ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ
ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH; MÃ SỐ: 60 34 05
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Một số thông tin về chuyên ngành đào tạo.
- Tên chuyên ngành đào tạo:
Tiếng Việt: Quản trị kinh doanh
Tên tiếng Anh: Business Administration
- Mã số ngành: 60 34 05
- Bậc đào tạo: Thạc sĩ
- Tên văn bằng: Tiếng Việt: Thạc sỹ Quản trị kinh doanh
Tiếng Anh: Master in Business Administration
- Đơn vị đào tạo: Trường ĐH Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Đối tượng và hình thức tuyển sinh.
2.1. Đối tượng được đăng ký dự thi: (thực hiện thí điểm)
• Về văn bằng:
- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy hoặc không chính quy ngành Quản trị kinh
doanh hoặc ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Quản trị
kinh doanh.
- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành Kinh tế nhưng không có định hướng
chuyên ngành (chuyên sâu) về Quản trị kinh doanh được dự thi sau khi đã có
chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình gồm 05 môn (15 tín chỉ)
+ Kinh tế vi mô (3 tín chỉ)
+ Kinh tế vĩ mô (3 tín chỉ)
1
+ Quản trị học (3 tín chỉ)
+ Nguyên lý Quản trị Kinh doanh(3 tín chỉ)
+ Nguyên lý Marketing (3 tín chỉ)
- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy các ngành khác thuộc nhóm ngành Kinh tế
được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức vớí chương trình gồm 09
môn (27 tín chỉ).
+ Kinh tế vi mô (3 tín chỉ)
+ Kinh tế vĩ mô (3 tín chỉ)
+ Quản trị học (3 tín chỉ)
+ Nguyên lý Quản trị Kinh doanh (3 tín chỉ)
+ Nguyên lý Marketing (3 tín chỉ)
+ Nguyên lý Kế toán (3 tín chỉ)
+ Quản trị tài chính (3 tín chỉ)
+ Quản trị Nguồn nhân lực (3 tín chỉ)
+ Quản trị chiến lược (3 tín chỉ)
- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy các ngành: Toán, Toán tin, Công nghệ thông
tin, Tin học ứng dụng, Quốc tế học, Luật học, Du lịch, Khoa học chính trị, Giáo
dục chính trị, Tiếng anh thương mại và các ngành Kĩ thuật được dự thi sau khi đã
có chứng chỉ bổ túc kiến thức vớí chương trình gồm 12 môn (34 tín chỉ).
+ Kinh tế vi mô (3 tín chỉ)
+ Kinh tế vĩ mô (3 tín chỉ)
+ Quản trị học (3 tín chỉ)
+ Nguyên lý Quản trị Kinh doanh (3 tín chỉ)
+ Nguyên lý Marketing (3 tín chỉ)
+ Nguyên lý Kế toán (3 tín chỉ)
+ Quản trị tài chính (3 tín chỉ)
+ Quản trị Nguồn nhân lực (3 tín chỉ)
+ Quản trị chiến lược (3 tín chỉ)
+ Quản trị sản xuất và tác nghiệp (2 tín chỉ)
+ Quản trị chất lượng (2 tín chỉ)
+ Kinh tế học tiền tệ - ngân hàng (3 tín chỉ)
2
• Về thâm niên công tác:
- Người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên được dự thi ngay sau khi tốt
nghiệp đại học ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự thi.
- Những trường hợp còn lại phải có ít nhất hai năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh
vực chuyên môn phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự thi (tính từ ngày kí quyết
định công nhận tốt nghiệp đến ngày nhập học).
- Riêng đối tượng dự thi thạc sĩ Quản trị kinh doanh có bằng tốt nghiệp đại học
chính quy (kể cả loại khá trở lên) các ngành: Toán, Toán Tin, Công nghệ thông tin,
Tin học ứng dụng, Quốc tế học, Luật học, Du lịch, Khoa học chính trị, Giáo dục
chính trị, Tiếng Anh thương mại và các ngành Kỹ thuật phải có ít nhất 3 năm kinh
nghiệm công tác trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh.
• Có đủ sức khoẻ học tập
• Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ và lệ phí
dự thi theo quy định của ĐHQGHN và của Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.
2.2. Hình thức tuyển sinh:
Thi tuyển với các môn thi sau đây:
- Môn thi cơ bản: Toán kinh tế
- Môn thi cơ sở: Quản trị học
- Môn Ngoại ngữ: theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội
Những thí sinh có một trong các điều kiện sau đây sẽ được miễn môn Ngoại ngữ:
+ Có bằng đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ ở nước ngoài mà ngôn ngữ đã sử dụng
trong học tập là một trong năm thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung.
