Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Ôn tập tố tụng hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.48 KB, 8 trang )

Ôn tập Tố tụng hành chính
Phần nhận định

1. Trường hợp cá nhân khởi kiện quyết định hành chính do Phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân huyện N ký ban hành trên cơ sở ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân huyện N thì người bị kiện trong vụ án được xác định là Chủ tịch Ủy ban
nhân dân huyện N.
Đây là nhận định đúng.
CSPL: khoản 9 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính
Người bị kiện được xác định là cá nhân có quyết định hành chính bị khởi kiện,
cũng tức là quyết định đó phải do người có thẩm quyền trực tiếp ban hành, do đó Phó
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện N được ủy quyền ban hành khơng phải là người bị
kiện bởi quyết định do mình ban hành mà phải là Chủ tịch Ủy ban nhân dân là người
trực tiếp ban hành thơng qua cấp Phó sẽ bị kiện.
2. Tòa án chỉ chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện nếu việc rút
đơn đó được người bị kiện đồng ý.
Đây là nhận định sai.
CSPL: khoản 2 Điều 140 Luật Tố tụng hành chính
Trong trường hợp xử lý kết quả đối thoại thành công thì khi người khởi kiện tự
nguyện rút đơn khởi kiện, Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với
yêu cầu của người khởi kiện mà không cần người bị kiện đồng ý, chỉ khi trong trường
hợp chuẩn bị xét xử phúc thẩm thì ý kiến của người bị kiện mới mang tính quyết định
đối với việc rút đơn.
3. Tịa án nhân dân tỉnh TH khơng có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ
thẩm khi cá nhân khởi kiện hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân thành phố
PL, tỉnh HB.
Đây là nhận định đúng.
CSPL: khoản 3 Điều 32 Luật Tố tụng hành chính
Khiếu kiện đối với hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh sẽ nằm trên
cùng phạm vi địa giới hành chính với Tịa án, tức là thẩm quyền giải quyết khi cá
nhân khởi kiện hành vi hành của UBND thành phố PL, tỉnh HB sẽ thuộc về Tòa án


nhân dân tỉnh HB chứ khơng phải tỉnh TH.
4. Tịa án có thẩm quyền sẽ trả lại đơn kháng cáo cho người kháng cáo nếu đơn
kháng cáo có nội dung khơng hợp lệ theo quy định của pháp luật.
Đây là nhận định sai.
CSPL: khoản 3 và khoản 4 Điều 207 Luật Tố tụng hành chính
Nếu đơn kháng cáo có nội dung khơng hợp lệ theo quy định của pháp luật thì khi
đó Tịa án sẽ u cầu người kháng cáo làm lại hoặc sửa đổi, bổ sung chứ không phải
trả lại; việc trả lại đơn kháng cáo chỉ được thực hiện nếu Tịa án đã có u cầu mà
người kháng cáo không thực hiện yêu cầu sửa đổi, làm lại cho hợp lệ theo quy định
của pháp luật.
5. Trong trường hợp Tịa án đã trả lại đơn khởi kiện thì người đi khởi kiện
khơng được quyền kiện lại vụ việc đó.
Đây là nhận định sai.
CSPL: điểm b khoản 1 Điều 33 Luật Tố tụng hành chính 2015
Trong trường hợp Tịa án đã trả lại đơn khởi kiện do người khởi kiện lựa chọn
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại mà hết thời hạn giải quyết khiếu nại, người
có thẩm quyền không giải quyết khiếu nại hoặc người khởi kiện không đồng ý với
khiếu nại thì họ có thể khởi kiện lại và Tòa án sẽ xem xét để tiến hành thụ lý vụ án đó.


