Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghiên cứu chính sách đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khoa học và công nghệ việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 109 trang )


1

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ









Báo cáo Tổng hợp



ĐỀ TÀI NC KH CẤP BỘ KH-CN NĂM 2009

NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ
VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CƠ SỞ HẠ TÂNG KỸ THUẬT
CHO KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY










Chủ nhiệm Đề tài: PGS TS Bùi Thiên Sơn
Trưởng Ban Nghiên cứu Chính sách Đầu tư và
Tài chính KH-CN, Viện Chiến lược và Chính sách KH-CN













8483




HÀ NỘI, 6/ 2010

2


MỤC LỤC






trg
Danh mục các Bảng, Biểu và Hộp………………
Danh mục các viết tắt
………………
LỜI MỞ ĐẦU
……………… ………………
7
Chương 1.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU
TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ Ở
VIỆT NAM

1.1. Khái niệm, vai trò của cơ sở hạ tầng kỹ thuật khoa học và công
nghệ.


8
1.2. Quan niệm, vai trò chính sách đầu tư và hiệu quả sử dụng cơ sở hạ
tầng kỹ thuật khoa học và công nghệ.


10
1.3.Lý do nghiên cứu vấn đề đầu tư và hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật khoa học và công nghệ ở Việt nam
……
12


Chương 2
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ VÀ KHAI
THÁC CƠ SỞ HẠ TÀNG KỸ THUẬT KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM


2.1. Kinh nghiệm và bài học từ các nước Châu Á


14
2.1.1. Kinh nghiệm và bài học từ Hàn quốc
……………… 14
2.1.2. Kinh nghiệm và bài học từ Trung quốc, Đài loan
14
2.1.3. Kinh nghiệm và bài học từ Singapore
……………… … 16
2.1.4. Kinh nghiệm và bài học từ Malaysia
……………… 16
2.1.5. Kinh nghiệm và bài học từ Nhật bản
……………… 17
2.1.6. Kinh nghiệm và bài học từ Thái lan
……………………… 17
2.1.7. Kinh nghiệm và bài học từ Ấn độ
……………………… 20

2.2. Kinh nghiệm và bài học từ các nước Châu Âu và khác

21
2.2.1. Kinh nghiệm và bài học từ Liên bang Nga .

21
2.2.2. Kinh nghiệm và bài học từ Balan.
21
2.2.3. Kinh nghiệm và bài học từ Thụy sỹ
22
2.2.4. Kinh nghiệm và bài học từ Hungary
23
2.2.5. Bài học và kinh nghiệm từ CH Séc
…………………… 23

3
2.2.6. Kinh nghiệm và bài học từ Australia 24
2.2.7. Kinh nghiệm và bài học từ Mỹ
………………………… 24
2.2.8. Kinh nghiệm và bài học từ CHLB Đức
…………………… 27
2.2.9. Kinh nghiệm và bài học từ Canađa
28

2.3. Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt nam vế chính sách đầu tư
và khai thác cơ sở hạ tầng kỹ thuật khoa học và công nghệ
…………
29


Chương 3.

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ
Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA


3.1.Khái quát về chính sách đầu tư và sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
khoa học và công nghệ ở nước ta


32
3.1.1. Về thực trạng đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN ở
Việt nam hiện nay.
33
3.1.2. Phân tích so sánh đầu tư xây dựng và sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
KH-CN ở nước ta.
37

3.2. Kết quả khảo sát điều tra về thực trạng đầu tư và sử dụng cơ sở hạ
tầng kỹ thuật khoa học và công nghệ ở các đơn vị nghiên cứu công lập.
41
3.2.1.Đánh giá về tương quan đầu tư mua sắm máy móc thiết bị phục vụ
nghiên cứu và triển khai với nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được giao và
mức độ hoàn thành
……………… 41
3.2.2.Đánh giá về thực trạng sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN với tư
cách là sử dụng tài sản cố định và tài sản vật tư Nhà nước
42
3.2.3. Đánh giá về trang bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho cá nhân nhà nghiên
cứu
……………………………………………………… 42
3.3. Đánh giá chung về hiện trạng đầu tư và sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay

45


Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TĂNG CƯỜNG
ĐẦU TƯ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
KỸ THUẬT KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI







4.1. Quan điểm định hướng về chính sách đầu tư và nâng cao hiệu quả
sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khoa học và công nghệ
ở nước ta hiện

4
nay
46
4.2. Giải pháp chính sách đầu tư và hoàn thiện chính sách đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khoa học và công nghệ.
49
4.3. Giải pháp chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật khoa học và công nghệ nước ta trong thời gian
tới

50
4.3.1. Các giải pháp áp dụng chính sách vĩ mô

…………………. 51
+ Thay đổi một số nội dung về thuế đối với sản phẩm và dịch vụ KH-CN…
51
+ Nâng mức trích để lại lợi nhuận trước thuế cho các doanh nghiệp nhằm mục tiêu lập
Quỹ phát triển KH-CN ở doanh nghiệp…………………….
52
+ Tăng đầu tư cho con người để nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-
CN………………………………………………………………
52
+ Hoàn thiện thủ tục hải quan và kiểm tra sau thông quan để tháo gỡ khó khăn cho doanh
nghiệp nhập khẩu sản phẩm cho mục tiêu KH-CN…………
52
+ Xem xét cân nhắc áp dụng một số kinh nghiệm Nhật bản và các nước khác nhiều hơn
nữa………………………………………………………………
53
+ Hoàn thiện công tác đối ngoại thu hút Việt kiều về nước hoặc tham gia vào xây dựng và
sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN trong nước. …………

53
4.3.2. Giải pháp sử dụng các chính sách vi mô
………………………. 53
4.4. Điều kiện thực thi các giải pháp về chính sách đầu tư và nâng cao
hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khoa học và công nghệ ở nước
ta
…………………………………………………
55
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

57
TÀI LIỆU THAM KHẢO.

61
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC


64




















5


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HỘP


STT Tên Bảng, Biểu

trg
Bảng 1 Mức đầu tư cao cho R & D (% GDP) 30
Bảng 2 Tổng hợp số liệu liên tục qua một số năm. 34
Bảng 3 Đầu tư từ Ngân sách Nhà nước cho KH-CN giai đoạn 1996-
2005.


36
Bảng 4 Tình hình phân bổ và sử dụng vốn đầu tư XDCB của NSNN
cho KH-CN giai đoạn 2004-2008

37
Bảng 5 Cơ cấu chi cho KH-CN nước ta hiện nay 38
Bảng 6 Giả định 1: Mức chi tiêu cho KH-CN đạt tỷ lệ 0,4% GDP 39
Bảng 7 Giả định 2: Mức chi tiêu cho KH-CN đạt tỷ lệ 0,5% GDP 39
Bảng 8 Giả định 3: Mức chi tiêu cho KH-CN đạt tỷ lệ 0,6% GDP 40
Bảng 9 Giả định 4: Mức chi tiêu cho KH-CN đạt tỷ lệ 0,7% GDP 40




STT TÊN HỘP

trg
Hộp 1 Về kết quả thể hiện hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN giai đoạn
1996-2006
32
Hộp 2 Tổng quan về chi ngân sách hoạt động KH-CN cấp Bộ qua một số năm.

34
Hộp 3 Một vài so sánh qua các năm về mức chi của Việt nam với của nước ngoài
35
Hộp 3 Tàu Lash Sông Gianh- Vinashin 45




















6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GDP -Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội
KH &CN, KH-CN - Khoa học và Công nghệ
CNC - Công nghệ cao

TN - Thí nghiệm
OECD - Tổ chức các nước công nghiệp phát triển
DOE - Department of Energy – Bộ Năng lượng (Mỹ)
CAS - Chinese Academy of Science: Viện Hàn lâm Khoa học Trung quốc
DNNVV - Doanh nghiệp nhỏ và vừa
CHLB - Cộng hoà Liên bang
TP HCM - Thành phố Hồ Chí Minh
NRL - National Research Laboratory - Phòng thí nghiệm nghiên cứu quốc
gia (ở Hàn quốc)
R & D - Research and Development: Nghiên cứu và Tri
ển khai
CNTT - Công nghệ thông tin
CAUT - Hiệp hội các nhà giáo giảng dạy Đại học
USD - Đô la Mỹ
CMAJ - Canadian Medical Association Journal (Tạp chí Hiệp hội y học
Canada)
CFI - Canada Foundation for Innovation - Quỹ Đổi mới Canada
SBIR Chương trình Small Business Innovation Research Program- Chương
trình tài trợ cho R &D của doanh nghiệp nhỏ
NSNN - Ngân sách Nhà nước
STTR - Small Business Technology Transfer Program- Chương trình tài trợ
chuyển giao công nghệ
WFOP - Work for Others Program: Chương trình làm cho bên ngoài (Mỹ)
KH & PT - Khoa học và Phát triển
ERDA - Energy Research and Development Administration -Cơ quan điều
hành nghiên cứu và phát triển năng lượng
KTI - Tổ chức hỗ trợ đổi mới của Liên bang Thuỵ sỹ
XDCB - Xây dựng cơ bản
NGPP - Mạng Quốc gia Singapore
CNTT-TT - Công nghệ thông tin truyền thông

TNTĐ - Thí nghiệm trọng điểm (Phòng)
FRST - Foundation for Research, Science and Technology-Quỹ nghiên cứu
KH-CN(New Zealand)
TBG - Chương trình Technology for Business Growth
TAP - Technical Assessement Projects Feasibility-Chương trình hỗ trợ đánh
giá kỹ thuật- nghiên cứu khả thi
GPSRD - Grant for Private Sector R &D –Tài trợ cho R &D khu vực tư nhân
TIF -Technology for Industry Fellowships- Họ
c bổng công nghiệp triển khai
công nghệ
VN Việt nam








