Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Lan Hồ Điêp - Phalaenopsis.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.06 KB, 61 trang )

1

Phần I

MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây kinh tế nước ta dần dần đi lên để hội nhập
vào nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Hiên nay, với nhiều mặt hàng
nông nghiệp xuất khẩu như: cà phê, tiêu, điều, cao su, gạo,… sản xuất nơng
nghiệp đã đóng góp một phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, cùng
với những thành tựu to lớn đạt được trong sản xuất nông nghiệp, ngành sản
xuất hoa lan cũng có những bước tiến đáng kể. Ở một số nước trên thế giới
ngành trồng hoa cây cảnh nói chung và hoa lan nói riêng là một ngành sản
xuất công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Hoa lan thực sự trở thành sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao,
nó thúc đẩy ngành sản xuất kinh doanh phát triển mạnh mẽ: Thái Lan,
Singapore, Malaysia, Indonesia… trong đó Đài Loan có kim ngạch xuất
khẩu hoa lan cắt cành năm 2004 là 23,9 triệu USD, năm 2005 là 27,05 triệu
USD, năm 2006 là 35,38 triệu USD, tăng lên110 triệu USD vào năm 2009,
(Pan Chi Liou, 2006).
Việt Nam trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh
chóng của nền kinh tế, xã hội… nhu cầu sử dụng hoa nói chung và hoa lan
nói riêng cũng tăng nhanh, không chỉ dùng trong những dịp lễ tết như trước
đây mà nhu cầu về hoa trong cuộc sống thường ngày của người dân cũng rất
lớn. Bên cạnh đó, nhu cầu về số lượng cũng đòi hỏi ngày càng cao, số liệu
thống kê cho thấy các lồi hoa có chất lượng cao xuất hiện trên thị trường
chủ yếu nhập từ Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc, được tiêu thụ nhiều nhất ở
các đô thị, thành phố lớn. Điều này cho thấy sản xuất hoa ở Việt Nam chưa
đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người dân..



2

Trong những năm gần đây, một số loài lan lai được nhập nội ngày
càng nhiều vào nước ta (Catteya, Phalaenopis, Dendrobium, Vanda…) trong
đó lan Hồ Điệp có chất lượng cao, màu sắc đa dạng, cánh môi hấp dẫn được
tiêu thụ mạnh nhất.
Hiện nay, Lan Hồ Điệp là một trong những loại phong lan được trồng
phổ biến trên thế giới, so với đa số các loại lan khác thì Hồ Điệp khá nổi bật
bởi các đặc tính đa dạng, kích thước hoa to, màu sắc hấp dẫn, lâu tàn và ra
hoa quanh năm, lan Hồ Điệp được mệnh danh là hoàng hậu của các loại lan.
Lan Hồ Điệp có nguồn gốc ở Tây Á, trải rộng trên những núi cao từ Trung
Quốc, Tây Tạng đến Úc Châu, cây tăng trưởng và phát triển tốt ở những
vùng có độ ẩm cao và nhiệt độ khoảng 15 – 300C, cây lan Hồ Điệp gồm một
trục đơn thân, tạo ra bởi một đỉnh sinh trưởng hoạt động liên tục, có hai hàng
lá được tách ra từ những đốt thân ngắn, khơng có giả hành, cây có 4 – 5 lá,
mỗi trục lá có ít nhất hai chồi, chồi bên cho phát hoa.
Đất nước ta là một trong hai khu vực xuất phát các loài lan quý trên
thế giới. Do vị trí địa lý mà khí hậu, ẩm độ, nhiệt độ và cường độ ánh sáng
của nước ta rất thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của cây lan, Thái
Nguyên cũng là một trong những tỉnh có điều kiện tự nhiên để phát triển
ngành trồng lan. Trong q trình điều tra và ni trồng thử nghiệm các loại
lan tại tỉnh Thái Nguyên, chúng tơi nhận thấy lan Hồ Điệp có khả năng phát
triển thuận lợi về điều kiện tự nhiên việc phát triển lan tại tỉnh Thái Ngun
cịn nhiều khó khăn: chưa có đơn vị chuyên sâu nghiên cứu phong lan, chưa
cung cấp được nguồn lan tại chỗ, kỹ thuật chăm sóc cịn yếu kém, đặc biệt
chưa quan tâm nhiều đến việc điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm trong thời
kì ra mầm hoa làm cho chất lượng của hoa lan Hồ Điệp chưa cao.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế khách quan trên cũng như góp phần phát
triển ngành trồng lan tại tỉnh Thái Nguyên, được sự nhất trí của nhà trường
chúng em thực đề tài: “Nghiên cứu sự ảnh hưởng ánh sáng đến khả năng

sinh trưởng và ra hoa của lan Hồ Điệp tại Thái Nguyên”.


3

1.2. Mục đích và Yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu chế độ che sáng thích hợp nhất đến sinh trưởng và ra hoa
của Lan Hồ Điệp tại Thái Nguyên.
1.2.1. Yêu cầu của đề tài
Xác định ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của cây hoa
lan Hồ Điệp.
Xác định ảnh hưởng của chế độ che sáng đến khả năng ra mần hoa của
cây lan Hồ Điệp.
Xác định ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sự sinh trưởng của mần
hoa của cây lan Hồ Điệp.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Với những lý do đã nêu trên: “Nghiên cứu sự ảnh hưởng ánh
sáng và nhiệt độ đến khả năng sinh trưởng và ra hoa lan Hồ Điệp tại
Thái Nguyên”.
- Xác định chế độ che sáng thích hợp là cơ sở để xây dựng quy trình
trồng lan Hồ Điệp tại Thái Nguyên.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung thêm những tài liệu
khoa học phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu khoa học về cây lan.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Các kết quả nghiên cứu được sẽ được áp dụng vào thực tiễn ni trồng
và chăm sóc lan Hồ Điệp để góp phần phát triển sản xuất.
- Nhằm bổ sung những hiểu biết về đặc tính sinh vật học của cây lan Hồ
Điệp ở thời kỳ ra mầm hoa trong những vùng sinh thái nhất định.

- Bổ sung biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất giống lan ở thời
kỳ cây chuẩn bị ra hoa, góp phần quyết định vào thành công của sản xuất sau
này trong điều kiện sinh thái cụ thể ở Thái Nguyên.


4

Phần II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về cây hoa lan
2.1.1. Nguồn gốc lịch sử - vị trí phân bố -phân loại và đặc điểm thực vật
của cây hoa lan
2.1.1.1. Nguồn gốc lịch sử
Cây hoa lan được biết đến đầu tiên ở phương Đơng, nói về hoa lan là
phải nói đến người Trung Hoa, họ đã biết về lan vào khoảng 2500 năm về
trước tức là ở thời đại của Đức Khổng Tử (551-479 trước công nguyên). Ở
phương Đông, lan được chú ý đến vì vẻ đẹp duyên dáng của lá, hương thơm
của hoa do đó Khổng Tử đề cao lan là vua của những lồi cỏ cây có hương
thơm. Theo các tác giả Trần Hợp (1990) [7], Nguyễn Tiến Bân (1997) [1],
Võ Văn Chi – Dương Đức Tiến (1978) [2], Nguyễn Văn Chương, Trịnh Văn
Thịnh (1991) [3], cây lan

Orchida thuộc họ lan Orchidaceae, bộ lan

Orchidales, lớp một lá mầm Monoctyledoneae, họ lan Orchidaceae ở trong
lớp đơn tử diệp, thuộc ngành ngọc lan, thực vật hạt kín Magoliophyta, phân
lớp hành Lilidae, có thể nói theo Pharastus (376-285 trước cơng nguyên) là
cha đẻ ngành học và ông cũng là người đầu tiên dùng từ orchid để chỉ một
loại lan có củ trịn, Người đạt nền tảng hiện đại cho mơn học về lan là