6. Có trường hợp Chánh án Tịa án nhân dân cấp cao được quyền kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm mà khơng cần có văn bản đề nghị của đương sự.
Đây là nhận định đúng.
CSPL: khoản 2 Điều 255 Luật Tố tụng hành chính
Nếu bản án, quyết định của Tịa án xâm phạm đến lợi ích cơng cộng, lợi ích của
Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì Chánh án Tịa án nhân dân
cấp cao được quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm mà khơng cần có đơn đề
nghị của đương sự.
7. Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án sẽ trả lại đơn khởi kiện cho người đi
khởi kiện trong trường hợp người đi khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn kiện

theo quy định của pháp luật.
Đây là nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 122 Luật Tố tụng hành chính
Trong trường hợp Tòa án đã nhận được đơn khởi kiện mà đơn khởi kiện khơng có
đủ các nội dung theo quy định của pháp luật thì phải thơng báo bằng văn bản cho
người khởi kiện những nội dung, vấn đề cần sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 10 ngày;
sau thời hạn đó mà chưa sửa đổi, bổ sung thì mới trả lại đơn khởi kiện.
8. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện được quyền rút
đơn khởi kiện trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.
Đây là nhận định sai.
CSPL: khoản 6 Điều 61 Luật Tố tụng hành chính
Quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi
kiện được quy định trong luật không bao hàm luôn cả quyền được rút đơn khởi kiện,
do Tòa án thực hiện quyền khởi kiện theo ngun tắc là ai khởi kiện thì người đó mới
có quyền thay đổi hoặc rút yêu cầu khởi kiện của mình.
9. Tịa án nhân dân tỉnh ĐN có thể thụ lý xét xử sơ thẩm vụ án hành chính trong
trường hợp cá nhân khởi kiện có nơi cư trú tại tỉnh HĐ.
Đây là nhận định đúng.
CSPL: khoản 3 Điều 32 Luật Tố tụng hành chính
Nếu khiếu kiện quyết định hoặc hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp
tỉnh thì xét thẩm quyền của Tịa án có cùng địa giới hành chính, tức là Tịa án nhân
dân tỉnh ĐN có thể thụ lý nếu cá nhân khởi kiện đối với quyết định hành chính của
UBND tỉnh ĐN.
10. Chánh án Tịa án nhân dân cấp tỉnh khơng có quyền kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm.
Đây là nhận định đúng.
CSPL: Điều 260 Luật tố tụng hành chính.
Trong thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khơng có quy định về
việc Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh được kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
mà chỉ có Chánh án tịa án nhân dân tối cao và cấp cao.

11. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án nếu
như trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm người bị kiện hủy bỏ quyết định
hành chính đang bị khởi kiện.
Đây là nhận định sai.
CSPL: điểm e khoản 1 Điều 143 Luật Tố tụng hành chính
Để Thẩm phán được phân cơng giải quyết vụ án đình chỉ giải quyết vụ án thì
người bị kiện hủy bỏ quyết định hành chính đang bị khởi kiện và đồng thời với đó
người khởi kiện cũng phải đồng ý rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan có yêu cầu độc lập đồng ý rút yêu cầu; nếu chỉ có quyết định của người bị kiện
thì khơng đủ làm căn cứ để đình chỉ.


12. Trường hợp thủ tục phúc thẩm phát sinh do kháng nghị của Viện kiểm sát
thì Hội đồng xét xử phúc thẩm không được đưa ra phán quyết bất lợi cho người
khởi kiện so với Bản án sơ thẩm.
Đây là nhận định sai.
Tính chất của xét xử phúc thẩm quy định tại Điều 203 Luật tố tụng hành chính là
sửa hoặc hủy bản án sơ thẩm nếu có những nội dung vi phạm thủ tục tố tụng hoặc vi
phạm pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi của cả bên khởi kiện và bên bị kiện, do đó việc
phúc thẩm phát sinh do kháng nghị của Viện kiểm sát kể cả có đưa ra phán quyết bất
lợi cho người khởi kiện do sai phạm của thủ tục sơ thẩm thì vẫn có hiệu lực.
13. Người khởi kiện được quyền tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về
đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình tại phiên tịa sơ thẩm.
Đây là nhận định đúng.
CSPL: khoản 20 Điều 55 và Điều 56 Luật Tố tụng hành chính 2015
Người khởi kiện có thể tự bảo vệ mình bằng cách tự mình tranh luận tại phiên
tòa, đưa ra các lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để có thể tự bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình tại phiên tịa sơ thẩm mà khơng cần thơng qua
bên thứ 3.