7
LỜI MỞ ĐẦU

Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay luôn luôn coi KH &CN đóng vai trò vô
cùng quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghiã xã hội về
lâu dài và trước mắt là phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống người dân sau
nhiều năm chiến tranh cứu nước và giữ nước. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VIII) về
định hướng chiến lược phát triển
KH&CN trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2010 đã
chỉ rõ: “…cùng với giáo dục và đào tạo, KH&CN là quốc sách hàng đầu, là động lực

phát triển kinh tế xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây
dựng thành công chủ nghiã xã hội. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải
b
ằng và dựa vào khoa học và công nghệ. Đảng và Nhà nước có chính sách đầu tư,
khuyến khích hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ”.
Việt nam hiện có 3 mục tiêu lớn đến năm 2010:
Một là, bảo đảm cung cấp luận cứ khoa học cho quá trình công nghiệp hóa – hiện
đại hóa rút ngắn, phát triển bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
thành công vào nền kinh tế thế giới.
Hai là, góp phần quy
ết định nâng cao chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế và
năng lực cạnh tranh của sản phẩm hang hóa bảo đảm an ninh quốc phòng
Ba là, đẩy mạnh xây dựng và phát triển năng lực KH-CN của đất nước.
Chính mục tiêu thứ ba nêu trên đòi hỏi phải có sự nhìn nhận nhiều chiều về cơ sở
hạ tầng kỹ thuật của nền khoa học và công nghệ quốc gia, t
ừ đó tìm cách nâng cao
hiệu quả sử dụng chúng, góp phần gia tăng thành tựu khoa học và công nghệ, tăng
cường tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia. Đề tài “Nghiên cứu chính sách đầu
tư và nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho khoa học và công nghệ ở
Việt nam hiện nay” được đặt ra và thực hiện trên tinh thần đó.
Chủ nhiệm đề tài xin cảm
ơn các thành viên: Th S Đặng Thị Hiền (Thư ký Đề tài,
Văn phòng Viện Chiến lược và Chính sách KH-CN), ThS Cao Thu Anh, Đặng Thu
Giang, CN Hoàng Mạnh Cường, CN Hà Đức Huy, CN Nguyễn Hồng Anh, CN Đoàn
Hoài Anh (Ban Chính sách Đầu tư và Tài chính KH-CN, Viện Chiến lược và Chính
sách KH-CN), CN Khổng Duy Quý (Cục Thông tin KH-CN quốc gia, Bộ KH-CN),
TS Đặng Văn Du (Trưởng Khoa Tài chính Công, Học viện Tài chính), TS Nguyễn
Minh Phong (Trưởng Phòng Nghiên cứu, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế -Xã hội
Hà nội), PGS TS Vũ Thị Bạch Tuy
ết (Khoa Tài chính Quốc tế, Học viện Tài chính),

TS Lê Doãn Khải (Trường Bồi dưỡng cán bộ, Bộ Tài chính) đã có nhiều đóng góp
quan trọng để hoàn thành Đề tài này. Đồng thời Chủ nhiệm Đề tài cũng bày tỏ sự
cảm ơn chân thành về việc tạo điều kiện chỉ đạo và giúp đỡ của Bộ KH-CN, Văn
Phòng Bộ, Vụ Kế hoạch-Tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách KH-CN, Hộ
i
đồng Khoa học Viện, các đồng nghiệp trong Viện và cá nhân các nhà nghiên cứu và
các đơn vị các nơi mà chúng tôi đã đến khảo sát và phỏng vấn để thực hiện đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng thực hiện, sản phẩm đề tài cũng không tránh khỏi
những thiếu sót. Nhóm tác giả Đề tài xin được hoan nghênh và trân trọng cảm ơn,
sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp, nhận xét, bổ sung và giúp đỡ khác để hoàn
thiện Đề tài.


8
Chương 1.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CƠ
SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KH-CN VIỆT NAM

1.1. Khái niệm, vai trò của cơ sở hạ tầng kỹ thuật khoa học và công nghệ
Mặc dù đã có nhiều văn bản và tác giả trình bày cũng như kiến giải sâu sắc bấy lâu
nay về các thuật ngữ “khoa học” và “công nghệ”, “
kỹ thuật”, đề tài này xin được nêu
lại các khái niệm ấy nhằm tạo mối liên kết trong quan niệm về đầu tư và xây dựng
cũng như sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho khoa học và công nghệ của
nước ta.
Trước hết “Khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự
nhiên, xã hộ
i và tư duy” (Luật KH-CN, 2000).
“Công nghệ”, Luật Chuyển giao công nghệ (2006) đã nêu rõ: “Công nghệ là giải

pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng
để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm“. Hoặc quan niệm rộng hơn trong Luật KH-
CN, công nghệ đó là “tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công
cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩ
m”. Ta thấy vật mang
công nghệ hay điều kiện để công nghệ phát huy tác dụng phần lớn phải là kết quả
của đầu tư xây dựng/mua sắm, lắp đặt cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần thiết.
Hoạt động khoa học và công nghệ được coi là nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và
phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, hoạt động phát huy sáng kiến,
cả
i tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và các hoạt động khác nhằm phát triển khoa học
và công nghệ.
Nghiên cứu khoa học là hoạt động tìm kiếm, phát hiện tìm hiểu các hiện tượng, sự
vật, quy luật của tự nhiên xã hội và tư duy. Do đó rất cần được trang bị các cơ sở vật
chất kỹ thuật cần thiết.
Phát triển công nghệ là hoàn thiện và tìm ra công nghệ mới, s
ản phẩm mới. Phát
triển công nghệ bao gồm triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm.
Dịch vụ khoa học và công nghệ là các hoạt động phục vụ việc nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao
công nghệ, các dịch vụ về thông tin, tư vấn đào tạo, bồi dưỡng phổ biến, ứng dụng tri
thứ
c khoa học và công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn.
Theo dẫn luận khác quan niệm về Nghiên cứu và Triển khai (R & D) có phần
rộng hơn, đó là các hoạt động sáng tạo (creative work) “được thực hiện trên cơ sở
một cách có hệ thống để gia tăng khối lượng kiến thức (hay kho tri thức) – gồm tri
thức về con người, văn hoá và xã hội- và sự sử dụng kho kiến thức này để phục vụ
cho nh
ững ứng dụng mới”.
Từ đó người ta phân biệt: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu

triển khai, cơ sở hạ tầng R&D,
Trong cách nói và phát biểu thành thói quen ở nhiều nơi, đôi khi Khoa học và
công nghệ vừa được hiểu là ngành quản lý khoa học và công nghệ cũng như các hoạt
động khoa học và công nghệ đã và đang diễn ra ở nhiều cấp độ: trung ương, đị
a
phương, ngành, cơ sở, trường đại học, trạm trại nghiên cứu thí nghiệm, doanh nghiệp

9
các loại hình và kể cả cá nhân. Với cách nói đó (nói và phát biểu vắn tắt, rút gọn,…),
khoa học và công nghệ có khi được khái quát, không mang tính chất hàn lâm.
Theo The World Competitiveness Yearbook 2001, IMD: Cơ sở hạ tầng của
khoa học gồm 20 nhân tố: ví dụ như chi tiêu R &D, nhân lực R &D, năng lực nghiên
cứu cơ bản, patent, xuất bản khoa học và công nghệ, giảng dạy khoa học và công
nghệ trong trường học, giải thưởng Nobel và bảo hộ quyền sở hữu trí tu

Theo Tassy (1991) cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ (S & T infrastructure)
bao gồm: trợ cấp trực tiếp (direct subsidy), các viện nghiên cứu đươc Nhà nước tài
trợ (government funded research institutes – GRIs), dự án hợp tác nghiên cứu giữa
khu vực Nhà nước và tư nhân (cooperative research project by government and the
private sector), giáo dục (education), chuyển giao công nghệ và tư vấn công nghệ
(technology transfer and technology consultancy), tiêu chuẩn hóa (standardization),
và baỏ hộ sở hữu trí tuệ (intellectual property protection).
Kết cấu hạ
tầng công nghệ: Sự cung cấp các nhà khoa học và các kỹ sư, số
lượng và chất lượng của các tổ chức nghiên cứu
Năng lực đổi mới của quốc gia : phụ thuộc vào chất lượng của kết cấu hạ tầng
công nghệ, mức hỗ trợ của Chính phủ cho hoạt động nghiên cứu cơ bản, sự cộng tác
giữa các tổ chức nghiên c
ứu và trường đại học, sự phát triển của các nguồn vốn mạo
hiểm, cũng như chất lượng của môi trường kinh doanh (được phản ánh trong hệ

thống luật pháp).
Kết cấu hạ tầng công nghệ quốc gia là nhân tố quyết định then chốt đối với
năng lực đổi mới của quốc gia. Bao gồm hệ thống giáo dục, mạng lưới các tổ chức
nghiên c
ứu của Chính phủ, tư nhân và các hiệp hội khoa học, các thể chế pháp lý,
chẳng hạn như quyền sở hữu trí tuệ và các điều luật khuyến khich sự phát triển và
trao đổi công nghệ.
Cơ sở hạ tầng công nghệ gồm 20 nhân tố chủ yếu liên quan tới sự sẵn sàng của
công nghệ và thông tin truyền thông. Các nhân tố khác gồm hợp tác công nghệ, phát
triển và ứng dụng công nghệ, các nguồn l
ực tài chính và xuất khẩu công nghệ cao
Cơ sở hạ tầng của khoa học và công nghệ bao gồm Công viên khoa học quốc
gia, các trung tâm tài năng, các vườn ươm, các dịch vụ đo lường và thử nghiệm,
v.v (Thái lan).
Theo cách hiểu thông dụng, Cơ sở hạ tầng kỹ thuật (technical infrastructure)
của khoa học và công nghệ là phần cứng của toàn bộ cơ sở hạ tầng khoa học và công
nghệ (máy móc, thiết bị
….). Như vậy, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của khoa học và công
nghệ được coi là điều kiện vật chất cần thiết cho các hoạt động khoa học và công
nghệ trở thành quá trình liên tục và có mục đích kết quả. Đó là máy móc thiết bị, nhà
xưởng, trạm trại thí nghiệm, dụng cụ truyền dẫn, đo lường, chứa đựng, xử lý, vật
mang thông tin, máy tính, phần c
ứng, phần mềm, thư viện, bất động sản (kể cả ao hồ
phục vụ thí nghiệm, thử nghiệm, trường lãnh thổ để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu

10
KH-CN…)…. Về bản chất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nền khoa học và công nghệ
quốc gia là sự hiện diện bằng vật chất do nguồn tài chính đầu tư vào mua sắm máy
móc thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất (nhà xưởng, phòng làm việc, trạm, nhà mái
che, ), phần cứng phần mềm vi tính, dây chuyền, vật tư, dụng cụ, đồ gá lắp, vật rẻ

tiền mau h
ỏng … cần thiết cho quá trình thí nghiệm, nghiên cứu, kể cả sản xuất thử
nghiệm với kỳ vọng thu được kết quả như mục tiêu đã đặt ra. Cụ thể hơn nữa cơ
sở hạ tầng vật chất kỹ thuật của khoa học và công nghệ được thể hiện ở một trong 4
yếu tố của tiêm lực khoa học và công nghệ (nhân lực,
vật lực, tài lực và tin lực).
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của khoa học và công nghệ là khái niệm có thể mang ý
nghĩa phân tầng. Đối với cơ sở nghiên cứu thì đó là thứ vật chất cần thiết hiện diện
trong máy móc thiết bị, vật tư,…có vận hành hay được đưa vào quy trình nghiên cứu,
chế biến,…. và là điều kiện cần cho việc tiến hành các hoạt độ
ng khoa học và công
nghệ như đã nêu ở trên.
Đối với toàn bộ nền khoa học và công nghệ thì khái niệm Cơ sở hạ tầng kỹ
thuật (Technical infrastructure of Science and Technology) của khoa học và công
nghệ nằm trong cấu thành của khái niệm cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ (S&T
Infrastructure). Trong những điều kiện hiện đại việc đề cập đến phạm vi cơ sở hạ

tầng kỹ thuật cho phát triển khoa học công nghệ người ta còn nhắc đến các cấu phần
như mạng cao tốc dùng cho nghiên cứu và triển khai (R&D), chương trình hỗ trợ
nghiên cứu và triển khai dành cho các doanh nghiệp, phân tích thông tin và các dịch
vụ thông tin.
Trước hết đối với quá trình và các hoạt động nghiên cứu khoa học, cơ sở hạ tầng
kỹ thuật khoa học và công nghệ có vai trò rất lớn lao, vì nó là điều kiện cho việc tiế
n
hành các thí nghiệm, thử nghiệm hay kiểm định cần thiết hoặc khảo sát thực địa,
thăm dò, điều tra, phỏng vấn để ra được các kết luận cần thiết. Tiếp đến tốc độ và
kết quả nghiên cứu hay khả năng của nhà nghiên cứu phụ thuộc rất nhiều vào trang bị
và nói rộng ra là cả nền tảng vật chất hạ tầng kỹ thuật c
ủa nơi và địa điểm nghiên cứu
KH-CN ở mọi cấp độ, dù là cơ sở quốc gia hay cấp doanh nghiệp và trạm trại, phòng

thí nghiệm và địa bàn nghiên cứu,…
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN có vai trò vô cùng quan trọng ở chỗ nó tạo điều
kiện cho việc tiến hành các thí nghiệm, thử nghiệm hay kiểm định cần thiết hoặc
khảo sát thực địa, thăm dò, đ
iều tra, phỏng vấn…. Để có được kết luận cần thiết…Cơ
sở hạ tầng đó là tiền đề không thể thiếu để có được thương hiệu nghiên cứu cho các
đơn vị tổ chức KH-CN dù là công lập hay tư nhân, các Trường Đại học và các Phòng
Thí nghiệm hay cá nhân nhà nghiên cứu, nhà khoa học,

1.2. Quan niệm, vai trò chính sách đầu tư và hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật khoa học và công nghệ

Về mặt ngôn ngữ “Chính sách” được coi là tập hợp các chủ trương và hành
động về phương diện nào đó nhằm đạt được các mục tiêu định trước. Chính sách là
thuật ngữ gắn chặt với chủ thể vĩ mô (Chính phủ, quốc gia, ngành, chuyên ngành,…)
và vi mô (địa phương, doanh nghiệp, cơ sở, đơn vị nhỏ,…).
Theo cách hiểu nêu ra trong Từ điển bách khoa Việt nam gần đ
ây, Chính sách
là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ; được thực hiện trong

11
một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và
phương hướng của chính sách tuỳ thuộc tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị,
kinh tế, văn hoá, xã hội Muốn định ra chính sách đúng phải căn cứ vào tình hình
thực tiễn trong từng lĩnh vực, từng giai đoạn, phải vừa giữ vững mục tiêu, phương
h
ướng được xác định trong đường lối, nhiệm vụ chung, vừa linh hoạt vận dụng vào
hoàn cảnh và điều kiện cụ thể.
Chính sách đầu tư và tài chính đều là chính sách tài chính. Theo đó trên phạm
vị rộng, chính sách tài chính được hiểu là chính sách thông qua chế độ thuế và đầu tư

công cộng để tác động đến nền kinh tế, đạt mục tiêu định trước. Ở phạm vi hẹp hơn
trong trường hợp xét đến
ở đây, đó là để tác động đến đối tượng quản lý: ngành và
đơn vị hoạt động KH-CN.
Chính sách tài chính còn có thể hiểu là các biện pháp cụ thể của nhà nước
nhằm tạo lập được nguồn, quản lý và sử dụng nguồn tài chính. Ví dụ, chính sách tài
chính công (phân bố, sử dụng nguồn ngân sách nhà nước), chính sách thuế, chính
sách tiền tệ và tín dụng, chính sách chi tiêu cho mua sắm Chính phủ (goverment
procurement). Khoán là biện pháp chính sách cụ thể để sử d
ụng hợp lý nguồn vốn,
đảm bảo tính “thị trường” của nghiên cứu khoa học. Mặc dù không phải kết quả nào
của khoa học và công nghệ cũng có thể thị trường hoá được ngay.
Trách nhiệm của Nhà nước đối với hoạt động KH-CN đã được ghi rõ trong
Luật KH-CN, ban hành năm 2000 như sau:
Đầu tư cho KH-CN là đầu tư phát triển. Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu cho
việc bố trí ngân sách KH-CN, bảo đảm tỷ l
ệ NSNN chi cho KH-CN so với tổng số
chi NSNN tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp KH-CN.
Cơ quan tài chính có trách nhiệm cấp phát kinh phí KH-CN đầy đủ, kịp thời,
phù hợp với tiến độ kế hoạch KH-CN. Cơ quan quản lý nhà nước về KH-CN có trách
nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả phần NSNN đầu tư cho KH-CN.
NSNN đầu tư cho KH-CN được sử dụng vào các mục đích sau:
a) Thực hiện các nhiệm vụ
KH-CN ưu tiên, trọng điểm, nhiệm vụ KH-CN
phục vụ lợi ích chung của xã hội;
b) Thực hiện nghiên cứu cơ bản có định hướng trong các lĩnh vực khoa học;
c) Duy trì và phát triển tiềm lực KH-CN;
d) Cấp cho các Quỹ phát triển KH-CN của Nhà nước theo quy định tại Điều 39
và Điều 40 của Luật KH-CN; Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các tổ chức
R &D của Nhà n

ước;
e) Trợ giúp doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu ứng dụng và phát triển công
nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm.
Về nguyện vọng và triển khai trên thực tế, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá
nhân đầu tư cho KH-CN, tiến hành đầu tư xây dựng và phát triển năng lực nội sinh,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài về KH &CN; đẩy mạnh hợp tác
qu
ốc tế ; khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân hợp tác và sử dụng có hiệu quả mọi
nguồn lực KH &CN.
Quá trình đầu tư xây dựng/mua sắm, lắp đặt cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN sẽ
tạo nên vật mang công nghệ hay tạo được điều kiện cần và đủ để công nghệ và kỹ
thuật phát huy tác dụng (như vậy phần lớn phải do đầu tư
đó mà có).

12

1.3. Lý do nghiên cứu vấn đề đầu tư và sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN
của nước ta.
Trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đến năm 2020, vai trò
của khoa học và công nghệ ngày càng thể hiện tỏ rõ đó là then chốt, động lực và
ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Do vậy việc nghiên cứu xem xét cơ
sở hạ tầng k
ỹ thuật của toàn bộ nền khoa học và công nghệ trong điều kiện hiện nay
là một nhiệm vụ vô cùng cần thiết trong điều kiện hội nhập vì “Chỉ có khoa học và
công nghệ mới đưa Việt Nam bứt phá” (Nguyễn Quân, 2009). Thật vậy, cũng theo
đó, phải khẳng định rằng "để có 10 năm tăng trưởng mạnh vừa qua, chúng ta đã cởi
trói nông nghiệp bằng khoán 10, công nghiệp bằng Lu
ật doanh nghiệp, huy động tối
đa tiềm lực lao động giản đơn. Muốn tiến xa hơn, chỉ còn cách phát triển khoa học,
công nghệ. Mà nếu không may chú ý đủ mức cần thiết đến việc xây dựng và sử dụng

hiệu quả cơ sở hạ tầng kỹ thuật khoa học và công nghệ thì nhiệm vụ đặt ra cũng sẽ
khó mà giải quyết toàn diện được”.
Đề tài rất đồ
ng tình với Joseph Bordogna (Chủ tịch NFS của Mỹ, 2004) khi ông
đã nói rằng: "Trong thời đại của công nghệ cao, sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh
tế sẽ không thể bền vững nếu thiếu các đột phá về công nghệ". Mà muốn đột phá về
công nghệ phải đầu tư mạnh mẽ và sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN
để tạo nên đột phá đó.

