừa Thiên Huế, các thế mạnh
này
đã được xác định trong Kết luận số 48/KL/TW Ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị
“về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020” (CVBCB.
3); trong đó ghi:
“Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp
quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học -
công nghệ, y tế, đào tạo lớn c
ủa cả nước và khu vực các nước Đông Nam châu Á”.
“Bộ Chính trị thống nhất chủ trương chuyển Đại học Huế lên Đại học Quốc gia

vào năm 2015”.
Theo Luật CNC: Khu CNC là hạ tầng kỹ thuật trong việc phát triển CNC, về
tầm nhìn và chiến lược phải coi trọng việc xây dựng chương trình nghiên cứu phát
triển CNC làm nội dung chính và lâu dài.
Luật CNC đã quy định nhiệm vụ của Khu CNC và các điề
u kiện để thành lập
Khu CNC.
Sau Khu CNC Hòa Lạc và Khu CNC Tp. Hồ Chí Minh thì việc thành lập một
Khu CNC thứ ba, đặt tại miền Trung là một nhu cầu phát triển khách quan đảm bảo sự
phát triển cân đối giữa các vùng miền trong toàn quốc. Tuy nhiên, sau 10 năm thành
lập, hai Khu CNC này cũng đang gặp phải những vấn đề khó khăn trong quá trình phát
triển, từ đó cần rút ra các kết luận cần thiết để xây dựng một Khu CNC thứ ba, mặt
khác nguồ
n lực của Nhà nước có hạn, điều kiện của các tỉnh miền Trung có nhiều đặc
thù riêng, đặc biệt là tiềm lực về khoa học và công nghệ còn rất hạn hẹp so với Hà Nội
và Tp. Hồ Chí Minh là hai nơi đã đặt hai Khu CNC.

4
“Nhiệm vụ” nghiên cứu này được tiến hành theo các Quyết định sau:
1) Theo Quyết định số 629/QĐ-BKHCN ngày 20/04/2009 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ:
Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu luận cứ khoa học và kinh tế - xã hội làm cơ sở xây
dựng Dự án đầu tư xây dựng Khu Công nghiệp Công nghệ cao Đà Nẵng.
Cơ quan chủ trì: Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ. Bộ
Khoa học và Công ngh
ệ.
2) Theo Quyết Định số 893/QĐ-BKHCN ngày 31/05/2010 của Bộ Khoa học và
Công nghệ.
Điều 1. Đổi tên nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp thiết mới phát sinh thực
hiện ở Đà Nẵng: “Nghiên cứu luận cứ khoa học và kinh tế xã hội làm cơ sở xây dựng

Dự án đầu tư xây dựng Khu Công nghiệp Công nghệ cao Đà Nẵng” thành tên “Nghiên
cứu luận cứ khoa học và kinh tế - xã hội làm cơ
sở xây dựng Dự án đầu tư xây dựng
Khu Công nghệ cao Đà Nẵng”.
3) Trong quá trình nghiên cứu Ban chủ nhiệm đã tổ chức nhiều hội thảo và đề
xuất “Mô hình Khu Công nghệ cao cho Đà Nẵng”, nội dung này đã được báo cáo với
Chủ tịch UBND Thành phố trong cuộc họp tại Đà Nẵng ngày 13/05/2010 (nhiều đại
diện ban, ngành đã tham gia cuộc họp này); nội dung báo cáo cũng đã đề cập đến s

cần thiết tập hợp và liên kết các tiềm lực của các tỉnh thành trong Vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung để xây dựng một Khu Công nghệ cao.
4) Ngày 26/06/2010, đã tổ chức nghiệm thu cấp cơ sở tại Đà Nẵng.
Bản báo cáo toàn văn này đã được bổ sung chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội
đồng nghiệm thu cấp cơ sở tại Sở Khoa học và Công nghệ Đ
à Nẵng ngày 26/06/2010.







5
Phần thứ Nhất:
NHIỆM VỤ, ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP KHU CÔNG NGHỆ CAO
THEO LUẬT ĐỊNH VÀ CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY

I. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO VÀ KHU CÔNG NGHỆ CAO
1. Luật Khoa học và Công nghệ năm 2000
(CVBCB.10)