14. Cá nhân khởi kiện hành vi hành chính của UBND xã N thì người bị kiện
trong vụ án được xác định là chủ tịch UBND xã N.
Đây là nhận định sai.
CSPL: khoản 9 Điều 3 Luật tố tụng hành chính 2015
Người bị kiện được xác định là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi hành chính
bị khởi kiện; tức là nếu cá nhân khởi kiện hành vi hành chính của UBND xã N thì
phải xem xét hành vi đó là của cá nhân Chủ tịch UBND xã N hay của UBND xã N
mới xác định người bị kiện.
15. Tòa án cấp sơ thẩm xác định thiếu người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
trong vụ án là căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm sau khi bản án sơ
thẩm có hiệu lực.
Đây là nhận định đúng.
CSPL: điểm b khoản 1 Điều 255 Luật tố tụng hành chính
Dựa theo căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có phần quy định nếu
bản án hành chính có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng làm cho đương sự
không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình cũng tức là người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan bị xác định thiếu dẫn đến việc quyền, lợi ích hợp pháp của họ
bị ảnh hưởng, khơng được bảo vệ thì bản án có hiệu lực đó sẽ bị xét xử lại theo thủ
tục giám đốc thẩm.
16. Không phải trong trường hợp nào khi Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân
được phân cơng giải quyết trong cùng một vụ án có mối quan hệ thân thích với
nhau thì đều phải từ chối hoặc bị thay đổi theo quy định của pháp luật.
Đây là nhận định đúng.
CSPL: khoản 8 Điều 45 Luật Tố tụng hành chính 2015
Nếu khơng có căn cứ rõ ràng nào khác chứng minh Thẩm phán và Hội thẩm nhân
dân được phân công giải quyết trong cùng một vụ án có mối quan hệ thân thích với
nhau khơng vơ tư khi làm nhiệm vụ thì khơng nhất thiết phải từ chối hoặc thay đổi.
17. Cá nhân khởi kiện quyết định hành chính của Chủ tịch UBND tỉnh thì Tịa
án tỉnh nơi cá nhân đó cư trú có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.
Đây là nhận định đúng.

CSPL: khoản 3 Điều 32 Luật Tố tụng hành chính


Trong trường hợp cá nhân khởi kiện đối với Chủ tịch UBND tỉnh tức người có
thẩm quyền trong UBND cấp tỉnh thì Luật khơng quy định rõ thẩm quyền thuộc về
Tòa án nào nên Tòa án tỉnh nơi cá nhân đó cư trú sẽ có thẩm quyền để xét xử sơ thẩm
vụ án hành chính.
18. Người khởi kiện có thể rút đơn khởi kiện trong giai đoạn xét xử phúc thẩm
vụ án hành chính.
Đây là nhận định đúng.
CSPL: Điều 234 Luật tố tụng hành chính
Tại phiên tịa phúc thẩm thì người khởi kiện có thể rút đơn khởi kiện nhưng phải
được sự đồng ý của bên bị kiện thông qua việc Hội đồng xét xử phúc thẩm hỏi ý kiến,
khi này thì ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và ra quyết định hủy bản án sơ
thẩm.
19. Khi được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà người khởi kiện, người đại
diện theo ủy quyền của người bị kiện cùng vắng mặt, Hội đồng xét xử sơ thẩm
phải hỗn phiên tịa.
Đây là nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 157 Luật tố tụng hành chính
Trường hợp người khởi kiện, người đại diện theo ủy quyền của người bị kiện
cùng vắng mặt mà họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì phiên tịa vẫn được diễn ra
mà khơng cần có mặt họ.
20. Giám đốc Sở tư pháp tỉnh N có thể là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
cho người bị kiện là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh N trong vụ án hành chính.
Đây là nhận định đúng.
CSPL: khoản 2 Điều 61 Luật tố tụng hành chính
Giám đốc Sở tư pháp tỉnh N có thể là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
người bị kiện vì là cơng dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có kiến
thức pháp lý, chưa bị kết án ngồi ra cũng không phải là công chức, cán bộ trong cơ

