ĐỀ CƯƠNG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
K55CLC - SOL - VNU
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
*********
Câu hỏi
Trang
CÂU 1.KHÁI NIỆM TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH........................................................................................3
CÂU 2 .CÁC MÔ HÌNH TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI...........................................................3
CÂU 3: KHÁI NIỆM VÀ DẶC ĐIỂM CỦA TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM......................................4
CÂU 4: ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
VIỆT NAM........................................................................................................................................ 5
CÂU 5. PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC TÔN TRỌNG PHÁP CHẾ XHCN TRONG TTHC....................................5
CÂU 6. NGUYÊN TẮC HỘI THẨM ND NGANG QUYỀN VỚI THẨM PHÁN KHI XÉT XỬ VỤ ÁN HC............6
CÂU 7: PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN ĐỘC LẬP VÀ CHỈ TUÂN
THEO PHÁP LUẬT KHI XÉT XỬ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH?.........................................................................6
CÂU 8: PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC XÉT XỬ TẬP THỂ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH?...........................................7
CÂU 9: PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC XÉT XỬ CÔNG KHAI VỤ ÁN HÀNH CHÍNH VAHC).............................8
CÂU 10: PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC 2 CẤP XÉT XỬ TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH...............................9
CÂU 11. NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO BÌNH ĐẲNG VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ TRONG TỐ TỤNG HÀNH
CHÍNH............................................................................................................................................ 10
CÂU 12. QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VÀ TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA NGƯỜI KHỞI KIỆN TRONG LUẬT TTDS...........11
CÂU 13: PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO QUYỀN BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA
ĐƯƠNG SỰ TRONG TTHC............................................................................................................... 11
CÂU 14: PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO SỰ VÔ TƯ CỦA NHỮNG NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG
HOẶC NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH............................................................................12
CÂU 15: PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC QUYỀN DÙNG TIẾNG NÓI, CHỮ VIẾT CỦA DÂN TỘC TRƯỚC TÒA ÁN
...................................................................................................................................................... 12
CÂU 16: PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO QUYỀN KHIẾU NẠI TỐ CÁO TRONG TTHC....................12
CÂU 17: KHÁI NIỆM THẨM QUYỀN XÉT XỬ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN...............12
CÂU 18: NHỮNG KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA ÁN...........13
CÂU 19: CÓ PHẢI MỌI QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH, HÀNH VI HÀNH CHÍNH ĐỀU ĐƯỢC KHỜI KIỆN RA
TÒA............................................................................................................................................... 13
CÂU 20: CÓ PHẢI MỌI QUYẾT ĐỊNH, HÀNH VI CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NẾU BỊ KHỞI KIỆN ĐỀU
TRỞ THÀNH ĐỐI TƯỢNG XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN ?.............................................................................14
CÂU 21: THẨM QUYỀN THEO LÃNH THỔ CỦA TÒA ÁN TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH........................14
CÂU 22: TA NHÂN DÂN CẤP HUYỆN CÓ QUYỀN XÉT XỬ CÁC KHIẾU KIỆN H/C LIÊN QUAN ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH, HÀNH VI H/C VÀ QUYẾT ĐỊNH LỶ LUẬT BUỘC THÔI VIỆC CỦA NHỮNG CƠ QUAN , TỔ CHỨC
SAU:.............................................................................................................................................. 15
CÂU 23: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH CÓ QUYỀN XÉT XỬ CÁC KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH/ HÀNH VI HÀNH CHÍNH VÀ QUYẾT ĐỊNH KỶ LUẬT BUỘC THÔI VIỆC CỦA NHỮNG CƠ
QUAN TỔ CHỨC NÀO?................................................................................................................... 16
CÂU 24: KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ
TỤNG?........................................................................................................................................... 16
1
ĐỀ CƯƠNG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
K55CLC - SOL - VNU
CÂU 25: KHÁI NIỆM NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH.......................................................18
CÂU 26: KHÁI NIỆM CHỨNG CỨ VÀ NGHĨA VỤ CUNG CẤP CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
...................................................................................................................................................... 19
CÂU 27: KHÁI NIỆM CHỨNG MINH VÀ NGHĨA VỤ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH.....21
CÂU 28: KHÁI NIỆM KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH.......................................................................22
CÂU29. ĐIỀU KIỆN KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH.........................................................................22
CÂU 30. HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH................................................23
CÂU 31: PHÂN TÍCH QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI KHỞI KIỆN TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH......24
CÂU 32: KHÁI NIỆM THỤ LÍ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH.............................................................................25
CÂU 33: CĂN CỨ THỤ LÍ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH.................................................................................25
CÂU 34:CÁC TRƯỜNG HỢP TÒA ÁN TRẢ LẠI ĐƠN KIỆN...................................................................27
CÂU 35: PHÂN BIỆT SỰ KHÁC NHAU GIỮA TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN VÀ ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN
HÀNH CHÍNH?................................................................................................................................ 28
CÂU 36: CÓ NHỮNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI NÀO TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH? CHO VÍ
DỤ?............................................................................................................................................... 28
CÂU 37: AI CÓ QUYỀN YÊU CẦU ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG TỐ TỤNG HÀNH
CHÍNH? VẤN ĐỀ TRÁCH NHIỆM TRONG YÊU CẦU ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI ĐƯỢC
QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?............................................................................................................. 30
CÂU 38: KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM...................................31
CÂU 39. NHỮNG CÔNG VIỆC CHÍNH TÒA ÁN CẦN TIẾN HÀNH TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ XÉT XỬ
SƠ THẨM...................................................................................................................................... 31
CÂU 40. CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM................34
CÂU 41: KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH?...................................36
CÂU 43: TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH, TÒA ÁN XEM XÉT TÍNH HỢP PHÁP HAY TÍNH HỢP LÍ CỦA
QUYẾT ĐỊNH/ HÀNH VI HÀNH CHÍNH?........................................................................................... 38
CÂU 44: KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH?...............................38
CÂU 45: CĂN CỨ ĐỂ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH...................................................................39
CÂU 46: QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM ?..........................................................40
CÂU 47. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA GIÁM ĐỐC THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH.................................41
CÂU 48. CĂN CỨ ĐỂ GIÁM ĐỐC THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH...........................................................42
CÂU 49. QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỐC THẨM.................................................................43
CÂU 50. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA GIÁM ĐỐC THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH.................................44
CÂU 51: CĂN CỨ ĐỂ TÁI THẨM MỘT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH ?............................................................44
CÂU 52: QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG TÁI THẨM ?..........................................................................44
CÂU 53: THỦ TỤC XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI
CAO............................................................................................................................................... 46
CÂU 54: KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN VỀ VỤ ÁN HÀNH
CHÍNH............................................................................................................................................ 47
CÂU 55. MÔ HÌNH CƠ QUAN QUẢN LÝ VÀ THI HÀNH VỤ ÁN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM..................48
CÂU 56. THEO ĐIỀU 241: NHỮNG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN VỀ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH ĐƯỢC
THI HÀNH BAO GỒM:..................................................................................................................... 48
2
ĐỀ CƯƠNG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
K55CLC - SOL - VNU
CÂU 57. THỦ TỤC THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN VỀ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH...............49
CÂU 58. SỰ ÁP DỤNG LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH....................................50
Câu 1.Khái niệm tài phán hành chính
Tài phán hành chính là hoạt động xét xử các vụ án hành chính ,theo
quy định của luật Tố tụng hành chính ,do Tòa án nhân dân và các thẩm
phán hành chính thực hiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân ,tổ chức cảu họ và cơ quan nhà nước ,nhằm bảo đảm nguyên tắc
pháp chế XHCN ,góp phần nâng coa hiệu lực quản lý nhà nước .