Mặt khác theo Báo cáo "Tầm nhìn 2020" của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường (năm 2001), trình độ và năng lực KH-CN của Việt Nam đứng ở vị trí rất thấp
so với các nước trên thế giới và khu vực.
Đặc biệt, năng lực về công nghệ Việt Nam thua kém khá xa so với nhiều nước
cùng khu vực. Kết quả điều tra và tính toán của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF)
cho biết: Năm 2000, chỉ số
công nghệ của Việt Nam là -0,51. Trong khi đó, chỉ số
công nghệ của Trung Quốc là -0,35; Thái Lan là -0,07; Indonesia là -0,66;
Philippines là 0,54; Malaysia là 1,08, Singapore là 1,95.
Hay một lý do khác từ trường hợp cụ thể, có thể là điển hình của PGS TS
Phương Ngọc Thạch, ông đã nêu rằng: “Bản thân tôi làm nghiên cứu khoa học trên
30 năm, học vị học hàm đều đủ cả. Vậy mà cho đến nay, tôi không có nổi một phòng
thí nghiệm để làm việc, không có cả một chỗ ngồi dành riêng để làm việc. Trong
khi đó, được mời đi thỉnh giảng một số nước trong khu vự
c Đông Nam Á, tôi càng
thấy rằng ở các nước người ta rất coi trọng người làm khoa học và tạo mọi điều
kiện để nhà khoa học có thể dốc sức nghiên cứu. Các giáo sư đều có phòng thí
nghiệm để nghiên cứu và xây dựng ê-kíp làm việc của mình. Trong thư viện, họ có
ngăn đọc riêng được cập nhật tài liệu và sách chuyên ngành mà họ nghiên cứu. Các
nhà khoa học có thể nhận đề tài nghiên cứu trực tiếp mà không cầ
n thông qua xét

duyệt hay đấu thầu như ở ta”.
Có thể cũng rất nên nhất trí với ý kiến Thủ tướng Abdullah Badawi của Malaysia,
khi ông nói một câu nói đáng nhớ: “Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như Thế giới

13
Thứ nhất chưa chắc đã tạo được hiệu quả mong muốn nếu vẫn duy trì trí tuệ của Thế
giới Thứ ba”.
Do vậy cần thiết phải đặt vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN và nâng
cao hiệu quả sử dụng chúng trong mối liên kết hữu cơ với công tác khác như đào tạo
nhân lực hay chế độ đãi ngộ,….























14
Chương 2

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ VÀ KHAI THÁC CƠ
SỞ HẠ TÀNG KỸ THUẬT KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ BÀI HỌC CHO
VIỆT NAM

2.1. Kinh nghiệm và bài học từ các nước Châu Á
2.1.1. Kinh nghiệm và bài học từ Hàn quốc
Nổi bật nhất là gần đây Chính phủ Hàn quốc đã thành lập Bộ Giáo dục, KH&CN
(MEST), sau đó đưa Bộ trưởng Bộ này lên chức Phó Thủ tướng Chính phủ Hàn quốc
để có quyền hành và hiệu lực hơn trong điều hành phân bổ và sử dụng các nguồn lực
cho phát triển KH-CN quốc gia, tất nhiên trong đó có phần quan trọng là đầu tư tài
chính để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho KH-CN.
Biện pháp gián tiếp khác để tăng đầu tư và sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng kỹ
thuật khoa học và công nghệ là thay đổi cơ cấ
u đầu tư từ ngân sách nhà nước. Theo
đó nếu giai đoạn đầu của quá trình phát triển khoa học và công nghệ dù là cấp cơ sở
hay ngành khoa học và công nghệ thì nếu đã đầu tư mạnh mẽ rồi thì giai đoạn sau
giảm dần vì đã đầu tư tới mức ngưỡng đủ cho quá trình hoạt động ở các cơ sở nghiên
cứu và triển khai. Vấn đề tiếp theo là phải đầu tư
cho con người hay đầu tư tạo điều
kiện sử dụng cơ sở hạ tầng chứ không phải lại đầu tư mở rộng thiếu cân đối với nhu
cầu sử dụng chúng. Thật vậy, tỷ lệ cả chi tiêu máy móc và đất xây dựng và phần
mềm máy tính đã lần lượt như sau: giảm dần từ 22,6% (năm 1998) xuống còn 12,7%
(năm 2005). Điều đó c
ần được nhấn mạnh lại là nếu gia tăng mạnh chi tiêu đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở giai đoạn đầu thì giai đoạn sau có thể giảm dần và

có điều kiện để tăng chi cho con người. Quá trình có thể dài hàng chục năm hoặc tuỳ
kế hoạch chủ trương hay xa hơn là cả chiến lược phát triển.
Ngoài những ưu đ
ãi về thuế, về tín dụng, Chính phủ Hàn quốc còn đưa ra
một loạt đạo luật khuyến khích về tài chính cho các tổ chức nghiên cứu kể cả Nhà
nước và tư nhân như: Trang bị các phương tiện truyền thông hiện đại, tài trợ cho các
đề án nghiên cứu có độ rủi ro cao, khuyến khích đổi mới công nghệ thông qua việc
thành lập các quỹ

2.1.2. Kinh nghiệm và bài học từ Trung quốc, Đài loan
:
Trung quốc đã quy định trong một thời gian nhất định, cấp phát kinh phí cho
KH&CN của trung ương và địa phương, phải được tăng dần, cao hơn mức độ tăng
trưởng thu nhập thường xuyên về tài chính, đồng thời mở rộng nguồn kinh phí,
khuyến khích các bộ, ngành, xí nghiệp và tập đoàn xã hội đầu tư cho KH&CN.
Chính phủ đã tăng nhanh tốc độ tăng đầu tư cho R&D, từ 1995 đến 2003 đạ
t con
số trung bình 20%/năm và vượt xa tất cả các nước khác. Tuy nhiên, tỷ lệ chi
R&D/GDP vẫn còn thấp, đạt 1,23% năm 2003, trong khi con số tương ứng của Nhật
Bản là 3,15% và Hàn Quốc là 2,63%. Nhìn chung Trung quốc thực hiện đầu tư phát
triển KH&CN chủ yếu theo 3 hình thức:
Đầu tư theo tổ chức - đầu tư để phát triển các viện trọng điểm quốc gia;
Đầu tư để thực hiện các chương trình KH&CN trọng
điểm quốc gia như Chương
trình leo núi, Chương trình bó đuốc ;

15
Đầu tư để thực hiện các đề tài KH&CN thông qua các quỹ KH&CN như: Quỹ
khoa học tự nhiên, Quỹ khoa học xã hội, Quỹ phát triển công nghệ, Quỹ hỗ trợ tài
năng trẻ

Quá trình đầu tư cho hệ thống các cơ quan thực hiện hoạt động R&D ở Trung
quốc bao gồm đầu tư vào:
• + Viện Hàn lâm Khoa học Trung quốc (CAS)
• + Các Viện R&D trực thuộc các Bộ, cơ quan hành chính khác nhau

+ Các doanh nghiệp công nghiệp
• + Các trường Đại học và Cao đẳng
• + Các Viện R &D địa phương
• + Các Viện R&D quốc phòng
Trung quốc cũng đã tăng cường thu hút FDI cho hoạt động R&D (riêng từ các
MNCs Mỹ là 7 triệu USD năm 1994 lên 52 triệu USD năm 1998 và 646 triệu USD
vào năm 2002);
Bên cạnh đó tỷ trọng chi tiêu cho mua công nghệ nước ngoài so với chi tiêu cho
R&D giảm dần hàng năm (từ 1/0,88 năm 1999 xuống còn 1/0,79 năm 2000 và 1/0,74
năm 2002);
Tiếp
đến chính phủ Trung quốc cũng đã chú trọng đến nghiên cứu cơ bản thông
qua “Kế hoạch phát triển khoa học cơ bản then chốt của Nhà nước”, “Quỹ khoa học
tự nhiên của Nhà nước” với mục tiêu chính là hỗ trợ cho nghiên cứu ứng dụng.
Trung quốc còn có một kinh nghiệm hay là thực hiện tốt mối liên kết giữa Viện
CAS với khu vực doanh nghiệp. CAS luôn duy trì mối quan hệ hợp tác tích cự
c với
khu vực công nghiệp. Đến cuối năm 2003, CAS đã đầu tư vào 336 hãng, 158 trong
số đó thuộc toàn quyền kiểm soát của CAS, tức là CAS chiếm hơn 50% cổ phần của
các hãng. Điển hình là có lẽ một trong những hãng vệ tinh nổi tiếng nhất phát triển từ
CAS là Hãng Lenovo Group (tên cũ là Legend Group). Hãng Legend bắt đầu hoạt
động năm 1984 với vốn do CAS đầu tư là 200.000 NDT và đã phát triển thành một
lực lượng chủ
chốt của ngành công nghiệp máy tính Trung quốc hiện nay. Ngày nay
Lenovo đã trở thành thương hiệu máy tính nổi tiếng trên toàn cầu. Mối quan hệ hợp

tác tích cực nêu trên chính là biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật của các đơn vị trong khu vực CAS.
Riêng kinh nghiệm và bài học từ lãnh thổ Đài loan (được ghép vào phần
này vì Trung quốc không coi đây là quốc gia riêng biệt mà là phần không thể tách rời
c
ủa Trung quốc) có thể thấy như sau:
Trong khoảng hơn một thập kỷ từ những năm 1990 trở đi, Đài loan không
ngừng gia tăng kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ
mới với tốc độ tăng bình quân hàng năm 20%, trong đó có phần đáng kể dành cho
xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khoa học và công nghệ. Ví dụ để phát triển các
công nghệ hiện
đại, Chính phủ Đài loan đã chú trọng xây dựng hàng loạt các trung
tâm nghiên cứu khoa học công nghệ lớn như Trung tâm Nghiên cứu phòng chống
thiên tai, Trung tâm viễn thông quốc tế cao cấp, Trung tâm máy tính cao cấp, Phòng
nghiên cứu thực nghiệm linh kiện vi điện tử, Trung tâm bức xạ đồng bộ và Phòng
Thí nghiệm công nghệ vũ trụ.
Chính quyền Đài loan cũng đã thực thi chính sách hỗ trợ tài chính cho các dự án R
&D của tất cả các doanh nghiệp một cách toàn diệ
n, không phân biệt doanh nghiệp