quan Tòa án, Việt kiểm sát,...
21. Người khởi kiện trong vụ án hành chính có quyền u cầu Tịa án cho mình
được nghiên cứu hồ sơ vụ án.
Đây là nhận định đúng.
CSPL: điểm b khoản 6 Điều 61 Luật tố tụng hành chính 2015
Trong trường hợp người khởi kiện tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì
khi đó họ có quyền, nghĩa vụ như một người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và trong
đó có bao gồm luôn cả quyền được nghiên cứu hồ sơ vụ án để thực hiện việc tự bảo
vệ mình tại phiên tòa.
22. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật
trước khi khởi kiện quyết định hành chính, thời điểm nhận được hoặc biết được
quyết định hành chính khơng là căn cứ xác định thời hiệu khởi kiện vụ án hành
chính.
Đây là nhận định đúng.
CSPL:điểm a khoản 3 Điều 116 Luật tố tụng hành chính 2015
Trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật trước khi khởi
kiện quyết định hành chính thì thời hiệu khởi kiện được xác định là 1 năm với căn cứ
xác định là kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại chứ
khơng phải là quyết định hành chính.
23. Việc xác định Tịa án có thẩm quyền giải quyết căn cứ vào nơi người khởi
kiện cư trú, làm việc hoặc có trụ sở không áp dụng đối với khiếu kiện quyết định
hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính, người có thẩm quyền
trong cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống.


Đây là nhận định sai.
CSPL: khoản 8 Điều 32 Luật Tố tụng hành chính
Trong trường hợp Tịa án cấp tỉnh lấy lên giải quyết vụ án hành chính thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tịa án cấp huyện thì nơi người khởi kiện cư trú, làm việc hoặc
có trụ sở có thể là căn cứ để áp dụng.

24. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính,
Hội đồng xét xử có thể phải hỗn phiên tịa.
Đây là nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 156 Luật Tố tụng hành chính 2015
Sự có mặt của Kiểm sát viên khơng là căn cứ để cho Tịa án phải hỗn phiên tịa,
trường hợp có kiểm sát viên dự khuyết tham gia từ đầu thì họ sẽ được tham gia phiên
tịa cịn nếu vắng mặt thì phiên tịa vẫn được tiếp tục tiến hành xét xử.

Phần tình huống

1. Ngày 12/10/2017, ông Nguyễn H (cư trú tại xã NT, huyện DN, tỉnh TQ) khởi
kiện Ủy ban nhân dân phường TX, thành phố TQ, tỉnh TQ tại Tịa án có thẩm
quyền với yêu cầu Tòa án tuyên bố hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân
phường TX cho ơng nghỉ việc khơng có quyết định là trái pháp luật, đồng thời
yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi hành chính này gây ra với số tiền
832.000.000 đồng.
a. Xác định Tịa án có thẩm quyền thụ lý xét xử sơ thẩm vụ án? Theo Anh (Chị)
các yêu cầu của người khởi kiện có đúng với quy định của pháp luật tố tụng
hành chính khơng? Tại sao?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì đối với hành vi
hành chính cho ơng H nghỉ việc khơng có quyết định của UBND phường TX sẽ
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án cấp huyện có cùng phạm vi địa giới hành
chính với Ủy ban. Theo tơi, yêu cầu của người khởi kiện là đúng với quy định của
pháp luật tố tụng hành chính vì căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Luật tố tụng hành
chính thì hành vi hành chính cho nghỉ việc đối với ơng H thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án và cũng khơng thuộc các hành vi hành chính quy định tại điểm
a,b,c tại khoản này; đối với yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại thì ở khoản 1 Điều 7 có
quy định là người khởi kiện có thể đồng thời yêu cầu bồi thường do hành vi hành
chính cho ơng H nghỉ việc gây ra.
b. Vụ việc đã được Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết. Qua kết quả tranh