Joanlind (1979-1985), năm 1936 ông đã công bố sắp xếp các tông họ lan (A
Tabuler view of the tribes of orchidaler) và tên của họ lan do ông đưa ra
được dùng cho đến ngày nay (dẫn theo Trần Hợp, 1990) [7].
2.1.1.2. Vị trí phân bố
Cây hoa lan mọc khắp mọi nơi trên thế giới từ miền gió tuyết đến sa
mạc nóng bỏng khơ cằn từ miền núi cao rừng thẳm đến đồng cỏ miền Bình
Nguyên và ngay cả các vùng sình lầy cũng có lan, qua lịch sử biến đổi, cho


5

đến ngày nay, người ta đã biết họ lan có một số lượng loài rất lớn khoảng
15.000 – 35.000 loài phân bố chủ yếu ở 680 vĩ Bắc đến 560 vĩ Nam (nằm
gần cực Bắc như Thụy Điển, Alasksa) xuống đến các đảo cuối cùng của cực
Nam ở Australia.
Tuy nhiên, phân bố chính của họ này là trên các vĩ độ nhiệt đới đặc biệt là
châu Mỹ và Đông Nam Á. Đa số lan mọc tập trung ở các rừng nhiệt đới, ở các
nước châu Á như Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam… như Phalaenopsis,
Vanda, Archinis… ở châu Mỹ như Costarica, Colombia, Venezuela… có các
giống Cattleya, Odontoglosum…
Theo Briger (1971) [11] vùng trung sinh Bắc bán cầu có 75 chi và 900
lồi, Bắc Mỹ có 170 lồi. Họ lan (Orchidaceae) thuộc vào một lồi hoa đơng
đảo với khoảng chừng 750 chi và 30000 loài nguyên thủy và khoảng một
triệu loài lai; là lồi hoa có số lượng lớn đứng thứ 2 sau họ cúc (Asteraceae).
Theo Peresley (1981) thì vùng Châu Á nhiệt đới có 250 chi và 6801
lồi trong đó chi Dendrobium có 1400 lồi, chi Coelogyne có 200 lồi, chi
Phalaenopsis có 35 lồi. Vùng Châu Mỹ nhiệt đới có 306 chi và 8266 lồi.
Trên thế giới có một số nước tập trung nhiều lồi hoa như Colombia có 1300
lồi, Tân Ghinê có 1450 lồi (Phan Thúc Hn) [8].
Ở Việt Nam, dấu vết nghiên cứu về lan ban đầu không rõ rệt lắm, người

đầu tiên có khảo sát về lan ở Việt Nam là Giolas Noureio – Nhà truyền giáo
người Bồ Đào Nha, ông đã mô tả cây lan ở Việt Nam lần đầu tiên vào năm
1789 trong cuốn “Flora cochin chinensis”, gọi tên các cây lan trong cuộc hành
trình đến nam phần Việt Nam là Aerides, Phaius và Sarcopodium… đã được
Netham và Hooker ghi lại trong cuốn “Genera Planterum” (1862 – 1883) [9].
Khảo sát sơ bộ ở Việt Nam, chi Dendrobium có khoảng 89 lồi,
Paphipoedium có 25 lồi, Aerdes có 5 lồi, chi Cymbidium có 20 lồi, chi
Phalaenopsis có 7 – 8 loài…


6

2.1.1.3. Phân loại hoa lan
Theo các tác giả Trần Hợp 1990 [7], Nguyễn Tiến Bân 1997 [1], Võ
Văn Chi – Dương Đức Tiến 1978 [2], Phạm Hoàng Hộ (1992) [5], Nguyễn
Văn Chương, Trịnh Văn Thịnh (1991) [3] và Koopwitz (1986) [33], cây hoa lan
thuộc họ lan (Orchidaceae), ở trong lớp

đơn tử điệp, lớp 1 lá mầm

(Monocotyledoneae), thuộc ngành ngọc lan – thực vật hạt kín Magnoliophyta, phân
lớp thành Lilidae, bộ lan Orchidales.
Theo Takhtajan (1980), họ lan bao gồm cả họ Apostasicideae và họ
Cypripedicideae chia thành 3 họ phụ khá minh bạch:
Orchidadeae
Cypripedicideae
Apostasicideae
Trong đó họ phụ lan (Orchidadeae) là phức tạp nhất, có nhiều giống
nhiều lồi nhất, cịn hai họ phụ kia mỗi loại chỉ có một tơng, (Phan Thúc
Hn 1989) [8].

Gần đây do phân tích hoa đầy đủ hơn và đi sâu vào đặc tính di truyền,
các nhà khoa học đã chia họ phong lan thành 6 họ phụ.
1. Apostasioideae

4. Orchidioideae

2. Cypripedicideae

5. Epidendroideae

3. Neottioideae

6. Vandoideae

Cả 6 họ phụ này đều phân bố rộng rãi trên trái đất. Họ lan của Việt
Nam cũng phong phú, theo thống kê sơ bộ có 140 chi, trên 800 loài. Như
vậy, hoa phong lan đã trở thành một đối tượng cực kỳ phong phú và đặc sắc
của hệ thực vật Việt Nam, chẳng những là một trong những họ thực vật lớn
nhất mà cịn đóng góp nhiều về mặt giá trị sử dụng cho nền kinh tế nước nhà.
Tuy nhiên việc phân loại cây trồng hết sức phức tạp, cho đến nay hầu như
chưa có các khóa phân loại cho các đơn vị dưới lồi và việc phân loại cho


7

các đơn vị dưới loài là hết sức quan trọng, nhất là trong họ lan cũng gặp
những khó khăn này (theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997) [21].
2.1.1.4. Đặc điểm thực vật của cây hoa lan
* Rễ lan:
Ở nhóm lan đa thân, rễ thường được hình thành từ căn hành. Nhóm

đơn thân thì rễ mọc thẳng từ thân và thường xen kẽ với lá.
Khi sống ở đất chúng thường có củ giả, rễ to mập tương đối ít phân
nhánh, nó thuộc tổ chức có chất thịt, cấu tạo của nó chia làm 3 tầng: tầng
ngoài, tầng giữa và tầng trong. Tầng ngoài là lớp vỏ rễ, tác dụng chủ yếu là
thu hút và giữ nước, tầng giữa là thịt rễ, phần lớn là tổ chức tế bào sống,
chứa rất nhiều nấm rễ cộng sinh, tầng trong là gân rễ có sự liên kết tương đối
dẻo dai. Khi sống bám vào cánh hoặc thân cây, bề mặt của lớp rễ có phủ lớp
mạc làm nhiệm vụ hút và giữ nước rất tốt cho nên cây chịu hạn tốt, rễ của
chúng thường chui ra khỏi chậu, khơng ưa ẩm mà thích thống, ở đầu rễ ln
ln có màu xanh của diệp lục dùng quang hợp như lá nên chúng khơng trốn
ánh sáng như nhóm lá sống dưới đất. Ở các loại lan này hệ rễ khí sinh phát
triển rất phong phú, mọc rất dài, to, khỏe và giữ cho cây khỏi bị gió làm lung
lay, vừa làm cột chống đỡ cho thân vươn cao.
Với giống lan sống hoại bộ rễ có hình dạng, cấu trúc khá độc đáo nó
có dạng búi nhỏ với nhiều vòi hút ngắn, dày đặc để lấy được dinh dưỡng từ
những đám rêu, lá mục thông qua hoạt động của nấm. Mặc dù sự “cộng
sinh” với nấm nội sinh vốn là đặc điểm cơ bản của họ lan trong giai đoạn nẩy
mầm, nhưng ở một số loài vẫn tồn tại mối quan hệ này trong suốt quá trình
sống. Tuy nhiên có một số ít lồi tuy sống hoại nhưng càng có thể dài đến
vài chục mét có khả năng leo bị rất cao, ngược lại cũng có một số loại lan
sống hoại khác lại nằm sâu trong lòng đất như Rhilanthella… cơ thể chỉ là 1