Câu 2 .Các mô hình tài phán hành chính trên thế giới
1. Một số nước theo hệ thống luật chung
- Các nước theo hệ thống luật này bao gồm : Hợp chủng quốc
Anh .Mỹ ,Canada..,ngoài ra có một số nước Đông Nam Á như
Malasia….Hệ thống luật này phát triển dựa trên cơ sở của Án lệ .
- Các tranh chấp hành chính ở các nước này được giải quyết trước
hết bởi các cơ quan đã ban hành ra quyết định hành chính bị khiếu nại
,hoặc bởi các cơ quan cấp trên của cơ quan đó .
- Tài phán hành chính theo quan niệm của các quốc gia này là giải
quyết tất cả các tranh chấp hành chính phát sinh giữa công dân và công
quyền thuộc thẩm quyền của rất nhiều cơ quan ,tổ chức khác nhau :hệ
thống cơ quan tòa án tư pháp .cơ quan hành chính…
2. Các nước theo hệ thống Châu Âu lục địa
- Các nước theo hệ thống luật này bao gồm các nước nằm trong hệ
thống Châu Âu lục địa :Pháp.Đức…ngoài ra nhiều quốc gia cũng chịu
ảnh hưởng.:các nước Châu Mỹ La tinh.các nước Trung Cận đông …
- Tài phán hành chính ,theo quan niệm của các quốc gia theo hệ
thống lục địa là hoạt động xét xử các tranh chấp giữa công dân và các tổ
3
ĐỀ CƯƠNG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
K55CLC - SOL - VNU
chức của họ với các tổ chức cá nhân công quyền và hoạt động tư vấn
pháp luật cho chính phủ.
3. Các nước theo hệ thống XHCN trước đây.
- Được xây dựng ý thức hệ tư tưởng Mác-Lênin nên các nước
XHCN trước đây đều chung quan niệm “ Nhà nước XHCN là nhà nước
của đại diện tất cả các tầng lớp nhân dân lao động “ ,” các quyền và lợi
ích chính đáng của họ đều được Nhà nước tôn trọng và bảo vệ “và do đó
“ khó có thể tồn tại các tranh chấp giữa Nhà nước với công dân “
- Một điểm nhấn mạnh các nước thuộc hệ thống luật XHCN trước
đây phần lớn đều có nguồn gốc từ hệ thống luật Châu Âu lục địa ,do
đó,sau khi tan rã ,các nước này đều quay trở về “gia đình luật” với việc
công nhận sự tồn tại 2 hệ thống tài phán : tìa phán hành chính và tài phán
tư pháp .
4. Nhật Bản .Trung Quốc và các nước theo giải pháp trung gian
- Trung Quốc thuộc các nhóm chọn giải pháp trung gian :thành lập
những tòa chuyên trách xét xử các tranh chấp hành chính bên cạnh các
tòa dân sự .hình sự …nằm trong cơ cấu tòa án của nhân dân .
- Quan niệm về tài phán hành chính ở Nhật Bản hiện nay cũng
giống với các nước thuộc hệ luật chung ,tức là việc xứt xử hành chính sẽ
do tòa án thường giải quyết để đảm bảo chức năng xét xử chung của một
loại cơ quan tài phán nhưng lại áp dụng một thủ tục đặc biệt để giả quyết
theo Luật kiện tụng hành chính.
Câu 3: khái niệm và dặc điểm của tài phán hành chính ở Việt
Nam.
- Khái niệm:
+ Là hoạt động xét xử các vụ án hành chính theo quy định
của Luật tố tụng hành chính, do Tòa án nhân dân ( các tòa hành chính
chuyên trách ) và các thẩm phán hành chính thực hiện
Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,
tổ chức của họ và cơ quan nhà nước, nhằm bảo đảm nguyên tắc pháp chế
XHCN, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.
- Đặc điểm:
+ Tài phán hành chính là tổ chức và hoạt động xét xử các
tranh chấp hành chính phát sinh khi có đơn khởi kiện vụ án hành chính
giữa công dân và tổ chức của họ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân
công quyền.
+ Cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam là Tòa hành
chính thuộc hệ thống tòa án nhân dân.
+ Đối tượng của tài phán hành chính ở Việt Nam là các
quyết định hành chính cá biệt hoặc các hành vi hành chính của cơ quan,
4
ĐỀ CƯƠNG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
K55CLC - SOL - VNU
cá nhân công quyền bị công dân khởi kiện sau khi đã được cơ quan có
thẩm quyền giải quyết theo thủ tục khiếu nại.
+ Hoạt động tài phán hành chính tuân theo trình tự thủ tục do
pháp luật tố tụng hành chính quy định.
Câu 4: Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật
tố tụng hành chính Việt Nam.
1. Đối tượng điều chỉnh :
Khái niệm: Là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải
quyết các vụ án hành chính. Những quan hệ xã hội được quy phạm pháp
luật tố tụng hành chính điều chỉnh sẽ trở thành quan hệ pháp luật tố tụng
hành chính.
Nếu lấy tiêu chí các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng
hành chính thì có thể chia thành các nhóm:
+ Nhóm 1: những quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể
được trao quyền lực nhà nước để thực hiện các hoạt động nhằm giải quyết
vụ án hành chính.
• Tòa án với tòa án( tòa án cấp sơ thẩm với cấp phúc
thẩm
• Tòa án với viện kiểm sát khi VKS thực hành quyền
công tố và kiểm sát tư pháp
• Giữa các thành viên của hội đồng xét xử vụ án hành
chính.
+ Nhóm 2: các quan hệ xã hội phát sinh giữa chủ thể tiến
hành tố tụng hành chính với các chủ thể tham gia tố tụng hành chính.
• Quan hệ giữa thẩm phán được phân công giải quyết
vụ án với luật sư, đương sự tại phiên tòa….
+ Nhóm 3: các quan hệ xã hội phát sinh giữa các đương sự
với nhau tại phiên tòa hành chính.
2. Phương pháp điều chỉnh:
Kết hợp giữa phương pháp quyền lực phục tùng với phương pháp
bình đẳng dựa trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng chứng cứ khách quan .
Câu 5. Phân tích nguyên tắc tôn trọng pháp chế XHCN trong TTHC
- Đối với cơ quan, người tiến hành TTHC phải tuyệt đối tuân thủ
các quy định của pháp luật về thẩm quyền và trình tự tố tụng hành chính,
không được từ chối hay thực hiện vượt quá thẩm quyền của mình. Bởi, họ
là những ng nhân danh NN giải quyết tranh chấp HC phát sinh nên nếu
họ lạm quyền hay vị phạm trình tự thì sẽ trực tiếp xâm hại đến quyền lời
của các bên tham gia TTHC
5
ĐỀ CƯƠNG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
K55CLC - SOL - VNU
- Đối với những người tham gia TTHC: nghiêm chỉnh chấp hành
các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ TTHC của mình=> Điều
kiện cần để Tòa án HC xét xử 1 cách nghiêm túc, khách quan, nhanh
chóng vụ án HC
- Đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động
TTHC: tuy ko là chủ thể trực tiếp tham gia hay thực hiện TTHC nhưng
tùy từng trường hợp cụ thể họ có vai trò, trách nhiệm nhất định trong quá
trình giải quyết vụ án HC
- Đối với Bản án, quyết định của Tòa án về vụ án HC có hiệu lực
PL phải được tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành và bảo đảm thực hiện.