Điều 32. Phát triển công nghệ cao.
Nhà nước có chính sách phát triển công nghệ cao, đầu tư có trọng điểm, đẩy
mạnh hợp tác quốc tế để nghiên cứu, phát triển công nghệ cao; xây dựng một số khu
công nghệ cao nhằm nâng cao năng lực công nghệ và phát triển các ngành công nghiệp
công nghệ cao của đất nước.
Tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và s
ản
xuất sản phẩm công nghệ cao được hưởng ưu đãi đặc biệt về thuế, tín dụng và các ưu
đãi khác.
2. Luật Công nghệ cao năm 2008
(CVBCB.7)
Điều 4 quy định như sau:
1. Huy động các nguồn lực đầu tư, áp dụng đồng bộ các cơ chế, biện pháp
khuyến khích, ưu đãi ở mức cao nhất về đất đai, thuế và ưu đãi khác cho hoạt động
CNC nhằm phát huy vai trò chủ đạo của CNC trong phát triển KH&CN phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng
cuộc sống của nhân dân.
2. Đẩy nhanh việc ứng dụng, nghiên cứu, làm chủ và tạo ra CNC, sản phẩm
CNC; hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp CNC; nâng cao năng lực
cạnh tranh của sản phẩm, tham gia vào những khâu có giá trị gia tăng cao trong hệ
thống cung ứng toàn cầu.
3. Tập trung đầ
u tư phát triển nhân lực CNC đạt trình độ khu vực và quốc tế; áp
dụng cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt để đào tạo, thu hút, sử dụng có hiệu quả nhân
lực CNC trong nước và ngoài nước, lực lượng trẻ tài năng trong hoạt động nghiên cứu,
giảng dạy, ươm tạo CNC, ươm tạo doanh nghiệp CNC và các hoạt động CNC khác.
4. Khuyến khích doanh nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng CNC, đầu t
ư phát
triển CNC; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia hình thành
mạng lưới cung ứng sản phẩm, dịch vụ phụ trợ cho ngành công nghiệp CNC.

5. Dành ngân sách nhà nước và áp dụng cơ chế tài chính đặc thù để thực hiện
nhiệm vụ, chương trình, dự án về CNC, nhập khẩu một số CNC có ý nghĩa quan trọng
đối với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
II. GIẢI THÍCH CÁC TỪ NGỮ DÙNG TRONG LUẬT CÔNG NGHỆ CAO

6
Tại Điều 3 Luật ban hành
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công nghệ cao
Là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có
chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai
trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuấ
t, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa
ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.
2. Hoạt động công nghệ cao
Là hoạt động nghiên cứu, phát triển, tìm kiếm, chuyển giao, ứng dụng công
nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh
nghiệp công nghệ cao; sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao; phát triển
công nghiệp công nghệ cao.
3. Sản phẩ
m công nghệ cao
Là sản phẩm do công nghệ cao tạo ra, có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị
gia tăng cao, thân thiện với môi trường.
4. Doanh nghiệp công nghệ cao
Là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công
nghệ cao, có hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao.
5. Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Là doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp
có ch

ất lượng, năng suất, giá trị gia tăng cao.
6. Công nghiệp công nghệ cao
Là ngành kinh tế - kỹ thuật sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ
công nghệ cao.
7. Ươm tạo công nghệ cao
Là quá trình tạo ra, hoàn thiện, thương mại hóa công nghệ cao từ ý tưởng công
nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học hoặc từ công nghệ cao chưa hoàn thiện thông qua
các hoạt động trợ giúp về hạ tầng kỹ thu
ật, nguồn lực và dịch vụ cần thiết.
8. Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao
Là quá trình hình thành, phát triển doanh nghiệp công nghệ cao thông qua các
hoạt động trợ giúp về hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực và dịch vụ cần thiết.
9. Cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao
Là cơ sở cung cấp các điều kiện thuận lợi về hạ tầ
ng kỹ thuật, nguồn lực và
dịch vụ cần thiết phục vụ việc ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công
nghệ cao.

10. Nhân lực công nghệ cao
Là đội ngũ những người có trình độ và kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của hoạt

7
động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao, dịch vụ công nghệ cao, quản lý
hoạt động công nghệ cao, vận hành các thiết bị, dây chuyền sản xuất sản phẩm công
nghệ cao.
III. NHIỆM VỤ VÀ ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP KHU CÔNG NGHỆ CAO
Ngày 13/11/2008 Quốc hội đã ban hành Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12
(CVBCB.6). Các nội dung cơ bản theo quy định của Luật như sau:
Tại Điều 30 Luật ban hành:
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ

thuật CNC gồm khu CNC, khu nông nghiệp ứng dụng CNC, cơ sở nghiên cứu, cơ sở
ươm tạo CNC, ươm tạo doanh nghiệp CNC, hạ tầng thông tin đáp
ứng yêu cầu phát
triển CNC.
2. Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ phát triển
CNC, Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng một số khu CNC, khu nông nghiệp ứng
dụng CNC.
Tại Điều 31 xác định “Khu công nghệ cao là nơi tập trung, liên kết hoạt động
nghiên cứu và phát triển, ứng dụng CNC; ươm tạo CNC, ươm tạo doanh nghiệp CNC;
đào tạo nhân lực CNC; s
ản xuất và kinh doanh sản phẩm CNC, cung ứng dịch vụ
CNC”.
Khu CNC có các nhiệm vụ sau:
a) Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, phát triển CNC; ươm tạo
CNC, ươm tạo doanh nghiệp CNC; sản xuất sản phẩm CNC, cung ứng dịch vụ CNC;
b) Liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng CNC, đào tạo nhân lực CNC,
sản xuất sản phẩm CNC;
c) Đào tạo nhân lực CNC;
d) Tổ ch
ức hội chợ, triển lãm, trình diễn sản phẩm CNC từ kết quả nghiên cứu,
ứng dụng CNC;
đ) Thu hút các nguồn lực trong nước và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động
CNC.
Điều kiện thành lập khu CNC được quy định như sau:
a) Phù hợp với chính sách của Nhà nước về phát triển CNC, công nghiệp CNC
và nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Có quy mô diện tích thích hợp, địa điểm thuậ
n lợi về giao thông và liên kết
với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo có trình độ cao;
c) Hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ thuận lợi đáp ứng yêu cầu của hoạt động nghiên

cứu, ứng dụng, phát triển CNC; ươm tạo CNC, ươm tạo doanh nghiệp CNC; sản xuất
thử nghiệm sản phẩm CNC; cung ứng dịch vụ CNC;
d) Có nhân lực và đội ngũ quản lý chuyên nghiệp.

8
IV. CÁC NGÀNH CÔNG NGHỆ CAO VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO ĐƯỢC
ƯU TIÊN
1. Các ngành công nghệ cao được ưu tiên phát triển
Theo Luật Công nghệ cao. Năm 2008 (CVBCB.7).
Điều 5. Tập trung đầu tư phát triển CNC trong các lĩnh vực công nghệ:
- Công nghệ thông tin;
- Công nghệ sinh học;
- Công nghệ vật liệu mới;
- Công nghệ tự động hóa.
2. Các ngành công nghiệp được ưu tiên áp dụng công nghệ cao
Bộ Công thương: Quyết định số 53/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008. “Phê
duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp áp dụng công nghệ cao đến năm
2020” (CVBCB.36).
- Ngành Điện tử - Tin học.
- Ngành cơ khí.
- Ngành luyện kim.
- Ngành hóa chất.
- Ngành chế biến thực phẩm.
- Ngành năng lượng.
3. Nội dung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010. “Về việc
phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020”.
(CVBCB.16).
a) Chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi và giống thuỷ
sản cho năng

suất, chất lượng cao;
b) Phòng, trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi và thuỷ sản;
c) Nghiên cứu, phát triển các quy trình công nghệ trong sản xuất nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản đạt hiệu quả kinh tế cao;
d) Tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp;
đ) Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp;
e) Nhập CNC trong nông nghiệp.
4. Tham khảo phân loại của OECD về
công nghiệp công nghệ cao
4.1. Nhóm công nghiệp sản xuất CNC
- Công nghiệp không gian vũ trụ.
- Công nghiệp dược phẩm.

9
- Công nghiệp sản xuất máy tính và máy văn phòng.
- Công nghiệp sản xuất trang thiết bị truyền thông.
- Công nghiệp sản xuất trang thiết bị khoa học (thiết bị y tế, thiết bị đo lường
chính xác, dụng cụ quang học, v.v ).
4.2. Nhóm công nghiệp dịch vụ CNC
- Dịch vụ truyền thông.
- Dịch vụ tài chính và bảo hiểm.
- Dịch vụ doanh nghiệp.
- Dịch vụ giáo dục - đào tạo.
- Dịch vụ
y tế.
Các định hướng nội dung trên sẽ là căn cứ để xác định nội dung phát triển CNC
trong Khu CNC Đà Nẵng sẽ trình bày trong Phần 3 của Báo cáo này.










10
Phần thứ Hai:
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐÀ NẴNG
ĐÁP ỨNG NHỮNG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG
KHU CÔNG NGHỆ CAO ĐÀ NẴNG


Từ những năm cuối của thế kỷ trước, thế kỷ XX, chúng ta đã nhận thức được vị
trí và tầm quan trọng của kinh tế trí thức trong việc xây dựng và phát triển đất nước,
phát triển CNC và xây dựng khu CNC là một lựa chọn tất yếu để đưa đất nước tăng
nhanh nhịp độ phát triển, tạo ra những sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh trên thị
tr
ường trong và ngoài nước; theo hướng đó Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành
lập Khu CNC Hòa Lạc tại miền Bắc tháng 10/1998 và Khu CNC Tp. Hồ Chí Minh
tháng 10/2002, trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, chúng ta đã rút ra được
nhiều kinh nghiệm và nhận thức trong việc xây dựng khu CNC…; việc xây dựng một
khu CNC tại miền Trung là một nhu cầu tất yếu trong việc phát triển cân đối các vùng
miền trong phạm vi toàn quốc. Xây dựng Khu CNC Đà Nẵng đặ
t trong sự phát triển
của toàn bộ miền Trung và trước hết là tận dụng các tiềm lực và phục vụ cho sự phát
triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
I. VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG
1. Tổng quan về Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Ngày 13/08/2004, Thủ tuớng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Vùng kinh