8

thân nhỏ khơng rễ, khơng lá, đến mùa nó sinh ra một cụm hoa, chúng sống
được là nhờ hoạt động của nấm và gốc mục của những thân gỗ khác.
* Thân lan:
Có 2 nhóm thân chính là đơn thân và đa thân. Thân lan có thể ngắn
hay kéo dài, đơi khi phân nhánh, mang lá hay không mang lá. Ở nhóm đa

thân thì đặc điểm của cây là vừa có thân vừa có giả hành, giả hành là nơi dự
trữ chất dinh dưỡng và nước để nuôi cây. Đây được đánh giá là bộ phận rất
cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của lan đa thân, giả hành có nhiều
dạng tùy từng loại lan như dạng hình thoi (Cattley alabiata), hình trụ thấy ở
lồi Cattleya guttata… cịn dạng hình tháp như Cymbidium… Cấu tạo giả
thành gồm nhiều mơ mềm chứa đầy dịch nhầy, phía bên ngồi có lớp biểu bì
với vách tế bào dày, nhẵn bóng, bảo vệ để tránh sự mất nước khi gặp điều
kiện bất lợi lan Hồ Điệp thuộc loại lan thân ngắn, khơng có giả hành, không
phân nhánh và mang nhiều lá. [25]
* Lá lan:
Hầu hết các loại lan là cây tự dưỡng nó phát triển rất đầy đủ hệ thống
lá, lá mềm mại và hấp dẫn. Lá mọc đơn độc hoặc xếp dày đặc ở gốc hay xếp
cách đều trên thân, giả hành, hình dạng lá đa dạng tùy theo lồi, có lá mọng
nước, nạc, dài hình kim, hình trụ dài, tiết diện trịn hay có rãnh đến loại lá
hình phiến mỏng dài và rất hiếm loại lá hình trịn thn dài thành bẹ ôm lấy
thân. Phiến lá trải rộng hay gấp lại theo các gân vòng cung những lá dưới sát
gốc thường tiêu giảm đi cịn những bẹ khơng có phiến hay giảm hẳn thành
các vẩy đơi khi hai mặt lá có màu khác nhau, thường mặt dưới có màu xanh
đậm hay tía, mặt trên lá có màu sắc khác, nhiều loại lan có màu hồng và nổi
lên các đường vẽ trắng theo các gân rất đẹp.
Một số loài lan đến mùa khô là rụng hết thân cây trơ trụi như đã chết
(chỉ có chồi mắt). Khi gặp độ ẩm mơi trường thích hợp thì chúng lại đâm
chồi và ra lá xanh tươi, như bầu rượu (Calanthevest) hoặc chúng chỉ rụng lá


9

một phần hay vẫn tươi tốt như lan hài (Paphiopedium), địa lan (Cymbidium).
Một số lồi sống trong đất có chu kỳ sống rất đặc biệt, xen mùa lá với mùa
hoa, khi cây ra hoa tồn bộ lá đều chết khơ, khi hoa tàn thì giả hành sẽ cho

chồi mới, lá mới.
* Hoa lan:
- Cấu tạo hoa lan rất đa dạng và hấp dẫn, ta có thể gặp nhiều lồi mà
mỗi mùa chỉ có một đóa hoa nở hoặc có nhiều cụm hoa mà mỗi cụm chỉ đơm
1 bông. Tuy nhiên, đa số các loài lan đều nở rộ nhiều hoa, tập hợp lại thành
chùm phân bố ở đỉnh thân hay nách lá. Hoa lan có cấu trúc cơ bản là hoa
mẫu ba, kiểu hoa đặc trưng của hoa một lá mầm nhưng đã biến đổi rất nhiều
để hoa có đối xứng qua mặt phẳng. Hoa lan thuộc hoa lưỡng tính và rất hiếm
gặp lồi đơn tính, bao hoa có dạng cánh xếp thành hai vịng. Hoa lan có ba
cánh đài, thường có cùng màu sắc và kích thước. Tuy nhiên, các loại lan
khác nhau, cánh đài có hình dạng biến đổi rất khác nhau. Dạng hình trịn như
các giống Vanda, Ascocentrum, nhọn như Cattleya, xoắn như các loài thuộc
giống Laelia nằm kề bên trong và xen kẽ với ba cánh đài là hai cánh hoa,
thường cũng giống nhau về hình dạng, kích thước và màu sắc, cánh cịn lại
nằm ở phía trên hay phía dưới của hoa, thường có màu sắc và hình dạng đặc
biệt khác hẳn hai cánh kia gọi là cánh mơi hay cánh lưỡi, chính cánh mơi
quyết định phần lớn giá trị thẩm mỹ của hoa lan.
- Trụ hoa là bộ phận sinh dục của hoa, bao gồm cả cơ quan sinh dục
đực và cái nên gọi là trục – hợp – nhụy. Phần cái mang noãn hình lồi, bề mặt
dính chất nhầy, phần đực mang phấn khối, phấn của hoa lan không tách ra
thành từng hạt nhỏ mà kết tụ lại thành những đám đặc có ít hay nhiều sáp, số
lượng khối phấn là 2, 4, 6, 8 có dạng cong hay thn lưỡi liền, hoa phong lan
có bầu hạ, thn dài kéo theo xuống, sự vặn xoắn tồn bộ hoa trong q trình
phát triển là đặc điểm của bầu, hoa thường bị vặn xoắn 1800 sao cho cánh
môi khi hoa bắt đầu nở hướng ra bên ngồi, thuận lợi cho cơn trùng đậu


10

hiếm khi hoa vặn 3600 như ở Malaixia, Paludosa hoặc khơng vặn gì do

cuống hoa rủ xuống như lồi Stanhopea, như thế khi hoa nở cánh mơi hướng
lên trên, thích nghi với loại côn trùng ưa lộn đầu xuống dưới khi chui vào
hoa, bầu hoa có 3 ơ gọi là 3 tâm bì, trong bầu chứa vơ số các hạt nhỏ liti gọi
là tiểu noãn nằm trên 3 đường, dọc theo chiều dài của 3 mép tâm bì, sau khi
thụ phấn, thụ tinh các tiểu noãn sẽ biến đổi và phát triển thành hạt trong khi
đó bầu nỗn sẽ phát triển thành quả. Hoa Hồ Điệp có màu sắc phong phú,
hình dạng, kích thước biến động lớn, số lượng hoa dao động từ 3 – 30 hoa,
đa số là không có hương thơm, khơng có khả năng tự thụ phấn mà phải nhờ
côn trùng hoặc thụ phấn nhân tạo để đậu quả [25].
Sự ra và phát triển nụ hoa xảy ra ở cường độ ánh sáng phù hợp, không
phụ thuộc vào quang kỳ, nhiệt độ cao (25 – 300C) thúc đẩy sự phát triển từ
giai đoạn từ giai đoạn nụ đến giai đoạn nở hoa, nhưng nhiệt độ cao vào giai
đoạn đầu của sự ra hoa sẽ cản trở sự ra và hình thành hoa, nhiệt độ vào ban
đêm thấp là điều kiện để Hồ Điệp ra hoa.
* Quả lan:
Quả lan thuộc loại quả nang, nở ra theo 3 – 6 đường nứt dọc, có dạng
củ cải dài (Vanilla) đến dạng hình trụ ngắn phình ở giữa. Khi chín quả nở ra
và mảnh vỏ cịn dính lại với nhau ở phía đỉnh và phía gốc. Ở một số lồi khi
quả chín nứt theo 1 – 2 khía dọc, thậm chí không nứt ra mà hạt chỉ ra khỏi vỏ
khi vỏ quả bị mục nát.
* Hạt lan:
Hạt lan rất nhiều, nhỏ li ti, hạt chỉ cấu tạo bởi một khối chưa ra , trên
một mạng lưới xốp nhỏ chứa đầy không khí, phải trải qua 2 – 18 tháng hạt
mới chín (tùy từng loại), phần lớn hạt thường chết vì khó khăn gặp nấm cộng
sinh cần thiết để nẩy mầm, chỉ ở những khu rừng già vùng nhiệt đới ẩm ướt
mới đủ điều kiện cho hạt lan nẩy mầm. Vì vậy việc bảo tồn khu rừng đầu