tụng tại phiên tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử sơ thẩm nhận định hành vi hành
chính của UBND phường TX cho ơng Nguyễn H nghỉ việc khơng có quyết định là
trái pháp luật. Theo Anh (Chị), Hội đồng xét xử sơ thẩm sẽ đưa ra phán quyết
như thế nào là đúng với quy định của pháp luật.
Nếu như hành vi hành chính của UBND phường TX cho ơng Nguyễn H nghỉ
việc khơng có quyết định là trái pháp luật và gây thiệt hại cho ông H với số tiền
832.000.000 đồng thì Tịa án sẽ dựa vào điểm c và điểm g khoản 2 Điều 193 Luật
tố tụng hành chính để chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông H, buộc Ủy ban
nhân dân phường TX phải chấm dứt cho ơng H nghỉ việc và sau đó phải thực hiện
bồi thường toàn bộ số tiền gây thiệt hại và cho ơng đi làm lại bình thường.
c. Sau khi bản án hành chính sơ thẩm có hiệu lực pháp luật, người bị kiện phát
hiện thời hiệu khởi kiện trong vụ án đã hết nhưng Tòa án cấp sơ thẩm vẫn xét xử
và đưa ra bản án trên nên đã làm văn bản đề nghị người có thẩm quyền kháng
nghị. Anh (chị) hãy xác định:
- Người có quyền kháng nghị và căn cứ kháng nghị.
- Nếu căn cứ kháng nghị là đúng thì Hội đồng xét xử sẽ giải quyết như thế
nào?


Căn cứ theo Điều 211 thì Viện kiểm sát có quyền kháng nghị bản án hành
chính sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật và phải ghi rõ lý do và căn cứ kháng nghị, yêu
cầu của Viện kiểm sát bằng văn bản ở khoản 1 Điều 212 đó là thời hiệu khởi kiện
trong vụ án đã hết như người bị kiện đã nêu.
Nếu căn cứ kháng nghị là đúng thì tiến hành phúc thẩm lại bản án sơ thẩm có
hiệu lực theo đúng quy định của pháp luật, khi đó Hội đồng xét xử phúc thẩm dựa vào
khoản 4 Điều 241 với căn cứ là điểm g khoản 1 Điều 143 đối với thời hiệu khởi kiện
đã hết để hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.
2. Ngày 9/6/2017, chủ tịch UBND quận HM, thành phố HN đã ban hành Quyết
định số 2400/QD-KPHQ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo dỡ
phần cơng trình xây dựng trái phép đối với bà T cư trú tại quận HM, thành phố

HN. Do đã hết thời hạn tự nguyện thi hành theo quyết định nhưng bà T vẫn
không thực hiện nên ngày 15/8/2017, chủ tịch UBND quận HM đã ban hành
Quyết định số 2992/QD-CC cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả của Chủ tịch UBND quận HM. Không đồng ý với các quyết
định trên, bà T đã làm đơn khởi kiện vụ án hành chính.
a. Hãy xác định Tịa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ việc trên? Theo anh
(chị), bà T có thể đưa ra yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết như thế nào trong
đơn khởi kiện thì phù hợp với quy định của pháp luật tố tụng hành chính?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 32 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì thẩm quyền xét
xử đối với khiếu kiện quyết định hành chính của Chủ tịch UBND quận HM sẽ do
Tòa án cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính giải quyết. Nếu bà T không
đồng ý với các quyết định trên của chủ tịch UBND thì có thể đưa ra yêu cầu đề
nghị Tòa án hủy bỏ quyết định số 2400/QD-KPHQ và buộc yêu cầu bồi thường
thiệt hại nếu các quyết định trên của Chủ tịch UBND quận HM có làm phương hại
đến quyền, lợi ích hợp pháp của bà (CSPL: khoản 1 Điều 7 Luật Tố tụng hành
chính 2015)
b. Vụ việc đã được Tịa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, bà T có thể thuê ông N đang là Thanh
tra viên của Thanh tra Sở tài nguyên môi trường thành phố HN tham gia tố tụng
với tư cách là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình được hay khơng?
Tại sao?
Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 61 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì Bà T
khơng thể th ơng N đang là Thanh tra viên của Thanh tra Sở tài nguyên môi
trường thành phố HN tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp cho mình được do ơng là cơng chức trong cơ quan Thanh tra Sở tài
nguyên môi trường sẽ gây ra tính khơng cơng bằng cho các bên đương sự trong vụ
án.
c. Hội đồng xét xử sơ thẩm ra bản án hành chính sơ thẩm chấp nhận các yêu cầu
khởi kiện của người khởi kiện. Bản án này bị người bị kiện kháng cáo theo thủ
tục phúc thẩm. Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định Tòa án cấp sơ thẩm đã có