16
công hay tư nhân, nếu họ có hướng khai thác và phát triển công nghệ hiện đại, sản
xuất những sản phẩm công nghệ cao có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chính
phủ cũng hỗ trợ cho quá trình áp dụng công nghệ cao nhằm đổi mới nâng cấp trình
độ của khu vực sản xuất công nghiệp, khuyến khích quá trình liên kết giữa các
trường, viện và doanh nghiệp; lấy Khu Công viên Khoa học – Công nghiệp CNC Tân
trúc (Hinshu) làm trung tâm để phát triển toàn diện các khu vự
c khác. Nhìn chung
Đài loan được ca ngợi là có bề dày thành tích về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
khoa học và công nghệ, trong đó có phần không nhỏ dành để tạo dựng, hoàn thiện,

nâng cấp và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật khoa học và công nghệ, từ đó có điều
kiện tốt nhất cho sự kết hợp các kỹ năng của các nhà khoa học với khả nă
ng và tiềm
năng cơ sở vật chất và con người, làm gia tăng hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật đó của nền khoa học và công nghệ quốc gia, đưa Đài loan chiếm lĩnh các đỉnh
cao về thị phần cung cấp linh kiện điện tử cho thế giới tin học,…

2.1.3. Kinh nghiệm và bài học từ Singapore:
Trước hết Chính phủ tiế
n hành tối ưu hóa việc sử dụng các phương tiện R &D ở
các Viện Nghiên cứu và Trường Đại học. Theo đó các Viện Nghiên cứu của quốc
gia cũng sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp sử dụng các phương tiện đắt tiền và
hiếm khi dùng đến. Tiếp theo Singapore đang thực hiện mũi chiến lược xây dựng kết
cấu hạ tầng công nghệ thông tin truyề
n thông (CNTT-TT) tốc độ siêu cao, quy mô
rộng, thông minh và tin cậy, có sức cạnh tranh trên toàn cầu: sẽ cung cấp băng
thông rộng cho bất cứ ai, bất cứ ở đâu và bất cứ thời điểm nào. Hiện nay ngành
CNTT-TT của Singapore đang được chi 6,2% GDP hàng năm.

2.1.4. Kinh nghiệm và bài học từ Malaysia:
Từ năm 1986 đến nay, Malaysia đã thực hiện 2 Chiến lược KH&CN quốc gia.
Trong vòng 16 năm, chính sách khoa học công nghệ lần thứ 1 (NSTP I, 1986) đã
phát triể
n KH&CN thành một hệ thống vững chắc, lồng ghép được vào kế hoạch phát
triển cả nước, tạo nền móng và củng cố kết cấu hạ tầng KH&CN cho giai đoạn sau.
Trong giai đoạn này, Malaysia đã đầu tư đáng kể vào xây dựng hạ tầng và đào tạo
nguồn nhân lực hướng vào đảm bảo các nguồn lực còn tương đối hạn chế được sử
dụng có hi
ệu quả để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mà thị trường cần.
Biện pháp gián tiếp khác mà chính phủ Malaysia áp dụng là nâng cao nhận thức,

từ đó hướng tới nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khoa học và công
nghệ. Để nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN, người ta đã tổ
chứ
c cho các DNNVV tham quan các Viện Nghiên cứu, các trường Đại học có
những công nghệ mới muốn chuyển giao cho DNNVV hoặc thăm các Doanh nghiệp
đã áp dụng thành công các công nghệ mới hoặc các phương pháp quản lý tiên tiến.
Từ đó các nơi có sản phẩm bán ra sẽ chú trọng hơn đến việc sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật KH-CN của mình (mua sắm thêm mới, sử dụng hiệu quả hơn, chuyển giao k

thuật và công nghệ cũ để giúp cho các doanh nghiệp đã liên hệ, ).





17
2.1.5. Kinh nghiệm và bài học từ Nhật bản
Trước hết rất đáng được xem xét để hiểu những gì đã diễn ra ở đất nước họ và
điều gì có thể học tập được, điều gì khó hoặc không thể áp dụng đối với Việt nam đối
với xây dựng và sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho khoa học và công nghệ.
Thời Minh Trị (1868-1911), xét về
khoa học, Nhật Bản lạc hậu so với phương
Tây khoảng 200 năm và chừng 100 năm về công nghệ. Do vậy trong giai đoạn đầu
công nghiệp hoá, Nhật bản đã thuê chuyên gia nước ngoài, và đầu tư mạnh mẽ vào
giáo dục.
Năm 1871 chính phủ Nhật bản đã thành lập Bộ Giáo dục, hình thành một hệ
thống giáo dục hoàn chỉnh từ bậc tiểu học đến đại học. Sau đạ
i học Tokyo thành lập
năm 1877, đại học hoàng gia và nhiều đại học ở các vùng đã được xây dựng… Tất cả
các trường Đại học đều có khoa công nghệ, các khoa này đã trở thành nhân tố thúc

đẩy nhanh nhịp độ công nghiệp hoá đất nước.
Năm 1870 Chính phủ Nhật bản thành lập Bộ Kỹ thuật. Năm 1873 Bộ Nội vụ
cũng đã được thành lập với nhiệm vụ hướng vào
đổi mới, mở rộng công nghệ truyền
thống và thực thi chính sách kỹ thuật nhằm tăng năng suất lao động. Bộ này đã áp
dụng công nghệ mới vào nền kinh tế nội địa thông qua nhập khẩu công cụ máy móc,
mời chuyên gia nước ngoài vào phổ biến công nghệ cho khu vực tư nhân.
Khắc phục những khó khăn về tài chính để đưa công nghệ mới vào sản xuất,
các nhà máy do Bộ Kỹ thuật và N
ội vụ trực tiếp quản lý được chuyển giao dần sang
khu vực tư nhân.
Từ khi Nhật bản chuyển sang tự chủ về công nghệ, Chính phủ đã đưa ra đạo
luật cấm cạnh tranh mua bán đấu giá bản quyền kỹ thuật công nghệ và mọi việc mua
bán kỹ thuật với nước ngoài đều do Bộ ngoại thương và công nghiệp đảm nhận, do
có đội ngũ cán bộ k
ỹ thuật giỏi và có công nghệ thông tin hiện đại.
Chính phủ xây dựng cơ chế hợp tác hai chiều giữa các công ty và Trung tâm
nghiên cứu khoa học, có cơ chế buộc các doanh nghiệp trích 1% quỹ lương chuyển
vào ngân sách để tạo nguồn tài chính cho đào tạo lao động ở những ngành sản xuất
mới, cho phép khấu hao nhanh để đổi mới công nghệ, bảo hiểm tín dụng cho nghiên
cứu khoa học và công nghệ, ưu đãi về thuế cho các c
ơ sở áp dụng công nghệ mới.
Tháng 7-2003 Nhật bản đã ban hành Luật Công ty Đại học Quốc gia, làm tăng
cường mức độ tự trị về ngân sách, tổ chức, cán bộ, bãi bỏ chế độ về hưu của hàng
ngũ giáo sư, đồng thời thành lập các Trung tâm Nghiên cứu xuất sắc từ năm tài khoá
2006. Tiếp đến Nhật bản lập Quỹ Nghiên cứu và Giaó dục đặc biệt, tiế
n hành cấp
kinh phí theo nguyên tắc cạnh tranh.
Từ năm 2005 Nhật bản ưu tiên chi Ngân sách dành cho nghiên cứu và phát triển
ở các tổ chức công lập (Đại học và Viện Nghiên cứu). Ngân sách được phân bổ dựa

trên cơ sở “Kế hoạch tái tổ chức và Hợp lý hoá các Công ty công”. Công ty chuyên
ngành được trở thành các tổ chức hành chính độc lập. Do vậy Ngân sách phân bổ cho
các Công ty Chuyên ngành thì giảm, còn lại đều gia tăng cho các tổ chức hành chính
độc lập.
Chính phủ không đặt ra h
ạn chế đối với sử dụng kinh phí hoạt động ở Công ty Đại
học Quốc gia. Từ năm 2003 Bộ tài chính cho khấu trừ 8-10% thuế của toàn bộ các
khoản chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển. Nhiều sáng kiến lớn để thúc đẩy sự cộng
tác sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng kỹ thuật lẫn nhau và liên kết mạng lưới (Sáng

18
kiến Cụm tri thức, Chương trình Khu vực thành phố, Nghiên cứu uỷ nhiệm - năm tài
khóa, ).
2.1.6. Kinh nghiệm và bài học từ Thái lan
Các nhà hoạch định chính sách Thái Lan đã nhận ra rằng con đường đưa đất nước
phát triển bền vững là dựa vào KH &CN. Chính vì vậy, nước này đã kịp thời đề ra
các chiến lược, chính sách KH&CN tích cực, đồng thời đặt ra cho mình mục tiêu
hướng tới một nền kinh tế tri thức hiện đại. Ngày nay, Thái Lan
đã vươn lên trở
thành một nước có một nền tảng KH&CN tương đối vững chắc so với các nước trong
khu vực và có thể coi là một điển hình chứng tỏ rằng các nước đang phát triển có thể
bắt kịp các nước mới công nghiệp hóa. Cơ sở hạ tầng cơ bản và các cấu trúc thể chế
không đủ để hỗ trợ phát triển KH&CN Thái Lan. Thêm nữa đại đa số
người dân
không nhận thức được tầm quan trọng của KH&CN và không có tri thức đúng và
hiểu về KH&CN, kết quả là thiếu sự hỗ trợ cho đổi mới và phát triển KH&CN. Đồng
thời hệ thống quản lý KH&CN Thái Lan không thống nhất, hiệu lực thấp và thiếu
một hệ thống đánh giá rõ ràng. Do vậy để đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở
hạ tầng kỹ
thuật KH-CN, một số biện pháp đã được áp dụng như sau.