+ Có chứng chỉ IELTS 5.0; TOEFL quốc tế 400 trở lên trong thời hạn 1 năm kể từ
ngày dự thi lấy chứng chỉ đến ngày dự thi sau đại học.
+ Tốt nghiệp đại học hệ chính quy chuyên ngành Ngoại ngữ (thuộc một trong
năm thứ tiếng trên).
+ Có chứng chỉ công nhận trình độ ngoại ngữ dự tuyển đào tạo sau đại học ở
ĐHQGHN (trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày dự thi).
3
PHẦN II: KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Về kiến thức:
Chương trình trang bị cho các học viên những kiến thức chuyên sâu về quản trị
kinh doanh hiện đại, cách thức xây dựng chiến lược phát triển cho tổ chức. Cung
cấp cho học viên các chỉ dẫn về cách thức vận dụng những kiến thức đó trong thực
tiễn hoạt động quản trị kinh doanh.
1.2. Về kỹ năng:
Cung cấp cho học viên khả năng phân tích, đánh giá và dự báo những thay đổi của
môi trường kinh tế vĩ mô cũng như môi trường hoạt động kinh doanh từ đó đưa ra
các quyết sách đúng đắn cho chiến lược phát triển doanh nghiệp trong dài hạn.
Xây dựng và phát triển năng lực lãnh đạo của học viên, bao gồm kỹ năng lãnh đạo
bản thân và lãnh đạo tổ chức. Giúp học viên nâng cao khả năng sáng tạo và ứng
dụng các lý luận, phát huy các kinh nghiệm của bản thân và hình thành các kỹ
năng cần thiết trong việc phân tích và xử lý các tình huống quản trị.
1.3. Về năng lực:
Sản phẩm đào tạo là các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có kiến thức tổng quan về
quản trị kinh doanh, có khả năng xây dựng chiến lược phát triển cho doanh nghiệp
đồng thời cũng nắm vững kiến thức chuyên sâu về một số lĩnh vực quản trị cụ thể.
1.4. Về nghiên cứu:
Học viên chọn đề tài làm tiểu luận chuyên đề về quản trị kinh doanh. Các chủ đề
sẽ khác nhau theo từng năm tuỳ theo xu thế phát triển của các lý thuyết quản trị
cũng như các vấn đề phát sinh trong thực tiễn hoạt động quản trị kinh doanh của
các doanh nghiệp. Một số hướng nghiên cứu cụ thể như sau:
1. Các học thuyết Quản trị kinh doanh hiện đại và vận dụng vào điều kiện của Việt
Nam.
2. Hoạch định và thực thi chiến lược kinh doanh trong các tập đoàn kinh tế, tổng
công ty và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
3. Quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế.
4
4. Nghiên cứu và vận dụng các chuẩn mực quản trị công ty vào các công ty của Việt
Nam.
5. Nghiên cứu học thuyết quản trị hài hòa Đông –Tây.
6. Phân tích và vận dụng các mô hình quản trị hiện đại vào các doanh nghiệp của
Việt Nam.
7. Chiến lược Marketing và thương mại cho các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty và
các doanh nghiệp Việt Nam.
8. Phân tích và đánh giá các mô hình quản lý của các ngành, các tập đoàn kinh tế.
9. Đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong các ngành kinh tế ở Việt Nam.
10. Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế.
11. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế.