sai lầm nghiêm trọng trong việc đánh giá chứng cứ và áp dụng quy phạm pháp
luật nên dẫn đến việc ra bản án sơ thẩm là thiếu chính xác và khơng đảm bảo
tính khách quan. Theo anh (chị), Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ đưa ra phán
quyết như thế nào với Bản án của tòa án cấp sơ thẩm?
Nếu Tịa án cấp sơ thẩm đã có sai lầm nghiêm trọng trong việc đánh giá chứng
cứ và áp dụng quy phạm pháp luật thì căn cứ theo khoản 3 Điều 241 quy định về
Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm, đây là trường hợp có vi phạm nghiêm
trọng về thủ tục tố tụng thì thực hiện hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho
Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại.


3. Ngày 28/7/2016, ông Nguyễn Văn K (cư trú tại huyện N, tỉnh H) nhận được
Quyết định số 45/QD-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính của Trường
Cơng an huyện Y tỉnh H với nội dung phạt tiền 3.700.000 đồng vì có hành vi “gây
rối trật tự cơng cộng” và “cố ý làm hư hỏng tài sản”. Do không đồng ý với quyết
định nêu trên, ông Nguyễn Văn K đã làm đơn khởi kiện đề nghị Tòa án hủy
Quyết định số 45/QD-XPHC và yêu cầu bồi thường thiệt hại từ quyết định trên
gây ra với số tiền 2.000.000 đồng.
a. Xác định Tịa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm và những người tham gia tố
tụng trong vụ án trên?
Đối với khiếu kiện quyết định hành chính của Trường Công an huyện Y tỉnh H
căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Luật Tố tụng hành chính 2015 sẽ do Tịa án có cùng
phạm vi địa giới hành chính với cơ quan đó tức Tịa án huyện Y sẽ có thẩm quyền
để xét xử vụ án này. Những người tham gia tố tụng trong vụ án trên bao gồm:
người khời kiện là ông Nguyễn Văn K, người bị kiện là Trường Cơng an huyện Y
tỉnh H ngồi ra khơng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
b. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, người bị kiện được triệu tập hợp lệ
hai lần để đối thoại nhưng đều vắng mặt. Theo anh (chị) Thẩm phán được phân
công giải quyết vụ án sẽ xử lý như thế nào?
Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án sẽ xử lý theo điểm b khoản 2 Điều

157 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì đó là trường hợp người bị kiện vắng mặt sau
khi đã được triệu tập hợp lệ phải yêu cầu bên bị kiện cử người đại diện tham gia
phiên tịa, nếu khơng có thì tiến hành phiên tịa xét xử vắng mặt người bị kiện.
c. Tòa án cấp sơ thẩm ra Bản án hành chính sơ thẩm số 17/2016/HCST với nội
dung bác yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện vì các u cầu này khơng có căn
cứ. Người khởi kiện làm đơn kháng cáo và được thụ lý xét xử phúc thẩm. Hội
đồng xét xử phúc nhận định Quyết định số 45/QD-XPHC ban hành không hợp
pháp nên Bản án hành chính phúc thẩm số 25/2016/HCPT được tuyên: “ Sửa
toàn bộ án sơ thẩm. Chấp nhận yêu cầu của người khởi kiện hủy bỏ Quyết định
số 45/QD-XPHC, buộc Trưởng Công an huyện Y tỉnh H bồi thường cho ông
Nguyễn Văn K số tiền 2.000.000 đồng” Theo anh (chị) phán quyết trên của Tịa
án cấp phúc thẩm có phù hợp với quy định của pháp luật tố tụng hành chính
khơng? Tại sao? Người bị kiện có thể làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình nếu khơng đồng ý với Bản án hành chính phúc thẩm số
25/2016/HCPT?
Theo tơi, phán quyết trên của Tịa án cấp phúc thẩm là không phù hợp với quy
định của pháp luật vì ở phiên tịa phúc thẩm xét xử lại bản án đã có hiệu lực, căn
cứ theo khoản 2 Điều 241 quy định về Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc
thẩm thì việc sửa tồn bộ án sơ thẩm chỉ được thực hiện khi xảy ra ở 2 trường hợp
đó là việc chứng minh, thu thập chứng cứ được thực hiện đầy đủ hoặc đã được cấp
phúc thẩm bổ sung đầy đủ, do đó Tịa án cấp phúc thẩm chỉ có thể tuyên hủy bản
án sơ thẩm và yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại theo khoản 3 Điều 241 đối
với bản án có sai sót trong thủ tục tố tụng, không được chấp thuận yêu cầu của
người khởi kiện và hủy bỏ Quyết định số 45/QD-XPHC và buộc Trưởng Công an
huyện Y tỉnh H bồi thường. Nếu người bị kiện không đồng ý với Bản án hành
chính phúc thẩm số 25/2016/HCPT thì có thể làm đơn đề nghị xem xét lại bản án
phúc thẩm cho một trong những người có thẩm quyền quy định tại Điều 260 để họ
tiến hành thủ tục giám đốc thẩm xem xét lại Bản án nêu trên.
4. Ngày 16/11/2017 Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 26716/QD-SHTT
cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (GCNDKNH) số 116243 bảo