Biện pháp 1: Phát triển các Trung tâm xuất sắc (COE- Centre of Excelence).
“Phát triển các phòng TN nghiên cứu ở các trường Đại học và các Viện nghiên cứu
thành các Trung tâm xuất sắc theo tiêu chuẩn quốc tế, có năng lực công nghệ hiện đại
hoặc có trình độ sắc sảo. Hơn nữa, những trung tâm xuất sắc này cần những nhóm
nghiên cứu là những người có khả năng tạ
o ra tri thức thông qua R&D, phản ánh
theo những chỉ số đánh giá thành tích quan trọng khác nhau như số lượng bằng sáng
chế, xuất bản phẩm trên các tạp chí quốc tế, lời mời thuyết trình hoặc là người phát
ngôn chính tại các hội nghị quan trọng. Hơn nữa, những trung tâm xuất sắc phải tạo
ra sự liên kết với các khu công nghiệp và phục vụ những khu công nghiệp hoặc mang
lại lợi ích cho công chúng”.
Phương thức th
ực hiện: Hỗ trợ xây dựng năng lực của các Phòng thí nghiệm
nghiên cứu.
“Hỗ trợ xây dựng năng lực cho các Phòng thí nghiệm nghiên cứu, cả nghiên cứu cơ
bản và nghiên cứu ứng dụng trong các Viện nghiên cứu và các trường Đại học, mở
đường để trở thành các Trung tâm xuất sắc với các công nghệ then chốt”.
Biện pháp 2: Phát triển các Công viên khoa học.
“Phát triển và tăng số lượng các Công viên khoa học thành nhữ
ng Trung tâm phát
triển năng lực công nghệ trong mọi vùng của đất nước. Các công ty nằm trong các
Công viên khoa học có đủ tư cách để có thể được Ban Đầu tư (BOI) đỡ đầu”. Theo
đó Chính phủ đã xây dựng các Công viên khoa học ở ít nhất 3 miền: Bắc, Nam và
Đông Nam và tăng số lượng Các công viên khoa học tại một số khu vực trung tâm”.

19
Một trong những đặc điểm đáng chú ý của Công viên khoa học là năng lực liên kết
các khu vực học thuật (đặc biệt là các Viện nghiên cứu và các trường Đại học) với
các khu công nghiệp. Vì vậy, các Viện nghiên cứu có tiềm năng lớn cần thành lập
các Công viên khoa học (như Cơ quan Phát triển KH&CN Quốc gia, Viện Nghiên

cứu KH&CN Thái Lan) và các trường Đại học hoặc hợp tác giữa các tổ chức đó.
Ngoài ra, các Công viên khoa họ
c cần được phân vùng thành một khu vực xúc tiến
đầu tư do được BOI đỡ đầu.
Biện pháp 3: Phát triển các dịch vụ kỹ thuật.
“Các Trung tâm thử nghiệm, Trung tâm đánh giá chất lượng và hệ thống đo lường
là những cơ sở hạ tầng cơ bản quan trọng đòi hỏi trong quá trình phát triển sản phẩm,
trong khi đó Thái Lan hiện nay đang thiếu các Trung tâm thử nghiệm chất lượng và
các Trung tâm dị
ch vụ khoa học hiệu quả”.
Phương thức thực hiện: Hỗ trợ phát triển các Trung tâm thử nghiệm, những
Trung tâm đánh giá chất lượng và hệ thống đo lường.
Biện pháp 4: Phát triển hệ thống chỉ tiêu khuyến khích.
“Phát triển hệ thống chỉ tiêu khuyến khích gồm khuyến khích về tài chính và cấp
vốn, những qui tắc và hỗ trợ kỹ thuật để thúc đẩy các nhà nghiên cứ
u và các tổ chức
nghiên cứu, cả khu vực công và khu vực tư nâng cao năng lực công nghệ và đổi mới
của họ”.
Theo đó trước hết ứng dụng thủ tục công: “Hỗ trợ các tổ chức công có tiềm
lực lớn về công nghệ và quản lý là đại diện của các nhà sản xuất Thái để họ đầu tư
mạnh vào phát triển năng lực công nghệ (như R&D, thiế
t kế và kỹ thuật), liên quan
tới việc giao dịch với các tổ chức công”.
Tiếp theo là mở rộng phạm vi “Giảm 100% thuế thu nhập chi phí đối với
R&D”: “Mở rộng phạm vi giảm 100% thuế thu nhập đối với chi phí R&D”, hay nói
cách khác, nó bao gồm phần thưởng bằng tiền cho R&D và tài trợ cho học lấy bằng
giáo sư. Hơn nữa, nếu phổ biến trong tương lai, thủ tục này cần được thực hi
ện với
nhiều mức thuế để khuyến khích các công ty tăng vốn đầu tư của họ vào R&D, bằng
cách cho phép họ giảm hơn 200%, như 250% của thuế thu nhập từ việc tăng chi phí

R&D từ những năm trước”.
Thứ ba là, thúc đẩy các dự án đầu tư vào phát triển kỹ năng, công nghệ và
đổi mới, triển khai những chương trình thúc đẩy công nghệ: “Thúc đẩy dự án
đầu tư
nhiều hơn vào phát triển kỹ năng, công nghệ và đổi mới hơn là đầu tư vào sản
xuất bằng cách đưa ra nhiều ưu đãi hơn, tùy theo những biện pháp xúc tiến đầu tư
mới”.
Thứ tư là thúc đẩy chính sách và quản lý sở hữu trí tuệ: “Xem xét lại những
hướng dẫn chính sách sở hữu trí tuệ nhằm khuyến khích các nhà nghiên cứu và các tổ

20
chức nghiên cứu nhiều hơn để tạo ra những đổi mới, bằng cách chỉ ra cho các nhà
nghiên cứu một số lợi ích từ việc sở hữu trí tuệ”.
Thái lan cũng có nhiều kinh nghiệm về phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ
thông tin và truyền thông. Theo đó chính phủ phát triển nhanh những dịch vụ cơ sở
hạ tầng cơ bản, đặc biệt là những công nghệ t
ương lai như mạng không dây (Wi-fi)
bằng sự đầu tư xứng đáng. Mạng Wi-fi là một mạng Internet có thể hỗ trợ phát và
nhận dữ liệu với tốc độ lớn hơn gấp 5-20 lần so với sự kết nối quay số vào mạng điện
thoại cố định. Gần đây nó đã trở nên phổ biến do có thể nhanh chóng tăng băng
thông mạng với chi phí thấp, đ
áp ứng những nhu cầu của nhiều máy tính đầu cuối.
Ngoài ra, công nghệ này rất thuận lợi bởi vì nó hỗ trợ giải quyết hiệu quả những vấn
đề và những hạn chế của mạng điện thoại cố định.
2.1.7. Kinh nghiệm và bài học từ Ấn độ
Từ năm 1998 Ấn độ đã chi 2,3 tỷ USD cho các hoạt động R &D (tương đương
0,67% GDP, đứng thứ
24 trên thế giới) và chú trọng vào phát triển công nghệ thông
tin và công nghệ sinh học, coi đó là mũi nhọn, gắn nghiên cứu khoa học với phát
triển kinh tế, chú trọng chuyển từ nghiên cứu cơ bản sang nghiên cứu ứng dụng,

nên đến nay đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Hoạt động R & D đều do Chính
phủ tài trợ là chủ yếu.

Với mức chi cao như vậy, phần dành vào xây dựng và sử dụ
ng cơ sở hạ tầng khoa
học và công nghệ và cơ sở hạ tầng kỹ thuật khoa học và công nghệ cũng cao và tạo
nên nhiều năng lực cần thiết cho các hoạt động, trong đó có mảng outsourcing (làm
việc cho bên ngoài bằng năng lực tại chỗ, không cần di chuyển) trong CNTT trên
thế giới. Nhưng trước hết, tham vọng và mục tiêu của Ấn độ cũng rất rõ ràng và khả
thi: mục đích duy nhất là sứ mệnh biến Ấn độ thành quốc gia đổi mới và đi đầu trong
các ngành công nghệ; phấn đấu mỗi năm xuất khẩu 50 tỷ USD sản phẩm phần mềm;
và đến năm 2010 thị trường công nghệ sinh học nội địa sẽ đạt 4,5 tỷ USD, cao gấp 5
lần so với năm 1997

Chính sách khoa học và công nghệ năm 2003 đã nhằm vào mục tiêu bảo đả
m
cho khoa học và công nghệ phục vụ cuộc sống và giải quyết được những vấn đề về
kinh tế và xã hội, bao quát các lĩnh vực: quản lý khoa học và công nghệ, đầu tư, tối
ưu hóa sử dụng cơ sở hạ tầng hiện có, tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho khoa
học và công nghệ trong các cơ quan hàn lâm; tạo cơ chế cấp vốn mới cho nghiên cứ
u
cơ bản,

Do đó Chính phủ đã cho xây dựng 12 Công viên kinh doanh khoa học và công
nghệ đặ gần các cơ quan kỹ thuật và hàn lâm, được coi là những trung tâm ưu tú.
Những công viên này cố gắng cung cấp các nguồn lực kỹ thuật, trợ giúp thiết bị và
các phương tiện nghiên cứu khoa học ở tầm cỡ thế giới. Chính phủ còn tiếp tục hỗ
trợ cho Khu Công nghệ sinh học của Hội Phụ nữ
hiện nay đang hoạt động ở ngoại ô
Bang Madras, ở Bnag này còn chi tiền xây dựng Khu Công nghệ sinh học khác, các

Phòng TN cây thuốc và Trung tâm nghiên cứu về biển, Qua đây chúng ta rút ra

21
được nhiều kinh nghiệm hay đó là xác định ít hướng chủ đạo và hành động quyết liệt
với chủ trương tăng mạnh tiền đầu tư. Cho nên Ấn độ đã thành công về Cách mạng
xanh và CNTT (nhất là các phần việc outsourcing trong cạnh tranh với Trung quốc).