2. Nội dung chương trình đào tạo
2.1 Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo:
Tổng số tín chỉ cần tích lũy: 55 tín chỉ, trong đó:
- Khối kiến thức chung (bắt buộc): 11 tín chỉ
- Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 38 tín chỉ
+ Bắt buộc: 29 tín chỉ
+ Lựa chọn: 09 tín chỉ/27 tín chỉ
- Tiểu luận: 6 tín chỉ
5
2.2. Khung chương trình đào tạo
TT Mã môn học
Tên môn học
(ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh)
Số
tín chỉ
Số giờ tín chỉ:
TS (LL/ThH/TH)
Số tiết học:
TS (LL/ThH/TH)
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
I Khối kiến thức chung 11
1 SGS 5001
Triết học
(Philosophy)
4 60 (60/0/0) 180 (60/0/120)
2 SGS 5002
Ngoại ngữ chung
(Foreign language for general purposes)
4 60 (30/30/0) 180 (30/60/90)
3 SGS 5003
Ngoại ngữ chuyên ngành
(Foreign language for specific purposes)
3 45 (15/15/15) 135 (15/30/90)
II Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành 38
II.1. Các môn học bắt buộc 29
4 BSA 6001
Các lý thuyết quản trị hiện đại
(Modern management theories)
3 45 (30/15/0) 135 (30/30/75)
5 BSA 6002
Kinh tế học quản lý
(Managerial Economics)
3 45 (30/15/0) 135 (30/30/75)
6 BSA 6003
Quản trị tài chính doanh nghiệp nâng cao
(Advanced Corporate Finance Management)
3 45 (20/25/0) 135 (20/50/65)
7 BSA 6004
Quản trị chiến lược nâng cao
(Advanced Strategic Management)
3 45 (20/25/0) 135 (20/50/65)
6
TT Mã môn học
Tên môn học
(ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh)
Số
tín chỉ
Số giờ tín chỉ:
TS (LL/ThH/TH)
Số tiết học:
TS (LL/ThH/TH)
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
8 BSA 6005
Quản trị Marketing nâng cao
(Advanced Marketing Management)
3 45 (30/15/0) 135 (30/30/75)
9 BSA 6015
Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp trong hội
nhập quốc tế
(Business Ethics and Corporate Culture in International
Integration)
3 45 (30/15/0) 135 (30/30/75)
10 BSA 6016
Quản trị nguồn nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hóa
(Human Resource Management in Globalization
Context)
3 45 (30/15/0) 135 (30/30/75)
11 BSA 6018
Lãnh đạo trong tổ chức
(Leadership in Organizations)
3 45 (30/15/0) 135 (30/30/75)
12 BSA 6017
Quản trị sản xuất và tác nghiệp trong chuỗi giá trị toàn
cầu
(Production and Operation Management in Global
Value Chains)
3
45 (30/15/0) 135 (30/30/75)
13 BSA 6019
Ra quyết định quản trị
(Managerial Decision Making)
2 30 (20/10/0) 90 (20/20/50)
II.2. Các môn học lựa chọn 9/27
14 BSA 6020
Thống kê trong quản trị
(Managerial Statistics)
3 45 (20/20/5) 135 (20/40/75)
7
TT Mã môn học
Tên môn học
(ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh)
Số
tín chỉ
Số giờ tín chỉ:
TS (LL/ThH/TH)
Số tiết học:
TS (LL/ThH/TH)
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
15 BSA 6021
Quản trị công ty
(Corporate Governance)
3 45 (15/15/15) 135 (15/30/90)
16 BSA 6008
Các thị trường và định chế tài chính
(Financial Institutions and Markets)
3 45 (30/15/0) 135 (30/30/75)
17 BSA 6022
Quản trị tài chính quốc tế
(International Finance Management)
3 45 (30/15/0) 135 (30/30/75)
18 BSA 6023
Lãnh đạo cá nhân trong thế kỷ 21
(Personal Leadership for the 21
st
Century)
2 30 (20/10/0) 90 (20/20/50)
19 BSA 6011
Kế toán quản trị nâng cao
(Advanced Managerial Accounting)
3 45 (15/15/15) 135 (15/30/90)
20 BSA 6024
Chiến lược cạnh tranh
(Competitive Strategy)
3 45 (15/15/15) 135 (15/30/90)
21 BSA 6025
Quan hệ công chúng
(Public Relation)
2 30 (20/10/0) 90 (20/20/50)
22 BSA 6026
Quản trị rủi ro
(Risk Management)
3 45 (15/15/15) 135 (15/30/90)
23 BSA 6014
Chuyên đề quản trị kinh doanh
(Special topic in business administration)
2 30 (0/30/0) 90 (0/60/30)
III
Tiểu luận
(Essay)
6
Tổng cộng 55
8
2.3. Danh mục tài liệu tham khảo
TT Mã môn học Tên môn học
Số tín
chỉ
Danh mục tài liệu tham khảo
I
Khối kiến thức chung
11
1 SGS 5001
Triết học
(Philosophy)
4 Theo quy định chung của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
2 SGS 5002
Ngoại ngữ chung
(Foreign language for general purposes)
4 Theo quy định chung của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
3 SGS 5003
Ngoại ngữ chuyên ngành
(Foreign language for specific purposes)
3 Theo quy định chung của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
II Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành 38
II.1. Các môn học bắt buộc 29
9
TT Mã môn học Tên môn học
Số tín
chỉ
Danh mục tài liệu tham khảo
4 BSA 6001
Các lý thuyết quản trị hiện đại
(Modern management theories)
3
Nhiều tác giả, Rowan Gibson (biên tập) (Vũ Tiến Phúc, Dương Thuỷ,
Phi Hoành dịch), Tư duy lại tương lai, NXB Thành phố Hồ Chí Minh,
Tp. Hồ Chí Minh, 2006
Subir Chowdhury (Lê Minh Hồng dịch), Quản lý trong thế kỷ 21,
NXB Giao thông Vận tải, 2006
Thế Nghĩa, Tư duy mới trong kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội,
1998.