Câu 6. Nguyên tắc Hội thẩm ND ngang quyền với thẩm phán khi
xét xử vụ án HC
- Điều 129 Hiến pháp 1992 quy định :” Việc xét xử cuả Tòa án
nhân dân có hội thẩm nhân dân, của Tòa án quân sự có hội thẩm quân
nhân tham gia theo quy định của PL. Khi xét xử hội thẩm ngang quyền
với thẩm phán”
- Hội thẩm ND là các cá nhân không phải là cán bộ, công chức,
không bị ràng buộc trực tiếp bởi các quy tắc công vụ. Họ là đại diện cho
nhân dân, sự tham gia của họ vào Hội đồng xét xử là biểu hiện cụ thể cho
hình thức nhân dân trực tiếp tham gia vào quản lý NN, có ý nghĩa quan
trọng trong việc xóa bỏ định kiến :” Tòa án và người bị kiện đều là cơ
quan NN nên họ sẽ bao che cho nhau”=> Tòa án xét xử 1 cách công
bằng, khách quan hơn
- Nguyên tắc này được áp dụng trong cả quá trình sơ thẩm cũng
như nghị án
Câu 7: Phân tích nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc
lập và chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử vụ án hành chính?
Điều 14 luật TTHC quy định:
+ Khi xét xử vụ án hành chính, Thẩm phán và Hội thẩm
nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
+ Nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp, cản trở Thẩm phán,
Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ.
Trong quá trình xét xử, thẩm phán và hội thẩm là những người
được Nhà nước trao quyền xem xét và giải quyết vụ án, đồng thời chịu
trách nhiệm trước PL về các phán quyết của mình.
Nguyên tắc này nhằm đề cao trách nhiệm cá nhân của thẩm
phán và hội thẩm, góp phần ngăn chặn việc can thiệp trái PL vào hoạt
động xét xử và cả khi ra các phán quyết của Tòa án.
Nguyên tắc này có các biểu hiện cụ thể:
6
ĐỀ CƯƠNG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
K55CLC - SOL - VNU
+ Độc lập với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
• Có quy định này bởi vì Thẩm phán và HTND là
thành viên của Hội đồng xét xử, những người này đưa ra những phán
quyết có tính chất bắt buộc thi hành đối với các bên có liên quan.
• Độc lập có nghĩa là không có cá nhân hoặc tổ chức
nào có thể ép buộc, gây ảnh hưởng đối với Thẩm phán và HTND để họ
xét xử trái pháp luật;
• Thẩm phán và Hội thẩm không lệ thuộc ý kiến của
Chánh án hoặc TAND cấp trên; mặc dù có thể trao đổi ý kiến để tham
khảo; không lệ thuộc vào ý kiến của VKS nhân dân.
• Không bị chi phối bởi bất kỳ ý kiến tác động của các
cơ quan nhà nước liên quan.
• Độc lập với các tài liệu, chứng cứ các bên cung cấp
+ Độc lập giữa các thành viên của Hội đồng xét xử:
Các Thẩm phán và HTND không bị phụ thuộc lẫn
nhau, nhất là giữa Hội thẩm và Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân sẽ không
bị chi phối bởi quan điểm của Thẩm phán. Bởi vì khi nghị án, Thẩm phán
và HTND mỗi người 1 lá phiếu và quyết theo đa số, ý kiến thiểu số được
bảo lưu.
+ Thẩm phán và hội thẩm phải căn cứ vào PL hiện hành để
phán quyết các vấn đề của vụ án. Khi xét xử phải căn cứ trên các quy
định của pháp luật hiện hành trong việc đưa ra các phán quyết của mình.
Thẩm phán phải quyết định việc giải quyết vụ án trên cơ sở hiểu biết
pháp luật, trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, và nhất là niềm tin nội
tâm khi đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật. Chỉ có pháp luật mới là
căn cứ để Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân quyết định và bảo đảm để
Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập. Độc lập và tuân theo pháp luật
có mối quan hệ hữu cơ. Độc lập phải tuân theo pháp luật đế tránh tùy
tiện, trên cơ sở pháp luật mới độc lập được vì trên cơ sở pháp luật thì
không bị chi phối bởi ý kiến các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác.
Nguyên tắc này đảm bảo tính thống nhất trong xét xử, phù hợp với
nguyên tắc pháp chế và đảm bảo tính thuyết phục và khả thi của các
phán quyết của tòa án.
Câu 8: Phân tích nguyên tắc xét xử tập thể vụ án hành chính?
Điều 16 luật TTHC quy định: “Tòa án xét xử tập thể vụ án hành
chính và quyết định theo đa số”.
Tùy yêu cầu bảo đảm sự độc lập của thẩm phán và hội thẩm là cần
thiết trong hoạt động xét xử, nhưng không có nghĩa là thẩm phán hay hội
thẩm có toàn quyền quyết định các vấn đề của vụ án theo ý chí chủ quan,
tùy tiện. Họ không thể tùy tiện thể hiện ý chí chủ quan của cá nhân mình
7
ĐỀ CƯƠNG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
K55CLC - SOL - VNU
mà các đa phán quyết này phải thể hiện ý chí thống nhất của NN trên cơ
sở những căn cứ pháp lý cụ thể. PL quy định: Hội đồng xét xử quyết định
theo đa số.
Đảm bảo nguyên tắc pháp chế và thể hiện ý chí thống nhất của NN
trên cơ sở những căn cứ pháp lý cụ thể.
Câu 9: Phân tích nguyên tắc xét xử công khai vụ án hành chính
VAHC)
- Phù hợp với nguyên tắc Hiến định (Điều 131 Hiến pháp 1992):
“Tòa án xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định” Điều 17 Luật
TTHC quy định: “Việc xét xử vụ án hành chính được tiến hành công
khai. Trường hợp cần giữ bí mật nhà nước hoặc giữ bí mật của đương sự
theo yêu cầu chính đáng của họ thì Tòa án xét xử kín nhưng phải tuyên
án công khai.”
- Ngoài mục đích bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các
đương sự, bảo đảm tính pháp quyền trong quản lý hành chính nhà nước,
việc xét xử VAHC còn có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục, tuyên
truyền pháp luật.
Nguyên tắc xét xử công khai đòi hỏi việc xét xử VAHC
phải được tiến hành công khai tại trụ sở của tòa án hoặc phiên tòa lưu
động trên cơ sở bảo đảm quyền của các đương sự, người đại diện của
đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bảo
đảm cho đương sự, cơ quan, tổ chức có liên quan được biết các chứng cứ
pháp lý làm cơ sở để giải quyết VAHC.
Công khai, minh bạch vừa là yêu cầu của thực tiễn pháp
luật, vừa là đòi hỏi của quá trình dân chủ XHCN ở nước ta.
- Xét xử công khai còn có ý nghĩa quan trọng trong:
+ Đề cao trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng
hành chính và người tham gia tố tụng hành chính.
+ Bảo đảm quyền giám sát của nhân dân đối với các hoạt
động tố tụng hành chính.
- Một số trường hợp pháp luật quy định việc xét xử VAHC có thể
được tiến hành không công khai:
+ Trường hợp cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong
mỹ tục của dân tộc, bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ
(bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư...)
Tòa án xét xử kín (phiên tòa xét xử VAHC không có sự tham gia
của nhân dân).
Cơ quan, người tiến hành tố tụng hành chính không
công bố công khai các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ VAHC.
8
ĐỀ CƯƠNG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
K55CLC - SOL - VNU
Trong mọi trường hợp Tòa án đều phải tuyên án công
khai.
+ Trong một số trường hợp pháp luật quy định cụ thể phù
hợp với từng giai đoạn của tố tụng hành chính, tòa án tiến hành phiên tòa
giải quyết VAHC mà không có mặt của đương sự, người đại diện của
đương sự, người bảo vệ quyền & lợi ích hợp pháp của đương sự. Những
trường hợp này có thể là do:
• Người vắng mặt đã có đơn yêu cầu tòa án xét xử
vắng mặt họ .
• Họ đã được tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 mà
vẫn vắng mặt.
• Tòa án xét thấy không cần thiết phải triệu tập họ
tham gia phiên tòa giải quyết VAHC.