2.2. Kinh nghiệm và bài học từ các nước Châu Âu và khác:
2.2.1. Kinh nghiệm và bài học từ Liên bang Nga:
Sau khi Liên Xô tan rã (năm 1990), nền kinh tế của nước Nga chuyển sang cơ chế
thị trường. M
ọi hoạt động kinh tế-xã hội, trong đó có hoạt động KH&CN đã thay đổi
theo. Chính phủ Liên bang Nga đã sớm quyết định thành lập các Quỹ khoa học để tài
trợ cho việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN. Đó là
• Quỹ nghiên cứu cơ bản, 1992
• Quỹ khoa học nhân văn, 1994
• Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
• Quỹ phát triển công nghệ (ngoài ngân sách nhà nước, không có tư
cách pháp
nhân), được thành lập tại Bộ khoa học, giáo dục và chính sách kỹ thuật Liên
bang Nga. Năm 2000 đổi thành Bộ công nghiệp, KH&CN Liên bang Nga).
Cho đến nay Nga có 3 hình thức tài trợ cho KH-CN:
(i) Đầu tư theo tổ chức - đầu tư để phát triển khoảng 60 viện trọng điểm quốc gia;
(ii) Đầu tư để thực hiện các chương trình KH&CN trọng điểm quốc gia;
(iii). Đầu tư để thực hiện các đề tài KH&CN thông qua các quỹ
KH&CN.
Ngoài ra có có Quỹ phát triển công nghệ, gồm: Tỷ lệ trích lại hàng quý trên cơ sở
hợp đồng giữa các cơ quan chính quyền và các tổ chức thương mại với tỷ lệ trích
25% kinh phí nộp vào các quỹ ngoài ngân sách; từ sự tự nguyện của các tổ chức
thuộc phạm vi quản lý của Bộ công nghiệp, KH&CN Liên bang Nga; kinh phí được

các cơ quan có tư cách pháp nhân hoàn trả lại Quỹ theo hợp đồng cấp kinh phí cho
triển khai các dự án s
ản xuất thử nghiệm.
Quỹ này tiến hành tài trợ cho:
+ Các đề tài nghiên cứu có tính chất toàn ngành, liên ngành và các biện pháp làm
chủ việc sản xuất các sản phẩm mới; đầu tư theo mục tiêu cho ứng dụng các thành
tựu KH&CN có ý nghĩa liên ngành và ở tầm quốc gia;
+ Cấp kinh phí cho việc triển khai các công trình nghiên cứu khoa học và thử
nghiệm.
Việc cấp kinh phí chủ yếu được thực hiện trên cơ sở hợp đồng có hoàn trả, g
ồm
các lĩnh vực: Tạo ra các loại sản phẩm mới, nguyên vật liệu có hàm lượng khoa học
cao; triển khai các công nghệ mới và hoàn thiện các công nghệ đang áp dụng; nâng
cao trình độ công nghệ của sản phẩm; tiêu chuẩn hoá và cấp giấy chứng nhận sản
phẩm; bảo hộ lao động và kỹ thuật an toàn. Việc cấp kinh phí không thu hồi được
thực hiện đối với các công trình nghiên cứu và triển khai thử nghiệm có ý ngh
ĩa quốc
gia và xã hội lớn, thực hiện theo quyết định của Chính phủ Liên bang và Bộ trưởng
Bộ công nghiệp, KH&CN Liên bang.
2.2.2. Kinh nghiệm và bài học từ Balan:
Chính phủ áp dụng nguyên tắc cạnh tranh trong việc xin cấp tài trợ của Nhà nước,
tính công khai của các tiêu chuẩn, thủ tục và các quyết định, cũng như đánh giá của
các chuyên gia độc lập thuộc các chuyên ngành khoa học khác nhau (hệ thống đánh
giá “ngang bằng”).

22
Việc đánh giá theo thông số đó là bước một; tiếp đó người ta phân loại các đơn vị
(được thực hiện 4 năm 1 lần và thường diễn ra trong năm đầu của nhiệm kỳ hoạt
động 4 năm của Ủy ban NC Khoa học Nhà nước).
Nhà nước Ba lan đã ban hành:

• Đạo luật 8-10-2004 về Các nguyên tắc tài chính cho Khoa học, quy định tiêu
chí và thủ tục phân bổ, kiểm toán cho các Quỹ Khoa học.
• Đạo lu
ật 29-7-2005 về một số hình thức hỗ trợ hoạt động đổi mới.
• Theo Đạo luật 2004 tăng cường vai trò của Bộ trưởng Khoa học trong điều
phối và thực hiện chính sách Khoa học, giao phó quyền hạn theo Luật pháp,
quyền được ra quyết định trong phân phối và phân bổ Ngân sách Khoa học.
Các chương trình khung quốc gia do Bộ Khoa học đưa ra là công cụ quan trọng
để thực hiện chính sách KH-CN, liên quan đến quyền tự
chủ trong nghiên cứu và các
nhu cầu về kinh tế xã hội của đất nước.
+ Thành lập Hội đồng Khoa học – tổ chức đại diện chính thức cho giới nghiên
cứu có vai trò tư vấn quan trọng, có quyền đưa ra các ý kiến độc lập với Bộ trưởng,
gồm tối đa 70 thành viên do H.Đ.KH và Bộ trưởng bổ nhiệm.
+ Tháng 1-2005 H.Đ phát triển KH-CN được lập ra, làm tư vấn cho HĐBT, Thủ
t
ướng về Chiến lược Phát triển KH-CN và các công nghệ mới. Balan bảo đảm quyền
bình đẳng trong tiếp cận nguồn tài trợ từ ngân sách khoa học và đặc biệt là các tài trợ
cho các hoạt động và đầu tư theo luật định, cho các đơn vị tổ chức thực hiện R &D,
không phụ thuộc vào loại hình sở hữu chúng.
Các trường Đại học không thuộc công lập cũng được nhận tài trợ cho nghiên
cứu khoa học và công ngh
ệ của mình. Mặt khác Balan cũng đã thu hút được tài trợ từ
nước ngoài, thường trong khoảng 2% trong tổng kinh phí (năm 1999 đạt 1,7%).
Ngoài ra giai đoạn 1995-1999 Chính phủ đã chú trọng chi vào phát triển các ngành
khoa học kỹ thuật và y học, giảm bớt chi tiêu vào các ngành khoa học tự nhiên và
nông nghiệp.
Balan còn bảo đảm tính linh hoạt trong việc tạo nguồn và cấp kinh phí khoa
học cũng được thực hiện theo kiểu chuyển giao chỉ định để tài trợ hoặ
c đồng tài trợ

cho các dự án nghiên cứu, dự án mục tiêu và các hoạt động hỗ trợ nghiên cứu cho
các Hiệp hội, Quỹ và các đơn vị khác để hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ khoa học đặc
biệt.

2.2.3. Kinh nghiệm và bài học từ Thụy sỹ
Để gia tăng khả năng nghiên cứu và hăng say sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
khoa học và công nghệ
, tổ chức KTI (tổ chức hỗ trợ đổi mới của Liên bang Thuỵ sỹ)
hỗ trợ các nhà khoa học ở trường Đại học với kết quả nghiên cứu của mình cùng với
doanh nghiệp triển khai các sản phẩm, dịch vụ có khả năng cạnh tranh và mang ra thị
trường. Tiêu chí để hỗ trợ quan trọng nhất là hàm lượng đổi mới và tác động kinh tế.
Sự hỗ trợ R &D c
ủa KTI có lợi cho doanh nghiệp cho đến nay đã được tiến hành rất
tốt hơn 60 năm qua. Giai đoạn 2001-2005 đã có 15.000 dự án được tài trợ, trong đó
phía doanh nghiệp chi 60% hay tương đương 530 triệu Frăng Thuỵ sỹ. Hiệu quả đầu
tư rất lớn: mỗi 1 đồng chi đầu tư của KTI đã thu hút được 1,4 đồng từ phía doanh
nghiệp. Đó là hiệu ứng đòn bẩy. Giai đoạn 2004-2007 ngân sách củ
a KTI là 400 triệu
Frăng Thuỵ sỹ.

23
Ngoài ra Thuỵ sỹ cũng đã thành lập Quỹ quốc gia để tài trợ nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khoa học và công nghệ. Theo đó, vốn
hoạt động do các tổ chức thành lập Quỹ (Hội nghiên cứu tự nhiên, Viện Hàn lâm
Khoa học Y tế, Hội khoa học nhân văn, Hội Luật gia, Hội Thống kê và Kinh tế quốc
dân cùng đóng góp khi thành l
ập Quỹ là 330000 frank. Ngân sách Liên bang cấp vốn
ban đầu là 1 triệu frank cùng với các giá trị phát sinh từ các tài sản đó và các nguồn
khác như khoản đóng góp theo quy định và không theo quy định của Liên bang, từ
các nguồn ngoài ngân sách.

Quỹ này tiến hành tài trợ cho việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trên
đất nước Thụy Sỹ: (i) Tài trợ cho các đề tài/dự án và cho các cá nhân, hỗ trợ các hội
nghị khoa học và xuất bản ấn phẩm cũng như các hợ
p tác nghiên cứu khoa học quốc
tế; (ii) Hỗ trợ cho việc xây dựng hạ tầng cơ sở nghiên cứu, hỗ trợ các giải pháp ứng
dụng kết quả nghiên cứu và các hoạt động điều hoà nghiên cứu; (iii) Tổ chức thực
hiện các chương trình nghiên cứu định hướng của Liên bang theo sự uỷ thác và theo
thông lệ bằng các nguồn tài chính đặc biệt của Liên bang, đó là các chương trình
nghiên cứu quốc gia, các chươ
ng trình trọng điểm của quốc gia.
2.2.4. Kinh nghiệm và bài học từ Hungary:
Bên cạnh việc tăng tổng chi phí cho công tác R & D, Nhà nước đã định hướng
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các ngành công nghệ cao và máy tính hóa nền
kinh tế. Trong khoảng từ năm 1990 đến 1996 mức chi phí cho R &D tính trên GDP
đã giảm từ 1,6% xuống còn 0,7% và giữ ở mức thấp trong suốt nửa sau của thập kỷ
90. Năm 1996, tổng chi phí R & D là 0,67%, mức thấp nhất trong nhữ
ng năm 90.
Chính phủ đã đặt mục tiêu tổng chi phí cho R &D phải đạt được mức kinh phí trung
bình của Liên minh Châu Âu (EU) vào năm 2006.
Có hơn 50% tổng chi phí cho R &D là do ngân sách Nhà nước cấp và việc sử
dụng những nguồn kinh phí này bị phân tán. Tỷ lệ tham gia hiện thời của khu vực tư
nhân là 38% sẽ phải bảo đảm tăng lên tới mức 50% trong tương lai. Hungary có 2
hình thức tài trợ chính của Nhà nước cho các hoạt động R &D và đổi mới của khu
v
ực tư nhân là khuyến khích về thuế và trực tiếp hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước.
Tính từ tháng 1 năm 2001 các Công ty có thể lý giải kinh phí R &D của họ đến
200%.