A.M. Bramdenburger & B.J Nalebuff (Nguyễn Tiến Dũng, Lê Ngọc
Liên dịch), Tranh hợp hay Lý thuyết trò chơi trong kinh doanh, NXB
Thống kê, GAMI Book, 2005
Trần Hưng Đạo (Nguyễn Ngọc Tỉnh, Đỗ Mộng Khương dịch), Binh
thư yếu lược, NXB Công an Nhân dân, 2001
Peter F. Ducker (Vũ Tiến Phúc dịch), Những thách thức của quản lý
trong thế kỷ XXI, NXB Trẻ TP.HCM, Thời Báo Kinh tế Sài Gòn,
Trung tâm Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương, 2003
Jim Collins, Good to Great, Collins, 2001
Phương thức TOYOTA, NXB Tri Thức, Công ty Alpha Books, 2006
10
TT Mã môn học Tên môn học
Số tín
chỉ
Danh mục tài liệu tham khảo
5 BSA 6002
Kinh tế học quản lý
(Managerial Economics)
3
1. Paul Keat, Philip Young. Kinh tế học quản lý. International Edition,
2003.
2. Larry C. Peppers & Dale G. Bails. Managerial Economics: Theory
and applications for decision making. Prentice Hall, 1987.
6 BSA 6003
Quản trị tài chính doanh nghiệp nâng cao
(Advanced Corporate Finance
Management)
3
1. Ross, S. Fundamentals of corporate finance. Mc Graw Hill Australia,
Third Edition, 2004.
2. Ogden, Jen, O’Connor. Advanced Corporate Finance (Cram101
Textbook Outlines). Academic Internet Publishers, 2006.
7 BSA 6004
Quản trị chiến lược nâng cao
(Advanced Strategic Management)
3
Raymond Alain- Thiétart, Chiến lược doanh nghiệp, NXB Thanh Niên,
Hà Nội, 1999;
Michael Hammer, James Champy (Vũ Tiến Phúc dịch), Tái lập công ty,
NXB TP. Hồ Chí Minh, 1999.
Phan Phúc Hiếu, Phân tích chiến lược hiện đại và ứng dụng, NXB Giao
thông Vận tải, Hà Nội, 2007.
W. Chan Kim, Renee Mauborgne (Phương Thuý dịch), Chiến lược đại
dương xanh, NXB Tri thức, Hà Nội, 2007.
11
TT Mã môn học Tên môn học
Số tín
chỉ
Danh mục tài liệu tham khảo
8 BSA 6005
Quản trị Marketing nâng cao
(Advanced Marketing Management)
3
1. David W. Cravens, Nigel Piercy. Strategic Marketing. Mcgraw Hill
Irwin, 2005.
2. Alexander Cherney. Strategic Marketing Analysis. Brightstar Media,
Inc., 2006.
3. David W. Craven. Strategic marketing. Sixth Edition, Mc. Graw Hill
Irwin, 2000.
4. Russell S. Winer. Marketing Management. Second Edition. Prentice
Hall, 2004.
9 BSA 6015
Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh
nghiệp trong hội nhập quốc tế
(Business Ethics and Corporate Culture
in International Integration)
3
1. Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc Văn hóa Việt Nam, NXB. Tp. Hồ
Chí Minh, 2001.
2. Fons Trompenaars & Charles Hampden – Turner, Chinh phục các làn
sóng văn hoá, (Công ty Alpha book dịch), NXB Tri Thức, 2007
3. Nguyễn Tiến Dũng, Xây dựng Văn hóa Mạnh trong tổ chức – GAMI
Book, 2005.
4. Cho-How Wee, Sun Zi Bingfa – Selected Insights and Applications,
Prentice Hall, Pearson Education South Asia, 2005.
5. Kiều Trọng Tuyến, Xây dựng văn hoá Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn để phát triển bền vững và hội nhập quốc tế,
NXB. ĐHQGHN, 2006.
12