Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Triết học Mac Lênin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 19 trang )

Câu 1: Sai. Nguồn gốc lý luận trực tiếp của Triết học Mác Lênin là Triết học cổ điển Đức
Câu 2: Sai. Triết học Mác xuất hiện là kết quả của 2 nhân tố, đó là nhân tố khách quan (như
Quy luật) và nhân tố chủ quan (là Cá nhân, con người như ông Mác, Ăng Ghen)
Câu 3: Sai. Thời kỳ đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
trong Triết học Mác - Lênin là thời kỳ 1844 - 1848 (thời kỳ thứ 2). Thời kỳ 1841 - 1844 là thời
kỳ thứ 1
Câu 4: Sai. Chủ nghĩa xã hội Khoa học là một bộ phận của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Còn
Triết học Mác Lê Nin là 1 trong 3 bộ phận cấu thành Chủ nghĩa Mác - Lênin (Triết học, Kinh
Tế Chính Trị, Chủ nghĩa xã hội Khoa học)
Câu 5: Đúng. Cụ thể thì giai đoạn mà Lênin kế thừa và phát triển là giai đoạn cuối thế kỷ 19
đầu thế kỷ 20.
- Để xây dựng nền kinh tế mới xã hội chủ nghĩa dựa trên nền tảng lực lượng sản xuất hiện
đại, quan hệ sản xuất tiên tiến, phù hợp với một kiến trúc thượng tầng mới, V.I. Lênin, đã
tiếp nhận được tinh hoa và vận dụng sáng tạo học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ
nghĩa Mác.
- Kế tục trung thành: Ông đã bảo vệ thành công chủ nghĩa Mác trước sự xuyên tạc, tấn
công đa chiều, trên nhiều phương diện của những người đối lập với chủ nghĩa Mác.
- Phát triển sáng tạo: Ông đã bổ sung, phát triển đồng thời và toàn diện 3 bộ phận cấu thành
chủ nghĩa Mác, làm cho chủ nghĩa Mác có sức sống mới, đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu
tranh cách mạng của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản và các thế lực phản động.


Câu 1: Sai. Bởi vì thuộc tính quan trọng nhất được khái quát trong định nghĩa về vật chất
của Lênin là thuộc tính tồn tại khách quan, tức là tồn tại ngồi ý thức, độc lập, và khơng
phụ thuộc vào ý thức của con người.
Câu 2: Sai. Vì vật chất không chỉ bao gồm những thứ bằng mắt thường, mà nó bao gồm tất
cả những gì tồn tại trong vũ trụ, kể cả những thứ con người khơng nhìn thấy được bằng mắt
thường như là khơng khí, phân tử, ngun tử
Câu 3: Sai. Vì vật chất là một phạm trù vơ cùng lớn. Nó bao trùm lên tất cả, bao gồm tất cả
những thứ liên quan tồn tại bên ngoài ý thức con người, nên ta không thể quy chụp nó về
một thứ nhỏ như ngun tử. Chính xác thì là: Nguyên tử là một dạng của vật chất.


Câu 4: Sai. Vận động sinh học là hình thức vận động thứ 4. Có 5 hình thức vận động
của vật chất: Vận động cơ học, vật lý, hóa học, sinh học, xã hội. Trong đó, hình thức
vận động xã hội là cao nhất, vì nó là hình thức vận động phức tạp nhất và bao trùm tất cả
những hình thức vận động khác.
Câu 5: Đúng.
- Đứng im là 1 hình thức vận động , đứng im chỉ mang tính tương đối còn vận động là
phương thức tồn tại của mọi vật chất, vật chất ln vận động.
- Nói đứng im là tương đối tạm thời vì một vật đứng im thì trong một khoảng thời gian tiếp
theo nào đó nó sẽ vận động. Nó chỉ là một cái nhìn phiến diện, bởi trong cái nhìn tổng quan,
ta có thể thấy vật đứng im, nhưng sâu bên trong vật sẽ luôn tồn tại những chuyển động dù
là nhỏ nhất. Vậy nên nó chỉ mang tính tương đối. Cịn vận động là tuyệt đối vĩnh viễn vì Vận
động là sự tác động qua lại của vô số các sự vật, hiện tượng lên nhau, nhờ có vậy mà sự
vật, hiện tượng khơng ngừng biến đổi.
Ví dụ: Dù mặt nước khơng có chuyển động, nhưng các phân tử nước liên tục chuyển động
trong mối quan hệ với nhau và các liên kết hydro liên tục bị phá vỡ. Và nước đang chuyển
động so với trái đất đang quay xung quanh mặt trời


Câu 6: Sai. Theo quan điểm của triết học Mác - Lenin thì đứng im là một trạng thái đặc biệt
của vận động, đó là sự vận động trong trạng thái cân bằng, đứng im chỉ là hiện tượng tương
đối và tạm thời. Trong nhiều hồn cảnh thì đứng im với bối cảnh này thì vận động so với bối
cảnh khác.
Ví dụ: Ngơi nhà đang đứng im so với cái cây, nhưng so với trái đất thì nó đang chuyển động.