11


nguồn, rừng nguyên sinh là tạo điều kiện làm phong phú nguồn lan nguyên
thủy, cung cấp nguồn gen cho sản xuất lan thương mại sau này.
2.1.1.5. Đặc điểm thực vật của chi lan Hồ Điệp
Hồ Điệp (Phalaenopsis) có tên từ chữ Hy Lạp Phalaima – bướm và
Opsis – giống, đa số lồi của chi có hoa giống như con bướm.
Chi lan Hồ Điệp hiện được biết có trên 58 lồi phát sinh, ưa bóng, có
ở bán đảo Mã Lai, Indonesia, Philipin, các tỉnh phía Đơng Ấn Độ và Châu
Úc mọc ở độ cao 200C – 350C (Nguyễn Thiện Tịch và cộng sự, 1996) [27].
Hồ Điệp là cây đơn thân nhưng rất ngắn, có lá mọc khít nhau nên
khơng có lóng, lá tương đối dày và mập, thường rộng ở phần trên, hẹp ở
phần dưới, phát hoa ở nách lá, thường hay đứng có thể phân nhánh, hoa nhỏ
hay khá to, mỗi hoa bền khoảng 2 – 3 tháng. Vì vậy, cành hoa nở liên tiếp
hơn nửa năm, lá đài và cánh hoa gần như nhau, đôi khi cánh hoa lớn hơn,
nhưng nổi bật là cánh môi. Môi gắn vào chân của trụ và khơng có cựa ở đáy,
ba thùy với phụ bộ hay cục u ở đáy thùy giữa, hay thùy bên, một trong
những phụ bộ ấy là hai sợi râu của môi hay phiến nhỏ dựng đứng ở thùy mơi.
Trụ tương đối dài và nhỏ, hai khối phấn trịn hay hình trứng, vĩ phấn
kéo dài, rộng ở phần trên và hẹp ở phần dưới, gót dẹp, nhiều lồi thường cho
cây con trên cọng phát hoa và nhiều lồi có vân màu trên lá.
Hiện nay có nhiều chi lan khác được lai với Phalaenopsis và lai ngay
trong cùng chi, tạo ra 40.000 loài lai (Nguyễn Thiện Tịch và cộng sự, 1996)
[27], chi lan Hồ Điệp có thể chia ra thành 5 nhóm trong đó có 2 nhóm quan
trọng đó là.
+ Nhóm Euphalaenopsis: chúng có đặc điểm nổi bật là cánh hoa dài
và rộng hơn lá đài, cánh môi rộng và có hai phụ bộ riêng biệt ở phía trước,
bộ lá thường có màu lục đậm hơn ở mặt trên nâu sẫm ở mặt dưới, hoa nhiều
và mảnh mai, một vài loài tiêu biểu: Phalaenopsis amabilis, P.philippinensis,
P.schilleriana.



12

+ Nhóm Stauroglottis chúng có đặc điểm khác biệt như sau: lá dài và
cánh hoa cùng một cỡ, cánh môi hẹp và khơng phụ bộ ở phía trước, bộ lá có
màu xanh lục nhạt ở cả mặt trên và mặt dưới lá, hoa nhỏ hơn và cánh dày
hơn thường có màu hoa văn, một vài loài tiêu biểu là P.amboinensis,
P.gigantea theo (Phạm Hồng Hộ, 2000) [6] Việt Nam có 7 loài
Phalaenopsis: P.amabilis (L), P.cornucervi, P.lobbi, P.gibbosa, P.mannii
Reichbf, P.petelotii Mansf, P.fuscata Reichhf.
2.1.2. Yêu cầu sinh thái của cây lan
Muốn cho cây phong lan sinh trưởng và phát triển tốt, trước hết chúng
ta cần phải tìm hiểu kỹ tập tính sinh trưởng của nó, người xưa khái qt cây
lan thích ẩm sợ ướt, thích sáng sợ nắng, thích ấm sợ nóng, thích thống sợ
gió [13].
2.1.2.1. u cầu về nhiệt độ
Nhiệt độ là một nhân tố có tính chất quyết định đến sự phân bố, sinh
trưởng, phát triển của các loài lan trên thế giới. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự ra
hoa của lan, ví dụ: ở lan bạch câu (Dendrobium crumenatum) nếu giảm đột
ngột 5 – 60C trong vài giây đồng hồ thì khoảng 9 ngày sau chúng sẽ nở hoa
đồng loạt. Ở loài Paphiopedilum insingnes và Dendrobium nobile chỉ ra hoa
khi nhiệt nhiệt độ hạ xuống 130C hoặc thấp hơn, nếu nhiệt độ cao nó chỉ sinh
trưởng dinh dưỡng. Phalaenopsis chỉ ra hoa khi nhiệt độ ban đêm giảm
xuống dưới 210C (Jongwatana – Pumhirun, 1989) [32]. Theo Devries (1953)
giải thích thì, Phalaenopsis nở hoa do sự thọ hàn. Nghiên cứu này được bà
Trần Thanh Vân bổ sung vào năm 1974, bằng kỹ thuật xử lý nhiệt độ tại Gif
sur Yvêtt (Pháp). Bà đã điều khiển thành công sự ra hoa của Phalaenopsis
amabilis và Phalaenopsis schilleriana dưới một năm tuổi, bằng cách đặt cây
vào nơi xử lý nhiệt độ 170C vào ban đêm vào 240C vào ban ngày, ẩm độ 60 –
80%, quang chu kỳ thay đổi 6 – 24 giờ chiếu sáng tuỳ điều kiện nuôi cây.
Trong thời gian 2 – 3 tháng cây sẽ nở hoa tồn bộ. Bình thường từ khi trồng



13

đến khi ra hoa thì Phalaenopsis cần 2 – 4 năm, nhưng kỹ sư Nguyễn Công
Nghiệp và cộng sự (1998) [16] cho rằng có rút ngắn thời gian trên nếu ta bón
phân và các chất kích thích sinh trưởng phù hợp để thúc đẩy quá trình sinh
trưởng ở vườn ươm, cây con sẽ nhanh chóng ra hoa.
Theo Powel et al. (1988) thì cây lan hồng hậu (Cattleya) sinh trưởng
tốt nhất ở nhiệt độ từ 16 – 180C. Lan kiếm (Cymbidium) ở 260C. Với Hồ
Điệp (Phalaenopsis) và lan hài (Paphiopedilum) sinh trưởng dinh dưỡng ở
210C hoặc chênh lệch nhiệt độ ngày/đêm là 250C/200C là tốt nhất cho cây
tích luỹ (Joseph và Arditti 1985) [34].
Theo Joseph và Arditti 1985, Roton 1952, Wang và Lee 1994 [34]
nhiệt độ có thể điều khiển sự ra hoa của cây: lan hoàng hậu (Cattleya) ở
170C kết hợp với cường độ ánh sáng mạnh với ánh sáng dài ngày thì ra hoa
sớm hơn so với cây đối chứng. Lan kiếm (Cymbidium) ở nhiệt độ chênh lệch
ngày/đêm (210C/140C) tốt nhất cho cây ra hoa. Cymbidium nhiệt độ ban đêm
từ 130C – 180C với ánh sáng ngày dài cũng thúc đẩy cây ra hoa. Lan hồ điệp
(Phalaenopsis) ở nhiệt độ ngày/đêm khoảng 250C/200C hoặc nhiệt độ trung
bình từ 150C – 180C trong 2 – 5 tuần thì cây có thể ra hoa, không cần quang
chu kỳ.
- Căn cứ vào từng vùng xuất xứ, nhiệt độ nuôi trồng hoa lan, theo
Charles Marden Fitch (1981, 125) [31] chia làm ba loại:
+ Lan ơn đới: nhiệt độ thích hợp ban ngày từ 18 0C – 240C, ban đêm
130C- 180C: Cymbidium…
+ Lan cận nhiệt đới: nhiệt độ thích hợp ban ngày từ 21 0C – 300C, ban
đêm từ 160C – 210C: Cattleya, Oncidium, Dendrobium.
+ Lan nhiệt đới: nhiệt độ thích hợp ban ngày từ từ 21 0C – 350C, ban
đêm 180C – 240C: Vanda, Phalaenopsis…