hộ nhãn hiệu “DESYLOIA” cho công ty TNHH TB. Ngày 09/9/2011, công ty


TNHH DN nộp đơn đề nghị Cục sở hữu trí tuệ hủy bỏ hiệu lực của GCNDKNH
số 116423, với lý do nhãn hiệu DeSyloia có nguồn gốc và q trình sử dụng của
cơng ty DN. Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 2179/QD-SHTT hủy bỏ
một phần hiệu lực GCNDKNH số 116423. Công ty TB khiếu nại, ngày 23/7/2014,
Cục trưởng Cục sở hữu trí tuệ đã ban hành quyết định số 2310/QD-SHTT giải
quyết khiếu nại, giữ nguyên Quyết định số 2179/QD-SHTT. Công ty TB tiếp tục
khiếu nại lần 2, ngày 15/7/2016, Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ ban hành
Quyết định số 1967/QD-DKHCN giải quyết khiếu nại với nội dung không chấp
nhận yêu cầu khiếu nại. Ngày 27/7/2016 ông A là Tổng giám đốc công ty đã khởi
kiện ra Tòa án yêu cầu hủy Quyết định số 1967/QD-BKHCN. Anh (chị) hãy:
a) Xác định tư cách những người tham gia tố tụng trong vụ án trên và thời hiệu
khởi kiện của Công ty TB biết rằng các Quyết định trên được Công ty TB nhận
vào ngày ban hành.
Tư cách những người tham gia tố tụng trong vụ án trên là: người khởi kiện ông A
(Tổng giám đốc công ty TB), người bị kiện Bộ trưởng Bộ khoa học và cơng nghệ,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Công ty DN.
Thời hiệu khởi kiện được xác định theo điểm a khoản 3 Điều 116 Luật Tố tụng
hành chính 2015 thì sau khi đã khiếu nại lần 2 nhưng khơng được thì thời hiệu khởi
kiện là 1 năm kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 của Bộ
trưởng Bộ khoa học và công nghệ là quyết định số 1967/QD-DKHCN vào ngày
15/7/2016.
b) Bản án sơ thẩm tuyên bác yêu cầu khởi kiện, Công ty TB kháng cáo. Hãy cho
biết Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ quyết định như thế nào nếu tại phiên tịa cơng
ty TB đã rút đơn kháng cáo.
Nếu Cơng ty TB kháng cáo mà ngay tại phiên tòa đã rút đơn kháng cáo thì xử lý
theo khoản 1 Điều 234 Luật Tố tụng hành chính 2015 đó là Hội đồng xét xử phúc
thẩm phải hỏi ý kiến của người bị kiện là Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ có

cho Cơng ty TB rút đơn hay khơng, nếu người bị kiện khơng đồng ý thì khơng chấp
nhận việc rút đơn và vẫn tiến hành xét xử theo thủ tục phúc thẩm; nếu cả bên khởi
kiện và bên bị kiện đều đồng ý rút đơn khởi kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan khơng có u cầu độc lập khác thì ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và
đình chỉ giải quyết vụ án, yêu cầu đương sự chịu một nửa án phí phúc thẩm theo
quy định của pháp luật.



×