Câu 1: Sai. Lao động là nhân tố hàng đầu trong nguồn gốc xã hội của sự hình thành ý thức
con người. Vì: Nguồn gốc tự nhiên bao gồm bộ óc con người và Mối quan hệ giữa bộ óc với
thế giới khách quan thông qua cơ chế phản ánh. Cịn nguồn gốc xã hội bao gồm lao động
và ngơn ngữ.
Câu 2: Đúng. Vì ngơn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức, nó xuất hiện
trở thành vỏ vật chất của tư duy, là hiện tượng trực tiếp của ý thức là phương thức để ý

thức tồn tại, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp đồng thời vừa là công cụ tư duy ngôn ngữ
con người có thể khái quát trừu tượng hóa suy nghĩ độc lập, tách khỏi sự vật cảm tính.
Cũng nhờ có ngơn ngữ mà con người có thể giao tiếp, trao đổi tư tưởng, lưu trữ kế thừa
những tri thức, kinh nghiệm phong phú của xã hội, để tích lũy qua các thế hệ thời kỳ lịch sử.
Ý thức là một hình tượng tính xã hội
Câu 3: Sai. Vì ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Nghĩa là: Khi ý thức
phản ánh thì lại phản ánh dựa trên sự chọn lọc và có định hướng của chủ thể dựa trên
các yếu tố cá nhân của chủ thể là tâm lý tri thức kinh nghiệm.
Câu 4: Sai. Vì quan điểm tơn trọng khách quan nghĩa là mọi nhận thức và hành động phải
xuất phát từ thực tế khách quan, từ những điều kiện tiền đề vật chất hiện có, chứ khơng
phải xuất phát từ chủ quan như tình cảm, mong muốn cá nhân.
Câu 5: Sai. Bởi vì vật chất quyết định ý thức, nên vật chất sáng tạo ra ý thức. Ý thức quyết
định hoạt động của con người để tạo ra vật chất chứ không trực tiếp tạo ra vật chất.


Câu 6: Sai. Thứ nhất, vật chất không quyết định hồn tồn một chiều đối với ý thức, vì ý
thức quyết định hoạt động của con người để tạo ra vật chất.
Thứ 2, ý thức không chỉ phản ánh lại vật chất mà ý thức mà là sự phản ánh tích cực, tự
giác, năng động và sáng tạo thơng qua các hoạt động thực tiễn.

Câu 1: Sai.
Phát triển chỉ phạm trù quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức
tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Đi lên đi xuống là sự vận động chứ không phải là phát triển
Và phát triển là vận động nhưng k phải mọi vận động là phát triển và chỉ vận động theo
chiều hướng đi lên mới là phát triển( vì khái niệm vận động rộng hơn khái niệm phát triển)
Câu 2: Sai.
Vì nó phải tồn tại trong mối liên hệ tác động qua lại giữa với các sự vật khác chứ không tồn
tại biệt lập
Câu 3: Sai.

Mối quan hệ sửa thành mối liên hệ.
Mối quan hệ được hiểu là sự tác động qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai) đối tượng hoặc
hai (hoặc nhiều hơn hai) nhóm đối tượng có liên quan với nhau. Mối quan hệ là khái niệm
rộng hơn mối liên hệ, trong duy vật biện chứng
Câu 4 Sai. Vì đây là tính đa dạng phong phú của mối liên hệ chứ không phải tính khách
quan.
Tính khách quan của mối liên hệ thể hiện cái vốn có của sự vật hiện tượng, nó tồn tại độc
lập và không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Con người chỉ có thể nhận


thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình để đạt được hiệu
quả nhất.
Câu 5: Sai. Vì nhận định đúng là phát triển bao gồm sự tiến bộ.
Phát triển là khái quát quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hồn thiện đến hoàn
thiện hơn, khuynh hướng đi lên theo đường xoắn ốc từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao
hơn của cả tự nhiên, xã hội và tư duy.
Ví dụ: Trong xã hội nơng nghiệp, người ta sử dụng giống lúa đem lại năng suất cao hơn
giống cũ.

Câu 1: Sai
Cái chung và cái riêng khơng thể chuyển hóa được cho nhau bất kể mọi điều kiện. Vì cái
riêng và cái chung là 2 cái khác loại, cụ thể hơn thì cái riêng là cái tồn bộ là cái tổng thể,
còn cái chung chỉ là bộ phận của cái riêng mà thơi.
Ví dụ: Con người là cái riêng là cái chỉnh thể thì khơng thể dùng cái tay, cái chân, hay quá
trình sinh lão bệnh tử - là những cái chung để thay thế cho con người được. Hoặc là không
thể dùng cái cành cây, rễ cây để thay thế cho cả 1 cái cây được
Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa được cho nhau, vì nó thể hiện cho sự diệt
vong. Ví dụ: Tục nhuộm răng đen => Từ cái chung biến thành cái đơn nhất
Câu 2: Sai. Nếu sửa thì đổi lại là ”cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, còn cái
chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng”

Cái riêng là cái tồn bộ vì nó khơng chỉ gồm rất nhiều cái chung mà nó còn gồm rất nhiều
những cái đơn nhất tạo thành nên nó là đa dạng hơn, phong phú hơn.Cái chung sâu sắc,