Ngồi u cầu về nhiệt độ trung bình, biên độ nhiệt độ giữa ngày và
đêm có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển của lan. Biên độ nhiệt


14

độ ngày đêm càng lớn thì trồng lan càng lý tưởng, vì cây tăng trưởng nhanh
do nhiệt độ ban đêm thấp làm giảm cường độ hô hấp và nhiệt độ ban ngày
tăng làm tăng cường độ quang hợp, cây tích luỹ chất khô nhiều hơn.
2.1.2.2. Yêu cầu về ánh sáng
Cây lan sống khơng thể thiếu ánh sáng vì ánh sáng cung cấp năng
lượng cho cây tạo lập thức ăn thông qua q trình quang hợp, ánh sáng cịn
ảnh hưởng đến sự hình thành hoa và nở hoa, hầu hết các lồi thuộc chi
Cattleya, Dendrobium… Nếu thiếu ánh sáng cây khơng ra hoa, nhưng nhu
cầu về ánh sáng lại khác nhau tùy thuộc vào từng loại lan (Lin, WC và CS,
1983) [35], (Wang-Y,T… 1995) [39]
Dựa vào nhu cầu ánh sáng của từng loại người ta chia thành 3 nhóm:
- Nhóm ưa sáng: cần ánh sáng ≈ 100% ánh sáng trực tiếp như các lồi
Vanda, Renanthera, bọ cạp, phượng vĩ lá trịn. Tuy nhiên vào những ngày
nắng hè, lá của của các loại Lan này còn bị các tia nhiệt ở nhiệt độ 380C –
400C làm vàng lá, phải máy tháng sau mới có thể phục hồi lại màu xanh.
Nhiều nơi người ta chỉ để phần ngọn phơi dưới nắng trực tiếp. [25]
- Nhóm ưa sáng trung bình hoặc khá mạnh: bao gồm các lồi có nhu
cầu ánh sáng khoảng 58 – 80% như các loài Cattleya, Denrobium
(Widiastaety, D và cộng sự, 1995) [40].
- Nhóm ưa ánh sáng yếu: bao gồm các lồi có nhu cầu ánh sáng
khoảng 30 – 40% như Phaleanopsis, Paphiopedilum…
Nhiều cây Lan lại cần ban đêm phải thật tối để cây không làm chức
năng quang hợp dành năng lượng để hình thành chồi hoa như hai loại Cát lan
Percivalian và Trianaei cầm nhiều đêm thật tối. [25]

Trồng lan trên sân thượng, ngồi ban cơng hay trong vườn cố gắng tạo
ra 3 vùng khác nhau. Vùng có nhiều nắng, vùng có 1 lớp lưới, vùng có 2 lớp
lưới hoặc treo lan có tầng trên, tầng giữa, tầng dưới. Cũng có thể đặt cây Lan


15

này gần của sổ, đặt cây lan khác cách xa cửa sổ … tùy theo mức độ cần sáng
của cây lan. [25]
Vào những ngày trời âm u nên bỏ hết tất cả lưới che, có khi phải dùng
đèn ống chiếu tăng thêm ánh sáng cho cây lan.
Như vậy tùy theo từng loại lan cụ thể mà ta bố trí khác nhau.
2.1.2.3. Yêu cầu ẩm độ [13]
Ẩm độ là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tồn bộ q trình sinh trưởng và
phát triển của cây lan, đa số các loài lan thích hợp ở mức ẩm độ tương đối,
tối thiểu 70%, ở Việt Nam ẩm độ tương đối trung bình hàng năm thay đổi từ
80 – 90%. Tuy nhiên trong từng mùa vụ cụ thể ẩm độ tương đối có sự thay
đổi đã làm ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển cũng như khả năng ra
hoa của lan, do đó khi đề cập đến ẩm độ với hoa lan, người ta chú ý đến 3
ẩm độ sau:
- Ẩm độ của vùng: là ẩm độ của khu vực rộng lớn, nơi mà ta sẽ thiết
lập vườn lan, ẩm độ này do điều kiện địa lý, địa hình quyết định.
- Ẩm độ vườn: là ẩm độ của chính vườn lan, ẩm độ này có thể cải tạo
theo ý muốn như đào ao, xây bể, làm mương…
- Ẩm độ trong chậu trồng lan: gọi là ẩm độ cục bộ, do cấu tạo của giá
thể, thể tích chậu, số lần tưới, ẩm độ này phụ thuộc hoàn toàn vào kỹ thuật
của người trồng lan.
Sự hài hòa của ẩm độ vùng, ẩm độ vườn giúp cho người trồng lan có
thể sáng tạo sử dụng giá thể trồng, lượng nước tưới, thiết kế giàn che hợp
lý… cần chú ý ẩm độ trong vườn cao sẽ tốt hơn ẩm độ cục bộ trong chậu cao

bởi cây lan ít bị chết do ẩm độ trong vườn cao mà thường bị chết do ẩm độ
cục bộ trong chậu cao, do đó việc lựa chọn giá thể là biện pháp hữu hiệu để
điều tiết ẩm độ thích hợp cho cây lan.
2.1.2.4. u cầu về độ thơng thống [13]
Độ thơng thống là yếu tố quan trọng giúp cho cây lan sinh trưởng,
phát triển bình thường, bản xứ của các lồi lan là mọc ở rừng và môi trường


16

sống thường ở trên cây cao và thơng thống, đặc biệt đối với những lồi lan
có hệ rễ cộng sinh với nấm và phát triển vươn dài trong khơng khí. Vì vậy,
vườn trồng lan địi hỏi phải có độ thơng thống nhất định đảm bảo khơng khí
ln mát mẻ, nếu vườn lan khơng thơng thống, khi gặp điều kiện ẩm độ
cao, nhiệt độ tăng cây dễ bệnh. Ngược lại nếu vườn quá trống trải, gió thổi
mạnh sẽ làm cây mất nước cũng ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của lan.
2.1.2.5. Yêu cầu về dinh dưỡng
Theo các tác giả Ajchara – Boonrote (1987) [30], Richard – HW
(1985) [36], Soebijanto và cộng sự (1988) [38], dinh dưỡng đối với lan hết
sức quan trọng, nó khơng địi hỏi số lượng lớn nhưng phải đầy đủ các thành
phần dinh dưỡng.
Ngược lại khi cây không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ còi cọc,
kém phát triển, khơng ra hoa hoặc ít ra hoa, hoa nhỏ, màu sắc kém đặc trưng
và nhanh tàn. Nhu cầu dinh dưỡng của cây tùy thuộc vào thời kỳ sinh trưởng
và phát triển của chúng.
Vai trò các nguyên tố sinh dinh dưỡng đối với cây lan:
Nhóm 1: gồm các nguyên tố Cacbon (C), Hydro (H), Oxy (O), những
nguyên tố này có sẵn trong tự nhiên, mà cây có thể sử dụng được thơng qua
q trình quang hợp.
Nhóm 2: gồm các nguyên tốt đa lượng

- Vai trò của Nitơ (N): là hợp phần quan trọng của chất hữu cơ tạo
diệp lục tố, nguyên sinh chất, axit nucleic, protein. Là nguyên tố giúp cây
tăng trưởng và phát triển các mô sống, thiếu đạm cây sẽ cịi cọc, ít ra lá, lá
chuyển sang màu vàng, cây cằn cỗi, khó ra hoa, thừa đạm lá xanh mướt và
yếu dễ bị sâu hại tấn công và bị bệnh.
- Vai trị của Photpho (P): P có vai trị trung tâm trong q trình trao
đổi năng lượng và protein… là thành phần tất yếu của Aminoaxit, ATP, nó
cần thiết cho sự phân chia tế bào, là thành phần của NST, kích thích rễ phát