Câu 10: Phân tích nguyên tắc 2 cấp xét xử trong tố tụng hành
chính
- Để bảo vệ triệt để quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự trong
tố tụng hành chính và bảo đảm quyền kiểm tra của tòa án cấp trên với tòa
án cấp dưới trong việc giải quyết VAHC, Luật TTHC quy định: Điều 19:
Thực hiện chế độ 2 cấp xét xử.
- Điều 19 có đề cập việc xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án
đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm nhưng
xét về phương diện lý luận thì 2 cấp xét xử trong TTHC chỉ gồm có xét
xử theo thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm, còn giám đốc thẩm hay tái thẩm
được xác định là thủ tục đặc biệt trong TTHC.
- Có quan điểm như vậy là vì việc giải quyết VAHC theo thủ tục sơ
thẩm và phúc thẩm (2 cấp xét xử) có nhiều điểm khác biệt so với việc giải
quyết VAHC theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Cụ thể:
TIÊU CHÍ
1. Việc giải
quyết
VAHC
được tiến hành
trên cơ sở yêu
cầu của:...
2. Mục đích chủ
yếu của việc giải
quyết VAHC
THEO THỦ TỤC
SƠ THẨM VÀ PHÚC THẨM
- Các tổ chức, cá nhân với tư
cách là đương sự trong TTHC
khi họ thực hiện quyền chủ quan
của mình (quyền khởi kiện của
người khởi kiện, quyền kháng
cáo của đương sự)
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các đương sự
THEO THỦ TỤC
GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM
- Người có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật: Thẩm quyền kháng
nghị của Chánh án Tòa án cấp tỉnh,
Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng
VKSND cấp tỉnh, Viện trưởng
VKSND tối cao.
- Bảo đảm quyền kiểm tra của VKS
cấp trên, Tòa án cấp trên đối với Tòa
án cấp dưới trong việc giải quyết
VAHC
9
ĐỀ CƯƠNG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
K55CLC - SOL - VNU
3. Nội dung chủ
- Giải quyết các tranh chấp
- Tòa án cấp trên trực tiếp xử lại bản
yếu của xét xử hành chính (tranh chấp giữa các án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
VAHC
đương sự phát sinh trong việc của Tòa án cấp dưới nhưng bị kháng
ban hành QĐHC, QĐ kỷ luật nghị
buộc thôi việc, thực hiện hành vi
hành chính...)
- Luật TTHC không áp dụng nguyên tắc 2 cấp xét xử đối với việc
giải quyết khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội,
HĐND là hợp lý. Vì:
+ Đây là khiếu kiện đặc biệt, việc giải quyết loại khiếu kiện
này phải được tiến hành nhanh chóng để có thể kịp thời đảm bảo cho
người khởi kiện thực hiện quyền bầu cử hợp pháp của mình theo đúng
thời gian bầu cử đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
+ Tòa án cấp sơ thẩm chỉ được giải quyết loại khiếu kiện
này trong trường hợp người khởi kiện trước đó đã “khiếu nại với cư quan
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết thời hạn giải quyết theo
quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được
giải quyết nhưng không đồng ý với cách giải quyết khiếu nại”.
Việc giải quyết khiếu kiện này có thể được tiến hành
với 2 cơ quan có thẩm quyền khác nhau: cơ quan có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại & Tòa án cấp sơ thẩm.
Khó khăn, không thực sự cần thiết nếu áp dụng nguyên
tắc 2 cấp xét xử đối với việc giải quyết khiếu kiện về danh sách cử tri bầu
cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân
dân.
Câu 11. Nguyên tắc đảm bảo bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
trong tố tụng hành chính.
- Theo quy định tại điều 10 về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng
hành chính:
1. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, trước Toà
án không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn
giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp.
2. Mọi cơ quan, tổ chức đều bình đẳng không phụ thuộc
vào hình thức tổ chức, hình thức sở hữu và những vấn đề khác.
3. Các đương sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong
quá trình giải quyết vụ án hành chính. Toà án có trách nhiệm tạo điều
kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
- Đây là nguyên tắc có tính chất hiến định. Nó được quy định nhằm
bảo đảm sự bình đẳng của các bên tham gia tố tụng. Tránh trường hợp do
quan hệ “quyền uy- phục tùng”, sự phân cấp hành chính giữa các bên
tham gia mà các cơ quan hành chính được quyền đứng trên và hưởng
10
ĐỀ CƯƠNG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
K55CLC - SOL - VNU
nhiều lơi ích hơn người khởi kiện. Điều đó có thể dẫn tới những sai lầm
và hạn chế nhất định trong xét xử.
- Theo quy định của nguyên tắc này, mọi chủ thể tham gia vào vụ
án hành chính đều có quyền lợi nhất định phù hợp với địa vị pháp lý của
mình trong xét xử. Đi kèm với đó sẽ là các nghĩa vụ tương thích phải thực
hiện trước tòa. Các bên đều có quyền và nghĩa vụ như nhau.
- Chỉ có đảm bảo sự công bằng giữa nguyên đơn và bị đơn mới
đảm bảo tính công minh của Tòa An, đảm bảo nguyên tắc chỉ tuân thủ
theo luật và hơn hết là đảm bảo tính nhân văn, nhân đạo và công bằng đã
được thể hiện trong Hiến Pháp và đường lối chính sách của Đảng
Câu 12. Quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện
trong luật ttds
- Theo quy định tại Điều 7 về Quyền quyết định và tự định đoạt
của người khởi kiện:
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền quyết định việc khởi kiện vụ án
hành chính. Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ án hành chính khi có đơn
khởi kiện của người khởi kiện. Trong quá trình giải quyết vụ án hành
chính, người khởi kiện có quyền rút, thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện
của mình theo quy định của Luật này.
- Nguyên tắc này được xây dựng với mục đính đảm bao tốt nhất cho
quyền và lợi ích liên quan của đương sự. Nó có quan hệ chặt chẽ với quan
hệ với nguyên tắc thỏa thuận của các bên tham gia. Sự kết hợp này giúp các
bên có thể giải quyết các mâu thuẫn, thông cảm hơn với nhau. Nó góp phần
làm cho mối quan hệ giữa người dân với nhà nước gắn bó mật thiết hơn để
nhà Nhà nước ta thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Câu 13: Phân tích nguyên tắc đảm bảo quyền bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự trong TTHC.
Điều 11 luật TTHC.
Cái này hiểu là: việc bảo vệ quyền và lợi ích của mình là quyền
của đương sự. và nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm cho đương sự có đủ
phương tiện để thực hiện quyền đó.
Điều này được thể hiện ở Điều 5, điều 7, điều 8,điều 9,điều 22,
điều 24, điều 26, và các điều ở chương IV luật TTHC. Mọi ng đọc trong
đó để đi thi chém ra là okie.
11
ĐỀ CƯƠNG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
K55CLC - SOL - VNU
Câu 14: Phân tích nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của những người
tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng hành chính.
Điều 18 luật TTHC
Vô tư trong xét xử là yêu cầu đặt ra đối với ơ quan tư pháp của mọi
chế độ.
Để đảm bảo cho việc đó thì những người tiến hành tố tụng phải gần
như không có mối liên hệ lợi ích nào với các bên trong quan hệ tố tụng.
Điều này còn được thể hiện rõ hơn ở các điều tf Điều 41-Điều 46.
Câu 15: Phân tích nguyên tắc quyền dùng tiếng nói, chữ viết của
dân tộc trước tòa án
- Luật tố tụng hành chính quy định “người tham gia tố tụng được
quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này
cần phải có phiên dịch”
- Đảm bảo nguyên tắc này thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc
đồng thời để biểu đạt chính xác yêu cầu của đương sự, tạo điều kiện cần
thiết để những người ko sử dụng tiếng việt có thể tham gia tích cực vào tố
tụng hành chính. Qua đó tòa có thể xét xử một cách khách quan, công
bằng và đúng pháp luật. Tòa án ko chỉ có trách nhiệm tôn trọng quyền
này mà còn cần phải cử người phiên dịch thích hợp trong từng trường
hợp cụ thể.