bản chất hơn cái riêng vì cái chung phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ ổn định,
tất nhiên, lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại. Do vậy cái chung là cái gắn liền với cái bản
chất, quy định phương hướng tồn tại và phát triển của cái riêng.
Ví dụ:
1 bài tốn thì có rất nhiều cách giải.
Chúng ta có thể giải bài tốn đó theo cách riêng của chúng ta, nhưng bài toán đấy được
nghiên cứu và được thầy cơ giảng dạy có từng bước 1 để giải và các bạn khác áp dụng để
giải bài toán đó( nó là cái chung) nên nó sẽ sâu sắc hơn, cụ thể hơn là chúng ta giải theo
cách riêng của chúng ta
Câu 3: Sai. Một nguyên nhân có thể sinh ra 1 hoặc nhiều kết quả khác nhau.
Nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp, bởi vì nó cịn phụ thuộc vào nhiều điều kiện và
hồn cảnh khác nhau.
Ví dụ: Chặt phá rừng có thể sẽ gây ra nhiều hậu quả như lũ lụt, hạn hán, thay đổi khí hậu
của cả một vùng, tiêu diệt một số lồi sinh vật,...
Câu 4: Sai. Vì đây chỉ là mối quan hệ tiếp nối mang tính liên tục về mặt thời gian.
Nói cụ thể thì ngun nhân của ngày và đêm là do sự quay của trái đất quanh trục Bắc
-Nam, nên ánh sáng mặt trời chỉ chiếu sáng được phần bề mặt trái đất hướng về phía mặt
trời, chứ khơng phải ngày là ngun nhân của đêm. Cịn chớp có trước sấm là vì vận tốc
ánh sáng truyền trong chân không nhanh hơn vận tốc âm thanh , do vậy chúng ta thấy chớp
trước khi nghe thấy tiếng sấm. Như vậy khơng phải chớp sinh ra sấm.
Câu 5: Sai. Vì nguồn điện khơng phải là ngun nhân làm bóng đèn phát sáng mà sự tác
động của dòng điện lên dây tóc bóng điện mới thực sự là nguyên nhân làm cho bóng đèn
phát sáng.
Chung cả nhận định 4 +5: Thực chất nguyên nhân phải là sự tương tác lẫn nhau giữa
các mặt (Giữa các mặt của sự vật hiện tượng hoặc các sự vật hiện tượng khác nhau)
tạo ra các biến đổi, mà các biến đổi ấy chính là kết quả. Ví dụ: Nguyên nhân của sấm

chớp là sét
Câu 6: Sai. Vì đây là khái niệm của nội dung. Cịn hình thức là phạm trù triết học dùng để
chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền
vững giữa các yếu tố của sự vật đó


Câu 1: Sai. Sự thống nhất của các mặt đối lập trong mâu thuẫn biện chứng là tương đối,
đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối.
Câu 2: Đúng. Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp tập đoàn người
lực lượng xu hướng xã hội có lợi ích cơ bản thống nhất với nhau,chỉ đối lập về những
lợi ích khơng cơ bản, cục bộ, tạm thời
Phân biệt mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng: Xem xét lợi ích cơ bản
có đối lập nhau hay khơng. Khi lợi ích cơ bản đối lập nhau thì đó là mâu thuẫn đối kháng
Ví dụ: Mâu thuẫn giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc với lao động chân tay.
Trong sản xuất: mâu thuẫn đối kháng giữa tư bản và lao động, mâu thuẫn không đối kháng
giữa lao động chân tay và lao động trí óc,nơng dân và cơng nhân
Câu 3: Đúng. Bản chất của phủ định biện chứng là tự phủ định, là mắt xích trong sợi dây
chuyền dẫn đến sự ra đời của sự vật hiện tượng mới. Sự vật hiện tượng mới ra đời tiến bộ
hơn so với sự vật hiện tượng cũ là do phủ định biện chứng có tính kế thừa và khuynh
hướng phát triển theo đường xoắn ốc biểu hiện sự lặp lại nhưng không quay lại và tiến bộ
hơn của sự vật cũ.
Ví dụ: Q trình nảy mầm của hạt lúa. Cây lúa ra đời từ cái hạt, sự ra đời của cây lúa là phủ
định biện chứng của hạt, nhờ sự ra đời này mới có q trình tiếp tục phát triển thành cây và
sinh tồn
Câu 4: Sai. Đây là khái niệm về bước nhảy chứ không phải của độ
Sửa lại: Thay Độ = Bước nhảy








- ĐỘ: Khoảng giới hạn trong đó có sự thống nhất giữa chất và lượng (trong khoảng đó,
những biến đổi của lượng chưa làm cho chất thay đổi), giới hạn đc tạo bởi hai điểm nút
- BƯỚC NHẢY: Quá trình thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất của sự vật diễn ra
tại điểm nút
Câu 5: Sai. Đây là khái niệm về độ chứ không phải điểm nút. Điểm nút là điểm giới hạn mà
tại đó sự thay đổi về lượng đã có thể dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật

Câu 1: Sai. Vì trong ba hình thức của hoạt động thực tiễn (sản xuất vật chất, chính trị xã hội,
thực nghiệm khoa học), hoạt động chính trị xã hội khơng phải là hình thức có vai trị quan
trọng nhất, mà quan trọng nhất đó là hình thức hoạt động sản xuất vật chất.
Nó là hoạt động nguyên thủy nhất và tồn tại một cách khách quan, thường xuyên nhất
trong đời sống của con người và tạo ra những điều kiện, của cải thiết yếu nhất, có tính
quyết định đối với sự sinh tồn và phát triển của con người. Khơng có hoạt động sản xuất vật
chất thì khơng thể có các hình thức thực tiễn khác. Các hình thức thực tiễn khác, suy đến
cùng cũng xuất phát từ thực tiễn sản xuất vật chất và nhằm phục vụ thực tiễn sản xuất vật
chất.
Sửa: Hoạt động sản xuất là hình thức có vai trị quan trọng nhất, quyết định nhất đối với
các hình thức khác của hoạt động thực tiễn
(Ba hình thức của hoạt động thực tiễn là: sản xuất vật chất, chính trị xã hội, thực nghiệm
khoa học)
Câu 2: Đúng. Như đã nói ở câu 1:
- Ví dụ: Giới tự nhiên cho con người rất nhiều thứ như không gian ở, nước, rừng,
biển… nhưng lại không cho con người cơm ăn, áo mặc, chính vì vậy, con người cần
phải lao động, để biến những cái có sẵn thành cái mình cần


-


VD: Con người phải sản xuất máy móc, xây dựng,… trồng trọt, chăn nuôi giúp cung
cấp lương thực , thực phẩm cho con người tồn tại và phát triển đi lên. Nếu khơng có
sản xuất vật chất thì con người khơng có gì ăn, có có nước uống thì khơng thể sống
được.
Không những vậy, con người cũng sản xuất vật chất không ngừng để thay đổi bản
thân và cả thế giới.