tế trọng điểm miền Trung (VKTTĐMT) gồm năm tỉnh và thành phố: Thừa Thiên -
Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định nhằm phát huy tiềm năng, vị
trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng, từng bước phát triển Vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung thành mộ
t trong những vùng phát triển năng động của cả nước.
Trong những năm gần đây, Chính phủ đã và đang tập trung nguồn lực đầu tư
cho Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Nhiều dự án lớn về kết cấu hạ tầng đã và
đang được triển khai, như xây dựng đường hầm xuyên đèo Hải Vân - một trong mười
công trình đường hầm lớn nhất Đ
ông Nam Á nối Huế với Đà Nẵng; đường cao tốc Đà
Nẵng - Quảng Ngãi; Khu Kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam); Khu Kinh tế Dung Quất
(Quảng Ngãi) gắn với phát triển công nghiệp lọc, hóa dầu; Khu Kinh tế Nhơn Hội
(Bình Định); nâng cấp và mở rộng sân bay quốc tế Đà Nẵng… Đây là vùng không chỉ
có vai trò động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung và
Tây Nguyên mà còn có vị trí quan trọng trong chiế
n lược phát triển kinh tế - xã hội cả
nước.
Ngày 12/08/2008, Thủ Tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 1085/QĐ- TTg,
về việc Phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, các tỉnh
miền Trung đã có sức bật mạnh mẽ. Vốn đầu tư ngân sách khu vực nhà nước tăng
mạnh từ 65,68% lên 74,9%, trong đó vốn xây dựng cơ bản chiếm 80% tổng số vố
n. Cơ
sở hạ tầng phát triển xoay quanh trục chính từ các khu kinh tế dọc các tỉnh thành, như:
Khu Kinh tế Chân mây - Lăng Cô, Khu Kinh tế mở Chu Lai, Khu Kinh tế Dung Quất,
Khu Kinh tế Nhơn Hội

11
Thành phố Đà Nẵng có vị trí quan trọng trong việc phát triển VKTTĐMT, được
ghi nhận:
- Trong Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 16/10/2003 của Bộ Chính trị “Thành

phố Đà Nẵng phải nhận thức rõ hơn nữa trách nhiệm của mình với sự phát triển kinh tế
- xã hội của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên để có hướng liên kết, phối hợp tích
cực hơn, khẩn trương hơn.” (CVBCB. 1).
Trong Quyết
định Số 1866/QĐ-TTg ngày 08/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
“Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm
2020.” (CVBCB.44).
“Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị
lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung với vai trò là trung tâm
dịch vụ, cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về vận tả
i và trung chuyển hàng hoá
trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính viễn thông và tài chính - ngân hàng; một
trong những trung tâm y tế, văn hoá - thể thao, giáo dục và đào tạo, khoa học công
nghệ cao của miền Trung; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng,
an ninh của khu vực miền Trung và của cả nước”.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Địa bàn Dân số
(Nghìn người)
Diện tích
(Km
2
)
Mật độ dân số
(người/km
2
)
Cả nước
86024,9 331051,4 260
Thừa Thiên Huế 1088,7 5062,6 215
Đà Nẵng 890,5 1283,4

694
Quảng Nam 1421,2
10438,4
136
Quảng Ngãi 1219,2 5152,7 237
Bình Định
1489,0
6069,6 247
CẢ VÙNG
6108,6 28006,7


VKTTĐMT chiếm 7,1 % dân số toàn quốc; chiếm 8,46% về diện tích tự nhiên
và chỉ chiếm 5% GDP cả nước.


12


Các tỉnh, thành phố trong VKTTĐMT có một vị trí địa lý đặc biệt là:
Phía Tây của các tỉnh Thừa Thiên Huế, Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng
Nam có biên giới chung với các nước láng giềng trong Hiệp hội các nước vùng Đông
Nam Á (ASEAN), hai tỉnh còn lại Quảng Ngãi, Bình Định về phía Tây giáp kề với các
tỉnh Tây Nguyên có biên giới chung với các nước láng giềng Lào và Cămpuchia, và
phía Đông của các tỉnh thành phố trong vùng KTTĐMT đều là tiếp giáp với bi
ển
Đông, đóng vai trò cửa thông ra biển Đông cho các nước trong khối ASEAN trong quá
trình phát triển giao lưu kinh tế.
Đặc điểm này dẫn đễn một lợi thế về mở rộng giao lưu quốc tế và phát triển
kinh tế, các tỉnh trong VKTTĐMT đều có cơ hội để mở rộng hành lang kinh tế Đông -