2.2.5. Bài học và kinh nghiệm từ CH Séc
Phạm vi hỗ trợ Nhà nước về khoa học công nghệ được quy định trong Luật số

300/1992, sau đó là Sắc lệnh. Chính phủ hỗ trợ tài chính cho những lĩnh vực tri thức
tiêu chuẩn quốc tế, chủ y
ếu đối với các Trường Đại học, nhờ đó sẽ nâng cao được
nền văn hóa, sức khỏe và an toàn cho dân tộc cùng với những nhu cầu cơ bản khác.
Tài trợ cuả nhà nước sẽ tập trung chủ yếu vào các hoạt động nghiên cứu dài hạn
(nghiên cứu cơ bản), các hoạt động nghiên cứu có nhiều rủi ro trong lĩnh vực nghiên
cứu ứng dụng và cho các hoạt động mà kết quả
cuả nó sẽ được các doanh nghiệp nhỏ
và vừa không có khả năng và năng lực R & D sử dụng cho đổi mới công nghệ hay
hoàn thiện sản phẩm của mình, nâng cao khả năng cạnh tranh. Theo đó nghiên cứu
cơ bản sẽ được cấp đến 100% chi phí, nghiên cứu ứng dụng- đến 50% chi phí, còn
nghiên cứu phát triển thực nghiệm- đến 25% chi phí.
Tổng tài trợ cộng gộp từ ngân sách không được vượt quá:

24
+ 75% của tổng chi phí đối với nghiên cứu ứng dụng,
+ 50% của tổng chi phí đối với phát triển thực nghiệm.
Chính phủ cũng sẵn sàng hỗ trợ bằng vốn vay với lãi suất ưu đãi (hoặc lãi suất
bằng 0), cho những dự án phát triển công nghiệp mà kết quả cuả nó dành cho người
dùng duy nhất. Sự tài trợ của Nhà nước cho các hoạt động R & D sẽ cố gắng bảo
đảm m
ột tỷ lệ cân đối các loại tài trợ khác nhau- từ các kế hoạch nghiên cứu chủ yếu
được Nhà nước tài trợ của các tổ chức, hoặc cấp kinh phí có mục tiêu cho các cá
nhân hay các nhóm nhỏ, cho đến các dự án R & D trọng điểm hoàn thành các chương
trình R & D đã được công bố hiện có.
Mặc dù chính phủ áp dụng biểu thuế cao, nhưng sự hỗ trợ gián tiếp cho các hoạt
động R& D là một ngoại lệ (chỉ miễ
n thuế hải quan nhập khẩu đối với R & D trong
trường hợp nghiên cứu khoa học đang tiến hành và có khả năng khấu trừ 2% chi phí
R & D trong thu nhập ròng được sử dụng để tính thuế thu nhập).


2.2.6. Kinh nghiệm và bài học từ Australia:
Ở thập kỷ 90 của thế kỷ XX, chính sách khoa học và công nghệ của Australia
theo đuổi một trong 3 mục tiêu chính là duy trì chất lượng cao đối với kết cấu hạ tầng
nghiên cứu của khu vực chính phủ, đẩy mạnh tối đa việc ứng dụng thực tiễn của cơ
sở khoa học vào ngành công nghiệp và khuyến khích ngành kinh doanh tăng cường
đổi mới.
Tháng 1-2001 Thủ tướng Australia đã công bố kế hoạch chiến lược về khoa học
và giao dục: “Tăng cường năng lực của Australia” (Backing Australia Ability), theo
đó sẽ tăng kinh phí nghiên cứu khoa học gấp đôi trong 5 năm tớ
i, cải thiện kết cấu hạ
tầng nghiên cứu, lập các Trung tâm tài năng (Centre of Excellence) tầm cỡ thế giới
về các công nghệ then chốt, nâng mức khấu trừ thuế đối với khoa học và công nghệ,
tăng cường các trung tâm hợp tác nghiên cứu và đề ra những sáng kiến mới về giáo
dục.
Australia nổi bật ở quá trình tự chủ hóa của các cơ quan nghiên cứu khoa học.
Đây là yếu tố sẽ gây tác
động sâu sắc tới sự phát triển KH&CN, cụ thể là mục đích
và cung cách quản lý đầu tư. Một số ý kiến cho rằng không nên, hoặc chưa nên cổ
phần hóa các cơ quan nghiên cứu, vì thị trường sẽ chỉ chạy theo lợi ích cục bộ trước
mắt mà bỏ rơi những lợi ích có tính công cộng. Do tự chủ hóa như vậy, việc đầu tư
mua sắm và sử dụng cơ sở
hạ tầng kỹ thuật khoa học và công nghệ đều được họ cân
nhắc và không bị ảnh hưởng bởi các quyết định hành chính dội từ trên xuống theo
kiểu phân bổ.
Chính phủ đã tiến hành Chương trình vườn ươm CNTT-TT từ năm 2000 đến
2008, cung cấp đầu tư tài chính ban đầu và tư vấn kinh doanh cho các Công ty mới
khởi sự trong lĩnh vực CNTT-TT trên toàn quốc (cả gói 122 tr.đô la Australia).

2.2.7. Kinh nghiệm và bài học t

ừ Mỹ
Mỹ lâu nay vẫn quan niệm đầu tư vào khoa học và công nghệ là đầu tư mang lại
lợi nhuận cao nhất. “Đầu tư vào công nghệ chính là đầu tư vào tương lai của nước
Mỹ” (B.Clinton, 2002).
Hiện nay trong cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ của Mỹ có các cơ sở
nghiên cứu trong các công ty, hàng nhiều trăm trường đại học và hơn 700 Phòng TN

25
liên bang. Kinh phí đầu tư cho hệ thống này hàng năm lên đến 150 tỷ USD. Khắp nơi
trên đất Mỹ đã có hàng loạt các cơ sở hoàn hảo cho các nghiên cứu về vật lý hạt
nhân, vật lý năng lượng cao, vật lý thiên văn, vật lý chất rắn, sinh học phân tử,
nghiên cứu vũ trụ; trên cơ sở đó thu hút rộng rãi giới nghiên cứu trong và ngoài nước
đến làm việc. Rõ ràng với 2 thế mạnh về đầu tư tạ
o cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt nhất và
chi trả thu nhập cao, Mỹ luôn thu hút được tầng lớp tinh túy khoa học của thế giới
đến làm việc, mỗi năm tiết kiệm đến nhiều tỷ USD về đào tạo nhân lực chất lượng
cao do không phải đào tạo mà vẫn có người làm khoa học và công nghệ.
Chính sách đầu tư của Mỹ cho phát triển khoa học và công nghệ bao hàm cả
n
ội dung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của khoa học và công nghệ. Do đó
nếu tổng chi cao thì phần chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng cao tương
ứng, tuy có thể mức độ khác nhau qua các năm. Năm 1965 tổng chi cho khoa học và
công nghệ là 54 tỷ USD, trong đó tài trợ của chính phủ cho việc nghiên cứu khoa học
ở các Trường Đại học đã gia tăng gấ
p 20 lần so với năm 1935 và mức chi vẫn tiếp
tục gia tăng mạnh cho đến cuối thập kỷ 80.
Trong vòng 5-7 năm gần đây, mức tăng kinh phí hàng năm của nhà nước dành
cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học ở Mỹ gia tăng trung bình hàng năm là 10%.
Hơn nữa do quan niệm các hoạt động khoa học và công nghệ nhất là trong lĩnh
vực ứng dụng đều được thực hiện ở các doanh nghiệp (ví d

ụ từ năm 1990 đến 1993
cả chi chính phủ và khối doanh nghiệp đạt lần lượt là 150, 151,6; 161,9 và 184,9 tỷ
USD), Chính phủ vẫn có những hỗ trợ rất mạnh mẽ để các doanh nghiệp đẩy mạnh
hoạt động khoa học và công nghệ tại chính các doanh nghiệp. Các bộ phận nghiên
cứu và thử nghiệm đều được hưởng chế độ giảm thuế, ví dụ đã tiến hành giảm 4 lần
vào các nă
m 1986, 1988, 1989 và 1990. Ngoài việc tăng cường giảm thuế, còn có thể
cắt giảm thêm mức thuế đánh vào lợi nhuận của toàn bộ các công ty công nghiệp và
điều này đôi khi làm cho tổng số thuế nói chung giảm tới 50%. Việc đầu tư và sử
dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho phát triển khoa học công nghệ tại Mỹ còn thể hiện
lồng ghép ở Chương trình tài trợ cho R &D của doanh nghiệp nhỏ
(SBIR): Chương
trình SBIR (Small Business Innovation Research Program) là một hệ thống tài trợ
theo 3 giai đoạn có tính cạnh tranh cao nhằm cung cấp cho doanh nghiệp nhỏ cơ hội
đề xuất các ý tưởng sáng tạo đạt các nhu cầu về R&D của Liên bang đề ra.
Tiêu chí là:
(i) Doanh nghiệp phải là của Mỹ và hoạt động độc lập
(ii) Hoạt động vì lợi nhuận
(iii) Có nhân lực chuyên làm nghiên cứu
(iv) Quy mô dưới 500 người.
Việc tài trợ
cho doanh nghiệp thực hiện R &D theo 3giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 thường gắn với giai đoạn khởi nghiệp, mức tài trợ có thể lên đến
100.000 USD cho khoảng 6 tháng để hỗ trợ việc khai thác các giá trị công nghệ
hoặc tính khả thi của một ý tưởng hoặc công nghệ
+ Pha II có thể tài trợ lên đến 750.000 USD trong 2 năm để mở rộng Pha I. Trong
giai đoạn này, hoạt động R &D được thực hiện và đánh giá tiề
m năng thương mại
hoá kết quả nghiên cứu. Chỉ những người được đánh giá có kết quả tốt của Pha I
mới được thực hiện triển khai sang Pha II.

×