Câu 3: Sai
Nhận thức lý tính gồm 3 gđ : khái niệm, phán đốn, suy lý. Cịn nhận thức cảm tính gồm 3
giai đoạn: Cảm giác, tri giác,biểu tượng. Suy lý là hình thức tư duy cao nhất thuộc giai đoạn
nhận thức lý tính
Sửa: “Suy lý là hình thức phức tạp nhất của giai đoạn nhận thức lý tính”
Câu 4: Sai ở hai chỗ “Không quan trọng” và” Nhận thức Lý tính”.
“Vì: Cảm giác là giai đoạn nhận thức đầu tiên và có vai trị quan trọng trong giai đoạn
nhận thức cảm tính. Tuy nó được coi là đơn giản nhưng khơng có hình thức cảm giác thì
sẽ khơng có các hình thức tiếp theo: Tri giác, biểu tượng, và nhận thức lý tính. Bởi nhận
thức là 1 q trình đi từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính.(Trực quan sinh động đến
tư duy trừu tượng).
Sửa: “Cảm giác là tuy là hình thức đơn giản nhưng lại đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong
giai đoạn nhận thức cảm tính.
VD: Con người có cảm giác lạnh nên mới suy nghĩ đến việc tạo ra quần áo để làm ấm cơ
thể
Câu 5: Đúng. Vì
- Đây là 2 giai đoạn có thuộc tính khác nhau
+ Trực quan sinh động mang lại những hình ảnh bề ngồi, chưa sâu sắc về sự vật.
Còn tư duy trừu tượng phản ánh được những mối liên hệ bên trong, bản chất, phổ
biến, tất yếu của sự vật. Do đó, tư duy trừu tượng phản ánh sự vật sâu sắc hơn và
đầy đủ hơn.
+ Trực quan sinh động là sự phản ánh trực tiếp, cụ thể, sinh động sự vật. Còn tư duy

trừu tượng là phản ánh gián tiếp, mang tính trừu tượng khái quát.
- Quá trình nhận thức đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng nên đây là 2
giai đoạn kế tiếp nhau
- Trực quan sinh động và tư duy trừu tượng thống nhất biện chứng với nhau, liên hệ,
tác động lẫn nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau, không tách rời nhau.
+ Trực quan sinh động là cơ sở của tư duy trừu tượng. Khơng có trực quan sinh
động thì khơng có tư duy trừu tượng. Trái lại, trực quan sinh động mà khơng có tư
duy trừu tượng thì không thể nắm bắt được bản chất và quy luật của sự vật.
Vì vậy, chúng cùng phản ánh thế giới vật chất, có cùng một cơ sở sinh lý duy nhất là hệ thần
kinh của con người và điều cùng chịu sự chi phối của thực tiễn lịch sử – xã hội.


Câu 1: SAI. Vì sản xuất vật chất MỚI là cơ sở của sự tồn tại và phát triển loài người. là tiền
đề trực tiếp tạo ra Tư liệu sinh hoạt của con người nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của
con người nói chung cũng như từng cá thể; tạo các điều kiện, phương tiện bảo đảm cho
hoạt động tinh thần con người duy trì và phát triển, là điều kiện chủ yếu sáng tạo ra bản
thân con người.
SỬA: Sản xuất tinh thần => Sản xuất vật chất
- Sản xuất tinh thần: Là quá trình con người sáng tạo ra các giá trị tinh thần thông qua
các hoạt động văn hóa, giáo dục, khoa học… thỏa mãn nhu cầu tình cảm, nhận
thức, tinh thần và hướng tới sự hồn thiện của chính mình
- Sản xuất vật chất: Là q trình mà trong đó con người sử dụng công cụ lao động
trực tiếp hoặc gián tiếp vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên để
tạo ra của cải xã hội, nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.
+ Sản xuất vật chất: Ví dụ như sản xuất xe máy, tủ lạnh, lúa gạo, thịt, cá, xà phòng…
+ Sản xuất tinh thần: Ví dụ như sáng tác bài hát, tiểu thuyết, phim…
Câu 2: Sai.
Vì đây là câu nói nhằm đánh giá về vai trị chủ yếu của cơng cụ lao động, cơng cụ ở đây là
cái cối xay. Vì cơng cụ lao động giữ vai trị quyết định đến năng suất lao động và chất lượng
sản phẩm là nguyên nhân sâu xa của mọi biến đổi kinh tế trong lịch sử, đồng thời công cụ

lao động hiện đại cũng thể hiện trình độ sản xuất của lực lượng đấy. Công cụ lao động là
yếu tố cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất, là thước đo trình độ và tiêu chuẩn để phân
biệt các thời đại kinh tế khác nhau
SỬA: Đối tượng lao động => Công cụ lao động.


Câu 3: Sai. Vì trong lực lượng sản xuất, người lao động là nhân tố hàng đầu giữ vai trò
quyết định
vì là nguồn lực cơ bản, vơ tận cũng như là chủ thể sáng tạo, suy cho cùng công cụ sản xuất
chỉ là sản phẩm tri thức do con người tạo ra và được con người sử dụng.
SỬA: Công cụ sản xuất => Người lao động
Ví dụ: Con người (người lao động) chế tạo ra cái cày (công cụ) để cấy lúa, năng suất cấy
lúa có cao hay khơng là tùy vào con người phải sử dụng cái cày đấy hiệu quả, phải đủ trình
độ để sử dụng. Cịn nếu khơng biết dùng thì cái cày đấy cũng chỉ để khơng và là thanh kim
loại vơ dụng
Câu 4: Đúng.
Vì lực lượng sản xuất là nội dung của phương thức sản xuất nên biến đổi nhanh hơn và
quy định quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất là thành tố động nhất, cách mạng nhất bới
nó có cơng cụ lao động
(Quan hệ sản xuất luôn được lực lượng sản xuất thúc đẩy đến trạng thái phù hợp với lực
lượng sản xuất.
Khi tới một giai đoạn nào đó, lực lượng sản xuất sẽ phát triển lên một trình độ mới với tính
chất xã hội hóa cao hơn.
Khi đó, tình trạng phù hợp sẽ bị phá vỡ. Mâu thuẫn sẽ ngày càng gay gắt và đến một lúc
nào đó, quan hệ sản xuất trở thành “xiềng xích” trói buộc khiến lực lượng sản xuất không
thể phát triển hơn.)
Câu 5: Sai.
Sửa: Quan hệ phân phối phẩm sản xuất => Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất
Vì Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất mới là quan hệ xuất phát, cơ bản, trung tâm của
quan hệ sản xuất, ln có vai trị quyết định các quan hệ khác.Vì lực lượng xã hội nào nắm