Tây trong khối ASEAN mà điểm đầu từ các nước Miama, Thái Lan, Lào, Cămphuchia
và điểm cuối là các cảng biể
n của các tỉnh, thành phố trong VÙNG; mặt khác các tỉnh,
thành phố trong VÙNG cũng luôn phải trực tiếp với những thách thức về biên giới, về
đối ngoại; về các vấn đề “nhạy cảm” trong chính trị, an ninh, quốc phòng…
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có diện tích tự nhiên 28.006,7km
2
, theo
tổng điều tra dân số 2009 khoảng 6,108 triệu người chiếm 7,1% dân số cả nước, chiếm
8,46% về diện tích tự nhiên, và chỉ chiếm 5% GDP cả nước. Chỉ số phát triển GDP
của VKTTĐMT cần có nghiên cứu sâu hơn đề giải thích đầy đủ về hiện tượng này.
Tổng GDP của Vùng đạt hơn 34.000 tỷ đồng, tương đương 27% so với vùng
kinh tế trọng điểm miề
n Bắc và 13% vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Các tỉnh
trong VKTTĐMT có nhiều lợi thế đặc thù về vị trí chiến lược, nguồn nhân lực dồi dào,
17 cảng biển, 15 khu kinh tế, 22 khu công nghiệp, 2 khu chế xuất, 8 sân bay, 2 xa lộ
xuyên Việt, hành lang kinh tế Đông Tây đi qua cửa khẩu Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng,
những dự án hàng chục tỷ USD…
Chỉ số Năng lực cạnh tranh VKTTĐMT dần nổi bậ
t hơn các vùng khác, như:
Đà Nẵng trong 2 năm (2008, 2009) tiếp tục đứng đầu toàn quốc, Bình Định
đứng thứ 7, Thừa Thiên Huế thứ 14, Quảng Nam thứ 25…

13
2. Phân tích tổng quan Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
2.1. Những lợi thế của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
2.1.1. Thuận lợi về cơ sở hạ tầng ban đầu
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (VKTTĐMT) nằm trên trục giao thông
Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là cửa ngõ ra
biển của Tây Nguyên và các nước láng giềng phía Tây. Trong phát triển kết cấ

u hạ
tầng đã và đang được đầu tư, để Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trở thành một
trong ba đầu mối giao thông quốc tế quan trong của cả nước, trong vùng có 4 sân bay
Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Phù Cát, trong đó sân bay quốc tế Đà Nẵng đang được
đầu tư mở rộng, sân bay Chu Lai đang đầu tư và phục hồi giai đoạn 1 và đang tìm đối
tác để xây dựng sân bay trung chuyển hàng hóa quốc t
ế. Các cảng biển như Chân Mây,
Đà Nẵng, Kỳ Hà (Quảng Nam), Dung Quất, Quy Nhơn đang được đầu tư nâng cấp,
mở rộng đảm bảo giao lưu trong nước và quốc tế. Đường sắt góp phần vận chuyển
hành khách, hàng hóa đến Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và từ đây đến mọi
miền Tổ quốc. Hệ thống lưới điện quốc gia ngày càng được mở r
ộng, tỷ lệ hộ dùng
điện mỗi ngày một tăng cao…
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đa dạng
Trong vùng có nguồn tài nguyên tương đối đa dạng, phong phú, có nhiều tiềm
năng về đất, biển, rừng, khoáng sản, với các vịnh nước sâu Chân Mây, Liên Chiểu,
Dung Quất, Nhơn Hội, gần đường hàng hải quốc tế, có đủ điều kiện xây dựng các cảng
nước sâu, các khu công nghiệp và du l
ịch văn hóa, sinh thái.
2.1.3. Đã hình thành một hệ thống đô thị
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã hình thành một hệ thống đô thị, trong
đó có các đô thị lớn (thành phố Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn), các khu kinh tế Chu Lai,
Dung Quất, Nhơn Hội. Hệ thống đô thị cùng với các khu công nghiệp, khu du lịch, các
di sản văn hóa thế giới (trong đó có các di sản văn hóa được UNESCO công nhận như

cố đô Huế, Hội An, Mỹ Sơn), đó là những hạt nhân tác động lớn đến phát triển kinh tế
- xã hội của vùng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa theo hướng hiện đại.
2.1.4. Vùng KTTĐMT là nơi có truyền thống lao động, hiếu học và cách mạng
Nhân dân trong vùng có truyền thống cách mạng, hiếu học và năng động.
Nguồn lao động dồi dào, một bộ phận có tay nghề cao, là nòng cố

t để tiếp cận khoa
học - công nghệ tiên tiến.
Những năm qua, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã đạt được những kết
quả bước đầu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an
ninh, nổi bật là tốc độ tặng trưởng GDP bình quân hằng năm giai đoạn 1996-2000
khoảng 8,5%, giai đoạn 2001-2004 là 9,97% (cao hơn tốc độ tăng trung bình cả nướ
c).
Trong đó, nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân giai đoạn 2001-2004 khoảng 5,4%;
công nghiệp tăng 17,3%; dịch vụ tăng 10,3%; giai đoạn 2005-2009 khoảng 6,4%; công
nghiệp tăng 21,3%; dịch vụ tăng 38,3%.