Câu 16: Phân tích nguyên tắc đảm bảo quyền khiếu nại tố cáo
trong tthc
- Điều 26 luật tthc quy định: “ cá nhân, cơ quan tổ chức có quyền
khiếu nại; cá nhân có quyền tố cáo những việc làm sai trái của các cơ
quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tthc hoặc của bất cứ cá nhân, tổ
chức, cơ quan nào trong hoạt động tthc”.
- Nguyên tắc này được quy định trong luật tthc thể hiện tính dân
chủ, giám sát của các cá nhân, tổ chức đối với hoạt động tthc. Nó cho
phép cá nhân, tổ chức thể hiện, bày tỏ thái độ quan điểm của mình đối với
hoạt động xét xử hành chính. Qua đó nâng cao hơn nữa trách nhiệm của
những người tiến hành tố tụng hành chính để hoạt động tthc trở nên chặt
chẽ, khách quan và chính xác hơn nữa.
Câu 17: Khái niệm thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của tòa
án nhân dân.
- Khái niệm “thẩm quyền” (nghĩa rộng): khả năng của chủ thể
trong việc xem xét và giải quyết hay định đoạt một công việc nào đó trên
cơ sở luật định.
12
ĐỀ CƯƠNG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
K55CLC - SOL - VNU
- Khái niệm “thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của tòa án nhân
dân”: là phạm vi thực hiện quyền lực nhà nước của Tòa án trong việc
giải quyết các tranh chấp hành chính giữa một bên là công dân, tổ chức
và bên kia là cơ quan công quyền, theo thủ tục tố tụng hành chính nhằm
bảo đảm và bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân.
Thẩm quyền được hiểu là cả quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm
của Tòa án.
Câu 18: Những khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải
quyết của tòa án.
(Theo điều 28)
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính (trừ trường
hợp liên quan đến bí mật nhà nước; việc nội bộ cơ quan) (chú ý: QĐHC
phải là quyết định cá biệt, lần đầu, tác động trực tiếp đến quyền lợi công
dân)
- Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội
đồng nhân dân.
- Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc (công chức giữ chức
vụ từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống)
- Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh.
Câu 19: Có phải mọi quyết định hành chính, hành vi hành chính
đều được khời kiện ra tòa.
Theo qui định tại pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính
sửa đổi, bổ sung thì đến nay chỉ có 22 loại khiếu kiện được tòa hành
chính thụ lý, trong đó có 16 loại khiếu kiện được quyền khởi kiện ra tòa
sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai như: quyết định xử phạt
vi phạm hành chính; quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo
đảm việc xử lý vi phạm hành chính; quyết định hành chính, hành vi hành
chính trong việc áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở; trong việc áp
dụng phí, thu phí, lệ phí; thu tiền sử dụng đất...). Còn sáu loại khiếu kiện
còn lại được áp dụng trong từng trường hợp cụ thể.
Ví dụ: Đối với khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi
hành chính về quản lý đất đai trong trường hợp giao đất, cho thuê đất, thu
hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi
thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất; gia hạn thời hạn sử dụng đất, tòa án chỉ
thụ lý khi:
13
ĐỀ CƯƠNG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
K55CLC - SOL - VNU
+ Người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết
lần đầu của chủ tịch UBND cấp huyện và không tiếp tục khiếu nại đến
chủ tịch UBND cấp tỉnh;
+ Người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết
lần đầu của chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Câu 20: Có phải mọi quyết định, hành vi của cơ quan hành chính
nếu bị khởi kiện đều trở thành đối tượng xét xử của tòa án ?
Câu trả lời là : KHÔNG
Ngay tại khoản 1, điều 28, luật tố tụng hành chính đã qui định rõ:
Những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án :
“ Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ
các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà
nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục
dp Chính phủ qui định và các quyết đinh hành chính, hành vi hành chính
mang tính nội bộ của cơ quan, nhà nước.”
Câu 21: Thẩm quyền theo lãnh thổ của tòa án trong vụ án hành
chính.
Thẩm quyền lãnh thổ của Tòa hành chính được xác định như sau:
Hệ thống Tòa án nhân dân ở nước ta đc tổ chức theo cấp hành
chính: TA nhân dân huyện, TA nhân dân tỉnh và TA nhân dân tối cao.
Thẩm quyền của Tòa hành chính thuộc TA nhân dân đc phân chia như
sau:
a) TA nhân dân huyện, quận , thị xã , thành phố thuộc tỉnh ( sau đây
gọi chung là TA câp huyện ) giải quyết thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện
sau đây:
- Khiếu kiện quyêt định h/c, hành vi h/c của cơ quan nhà nc từ cấp
huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giởi h/c với TA hoặc của người có
thẩm quyền trong cơ quan nhà nc đó;
- Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu
cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới h/c
với TA đối với công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan , tổ chức đó;
- Khiếu kiện danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách
cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của cơ quan lập danh sách cử tri
trên cùng phạm vi địa giới h/c với TA.
b) TA nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ giải quyết theo thủ tục
sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:
- Khiếu kiện quyết định h/c, hành vi hành chính của bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, văn phòng chủ tịch nc, văn phòng
14
ĐỀ CƯƠNG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
K55CLC - SOL - VNU
quốc hội, kiểm toán nhà nc, TA nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân
tối cao và quyêt định h/c, hành vi h/c của người có thẩm quyền trong cơ
quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên
cùng phạm vi địa giới h/c với TA; trường hợp người khởi kiện không có
nơi cư trú , nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ VN thì thẩm quyền giải
quyết thuộc TA nơi cơ quan, người có thảm quyền ra quyết định h/c; có
hành vi h/c;
- Khiếu kiện quyết định h/c , hành vi h/c của cơ quan thuộc một
trong các cơ quan nhà nc quy định tại điểm a khoản này và quyết định
h/c, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong các cơ quan đó
mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoạc trụ sở trên cùng
phạm vi địa giới h/c với TA; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư
trú , nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ VN thì thẩm quyền giải quyết
thuộc TA nơi cơ quan, người có thảm quyền ra quyết định h/c; có hành vi
h/c;
- Khiếu kiện quyết định h/c, hành vi h/c của cơ quan nhà nc cấp
tỉnh trên cùng phạm vi địa giới h/c với TA và của người có thẩm quyền
trong cơ quan nhà nc đó;
- Khiếu kiện quyets định h/c, hành vi h/v của cơ quan đại diện
ngoại giao của nc CHXHCNVN ở nc ngoài hoặc của người có thẩm
quyên trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú trên cung phạm
vi địa giới h/c với TA. Trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú
tại VN, thì TA có thẩm quyền là TA nhân dân thành phố HN hoặc TA
nhân dân thành phố HCM;
- Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu
cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ . ngành TƯ mà người khởi kiện khi bị kỷ
luật trên cùng phạm vi địa giới hành chính với TA;
- Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ
việc canh tranh mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ
sở trên cùng phạm vi địa giới h/c với TA;
- Trong trường hợp cần thiêt , TA cấp tỉnh có thể lấy lên để giải
quyêt khiếu kiện thuộc thẩm quyền của TA cấp huyện.
c) TA nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành quy định tại điều này.
Câu 22: TA nhân dân cấp huyện có quyền xét xử các khiếu kiện
h/c liên quan đến quyết định, hành vi h/c và quyết định lỷ
luật buộc thôi việc của những cơ quan , tổ chức sau:
TA nhân dân huyện, quận , thị xã , thành phố thuộc tỉnh ( sau đây
gọi chung là TA câp huyện ) giải quyết thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện
sau đây:
15
ĐỀ CƯƠNG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
K55CLC - SOL - VNU
- Khiếu kiện quyêt định h/c, hành vi h/c của cơ quan nhà nc từ cấp
huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giởi h/c với TA hoặc của người có
thẩm quyền trong cơ quan nhà nc đó;
- Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu
cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới h/c
với TA đối với công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan , tổ chức đó;
- Khiếu kiện danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách
cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của cơ quan lập danh sách cử tri
trên cùng phạm vi địa giới h/c với TA.