phương tiện vật chất chủ yếu của quá trình sản xuất thì sẽ quyết trình đến việc quản lý q
trình sản xuất và phân phối sản phẩm
Ví dụ: Vinamilk sở hữu trang trại bị sữa và tồn bộ bò cũng như các loại lương thực được
sử dụng ở đó, và chính cơng ty đã quyết định cách ni bị, chăm sóc bị, cách thu hoạch
sữa, chế biến sữa... và quyết định luôn cả số sữa làm ra sẽ được phân phối đến đâu,...


Câu 1: Sai
Vì Tri thức k phải là giai cấp mà nó chỉ thuộc các tầng lớp và nhóm xã hội nhất định thôi.
+ Và Giai cấp là những tập đồn người có địa vị kinh tế-xã hội khác nhau ,mà
một tập đồn có thể chiếm đoạt lao động của các tập đoàn khác ,do địa vị
khác nhau của họ trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định
+ VD: “Giai cấp thống trị và bị trị như: chủ nô và nô lệ,địa chủ và nông dân”
Sửa: Thay “Tri thức” bằng “tầng lớp”
Trong lịch sử sự vận động cơ cấu xã hội lồi người , trí thức chưa bao giờ là một giai cấp
mà chỉ tập hợp thành một tầng lớp xã hội. Do đặc điểm lao động của mình, tầng lớp trí thức
ln phải gắn với những giai cấp nhất định và thường là giai cấp thống trị. Họ có xu hướng
phục vụ cho chế độ và cho giai cấp thống trị.)
Câu 2 : Đúng
Vì: Các mối quan hệ kinh tế - vật chất cơ bản giữa người với người trong phương thức sản
xuất là quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất ; quan hệ tổ chức quản lý sản xuất và quan
hệ phân phối của cải xã hội . Các mối quan hệ chủ yếu này đã quy định địa vị kinh tế -xã hội
khác nhau của các tập đồn người . Đây chính là các dấu hiệu khách quan chủ yếu quyết
định địa vị kinh tế - xã hội của các giai cấp trong xã hội , hình thành nên giai cấp thống trị và
bị trị. Giai cấp nào nắm giữ tư liệu sản xuất tức là nắm được phương tiện vật chất chủ yếu
và sẽ trở thành giai cấp thống trị

Câu 3: Sai
Sửa: Chế độ công hữu => Chế độ tư hữu
( Như vậy, nguyên nhân sâu xa của sự xuất hiện giai cấp là sự phát triển của lực lượng sản

xuất làm cho năng suất lao động tăng lên, xuất hiện "của dư", tạo khả năng khách quan, tiền
đề cho tập đoàn người này chiếm đoạt lao động của người khác.


Nguyên nhân trực tiếp đưa tới sự ra đời của giai cấp là xã hội xuất hiện chế độ tư hữu về tư
liệu sản xuất. Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là cơ sở trực tiếp của sự hình thành các giai
cấp. Và chừng nào, ở đâu còn tồn tại chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì ở đó cịn có sự
tồn tại của các giai cấp và đấu tranh giai cấp. Giai cấp chỉ mất đi khi chế độ tư hữu về tư liệu
sản xuất hồn tồn bị xóa bỏ.)
Câu 4: Sai
Sửa thành: (Ngược lại ) “Quan hệ giai cấp quyết định khuynh hướng phát triển và tính chất
dân tộc”
Vì: Trong 1 thời đại lịch sử, mỗi dân tộc đều do 1 giai cấp đại diện, giai cấp đó quyết định
tính chất của dân tộc. GC thống trị trong XH cũng là GC thống trị đối với dân tộc. Những GC
đang lên trong lịch sử, đại biểu cho sự phát triển của LLSX và XH cũng là GC đại biểu cho
lợi ích chân chính của dân tộc. Giai cấp đứng đầu sẽ hướng dẫn tộc phát triển theo hình
mẫu của nó.
Câu 5: Đúng
- Trong xã hội có đối kháng giai cấp thực chất đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh
quần chúng lao động bị áp bức bóc lột chống lại giai cấp áp bức bóc lột do sự đối
lập về lợi ích căn bản khơng thể điều hịa trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định
+ Ở đâu và khi nào cịn áp bức bóc lột thì ở đó và khi đó cịn đấu tranh giai cấp
chống lại áp bức, bóc lột
+ Đấu tranh giai cấp để giải quyết mâu thuẫn khơng thể dung hịa giữa các giai
cấp tất yếu dẫn đến cách mạng xã hội nhằm lật đổ ách thống trị của các giai
cấp áp bức bóc lột.