14
2.2. Những hạn chế
2.2.1. Các địa phương trong Vùng cần phối hợp để tận dụng hết tiềm năng trong
VKTTĐMT
Các tỉnh trong VKTTĐMT đều có tiềm năng phát triển kinh tế và mở ra các cửa
khẩu kinh tế ở các biên giới và cận biên giới với các quốc gia trong vùng, mặt khác các
tỉnh trong VKTTĐMT có nhiều lợi thế đặc thù như nhau cần được phối hợp quy hoạch
chung để khai thác
đạt hiệu quả tối đa, sự phát triển cục bộ, nhỏ lẻ, tự phát sẽ dẫn đến
tình trạng là các tiềm năng không thể phát huy lợi thế. Có thể nêu ra các mặt chính cần
có sự liên kết chặt chẽ trong vùng như:
Tiềm năng Du lịch
Miền Trung có các di sản văn hoá thế giới của Việt Nam liền kề nhau:
1. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
2. Quần thể di tích Cố
đô Huế.
3. Nhã nhạc cung đình Huế.
4. Khu di tích Mỹ Sơn.
5. Phố Cổ Hội An.

Nếu các địa phương trong Vùng phối hợp xây dựng các chương trình quảng bá
du lịch, tổ chức liên kết các lễ hội văn hoá; liên kết du lịch tạo thành du lịch vùng, kết
nối các Doanh nghiệp lữ hành của các tỉnh tạo thành những sản phẩm trọn gói của
vùng.
Tiềm năng về cơ sở hạ
tầng giao thông
Trong VKTTĐMT có:
- 4 sân bay tại 4 tỉnh, thành phố: sân bay quốc tế Phú Bài (Thừa Thiên Huế),
sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay Chu Lai (Quảng Nam), và sân bay Phú Cát (Bình
Định).
- VKTTĐMT đều có nhiều cảng tầu biển được phân loại:
Cảng biển loại I: Cảng biển Chân Mây (Huế); Cảng biển Đà Nẵng; Cảng biển
Dung Quất (Quảng Ngãi); Cảng biển Quy Nhơn (Bình Định).
Cảng biển loại II: Cả
ng biển Thuận An (Huế); Cảng biển Kỳ Hà Quảng Nam;
Cảng biển Sa Kỳ (Quảng Ngãi).
Liên kết các cảng chuyên dùng làm cụm cảng để phát triển một thương cảng,
như xây dựng thêm cảng Liên Chiểu, sau đó liên kết cảng Chân Mây, cảng Liên Chiểu
với cảng Đà Nẵng thành cụm cảng để xây dựng thương cảng Đà Nẵng thật lớn, ngang
tầm cảng Sài Gòn và cảng Hải Phòng. Nế
u các tỉnh trong VKTTĐMT có sự phối hợp
chung trong việc sử dụng khai thác các cơ sở hạ tầng này thì chắc chắn sẽ đóng góp
lớn vào việc phát triển của VKTTĐMT.
Các đặc thù về tài nguyên thiên nhiên, về cơ sở hạ tầng cũng tạo tiền đề để hình
thành hiệp hội nghề theo vùng như: chuỗi giá trị thủy sản, dệt may, ngân hàng
Các Doanh nghiệp có thể phối hợp chặt chẽ
tạo thành mối liên kết Doanh
nghiệp vùng; từ sự liên kết này, các Doanh nghiệp lớn tại Dung Quất, Chu Lai, Đà