Câu 23: Tòa án nhân dân tỉnh có quyền xét xử các khiếu kiện
hành chính liên quan đến quyết định/ hành vi hành chính và
quyết định kỷ luật buộc thôi việc của những cơ quan tổ chức
nào?
1. QĐHC, HVHC:
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, vp chủ tịch
nước, vp Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, VKS
nhân dân tối cao và của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người
khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa
giới hành chính vs tòa án; TH người khởi kiện ko có nơi cư trú , nơi làm
việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ VN thì thẩm quyền giải quyết thuộc tòa án
nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra QĐHC, HVHC.
- Cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính
với tòa án và người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nc đó.
- Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc người có thẩm quyền trong cơ
quan đó mà người bị kiện có cùng nơi cư trú trên cùng phạm vi địa giới
hành chính với tòa án ( ko có thì thẩm quyền thuộc TAND HN/ TP HCM)
2. Quyết định kỉ luật buộc thôi vc:
- Khiếu kiện quyết định kỉ luật buộc thôi việc của người đứng đầu
cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương mà người khởi kiện có
nơi làm việc khi bị kỉ luật trên cùng phạm vi địa giới hành chính với tòa
án
Câu 24: Khái niệm và vai trò của các cơ quan tiến hành tố tụng, người
tiến hành tố tụng?
1. Cơ quan tiến hành tố tụng
CƠ QUAN KHÁI NIỆM
VAI TRÒ
Tòa
án
Là cơ quan xét xử của
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp
nhân dân
nước CHXHCNVN. Tòa pháp của công dân, tổ chức, cơ quan
16
ĐỀ CƯƠNG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
K55CLC - SOL - VNU
hành chính là một trong
những tòa chuyên trách
được thiết lập tại TAND tối
cao và TAND tỉnh, thành
phố trực thuộc TƯ
nhà nước bị xâm hại hoặc có khả
năng bị xâm hại bởi QĐHC, HVHC.
- Góp phần bảo đảm pháp chế
XHCN, nâng cao hiệu quả của hoạt
động quản lí hành chính và hoạt
động quản lí N2
Là cơ quan thực hành
Đảm bảo cho việc giải quyết vụ
quyền công tố và kiểm sát án hành chính kịp thời, đúng pháp
các hoạt động tư pháp theo luật.
quy định của hiến pháp và
pháp luật.
VKSND
2. Người tiến hành tố tụng
CƠ QUAN KHÁI NIỆM
Chánh án
Là người đứng đầu Tòa án nhân
tòa án
dân
Là người được bổ nhiệm theo quy
định của pháp luật để làm nhiệm vụ
xét xử những vụ án và giải quyết
Thẩm phán những việc khác thuộc thẩm quyền
của tòa án ( pháp lệnh thẩm phán và
hội thẩm nhân dân 2002).
Hội thẩm
nhân dân
Thư kí tòa
án
Viện trưởng
VKS
Kiểm
viên
sát
VAI TRÒ
Chỉ đạo các công việc chung
của Tòa án nhân dân
Thẩm tra, xác minh và tiến
hành lập hồ sơ vụ án; đưa ra
những quyết địh cần thiết phù
hợp để giải quyết vụ án hành
chính ở các giai đoạn xét xử;
tham gia xét xử; đưa ra quyết
định cuối cùng
Là người được bầu cử hoặc cử
Cùng tham gia xét xử với
theo quy định của pháp luật để làm thẩm phán
nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc
thẩm quyền của tòa án.
Là cán bộ của tòa án, được tuyển
Tiến hành quá trình giải
dụng theo quy định của pháp luật về quyết vụ án hành chính theo
cán bộ, công chức. là người trực tiếp đúng trình tự thủ tục tố tụng
thực hiện những hoạt động mang
tính tác nghiệp trong quá trình tòa án
giải quyết vụ án hành chính
Là người đứng đầu, lãnh đạo
Giám sát, lãnh đạo những cv
VKSND
chung của VKS
Trình dự án luật, pháp lệnh
Chịu trách nhiệm và báo cáo
công tác trc QH và chủ tịch
nước
Là người được bổ nhiệm theo quy
Kiểm sát việc tuân theo
định của pháp luật để làm nhiệm vụ pháp luật trong quá trình
thực hành quyền công tố và kiểm sát TAND giải quyết vụ án hành
17
ĐỀ CƯƠNG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
các hoạt động tư pháp.
K55CLC - SOL - VNU
chính theo quy định của PL
Trình bày quan điểm của
VKSND về vc giải quyết vụ
án hành chính.
Câu 25: Khái niệm người tham gia tố tụng hành chính
- Người tham gia tố tụng hành chính là những cá nhân hay tổ chức
tham gia vào việc giải quyết vụ án hành chính với tư cách là cá nhân hay
tổ chức độc lập, có những quyền và nghĩa vụ nhất định, thực hiện các
hành vi tố tụng trong quá trình TAND xem xét, giải quyết vụ án hành
chính theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.
- Người tham gia tố tụng hành chính bao gồm hai nhóm:
+ Nhóm đương sự: người khởi kiện, người bị kiện, người có
quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người đại diện hợp pháp của đương sự
+ Nhóm người tham gia tố tụng khác: người làm chứng,
người phiên dịch, người giám định, người bào chữa
a/ Nhóm đương sự
- Người khởi kiện: là cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cán
bộ, công chức cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi
quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỉ luật buộc
thôi việc nên đã khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án nhân dân có thẩm
quyền.
- Người bị kiện: là cá nhân, cơ quan nhà nước. tổ chức có quyết
định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỉ luật buộc thôi việc bị
khởi kiện.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: là cá nhân, cơ quan nhà
nước, tổ chức do có việc khởi kiện vụ án hành chính mà việc giải quyết
vụ án có liên quan đến quyền lợi hoặc nghĩa vụ của họ.
- Người đại diện hợp pháp của đương sự: Pháp luật quy định đương
sự có thể ủy quyền cho bất cứ người nào đại diện cho mình tham gia tố
tụng (trừ những người không được đại diện do pháp luật quy định).
* Chú ý:
+ Người thừa kế của đương sự có thể trở thành người tham
gia tố tụng trong TH đương sự là cá nhân đã chết mà quyền và nghĩa vụ
của họ được thừa kế.
+ Nếu đương sự là cơ quan, tổ chức bị sáp nhập, chia, giải
thể thì cá nhân, pháp nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ của pháp nhân cũ sẽ
trở thành người tham gia tố tụng để thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng của
pháp nhân đó.
+ Về năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật tố tụng
hành chính thì mọi cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức đều có quyền khởi
18
ĐỀ CƯƠNG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
K55CLC - SOL - VNU
kiện vụ án hành chính (năng lực pháp luật). Tuy nhiên, bên cạnh năng lực
pháp luật đó, để trở thành chủ thể trong quan hệ tố tụng hành chính thì cá
nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức phải có năng lực hành vi tố tụng.
b/ Nhóm người tham gia tố tụng khác
- Người làm chứng: là người biết những tình tiết liên quan đến vụ
án hành chính, có thể tự mình (tự nguyện) hoặc được tòa án hay viện
kiểm sát triệu tập đến để làm chứng (pháp luật quy định sự có mặt của họ
là bắt buộc).
- Người giám định: là người có chuyên môn được tòa án hay VKS
triệu tập hoặc theo yêu cầu của đương sự để giám định một cách khách
quan, trung thực đối tượng được yêu cầu giám định.