Câu 1: Sai. Vì đây là nguyên nhân sâu xa. Từ sự dư thừa của cải => Xuất hiện tư hữu =>
Sự ra đời của các giai cấp, từ đó xuất hiện các mâu thuẫn đối kháng và giai cấp đối kháng



Câu 2: Đúng
Nhà nước là tổ chức chính trị, ra đời nhằm mục đích đáp ứng u cầu duy trì trật tự và
thống trị xã hội của giai cấp thống trị.
Nhà nước phong kiến: Là tổ chức chính trị của giai cấp địa chủ
+ Bảo vệ và củng cố phương thức sản xuất phong kiến thơng qua pháp luật trói
chặt người dân vào ruộng đất của địa chủ, phong kiến
+ Nông dân phải chịu cảnh lao dịch nặng nề qua hình thức tơ/ thuế do giai cấp
PK đặt ra
+ Giai cấp địa chủ đàn áp người lao động bằng phương tiện bạo lực
Câu 3: Sai. Vì đây là khái niệm của tiến hóa xã hội
=>Sửa: Cách mạng xã hội => Tiến hóa xã hội
Cách mạng xã hội là sự thay đổi có tính chất bước ngoặt và căn bản về chất của một hình
thái kinh tế - xã hội, là phương thức thay đổi từ một hình thái kinh tế - xã hội này lên một
hình thái kinh tế - xã hội mới, tiến bộ hơn. Do đó, nó là sự thay đổi đột ngột, hoàn toàn hoặc
triệt để về một thứ gì đó, do bước nhảy đột biến làm thay đổi về chất, thay đổi toàn bộ đời
sống xã hội.
- Còn sự thay đổi dần dần từng bộ phận là tiến hóa xh
CMXH bao gồm nhiều sự tiến hóa
VD:
Nước Việt Nam từ nước thuộc địa nửa phong kiến, cách mạng để trở thành nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa, từ đó mới từng bước xây dựng và hồn thiện nhà nước
xã hội chủ nghĩa, từ nhà nước non trẻ đã xây dựng và phát triển từng yếu tố để có
thể trở thành 1 nước đang phát triển.

Câu 4: Sai. Sửa:“Nhiều khi cải cách xã hội là bộ phận hợp thành của Cách mạng xã
hội ”
Vì: Cải cách xã hội chỉ tạo nên những thay đổi bộ phận, lĩnh vực riêng lẻ của đời sống xã hội
như cải cách hành chính,cải cách giáo dục,.... Cịn CMXH là bước nhảy đột biến, làm thay
đổi về chất, thay đổi toàn bộ đời sống xã hội,là bước chuyển từ một hình thái kinh tế- xã hội

này lên một hình thái kinh tế- xã hội tiến bộ hơn.CMXH gồm nhiều cuộc cách mạng về kinh
tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, như vậy khái niệm CMXH là khái niệm rộng hơn. Do đó, cải
cách xã hội nhiều khi là bộ phận hợp thành của CMXH và khơng có chiều ngược lại.
CMXH thực chất phải là thay đổi toàn bộ chế độ xã hội, trong cuộc cách mạng ấy có hàng
loạt cuộc cải cách (chính trị, kinh tế,...)
Câu 5: Sai. Vì đây là khái niệm của đảo chính
(Đảo chính là phương thức tiến hành của 1 cá nhân hoặc 1 nhóm người với mục đích giành
chính quyền khi bị bất cơng, chèn ép, có tư tưởng đối lập, vì ko thể ơn hịa giải quyết nên họ
mới phải dùng đến vũ lực để lật đổ, giành quyền
CMXH có thể được sử dụng bằng nhiều phương pháp khác nhau trong đó có thể sử dụng
bằng bạo lực, vậy CMXH cũng có thể bao gồm cả đảo chính. Thường thì đảo chính phản
ánh sự lật đổ của phe phái cịn CMXH phải là q trình chuyển biến từ 1 chế độ xh này và 1
phương thức sản xuất này sang 1 phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn


VD: Cuộc đảo chính tại VN năm 1963 là cuộc đảo chính nhằm lật đổ chính thể Đệ nhất cộng
hịa VN của tổng thống Ngơ Đình Diệm, chính thể Đệ nhất cộng hòa VN sụp đổ, chuyển vai
trò lãnh đạo sang Hội đồng quân sự do Dương Văn Minh đứng đầu

Câu 1: Sai
Sửa: “Điều kiện địa lý tự nhiên” bằng “Phương thức sản xuất vật chất”.
Tồn tại xã hội gồm 3 yếu tố cơ bản là: điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý,
phương thức sản xuất vật chất, và các yếu tố về dân cư, mật độ dân số.
Trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất
chứ ko phải điều kiện địa lý tự nhiên vì:
+
Điều kiện tự nhiên chỉ gồm tồn bộ nguồn lực của giới tự nhiên, như: đất
đai, khí hậu, sơng ngịi… tạo nên đặc điểm khơng gian sinh tồn của cộng
đồng xã hội.
+ Còn phương thức sx bao gồm: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

Khi phương thức sản xuất có sự phát triển nhờ những tiến bộ về kĩ thuật, công nghệ sản
xuất tất yếu sẽ dẫn đến những biến đổi trong việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên và cơ
cấu phân bố dân cư để đảm bảo cho quá trình xác lập một phương thức sản xuất mới. Vì
vậy có thể nói yếu tố này sẽ quy định trình độ phát triển của tồn tại xã hội.
Để lấy ví dụ phản bác cho nhận định này, ta có thể thấy nhiều quốc gia có điều kiện địa lý tự
nhiên thuận lợi, nhiều khống sản quý nhưng lại không phát triển mạnh như các nước có
điều kiện tự nhiên ít dồi dào hơn, như: 1 số quốc gia Châu Phi có trữ lượng lớn dầu mỏ
nhưng không phát triển bằng Nhật Bản, Mỹ…, nơi mà có cơng nghệ tiên tiến, có đầu tư về
máy móc, trình độ nhân lực.
Câu 2: Đúng