17

triển, P cần thiết cho sự phát triển mô phân sinh, kích thích ra hoa và khó hồi
phục, thừa P thì thường dẫn đến thiếu kẽm, sắt và Mangan, thiếu P cây cịi
cọc, lá nhỏ, ngắn, xanh đậm, cây khơng ra hoa.
- Vai trò của Kali (K): giúp tăng khả năng thẩm thấu qua màng tế bào,
điều chỉnh pH và lượng nước ở khí khổng. Hoạt hóa enzim có liên quan đến
quang hợp và tổng hợp Hydrat cacbon, giúp vận chuyển Hydrat cacbon, tổng
hợp protein, cải thiện khả năng sử dụng ánh sáng khi gặp điều kiện bất lợi,
thiếu Kali cây kém phát triển, lá già vàng dần từ 2 mép là và chóp lá, sau lan
dần vào trong, lá đôi khi bị xoắn lại cây dễ bị bệnh tấn công, chậm ra hoa,
hoa nhỏ, màu sắc không tươi và dễ dập nát, thừa Kali lá không mỡ màng, lá
nhỏ và thừa Kali dẫn đến thiếu Magiê và Canxi.
- Vai trò của Canxi (Ca): là thành phần của màng tế bào dưới dạng
canxi pectate, cần thiết cho sự phân chia tế bào được bình thường, giúp cho
màng tế bào vững chắc, duy trì cấu trúc NST, hoạt hóa nhiều einzim như:
Phospholipase, Agnine, Triposphate. Thiếu canxi cây phát triển kém, rễ nhỏ
và ngắn, thân mềm, lá nhỏ, cây yếu dễ đổ ngã và sâu bệnh tấn cơng.
- Vai trị Magiê (Mg): là thành phần cấu tạo của diệp lục tố, thúc đẩy
sự vận chuyển lân của cây, là hoạt chất của hệ enzim gắn liền với sự chuyển

hóa Hydrat cacbon và tổng hợp axit nucleic, thiếu Magiê thân lá èo uột,
xuất hiện dải màu vàng ở phần thịt, các lá già trong khi lá hai bên gân
chính vẫn xanh do diệp lục tố hình thành khơng đầy đủ, cây dễ bị sâu bệnh
và khó nở hoa.
- Vai trị của Lưu huỳnh (S): là thành phần của các axít amin chứa Lưu
huỳnh cũng như các aminoaxít liên quan đến hoạt động trao đổi chất của
Vitamin, Thiamin, Biotin và Coenzim A giúp cho cấu trúc Protein được
vững chắc, thiếu lưu huỳnh lá non chuyển màu vàng nhạt, cây còi cọc, kém
phát triển, sinh trưởng của chồi bị hạn chế, số hoa giảm.


18

- Vai trò của kẽm (Zn): liên quan đến sự tổng hợp sinh học của axít
Indolacetic, là thành phần thiết yếu của một số men, đóng vai trị quan trọng
trong quá trình tổng hợp axit nucleic và protein. Tăng cường khả năng sử
dụng lân và đạm, thiếu kẽm, xuất hiện các đóm nhỏ rải rác hay các vết sọc
màu vàng nhạt chủ yếu trên các lá đã trưởng thành, các lá non trở nên ngắn,
hẹp và mọc xít nhau, các đốt ngắn lại, cây thấp và khó ra hoa.
- Vai trò của Đồng (Cu): là thành phần của men Cytochrome oxydase
và thành phần của nhiều enzim: Ascorbic, Axit oxidase… xúc tiến quá trình
hình thành vitamin, thiếu đồng xuất hiện các đốm màu vàng và quăn phiến
lá, đầu lá chuyển trắng, số hoa hình thành ít và cây rất dễ bị nấm tấn cơng.
- Vai trị của Sắt (Fe): cần thiết cho sự tổng hợp và duy trì chất diệp
lục tố trong cây là thành phần chủ yếu của nhiều ezim, đóng vai trị chủ yếu
trong sự chuyển hóa axit nucleic, ảnh hưởng đến sự chuyển hóa ARN hoặc
diệp lục tố, thiếu sắt các lá non chuyển úa vàng sau đó trở nên trắng nhợt cây
cịi cọc, ít ra hoa và dễ bị sâu bệnh tấn cơng.
- Vai trị của Mangan (Mn): xúc tác trong một số phản ứng enzim và
sinh lý trong cây, là thành phần của Pyruvate carboxydase, liên quan đến q

trình hơ hấp của cây, hoạt hóa các enzim liên quan đến sự chuyển hóa đạm
và tổng hợp diệp lục tố, kiểm sốt thế oxy hóa khử trong tế bào ở các pha
sáng và tối, thiếu Mangan dẫn đến úa vàng ở giữa các gân của lá non, đặc
trưng bởi sự xuất hiện các đốm vàng và hoại tử, cây còi cọc, chậm phát triển.
- Vai trò của Bo (B): ảnh hưởng đến hoạt động một số enzim, Bo có
khả năng tạo phức và các hợp chất Polyhydroxy khác nhau, tăng khả năng
thấm ở màng tế bào, Bo liên quan đến quá trình tổng hợp lignin và sự phân
chia tế bào, sự tổng hợp Protein… thiếu Bo, dẫn đến lá có kết cấu dày, đơi
khi bị cong lên và giịn, hoa khơng hình thành và rễ cịi cọc, các cây con khi
mọc thiếu Bo thường bị chết.


19

- Vai trị của Molypden (Mo): xúc tiến q trình cố định đạm và quá
trình sử dụng đạm của cây, Mo tham gia vào thành phần của men khử nitrat
và men nitrogenase, thiếu Mo cây sẽ xuất hiện các đốm vàng ở giữa các gân
lá dưới, nếu thiếu nặng các đốm lan rộng và khô, mép bị khô dần, cây chậm
phát triển.
Nói tóm lại, hầu hết các lồi lan đều sống tự dưỡng, một số loài cộng
sinh với nấm nên việc lấy dinh dưỡng từ mơi trường bên ngồi khá thuận lợi,
lan là lồi cây khơng cần nhiều dinh dưỡng do đó, bón phân cho lan tốt nhất
là bón thường xuyên với liều lượng thấp, tùy loài lan khác nhau mà bón với
liều lượng ở các giai đoạn cũng khác nhau.
2.1.2.6. Nhân giống lan [13]
Cũng như các loại cây trồng khác nhau, hoa lan có 2 phương pháp
nhân giống đó là nhân giống hữu tính và vơ tính.
Nhân giống hữu tính: là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo
ra hợp tử sau đó phát triển thành hạt và hạt phát triển thành cây con, trong tự
nhiên hạt lan nẩy mầm được là nhờ nhiễm nấm.