15

Nẵng có thể tạo ra sự “kết nối lan tỏa” để các Doanh nghiệp khác làm dịch vụ cho
Dung Quất. Sự liên kết doanh nghiệp cũng sẽ tạo thế để thu hút các dự án về các khu
kinh tế, … và từ đó sẽ mang lại nhiều hiệu qủa kinh tế, xã hội…cho VKTTĐMT.
Tiềm năng về cơ sở giáo dục đào tạo
Liên kết các trường Đại học, các Viện nghiên cứu trong Vùng trong việc
đào
tạo và cung ứng nhân lực chất lượng cao cũng là một thách thức phải giải quyết để đẩy
mạnh phát triển VKTTĐMT.
Các cơ sở đào tạo trong VKTTĐMT còn non yếu về chất lượng và số lượng so
với các Vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc và miền Nam, tuy nhiên trong VKTTĐMT
cũng đã có nhiều Trường hình thành từ nhiều chục năm nay, nếu có sự phối k
ết hợp
giữa các cơ sở đào tạo trong Vùng, khắc phục sự liên kết chưa chặt chẽ và tích cực
nâng cao tiềm lực vật chất, trang thiết bị thí nghiệm và đặc biệt thu hút và đào tạo các
chuyên gia đầu ngành… thì chắc chắn việc đào tạo nhân lực chất lượng cao sẽ dần cải
thiện và phát triển đáp ứng được nhu cầu phát triển toàn diện của VKTTĐMT.
Đ
iểm qua một số cơ sở đào tạo chính trong VKTTĐMT:
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Đại học vùng duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, có trụ sở chính tại Đà
Nẵng, đại học trọng điểm quốc gia, gồm các trường, khoa trực thuộc sau:
1. Khoa Y Dược.
2. Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum.
3. Trường Đại học Bách khoa.
4. Trường Đại học Kinh tế.
5. Trường Đại h
ọc Ngoại ngữ.
6. Trường Đại học Sư phạm.
7. Trường Cao đẳng Công nghệ.
8. Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin.

ĐẠI HỌC HUẾ
Đại học vùng Bắc Trung bộ Việt Nam, có trụ sở chính tại thành phố Huế, đại
học trọng điểm quốc gia, gồm các thành viên:
1. Khoa Luật.
2. Khoa Du lịch.
3. Khoa Giáo dục thể chất.
4. Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị.
5. Tr
ường Đại học Khoa học.
6. Trường Đại học Kinh tế.
7. Trường Đại học Nghệ thuật.
8. Trường Đại học Ngoại ngữ.

16
9.Trường Đại học Nông Lâm.
10.Trường Đại học Sư phạm.
11.Trường Đại học Y Dược.
Trường ĐẠI HỌC QUY NHƠN
Trường đại học (cấp) vùng duyên hải Nam Trung bộ, Việt Nam.
1. Khoa Toán.
2. Khoa Lý - Kỹ Thuật Công Nghiệp.
3. Khoa Hóa.
4. Khoa Sinh - Kỹ Thuật Công Nghiệp.
5.Khoa Địa Lý - Địa chính.
6.Khoa kỹ thuật và công nghệ.
7.Khoa Công nghệ Thông tin.
8.Khoa Tài chính - ngân hang - Quản trị Kinh doanh.
9.Khoa Kinh tế và Kế toán.

2.2.2. VKTTĐMT là một vùng có thị trường nh


VKTTĐMT là một vùng có số dân không nhiều chiếm 7,1% dân số cả nước (5
tỉnh, thành phố), thu nhập thấp 5% GDP của cả nước; thị trường của Vùng nhỏ, lại xa
các trung tâm tăng trưởng, cơ sở hạ tầng chưa thật đủ mạnh và đặc biệt là sự liên kết
các tỉnh, thành phố trong Vùng chưa chặt chẽ.
2.2.3. Các khu công nghiệp - chế xuất chưa lấp đầy
Hiện nay, các
khu công nghiệp - chế xuất vẫn trong tình trạng thiếu vắng các
doanh nghiệp đầu tư. Chỉ một vài khu công nghiệp chính có tỷ lệ lấp đầy từ 70 - 90%,
các khu công nghiệp còn lại vẫn đang triển khai hoặc tỷ lệ chỉ đạt 30- 60%.
Hầu như tỉnh nào cũng có một khu kinh tế, có một cảng biển hoặc “cảng nước
sâu”, có một sân bay, mạnh ai nấy kêu gọi đầu tư theo cơ chế
ưu đãi của riêng mình,
các tỉnh đều lấy lợi ích cục bộ làm ưu tiên hàng đầu cho mình; nếu các địa phương
trong Vùng có một chương trình phối hợp chung để khai thác tối đa các lợi thế sẵn co,
thì chắc chắn kết quả mang lại cho sự phát triển của toàn vùng sẽ rất lớn.
2.3. Những thời cơ
Những bất cập nêu ở trong mục 2.2. cũng là những tiền đề và là các c
ơ hội cần
tác động mạnh đề thúc đẩy mạnh sự nghiệp phát triển VKTTĐMT.
2.3.1. Hàng hóa tiêu dùng chưa đáp ứng nhu cầu tại chỗ.
Do trì trệ kinh tế trong nước, chi tiêu cá nhân trên đầu người đã giảm mạnh
trong năm 2009 và dự báo tăng trưởng tốt trở lại trong giai đoạn 2010-2013. Tăng
trưởng thu nhập sau thuế trên đầu người trong giai đoạn 2010-2013 góp phần làm gia
tăng mạnh các nhu cầu hàng tiêu dùng, trong khi đ
ó thì thị trường Việt Nam nói chung
và thị trường khu vực miền Trung nói riêng lại chưa thực sự phát triển hoàn toàn về
các mặt hàng hóa tiêu dùng. Đây là một thời cơ VKTTĐMT cần coi trọng việc