Giải thích: Vì phương thức sản xuất là yếu tố cơ bản nhất, quyết định tồn tại xã
hội mà tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội nên phương thức sản xuất biến đổi
thì ytxh sớm muộn sẽ bị biến đổi theo.
VD: Trong xã hội nguyên thủy thì con người săn bắn trồng trọt bằng những công
cụ rất thơ sơ như đá, cành cây… tình trạng xã hội lúc đó vơ cùng nghèo nàn, lạc
hậu, con người sống rất hoang dã, kém văn minh.
Dần dần, con người ta ngày một phát triển, sáng tạo hơn trong phương thức sản xuất tạo ra
của cải vật chất. Họ biết chế tạo máy móc và các phương tiện lao động hiện đại trong quy
trình sản xuất, từ đó đời sống vật chất và tinh thần đã có sự thay đổi vượt bậc. Con người
đã biết sống lịch sự, văn minh hơn và đặc biệt là có những quan điểm đúng đắn, cái nhìn
sâu sắc về thế giới nhân loại.
Câu 3: Sai.
Và phải sửa lại là: Ý thức xã hội tiến bộ có thể vượt trước tồn tại xã hội
khơng có nghĩa là ý thức xã hội khơng cịn bị quyết định bởi tồn tại xã
hội
- Ý thứ nhất đúng là bởi vì YTXH có tính độc lập tương đối; có thể tác
động trở lại mạnh mẽ đối với TTXH, thậm chí đúng là có thể vượt trước
rất xa TTXH.

Ví dụ: Trong những hoàn cảnh điều kiện nhất định, những tư tưởng khoa
học tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội, dự báo
tương lai. Nhiều dự báo của C.Mác là một ví dụ. Chẳng hạn dự báo “tri
thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp”, đang được thực tiễn của
cuộc cách mạng chuyển đổi công nghệ số, thời đại trí tuệ nhân tạo hay
cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, thời đại kinh tế tri thức xác
nhận.
-

Còn ý thứ 2 SAI là bởi vì, tồn tại xã hội có mối quan hệ biện chứng với ý
thức xã hội. Dù thế nào đi chăng nữa, TTXH vẫn ln quyết định nội
dung, tính chất, đặc điểm, xu hướng vận động, sự biến đổi và sự phát
triển của các hình thái Ý thức xã hội
Ví dụ: Việt Nam ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền kinh
tế nơng nghiệp như: khí hậu nhiệt đới gió mùa, sơng ngịi kênh rạch
chằng chịt, đất đai màu mỡ,.. Nhận biết được điều này, người dân đã xác
định phương thức sản xuất chính là phương thức sản xuất nơng nghiệp,
từ đó QUYẾT ĐỊNH tới ý thức của người dân là chăm chỉ, cần cù, chịu
thương chịu khó và lam lũ.

Câu 4: Sai.
- Bởi vì dựa vào tính độc lập tương đối của ytxh thì ytxh thường lạc hậu hơn
ttxh.
- Nguyên nhân làm cho ý thức xã hội lạc hậu hơn tồn tại xã hội là do:
+ Trước hết, do tác động mạnh mẽ và nhiều mặt trong hoạt động thực tiễn
của con người nên tồn tại xã hội diễn ra với tốc độ nhanh hơn khả năng
phản ánh của ý thức xã hội.


+


Thứ hai, do sức mạnh của thói quen, tập quán, truyền thống và do cả
tính bảo thủ của hình thái ý thức xã hội. Hơn nữa, những điều kiện tồn tại
xã hội mới cũng chưa đủ để làm cho những thói quen, tập qn và truyền
thống cũ hồn tồn mất đi.
+ Thứ ba, ý thức xã hội gắn liền với lợi ích của những tập đồn người, của
các giai cấp nào đó trong xã hội. Các tập đồn hay giai cấp lạc hậu thường
níu kéo, bám chặt vào những tư tưởng lạc hậu để bảo vệ và duy trì
quyền lợi ích kỷ của họ, để chống lại các lực lượng tiến bộ trong xã hội.
- Nếu muốn nhận định này hồn chỉnh thì nên sửa: thay từ “thường” thành
từ “có thể”.
- ytxh có thể vượt trước ttxh do nó phản ánh đúng được những mối quan hệ
logic, khách quan, tất yếu, bản chất của tồn tại xã hội. Trong những điều
kiện nhất định, những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự
phát triển của tồn tại xã hội, dự báo tương lai, có tác dụng giúp con người tổ
chức chỉ đạo hoạt động thực tiễn.
- Ví dụ về tính dự báo tương lai như dự báo thời tiết, dự báo các hiện tượng
thiên nhiên,...

Câu 5: Sai
Vì ý thức xã hội cũng có tính độc lập tương đối nên khi tồn tại xã hội thay đổi
thì ý thức xã hội cũ vẫn có thể tồn tại. Ý thức xã hội cịn có tính KẾ THỪA, đó
là những điều tốt đẹp sẽ vẫn được gìn giữ, bảo vệ và phát huy, còn xã hội sẽ
dần loại bỏ, đào thải những hủ tục lạc hậu, cũ kỹ, khơng có ích cho xã hội.
Vì vậy, ta nên sửa là: bỏ chữ “hồn tồn khác” đi, vì từ này mang tính “tuyệt
đối”
Có thể lấy ví dụ như là, đất nước VN ngày càng phát triển, những hủ tục lạc hậu
đang dần bị loại bỏ khỏi ý thức xã hội như: một chồng có nhiều vợ, đàn ơng coi
nhà đàn bà coi bếp, hay hủ tục bắt vợ, tế lễ, khuynh hướng ỷ lại. trì tệ,vv…
Nhưng điều đó khơng có nghĩa những truyền thống tốt đẹp cũ bị mất đi, như:

nhân dân ta vẫn duy trì việc thờ cúng tổ tiên, kế thừa đức tính chăm chỉ, cần cù
lao động, hay phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc,phong tục tập quán tốt
đẹp,hoặc văn hóa hát Tuồng, chèo, các làn điệu dân ca,....