- Người phiên dịch: là người có kiến thức ngôn ngữ tốt được triệu
tập đến tòa án để phiên dịch bằng miệng từ một ngôn ngữ này sang một
ngôn ngữ khác (bao gồm ngôn ngữ nước ngoài, ngôn ngữ dân tộc và
ngôn ngữ cử chỉ).
- Luật sư: là người được đương sự nhờ để bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của mình.
Câu 26: Khái niệm chứng cứ và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ trong
tố tụng hành chính
1/ Khái niệm chứng cứ
“Chứng cứ” là những gì có thật mà dựa vào đó và theo một trình tự
do luật định, Tòa án xác định có hay không có những tình tiết làm cơ sở
cho các yêu cầu của đương sự, Viện kiểm sát và những tình tiết khác có ý
nghĩa để giải quyết đúng đắn vụ án.
2/ Tính chất của chứng cứ
Chứng cứ phải có những thuộc tính sau đây:
a) Tính khách quan của chứng cứ
Tính khách quan của chứng cứ được thể hiện ở điểm chứng cứ là
những gì có thật. Ðiểm quan trọng của chứng cứ là toàn bộ những tài liệu
thu được phải thực sự khách quan chứ không thể là ý nghĩ chủ quan của
người tiến hành tố tụng.
b) Tính liên quan của chứng cứ
Tính liên quan của chứng cứ trong tố tụng hành chính được thể
hiện ở chỗ những tài liệu thu được phải liên quan đến vụ án hành chính
mà Tòa án đang tiến hành giải quyết. Ðiều này có nghĩa là, những tài liệu
này phải chứng minh được những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ
án hành chính; hoặc làm sáng tỏ được những vấn đề cần được làm sáng tỏ
trong vụ án thì được coi là có liên quan đến vụ án hành chính.
c) Tính hợp pháp của chứng cứ
19
ĐỀ CƯƠNG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
K55CLC - SOL - VNU
- Chứng cứ phải là những tài liệu được thu thập thông qua hoạt
động của Thẩm phán được giao nhiệm vụ giải quyết vụ án.
Các nguồn tài liệu này có thể là: lời khai của các đương sự, của
những người tham gia tố tụng khác, những thông tin, tài liệu được thu
thập từ các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội về vụ án.
- Việc thu thập phải được tiến hành công khai; quá trình thu thập
phải đúng trình tự do pháp luật tố tụng quy định.
3/ Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ trong tố tụng hành chính
a) Về quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh của đương
sự
Theo quy định tại Điều 8 và Điều 72 Luật tố tụng hành chính thì
đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án và chứng
minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án hành chính, đương sự có
quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Tòa án; nếu đương sự không
nộp hoặc nộp không đầy đủ thì phải chịu hậu quả của việc không nộp
hoặc nộp không đầy đủ đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
(khoản 1 Điều 77).
Việc quy định như trên sẽ nâng cao trách nhiệm của đương sự
trong việc chứng minh và giao nộp chứng cứ cho Tòa án bảo đảm cho
việc giải quyết vụ việc hành chính được chính xác, kịp thời.
b) Về trách nhiệm của Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ
Luật tố tụng hành chính quy định Tòa án tiến hành xác minh, thu
thập chứng cứ trong những trường hợp do Luật này quy định. Thủ tục thu
thập chứng cứ được quy định cụ thể tại Điều 78 và các điều tương ứng
khác của Luật tố tụng hành chính, cụ thể:
+ Trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được
chứng cứ và có yêu cầu hoặc xét thấy cần thiết, Tòa án có thể tự mình
hoặc ủy thác tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ để làm rõ các tình tiết
của vụ án.Các biện pháp xác minh, thu thập chứng cứ bao gồm: Lấy lời
khai của đương sự; lấy lời khai người làm chứng; đối chất; xem xét, thẩm
định tại chỗ; trưng cầu giám định; quyết định định giá tài sản, thẩm định
giá tài sản; ủy thác thu thập chứng cứ; yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức
cung cấp chứng cứ.
+ Trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết
để thu thập chứng cứ mà không thể tự mình thu thập được thì có thể yêu
cầu Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải
quyết vụ án hành chính đúng đắn. Đương sự yêu cầu Tòa án tiến hành thu
thập chứng cứ phải làm đơn ghi rõ vấn đề cần chứng minh, chứng cứ cần
thu thập và lý do vì sao tự mình không thu thập được.
20
ĐỀ CƯƠNG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
K55CLC - SOL - VNU
Tòa án có thể trực tiếp hoặc bằng văn bản yêu cầu cá nhân, cơ
quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình chứng cứ.
c) Về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu,
chứng cứ cho đương sự, Tòa án, Viện Kiểm sát
- Luật quy định, cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn các
tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của
đương sự, Tòa án, Viện Kiểm sát;
- Trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn
bản cho đương sự, Tòa án, Viện Kiểm sát biết và nêu rõ lý do của việc
không cung cấp được tài liệu, chứng cứ.
- Thời hạn cung cấp chứng cứ cho Tòa án, Viện Kiểm sát là 15
ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, Viện Kiểm sát.
Quy định này rất cần thiết, ràng buộc trách nhiệm của cá nhân, cơ
quan, tổ chức, tạo điều kiện cho Tòa án sớm thu thập được chứng cứ để
giải quyết nhanh và chính xác vụ án hành chính.
Câu 27: Khái niệm chứng minh và nghĩa vụ chứng minh trong tố
tụng hành chính.
1. Khái niệm:
Chứng mình là việc người bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ
lien quan gửi cho Tòa án chứng cứ, tài liệu lien quan và đồng thời Tòa án
cũng xác minh, thu thập chứng cứ.
Xác minh, thu thập chứng cứ được hiểu là tổng thể các hoạt động
tố tụng của toà án nhằm làm rõ các tình tiết của vụ án, từ đó xác lập các
căn cứ cần thiết, khách quan cho việc giải quyết vụ án hành chính.Nó
cũng là cơ sở cho việc ra quyết định thụ lí vụ án hành chính cũng như tiến
hành các hoạt động tố tụng tiếp theo.
2. Nghĩa vụ chứng minh:
- Khi thẩm phán tiến hành xác minh thu thập chứngc ứu phải đảm
bảo những tài liệu chứng cứ đó có liên quan đến vụ án hành chính và
mang tính khách quan, phải chứng minh được rõ những vấn đề cần phải
làm sáng tỏ trong vụ án hành chính.
- Thẩm phán phải tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để xác minh
tính khách quan của những tài liệu đó.
- Theo quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành
chính thì tòa án có thể tự mình hoặc uỷ thác cho tòa án khác khi tiến hành
xác minh, Toà án khi nhận được uỷ thác phải thực hiện ngay và thông báo
bằng văn bản về kết quả của việc xác minh, thu thập chứng cứ.
( phần này t làm linh tinh k chắc đâu T-T)
21
ĐỀ CƯƠNG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
K55CLC - SOL - VNU
Câu 28: Khái niệm khởi kiện vụ án hành chính.
Khởi kiện vụ án hành chính là việc các cá nhân, cơ quan nhà nước,
tổ chức, cán bộ, công chức hoặc VKS theo quy định định của pháp luật tố
tụng hành chính chính thức yêu cầu Tòa án thụ lý vụ án hành chính để
bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ
chức hoặc cán bộ, công chức, bị xâm hại bởi các quyết định hành chính,
hành vi hành chính, quyết định kỉ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức.
Câu29. Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính.
1. Chủ thể khởi kiện
Là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị ảnh hưởng bởi quyết định hành
chính, hành vi hành chính. Theo quy đinh tại khoản 6, điều 3 – Luật
TTHC thì người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án
hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết
định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết
định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri.
Chủ thể phải thoả mãn các điều kiện quy định tại điều 48 LTTHC
Để khởi kiện một vụ án Hành chính, người khởi kiện phải có
đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện phải tuân theo quy định của khoản 1 điều
105 – LTTHC.