Nhân giống vơ tính: là sự phân chia, tăng trưởng liên tục của các tế
bào từ một tế bào ban đầu hoặc của các cây từ cây mẹ ban đầu nên chúng
giống nhau về mặt di truyền, có mấy phương pháp nhân giống vơ tính sau:
- Tách chiết: là q trình tách các cây lan từ những tổ hợp lan thuộc chi
đa thân (Cattleya, Dendrobium…), nhưng lượng cây nhân giống không nhiều.
- Nhân giống bằng nuôi cấy tế bào: Phương pháp này có ưu điểm là hệ
số nhân giống cao, quần thể tạo đồng đều, rút ngắn thời gian sản xuất cây
giống và có thể áp dụng nhân giống trên quy mô công nghiệp.
2.1.2.7. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh đối với Lan Hồ Điệp
Chi lan Hồ Điệp là loại cây nhiệt đới, yêu cầu nhiệt độ ban ngày là
280C-350C, ban đêm 200C – 240C, ẩm độ 70 – 80%, Theo Hồng Ngọc
Thuận, 2005 [24], q trình sinh trưởng của lan Hồ Điệp chia làm 3 giai


20

đoạn: giai đoạn dinh dưỡng, giai đoạn xuân hóa và giai đoạn hình thành cành
hoa, cây được chuyển từ giai đoạn dinh dưỡng sang thời kì ra mầm hoa. Khi
chúng có ít nhất 3 – 4 lá với chiều dài ít nhất 20cm là lúc cây có đủ kích cỡ
để kích thích sự ra hoa đồng đều bằng cách xử lý nhiệt độ thấp.
+ Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng: nhiệt độ thích hợp ban ngày là
270C, ban đêm là 250C, ẩm độ 70 – 75%, ánh sáng 5000-8000 lux.
+ Giai đoạn làm lạnh: nhiệt độ thích hợp ban ngày là 21 0C, ban đêm là
180C với ẩm độ 60 – 70%, ánh sáng 7000 – 9000 lux.
+ Giai đoạn nở hoa: nhiệt độ thích hợp ban ngày là 230C, ban đêm là
210C với ẩm độ 65 – 75%, ánh sáng 8000 – 12000 lux.
2.1.3. Các điều kiện cơ bản để trồng lan
2.1.3.1. Chậu và giá thể [13]
Tùy theo loài lan và ở các độ tuổi khác nhau mà có loại, cỡ chậu cho
phù hợp, có rất nhiều loại chậu, chậu đất nung, chậu nhựa… trong đó, chậu

nhựa hay dùng hơn vì rẻ và bền, ngồi ra cịn có chậu gỗ hoặc gắn vào các
thân cây như: Vanda, Aerides…
Giá thể là từ dùng để chỉ tất cả các vật chất bao quanh bộ rễ của cây
trồng, việc sử dụng giá thể phù hợp có ý nghĩa đặc biệt với cây trồng nhất là
cây ở giai đoạn vườn ươm, hiện nay các giá thể được sử dụng: tham củi,
gạch nung, rêu, rễ bèo tây, vỏ cây, rễ dương xỉ, xơ dừa… các giá thể khác
nhau có những ưu nhược điểm khác nhau, tùy theo mục đích trồng và các
lồi lan khác nhau thì trồng trên các nền giá thể tương ứng.
2.1.3.2. Tưới nước [13]
Nước cần cho sự sống của cây lan nhất là lúc nó đang ở giai đoạn phát
triển dinh dưỡng, thiếu nước lan sẽ khô héo dần và chết, nhưng thừa nước lại
làm cho chúng dễ thối và chết, người ta thường nói rằng cây lan bị chết do
tưới nước không đúng hơn bất kỳ lý do nào khác do đó khi tưới nước cho lan
cần quan tâm đến lượng nước tưới và chất lượng nước tưới.


21

+ Lượng nước tưới phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Theo mùa: mùa mưa ẩm độ khơng khí tương đối cao thích hợp cho
sự phát triển của cây lan, mùa này cây lan cần lượng nước nhiều nhưng mưa
đã cung cấp cho nó, vào các ngày nắng to, nhiệt độ cao, cũng phải gia tăng
số lần tưới.
- Theo loài lan: tùy theo giống lồi lan mà có nhu cầu nước khác nhau,
cây có nhiều lá và lá lớn, cần tưới nhiều nước, cịn cây mập và dày thì tưới ít
nước hơn, những cây có rễ giá nhiều thì cần phải tưới thường xuyên vào thời
kỳ tăng trưởng cây cần nhiều nước nên phải tưới nhiều hơn, còn thời kỳ nghỉ
thì cần ít nước.
+ Theo giá thể, chậu trồng và môi trường trồng: cường độ ánh sáng,
giá thể, loại chậu và độ thơng thống. Tất cả đều liên quan đến độ ẩm ở cây

lan giúp chúng ta quyết định lượng nước tưới cho cây lan.
+ Chất lượng nước tưới: nước tưới với lan cực kỳ quan trọng, do đó
nước phải sạch, khơng nhiễm mặn, phèn, và pH phải thích hợp.
- Nước mưa: là nguồn nước lý tưởng cho lan, nước mưa có pH = 6 – 7,
tuy nhiên ngày nay nước mưa chỉ tốt ở những vùng không bị ô nhiễm mơi
trường, cịn những vùng cơng nghiệp thường có mưa axít do đó rất nguy
hiểm đến cây trồng.
- Nước sơng suối: rất tốt cho lan, chỉ cần lưu ý đến độ phèn, độ mặn,
phù sa.
- Nước máy: phải để bay hơi Clo.
- Nước giếng: cần phải chú ý đến hàm lượng kim loại nặng như: Mg,
Mn, Fe…
Với lan con chế độ tưới nước hết sức quan trọng, sau khi trồng 1 -2
ngày không nên tưới ngay vào cây mà chỉ cần giữ ẩm mơi trường, vì khi
trồng giá thể cịn ẩm, nếu tưới ngay tạo độ ẩm cao cây trồng dễ bị thối. Vì
vậy, yêu cầu người trồng lan phải biết quan sát giá thể, cây, thời tiết và môi


22

trường xung quanh, thường xuyên tưới 3 – 4 lần mỗi ngày nếu thời tiết
quá khô, theo nguyên tắc phải giữ ẩm cho lan con nhưng không quá ướt
(Nguyễn Xuân Linh – kỹ thuật trồng hoa, 1998), phần lớn cây lan trồng
là có hệ thống rễ khí sinh, để rễ khơ ráo giữa hai tưới là cần thiết, vì vậy
khơng nên để chúng ẩm ướt liên tục.
+ Dụng cụ tưới: vịi tưới bơng sen + máy bơm nước hợp với những
vườn lan lớn, khi tưới, lật ngược vòi phun thành hình cầu vịng hạt nước rơi
xuống nhẹ nhàng, cịn đối với những vườn lan nhỏ ta dùng bơm tay, khi tưới
không phải tưới đậm ngay một khu vực mà tưới đi tưới lại cho giá thể ngấm.
+ Thời gian tưới: tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát, nếu trời nắng

nóng, độ ẩm khơng khí thấp buổi trưa ta nên phun mơi trường xung quanh.
2.1.3.3. Bón phân
Có người cho rằng lan mọc trong rừng nên khơng cần bón phân hoặc
bón ít phân, nhưng ngày nay ý kiến đó hồn tồn bị bác bỏ, phân bón đã bổ
sung và đảm bảo chính xác các nhu cầu dinh dưỡng cho hoa lan, giúp cây lan
lớn nhanh và khỏe mạnh, ngày nay hầu như các loài lan đều được trồng trong
các nhà lưới, nhà kính, do đó việc tổng hợp tự nhiên là rất hạn chế, cho nên
cần phải căn cứ theo loại lan, theo thời kỳ sinh trưởng, lượng phân cần dùng
và thành phần nguyên tồ tham gia để tiến hành bón phân, các giống lan khác
nhau thì lượng phân cần dùng cũng khác nhau, cùng một giống nhưng trong
thời kỳ sinh trưởng khác nhau thì lượng phân và các nguyên tố cần thiết cũng
khác nhau, và ở các mùa khác nhau thì cũng có lượng phân bón khác nhau.
Rễ là cơ quan chính giúp lan hấp thụ nước và muối khống, ngồi ra lá
và thậm chí là thân cũng có khả năng này, Khi tưới phân ở dạng dung dịch,
dung dịch ấy bám vào rễ, lá và giá thể, các chất tan dù ở dạng phân tử hay
ion sẽ xuyên qua màng tế bào để vào bên trong nguyên sinh của tế bào, cho
nên phun phân vào lá sẽ xâm nhập liên tục vào bên trong tế bào. Ngược lại,
tưới phân không lâu đã thấy chúng khô đọng lại các vết trắng ở ngồi lá thì