17

phát triển mặt hàng tiêu dung đấp ứng nhu cầu tại chỗ góp phần tích cực phát triển
kinh tế của VKTTĐMT.
2.3.2. VKTTĐMT cần nắm bắt thời cơ xây dựng một chương trình phát triển công nghiệp
phụ trợ
Công nghiệp phụ trợ (CNpPT) phát triển là một nhu cầu tất yếu cho phát triển
công nghiệp, trên cơ sở một nền CNpPT phát triển, các nhà đầu tư sẽ thuận lợi trong
việc có ngu
ồn cung cấp thiết bị - vật tư tại chỗ, giảm các chi phí cho sản xuất hàng hóa
công nghiệp và mang lại lợi nhuận gia tăng cho nhà đầu tư và kích thích các nguồn
đầu tư mới cho công nghiệp. Sau những năm đầu tư vào các cơ sở sản xuất công
nghiệp tại Việt Nam, giờ đây các nhà đầu tư, và nhất là các nhà đầu tư nước ngoài
đang mong muốn xây dựng các chương trình đầu tư phát triển các cơ
sở sản xuất
CNpPT tại Việt Nam, trong đó VKTTĐMT là một điểm ngắm của các nhà đầu tư FDI;
đây là một thời cơ VKTTĐMT cần nắm bắt và hoạch định các chương trình phát triển
cần thiết.
2.4. Những thách thức
2.4.1. Nhu cầu về tài chính khó được đáp ứng
Việt Nam chưa thể tiến nhanh so với khu vực và trên thế giới. Trong khu vực,
Việt Nam vẫn giữ v
ị trí thứ 15 về kinh tế trong giai đoạn (2009-2013), xếp liền kề sau
Sri Lanka, Indonesia, Ấn Độ và Philippines nhưng xếp trên Pakistan và Bangladesh.
Việt Nam sẽ có nhiều cải tiến trong hầu hết các lĩnh vực của môi trường kinh doanh,
nhưng môi trường kinh doanh vĩ mô sẽ tiếp tục suy giảm, chủ yếu là do sự chênh lệch
lớn về tài chính và khối lượng nợ quốc gia cao.
2.4.2. Chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nhân lực ch
ất lượng cao cho nhà đầu tư
Hệ thống giáo dục bậc cao vẫn còn lạc hậu và còn nhiều bất cập trong việc đào
tạo thế hệ sau phải chuyên nghiệp hơn, trong khi đó nhu cầu của nhiều công ty đầu tư
nước ngoài lại đang ngày càng tăng.

2.4.3. Cơ sở hạ tầng còn non yếu trước nhu cầu ngày càng tăng
Cơ sở hạ tầng đã được cải thiện. Tuy nhiên, s
ự yếu kém vẫn còn, đây là một
trong những yếu tố làm cản trở hoạt động kinh doanh trong nước. Mặc dù mạng lưới
đường sá để phục vụ cho các khu công nghiệp và khu chế xuất đã đạt tiêu chuẩn tốt,
nhưng cơ sở hạ tầng giao thông nói chung còn yếu.
2.4.4. Nhu cầu về năng lượng và các dịch vụ khác ngày càng tăng
Nhu cầu về năng lượng sẽ tiếp tục vượt khả
năng sẵn có trong ngắn hạn. Cơ sở
hạ tầng viễn thông sẽ được cải thiện vì sự cạnh tranh tăng lên do các dịch vụ ngày
càng rẻ và khả năng tiếp cận mở rộng hơn.
3. Kết luận về Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Vùng kinh tế trọng điểm miền trung có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng ở
nước ta: vị
trí địa lý nằm dọc theo bờ biển;địa hình phía Tây là dãy núi Trường Sơn
nhưng phía Đông lại tiếp giáp với Biển mà bề ngang của dải đất miền Trung rất hẹp có
chỗ chưa đến 50 km cho nên thường xuyên gây ra thiên tai về mưa lũ, những mùa này
việc liên lạc giữa các tỉnh, thành phố trong vùng bị ảnh hưởng rất lớn; các bến cảng ở
các địa phương trong vùng đều có thể là đi
ểm cuối của hành lang Đông-Tây, với vị thế
là cửa thông ra biển của các tỉnh Tây nguyên và các quốc gia có biên giới

×