2. Đối tượng khởi kiện
Theo quy định Luật Tố tụng hành chính thì đối tượng khởi kiện
vụ án Hành chính là: quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết
định kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp không đồng ý với quyết
định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại, nhưng hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của
pháp luật về khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã
được giải quyết, nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về
quyết định, hành vi đó.
Ngoài ra còn có: quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử
lý vụ việc cạnh tranh; danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh
sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong trường hợp đã khiếu
nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết thời hạn
giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải
quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với cách giải quyết
khiếu nại.
3. Vụ việc khởi kiện thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án (quy định tại
điều 28,29,30 Luật TTHC)
22
ĐỀ CƯƠNG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
K55CLC - SOL - VNU
4. Việc khởi kiện được thực hiện trong thời hiệu do Luật TTHC quy định
(điều 104)
Thời hiệu khởi kiện đối với từng trường hợp được quy định như
sau:
+ 01 năm, kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định
hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
+ 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu
nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
+ Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại
của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu
nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ
quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.
Câu 30. Hình thức và nội dung khởi kiện vụ án hành chính.
1. Hình thức:
Gửi đơn khởi kiện đến toà án. Kèm theo đơn khởi kiện phải có các
tài liệu chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợp
pháp.
- Người khởi kiện là cá nhân có năng lực hành vi tố tụng hành
chính thì phải tự mình thực hiện việc khởi kiện vụ án hành chính tại toà
án có thẩm quyền, phải ký tên, điểm chỉ vào đơn khởi kiện.
- Nếu người khởi kiện là cá nhân chưa thành niên, người mất năng
lực hành vi dân sự không thể tự mình thực hiện việc khởi kiện vụ án hành
chính thì người đại diện của họ có quyền khởi kiện vụ án hành chính và
nếu không có ai đại diện cho họ thì Viện kiểm sát có quyền khởi tố vụ án
hành chính tại toà án có thẩm quyền.
-Nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì việc khởi kiện vụ án
hành chính tại toà án có thẩm quyền được thực hiện thông qua người đại
diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó, người đó phải ký tên và đóng dấu
vào phần cuối đơn.
2. Nội dung: Điều 105 Luật TTHC
Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Toà án được yêu cầu giải quyết vụ án hành chính;
c) Tên, địa chỉ của người khởi kiện, người bị kiện;
d) Nội dung quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc
thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc
cạnh tranh, nội dung giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri hoặc tóm tắt
diễn biến của hành vi hành chính;
đ) Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có);
23
ĐỀ CƯƠNG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
K55CLC - SOL - VNU
e) Các yêu cầu đề nghị Toà án giải quyết;
g) Cam đoan về việc không đồng thời khiếu nại đến người
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Câu 31: Phân tích quyền và nghĩa vụ của người khởi kiện trong
vụ án hành chính.
1. Người khởi kiện có các quyền như sau:
- Quyền bình đẳng với các đương sự khác trong qúa trình giải
quyết vụ án hành chính.
- Quyền quyết định điều chỉnh nội dung, phạm vi đơn kiện.Với
quyền này, người khởi kiện có quyền chủ động rút một phần hoặc toàn bộ
nội dung đơn kiện.
- Quyền uỷ quyền bằng văn bản cho luật sư hoặc người khác đại
diện cho mình khi tham gia tố tụng, có quyền tự mình hoặc nhờ luật sư
hay người khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình.
- Quyền yêu cầu toà án có thẩm quyền xét xử kín vụ án hành chính
để giữ bí mật vì những lí do chính đáng của họ; có quyền dùng tiếng nói
và chữ viết của dân tộc mình khi tham gia tố tụng (pháp biểu trước toà).
- Trong các giai đoạn, người khởi kiện có những quyền tương ứng
với từng giai đoạn tố tụng đó như sau:
+ Đưa tài liệu, chứng cứ : được đọc, sao chụp, sao chép và
xem các tài liệu chứng cứ do đương sự khác cung cấp cho toà án;
+ Yêu cầu toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp kịp thời;
+ Tham gia phiên toà;
+ Yêu cầu thay đổi thẩm phán. hội thẩm, kiểm sát viên, thư
kí toà án, người giám định, người phiên dịch nếu có lí do phù hợp với quy
định của pháp luật tố tụng hành chính.
+ Thoả thuận với các đương sự khác về việc giải quyết vụ
án hành chính, nếu thoả thuận đó không trái pháp luật.
+ Tranh luận tại phiên toà;
+ Xem biên bản phiên toà, yêu cầu sửa chữa hay bổ sung
biên bản, nếu không được chấp nhận thì họ có quyền ghi ý kiến của mình
bằng văn bản để nộp và hồ sơ vụ án.
+ Kháng cáo bản án, quyết định của toà án
+ Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết
định đã có hiệu lực của toà án theo trình tự giám đốc, tái thẩm.
- Trong quá trình tố tụng, người khởi kiện có quyền trưng cầu giám
định, quyền đưa ra các yêu cầu và đề nghị cần thiết khác nhau nhằm làm
sáng tỏ những quan điểm của mình.
2. Nghĩa vụ của người khởi kiện :
24
ĐỀ CƯƠNG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
K55CLC - SOL - VNU
- Nghĩa vụ cung cấp bản sao quyết định hành chính hoặc quyết
định kỉ luật buộc thôi việc, bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần
đầu, cung cấp các chứng cứ khác để bảo vệ lợi ích của người khởi kiện;
cung cấp đầy đủ , kịp thời tại liệu, chứng cứ có liên quan theo yêu cầu toà
án ;
- Có mặt theo giấy triệu tập của toà án;
- Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy toà án;
- Nộp án phí, chi phí phiên dịch, chi phí giám định ( khi thua kiện )
và các khoản chi khác của người khởi kiện;
- Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định giải quyết vụ án
hành chính đã có hiệu lực pháp luật;
- Nghĩa vụ chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu áp dụng
các biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu có lỗi trong việc gây thiệt hại thì
phải bồi thường.
Câu 32: Khái niệm thụ lí vụ án hành chính.
Thụ lí vụ án hành chính là hành vi tố tụng do tòa án có thẩm quyền
thực hiện theo những căn cứ, hình thức do pháp luật tố tụng hành chính
quy định nhằm chính thức chấp nhận giải quyết vụ án hành chính theo
yêu cầu khởi kiện, khởi tố. Thụ lý vụ án là việc tòa án chấp nhận đơn
khởi kiện hoặc quyết định khởi tố vụ án của chủ thể khởi kiện, khởi tố vụ
án hành chính và vào sổ thụ lý vụ án.
Câu 33: Căn cứ thụ lí vụ án hành chính
Tòa án quyết định thụ lí vụ án hành chính khi có đủ các điều kiện
sau:
- Thứ nhất: Chủ thể khởi kiện vụ án hành chính có năng lực hành
vi tố tụng hành chính.
Chủ thể khởi kiện vụ án hành chính phù hợp với khoản 6
điều 30 pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính: “Người khởi
kiện là cá nhân phải kí tên hoặc địa chỉ,nếu cơ quan tổ chức khởi kiện thì
người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải kí tên đóng dấu vào
cuối phần đơn,nếu việc khởi kiện để bảo vệ quyền lợi,lợi ích hợp pháp
của người chưa thành niên,người mất năng lực hành vi dân sự thì đơn
khởi kiện do cha, mẹ hay người dám hộ của những người này kí tên hoặc
điểm chỉ….”
Chủ thể trực tiếp thực hiện việc khởi kiện vụ án hành chính
phải từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị mất năng lực hành vi dân sự.
- Thứ hai: Việc khởi kiện,khởi tố được thực hiện theo đúng các
điều kiện do pháp luật quy định.
25