Câu 1: Sai
Sửa: Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học với mặt xã hội.
Con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình độ phát triển cao nhất của giới tự nhiên và
của lịch sử xã hội, là chủ thể của lịch sử ,sáng tạo nên tất cả các thành tựu của văn minh và
văn hoá.
Mặt sinh học là cơ sở tất yếu tự nhiên của con người, còn mặt xã hội là đặc trưng bản chất
để phân biệt con người với loài vật. Nhu cầu sinh học phải được "nhân hóa" để mang giá trị
văn minh con người, và đến lượt nó, nhu cầu xã hội khơng thể thốt ly khỏi tiền đề của nhu
cầu sinh học. Con người còn là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội và hoạt động
quan trọng nhất là lao động sản xuất. Hai mặt trên thống nhất với nhau, hòa quyện vào nhau
để tạo thành con người tự nhiên - xã hội.
Câu 2: Đúng
Con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất, mà còn là chủ thể của hoạt động
lịch sử và sáng tạo ra lịch sử. Bằng hoạt động thực tiễn, con người đã in dấu ấn sáng tạo của
bàn tay và trí tuệ của mình vào giới tự nhiên, cải tạo đời sống xã hội và qua đó, phát triển, hồn
thiện chính bản thân mình.
Ví dụ:
- Con người là chủ thể của lịch sử: trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của
nhân dân ta, nhân dân Việt Nam là những người đã đẩy lùi sự xâm lược của kẻ thù, viết
nên lịch sử nước Việt nam độc lập, tự do như ngày hôm nay.
- Con người cũng là sản phẩm của lịch sử: Chứng kiến cảnh nước nhà lầm than, nhân
dân có cuộc sống đau khổ chính là động lực khiến cha ơng ta cầm súng đứng lên đấu
tranh giành lại độc lập dân tộc, tạo nên những người anh hùng của lịch sử.



-

Con người là sản phẩm của giới tự nhiên: Loài người có nguồn gốc từ lồi vượn cổ và
là kết quả phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Lao động và hoạt động xã hội đã dần tạo
nên mặt xã hội trong con người.
Câu 3: Sai
Trong mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ, chủ nghĩa
Mác - Lênin khẳng định vai trò quyết định của quần chúng nhân dân đồng thời đánh
giá cao vai trò của lãnh tụ. Quần chúng nhân dân là lực lượng cơ bản của xã hội sản xuất
ra toàn bộ của cải vật chất, là tiền đề và cơ sở cho sự tồn tại vận động và phát triển của mọi
xã hội, trong mọi thời kỳ lịch sử. Trong các cuộc cách mạng cũng như các giai đoạn biến
động xã hội quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu. Khi lịch sử đặt ra những nhiệm vụ
cần giải quyết thì từ trong nhân dân sẽ xuất hiện lãnh tụ để giải quyết những nhiệm vụ đó
của lịch sử.(Quần chúng nhân dân là yếu tố quyết định)
Câu 4: Sai
Tính giai cấp và tính nhân loại trong mỗi con người vừa thống nhất vừa khác biệt, thậm chí
mâu thuẫn nhau( khơng phải là ln ln khác biệt).
(khác biệt) Tính nhân loại là vĩnh hằng, là nền tảng của cuộc sống con người, dù khác biệt
màu da, giới tính, quốc tịch, giai cấp, độ tuổi, học vấn… Chỉ khi nào k cịn nhân loại thì tính
nhân loại mới mất đi.
Mỗi con người cá nhân trong xã hội có giai cấp đều mang tính giai cấp do nó ln là thành
viên của 1 giai cấp, tầng lớp xã hội nhất định. Các quan hệ xã hội mà nó sống và hoạt động
trong đó ln có quan hệ giai cấp và các quan hệ đó ln đóng vai trị quyết định, chi phối
các hành vi và hoạt động của nó…
(thống nhất) Mặt khác, mỗi cá nhân dù thuộc về giai cấp nào cũng mang tính nhân loại.
ví dụ: trong xã hội
Câu 5: Đúng
Mác đã chỉ rõ: Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan
hệ xã hội. Bản chất con người ln được hình thành và thể hiện ở những con người hiện
thực, cụ thể trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Các quan hệ xã hội tạo nên bản chất của

con người và là sự tổng hịa giữa chúng.
Bản chất con người được hình thành và thể hiện ở những con người hiện thực chứ ko phải
là con người chung chung, trừu tượng, phi lịch sử như 1 số nhà triết học trước mác đã từng
khẳng định. Tất cả các quan hệ xã hội đều góp phần hình thành nên bản chất của con
người.
Các quan hệ xã hội có nhiều loại: quan hệ quá khứ, quan hệ hiện tại, quan hệ vật chất, quan
hệ tinh thần, quan hệ trực tiếp, gián tiếp,..
Ví dụ:
Sự vận dụng của Đảng: Khi mới ra đời, Đảng ta đã chú ý phát huy vai trò nhân tố con người
trong điều kiện so sánh lực lượng không tương xứng giữa ta và địch về điều kiện vật chất,
văn hóa, vũ khí,... để tạo ra sức mạnh tổng hợp giành thắng lợi trong chiến tranh giải phóng
dân tộc, chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá
độ lên CNXH được thông qua tại Đại hội VII, khẳng định “Phát huy nhân tố con người trên
cơ sở bảo đảm cơng bằng, hình đảng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt tăng
trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội"



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×