23

chỉ ít phân được hấp thụ vào lá, vấn đề được đặt ra là tưới làm sao cho ướt
toàn bộ cây mà vẫn tiết kiệm phân bón và người ta đã làm như sau: trước khi
tưới phân nên tưới qua một lượt nước để giúp cây hấp thụ phân bón được dễ
dàng hơn. Thường tưới phân và dinh dưỡng vào buổi sáng sớm hoặc chiều
mát. Tuyệt đối tránh tưới vào buổi trưa. Phân tưới cho lan nên ở dạng dung
dịch, tuỳ theo điều kiện khí hậu, giá thể… mà khoảng cách giữa các lần tưới
phân cần điều chỉnh phù hợp.
* Chọn phân bón:

Theo Nguyễn Hạc Thúy – 2001 [26] hiện nay ở Việt Nam có khoảng
40 loại phân bón khác nhau, trong đó phần lớn là phân bón vơ cơ ngoại nhập
hoặc sản xuất liên doanh với nước ngoài như Growmore (Mỹ), Yogen (Nhật)…
do có rất nhiều chủng loại như vậy cho nên cần phải xác định nên bón phân loại
nào cho phù hợp với từng loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao.
Phân bón thường có 2 loại:
- Phân vô cơ: đối với cây mới từ ống nghiệm ra cho đến khi ra hoa đều
có chế độ dinh dưỡng, lượng phân, loại phân khác nhau, các nhà nghiên cứu
đã đưa ra làm các giai đoạn bón như sau:
Lan con từ trong ống nghiệm tới 3 tháng tuổi: thời kỳ này chủ yếu
dùng NPK rất loãng.
Thời kỳ từ 4 tháng – 10 tháng, tỷ lệ bón (N : P : K = 3: 1: 1)
Thời kỳ từ 10 tháng – 24 tháng, tỷ lệ bón (N : P : K = 1: 2: 2)
Thời kỳ kích thước và có cụm dầy, tỷ lệ bón (N : P : K = 1: 2: 3)
Cịn theo ơng Trần Duy Q [19] đối với lan Vũ Nữ và Vanda; khi
cây còn bé ( cấy mơ) nên bón ra học theo NPK có tỷ lệ 30:10:10 hoặc
20:20:20 cho tới khi cây có bao hoa thì đổi sang NPK:6:30:30, khi hoa rụng
thì đổi sang NPK: 30 : 10 : 10, trong q trình đó ta có thể phun xen kẻ nước
tiểu pha lỗng, nước ốc ngâm, nước đậu tương.


24

Theo Keithly et. Al 1991 [29] ở giai đoạn bồn mạ (cây con) lan
Dendrobium, Phalaenopsis Phun 50ppm N tổng số + 4,5ppm P + 8,2ppm K
+ che lát sắt + vi lượng là tốt nhất.
Theo BFC (Bang kok Flower Centre), ni trồng chăm sóc cây lan sau
invitro phải theo quy trình: cây invitro phải có 4 – 5 là thật, cao 5 – 7cm
có 5 – 10 rễ/cây, giá thể phải phù hợp tùy theo từng loại giống lan, về chế
độ dinh dưỡng cho cây, khi cây cịn nhỏ thì phun NPK dạng 10:10:10 ở giai

đoạn sinh trưởng thì phun NPK 20:20:20, để cây ra hoa thì phun NPK dạng
10:20:10 hoặc 10:20:20.
Nói tóm lại để cây sinh trưởng và phát triển tốt cần đáp ứng lượng
phân tối ưu ở từng giai đoạn.
- Phân hữu cơ: còn gọi là phân chuồng; phân xác vỏ, bột xương, nước
tiểu, phân trâu, phân ngựa, phân gia cầm … những loại phân hữu cơ không
thể dùng để bón trực tiếp, phải ủ hoai mục sau đó mới sử dụng.
Theo tác giả Bốc Kim Chấn (Đài Loan): lấy một lon sữa bột than củi
ngâm trong 10 lít nước trong 2 tuần, mỗi ngày khuấy trộn 1 lần, sau khi lắng
trong thì cho 4 phần nước, tưới định kỳ mỗi tuần 1 lần sẽ làm tăng độ dày
của lá.
Ngoài hai loại phân trên, gần đây phân phức hữu cơ là loại phân bón lá
đã được sử dụng cho các loại hoa và cho kết quả tốt.
+ Agricomik được sản xuất từ nguyên liệu humic của Công ty Coold
Moutain Ltd (Thái Lan), Công ty Abico nhập, pha chế, đóng gói và khảo
nghiệm. Phân bón có dạng lỏng gồm các nguyên tố đa, vi lượng và một số
chất kích thích sinh trưởng, năng suất lúa ở Hải Phịng tăng từ 6 - 19%, lạc ở
T.P Hồ Chí Minh, Bắc Giang tăng 12 - 18%, hạt to và tỷ lệ hạt chắc cao, xà
lách tăng 20 - 25%, bắp cải tăng 6% ở Lâm Đồng…
+ Cromic, có tên là “Phun phong thu” do Công ty TNHH Vạn Lợi
Xương - Hồng Công sản xuất, dã được sử dụng rộng rãi trên nhiều loại cây


25

trồng ở Hồng Kông, Trung Quốc, Thái Lan cho kết quả tốt. Từ năm 1994 1995 Công ty Nicotex Việt Nam nhập và khảo nghiệm. Cromic có tỷ lệ chủ yếu
là NPK, các nguyên tố vi lượng như Bo, Zn, Fe, Mn ở dạng phức chất, ngồi ra
cịn có các amino axit, axit nucleic, polyhumat, enzime và coenzime.
+ Theo Hoàng Ngọc Thuận (2005), chế phẩm Pomior đã được Bộ
Nông nghiệp và PTNT công nhận là một tiến bộ cấp nhà nước theo quyết

định số 1046 QĐ/BNN - KHCN ngày 11/5/2005. Kết quả phun phân bón lá
Pomior với nồng độ 0,4%, 5 ngày/1 lần đã làm tăng năng suất và chất lượng
hoa cúc, đồng tiền rõ rệt, tỷ lệ hoa loại I đạt 31,2%. Phân bón lá Pomior cũng
làm tăng năng suất và chất lượng hoa hồng, hoa cúc một cách rõ rệt [23], sử
dụng phân bón lá Pomior cho dứa Cayen với nồng độ 0,6% làm tăng năng
suất 8,37 tấn/ha. So với đối chứng phun nước lã, đồng thời làm tăng hàm
lượng của chất khô và hàm lượng đường trong quả dứa [23].
Theo Hồng Ngọc Thuận, phân bón lá Pomior có tác dụng nâng cao tỷ
lệ ghép sống và tỷ lệ xuất vườn của cây xoài, nhãn vải, khi phun Pomior
cho Xoài GL1, GL2, GL6 trên đất Gia Lâm, Hà Nội đã làm tăng tỷ lệ đậu
quả và năng suất của các giống xoài này từ 20 - 30% so với đối chứng [23].
Nghiên cứu trên cà phê chè catimor ở công ty cà phê và cây ăn quả
tỉnh Sơn La cho thấy sử dụng phân bón lá Pomior phun cho cà phê chè trong
điều kiện khô hạn và sương muối gây hại nặng đã góp phần phục hồi sinh
trưởng và tăng năng suất, chất lượng cà phê chè Catimor [23]. Kết quả phun
Pomior nồng độ 0,5% phun ở thời kỳ lúa 1 - 1,5 lá thật, phun 2 lần, cách
nhau 5 ngày đã khắc phục cho mạ tái giá trên nền đất cứng (do tồn bộ diện
tích ruộng bị ngập khơng có đất gieo) mục đích thúc đẩy mạ sinh trưởng
nhanh, đạt tiêu chuẩn cấy trên ruộng trũng sau ngập [8], Pomior làm tăng
năng suất rai cải củ 27% so với đối chứng (vụ sớm), 62% ở chính vụ [23].
Theo Hồng Xn Lam (2006), phân bón Pomior 198 ,nồng độ 0,3%
rất thích hợp với lan con ở giai đoạn vườn ươm, giúp cây đạt tỷ lệ sống cao


×